1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tư tưởng hồ chí minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của sinh viên

24 930 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 235,5 KB

Nội dung

Chúng ta biết tư duy, nhận thức của Hồ Chí Minh trong việc chỉ đạo mọihoạt động cách mạng từ học tập, nghiên cứu, sáng tạo và hoạt động thực tiễnlà trước hết phải trả lời câu

Trang 1

PHỤ LỤC

Nội dung Trang

PHỤ LỤC 1

MỞ ĐẦU 3

Chương 1:Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học 4

1.1 \Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề tự học 4

1.1.1\ Tự học là gì?? 4

1.1.2\ Hồ Chí Minh với vấn đề tự học 4

1.2 \ Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về tự học 7

1.2.1 \Trong việc tự học, điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích học tập và xây dưng động cơ học tập đúng đắn 7

1.2.2\ Phải tự mình lao động để tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời 8

1.2.3\ Muốn tự học thành công phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền bĩ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại 9

1.2.4\Phải triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để tự học 9

1.2.5\ Học đến đâu, ra sức luyện tập, thực hành đến đó 10

1.3\ Học tập ý trí và phương pháp học tập của Bác Hồ 11

Chương 2: Vận dụng “tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học” trong việc học tập của sinh viên 14

2.1/ Vai trò của việc tự học 15

2.2/ Bản chất của việc tự học 16

Trang 2

2.3/ Nguyên tắc đảm bảo việc tự học 17

2.3.1/ Bảo đảm tính tự giáo dục 17

2.3.2/ Bảo đảm tính khoa học trong quá trình tự học 17

2.3.3 / Đảm bảo "học đi đôi với hành" 18

2.3.4/ Nâng cao dần đến mức tự giác,tích cực trong quá trình tự học 18

2.3.5/ Đảm bảo nâng cao dần và củng cố kỹ năng, kỹ xảo 18 2.4 / Biểu hiện của ý thức tự học tốt 18

2.5/ Đặc điểm tự học của sinh viên ở các trường đại học 19

2.6 / Kinh nghiệm từ bản thân 21

KẾT LUẬN 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

MỞ ĐẦU

Tự học có vai trò vô cùng quan trọng trọng quá trình học ở Đại học của sinh viên Tự học nhằm phát huy tính tự giác tích cực năng lực đọc sách và nghiên cứu của sinh viên để thực hiện nhiệm vụ giáo dục ở các trường Đại học- Cao đẳng là “biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo của sinh viên” Do đó, tổ chức tốt việc tự học cho sinh viên nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của các trường Đại học theo hình thức tín chỉ hiện nay là việc là cấp thiết

Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặcbiệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một tấm gương sáng về vấn đề tự học Là sinh viên ta cần biết cách vận dụng tư tưởng đó vào học tập nghiên cứu,nhằm đặt hiệu quả cao

Vậy “tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận dụng tư tưởng đó trong việc học tập của sinh viên” sẽ dúp ta hiểu rõ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và biết cách vận dụng nó vào trong tác phong học tập và nghiên cứu Ngoài phần mở đầu và kết luận “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học và vận

dụng tư tưởng đó trong việc học tập của sinh viên” được chia làm 2

Chương :

Chương 1: Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học

Chương 2: Vận dụng “tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học” trong việc học tập của sinh viên

Mỗi Chương lại được chia thành từng phần và được trình bày rõ ràng,chi tiết

Trang 4

Chương 1:Tư tưởng Hồ Chí Minh về tự học.

1.1\Chủ tịch Hồ Chí Minh với vấn đề tự học.

1.1.1 Tự học là gì??

Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặcbiệt quan trọng, là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ của Người Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một tấm gương sáng về vấn đề tự học

1.1.2 Hồ Chí Minh với vấn đề tự học.

Tự học là hoạt động có mục đích của con người, là điều cần thiết trong quá trình tiếp nhận tri thức Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặcbiệt quan trọng,là một trong những yếu tố quyết định tạo nên trí tuệ con

Trang 5

người Cuộc đời và sự nghiệp của Người là một tấm gương sáng về vấn đề tự học

Trong lý lịch tự khai tại Đảng Cộng sản Pháp cũng như tại một số đại hội, hội nghị Quốc tế Cộng sản, Bác thường khiêm tốn ghi ở phần trình độ học vấn là: Tự học Hay trong bài nói chuyện tại Hội nghị chuyên đề Sinh viên quốc tế họp tại Việt Nam ngày 1 tháng 9 năm 1961, Hồ Chủ tịch đã tâm

sự: “Về văn hoá tôi chỉ học hết tiểu học Về hiểu biết phổ thông: 17 tuổi tôi

mới nhìn thấy ngọn đèn điện lần đầu tiên, 20 tuổi mới nghe rađio lần đầu”

Nhưng chúng ta ai cũng biết, Người có một trình độ học vấn rộng lớn, uyên bác mà cả thế giới phải thừa nhận và khâm phục Nhà nghiên cứu Va-si-li-ép

đã viết trong tác phẩm “Về cách mạng Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh” (Uỷ ban KHXH, 1990): “Hiếm có chính khách nào của thế kỷ XX có thể

sánh được với Hồ Chí Minh về trình độ học vấn, tầm hiểu biết rộng lớn và

sự thông minh trong cuộc đời” Đây hoàn toàn không phải sự tôn suy thái

quá mà qua các tài liệu lịch sử cho thấy, Người đã miệt mài học tập cả cuộc đời, nói đúng hơn là không ngừng tự học Khi nói chuyện với các đảng viên hoạt động lâu năm (ngày 9 tháng 12 năm 1961), Hồ Chủ tịch đã tâm sự:

“Tôi năm nay 71 tuổi, ngày nào cũng phải học…Không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình ra phía sau”.Và với Bác, nguyên lý và phương

thức học được Bác tóm gọn trong mấy câu sau: “Học ở trường, học ở trong

sách vở, học lẫn nhau và học dân”.

Hồ Chủ tịch rất coi trọng việc đọc sách báo Nhưng với Người, đọc sách

không chỉ đơn thuần là để giải trí hay để giải quyết các công việc sự vụ,nâng cao các hiểu biết thông thường Người đọc chủ yếu là để phục vụ cáchmạng với niềm khao khát tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập,dân ta hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng đượchọc hành Niềm ham muốn khao khát ấy đã đi theo Bác suốt cuộc đời, chiphối mọi hoạt động của Người

Cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác cũng chính là cuộc đời tự họcbền bỉ Làm cách mạng bằng tự học và tự học để làm cách mạng, hai việcnày luôn tương hỗ cho nhau Với khối lượng tác phẩm đồ sộ và phong phúmà Người để lại cho chúng ta, ngoài giá trị lớn lao nhiều mặt của nó, còn làmột bằng chứng sống về tấm gương tự học suốt đời của một nhà yêu nước vĩđại, nhà văn hoá tài ba Chúng ta ngạc nhiên và khâm phục trước sự am hiểu

Trang 6

vừa phong phú vừa uyên thâm của Bác, không chỉ trên lĩnh vực chính trị,quân sự, kinh tế mà còn trên các lĩnh vực văn hoá, xã hội… Nếu không cóvốn kiến thức phong phú và sâu sắc được tích luỹ bằng con đường tự học thìlàm sao Người có thể để lại cho dân tộc và nhân loại những tác phẩm bất hủấy.

Khi tìm hiểu về phương pháp đọc của Bác Hồ, bài học đầu tiên màchúng ta cần phải chú ý đến là: muốn trở thành người hiểu biết phải đọc chorộng và khi đọc phải có ghi chép và phân loại ngay các thông tin từ sáchbáo

Bác có phương pháp tự học rất đáng chú ý và là kinh nghiệm quí chochúng ta hiện nay Chỉ nói riêng việc học ngoại ngữ và học viết báo của Báclà đã thấy rõ điều đó Ra đi tìm đường cứu nước, vừa bước chân xuống tàu,anh Ba đã tranh thủ học tiếng Pháp ở mọi lúc, mọi nơi có thể, mỗi ngày họcmấy từ thật chắc, ngày nào cũng như ngày nào, để đến khi sang Pháp, và sau

đó, viết báo và viết truyện ngắn bằng tiếng Pháp Còn về việc học viết báo:nhờ sự giúp đỡ của một đồng chí làm trong tờ báo “Sinh hoạt công dân”,Bác đã tự học cách viết báo Ban đầu Bác chỉ viết 3 dòng, 5 dòng, sau đấyviết 10 dòng rồi một cột rưỡi Đến đây, đồng chí lại bảo Bác viết rút ngắnlại, Bác lại tập rút ngắn lại cho đến khi chỉ còn 10 dòng Tập đi tập lại nhiềulần như vậy, Bác viết được báo Lúc viết được báo rồi, Bác lại có ý định thửviết truyện ngắn và Bác viết được truyện ngắn bằng tiếng Pháp Bác đã tự

rút kinh nghiệm trong việc học viết của mình: “Viết cũng như mọi việc khác,

phải có chí, chớ dấu dốt, nhờ tự phê bình và phê bình mà tiến bộ, quyết tâm thì việc gì, khó mấy cũng làm được”.

Trong cuộc đời của mình, Người biết và sử dụng thông thạo trên 10ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy nào.Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân Người tự học từ thựctiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách mạngtrên thế giới Phát biểu với sinh viên trường Đại học Băng- đung trong

chuyến thăm In-đô-nê-xia năm 1959, Người nói: “Khi còn trẻ tôi không có

dịp đến trường học Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường Đại học của

Trang 7

tôi Trường Đại học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và chính trị Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hoà bình; căm ghét áp bức, ích kỷ…” Đó chính là bài học sâu sắc về tấm

gương tự học của Bác, vừa tự học ngoại ngữ, vừa tự học viết văn, viết báo

để đấu tranh cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc và nhân loại

1.2 Tư tưởng và tấm gương Hồ Chí Minh về tự học.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho việc xây dựng nềngiáo dục mới khoa học dân tộc và đại chúng Theo Người, nền giáo dục giữvai trò quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện nhân cách con ngườimới phát triển toàn diện vì vậy phải giáo dục trên tất cả các lĩnh vực cuộcsống; nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội; học đi đôi với hành và gắnvới lao động sản xuất Để trở thành những công dân có tài, có đức, có íchcho xã hội thì ngoài sự giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội, đòi hỏimỗi người học phải tự giáo dục, tự học, tự rèn luyện để hoàn thiện mình

Hồ Chí Minh nhắc nhở ngành giáo dục cũng như mỗi người học phảinâng cao và hướng dẫn việc tự học, “phải biết tự động học tập” Người nóinền giáo dục mới của chúng ta nhằm biến quá trình đào tạo thành quá trình tựđào tạo, để vươn lên nắm vững tri thức khoa học và hiểu biết cũng như khảnăng thực hành về mọi mặt của đời sống Từ đó, Hồ Chí Minh đã có nhữngchỉ dẫn rất đúng đắn, thiết thực và hiệu quả đối với ngưòi học để tiến hành tựhọc, xuất phát từ tư duy, lý tưởng và những kinh nghiệm phong phú, có ýnghĩa sâu sắc của Người trong quá trình tự học bền bĩ và sáng tạo Tư tưởngcủa Người về tự học thể hiện ở những luận điểm sau:

1.2.1 Trong việc tự học, điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích học tập và xây dưng động cơ học tập đúng đắn.

Chúng ta biết tư duy, nhận thức của Hồ Chí Minh trong việc chỉ đạo mọihoạt động cách mạng từ học tập, nghiên cứu, sáng tạo và hoạt động thực tiễnlà trước hết phải trả lời câu hỏi: “để làm gì?” và câu trả lời của Người là đểphụng sự Tổ quốc, nhân dân; là để cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giảiphóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người một cách triệt

để Hồ Chí Minh cũng nhận thức đúng đắn rằng trong bất kỳ một hoạt độngnào, trong đó có hoạt động học tập, tự học, việc trước tiên cần xác định mụcđích, động cơ hoạt động, hành động có vai trò rất quan trọng, góp phần địnhhướng đúng đắn và quyết định hiệu quả hoạt động

Từ nhận thức đó, đối với hoạt động học tập, tự học, Hồ Chí Minh chỉ ra rằng:

“Học để làm gì - học để sửa chữa tư tưởng…học để tu dưỡng đạo đức cáchmạng…- học để tin tưởng…- học để hành”1 Trong lưu bút ghi ở trang đầu

Trang 8

cuốn sổ vàng ở trường Nguyễn Ái Quốc tháng 9 năm 1949, Người đã xácđịnh rõ hơn mục đích học tập: “Học để làm việc - Làm người - Làm cán bộ.Học để phụng sự đoàn thể - Phụng sự giai cấp công nhân và nhân dân - Phụngsự giai cấp và nhân loại”

Hồ Chí Minh luôn thấy rõ vai trò của việc học tập đối với mọi người cáchmạng: “chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời Còn sống thìphải học, còn phải hoạt động cách mạng” Người cho đây là một bắt buộcđối với người cách mạng, là cách tốt nhất đề nâng cao trình độ hiểu biết, đápứng yêu cầu ngày càng cao của cách mạng, của sản xuất Theo Người, muốnhọc suốt đời thì phải tự học Khi chỉ thị về cách học trong việc huấn luyệncán bộ, Người đã nói: “Lấy tự học làm cốt, có thảo luận và chỉ đạo giúpvào”2

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tự học Suốtquá trình tự học, dù là học tiếng nước ngoài, học tri thức cách mạng, học vănhoá, học làm báo…, Người luôn luôn tự xác định cho mình mục đích học tậpđúng đắn, Người tự học với ý nguyện cao cả là tìm con đường đấu tranh cứunước, cứu dân, làm cho Tổ quốc được độc lập, nhân dân được tự do, đồngbào ai cũng được hạnh phúc Mục đích, động cơ này trở thành nguồn độnglực thường xuyên thôi thúc Người một cách mạnh mẽ trong việc tự học.Theo quan niệm của Người, việc xác định động cơ học tập không chỉ là vấnđề của học tập, mà đó là vấn đề đạo đức, là nhân cách của người học Đâychính là vấn đề quyết định hiệu quả của việc tự học

1.2.2 Phải tự mình lao động để tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời.

Quá trình tự học của Hồ Chí Minh luôn gắn với quá trình lao động củaNgười Chính lao động đã tạo điều kiện nhiều học để học tốt Những thángngày Người sống và hoạt động ở Pháp, ở Anh và nhiều nước khác trên thếgiới không chỉ là những ngày tháng học tập và đấu tranh bền bỉ, kiên trì, đầynguy hiểm mà còn là những ngày tháng lao động gian nan để kiếm sống,kiếm sống để tự học, tự học để làm cách mạng lao động Bác không nề hàbất cứ việc gì, từ bồi bếp trên tàu đến giúp việc cho một nhà hàng ăn, phục

vụ trong một khách sạn, rồi quét tuyết; từ làm ảnh đến làm báo Lao độngđối với Người vừa tạo điều kiện về vật chất cho việc tiến hành học tập, đồngthời quá trình lao động đưa lại cho Người những tri thức, hiểu biết, kinhnghiệm hoạt động thực tiễn và vốn sống phong phú

Nhờ sự tự lao động để kiếm sống và tự học với sự kiên trì và nghị lực phithường, cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của bè bạn, Hồ Chí Minh đã trang bịcho mình vốn trí tuệ uyên bác, sâu sắc, vốn văn hoá phong phú Cũng nhờquá trình tự học gắn với lao động, hoạt động cùng với giai cấp công nhân thếgiới và quá trình hoạt động cách mạng, Người đã tìm đến được chủ nghĩaMác - Lênin, tiếp thu học thuyết khoa học, cách mạng, chân chính của giai

Trang 9

cấp vô sản, trở thành người chiến sĩ cách mạng kiên cường đấu tranh chochủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế vô sản, tìm ra con đường cứu nướcđúng đắn cho dân tộc và lãnh đạo toàn dân tộc tiến hành sự nghiệp cáchmạng giành những thắng lợi vẻ vang.

1.2.3 Muốn tự học thành công phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền bĩ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại.

Tấm gương tự học của Hồ Chí Minh cũng là một tấm gương về tinh thầnbền bĩ, khổ công và nhẫn nại với kết quả thu nhận được rất vượt bậc, nhiềungười khó có thể sánh kịp Những người cùng hoạt động với Người ở TháiLan kể lại rằng: “Trước khi đọc hay dịch một cuốn sách, Ông đếm số chươngvà số trang và đặt chương trình, mỗi ngày đọc hay dịch mấy tờ Ông khôngbao giờ chịu sai chương trình Nếu gặp việc đột xuất như có kiều bào đến nóichuyện chẳng hạn, thì trong ngày ấy, Thầu Chín cũng kiếm giờ khác bù vào,không chịu để vỡ kế hoạch”

Từ kinh nghiệm của chính bản thân mình, Người đã khuyên những cán bộcách mạng: “Phải tự nguyện, tự giác, xem công tác học tập cũng là mộtnhiệm vụ mà người cán bộ cách mạng phải hoàn thành cho được, do đó màtích cực, chủ động hoàn thành kế hoạch học tập, nêu cao tinh thần chịu khó,

cố gắng không lùi bước trước bất cứ khó khăn nào trong việc học tập”

1.2.4 Phải triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để tự học.

Hồ Chí Minh đạt được những thành công to lớn trong việc tự học nhờtích luỹ cho mình vốn sống, những kinh nghiệm phong phú trong thực tiễn,đồng thời nhờ những ngày đêm miệt mài làm việc với sách báo, mà phươngtiện tốt nhất là nhờ dựa vào thư viện Người triệt để sử dụng thư viện để làmgiàu vốn kiến thức của mình, để trang bị cho mình một trình độ lý luận sắcbén nhằm giải đáp những vấn đề mà thực tiễn đấu tranh cách mạng đặt ra.Trong quá trình tự học, Hồ Chí Minh không những triệt để tận dụng nhữngtổ chức, những hoạt động, những phương tiện sẵn có như thư viện, viện bảotàng, câu lạc bộ, sách báo, các buổi nói chuyện, các hội thảo, hội họp v.v…mà còn tự mình tạo ra những hình thức học tập mới, sinh động và bổ íchnhư: tranh thủ sự giúp đỡ, chỉ dẫn, chỉ bảo của người khác, học trong khi đi

du lịch, tham quan, học trong khi đi giao thiệp, trong khi thực hiện công tácvận động quần chúng Người gọi đây là “học trong nhân dân” và coi đây làtrường học thực tế sinh động, là nơi để “hành” những điều để học Người chỉrõ: “Học ở đâu? Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhândân, không học ở nhân dân là một thiếu sót rất lớn”3 Trong những nămtháng hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Hồ Chí Minh đã học ở nhân dânlao động rất nhiều Sau này, trước khi đến một nước mới, Người cũng dành

Trang 10

lập kế hoạch, dành thời gian học ngôn ngữ và cả lịch sử, văn hoá của nước

đó Vì vậy, Người thông thạo hàng chục thứ tiếng, am hiểu tinh tường vềlịch sử và văn hoá của nhiều nước thuộc nhiều châu lục khác nhau

1.2.5 Học đến đâu, ra sức luyện tập, thực hành đến đó.

Đây là một nguyên tắc Hồ Chí Minh đặt ra không chỉ cho việc tự học màcho quá trình học nói chung Luyện tập, thực hành theo Người cũng phải gắnvới mục đích, động cơ học tập đã xác định từ trước đó là phục vụ cho hoạtđộng thực tiễn của mình Đồng thời trong quá trình luyện tập, thực hànhnhững điều mình đã học được cần phải có sự sáng tạo, linh hoạt, hợp lý.Trong việc học tập và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn, HồChí Minh yêu cầu phải nắm cái bản chất cốt lõi, nắm tinh thần và phươngpháp làm việc khoa học của nó để vận dụng vào thực tiễn một cách phù hợpvà có sáng tạo, bổ sung, phát triển

Trong việc học ngoài ngữ, học được chữ nào, Người tìm cách ghép câungay Học như thế, trong một thời gian ngắn, Bác viết được báo và sáchbằng tiếng nước ngoài Người còn chịu khó đi dự mít tinh, tọa đàm, du lịch

để qua đó, vừa làm phong phú vốn từ mới của mình, vừa có điều kiện để vậndụng những từ đã học Sau này, khi học tiếng Ý, tiếng Anh cũng vậy, họcđến đâu, Người giao thiệp luôn với công nhân nước đó Người thường xuyênđọc sách báo bằng tiếng nước đó để trau dồi thêm vốn hiểu biết của mình.Người không chỉ học tiếng nước ngoài để dùng trong giao tiếp, trong sinhhoạt hàng ngày mà quan trọng hơn, Người dùng nó làm phương tiện để viếtsách báo tuyên truyền cách mạng Động cơ đó luôn thúc đẩy Người ra sứchọc tập có hiệu quả tốt hơn

Những lời chỉ dẫn quý báu và những bài học sâu sắc rút ra từ tư tưởng vàtấm gương tự học của Hồ Chí Minh được đề cập trên đây đến nay vẫn mangtính thời sự, có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn Trong xu thế toàn cầu hoágắn với sự phát triển như vũ bão của cuộc cách mạng khoa học công nghệ vànền kinh tế tri thức, xã hội thông tin; trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiệnđại hoá, hội nhập quốc tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay thì vấn đề tựhọc, tự đào tạo đang trở thành một yêu cầu cấp bách và tất yếu đối với mỗingười Việt Nam Đối với học sinh, sinh viên, việc tự học, tự đào tạo càngđặc biệt quan trọng Đây là một trong những vấn đề cơ bản quyết định chấtlượng học tập của sinh viên trong môi trường đại học, nhất là khi các trườngchuyển sang hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ Điều đó đòi hỏi mỗi sinhviên phải xác định đúng mục đích, động cơ, hình thành ý thức, thói quen họctập và tìm ra cho mình nhiều phương pháp, cách thức tự học hợp lý, hiệuquả

Trang 11

1.3/Học tập ý trí và phương pháp học tập của Bác Hồ.

- Hiện nay, trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy thường nhấn mạnh đến việc tự học Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là tấm gương sáng chói về tự học Qua tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch" của tác giả Trần Dân Tiên, Nhà xuất bản Sự thật in năm

1975, ta có thể thấy rõ điều đó

Đầu tiên là ý chí tự học Ngay từ khi Bác Hồ đang trong lứa tuổi thanhniên, còn mang tên là anh Ba, trên con tàu rời bến cảng Nhà Rồng sang Phápnăm 1911, anh Ba đã phải làm việc rất cực khổ, nhưng vẫn có ý chí vượt khóvà say sưa tự học Một thuỷ thủ cùng đi trong chuyến tàu đó kể lại: "Mỗingày, chín giờ tối, công việc mới xong Anh Ba mệt lử Nhưng trong khichúng tôi nghỉ hoặc đánh bài, anh Ba đọc hay viết đến mười một giờ hoặcnửa đêm"(*) Thời gian ở nước Anh, lúc đầu anh Ba nhận việc cào tuyếttrong một trường học, mình mẩy đẫm mồ hôi mà tay chân thì rét cóng nênlại thay bằng việc đốt lò Từ năm giờ sáng cùng một người nữa, chui xuốnghầm để nhóm lửa, suốt ngày đổ than, thay than trong lò Trong hầm rất nóng,ngoài trời rất rét, và không có đủ quần áo, anh Ba bị cảm, phải nghỉ việc.Tuy vậy, anh Ba vẫn không ngừng việc học Với số tiền để dành, anh Ba trảtiền phòng, tiền bơ và bánh mỳ, và sáu bài học chữ Anh

Ta biết Bác chỉ sang Anh một thời gian rất ngắn, không có điều kiện ởlâu nhưng từ ngày đầu tiên đến ngày cuối cùng Bác đã bắt đầu học mỗi ngàymột bài và học thuộc mười từ Sau này trong quá trình ở Pháp hay ở nhữngnơi khác để hoạt động cách mạng, Bác vẫn tự học và sử dụng được tiếngAnh để đọc sách, giao thiệp (như giao thiệp với luật sư Loseby và toà án củachính quyền Hồng Kông, khi Bác bị chúng bắt giam ở Hồng Kông; giaothiệp với chính quyền Singapore khi Bác bí mật vượt Hồng Kông nhưng bịchính quyền Singapore bắt lại; giao thiệp với ông bạn thân của luật sưLoseby khi luật sư tạo điều kiện cho Bác trốn khỏi Hồng Kông; giao thiệpvới trung uý phi công Shaw của Mỹ khi anh này buộc phải nhảy dù xuốngmột hòn núi gần tỉnh lị Cao Bằng; hay làm việc với tướng Chennault, tổng

tư lệnh không quân Mỹ ở Trung Quốc năm 1944 v.v.) và dịch thuật Thờigian hoạt động ở Trung Quốc, Bác đã dịch những tờ báo TQ sang tiếng Anh

Không chỉ đối với tiếng Anh là ngôn ngữ thông dụng quốc tế, ở nướcnào Bác cũng chú ý học ngôn ngữ nước đó để có điều kiện hoạt động đượctốt Đối với tiếng Nga, Bác cũng tự học như vậy Khi Bác bí mật đến nướcNga, là bắt đầu học tiếng Nga ngay Chỉ sau hai ngày đã có thể nói được một

Trang 12

số từ Nga với người bạn Pháp là Pôn do đồng chí Ca-sanh, lãnh tụ ĐảngCộng sản Pháp đang ở Liên Xô, cử đến gặp Sau này ta biết Bác cũng chỉ ởNga thời gian không nhiều nhưng đã làm được việc phiên dịch Thời gian ởTrung Quốc, Trần Dân Tiên kể: "Nhân đọc được quảng cáo trên tờ "QuảngChâu nhật báo", ông đã tìm đến làm phiên dịch cho ông Bô-rô-đin, cố vấnchính trị của bác sĩ Tôn Dật Tiên và của chính phủ Quảng Châu" Bác đãhọc tiếng Trung Quốc khi hoạt động ở Quảng Châu và sau khi bọn Quốc dânđảng phản động ở TQ định thủ tiêu Bác, Bác phải lánh sang hoạt động ởThái Lan, và ở đây Bác lại tự học tiếng Thái rất thành thạo.

Không chỉ học về ngôn ngữ mà Bác có ý chí học nhiều kiến thức khác Trần Dân Tiên kể lại: Bác tham gia Hội "Nghệ thuật và khoa học" và Hội

"Những người bạn của nghệ thuật" Các hội này mỗi tuần tổ chức những cuộc đi thăm viện bảo tàng, nhà máy, phòng thí nghiệm, xưởng nghệ thuật, nhà hát Có những nhà chuyên môn giải thích các vấn đề ấy Bác vào cả hội

"Du lịch", hội đưa người ta đi thăm nước Pháp, và những nước lân cận với giá tiền rất rẻ Nhờ vậy Bác đi thăm nhiều nơi ở Pháp, Ý, Thuỵ Sĩ, Đức và cảToà thánh Vatican Bác từng nói với bạn: "Trong những ngày nghỉ, không nên tiêu phí tiền bạc, mất thì giờ ở bãi bể để nhìn những người đàn bà đi tắm, mà nên đi du lịch, học hỏi được nhiều" Không chỉ thích đi du lịch mà Bác muốn biết những nước ấy tổ chức và cai trị như thế nào Bác bắt đầu tổ chức, hoặc đúng hơn là bắt đầu học tổ chức Trong những buổi mít tinh, những buổi đi thăm hoặc du lịch, Bác đã gặp những người cách mạng

Algérie, Tunidi, Ma-rốc, Man-Gát Cùng với họ, Bác tổ chức "Hội Liên hiệp thuộc địa ở Paris"

Thứ hai là học phương pháp tự học của Bác Đó là tranh thủ mọi thờigian để học, tranh thủ học được nhiều người Vẫn lời kể của anh bạn thuỷthủ: "Vài ngày sau tàu rời bến, có hai hành khách - hai người lính trẻ tuổigiải ngũ trở về Pháp Tôi không hiểu tại sao hai anh này đã trở nên bạn thâncủa anh Ba Họ giúp anh nhặt rau và buổi tối họ cho anh mượn những quyểnsách nhỏ, dạy cho anh đọc và viết Và anh Ba lại dạy họ học quốc ngữ" Vàmột người quen anh Ba khi anh đang nghỉ chờ việc ở nhà viên chủ tàu, chobiết: "anh học tiếng Pháp với cô sen" (cô sen là từ chỉ người phụ nữ giúpviệc gia đình)

Đó là cách học kiên trì, bền bỉ, năng động và học thường xuyên Có lầnnói chuyện với thanh niên, Bác cho biết: Để học được ngoại ngữ Bác phảikiên trì mỗi ngày học thuộc mười từ, học ở mọi nơi mọi lúc cho kỳ thuộc, cókhi viết các từ đó lên cánh tay để vừa làm vừa nhìn vào đó cho nhớ Hôm

Ngày đăng: 18/11/2014, 20:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
(3)Trần Anh Tuấn,Vấn đề tự học của sinh viên từ góc độ đánh giá chất lượng kỹ năng nghề nghiệp,Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục,5 (1996) 18 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục
(4) Nguyễn Kỳ,biến quá trình dạy học thành quá trình tự học,Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục 2 (1990) 24 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu "Giáo dục
(5) Hà Thị Đức, Về hoạt đông tự học của sinh viên,Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, 4 (1992) 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục
(1) Hồ Chí Minh : Về vấn đề giáo dục, Nxb Hồ Nội,1971,tr.76 Khác
(2) Hồ Chí Minh : Về vấn đề giáo dục,Nhà xuất bản giáo dục, 1997,tr 42 Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w