1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược trồng người. Liên hệ với việc học tập của sinh viên Đại học Thương Mại

18 3,2K 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 47,03 KB

Nội dung

Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược trồng người. Liên hệ với việc học tập của sinh viên Đại học Thương Mại.Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những luận điểm khoa học rộng lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Thực tế tư tưởng Hồ Chí Minh chính đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc. Một trong những giá trị đó là tư tưởng về con người và chiến lược “trồng người”Vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh. Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân, đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước. Tư tưởng đó cũng chính là nội dung cơ bản của toàn bộ tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh.Để làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược trồng người nhóm mình đã lựa chọn phân tích đề tài: “Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược trồng người. Liên hệ với việc học tập của sinh viên Đại học Thương Mại”Với những kiến thức đã học, sự tìm hiểu thực tế và tham khảo trong các nguồn tài liệu khác nhau và hiểu được quá trình và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng mình đã tập hợp và chọn lọc để hoàn thành bài tiểu luận này. Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn hẹp nên vẫn có những sai sót, chúng mình mong cô và các bạn góp ý để bài tiểu luận của chúng mình được tốt hơn.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những luận điểm khoa học rộng lớn, sâu sắc và phong phú trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội Thực

tế tư tưởng Hồ Chí Minh chính đã trở thành một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và của dân tộc Một trong những giá trị đó là tư tưởng về con người và chiến lược “trồng người”

Vấn đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Hồ Chí Minh Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân, đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước Tư tưởng

đó cũng chính là nội dung cơ bản của toàn bộ tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh

Để làm rõ quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược trồng

người nhóm mình đã lựa chọn phân tích đề tài: “Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người và chiến lược trồng người Liên hệ với việc học tập của sinh viên Đại học Thương Mại”

Với những kiến thức đã học, sự tìm hiểu thực tế và tham khảo trong các nguồn tài liệu khác nhau và hiểu được quá trình và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng mình đã tập hợp và chọn lọc để hoàn thành bài tiểu luận này Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn hẹp nên vẫn có những sai sót, chúng mình mong cô và các bạn góp ý để bài tiểu luận của chúng mình được tốt hơn

Nhóm mình xin chân thành cảm ơn!

Trang 2

PHẦN I: CỞ SỞ LÝ THUYẾT 1.1Quan điểm của Hồ Chính Minh về vai trò của con người

♦ Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự

nghiệp cách mạng.

Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị, cả vật chất và tinh thần, và mọi của cải Người khẳng định: “vô luận việc gì đều do con người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ xa đến gần đều thế cả”

Không chỉ thấy rõ vai trò của con người, HCM còn nhìn thấy sức mạnh của con người khi được tổ chức lại Người viết: “Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kêt của nhân dân, và “dễ mấy lần không dân cũng chịu, khổ vạn lần dân liệu cũng xong” Người phân tích phẩm chất tốt đẹp của dân từ lòng trung thành và tin tưởng vào cách mạng, vào Đảng, không sợ gian khổ, tù đày, hy sinh đến việc dân nhường cơm, sẻ áo, chở che, đùm bọc, bảo vệ, nuôi nấng bộ đội và cán bộ cách mạng

Dân ta là tài năng, trí tuệ và sáng tạo, họ biết “ giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi không ra” Đặc biệt là lòng sốt sắng, hăng hái của dân để thể hiện con người cách mạng

Hồ Chí Minh có niềm tin vững chắc rằng với tinh thần quật cường và lực lượng vô tận của dân tộc ta, với lòng yêu nước và chí kiên quyết của nhân dân và quân đội ta, chẳng những chúng ta có thể thắng lợi, mà chúng ta nhất định thắng lợi

Nhân dân là yếu tố quyết định thành công của cách mạng: “Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lực lượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi”

♦ Con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng, phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người.

Hồ Chí Minh khẳng định mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, mang lại

tự do hạnh phúc cho con người Suốt đời mình, người đã luôn đấu tranh vì mục tiêu đó Người nói: “ Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng

Trang 3

được học hành” Trong di chúc, người cũng dành mối quan tâm đầu tiên là công việc đối với con người

Trong khi khẳng định mục tiêu của cách mạng, Hồ Chí Minh cũng đồng thời nhấn mạnh sự nghiệp giải phóng là do chính bản thân con người thực hiện Nghĩa là con người

là động lực của cách mạng Điều này thể hiện niềm tin mãnh liệt của Hồ Chí Minh vào sức mạnh của nhân dân

Con người là động lực của cách mạng được nhìn nhận trên phạm vi cả nước, toàn thể đồng bào, song trước hết là giai cấp công nhân và nông dân Công nhân là gốc cách mạng

Tuy nhiên không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được giác ngộ và tổ chức Họ phải có trí tuệ, bản lĩnh chính trị, đạo đức, văn hóa và được lãnh đạo, dẫn đường Vì vậy, phải tăng cường giáo dục nhân dân, tăng cường sự lãnh đạo của đảng và cách mạng

Giữa con người-mục tiêu và con người- động lực có mối quan hệ biện chứng với nhau Càng chăm lo cho con người- mục tiêu càng tốt thì sẽ tạo thành con người- động lực tốt bấy nhiêu Ngược lại tăng cường sức mạnh của con người- động lực sẽ nhanh chóng đạt được mục tiêu cách mạng

Phải kiên quyết khắc phục kịp thời các phản động lực trong con người và tổ chức

đó là chủ nghĩa cá nhân Thứ vi trùng rất độc này đẻ ra hàng trăm thứ bệnh; thói quen truyền thống lạc hậu, tàn tích xã hội cũ để lại, bảo thủ, rụt rè không dám nói, không dám làm, không dám đề ra ý kiến, tóm lại không dám đổi mới và sáng tạo

1.2 Quan điểm của HCM về chiến lược trồng người

1.2.1 Con người xã hội chủ nghĩa

Hồ Chí Minh có lòng thương yêu nhân dân gắn liền với lòng tin mãnh liệt vào sức mạnh, tính chủ động sáng tạo của nhân dân và lòng tôn trọng, kính trọng nhân dân Người khái quát: "Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân“ Một nội dung rất quan trọng của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là phải chăm lo bồi dưỡng, sử dụng, phát động sức mạnh của con người, của nhân dân Hồ Chí Minh coi" con người là vốn quý nhất, là lực lượng to lớn nhất“, "dân làm chủ“ Bao nhiêu lợi Ých đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân

Trang 4

Công cuộc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân Mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân Trong công cuộc kháng chiến phải" động viên toàn dân, vò trang toàn dân“ Trong sự nghiệp xây dựng đất nước cũng phải" động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân“

Có thể nói, con người xã hội chủ nghĩa là con người phát triển toàn diện, hoàn toàn

đi đến không có chủ nghĩa cá nhân Con người xã hội chủ nghĩa phải mang những đặc điểm chính sau:

1) Đậm đà bản sắc dân tộc: Kiên định giữ vững nền độc lập dân tộc, tự hào dân tộc, yêu

quê hương, thương đồng bào, phát triển đất nước theo lí tưởng xã hội chủ nghĩa

2) Có trình độ khoa học, công nghệ: Có sức khỏe, được đào tạo có tay nghề, có tư duy tốt,

linh hoạt, sáng tạo, thích nghi, có nếp sống và làm việc văn minh, hợp lí, làm việc có hiệu quả, làm giàu cho mình, cho nhà, cho nước

3) Có tinh thần công dân: Sống và làm việc theo pháp luật, có hiểu biết và ý thức tuân

theo pháp luật, có thế giới quan Mác - Lênin - Hồ Chí Minh

4) Đầy đủ tình nghĩa, nhân nghĩa, đạo đức, đạo lí: Có các quan hệ đẹp trong giao tiếp đầy

tính người, tình người, nghĩa cử vì một lí tưởng cao đẹp, hiếu thảo, chân tình, có tinh thần làm chủ, coi trọng tín ngưỡng gia tiên, có cuộc sống văn hoá, phong phó, thanh lịch, đẹp

1.2.2 Tại sao phải trồng người

Về mặt khách quan: Việc đi lên chủ nghĩa xã hội là tất yếu, phù hợp với sự phát

triển của xã hội Bên cạnh đó, xây dựng chủ nghĩa xã hội và con người xã hội chủ nghĩa

có mối quan hệ biện chứng với nhau Mỗi bước xây dựng con người như vậy là một nấc thang để xây dựng xã hội chủ nghĩa

Về tính cấp bách, lâu dài: “Trồng người” là việc “trăm năm, không thể nóng vội

một sớm một chiều, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó Nhận thức và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trang 5

1.2.3 Xây dựng chiến lược trồng người

♦ Chiến lược trồng người là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát

triển kinh tế - xã hội.

Chủ Tịch Hồ Chí Minh luôn coi con người là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định của sự nghiệp cách mạng chính vì vậy mà toàn bộ tư tưởng và cuộc đời hoạt động của Người đều nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người, vì con người và cho con người Người từng nói: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn

tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.”

Để thực hiện chiên lược trồng người cần có nhiều biện pháp nhưng giáo dục và đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất Bởi vì, giáo dục tốt sẽ tạo ra tính thiện, đem lại tương lai tươi sáng cho thanh niên

Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn thiện về cả đức, trí, thể, mỹ, phải đặt dạo đức lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sông chủ nghĩa lên hàng đầu Hai mặt đức, tài thống nhất với nhau, không tách rời nhau, trong đó đức là gốc là nền tảng cho tài năng phát triển Phải kết hợp giữa nhận thức và hành động, lời nói và việc làm… Có như vậy mới có thể “học để làm người”

“ Trồng người là công việc “ trăm năm”, không thể nóng vội “ một sớm một chiều “, không phải làm một lúc là xong, cũng không phải tùy tiện, đến đâu hay đến đó Nhận thức

và giải quyết vấn đề này có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Hồ chí Minh cho rằng “Việc học không bao giờ cùng, còn sống còn phải học”

♦ Để xây dựng chiến lược trồng người thì giáo dục là biện pháp quan trọng nhất

Trang 6

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng về giáo dục luôn có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam Trong sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh" ở nước ta, tư tưởng đó của Người càng có ý nghĩa thiết thực

Tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh không bó hẹp trong việc giáo dục tri thức, học vấn cho con người, mà có tính bao quát, sâu xa, nhưng vô cùng sinh động, thiết thực, nhằm đào tạo ra những con người toàn diện, có tri thức, lý tưởng, đạo đức sức khoẻ, thẩm mỹ Ngày 3/9/1945 trong phiên họp đầu tiên của chính phủ, Hồ Chí Minh đã nêu 6 vấn

đề cấp bách Trong đó người đặt nạn dốt thứ hai sau nạn đói và đề nghị mở chiến dịch chống nạn mù chữ – thành lập nhà bình dân học vụ

Đầu năm 1952 người kêu gọi phong trào “dạy tốt-học tốt” Bác khẳng định: “Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hóa và chuyên môn nhằm giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề ra và trong một thời gian không xa đạt được những đỉnh cao của khoa học kĩ thuật”

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – đào tạo luôn thể hiện yêu cầu nội dung giáo dục toàn diện, đào tạo con người vừa có tài, có khả năng vươn lên chiếm lĩnh khoa học kỹ thuật, vừa có đức; trong đó, Người coi đức là gốc của con người, của cách mạng,của công việc Đây là tư tưởng then chốt của Hồ Chí Minh về giáo dục- đào tạo Người nhấn mạnh nhiệm vụ của nền giáo dục cách mạng là : “ phục vụ tổ quốc,phục vụ nhân dân, phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống nhân dân.” Giáo dục phải tạo được ra những người lao động mới Đó là những người có lòng yêu nước nồng nàn, “trung với nước, hiếu với dân”,có đạo đức trong sáng, có chí khí hang hái vươn lên, không sợ hy sinh gian khó, trng sạch giản dị, có tri thức và sức khỏe để trở thành những người chủ tương lai của đất nước, “ những người thừa kế xây dựng CNXH vừa hồng vừa chuyên.” “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân giàu, nước mạnh Mọi người Việt Nam phải hiểu quyền lợi và bổn phận của mình, phải có kiến thức mới có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà.” Chính vì vậy mà trước lúc đi xa, Người đã căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng, đào tạo lớp

Trang 7

người thừa kế vừa hồng vừa chuyên Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và cần thiết.”

PHẦN II: LIÊN HỆ VỚI VIỆC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN

ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HIỆN NAY 2.1 Thực trạng việc học tập của sinh viên Đại Học Thương Mại hiện nay.

Cũng giống như đa số các trường Đại học trên cả nước, trường Đại Học Thương mại hiện nay cũng đang đào tạo theo hình thức tín chỉ Với hình thức học hoàn toàn mới so với những gì các bạn đã học ở bậc Trung học phổ thông Nhưng đa số các bạn sinh viên Đại Học Thương mại cũng đã tiếp cận và thực hiện việc học tập của mình theo hình thức này một cách có hiệu quả Các bạn sinh viên đã có phương pháp học tập phù hợp, nhưng điều quan trọng hơn cả trong quá trình học tập là ở ý thức của mỗi sinh viên

Để thấy được thực trạng việc học tập của viên hiện nay thì ngoài những quan sát, đánh giá chủ quan của nhóm 10 chúng tôi Chúng tôi đã thực hiện thêm 1 cuộc khảo sát nhỏ bằng các câu hỏi trắc nghiệm và phỏng vấn trực tiếp tới 1 số các bạn sinh viên của trường Đại Học thương mại Từ đó chúng tôi đã thấy được một cách cụ thể và chân thực nhất những mặt tích cực cũng như những hạn chế còn tồn tại trong học tập của sinh viên Đại học Thương Mại

♦ Những mặt tích cực

- Một cuộc điều tra nhỏ đối với 25 bạn sinh viên kết quả cho thấy là có 15/25 bạn sinh viên cho rằng việc học là quan trọng, 10 bạn còn lại thấy vẫn còn chưa có chứng kiến, quan điểm đúng về việc học tập Như vậy là đa số các bạn sinh viên nhận thức được việc học là quan trọng Học là để lấy kiến thức, tư duy phục vụ cho công việc và cuộc sống sau này

- Có rất đông các bạn sinh viên đến học ở thư viện cũng như mượn tài liệu học tập Vào đợt ôn thi của kì I năm ngoái xảy ra tình trạng thư viện quá tải do không đủ chỗ ngồi cho sinh viên và nhà trường phải mở cửa buổi tối đến 21h ở nhà C cho sinh viên học tập Một không khí học tập rất đáng mừng

Trang 8

- Hiện nay cũng có nhiều câu lạc bộ hoạt động vì mục đích học tập, phát triển kĩ năng mềm cho sinh viên như Clb sách, Clb FBA, Clb Marketing,…giúp cho các thành viên kết nối với nhau Cùng giúp nhau tiến bộ

- Các bạn sinh viên cũng tích cực tham gia vào những buổi hội thảo về hướng nghiệp, hay kĩ năng kinh doanh, tư duy để nghe những chia sẻ của các nhà lãnh đạo hàng đầu Hay có nhiều bạn đã tích cực tìm tòi học hỏi các phương pháp học Tiếng anh ở các trung tâm như Icrazy để tìm hiểu phương pháp học của người Trung Quốc, hay phương pháp học Tiếng anh của người Do thái ở trung tâm Smartcom,…

- Sau mỗi kì học có rất nhiều bạn đạt kết quả cao Mỗi khoa đều có khoảng 20 bạn sinh viên dành học bổng với số điểm tích lũy trên 3.2 và thậm chí có nhiều bạn sinh viên đạt điểm số tuyệt đối là 4.0

- Nhiều sinh viên đạt kết quả xuất sắc sau khi ra trường và có việc làm ở những vị trí khá cao

♦ Những mặt hạn chế

Ngoài đa số các bạn sinh viên đã rất tích cực và có hướng đi đúng đắn của mình trong học tập thì bên cạnh đó cũng vẫn còn không ít những bạn sinh viên có những tồn tại nhất định Qua thực tế, nhóm chúng tôi xin đưa ra những mặt còn hạn chế sau đây:

- Chưa xác định được rõ ràng mục đích học tập, mục tiêu phấn đấu cho tương lai nên chưa thật sự cố gắng và coi trọng việc học tập.

Một số các bạn sinh viên hiện nay có suy nghĩ, tư tưởng về việc học chưa đúng đắn

Đó là suy nghĩ “Học cho bố mẹ” chứ không phải học cho mình Suy nghĩ “Phải” học chứ không phải là “Được” học Học để qua môn không phải thi lại là được, học để có được tấm bằng ra trường Những gì các bạn đang có hiện nay, các bạn đã không biết quý trọng

nó Chỉ khi nhìn lại thấy có rất nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn hay khiếm khuyết về mặt hình thể mà không thể đi học các bạn mới thấy mình may mắn hơn họ Vậy tại sao chúng ta không nắm lấy cơ hội “được” học này mà phát huy nó thật tốt ?!

Các bạn sinh viên cũng chưa có mục tiêu rõ ràng cho tương lai nên việc học tập còn xem nhẹ Khi nhóm chúng tôi hỏi 25 bạn sinh viên: “Mục tiêu về việc làm sau khi ra

Trang 9

trường của bạn là gì, bạn muốn làm ở công ti hay doanh nghiệp nào, mức lương khởi điểm mà bạn muốn nhận được là bao nhiêu” thì thật bất ngờ là chỉ có 3 bạn tự tin trả lời ngay và 12 bạn sinh viên còn lúng túng nghĩ ra câu trả lời và 10 bạn còn lại thì nói rằng

cứ học thôi và chưa nghĩ gì cả ?! Như vậy 1 thực trạng đáng lo ngại ở đây chính là các bạn không suy nghĩ xem sau khi học hết 4 năm Đại học các bạn sẽ có được những gì, sẽ làm gì, kiếm được bao nhiêu tiền,… dường như không có 1 áp lực đủ lớn nào cả khiến cho các bạn phải thật sự cố gắng, thật sự chú tâm vào việc học tập

Tiếp theo nữa đó là tư tưởng chưa đúng về các môn học hiện nay Các bạn có suy nghĩ “học môn này để làm gì, làm ngân hàng có cần phải biết làm toán cao cấp không, có cần phải giải hệ phương trình không, có phải biết tư tưởng của Mác Lênin không…” Như vậy với tâm lí “biết cũng không để làm gì” thì động lực học tập, phấn đấu đã giảm đi đáng

kể Nhưng các bạn không biết rằng các môn học về tính toán đã cho các bạn khả năng về

tư duy nhanh nhạy, đầu óc các bạn linh hoạt hơn…các môn về xã hội sẽ giúp các bạn phát triển về kĩ năng giao tiếp, cách ứng xử hay kiến thức về đời sống Tất cả những thứ đó rất cần ở 1 con người để trở nên thành đạt

- Trên lớp, ý thức học tập kém, không khí học tập trầm lắng, không sôi nổi hăng hái giơ tay phát biểu

Một thực tế khá phổ biến hiện nay trong nhiều các giờ học của nhiều môn học khác nhau đó là một không khí lớp học trầm lắng, những gương mặt uể oải Có nhiều bạn thì ngủ trong giờ học, làm công việc riêng và phồ biến nhất là sử dụng điện thoại trong giờ học, thậm chí còn đeo tai phone để nghe nhạc…

Rõ ràng khi ngại phát biểu trong giờ học sẽ dẫn đến ngại phát biểu trong cơ quan làm việc sau này Ngại phát biểu cũng đồng nghĩa với việc không dám nói lên sự thật, không dám nhìn nhận cái sai Trong mỗi giờ học, sinh viên phát biểu ý kiến là rất ít thay vào đó là “Giảng viên nêu vấn đề, sinh viên cúi mặt xuống bàn ” Đó là việc các thầy cô đứng trên bục giảng và yêu cầu nhiều lần các sinh viên trả lời câu hỏi

Đó không phải là những câu hỏi khó Thông thường nó đều nằm trong phạm vi hiểu biết và có thể trả lời của sinh viên Thế nhưng rất ít có

Trang 10

cánh tay nào giơ lên Điều này ảnh hưởng khá lớn đến không khí học tập trong lớp Nó gây ra một cảm giác rất áp lực mỗi khi thầy cô đặt câu hỏi sinh viên thì cảm thấy áp lực, còn giáo viên cũng cảm thấy chán nản vì chỉ có sự làm việc một chiều

Vậy thì nguyên nhân do đâu các bạn sinh viên không sôi nổi, không phát biểu ý kiến trong giờ học.Nhóm chúng tôi xin đưa ra 1 số nguyên nhân sau:

+ Do sinh viên quá lười học, không chịu chuẩn bị bài trước ở nhà

mà chỉ đợi lên lớp chờ giảng viên giảng rồi chép vào nên không đủ kiến thức để trả lời những câu hỏi của thầy cô

+ Vì sợ phát biểu sai bị bạn bè cười nhạo

+ Trong lớp không ai giơ tay phát biểu mà mình phát biểu thì sợ bị coi là "chảnh"

+ Không khí trong lớp học không được sôi động

+ “Chuyện phát biểu là chuyện của ai đó chứ không phải của mình Mình không phát biểu thì sẽ có người khác phát biểu, thế thôi”

+ Không muốn là người đầu tiên Đây là một tâm lý khá phổ biến bởi khi một người nào đó đã giơ tay phát biểu và khi thầy cô tiếp tục hỏi về vấn đề đó thì có khá nhiều người xung phong nhưng lại không giơ tay ngay từ đầu

+ Không phát biểu không sao, vì thầy cô gọi mãi không ai xung phong thì sẽ "chọn mặt gửi vàng" trong danh sách lớp và sẵn làm luôn công việc điểm danh Xong, thế là qua chuyện, họa hoằn lắm thầy cô mới gọi trúng mình

+ Trong những giờ học ngoại ngữ , điều này lại càng khó chịu hơn Lớp học thật sự căng thẳng mỗi khi thầy cô có câu hỏi và yêu cầu xung

Ngày đăng: 16/08/2016, 08:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w