1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

LUẬN án tiến sĩ - tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về CON NGƯỜI và PHÁT HUY NHÂN tố CON NGƯỜI TRONG THỜI kỳ CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa đất nước

175 898 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 879 KB

Nội dung

Sự thay đổi nhanh chóng của thế giới ngày nay đang làm nổi bật vai trò động lực con người trong quá trình phát triển. Vài thập kỷ trở lại đây, vấn đề con người đã trở thành trung tâm chú ý của các lý thuyết xã hội hiện đại: xây dựng chiến lược con người, phát triển nguồn nhân lực, lý thuyết tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự thay đổi nhanh chóng của thế giới ngày nay đang làm nổi bật vai trò động lực con người

trong quá trình phát triển Vài thập kỷ trở lại đây, vấn đề con người đã trở thành trung tâm chú ý củacác lý thuyết xã hội hiện đại: xây dựng chiến lược con người, phát triển nguồn nhân lực, lý thuyếttăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững… đang là những vấn đề mang tính thời sự và được thảoluận rộng rãi trên các diễn đàn quốc tế Tiến trình phát triển của các nước đã chứng minh về mặt lýluận và thực tiễn vai trò nhân tố con người có ý nghĩa quyết định cho xu hướng vận động của thếgiới đương đại

Ở nước ta, muốn thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH, thì một trong những yêu cầu cấpbách là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và chuẩn bị con người thật tốt cho thế kỷ XXI.Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII đã chỉ rõ: “lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố

cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững” [24,tr 85], “nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huynguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộcCNH,HĐH” [24, tr 21] Đây là nguồn lực của mọi nguồn lực, tài nguyên của mọi tài nguyên, là nộilực quan trọng nhất bảo đảm đưa nước ta trở thành một nước CNH,HĐH

Thực tiễn nước ta đã chứng minh rằng: mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam đều gắn liềnvới sự nghiệp, tư tưởng Hồ Chí Minh về con người để định hướng cho sự phát triển của đất nướctrong thời kỳ CNH,HĐH là một nhiệm vụ rất quan trọng và cấp bách Trong thời kỳ đó, trước yêucầu của sự nghiệp CNH,HĐH, sự tác động của cơ chế thị trường đang bộc lộ nhiều bất cập về conngười cho sự phát triển của đất nước Làm thế nào để phát huy có hiệu quả vai trò nhân tố con ngườitrong CNH,HĐH ở Việt Nam hiện nay? Đây là vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng đang đượcnghiên cứu một cách hệ thống, cơ bản, kịp thời nhằm tìm kiếm những giải pháp phù hợp Do đó, vấn

đề phát huy nhân tố con người trong quá trình CNH,HĐH ở nước ta phải dựa trên những giá trị tưtưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con ngườì Đúng như đồng chí Võ Nguyên Giáp nói: “ Vấn đề

Trang 2

cấp bách hiện nay là dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác- Lênin chúng ta cần phải phát triển sáng tạo

tư tưởng Hồ Chí Minh, xây dựng được một chiến lược con người, coi đó là vấn đề trung tâm củachiến lược kinh tế - xã hội [32, tr 104]

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trước hết, xin lược qua quá trình phát triển tư tưởng của Đảng ta về con người Đại hộiĐảng III (1960) đã khẳng định: “con người là vốn quý nhất” Đại hội IV(1976) đưa ra luận điểm:

“con người mới – con người làm chủ tập thể” Đại hội V(1981) phát triển luận điểm “con ngườimới”, nhấn mạnh vai trò quan trọng của CNXH trong việc phát huy nhân tố con người Đại hộiVI(1986) khẳng định vai trò quan trọng của “nhân tố con người” và nhân cách XHCN trong sự pháttriển kinh tế - xã hội Tư tưởng xuất phát điểm của cương lĩnh xây dựng đất nước trong TKQĐ lênCNXH và Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội do Đại hội Đảng VII(1991) thông quađặt con người vào vị trí trung tâm của chiến lược kinh tế - xã hội Cương lĩnh ghi: “Nguồn lực lớnnhất, quý báu nhất của chúng ta là tiềm lực con người Việt Nam” Theo tinh thần đó, Hội nghịBCHTƯ 4, khoá VII, đã nâng cao thêm vai trò của con người coi sự phát triển người quyết định mọi

sự phát triển Tại Hội nghị này, đồng chí Đỗ Mười nói: “Chúng ta cần hiểu sâu sắc những giá trị lớnlao và có ý nghĩa quyết định của nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vậtchất và văn hoá, mọi nền văn minh của các quốc gia” [129, tr 307-309] Đến Đại hội Đảng VIII(1996), Đảng ta đã hoàn chỉnh nhiều nội dung về CNH,HĐH, về vai trò của con người trong mốiquan hệ với phát triển kinh tế - xã hội Xác định mục tiêu, phương hướng, các giải pháp cơ bản đểphát huy nhân tố con người Bên cạnh đó là các tác phẩm, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng

và Nhà nước ta như: Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn VănLinh, Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu… về Chủ tịch Hồ Chí Minh Đây là cơ sở lý luận quan trọng nhất cho

sự triển khai nghiên cứu của đề tài

Liên quan đến vấn đề chung về con người đã có nhiều công trình trong nước và ngoài nướcnghiên cứu Có thể nói vấn đề con người phát triển liên tục trong dòng chảy lịch sử tư tưởng triết

Trang 3

học Với sự ra đời của triết học mácxít vấn đề con người đã được giải thích dựa trên một cơ sở khoahọc Tuy nhiên, trước sự phát triển mới của lịch sử, vấn đề lý luận con người cũng có bước pháttriển mới Chẳng hạn, từ những năm 80, ở Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu đã có những đổimới nhận thức về con người, thể hiện trong sách: “Con người - những ý kiến mới về một đề tài cũ”,gồm 2 tập, Nxb Sự thật 1987, do tập thể tác giả Liên Xô và CHDC Đức (cũ) biên soạn Ở nước ta, từnăm 1987, Viện triết học có công trình: “Về vấn đề xây dựng con người mới” do Phạm Như Cươngchủ biên, Nxb Khoa học xã hội 1978, nghiên cứu có hệ thống vấn đề con người trong lịch sử triếthọc và đã xác lập cơ sở lý luận xây dựng con người mới XHCN theo tinh thần nghị quyết Đại hộiĐảng IV Từ sau Đại hội Đảng VI, có bước phát triển mạnh mẽ trong nghiên cứu về con người,nhưng phải đến Đại hội Đảng VIII, vấn đề con người gắn liền với yêu cầu sự phát triển trong thời kỳCNH,HĐH Ví dụ, Nguyễn Trọng Bảo: “Con người, nguồn nhân lực, sự nghiệp giáo dục đào tạo vớiquá trình CNH,HĐH đất nước”, tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp số 3- 1996…, một sốluận án như: “Về con người trong nho học sơ kỳ” của Nguyễn Tài Thư, H 1996; “Tích cực hoá nhân

tố con người của đội ngũ sỹ quan trong xây dựng QĐND Việt Nam hiện nay” của Nguyễn Văn Tài,

H 1998…Đặc biệt chương trình KX-07: “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự pháttriển kinh tế - xã hội” do Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm, kết quả nghiên cứu được chuyển tải trongsách: “Vấn đề con người trong sự nghiệp CNH,HĐH” , Nxb Chính trị quốc gia 1996, là một bướctiến mới về lý luận và thực tiễn, “đặt viên gạch đầu tiên cho ngành khoa học về con người ở nướcta” [129, tr 335]

Đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về con người có nhiều công trình, sách, tạpchí, bài báo, phản ánh kết quả của nhiều nhà khoa học Năm 1990, Hội thảo quốc tế nhân kỷ niệm

100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra kỷ yếu: “Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giảiphóng dân tộc, nhà văn hoá lớn” và Hội thảo quốc gia, có: “Chủ tịch Hồ Chí Minh – anh hùng giảiphóng dân tộc- danh nhân văn hoá”, Nxb Khoa học xã hội, H., 1990; Vũ Kỳ: “Đầu tiên là công việcđối với con người”, Đại đoàn kết số 35- 1989; Vũ Khiêu: “Trồng cây và trồng người”, Tạp chí Triết

Trang 4

học 1990; Phùng Hữu Phú: “Nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh về CNXH”, Tạp chí Thông tin

lý luận 7- 1992; Bùi Đình Phong: “Giải phóng con người và mưu cầu hạnh phúc cho mọi người là tưtưởng cốt lõi của Hồ Chí Minh”, Tạp chí Lịch sử Đảng 3-1994; Nguyễn Dũng: “Bác Hồ với tư duyCNH,HĐH đất nước”, Tuần tin tức số 20-1994; Nguyễn Văn Huyên: “Cội nguồn và bản chất tưtưởng nhân văn Hồ Chí Minh”, Tạp chí Triết học 4-1996; Trần Thành: “Tư tưởng Hồ Chí Minh vềcon người và chiến lược trồng người”, Tạp chí Công tác khoa giáo 12-1997… Nhiều cuốn sáchchuyên đề rất có giá trị như: Võ Nguyên Giáp: “Tư tưởng Hồ Chí Minh quá trình hình thành và pháttriển”, Nxb Sự thật, H 1993; Đỗ Huy: “Tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh”, Nxb Chính trị quốc gia, H

1997, Song Thành: “Hồ Chí Minh nhà văn hoá kiệt xuất”, Nxb Chính trị quốc gia, H1999…Kháiquát, có thể chia thành 3 mảng chính:

- Mảng nghiên cứu về bản thân con người Hồ Chí Minh, qua đó rút ra những tư tưởng về

con người, theo quan niệm rằng, bản thân Hồ Chí Minh một tấm gương tiêu biểu về con người ViệtNam mới và những tư tưởng về con người Việt Nam đã được kết tinh ở cuộc đời , sự nghiệp của HồChí Minh

- Mảng nghiên cứu lấy tư tưởng Hồ Chí Minh làm đối tượng nghiên cứu nhằm mục đích qua

các bài viết, nói của Hồ Chí Minh để hệ thống hoá, tìm ra hệ quan điểm của Hồ Chí Minh về conngười, lấy đó làm cơ sở thế giới quan và phương pháp luận cho việc nghiên cứu con người ViệtNam hiện nay

- Mảng nghiên cứu thứ ba là sự kết hợp giữa hai mảng trên, lấy sự thống nhất giữa cuộc đời,

sự nghiệp và tư tưởng của Hồ Chí Minh làm đối tượng nghiên cứu, chú trọng những vấn đề về : đạo

đức, văn hoá, chính trị, kinh tế … qua đó rút ra những kinh nghiệm về con người Trong chươngtrình khoa học- công nghệ KX-02 chủ nhiệm là Đặng Xuân Kỳ, gồm 13 đề tài, có đề tài: “Tư tưởng

Hồ Chí Minh về con người và CNXH đối với con người” do Lê Sỹ Thắng làm chủ nhiệm, nghiệmthu năm 1996 Những công trình nghiên cứu khoa học nói trên đã đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ

Chí Minh nói chung và về con người nói riêng Tuy nhiên, chưa đề tài nào nghiên cứu: tư tưởng Hồ

Trang 5

Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người trong CNH,HĐH ở Việt Nam hiện nay,

dưới góc độ triết học một cách cơ bản, hệ thống

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên với nhiều góc độ và cách tiếp cận khác nhau, đãtạo điều kiện thuận lợi cho tác giả luận án tham khảo, trên cơ sở đó tìm ra một hướng đi mới, nhằmgiải quyết những vấn đề mới mà luận án đề ra

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án

Mục đích của luận án là tiến hành nghiên cứu cơ bản, có hệ thống và sâu hơn tư tưởng Hồ

Chí Minh về con người Từ đó vận dụng những giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh vào làm sáng tỏ một sốvấn đề có tính quy luật nhằm phát huy nhân tố con người trong CNH,HĐH ở Việt Nam hiện nay

Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau:

3.1 Hệ thống hoá và làm sâu sắc thêm các khái niệm con người, nhân tố con người, phát huynhân tố con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh

3.2 Trình bày rõ thêm nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh vềcon người

3.3 Phân tích những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

3.4 Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát huy nhân tố con người trong thời gian qua theo yêucầu CNH, HĐH, vạch ra phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy nhân tố conngười trong quá trình CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

4 Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án

4.1 Hệ thống hoá, xác định rõ các khái niệm: con người, nhân tố con người, phát huy nhân tố conngười và một số khái niệm công cụ khác, từ đó, khái quát giá trị lý luận thực tiễn tư tưởng Hồ ChíMinh về con người

Trang 6

4.2 Kế thừa những kết quả của các tác giả đi trước, đi sâu thêm vào một số nội dung trong tưtưởng Hồ Chí Minh về con người, giá trị chủ yếu nhất là phát huy nhân tố con người trong cáchmạng Việt Nam.

4.3 Khẳng định tính quy luật, ý nghĩa phương pháp luận của những vấn đề nhằm phát huy nhân tốcon người trong CNH,HĐH dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, các quan điểmcủa Đảng, Nhà nước ta và thành tựu của khoa học hiện đại về vai trò con người trong CNH,HĐH 5.2 Vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, các phương pháp cơ bản: lôgíc – lịch sử,quy nạp - diễn dịch; phân tích - tổng hợp… các phương pháp cụ thể như: thống kê, so sánh, nghiêncứu tiểu sử, đặc biệt coi trọng phương pháp tiếp cận hoạt động - giá trị - nhân cách được sử dụng đểphục vụ cho sự nghiên cứu

6 Ý nghĩa của luận án

Với những kết quả đạt được, luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong việc nghiên cứu vàgiảng dạy môn tư tưởng Hồ Chí Minh ở bậc đại học và cao đẳng

7.Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chương, 8 tiết

Chương 1

Trang 7

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI - NGUỒN GỐC VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH

THÀNH, PHÁT TRIỂN 1.1.Khái niệm con người, nhân tố con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh

1.1.1. Khái niệm con người

Con người, ngay từ khi ra đời, đã không ngừng nhận thức, tiến hành cải tạo tự nhiên và xã hội.Nhưng chỉ đến một thời kỳ nhất định, trong những điều kiện vật chất, tinh thần nhất định, con ngườimới biết tư duy về mình như một con người, với tư cách là chủ thể và mục đích của lịch sử

Con người là gì? Đó là câu hỏi lớn xuất hiện ở nhiều hệ thống triết học, từ thời cổ đại đến hiệnđại, từ phương Đông sang phương Tây Tuỳ thuộc vào thế giới quan và phương pháp luận khác nhau

mà hình thành nên những quan điểm duy vật hay duy tâm và cuộc đấu tranh giữa các quan điểm ấycũng là một vấn đề trung tâm của lịch sử tư tưởng triết học

Triết học cổ đại khi quan niệm về con người, thường tập trung tìm hiểu xem con người có nguồngốc từ đâu, cấu tạo như thế nào, theo hai xu hướng: đi tìm cái bản nguyên đầu tiên cấu tạo nên conngười và thế giới; hoặc là định nghĩa con người trong mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác Do trình

độ sản xuất kém, con người bất lực trước các lực lượng đang khống chế họ gần như tuyệt đối, quanniệm về con người mang nặng tính chất thần bí và huyền hoặc Nếu CNDT nhấn mạnh mặt tinhthần, tư tưởng của con người, thì CNDV do ảnh hưởng của “CNDV chất phác, ngây thơ và PBC tựphát”, quan niệm về con người hướng vào cái bản nguyên đầu tiên, vì vậy thường tuyệt đối hoá mộtmặt, một yếu tố vật chất nào đó

Bước sang thời kỳ phong kiến, ở phương Tây khi triết học trở thành “tôi tớ” của thần học, cácquan niệm về con người mất hết ý nghĩa tích cực của nó Con người được hiểu như là sự sáng tạocủa Thượng đế, của Đức chúa trời, con người mắc tội tổ tông truyền, phải chuộc tội, sống theo địnhmệnh và tin tưởng vô điều kiện vào Chúa

Trang 8

Khi phương thức sản xuất TBCN được xác lập, đang dần dần thắng thế ở Châu Âu, thì cũng bắtđầu thời kỳ mới, thời kỳ Phục hưng và Khai sáng Quan niệm về con người có những thay đổi Mộtmặt, nó kế thừa những yếu tố duy vật của triết học Hy lạp – La mã cổ đại, mặt khác, nó định hướngvào những giá trị mới về con người mà thời đại các cuộc CMTS đặt ra Vì vậy, các khái niệm về conngười thường gắn với vai trò con người trong xã hội, hướng tới nhu cầu giải phóng con người khỏithần học, khỏi các điều kiện áp bức, nô dịch xã hội Nó khẳng định con người cá nhân – cái tôi nhưmột chủ thể, một chủ thể với chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa nhân văn Tuy nhiên, do ảnh hưởng củaCNDV siêu hình, các quan niệm về con người chỉ phản ánh những khía cạnh hạn hẹp, thiếu tính hệthống Có ý kiến cho rằng, thời kỳ lịch sử cho phép nảy sinh và tạo điều kiện cho khái niệm conngười ra đời là thời kỳ có nền sản xuất hàng hoá tương đối phát triển, giai cấp tư sản là người đềxướng và sở hữu khái niệm đó [36, tr 93-94], nhưng “cho đến giữa thế kỷ XIX vẫn chưa có đượcmột nhận thức khoa học” về khái niệm con người [16, tr 14].

Triết học mácxít đã đem lại một hệ thống các quan điểm có ý nghĩa thế giới quan và phương phápluận làm sáng tỏ khái niệm ấy Mác-Ăngghen, ngay trong các tác phẩm viết trước năm 1844, là nămđánh dấu sự thay đổi về chất từ lập trưởng dân chủ cách mạng sang lập trường cộng sản, đã đặt nềnmóng cho những quan điểm duy vật về con người Mác-Ăngghen dùng các khái niệm “con người làmột sinh vật xã hội”, “là một sinh vật có tính loài”, “con người bẩm sinh đã là sinh vật có tính xãhội”… thể hiện tư tưởng coi con người là một chỉnh thể thống nhất giữa yếu tố sinh vật và yếu tố xãhội Sau này, ở giai đoạn chín muồi về lý luận, các tác phẩm của Ăngghen tiếp tục khẳng định vàvạch ra một cách toàn diện những quan điểm duy vật của mình: tự nhiên là cái có trước, con người

là sản phẩm của quá trình tiến hoá tự nhiên Mác viết: “ cũng như sự tồn tại của con người là kết quảcủa một quá trình trước đó mà cuộc sống hữu cơ đã qua đi Chỉ đến một giai đoạn nào đó của quátrình này, con người mới trở thành người” [69, tr 690], “ con người sống bằng giới tự nhiên Như thếnghĩa là giới tự nhiên là thân thể của con người, thân thể và với nó con người phải duy trì một quátrình thường xuyên để tồn tại” [70, tr 117] Ăngghen dựa theo những tư liệu đã có, chứng minh con

Trang 9

người là kết quả tất nhiên của quá trình tiến hoá Con người bước ra khỏi giới động vật như thế nàothì cũng bước vào lịch sử như thế Con người bước vào lịch sử trong những điều kiện cho sự tồn tạikhông có sẵn như ở động vật, con người phải lao động để sáng tạo ra Như vậy, bản thân cái sự kiện

là con người từ động vật mà ra, cũng quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát lykhỏi những đặc tính vốn có của con vật, thành thử bao giờ cũng chỉ nói đến việc những đặc tính ấy

có nhiều đến sự chênh lệch về mức độ thú tính và tính người mà thôi [64, tr 146] Thừa nhận yếu tốsinh vật của con người, nghĩa là thừa nhận những quy luật sinh học chung của con người, những đặcđiểm về cơ cấu và chức năng của cơ thể, đời sống sinh lý, đặc tính di truyền… các nhân tố này ảnhhưởng đến năng lực và phẩm chất của con người Quá trình sinh học diễn ra trước khi có sự tiến hoá

về xã hội Yếu tố sinh vật của con người chính là sự chuẩn bị về một chương trình di truyền sinh họctất yếu tiếp thu hình thái xã hội của vận động vật chất Khác với con vật, con người ngoài chươngtrình di truyền sinh học còn có chương trình kế thừa về mặt xã hội giữa các thế hệ Đó là văn hoátheo nghĩa là các giá trị vật chất và tinh thần, mà con người đã sáng tạo ra Do đó, quá trình sinh họcdiễn ra bên trong quá trình tiến hoá xã hội và chịu sự chế ước của nó Sự tiến hoá sinh học đặt cơ sởcho tiến hoá về mặt xã hội, đến một giai đoạn nào đó – quá trình người hoá để trở thành người, thìyếu tố sinh học chuyển sang sự phụ thuộc vào yếu tố xã hội, do yếu tố xã hội quyết định Xét theomột phương diện nào đó, quá trình tiến hoá sinh học dẫn tới bộ óc người với hệ thần kinh trungương đặc biệt phức tạp – là khí quan vật chất của ý thức, đánh dấu sự chậm lại của quá trình tiến hoa

sinh học, thì sự tiến hoá ấy lại nảy sinh theo một hướng hoàn toàn mới, không còn là đi tới cái mới

về cấu trúc nữa, mà là đi tới sự phong phú hơn về tinh thần “Nhờ hệ thần kinh trung ương, con

người đã trở thành tác nhân tiến hoá của bản thân nó, trong khi động vật vẫn tiếp tục phụ thuộc vàomôi trường” [11, tr 334] Nói theo cách của Mác, một khi con người đã tồn tại thì con người, với tưcách là sản phẩm và kết quả của bản thân nó [69, tr 690] Do đó, con người khác con vật chỉ là ở chỗtrong con người, ý thức thay thế bản năng, hoặc bản năng của con người là bản năng đã được ý thức

Ở con người, cái sinh vật đã được cải tạo nhưng không thể bị xoá bỏ, nó vẫn tác động tới toàn bộđời sống của con người Quá trình người hoá là quá trình duy nhất diễn ra trong sự tương tác giữa

Trang 10

yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội Việc nhận thức đúng đắn vai trò của yếu tố sinh vật trong mối quan

hệ biện chứng với yếu tố xã hội theo quan điểm mácxít cho phép đánh giá đúng mặt tích cực và tiêucực của thuyết Nhân loại học triết học sinh vật của Arnold Gehlen (1904-1976) và thuyết Phân tâmhọc của Sigmind Freud (1856-1939) Mặt tích cực của các thuyết này là di sản làm rõ vai trò chủyếu của yếu tố sinh vật trong các hoạt động của con người Mặt tiêu cực của nó là đề cao thái quá vàtách rời yếu tố sinh vật khỏi yếu tố xã hội, dẫn tới phủ nhận vai trò quyết định của các yếu tố xã hộiđối với con người, tách con người khỏi những quy luật xã hội Đó là con người có bản năng sinh vật,bất biến, không lệ thuộc vào các điều kiện lịch sử

Bản chất con người là gì? Mác viết: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoànhững quan hệ xã hội” [61, Tr 11]

Mác – Ăngghen phê phán nhà triết học thế kỷ XVIII noi “Trạng thái tự nhiên là trạng thái chânchính của bản tính con người” Hoặc có người coi “chủ nghĩa cá nhân ích kỷ gắn liền với bản chấtcon người” (Tomat Hôpxơ); “bản chất con người là nhận thức” (B.Xpinôda); là “bản chất sinh vật”(S.Môngtexkiơ) hay “bản chất tự do” (G Rutxô) Các nhà triết học cổ điển Đức khẳng định “bảnchất xã hội”của con người, nhưng đó là bản chất trừu tượng, hư ảo, không tồn tại hiện thực Mác-Ăngghen bắt đầu có sự phân biệt giữa người và động vật từ hành vi lao động sản xuất Những tiền

đề hiện thực cho việc nghiên cứu “Đó là những cá nhân hiện thực, là hoạt động của họ và nhữngđiều kiện sinh hoạt của họ” [70,tr 267] Con người nhờ có lao động sản xuất để tạo ra tư liệu sinhhoạt nhằm duy trì sự tồn tại của mình và của xã hội, thông qua đó người là giống vật duy nhất thoátkhỏi trạng thái thuần tuý là loài vật và có thể in dấu ấn của mình lên giới tự nhiên Đây là một hành

vi mang tính xã hội, nó chỉ ra tính chất đồng quy, tính chất cộng đồng của con người, nhờ đó conngười được giải phóng khỏi tự nhiên, tách khỏi loài vật và xây dựng cho mình một môi trường xãhội Do đó con người nằm trong sự tác động của một hệ thống các quy luật khác về chất so với cácquy luật tự nhiên, đó là các quy luật xã hội, qua đó mà sáng tạo ra bản thân mình Đời sống tinhthần, tư tưởng của con người dù có phong phú, phức tạp đến đâu, cũng chỉ là phản ánh cái môi

Trang 11

trường xã hội luôn biến đổi ấy Việc con người biến đổi tự nhiên, là cơ sở chủ yếu nhất, trực tiếpnhất đối với việc hình thành, phát triển của ý thức và con người đã biến đổi song song với việc conngười cải biến tự nhiên Như vậy, chính con người là kẻ sản xuất ra những quan niệm, ý niệm củamình Ý thức không thể là cái gì khác hơn là sự tồn tại đã được ý thức Không phải ý thức quyếtđịnh đời sống mà chính đời sống quyết định ý thức và ý thức ngay từ đầu đã là một sản phẩm xã hội.Như vậy, bản chất con người chỉ có thể được hình thành, được nhận thức thông qua các quan hệ xãhội của nó Bản chất con người không phải là thần bí, trừu tượng, bất biến, tách rời khỏi những mốiquan hệ xã hội khách quan như các nhà duy tâm hay duy vật siêu hình quan niệm Nó có thể nhậnthức được thông qua các tổ chức, thể chế chính trị, các mối quan hệ xã hội hiện thực, xác định Bảnchất con người không phải là cái vốn có, hình thành một lần là xong, mà là một đại lượng biến đổi,

là một quá trình mang tính lịch sử - cụ thể, thông qua hoạt động thực tiễn của con người Khi đó bảnchất con người là tổng hoà các quan hệ xã hội, nghĩa là tất cả các quan hệ xã hội vật chất – tinh thần,đều góp phần vào việc hình thành bản chất con người, chứ không riêng một quan hệ nào Trong đó,quan hệ sản xuất đóng vai trò quyết định nhất Muốn thay đổi bản chất con người thì không thể đóngvai trò quyết định nhất Muốn thay đổi bản chất con người thì không thể không thay đổi những mốiquan hệ xã hội của họ

Quan điểm mácxít coi lịch sử như là một quá trình tự sinh của con người do con người thực hiệntrong quá trình thực tiễn cải tạo thế giới Thực tiễn không chỉ là quá trình con người biến đổi thế giớikhách quan, mà còn là quá trình biến đổi chính bản thân mình Điều đó cho thấy bản chất con ngườichỉ có thể hình thành trong thực tiễn cải tạo tự nhiên và xã hội Đưa quan điểm thực tiễn vào nghiêncứu con người, lần đầu tiên trong lịch sử triết học mácxít đã chuyển từ vấn đề con người từ cách giảiđáp tư biện sang cơ sở vững chắc của đời sống thực tiễn, từ “thế giới bên kia”, hay trong bản thâncon người, sang thực tiễn sản xuất và trong đời sống xã hội

Có nhiều quan niệm khác nhau về con người [16], [36] Ở đây chúng ta đưa ra một quan niệm vềcon người - Viện sĩ Phrôlốp (Liên xô cũ):

Trang 12

Con người là chủ thể của quá trình phát triển xã hội- lịch sử của nền văn hoá vật chất và tinh thầntrên trái đất; đó là một thực thể sinh vật – xã hội, gắn liền một cách di truyền với những hình thứckhác của sự sống mà con người đã tự giải thoát khỏi đấy nhờ có khả năng sản xuất ra được các dụng

Hồ Chí Minh không có bài viết chuyên luận về con người, khái niệm con người được Người

sử dụng ở từng hoàn cảnh, điều kiện, khía cạnh khác nhau Hồ Chí Minh có lần đưa ra một quanniệm về chữ Người: “Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn Nghĩa rộng làđồng bào cả nước Rộng nữa là cả loài người” [85, tr644] Tuy nhiên, quan niệm đó chưa bao quáthết tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, Người có sử dụng nhiều từ ngữ khác nhau để nói về con

người như: người, con người, người ta, quần chúng, dân chúng, dân, nhân dân, đồng bào… theo

nhiều nghĩa khác nhau Do đó, phải theo tinh thần biện chứng, trên cơ sở những đặc điểm về

phương pháp tư duy Hồ Chí Minh, thì mới có cách hiểu đúng đắn quan niệm Hồ Chí Minh về conngười

Thứ nhất, Hồ Chí Minh thường dùng các từ: nhân dân, dân, quần chúng, đồng bào, cán bộ,

đảng viên… là tuỳ theo hoàn cảnh, điều kiện, nội dung cụ thể của chủ nghĩa Mác, được sử dụng khinói về con người trong lĩnh vực chính trị xã hội Còn khi nói tới những vấn đề của con người trong

văn hoá, đạo đức, triết học… thì Hồ Chí Minh thường dùng các từ: con người, người Thứ hai, quan

Trang 13

niệm về con người của Hồ Chí Minh vừa thể hiện rõ tính chất giai cấp, tính chất lịch sử của kháiniệm đó, vừa hướng vào những giá trị chung của con người; tự do, hạnh phúc, dân chủ để vươn tớinhững cái chân, thiện, mỹ, đạt tới những lý tưởng nhân bản, nhân đạo của con người Nó khắc phụcnhững hạn chế về tính giai cấp , tính lịch sử - xét theo một khía cạnh nào đó – trong các quan niệm

nào đó, để hướng tới những giá trị phổ biến của con người, nhằm đạt tới cơ sở cho sự đoàn kết dân

tộc và quốc tế vì sự nghiệp chung là giải phóng con người Đây là một sáng tạo, sự minh triết của

Hồ Chí Minh Theo nghĩa đó, khái niệm con người theo Hồ Chí Minh là khái niệm chung nhất, baotrùm lên các khái niệm riêng như: quần chúng, dân, đồng bào… nhưng đó không phải là “con ngườitrừu tượng” mà là con người cụ thể, hiện thực, cảm tính, khách quan Cho nên Hồ Chí Minh nói vềcon người thường là được biểu hiện qua: quần chúng, dân, đồng bào và ngược lại, khi nói về quầnchúng, dân, đồng bào… cũng tức là đang nói về con người Nếu không đặt vấn đề như vậy, có thể sẽhiểu không đúng quan niệm của Hồ Chí Minh về con người Một sự tách bạch có tính chất họcthuật, giáo điều, siêu hình sẽ không đạt tới chiều sâu trong quan niệm Hồ Chí Minh về con người.Đây vừa là sự sáng tạo, vừa là biểu hiện một trí tuệ uyên bác, một nhân cách đạo đức cao thượng

của Hồ Chí Minh: hiểu con người theo nghĩa rộng rãi nhất, cách mạng nhất, biện chứng nhất, cho

phép tư tưởng Hồ Chí Minh về con người dung hợp những giá trị tích cực của các chủ thuyết về con

người trong lịch sử thành một “hệ thống mở” cho sự phát triển các quan niệm về con người của thếgiới đương đại

Con người trong quan niệm Hồ Chí Minh là một chỉnh thể thống nhất về thể lực, tâm lực, trí

lực và sự hoạt động Nói cách khác, con người, bản thân nó là một hệ thống - cấu trúc bao gồm

nhiều yếu tố: sức khoẻ, đời sống tâm linh, tinh thần và vai trò chủ đạo của tri thức được thể hiệntrong hoạt động Các yếu tố này từng vai trò của mỗi yếu tố không ngang bằng nhau Một ngườikhoẻ mạnh thì sẽ có một đời sống tinh thần khoẻ mạnh Hồ Chí Minh nhìn nhận con người trong sựthống nhất của hai mặt đối lập: người đời không phải là thánh thần, ai cũng có chỗ hay chỗ dở, aicũng có tính tốt tính xấu, có thiện có ác… Các mặt đối lập đó không đơn thuần có nguồn gốc từ xã

Trang 14

hội, nó còn có căn nguyên từ yếu tố sinh vật của con người Loại trừ yếu tố sinh vật của con ngườitrong việc đánh giá giá trị, sẽ dẫn đến tới sự phiến diện, thiếu cơ sở khoa học Trong lịch sử tư tưởngtriết học, có một xu hướng đi tìm căn nguyên hành vi con người từ bản năng tình dục, từ dục vọngnhục thể: tham, sân, si Xu hướng khác đi tìm các căn nguyên con người từ trong xã hội: do sự ápbức, bóc lột, ngu dốt do thiếu giáo dục… Hồ Chí Minh vừa thấy được các căn nguyên sinh vật, vừathấy được cái căn nguyên xã hội ảnh hưởng tới hành vi và đời sống con người Đây là một sự kếthợp sáng tạo, khi đòi hỏi quá trình cải tạo xã hội, phải đồng thời và trước hết là cải tạo bản thân mỗicon người, hai quá trình này vừa là điều kiện, vừa là kết quả của nhau.

Hồ Chí Minh nói: “Con người ta đẻ ra, ai cũng lớn lên, già đi và chết” [90, tr469] Đó là quyluật sinh học của con người, cho nên “người ta ai cũng ham muốn sung sướng mạnh khoẻ” [85, tr106] Bởi vì, theo Hồ Chí Minh, sức khoẻ là điều kiện rất quan trọng để làm việc có hiệu quả và cónăng suất cao; “giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây dựng đời sống mới, việc gì cũng cần sứckhoẻ mới thành công” [84, tr 212]

Nói đến con người là nói đến tâm lực, trí lực là mức biểu hiện của đời sống tinh thần của conngười trong hoạt động Con người tự phân biệt mình với động vật ở chỗ có ý thức Theo cách diễnđạt của Phơbách con người có đời sống kép, đời sống bên trong và đời sống bên ngoài, con vật thìchỉ đời sống đơn [70, tr117-119] Con người không những coi thế giới bên ngoài mà ngay bản thânmình làm đối tượng Chính từ tính chất “kép” ở con người, mà người ta có thể phân biệt được tínhđộc lập tương đối giữa thế giới tinh thần với thế giới vật chất khách quan Do đó, cần phải thấy đượcvai trò cực kỳ quan trọng của đời sống tinh thần con người Điểm đặc sắc của tư tưởng triết họcphương Đông là hướng vào việc nghiên cứu thế giới tâm linh, tinh thần theo những quy luật lôgiccủa nó Nếu gạt bỏ đi những yếu tố thần bí, duy tâm, siêu hình thì cũng thấy được hạt nhân của phép

biện chứng Đó là những quy luật tình cảm và sức mạnh của nhân tố tinh thần đối với con người.

Sức mạnh của nhân tố tinh thần không chỉ thể hiện ở trình độ ý thức lý luận, hệ tư tưởng mà còn thểhiện trong lĩnh vực ý thức thông thường, tri thức kinh nghiệm và đời sống cảm xúc, tình cảm Chính

Trang 15

vì con người sống gắn chặt với điều kiện, hoàn cảnh sống hàng ngày với tất cả tính chất phong phú,phức tạp của nó Trong cuộc đời và tư tưởng của mình, Hồ Chí Minh luôn nhận thấy vai trò hết sứcquan trọng của nhân tố tinh thần, tôn trọng và làm cho đời sống tinh thần con người ngày càngphong phú Hồ Chí Minh nói: “Con người dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình” [87,tr60] Chữ tình đó không chỉ là tình cảm anh em, vợ chồng, bạn bè, cha con, trên dưới mà đó có tìnhngười Tình người theo nghĩa rộng nhất đó là đời sống tinh thần của con người, biểu hiện tập trung ởmặt văn hoá- đạo đức Đó là nhân tính, nó đối lập với thú tính của loài vật, chính nhân tính dẫn conngười tới văn hoá Đã là con người đều yêu sự lành, ghét sự dữ; yêu cái thiện, cái tốt, ghét cái ác, cáixấu Sức mạnh của ý thức cuối cùng phải được biểu hiện qua hoạt động thực tiễn của con người vàcách thức tổ chức, quản lý, khai thác, sử dụng nó Hồ Chí Minh thấy rõ sức mạnh của ý thức lý luận,

hệ tư tưởng phụ thuộc vào mức độ thâm nhập vào đời sống thực tiễn cuả quần chúng trở thànhphong tục tập quán, tâm trạng, tình cảm Vì vậy mà “Bất cứ việc to và việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ

và làm cho hợp với trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm tranh đấu,lòng tham, ý muốn, tình hình thiết thực của quần chúng, do đó mà cách làm việc, cách tổ chức” [85,

tr 248]

Đứng vững trên quan điểm duy vật mácxít, Hồ Chí Minh cũng khẳng định bản chất con

người mang tính xã hội – lịch sử, coi con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của lịch sử, con

người vừa là động lực, là mục tiêu của sự phát triển xã hội Hồ Chí Minh cho rằng: con người tamuốn sống thì phải có ăn, mặc, ở, đi lại, muốn như vậy thì phải lao động làm ra Muốn lao động sảnxuất thì con người phải liên kết với nhau trong tập thể, cộng đồng Sự phát triển của lịch sử là quyluật không ngăn trở được Cách sản xuất và sức sản xuất phát triển biến đổi mãi, do đó mà tư tưởngcủa con người, chế độ xã hội cũng biến đổi và phát triển, ý thức và nhận thức của con người cũngvậy Do sự sản xuất vật chất mà người ta hiểu biết dần các hiện tượng, các tính chất, các quy luật vàmối quan hệ người với tự nhiên Lại do hoạt động sản xuất mà dần dần hiểu rõ mối quan hệ giữangười này với người khác [86, tr247-248] Tóm lại “xã hội có cơm ăn, áo mặc, là nhờ lao động Xây

Trang 16

nên giàu có, tự do, dân chủ cũng là nhờ lao động Tri thức mở mang cũng nhờ lao động Vì vậy, laođộng là sức chính của tiến bộ loài người” [85, tr420] Con người là sản phẩm lịch sử - cụ thể, do đómuốn nhận thức đúng về con người thì phải nhận thức đúng những điều kiện xã hội mà họ đangsống.

Nói đến bản sắc con người Việt Nam, không chỉ đơn giản xem xét từ các giá trị truyềnthống, mà còn dựa trên những điều kiện xã hội hiện thực, đáp ứng xu thế vận động của lịch sử HồChí Minh trong khi tìm câu giải đáp cho những vấn đề lớn của thời đại, đã biết kết hợp nhuầnnhuyễn yếu tố dân tộc và quốc tế, giữa truyền thống và hiện đại, giữa cá nhân và cộng đồng Sốngtrên một mảnh đất có lịch sử phát triển lâu dài, đặc trưng cơ bản của văn hoá Việt Nam là nền kinh

tế nông nghiệp, sản xuất nhỏ là phổ biến, xã hội nông thôn, dân cư đa số là nông dân, thì con ngườiViệt Nam mang bản tính nông dân là cơ bản Thuộc tính này bị biến dạng bởi các quan hệ giai cấptrong một xã hội thuộc địa nửa phong kiến Do đó, cải tạo xã hội cũ, con người cũ sang một xã hộimới, con người mới là một quá trình lâu dài, khó khăn Quá trình cải tạo tư tưởng phải dựa trên quátrình cải tạo và xây dựng xã hội mới thông qua hoạt động tích cực, sáng tạo của hàng triệu người

Do đó, vấn đề giải phóng con người, theo Hồ Chí Minh, gắn liền với vấn đề giải phóng dân tộc vàgiải phóng giai cấp Nói cách khác, chỉ có thể thực hiện sự giải phóng con người trên cơ sở giảiquyết những điều kiện kinh tế, chính trị, văn hoá của xã hội hiện tại Thước đo về sự giải phóng conngười là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, nói như Mác, cũng là trình độ phát triển các lựclượng bản chất con người [68, tr 168] Trong một bức thư gửi ông Nguyễn Sơn vào tháng 3-1948,

Hồ Chí Minh viết: “Tặng chú Sơn: Cái gan cần phải to lớn, (nhưng) cái tâm thì nên tế nhị, chínchắn, cái trí phải suy nghĩ cho toàn diện, và đức hạnh thì phải vuông vắn, ngay thẳng” [74, tr186].Đây có thể là một cơ sở cho việc tìm hiểu quan niệm Hồ Chí Minh về con người

Từ sự phân tích trên, có thể đưa ra một định nghĩa về con người theo tư tưởng Hồ Chí Minh:

Con người là một chỉnh thể thống nhất về thể lực, tâm trí lực và hoạt động, mang bản chất xã hội – lịch sử, là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị vật chất tinh thần trong xã hội.

Trang 17

Như vậy, chữ “người” trong quan niệm Hồ Chí Minh được biểu hiện là một con người cá

thể, cụ thể, vừa là một cộng đồng gia đình, giai cấp, xã hội, con người nói chung Đó là con ngườigắn liền với hoạt động thực tiễn đấu tranh xã hội, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa quá khứ, hiện tại

và tương lai Con người vừa là sản phẩm của chủ thể tích cực của hoàn cảnh Con người vừa là độnglực vừa là mục tiêu của sự phát triển lịch sử, chủ thể sáng tạo và hưởng các giá trị văn hoá vật chất,tinh thần trong xã hội Đó là con người Việt Nam cùng khổ, bị áp bức, bóc lột đang vùng dậy để tựgiải phóng mình, từng bước làm chủ bản thân

1.1.2 Khái niệm nhân tố con người

Trong lịch sử triết học, quan niệm về vai trò của nhân tố con người cũng có mầm mống từsớm Trong các truyền thuyết, sử thi, hội hoạ… của Hy lạp- La mã cổ đại, bên cạnh việc tìm kiếm sựgiúp đỡ vào thần thánh, hoặc giải thích sức mạnh của mình bằng sức mạnh của thần thánh, conngười đã đặt niềm tin vào sức mạnh của mình Protago (420-490 TCN) tuyên bố: “Con người thước

đo của mọi vật” Ở Trung Quốc chữ “nhân” nguyên nghĩa chỉ nguyên tố người, tức là một đặc trưngđặc biệt của bản tính chính con người [47, tr 146] Theo Tống sử, các nhà triết học thời kỳ này nhưChu Đôn Di (1017-1073) cho rằng “Nhân là lực lượng sinh ra mọi vật” Trình Hạo (1032-1085) coi

“tình cảm, nghĩa, lễ, trí, tín – cũng như nhân” tức là “nguyên tố người có sẵn cho mọi vật”, mọi vật

và con người đều có linh hồn, tuy rằng con người là linh thiêng nhất Đây là bước thụt lùi so vớiHàn Dũ là người đầu tiên đề xuất luận điểm: con người là chủ trong tất cả cái gì tồn tại và nguyên tốngười là tình thương đối với tất cả Theo ông, khái niệm “nhân tố người” một mặt chỉ một đặc tínhchỉ có con người là thể hiện ở mức cao nhất và bổn phận con người phải có trách nhiệm đối với các

sự vật như thế nào Đây thực chất là quan điểm duy tâm chủ quan tuy nó đem lại ý tưởng về sựkhẳng định vai trò của con người trong thế giới Như vậy, mặc dù chưa thống nhất và chưa đưa rađược một khái niệm hoàn chỉnh về nhân tố con người, nhưng các nhà triết học trước Mác đã có côngtrong việc đi sâu nghiên cứu từng khía cạnh của nhân tố con người: mặt hoạt động, vai trò của đạođức, tinh thần, ý chí… coi con người là giá trị cao nhất, là thước đo của mọi giá trị và là chủ thể duy

Trang 18

nhất sáng tạo ra tất cả Khuyết điểm lớn nhất của triết học trước Mác là không xuất phát từ conngười hiện thực, cụ thể, cảm tính, con người hoạt động thực tiễn Đó là nguyên nhân cơ bản dẫn cácnhà triết học rơi vào lập trường duy tâm, thần bí và siêu hình trong các quan niệm về con người Tiền đề xuất phát của triết học Mácxít là con người hiện thực, từ đó dẫn tới các quan điểm:con người là một thực thể thống nhất giữa yếu tố sinh vật và yếu tố xã hội Bản chất con ngườikhông phải là thần bí, trừu tượng, bất biến, mà là tổng hoà các quan hệ xã hội hiện thực Con ngườivừa là sản phẩm vừa là chủ thể của lịch sử Vai trò quyết định của quần chúng nhân dân đối với lịchsử… Những quan điểm đó đã đặt con người vào vị trí trung tâm của lịch sử, là chủ thể tích cực, sángtạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, mọi nền văn minh trên thế giới: “Lịch sử chẳng qua chỉ làhoạt động của con người theo đuổi mục đích của bản thân mình” [60,tr 141] Sự khác nhau căn bảngiữa lịch sử phát triển của xã hội với quá trình tiến hoá của tự nhiên là “trong lịch sử của xã hội,

nhân tố hoạt động hoàn toàn chỉ là những con người có ý thức, hành động có suy nghĩ, hay có nhiệt

tình và theo đuổi những mục đích nhất định, thì không có gì xảy ra mà lại không có ý định tự giác,không có mục đích mong muốn” [65,tr 435] Đây là cơ sở lý luận cho phương pháp tiếp cận về nhân

tố con người của chủ nghĩa Mác- Lênin

Tuy nhiên, do mục đích và phương pháp nghiên cứu khác nhau mà hiện nay có rất nhiềuquan niệm khác nhau về nhân tố con người Có thể đưa ra một số quan niệm sau:

- Nhấn mạnh vào mặt hoạt động của nhân tố con người, vào sự thể hiện của phẩm chất, đặc

trưng bản chất của nó trong hoạt động có định hướng và biến đổi

- Nhấn mạnh vào các đặc trưng phẩm chất cá nhân của con người được thể hiện trong các

hoạt động Coi nhân tố con người như là một tổng hoà các phẩm chất, thuộc tính, đặc trưng, nănglực đa dạng của con người, tiềm năng chung (tự nhiên và xã hội) biểu hiện trong các dạng thức hoạtđộng khác nhau Coi nhân tố con người như là nhân tố cấu thành của nhân cách [113]

Như vậy cái chung trong các quan niệm này là coi nhân tố con người về bản chất là nhân tố

xã hội, quy định vai trò chủ thể của con người Nhưng sự khác nhau là, quan niệm thứ nhất lấy hoạt

Trang 19

động làm đặc trưng cơ bản, còn phẩm chất, năng lực được thể hiện trong hoạt động Quan niệm thứ

hai, lấy đặc trưng cơ bản là những phẩm chất, năng lực,còn hoạt động là sự thể hiện của nó Cách

hiểu như vậy là chưa toàn diện và đúng đắn Nếu nhấn mạnh vào mặt hoạt động thì sẽ không thấyđược vai trò quan trọng của tiềm năng sáng tạo, tích cực, chủ động của con người Con người hoạtđộng luôn có sự tham gia của nhận thức, các phẩm chất và năng lực nhất định Hoạt động của conngười không tách rời mà nằm trong cùng quá trình biến đổi của nhận thức Phẩm chất xã hội của conngười không chỉ là kết quả được hình thành và biểu hiện trong hoạt động mà còn là nền tảng tinhthần cho mọi hoạt động của con người Nếu giới hạn nhân tố con người trong lĩnh vực tinh thần thìchưa nói lên được vai trò cực kỳ quan trọng của đặc trưng hoạt động, coi như là cơ sở quyết địnhhình thành và phát triển, sự biểu hiện các phẩm chất, năng lực con người

Để tiến tới một khái niệm về nhân tố con người nói chung, cần phải có phương pháp tiếp cậncho phù hợp Dựa theo kết quả của chương trình khoa học KX-07 “Con người Việt Nam - mục tiêu

và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”, Phương pháp tiếp cận hoạt động – giá trị - nhân

cách lựa chọn là phương pháp quan trọng để xác định đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp này xem xét nhân tố con người như một chỉnh thế thống nhất của hai quá

trình: một mặt, từ hoạt động con người thông qua các hệ thống giá trị mà hình thành nên nhân cách với tư cách là thước đo giá trị của chủ thể Mặt khác, nhân cách với tư cách là thước đo mức độ phù hợp giữa giá trị của chủ thể với giá trị xã hội, là cơ sở, điều kiện cho mọi hoạt động của chủ thể tiếp tục sáng tạo ra các giá trị xã hội Có thể biểu diễn bằng sơ đồ:

Nhân cách

Trang 20

Phương pháp này cho phép tiếp cận nhân tố con người như một hệ thống - cấu trúc phức tạptrong quá trình vận động, phát triển, bao quát được những đặc trưng bản chất nói lên con người vừa

là chủ thể hoạt động, chủ thể mang những đặc trưng về phẩm chất năng lực, đồng thời là chủ thể tiếpthu và sáng tạo giá trị xã hội Nó nêu bật vai trò chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo của con người,

khẳng định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển xã hội Từ đó, có quan niệm: Nhân

tố con người là hệ thống các yếu tố, các đặc trưng quy định vai trò chủ thể tích cực, tự giác, sáng tạo của con người, bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hoà các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người trong một quá trình biến đổi và phát triển xã hội nhất định [105, tr120].

Xét về cấu trúc, nhân tố con người xác định ở ba phương diện: phương diện thứ nhất, chỉ

hoạt động của con người, bao gồm hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận hay hoạt động vật chất

và hoạt động tinh thần Thông qua hoạt động, con người được coi là động lực quyết định sự vậnđộng, phát triển xã hội Phương diện thứ hai, chỉ tổng hoà những đặc trưng về phẩm chất và nănglực của con người Đây là hai yếu tố cơ bản trong cấu trúc nhân cách Phương diện thứ ba, như là sựthống nhất của tính cá nhân (cá thể) và tính xã hội (cộng đồng) Ba phương diện này thống nhất biệnchứng với nhau trong sự vận động và phát triển Trong mối quan hệ đó thì “nhân tố hoạt động” giữ

vị trí “tính thứ nhất”, còn phẩm chất, năng lực là “tính thứ hai” Bởi vì, hoạt động của con người gắnliền với phẩm chất và năng lực, nó còn dựa trên cơ sở, điều kiện những phẩm chất, năng lực nhấtđịnh mới thực hiện được Sự thống nhất giữa tính cá nhân và xã hội, cá thể và cộng đồng chỉ ra vịtrí, đặc trưng của nhân tố con người so với các nhân tố vật chất khác trong thế giới hiện thực

Xét về nội dung, khái niệm nhân tố con người bao gồm: Một là, những đặc trưng của con

người với tư cách là chủ thể hoạt động nhằm thực hiện các mục đích, nhu cầu, nhiệm vụ xã hội, giữvai trò là tác nhân trực tiếp tạo ra sự biến đổi lịch sử Hoạt động là quá trình hiện thực hoá nhữngđặc trưng bản chất của con người, thể hiện năng lực thực tiễn nhằm thoả mãn các nhu cầu, lợi ích

Trang 21

của con người Hoạt động là cơ sở hình thành và phát triển những phẩm chất của con người Mọi

yếu tố tạo nên động lực phát triển xã hội đều được thực hiện và thể hiện qua con người Hai là,

những đặc trưng của con người với tư cách là một nhân cách, phản ánh những giá trị xã hội trongmột điều kiện lịch sử cụ thể Các tác phẩm xã hội: đạo đức, chính trị hình thành nên con người ở thếgiới quan, lý tưởng, niềm tin, lập trường, thái độ, quan hệ ứng xử… các năng lực nhận thức, tổ chứcquản lý, hành động… nó phản ánh sự hoàn thiện của chủ thể trong các hoạt động, các quan hệ củacon người Bởi vì con người vốn sinh ra chưa có nhân cách Nhân cách là “các cấu tạo hoá các thể”

Ba là, chỉ ra những đặc trưng của con người với tư cách là chủ thể mang giá trị xã hội và là giá trị

cao nhất, thước đo của sự phát triển xã hội Mặt chất lượng của nhân tố con người được phản ánh ởcấp độ phẩm giá con người làm cho hoạt động của con người mang tính nhân đạo, nhân văn Nóicách khác, nó biểu hiện yếu tố nhân tính, yếu tố văn hoá trong các dạng thức hoạt động khác nhaucủa con người Đó là tính toàn vẹn, là năng lực tự ý thức, tự nhận thức, tự đánh giá và tự điều khiểnhành vi trong hoạt động mang tính chủ thể

Tóm lại, nội dung của nhân tố con người bao gồm những quá trình, những yếu tố cấu thànhmột chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động và nhân cách với trình độ phát triển về chất của cácquá trình, các yếu tố đó

Kết quả phân tích trên là cơ sở để tiến tới một khái niệm khoa học về nhân tố con người theoquan niệm Hồ Chí Minh Hồ Chí Minh không dùng từ “nhân tố con người” mà thường dùng các từnhư: “sức dân”, “sức người”, “tài dân”, “lực lượng của dân”… nhưng về thực chất trong tư tưởng

Hồ Chí Minh luôn đề cao vai trò nhân tố con người trong cách mạng Việt Nam, có thể khái quát một

số nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, theo Hồ Chí Minh, nhân tố con người không chỉ là vai trò tích cực, chủ động sáng tạo của mỗi cá nhân, cá thể, mà còn là vai trò của các giai cấp, các tầng lớp người trong xã hội Nói

đến nhân tố con người trong điều kiện cuộc CMVS, xét đến cùng là sức mạnh của mỗi cá nhân phảidựa vào sức mạnh tập thể Ăngghen cho rằng, con người làm ra lịch sử của mình bằng cách là mỗi

Trang 22

người làm ra một mục đích riêng, chính kết quả chung của vô số những ý muốn, những hoạt độngkhác nhau đó đã tạo nên lịch sử [65,tr 436] Lênin cũng lưu ý tới hoạt động của các cá nhân đangsống muôn hình, muôn vẻ vô chừng và hình như không thể nào hệ thống hóa nổi, được quy vào hoạtđộng của các giai cấp và cuộc đấu tranh của các giai cấp ấy đã quyết định sự phát triển của xã hội[52, tr539] Hồ Chí Minh trong khi khẳng định vai trò cá nhân, coi mỗi người là một bộ phận của tậpthể, giữ một vị trí nhất định và đóng góp một phần công lao trong xã hội [89,tr 291], cũng nhấnmạnh rằng, sự nghiệp cách mạng là công việc của hàng triệu người chứ không phải chỉ bằng một vàiviệc của một số cá nhân anh hùng [92, tr550-551].

Thứ hai, xét theo phương diện nhân tố con người với tư cách là chủ thể hoạt động, Hồ Chí Minh coi trọng hoạt động tự giác của con người, có tổ chức, có lãnh đạo của Đảng cộng sản thông

qua các phong trào thi đua của quần chúng Đây là một dạng thức hoạt động đặc biệt của con ngườitrong CMVS Nó không còn là những hoạt động của cá nhân riêng biệt, tự phát mà là hoạt động cótính chất xã hội rộng rãi, lay chuyển cả một tầng lớp người, một dân tộc, để giải phóng dân tộc vàxây dựng đất nước

Thứ ba: đặc biệt đề cao vai trò của phẩm chất chính trị - tinh thần coi như điều kiện tiên

quyết, được ưu tiên hơn so với các đặc trưng khác trong cấu thành nhân cách con người Hồ ChíMinh coi trọng công tác giáo dục – chính trị, tư tưởng đạo đức, để xác lập lý tưởng, niềm tin, cácnhu cầu, động cơ, qua đó nâng cao các năng lực hoạt động của con người Theo Hồ Chí Minh, muốn

có CNXH, trước hết phải có con người XHCN, Muốn có con người XHCN phải có tư tưởng XHCN.Con người mới khác con người cũ là ở tư tưởng [75, tr397] Mọi hành động đúng đắn của con ngườiphải bắt nguồn từ sự nhận thức đúng đắn “Có lý luận soi đường thì quần chúng hành động mớiđúng đắn, mới phát triển được tài năng và lực lượng vô cùng tận của mình” [87, tr231]

Thứ tư: nhân tố con người là những tiêu chí về nhân cách, một kiểu mẫu con người mới với

những đặc trưng về phẩm chất, năng lực được hình thành trong hoạt động thực tiễn Do đó, theo HồChí Minh, nhân tố con người không chỉ là chủ thể của hoạt động mà còn là khách thể của quá trình

Trang 23

đó, hiểu theo nghĩa là những nhu cầu xã hội đối với con người, sự cần thiết phải giáo dục - đào tạo

để hình thành nên các phẩm chất, năng lực, sự hưởng thụ các giá trị vật chất – tinh thần trong quátrình xây dựng CNXH

Từ đó, theo tư tưởng Hồ Chí Minh có thể đưa ra một định nghĩa: nhân cách con người là hệ

thống các thuộc tính, đặc trưng quy định vai trò chủ thể ( cá nhân, tập thể, cộng đồng) tích cực, chủ động, sáng tạo của con người bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hoà các đặc trưng và phẩm chất, năng lực của con người mới XHCN trong quá trình cách mạng Việt Nam.

1.2 Nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

Việc xác định nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về con người

có ý nghĩa quan trọng để hiểu bản chất tư tưởng Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với những tinh hoagiá trị của dân tộc và nhân loại Bởi vì mọi học thuyết ra đời đều kế thừa những tư tưởng trước đó vàphát sinh, phát triển trên mảnh đất hiện thực, phản ánh lợi ích của giai cấp, dân tộc và là kết quả hoạtđộng nhận thức của một con người, một tập đoàn nhất định

Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là sự tích hợp của nhiều nền văn hoá Những giá trị tưtưởng về con người của phương Đông và phương Tây được thể hiện nhuần nhuyễn trong quá trìnhkhai thác, sử dụng những giá trị truyền thống dân tộc Nó phản ánh những cuộc vận động lớn củadân tộc, những quy luật phát triển của thời đại nhằm giải phóng con người Đó là kết quả tất yếu đốivới Hồ Chí Minh, một con người đi nhiều, hiểu rộng, tiếp xúc với nhiều nền văn minh và sử dụngthành thạo nhiều ngôn ngữ lớn trên thế giới Đặc biệt là cuộc đời của một vĩ nhân “anh hùng giảiphóng dân tộc, nhà văn hoá lớn” đã gắn kết với những sự kiện lịch sử vĩ đại của dân tộc và nhân loạitrong thế kỷ XX

1.2.1. Từ truyền thống con người Việt Nam

Điểm chủ yếu trong tư tưởng Hồ Chí Minh về con người chính là phát huy những giá trị truyềnthống con người Việt Nam trong CMVS Có nhiều quan niệm khác nhau về truyền thống, có thể

Trang 24

hiểu: truyền thống là tập hợp những tư tưởng tình cảm, tập quán, thói quen trong tư duy, lối sống vàứng xử của một cộng đồng người nhất định, được hình thành trong lịch sử và đã trở nên ổn định,được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [129, tr 11] Truyền thống được thể hiện trong cácchế định xã hội, chuẩn mực hành vi, các giá trị tư tưởng, phong tục, tập quán và lối sống… có tácdụng “khống chế vô hình” đến hành vi con người Nó là sức mạnh “nội sinh” tiềm năng, là “bảnsắc” của dân tộc, của con người Việt Nam.

Đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyền thống dân tộc nói chung và truyền thống con ngườiViệt Nam nói riêng Có thể khái quát trên một số nội dung cơ bản về truyền thống con người Việt

Nam : tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc, ý chí tự lực tự cường; lao động cần cù sáng tạo, nhạy

cảm với cái mới, biết đối phó linh hoạt, ứng xử mềm mỏng, biết thích nghi và hội nhập để tồn tại và phát triển; tinh thần cộng đồng, truyền thống đoàn kết, nhân ái, lòng bao dung, độ lượng, hiếu thảo, coi trọng tình nghĩa; tinh thần thực tế, coi trọng kinh nghiệm, tôn trọng người già; hiếu học, tôn sư trọng đạo, có tinh thần khoan dung tôn giáo; có tài nghệ quân sự, anh hùng, mưu trí, dũng cảm, trung thực, giản dị…Bên cạnh những giá trị tích cực, còn tồn tại những mặt hạn chế như: tính cục

bộ, địa phương, tâm lý bình quân chủ nghĩa; tác phong lề mề, luộm thuộm, qua loa đại khái; thiếu ý thức kỷ luật, tự do tuỳ tiện; lối làm ăn nhỏ, lẻ, kém hoạch toán, thiển cận, hẹp hòi; tâm lý cầu an, cầu may, ăn xổi; tư duy phân tích, thực nghiệm và lý luận yếu…

Những mặt tích cực và hạn chế của con người truyền thống Việt Nam có nguyên nhân từ đặc

điểm kinh tế - xã hội – văn hoá trong lịch sử Người Việt Nam hay là cộng đồng người Việt là sự

cộng cư giữa người Việt cổ, thời đại văn hoá Hoà bình, với người Việt di cư từ phương Bắc xuống,

đó là một cộng đồng thống nhất trong sự dị biệt giữa các bộ lạc, hình thành nên dân tộc với một lịch

sử lâu dài hơn mấy nghìn năm Nền văn minh Việt Nam là văn minh nông nghiệp, kết hợp giữatrồng lúa nước, chăn nuôi cùng với tiểu công nghiệp và nghề chài lưới, kinh tế tiểu nông làm nềntảng với những thiết chế cộng đồng bền vững: gia đình – làng, xã và quốc gia – dân tộc Vì vậy,

kinh tế nông nghiệp, cư dân nông nghiệp, xã hội nông thôn là ba chỉ số quan trọng để nhận diện con

Trang 25

người Việt Nam Mác viết: “tiểu nông là một khối quần chúng đông đảo mà tất cả các thành viênđều sống trong một hoàn cảnh như nhau, nhưng lại không nằm trong mối quan hệ nhiều mặt vớinhau… đại khái cũng giống như một cái bao tải đựng những củ khoai tây” [62, tr 264] Đây là thựcchất địa vị, tư tưởng tâm lý của giai cấp tiểu nông Tuy nhiên, khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam cònthấy có những đặc trưng khác Đó là vai trò của làng, xã, gia đình trong các thiết chế xã hội Làng,

xã Việt Nam là tâm điểm của văn minh nông nghiệp, là tổ chức cơ bản của xã hội, là môi trườngnhân văn tổng hợp các quan hệ kinh tế, xã hội, văn hoá, địa vị, huyết thống, giai cấp… Người Việt,trong lịch sử có thể mất nước nhưng không mất làng Làng xã là nơi bảo tồn các giá trị truyền thốngdân tộc, là bàn lọc văn hoá ngoại lai, là cơ sở cố kết dân tộc Chế độ ruộng công và nền dân chủ làngmạc với “hương ước”, “lệ làng” là những đặc trưng cơ bản của dân tộc Nếp sống của làng, xã là nếpsống dân tộc Người tiểu nông là người đại diện cho tâm lý, truyền thống dân tộc Đối với ngườiViệt, gia đình là một tế bào của xã hội, là một đơn vị kinh tế - xã hội hết sức quan trọng Tình cảmgia đình là tình cảm cao quý Đối với người dân An nam, cái có tính truyền thống nhất và thiêngliêng nhất chính là đạo thờ cúng tổ tiên Người Việt coi trọng các mối quan hệ cộng đồng, gia đình,dòng họ [129, tr 24-25] Đây là cơ sở kinh tế - xã hội hình thành lòng nhân ái, tinh thần cộng đồng,đoàn kết, lòng hiếu thảo… đồng thời nó cũng bộc lộ những hạn chế, tiêu cực như: tư tưởng cục bộ,dòng họ, phe giáp, gia trưởng, dân chủ phường hội, lối làm nhỏ lẻ… trong con người Việt Nam.Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử vẻ vang đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc Trong lịch sửmấy nghìn năm dựng nước và giữ nước từ thời đại Hồng Bàng đến thời đại Hồ Chí Minh (2879TCN- nay), nếu tính từ nước Âu Lạc đến nay thì có hơn 13 thế kỷ chiến tranh với 37 cuộc chiếntranh chống xâm lược qui mô lớn và hàng trăm cuộc khởi nghĩa trong nội bộ đất nước [1] Nó đãhình thành nên truyền thống cực kỳ quý báu, đó là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết dân tộc, ýchí quật cường, niềm tự tôn dân tộc, tài nghệ quân sự của người Việt Nam Các dân tộc thuộc địa,gắn kết chủ nghĩa dân tộc với chủ nghĩa quốc tế vô sản [81,tr 464-469] Đây là vấn đề có tínhnguyên tắc, vừa có ý nghĩa là một phương pháp cách mạng Tiến hành cuộc CMVS trong một nước

Trang 26

thuộc địa nửa phong kiến, xã hội lạc hậu, nền kinh tế phổ biến là sản xuất nhỏ Hồ Chí Minh đãhướng những giá trị truyền thống gắn bó hữu cơ với mục tiêu, lý tưởng của CNXH Ngay từ khi còn

ở Paris, viết báo Người cùng khổ, Hồ Chí Minh đã luận chứng về khả năng CNCS có thể thực hiện

được ở châu Á, về sự kết hợp giữa CMGPDT với CMVS, giữa các giá trị truyền thống với các giátrị CNXH Trong những thời điểm đặc biệt của lịch sử ở Hồ Chí Minh luôn có mối liên hệ giữa hiệnđại và truyền thống: thắp hương và dự lễ kỷ niệm Lý Bát Đế ngày 13-9-1945 khi nước nhà vừa dànhđược độc lập; trên đường về thủ đô ghé thăm các vua Hùng, ngày 19-9-1954; thăm Côn Sơn, khu ditích lịch sử thờ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, 15-2-1965…Những cuộc viếng thăm đầy ý nghĩa

ấy đã thể hiện tình cảm trân trọng với lịch sử vẻ vang của dân tộc Sức mạnh của các giá trị truyềnthống chính là ở khả năng điều chỉnh nhận thức và hành vi của con người, đó là cơ chế bên trong,khả năng tự ý thức, tự điều chỉnh của cả một cộng đồng người trước yêu cầu phát triển của xã hội.-Kế thừa, phát huy và nâng cao những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, cải tạo hayxoá bỏ những truyền thống lạc hậu, tiêu cực của di sản quá khứ

Hồ Chí Minh viết: “Đời sống mới không phải cái gì cũ cũng bỏ hết, không phải cái gì cũng làmmới Cái gì cũ mà xấu, thì phải gạt bỏ Cái gì cũ mà không xấu, nhưng phiền phức thì phải sửa đổilại cho hợp lý Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm lên Cái gì mới mà hay, thì ta phải làm”[85,tr94-95]

Kế thừa và phát huy tất cả những giá trị truyền thống của con người Việt Nam vào sự nghiệp cáchmạng mà tiêu điểm những giá trị ấy là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, đạo lý làm người

Hồ Chí Minh đề cao truyền thống yêu nước, yêu độc lập tự do lên thang giá trị cao nhất của con

người Đó là một truyền thống quý báu, bắt nguồn từ sự hình thành sớm của dân tộc và có quá nhiềucác cuộc chiến tranh Có thể nói, chủ nghĩa yêu nước là “sợi chỉ đỏ” của các giá trị truyền thống, làcội nguồn đời sống tinh thần của người Việt Nam Nó thể hiện ý thức về chủ quyền đất nước, khẳngđịnh cái chung về nòi giống, kinh tế, tiếng nói, lãnh thổ, văn hoá, phong tục tập quan, đặt lợi ích dântộc lên cao nhất, coi dân tộc, nhân dân, quốc gia làm trọng Truyền thống đó được Hồ Chí Minh

Trang 27

nâng lên một tầm cao mới: yêu nước là “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhấtđịnh không chịu làm nô lệ”, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, yêu nước là yêu nhân dân, yêuCNXH, là tinh thần quốc tế cao cả.

Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng là một đặc trưng cơ bản của con người Việt Nam Hồ Chí

Minh viết: “Sử ta dạy cho ta bài học này: lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước tađộc lập, tự do Trái lại, lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn” [83, tr.217].Truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng, được hình thành từ những đặc điểm phát triển dân tộc:nền kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào tự nhiên luôn luôn phải đối mặt với các tai hoạ do thiênnhiên mang đến như lũ lụt, gió bão Cơ cấu tổ chức xã hội “cơ cấu xã hội cộng đồng từ dưới lên làcông xã thị tộc, công xã nông thôn - bộ lạc – liên minh bộ lạc - nước Cơ cấu tổ chức nhà nước: tộctrưởng - bồ chính - phụ đạo - lạc tướng – Hùng vương” [57] Cơ cấu này có từ thời Hùng Vương,khi những nhân tố kinh tế - xã hội phát triển phá vỡ cơ cấu đó, thì về cơ bản, cấu trúc dọc của xã hội

Việt Nam là Nhà – Làng - Nước Làng, xã Việt Nam là môi trường xã hội tổng hợp duy trì các quan

hệ giữa người với người về sản xuất văn hoá, sinh hoạt, tín ngưỡng Đặc biệt là luôn phải đương đầuvới những cuộc chiến tranh xâm lược, khi so sánh lực lượng thường không có lợi đối với một nướcnhỏ, dân ít Trước sự tồn vong của dân tộc, của giống nòi, từ khát vọng độc lập tự do, tính chấtchính nghĩa của cuộc chiến tranh,… vừa là cơ sở vừa là yêu cầu phải xây dựng khối đại đoàn kếttoàn dân, từ trên xuống, từ vua cho đến thứ dân Những giá trị “vua tôi đồng lòng, anh em hoàthuận”, “tận dân vi binh”,… là biểu hiện của truyền thống đoàn kết, ý thức cộng đồng của conngười Việt Nam để tạo ra sức mạnh cho dân tộc trường tồn trong lịch sử Hồ Chí Minh nói “Đoànkết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta” Đầu những năm 20 của thế kỷ nàytrong quá trình đi tìm con đường cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã chỉ ra một trong nhữngnguyên nhân mất nước và dân tộc chưa được giải phóng dân tộc thì cuộc cách mạng đó phải có tínhchất quần chúng, phải được chuẩn bị trong quần chúng, phải thành lập mặt trận nhằm tập hợp mọilực lượng đánh đổ kẻ thù Những giá trị truyền thống đó là cơ sở hình thành tư tưởng và chiến lược

Trang 28

đại đoàn kết Hồ Chí Minh “Trên thực tế, tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh, suốt hơn nửa thế kỷqua đã trở thành ngọn cờ tư tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam, đã thấm sâu vào suy nghĩ, tình cảm,hành động của tất cả những người Việt Nam yêu nước và hoá thành sức mạnh, thành động lực tiếnhoá của cả một dân tộc” [96, tr 14].

Những giá trị đạo đức nhân sinh hay còn gọi là đạo lý làm người được hình thành từ rất sớm Đó

là hệ thống các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức trong lối sống, nếp sống, giao tiếp củangười Việt Nam, được biểu hiện chủ yếu ở nền văn hoá dân gian, truyền miệng, những kinh nghiệm

và hành vi đạo đức Nội dung đạo làm người rất phong phú: quan trọng nhất là đạo thờ tổ tiên, thờnhững người có công với nước, “uống nước nhớ nguồn”; nhân ái, “một mặt người hơn mười mặtcủa”, “nhiễu điều phủ lấy giá gương”…, tiết kiệm, cần cù, hiếu học, sự hoà đồng, hoà mục, thuỷchung, tín nghĩa giữa vợ chồng, anh em, bạn bè, hiếu thảo với cha mẹ; trung thực, mưu trí, dũngcảm… Tất cả những giá trị truyền thống đó đã được tiếp thu và phát huy trong tư tưởng Hồ ChíMinh về con người Cũng giống như nhân dân từ bao đời nay, Hồ Chí Minh thường trích dẫn tụcngữ, ca dao để diễn đạt, đặc biệt là việc nêu những tấm gương lịch sử, những chuyện người thật,việc thật, người tốt, việc tốt rất phong phú trong cuộc sống đời thường Người quan tâm đến ý nghĩathực tiễn của các nguyên lý đạo đức, chú ý thực hành đạo đức, nêu gương không chỉ để giáo dụcnhân dân mà còn đối với cả bản thân

Cùng với quá trình xây dựng xã hội mới, con người mới, bên cạnh việc kế thừa và phát huy nhữnggiá trị truyền thống tốt đẹp là việc loại bỏ dần những ảnh hưởng, tàn tích lạc hậu, xấu xa của xã hội

cũ, con người cũ Đó là: thói quen trọng nam khinh nữ; hội hè, đình đám, hiếu hỉ, lãng phí thời gian,tiền bạc; tập quán kém hạch toán; thiển cận, hẹp hòi; tâm lý gia đình, địa phương cục bộ, phe giáp,dòng họ; ngại đấu tranh phê bình, dĩ hoà vi quý, thích những biện pháp nửa vời, trì trệ, bảo thủ, tự

do, tuỳ tiện…biểu hiện trong vô số những thứ mà Hồ Chí Minh gọi là bệnh: quan liêu, cậy quyền,

hủ hoá, lãng phí, tham ô…bắt nguồn từ chủ nghĩa cá nhân Chủ nghĩa cá nhân đẻ ra tất cả những tệnạn đó Hồ Chí Minh cho rằng: “Sinh trưởng trong xã hội cũ, chúng ta ai cũng mang trong mình

Trang 29

hoặc nhiều hoặc ít vết tích xã hội mới thì cần phải tiêu diệt thói hư, tật xấu của xã hội cũ còn sót lại,những thói quen và truyền thống lạc hậu cũng là một kẻ địch, nó ngấm ngầm ngăn cản cách mạngtiến bộ “Chúng ta không thể trấn áp nó, không thể dùng vũ lực để tiêu diệt nó, mà phải cải tạo nómột cách rất cẩn thận, rất chịu khó, rất lâu dài” [89, tr 287].

- Hình thành và phát triển những truyền thống mới theo yêu cầu của sự nghiệp cách mạng

Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã đào tạo, dìu dắt, nhiều thế hệ cáchmạng xứng đáng với “con Lạc cháu Hồng” Đó là lớp người tận trung với nước, tận hiếu với dân; cóđạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư; có lý tưởng cộng sản, có tinh thần làmchủ tập thể…làm hình mẫu con người mới XHCN, định hướng cho những giá trị vừa dân tộc vừahiện đại “Hồ Chí Minh đã cơ cấu lại, đã phát huy cao độ những giá trị đạo đức truyền thống trongcác chuyển biến mới của dân tộc” [41, tr 56] Bản thân Hồ Chí Minh là một nhân cách tiêu biểu,

“Đó là tấm gương tuyệt vời về chí khí cách mạng kiên cường, tinh thần độc lập tự chủ, lòng nhânđạo và yêu mến nhân dân thắm thiết, đạo đức chí công vô tư, tác phong khiêm tốn, giản dị Tư tưởng

và đạo đức cao cả của Người mãi mãi soi sáng và nâng cao tâm hồn chúng ta” [18, tr 36]

1.2.2 Những ảnh hưởng của Nho, Phật, Lão

Xét trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, từ thời Hồng Bàng đến Hùng Vương, cư dân người Việt đã

có một nền văn hoá bản địa phong phú và phát triển Trống đồng là biểu tượng của nền văn hoáĐông sơn, niềm tự hào của dân tộc thời kỳ dựng nước Hệ thống đạo đức nhân sinh giai đoạn đầu

thời kỳ Bắc thuộc đã có nội dung rõ rệt ở một số vấn đề: truyền thống tôn kính, biết ơn cha mẹ, tổ

tiên; tôn kính và nghe theo các thủ lĩnh; coi trọng vai trò phụ nữ Bước vào thời kỳ Bắc thuộc, nền

đạo đức nhân sinh ấy bị tác động, ảnh hưởng của Nho, Phật, Lão và cùng với nó, tạo thành một dòngchảy thống nhất trong đa dạng Phật giáo truyền vào nước ta thế kỷ II sau công nguyên [114, tr 92]theo hai đường: trực tiếp bởi các nhà truyền giáo Ấn Độ, gián tiếp qua các nhà sư Hán Do sự thốngtrị của phương Bắc, nên Phật giáo theo dòng đại thừa có ảnh hưởng rất lớn Là công việc của tưnhân, đạo Phật dễ dàng đi vào làng xóm hơn, vì quần chúng chấp nhận tinh thần từ bi, bác ái, nó gần

Trang 30

gũi với tinh thần cộng đồng vốn có Phật giáo cổ vũ sự xuất thế, thoát ly đời sống hiện thực đầy đaykhổ, cổ vũ một cuộc sống khổ hạnh, diệt dục, tu luyện tinh thần, ý chí giải thoát…những tư tưởng

đó phù hợp với đời sống nghèo khổ và những tai ương mà sự đô hộ tàn bạo của phương Bắc gây ra.Mặt khác, Phật giáo vào nước ta cũng biến thành triết lý nhập thế, hành động, từ thờ Thích ca mâu

ni thành thờ Phật bà quan âm, Phật lúa nước Nó đòi hỏi con người nhập thế “Phật tại tâm”, coi việcđạo là việc đời, mà việc đời là quan trọng nhất, “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tuchùa” Khi có hoạ xâm lược, thì đạo cũng như đời, ai cũng phải bảo vệ Tổ quốc: “Dù xây chín bậcphù đồ, sao bằng làm phúc cứu cho một người” Phật giáo xuất hiện ở nước ta vào cuối thế kỷ II saucông nguyên, khi nước ta giành được chủ quyền dân tộc thì đã có chỗ đứng vững chắc trong xã hội,phát triển thịnh nhất vào đời nhà Lý

Nho giáo vào Việt Nam trong đoàn quân xâm lược của nhà Hán từ trước công nguyên Nhưngviệc truyền bá có nề nếp là từ thế kỷ I sau công nguyên, do Nhâm Diêm, Tích Quang dựng học hiệu

để dạy lễ nghĩa, đến Sĩ Nhiếp thế kỷ II thì việc học Nho đã tương đối phổ biến Đạo Giáo vào ViệtNam là biến thể của Học thuyết Lão – Trang, đến cuối thời Bắc thuộc khi các phái Thiền tông sangmới có ảnh hưởng rõ rệt trong giới tu hành Việt Nam [114, tr 80 và 83] Ngay từ khi du nhập vàonước ta, đã xảy ra cuộc đấu tranh giữa Nho và Phật về học thuật để khẳng định vị trí của mình Cuộcđấu tranh này kéo dài nhiều thế kỷ (từ cuối thế kỷ II đến đầu thế kỷ thứ V) [114, tr 128- 137]

Đánh giá mức độ Nho hoá ở Việt Nam còn nhiều ý kiến khác nhau, theo Trần Quốc Vượng, PhanHuy Lê, thì Nho giáo chỉ có bề dài thời gian, chứ thiếu bề rộng và càng thiếu hẳn bề sâu trong cấutrúc xã hội nước ta, nó chỉ hời hợt, có tác động bề mặt của xã hội Việt Nam [57, tr 491] TheoNguyễn Tài Thư, Hà Văn Tấn cho rằng có những nét thuộc chiều sâu trong cấu trúc xã hội, cũngnhư tư tưởng bản xứ, nhưng Hán hoá với mục tiêu đồng hoá thì không thành công Sự không thànhcông của Hán hóa, có thể do nhiều nguyên nhân: do tinh thần yêu nước, tinh thần cố kết cộng đồng

và bản năng tự vệ của người Việt Nhà Hán thôn tính được nước Việt nhưng không với tới đượclàng, xã Làng, xã là thành trì vững chắc bảo vệ các di sản truyền thống Chữ Hán khó học nên chỉ

Trang 31

những người có điều kiện mới tiếp thu được Đặc biệt là người Việt vốn có sẵn nền văn hoá lâu đờikhông dễ gì mà đồng hoá được.

Chính trong quá trình Hán hoá và chống Hán hoá, đã tạo nên một cơ cấu văn hoá Nho - Phật –Lão được Việt hoá, biến các giá trị, các giáo lý về chính trị, đạo đức của nó thành những hệ thốngnhân sinh quan của mình

Mở cửa cho sự du nhập, giai cấp thống trị thời kỳ tự chủ khuyến khích sự chọn lọc và Việt hoá.Nhà Lý- Trần tôn trọng tín ngưỡng tôn giáo theo thuyết: “Nhật nguyệt tịnh minh, các hữu sở chiếu”(mặt trời, mặt trăng đều sáng, trời chiếu ban ngày trăng chiếu ban đêm) Chính sách khôn ngoannày xuất phát từ nhu cầu đoàn kết dân tộc ở một nước nhỏ, nhiều dân tộc, tín ngưỡng, phong tục tậpquán khác nhau Nó thể hiện tinh thần độ lượng, khoan dung tôn giáo, lòng vị tha của dân tộc, khảnăng thích nghi, cởi mở, hoà nhập của người Việt Nam

Như vậy, trong xã hội Việt Nam thời kỳ phong kiến ngoài nền văn hoá bản địa, sự du nhập củaNho- Phật – Lão là một quá trình lâu dài, có lúc đấu tranh gay gắt, có lúc lại chung sống hoà bìnhvới nhau Đó là quá trình hoà quyện, thâm nhập, loại trừ, bổ sung cho nhau, tạo ra một nền văn hoáNho - Phật – Lão đã được Việt hoá Có những giai đoạn Phật được đề cao như thời Ngô, Đinh, Tiền

Lê, nhà Lý Cuối đời Trần sang các đời Lê, Nguyễn, Nho được coi là công chức nhà nước, đốingoại, thi cử Nho thể hiện sự ưu thắng của mình ngay thời nhà Lý: lập Văn Miếu 1070; mở khoa thiđầu tiên Minh kinh bác học 1075; lập Quốc tử giám 1076…Thế kỷ thứ X, Phật cũng đã thâm nhậpsâu rộng trong nhân dân và có ảnh hưởng nhiều đến giai cấp thống trị, nhiều chùa chiền xuất hiện,tầng lớp sư tăng, tín đồ, phật tử phát triển cả về số lượng và chất lượng Đạo giáo tồn tại từ thờiNgô, Đinh nhưng chỉ ảnh hưởng đến sự mê tín của nhân dân Thời kỳ cận đại, Nho- Phật – Lão đãđược thống nhất lại “Tam giáo đồng nguyên” trên một cơ sở cao hơn, nhưng chính nó cũng đang ởhình thái suy tàn, phản động, do không đáp ứng được những yêu cầu mới của dân tộc trước hoạngoại xâm và nền văn minh phương Tây đang từng bước thâm nhập vào Việt Nam

Trang 32

Lịch sử tư tưởng Việt Nam là lịch sử đấu tranh, giao lưu, thâu hóa, giữa văn hoá bản địa và cácnền văn hóa lớn với những cơ tầng văn hoá xếp chồng lên nhau Vì vậy, Hồ Chí Minh là một nhàvăn hoá lớn của dân tộc, không thể không mang dấu ấn những đặc điểm đó của văn hoá dân tộc.

Về ảnh hưởng của Nho giáo

Cần khẳng định rằng trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa Trung Hoa có ảnh hưởng rất lớn màNho giáo là một bộ phận quan trọng Theo cách học ngày xưa, không chỉ là việc học Nho mà còn

mở rộng trong đủ kính, truyện, chư tử, sử, văn Bản thân Nho giáo có cơ sở từ Kinh, Thư, Lễ, Nhạccủa nhà Tây Chu, tức là Nho nguyên thuỷ [40,tr.385] Do đó, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, ngoàiNho, còn thấy cả vốn kiến thức rộng lớn về văn hoá Trung hoa như Tả truyện, Chiến quốc sách, nhất

là Đường thi, tư tưởng về trồng người của Quảng Trọng, phép dùng binh Tôn tử và cả sách Nhị thập tứ hiếu…Với một học vấn uyên thâm về văn hoá Trung Hoa như vậy, cho thấy Hồ Chí Minhđánh giá được những giá trị tích cực và những hạn chế của Nho giáo

Sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho, Hồ Chí Minh đã có “đủ mười năm đèn sách” tiếp thuNho qua cụ thân sinh và những nhà Nho yêu nước như: Vương Thúc Độ, Hoàng Phan Quỳnh,Vương Thúc Quý Với tư chất thông minh sẵn có, Hồ Chí Minh không chỉ học Nho qua thư tịch,kinh điển mà còn học thứ Nho đã được Việt hóa trong giao tiếp, ứng xử hàng ngày Đặc biệt là họcNho trong hoàn cảnh Nho giáo đã tỏ ra bất lực trước thời cuộc và đang được sàng lọc qua chủ nghĩayêu nước, qua các phong trào đấu tranh của dân tộc chống ngoại xâm quyết liệt thì Nho giáo càngbộc lộ nhiều mâu thuẫn của nó Sau này trong quá trình tiếp thu các giá trị văn hoá phương Tây thìcái vốn Nho học càng được cô đọng, kết tinh lại và có được vị trí xứng đáng trong tư tưởng Hồ ChíMinh về con người Vậy Hồ Chí Minh tiếp thu những gì ở Nho giáo:

- Khai thác, lựa chon những yếu tố tích cực, phù hợp đối với con người Việt Nam mới

Coi trọng đạo đức làm gốc Hồ Chí Minh nói: “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn

đức” Đức là đạo đức cách mạng Đó là cái gốc rất quan trọng Nếu không có đạo đức cách mạng thì

có tài cũng vô dụng” [91,tr329] Khổng Tử lấy chữ “Nhân” làm phạm trù cơ bản, tuy rằng chữ

Trang 33

“Nhân” có nhiều nghĩa khác nhau Theo Cao Xuân Huy “trong sách luận ngữ có 105 chỗ nói đếnchữ “nhân” nhưng không chỗ nào định nghĩa chữ “nhân” giống chỗ nào” [40, tr 407] Quy tụ lại chữ

“nhân” là đức tính hoàn thiện, là cái gốc đạo đức của con người Nhấn mạnh chính tâm, tu thân coi

là con đường cơ bản để hoàn thiện nhân cách, Hồ Chí Minh nhiều lần nói về sự cần thiết phải chínhtâm: “Tự mình phải chính trước thì mới giúp người khác chính, mình không chính mà muốn ngườikhác chính là vô lý” [85,tr.644] và chúng ta phải nhớ câu “chính tâm tu thân” để “trị quốc, bình

thiên hạ”, mà điều quan trọng chính là sự tu dưỡng bản thân, là sự nêu gương thực hành đạo đức,

một điều được Nho giáo đặc biệt chú ý Hồ Chí Minh nói: “mình trước hết phải siêng năng, trongsạch mới bảo người ta siêng năng trong sạch được”, “cán bộ, đảng viên, đoàn viên phải miệng nóitay làm xung phong gương mẫu”, “muốn cải tạo thế giới, cải tạo xã hội thì trước hết phải cải tạo bảnthân”

Đề cao hiếu học, trọng học Hồ Chí Minh viết “Mỗi một đồng chí chúng ta phải có thái độ khiêm

tốn, càng cao, càng giỏi, càng khiêm tốn, phải có lòng cầu tiến bộ Phải nhớ câu nói của ông thầychúng ta “phải học thêm, phải học mãi”, “người có học mới tiến bộ Càng học càng tiến bộ”[85,tr.79 và 99]

Coi dân là gốc nước, dân là quý thực hiện tư tưởng thân dân Hồ Chí Minh viết: “Nước ta là một

nước dân chủ: Bao nhiêu lợi ích là vì dân… Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”[85,tr.698]

- Sử dụng thuật ngữ cũ nhưng bổ sung, sửa đổi, đem lại cho nó ý nghĩa mới Những phạm trù:nhân, nghĩa, lễ, trí, tín, dũng, liêm, chính… được Hồ Chí Minh khai thác mặt tích cực nhất, làm thayđổi về bản chất nội dung, khiến cho những phạm trù Nho giáo thích hợp với nội dung đạo đức mớikhác nhau nhiều Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chống lên giời” [86,tr.320-321]

“Đạo lý ngày xưa các cụ nêu lên không phải ai cũng làm được” [92,tr.558], “Ngày nay, thời đại mới,đạo đức cũng phải mới” [84, tr.149] Những vấn đề chính tâm tu thân, vai trò đạo đức, coi trọng học

Trang 34

tập, sự nêu gương giáo dục từ việc nhỏ đến việc lớn, thực hành đạo đức, tính người, lối sống, phép

xử thế, giao tiếp, vấn đề nhân cách lý tưởng… đều được Hồ Chí Minh sử dụng với nội dung mới

- Trân trọng những mặt tích cực, phê phán những mặt tiêu cực của con người Nho giáo

Mặt tích cực về con người của Nho giáo: đó là những con người sống có lý tưởng; có sự rèn luyện

công phu; sống trong sạch; liêm khiết; kiên cường bất khuất; sẵn sàng xả thân vì nghĩa lớn; conngười có nghĩa vụ cao không chỉ đối với mình mà có nghĩa vụ với người khác; gương mẫu; say mêhọc tập; đối nhân xử thế theo đạo lý; trọng thực tài và trọng nghĩa; có sức mạnh ý chí tinh thần

cao…Mặt tiêu cực; hạn chế: là con người của nghĩa vụ nên họ không thể bộc lộ được cá tính, phát

triển được tài năng; hy sinh cái tôi, tự do cá nhân và những lạc thú của con người; không có sự pháttriển toàn diện, rơi vào trạng thái bảo thủ, trì trệ; dễ bằng lòng với thực tại, thiếu những hành độngcải biến cách mạng; sống theo tôn ti trật tự đẳng cấp xã hội Nho giáo nhấn mạnh khả năng hoạtđộng chính trị - xã hội và những phẩm chất chính trị - xã hội Nho giáo chia con người thành nhiềuloại: thánh nhân, hiền nhân, quân tử, trượng phu, sĩ, tiểu nhân… căn cứ vào đạo đức, nhân cách chứkhông dựa trên cơ sở kinh tế - chính trị Hình mẫu lý tưởng của con người Nho giáo là không tưởng

vì nó không chú ý đến điều kiện hiện thực cho việc xây dựng con người Nó tách con người ra khỏicác mối quan hệ lịch sử - cụ thể Vì vậy, đó là con người trừu tượng, phi lịch sử, phi giai cấp, mangtính chất phổ biến, vĩnh cửu… đây là những nội dung mà Hồ Chí Minh phê phán dưới nhiều hìnhthức khác nhau

Hồ Chí Minh ít nói về ngũ luân, tam cương, tam tòng, tứ đức, không đề cao mẫu người quân tử,đặc biệt là thái độ coi thường lao động chân tay, hạ thấp vai trò người phụ nữ, tư tưởng đẳng cấp…Đánh giá một cách xác đáng vai trò của Nho giáo, Hồ Chí Minh viết: “những người An namchúng ta hãy hoàn thiện mình về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về mặtcách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin” [82,tr454]

Về ảnh hưởng của Lão – Trang

Trang 35

Trong các bài viết, bài nói, Hồ Chí Minh hầu như không nói về Lão – Trang Có một bài đăng trên

báo Nhân dân số 236 ngày 9-10-1954 với đầu đề: “Giữ gìn trật tự, an ninh” nhân tiếp quản thủ đô

Hà nội, Hồ Chí Minh trích Lão tử: “dạ bất bế hộ, lộ bất thập di – nghĩa là: ban đêm không cần đóngcửa, ngoài đường không ai nhặt của rơi [87,tr.363] Điều chắc chắn là Hồ Chí Minh đã đọc Lão tử,

vì Lão tử với Đạo đức kinh được Hêghen coi như nhà triết học lớn thời cổ đại, “Điểm nổi bật là bavấn đề cơ bản: học thuyết về “Đạo”, tư tưởng về phép biện chứng; học thuyết “vô vị” hay nhữngvấn đề đạo đức nhân sinh, chính trị, xã hội” [123,tr.123] Ảnh hưởng của Lão tử đối với Hồ Chí

Minh, điều dễ nhận thấy là: Lối sống với triết lý “theo tự nhiên”, thể hiện những mặt tích cực là:

- Lão tử đề xuất học thuyết “vô vị”, nghĩa là con người sống, hoạt động theo lẽ tự nhiên, thuầnphác, không giả tạo, gò ép, trái với bản tính tự nhiên của mình Điều này được Hồ Chí Minh thể hiệnrất rõ ràng trong phong cách, nếp sống, xử thế: sự chân thành, nhã nhặn, thân ái, tự nhiên

- Nghệ thuật sống của con người theo Lão tử là: từ ái, cần kiệm, khiêm tốn, khoan dung, trí túc,kiến vi Nó được Hồ Chí Minh tiếp thu và thể hiện trong cuộc sống hàng ngày Hồ Chí Minh luônnhắc nhở “ít lòng tham muốn vật chất, không hiếu danh, không kiêu ngạo” [82,tr.260] “xem thườngdanh vị, ngôi thứ và tiền bạc, vì chúng là cội nguồn sinh ra đố kỵ và sự hận thù” [82,tr.450]

Đó là cuộc sống thanh tao, thanh đạm, tư hại, hoà đồng với tự nhiên, có chừng mực, không tháiquá, không hưởng trước thiên hạ, không đứng trên mà đứng sau thiên hạ Nếu có sự ham muốn thì

“ham muốn tột bực là làm sao để đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.Trả lời nhà báo 1946, Hồ Chí Minh khẳng định: “Tôi tuyệt nhiên không ham muốn công danh phúquý chút nào… Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá,trồng hoa, sớm chiều làm bạn với các cụ già và các em nhỏ chăn trâu, không dính líu gì với vòngdanh lợi” [84,tr.161]

Về ảnh hưởng của Phật giáo đối với Hồ Chí Minh là một vấn đề còn phải tiếp tục nghiên cứu.

Sinh ra trong một gia đình Nho nghèo, sống gần gũi với nhân dân, thì những ảnh hưởng phật giáo từ

tư tưởng, tình cảm, phong tục tập quán, lối sống… rất sâu sắc Bà ngoại, Nguyễn Thị Kép, là người

Trang 36

rất mộ đạo, thường siêng năng đi chùa, chăm làm việc thiện Thân sinh Nguyên Sinh Sắc, sau khimất chức, đến sống tại Cao Lãnh (Đồng Tháp) thường cư ngụ tại các chùa, vừa nghiên cứu giáo lýPhật vừa chữa bệnh cứu người Bản thân Hồ Chí Minh có thời kỳ ở Thái Lan (7-1982 đến 11-1929),một nước mà đạo Phật là quốc đạo Hồ Chí Minh để tuyên truyền cách mạng, chắc chắn cũng phảinghiên cứu đạo Phật pháp, có thời gian phải lánh vào chùa, tạm cắt tóc đi tu [58,tr.53] Cuối 1945,khi thăm chùa Bà Đá(Hà nội), Hồ Chí Minh đã kể chuyện về các vị sư ở Ngũ Đài Sơn xuống núiđánh ma vương, cứu dân độ thế [109].

Giáo lý Phật pháp rất uyên thâm nhưng là một tôn giáo, vì vậy mà mang nặng tính chất duy tâm,thần bí: quan niệm về luân hồi, nghiệp báo; bi quan yếm thế; giải thích sai lầm về căn nguyên nỗikhổ và con đường giải thoát; từ bỏ đấu tranh cải tạo xã hội… Phật giáo cũng có mặt tích cực, mà HồChí Minh khai thác, đó là:

- Phản đối chế độ bất công, chế độ đẳng cấp bằng thái độ phủ định trật tự xã hội hiện thời, đòi tự

do, bình đẳng, dân chủ cho mọi người Hồ Chí Minh viết: “Đức phật là đại từ đại bi, cứu khổ cứunạn, muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn Người phải hy sinh tranh đấu diệt lũ ác ma” [85,tr197]

- Khuyên con người sống có đạo đức,từ bi, bác ái, hỷ xả, quan tâm cứu giúp người khác, chămlàm việc thiện, trong sạch, giản dị, giữ giới… Nhân ngày Phật đản, Hồ Chí Minh viết: “Đời sốngcủa nhân dân ta dần dần được cải thiện, cũng giống như tôn chỉ, mục đích của đạo phật nhằm xâydựng cuộc đời thuần mỹ, chí thiện, bình đẳng, yên vui, no ấm” [88, tr.290] Trong thư gửi Hội nghịđại biểu Phật giáo năm 1964, Hồ Chí Minh viết: “Đồng bào Phật giáo cả nước, từ Bắc đến Nam, đều

cố gắng thực hiện lời phật dạy là: Lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha – Đem lại lợi ích vui sướng chomọi nhà, quên mình vì người khác” [91,tr.315]

- Phát huy truyền thống “nhập thế” của phật giáo trong lịch sử chống ngoại xâm, bảo tồn văn hoádân tộc, Hồ Chí Minh luôn coi trọng sự đoàn kết tôn giáo, coi việc đạo như việc đời, hướng vàocuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng nền văn hoá mới, con người mới Hồ Chí Minh nói:

“làm Phật” [3,tr166] Người đã nêu cao tấm gương “Phụng đạo- yêu nước” của Hoà thượng Thích

Trang 37

Quảng Đức: “ngọn đuốc tự đốt mình của Hoà thượng Thích Quảng Đức đang góp phần vào đám lửađốt cháy cơ đồ phát xít của Mỹ- Diệm” Hồ Chí Minh đã khẳng định, chủ nghĩa nhân bản cao đẹpcủa Phật giáo hướng vào phát huy nhân tố con người trong cách mạng.

1.2.3 Ảnh hưởng của chủ nghĩa nhân văn phương Tây.

Nền văn minh phương Tây nói chung và chủ nghĩa nhân văn phương Tây nói riêng, đã có ảnhhưởng ít nhiều ngay từ khi Hồ Chí Minh còn học ở trường tiểu học Vinh, trường tiểu học Đông Ba

và trường quốc học Huế Mặt khác, thông qua các cuộc vận động dân tộc, dân chủ diễn ra hết sứcsôi nổi như: phong trào Đông du, Duy tân, Đông kinh nghĩa thục, Văn minh tân học, các loại “tânthư”… qua đó từng bước ảnh hưởng vào nước ta Văn minh phương Tây hiện ngày càng nhiều,không những lôi cuốn những nhà Nho tiến bộ mà con có sức hấp dẫn đặc biệt với thế hệ trẻ Hồ ChíMinh sau này nhớ lại: “Khi tôi 13 tuổi, lần đầu tiên nghe tới ba chữ Pháp: Tự do, bình đẳng, bácái… và từ thủa ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp, muốn tìm xem những gì ẩn sauchữ ấy” [81,tr.447] Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước của phong trào dân tộc, dân chủ trướcnhững câu hỏi lớn của dân tộc: Nguyên nhân vì sao mất nước? Con đường cứu nước như thế nào?Lực lượng nào có thể giải phóng được đất nước khỏi bọn xâm lăng? Đang cần giải đáp, càng thúcđẩy Hồ Chí Minh đến với nền văn minh phương Tây, để tìm con đường cứu nước

Chủ nghĩa nhân văn phương Tây xuất hiện trong thời kỳ văn hoá Phục hưng, bắt đầu từ thế kỷ 14

ở Italia và hoàn thiện vào thời kỳ Khai sáng thế kỷ 17-18 Nền sản xuất TBCN và hệ tư tưởng tư sản

là cơ cở của chủ nghĩa nhân văn phương Tây, nó kết hợp với những giá trị tích cực của đạo cơ đốc,một nền tảng văn hoá tinh thần của phương Tây Nói đến chủ nghĩa nhân văn châu Âu mà khôngthấy ảnh hưởng vai trò của Đạo cơ đốc, thì là một thiếu sót lớn [121,tr.57 và 121] Trải qua nhiều thế

kỷ phát triển, chủ nghĩa nhân văn phương Tây là một thành tựu đặc sắc của tư tưởng nhân loại Nótạo tiền đề cho sự ra đời của chủ nghĩa Mác Mặc dù có nhiều hạn chế do ý thức tư sản chi phối

nhưng đó đã đem lại cho tư tưởng nhân loại những giá trị đẹp đẽ: khẳng định những giá trị cao quý

của con người, sức mạnh sáng tạo vô hạn, ca ngợi lý tính và lý tưởng của con người Nó chống lại

Trang 38

mọi học thuyết đề cao thần hạ thấp con người, chống lại sự phục tùng của thượng đế Yêu cầu được hưởng thú vui của đời người Khẳng định các quyền tự nhiên của con người: Tự do, bình đẳng, bác

ái Nó nhấn mạnh việc con người được sống theo bản tính của tự nhiên của mình, phản đối chủ nghĩa cấm dục và quan niệm lai thế của thần học Yêu cầu giải phóng cá tính, nhấn mạnh ý chí, tài năng, đạo đức Suy tôn kinh nghiệm, tri thức Nó phản đối gông xiềng tôn giáo và đẳng cấp phong kiến Bước đầu vạch ra các nguyên nhân của sự nô dịch và áp bức giai cấp, những điều kiện và khẳ năng cho sự giải phóng con người.

Hơn mười năm đi khắp châu Á, Phi, Mỹ, đặc biệt là thời gian ở Pháp nơi giao lưu của các nền vănhoá lớn, của cuộc CMTS điển hình, nơi hội tụ của nhiều chính sách nổi tiếng, nhiều nhà văn hoá lớntrên thế giới, sống hoà mình với nhân dân lao động, tích cực tham gia các hoạt động chính trị - xãhội của Đảng xã hội Pháp, câu lạc bộ Phôbua, tiếp xúc với nhiều nhà văn hoá, nhà hoạt động xã hội,nhà hoạt động chính trị nổi tiếng: Macxen Casanh, PônVayăng Cutuyriê, G Lônggiê, H Bacbuyt,G.Blăng…Hăng hái tham gia tranh luận, viết báo, viết văn, đi du lịch Thích đọc những tác phẩmcủa Sếcxpia, Đíchken, Lỗ Tấn, V.Huygô, E Dôla, A.Phranxơ, L.Tônxtôi…, các nhà dân chủ khaisáng như Môngtéxkiơ, G Rútxô, Vontê Hồ Chí Minh đã đọc tuyên ngôn độc lập Mỹ 1776, Tuyênngôn nhân quyền và dân quyền của cộng hoà Pháp 1789 Đã dịch “Tinh thần luật pháp” củaMôngtexkiơ, những tên tuổi của Gớt, Bethôven, Anhxtanh được nhắc đến khi thăm CHDC Đức

1957 [88, tr454] Những nhà khoa học Rugiơ Bâycơn, Brunô, Xétvét, Hemmây, vợ chồng Quyri[76,tr230] được ghi nhận là những người góp phần vào sụ tiến bộ xã hội Cho thấy sự am hiểunhững giá trị của chủ nghĩa nhân văn phương Tây ở Hồ Chí Minh là rất sâu sắc và nhuần nhuyễn

Điều này đã được chứng minh ở những bài báo như “Nền văn minh thượng đẳng” đăng ở Le

Libertaire 23-0-1921, đặc biệt ở bản Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam sau này.

1.2.4. Từ quan niệm về con người của chủ nghĩa Mác- Lênin

Trang 39

Học thuyết mácxít về con người không chỉ kế thừa những giá trị của thời kỳ Phục hưng và Khaisáng, triết học cổ điển Đức, CNXH không tưởng Pháp, mà là học thuyết khoa học và cách mạng kếtquả của quá trình đấu tranh giữa GCVS và GCTS trong xã hội hiện đại.

Chủ nghĩa Mác không có nhiều tác phẩm chuyên nghiên cứu về con người, nhưng trong 3 bộ phậnhợp thành chủ nghĩa Mác là: triết học, kinh tế, chính trị học, CNXH khoa học, lại luôn xuất phát từnhững vấn đề của con người và nhằm mục tiêu cuối cùng là con người Ngay từ những tác phẩm đầu

tiên như: “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen (1843); “Bản thảo kinh tế - triết

học 1844” đã có những mầm mống của một thế giới quan mới về con người Đặc biệt trong “Hệ tư tưởng Đức”(1845-1846) đã phác thảo tương đối có hệ thống về vấn đề con người trên lập trường

của chủ nghĩa duy vật lịch sử Giai đoạn phát triển chín muồi của triết học Mác được đánh dấu bằng

các tác phẩm: “Chống Đuyrinh (1886)…khẳng định tính nhất quán, tính khoa học trong sự phát triển

của học thuyết mácxít về con người Tiếp thu có phê phán những tư tưởng về con người trong lịch

sử triết học, Mác-Ăngghen đã dần dần hoàn chỉnh những vấn đề hết sức cơ bản, đặt cơ sở vững chắccho một thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho vấn đề con người

Học thuyết mácxít về con người bao gồm nhiều nội dung: mối quan hệ giữa con người với tự

nhiên; bản chất xã hội của con người; cá nhân và xã hội, vai trò quần chúng nhân dân và cá nhân trong lịch sử; bản chất của ý thức; vấn đề nhận thức của con người; vai trò của hoạt động thực tiễn đối với nhận thức và sự phát triển xã hội; về sự tha hoá của con người; về các lợi ích của con người; vấn đề tự do và giải phóng con người; về xây dựng con người; con người trong các tổ chức

và các quá trình xã hội…

Có thể khái quát bản thân học thuyết mácxít về con người là: giải phóng giai cấp, giải phóng xã

hội và giải phóng con người.

Lần đầu tiên trong lịch sử, học thuyết mácxít vạch ra những quy luật vận động khách quan của xã

hội và luận chứng về những điều kiện hiện thực để giải phóng con người Đó là một quá trình phát

Trang 40

triển về mặt lý luận gắn liền với thực tiễn đấu tranh của GCVS trong điều kiện xã hội tư sản hiệnđại.

Trong các tác phẩm mácxít đầu tiên, khi phê phán tư tưởng của nhà Dân chủ và Khai sáng thế kỷXVIII cũng như “CNXH chân chính Đức”, Mác-Ăngghen đã đưa ra quan niệm mới về bản chất của

sự giải phóng con người: “Bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con

người, những quan niệm của con người về với bản thân con người” [59,tr557] Tất cả những vấn

đề : tôn giáo, giáo dục, đạo đức, pháp quyền… được quy về vấn đề chính trị và giải phóng chính trị,nhưng ngay cả giải phóng chính trị, cũng chỉ là một giai đoạn, một hình thức của sự giải phóng conngười Mác viết: “Giải phóng chính trị, tất nhiên, là một tiến bộ lớn; thật ra nó không phải là mộthình thức cuối cùng của sự giải phóng con người nói chung, nhưng đó là hình thức cuối cùng của sựgiải phóng con người trong giới hạn của trật tự thế giới đã tồn tại cho đến nay” [59,tr539] Trong

“Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hêghen (1843), Mác cho rằng việc phê phán tôn giáo dẫn

đến quan niệm cho rằng con người là sinh vật tối cao đối với con người, do đó dẫn đến cái mệnhlệnh tuyệt đối đòi hỏi phải lật đổ tất cả những quan hệ trong đó con người là sinh vật bị làm nhục, bị

nô dịch, bất lực, bị khinh rẻ Vì vậy, quan hệ giữa giải phóng chính trị và tôn giáo trở thành giữachính trị và giải phóng con người Mác đã phác thảo những tư tưởng mới về sự nghiệp giải phóngcon người là sứ mệnh lịch sử của GCVS Cơ sở duy vật cho quan niệm đó được Mác đề cập tới

trong tác phẩm “Bản thảo kinh tế- triết học, 18844” Xuất phát từ sự phân biệt giữa người với vật ở

hành vi lao động sản xuất Mác chỉ ra sự tồn tại của con người trước hết phải từ những nhu cầu sinhtồn hiện thực Vì vậy, con người phải tiến hành lao động sản xuất, nhờ đó; con người giải phóngkhỏi tự nhiên và bước vào lịch sử, sáng tạo ra xã hội, sáng tạo ra các nền văn hoá, qua đó mà sángtạo ra bản thân mình Nếu hành vi lao động sản xuất là một hành vi mang tính xã hội, có tự điềukhiển của ý thức, thì bản thân nó lại chịu sự chế ước của điều kiện lịch sử Trong xã hội tồn tại chế

độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, thì bản thân con người và các quan hệ đều bị “tha hoá” Khihành vi lao động không chỉ đáp ứng nhu cầu tồn tại mà còn đáp ứng cho sự tự do lựa chọn, sáng tạo

Ngày đăng: 22/08/2016, 08:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w