1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ Công tác xã hội: Tác động của hoạt động tài chính vi mô đến sinh kế bền vững dưới cách tiếp cận công tác xã hội với cộng đồng (nghiên cứu trường hợp huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng)

241 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DO VĂN TOÁN

(Nghiên cứu trường hợp huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng)

LUẬN ÁN TIEN SĨ CÔNG TÁC XÃ HOI

Hà Nội - 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DO VĂN TOÁN

TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ

DEN SINH KE BEN VỮNG DƯỚI CÁCH TIẾP CAN

CONG TAC XÃ HỘI VỚI CONG DONG

(Nghiên cứu trường hợp huyện Đức Trọng, tinh Lâm Đồng)

Chuyên ngành: Công tác xã hội

Mã số: 9760101.01

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

GS.TS Đặng Cảnh Khanh

Hà Nội - 2022

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn

của giáo viên Các dữ liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưatừng công bồ trong bat kỳ công trình nghiên cứu của người nào khác.

Hà Nội ngày tháng năm 2022

Tác giả

Đỗ Văn Toản

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đề hoản thành nghiên cứu luận án này, tôi đã nhận được rất nhiều sự hợp tác,giúp đỡ, tạo điều kiện của Quý cơ quan, Quý thầy cô, các cá nhân cùng bạn bè Qua

đây, tôi xin được bay tỏ lời cảm ơn:

Trước hết, tôi xin bày tỏ sự tri ân sâu sắc tới GS.TS Đặng Cảnh Khanh người hướng dẫn khoa học, đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ, động viên tôi trong suốt

-quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm Khoa, tập thể giảng viên khoa Xã

hội học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn Hà Nội đã giúp đỡ và tạo

moi điều kiện trong suốt thời gian tôi học và hoàn thành luận án.

Tôi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Trường Đại học Da Lạt, lãnh dao Khoa

Xã hội học và Công tác xã hội cùng toàn bộ tập thé giảng viên trong Khoa đã ủnghộ, tạo điều kiện và luôn động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình theo học NCS

và thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn các lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng Chính sách xã

hội và các tổ chức Chính trị - xã hội huyện Đức Trọng đã cung cấp số liệu, chia sẻthông tin liên quan và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện luận án.

Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ lãnh đạo và người dân xã Bình Thạnh,

Xã Ninh Gia, xã Liên Hiệp và xã Tà Hine huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã

giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu tại địa phương.

Sau cùng, tôi xin đặc biệt biết ơn tới những người thân trong gia đình, bạnbè và các sinh viên luôn đồng hành cùng tôi trong quá trình thực hiện luận án.

Hà Nội ngày tháng năm 2022Tác giả

Đỗ Văn Toản

Trang 5

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

STT VIET TAT VIET DAY DU

1 CTXH Công tác xã hội2 DTN Doan Thanh nién

3 | HCCB Hội Cựu chiến binh

4 HND Hội Nông dân

5 HLHPNVN Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam6 HPN Hội Phụ nữ

7 NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội8 NHNN Ngân hàng Nhà nước

9 NHNN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triên nông thôn10 | NGOs Tổ chức phi chính phủ quốc tế

11 |NLCĐ Năng lực cộng đồng

12 |OECD Tổ chức hop tác và phát triển kinh tế

13 |PTCĐ Phát trién cộng đồng14 | SKBV Sinh kế bền vững

15 |SL Số lượng

16 |TCVM Tài chính vi mô

I7 |TCCT-XH Tô chức chính trị - xã hội18 |TK&VV tiết kiệm và vay vốn

19 | UBND Uy ban nhân dân

20 | UNDP Chuong trinh phat trién Lién hiép quốc

Trang 6

MỤC LỤC

0967.100015 101 Lý do chọn đề tài ¿- 2: s¿©2s+2x222x2212221211221127112112112111211211 11121121111 re 10

2 Mục đích và mục tiêu nghiÊn CỨU - - - c1 332311351113 111911 11111 1kg rry 12©8084 009i 1n 12

4 Ý nghĩa nghiên cứu - ¿5£ £+S+EE£+EE+EE£EEEEEEEEEEEEEEEE21121122171711 11211, 135 Đối tượng, khách thể nghiên cứu - 2 2 + +E+EE#EE+EE+EE£E£EeEEerEerkerxrrxree 13

J3 0/01) 0u 1n - 147 Những đóng góp mới của luận án - - ¿c6 2.13121113111111 111 11 ke re 15

8 Kết cấu của luận An vee eececcccscsececscsesecscscecsesesecsesececsescecsvsvsusassvsucasavsecacevsecacavsveeees 16

CHƯƠNG 1 TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CÚA

HOẠT ĐỘNG TAI CHÍNH VI MÔ DEN SINH KE BEN VỮNG DỰA VÀOCỘNG DONG Q.5 2c 2s T1 2122121121121 11211 11111211 10111110111 caeree 171.1 Tổng quan các nghiên cứu liên quan giữa tài chính vi mô và sinh kế bền vững171.2 Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến tài chính vi mô và năng lực cộng đồng 221.3 Tổng quan các nghiên cứu liên quan giữa tài chính vi mô và vốn xã hội 251.4 Tổng quan phát triển cộng đồng trong tiếp cận sinh kế bền vững 291.5 Tổng quan về quan điểm lý thuyết Công tác xã hội với cộng đồng 331.6 Những van đề luận án tập trung nghiên cứu ¿2 + s++sz+z++zx+zxezss 371.6.1 Những vấn dé các nghiên cứu trước còn tổn ại -+©cc©c+cescsscse: 371.6.2 Những vấn dé đê tài luận án tập trung nghiên cứn -csz-5e+ 38

CHUONG 2 CO SO LY LUAN VA PHUONG PHAP NGHIEN CUU VE TAC

DONG CUA HOAT ĐỘNG TAI CHÍNH VI MO DEN PHAT TRIEN CACNGUON VON TRONG SINH KE BEN VỮNG DỰA VÀO CONG ĐÒNG 40

2.1 Co SO TY Tan oo 402.1.1 Các khái HIỆM CONG CỤ cv TH tk kh 40

2.1.2 Các tiếp cận lý thuyet ¿52 e+S++E+E+ESEEEEEEEEEEEEE2112121712111 E11 xe, 50

2.2 Khung phân tíCHh - - 5 E11 991 1121111 HH nh ng rưy 592.3 Phương pháp nghién CỨU - - - 2c 2111921111111 11 1119 11 81 1g 1n vn rry 61

2.3.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ Cấpp -: 2ce©ce+ccctererrreses 61

Trang 7

2.3.2 Phương pháp phỏng VAN sÂl + 252 +E‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEerkerkerkerres 61

2.3.3 Phương pháp thảo luận nhóm tap ÍFHH - s5 che 62

2.3.4 Phương pháp điều tra xã hội 2-52 225£+ESE‡EE‡EEEEEEEEEEEEEEEEErEerkerkerres 63

2.3.5 Thao tác hóa các khái niệm và các chỉ bảo do lường -.-‹ 68

2.4 Phương pháp Công tác xã hội với cộng dONg we eeeeecccscscsssesssesstesseesseestesstesseessecs 70

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TÀI CHÍNH VI MÔ DỰAVÀO CONG DONG Ở HUYỆN ĐỨC TRỌNG - 2: 225c2+cxe+Ecrrssree 73

3.1 Tình hình hoạt động tài chính vi mô của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện

Đức Trọng dựa vào cộng đỒng : ¿©5221 9E E2 12115717112112117121 2111 EEcce 733.1.1 Tổ chức thực hiện chính sách tài chính vi mô dựa vào công đồng ¬— 73

3.1.2 Đánh giá việc thực hiện nhiệm vu tín dụng chính sách tài chính vi mô dựa

vào CONG AON veseescessessesseessessessesssessessesssessessessusssessessessssssessessssssessessessecssessessesseesees 763.2 Kết quả thực hiện chính sách tài chính vi mô thông qua các tổ tiết kiệm va vayvốn dựa vào cộng đồng ở huyện Đức Trọng 2-2 +2 z+EE+EEeEErEerxerxerkerer 77

3.2.1 Nhu cau và mục đích vay von cua các thành viên trong tô tiết kiệm và

3.2.2 Sự hài lòng của các thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn đối với các chương

trình hoạt động cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội - -‹ 62

3.2.3 Sự da dạng nội dung các chủ đề sinh hoạt trong 16 tiết kiệm và vay von 833.2.4 Moi quan hệ giữa các thành viên trong tổ tiết kiệm và vay VỐN 673.2.5 Vai trò của nhân viên xã hội và các tổ trưởng trong các hoạt động của các

tổ tiết kiệm và vay TT 903.2.6 Sự hiệu quả cua hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn trong cộng dong94

CHƯƠNG 4 TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ ĐÉNPHÁT TRIEN NGUON VON CON NGƯỜI TRONG SINH KE BEN VỮNG

DỰA VÀO CỘNG ĐÒNG 5 5c CS T2 1211211211121 211111011 1eree 96

4.1 Tác động của hoạt động tài chính vi mô đến việc gia tăng thêm kiến thức hiểubiết thông qua các buổi sinh hoạt trao đồi, chia sẻ -¿2-©5¿©csz2ccscs+ccsz 96

Trang 8

4.2 Tác động của hoạt động tài chính vi mô đến việc gia tăng kinh nghiệm làm ăntrong sinh hoạt của các thành viên tổ tiết kiệm và vay vốn - . : s- 1014.3 Tác động của hoạt động tài chính vi mô đến việc gia tăng sự giúp đỡ giữa các

thành viên trong tô tiết kiệm và vay vốn 2-2252 e+EE+EE2EEE2EEEEEeEEerrerrrerkee 1064.4 Tác động của hoạt động tài chính vi mô đến việc thay đổi phát triển kỹ năngcủa các thành viên trong quá trình sinh hoạt tổ tiết kiệm và vay vốn 1114.5 Tác động của hoạt động tài chính vi mô đến việc phát trién năng lực giải quyết

van đề của các thành viên tô tiết kiệm và vay vốn -¿ ¿©-s©c++cxe+zxcsed 118ca 122

CHUONG 5 TAC DONG CUA HOAT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MO DENPHAT TRIEN NGUON VON XÃ HOI TRONG SINH KE BEN VUNG DUAVÀO CONG DONG 5-2222 2122122112211271121121121121.11.11 1e 124

5.1 Phát triển nguồn vốn xã hội thé hiện ở sự thay đổi bản thân của các thành viêntừ khi tham gia tổ tiết kiệm và vay VỐn -¿- 2 52+S2SE£EESEEEEE2EEEEEeEEerEerrrerkee 1245.2 Phát triển nguồn vốn xã hội thé hiện ở sự thay đổi mối quan hệ xã hội của cácthành viên trong quá trình tham gia tổ tiết kiệm và vay vốn - 1285.3 Phát triển nguồn vốn xã hội thể hiện ở sự tin tưởng và tin cậy giữa các thànhviên trong quá trình tham gia tô tiết kiệm và vay vốn :-¿- ¿52x52 1325.4 Phát triển nguồn vốn xã hội thé hiện ở sự kết nối, hình thành nhóm hỗ trợ, giúpđỡ giữa các thành viên trong quá trình tham gia tô tiết kiệm và vay vốn 1365.5 Phát triển nguồn vốn xã hội thé hiện thể hiện sự tích cực tham gia vào các tổchức xã hội trong cộng đồng của các thành viên tô tiết kiệm và vay vốn 140

5.6 Phát triển nguồn vốn xã hội thể hiện ở năng lực thiết lập mối quan hệ, liên kết

làm ăn thông qua quen biết từ các thành viên trong tô tiết kiệm và vay vốn 146lì .AdqI4 153

CHƯƠNG 6 TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH VI MÔ ĐÉN

PHÁT TRIEN NGUON VON TÀI CHÍNH TRONG SINH KE BEN VỮNGDỰA VÀO CỘNG ĐÔNG 2-5222 21 212211211221122112112112111 1e 1556.1 Gia tăng nguồn lực tài chính từ các Chương trình cho vay của Ngân hàng Chính

188 0011ẺẼ7 155

Trang 9

6.2 Gia tăng nguồn lực tài chính đến từ các quỹ tương trợ, quỹ tiết kiệm hình thànhtrong quá trình hoạt động tô tiết kiệm và vay vốn -. ¿-2¿©c++cxz+zxecred 1596.3 Gia tăng nguồn lực tài chính có được từ các thành viên tham gia các nhóm chơihuê, choi hui được hình thành trong quá trình hoạt động tô tiết kiệm và vay vốn 1646.4 Gia tăng nguồn lực tài chính hình thành từ sự vay mượn và giúp đỡ nhau khigặp khó khăn của các thành viên trong tô tiết kiệm và vay vốn - 166S6 171

CHUONG 7 HƯỚNG THÚC DAY HOAT ĐỘNG CUA TÀI CHÍNH VI MÔDEN PHÁT TRIEN CAC NGUON VON TRONG SINH KE BEN VỮNG

DƯỚI CÁCH TIẾP CAN CONG TAC XÃ HOI VOI CONG DONG 1737.1 Thúc đây vai trò của tổ chức cung cấp dịch vu tài chính vi mô hướng hiệu quảhoạt động của các tô tiết kiệm và vay vốn dựa vào cộng đồng 173

7.2 Thúc day vai trò của nhân viên xã hội và các tô trưởng các tô hướng đến nângcao hiệu quả hoạt động của các tổ tiết kiệm và vay vốn dựa vào cộng đồng _ 1777.3 Thúc đây chất lượng các nội dung sinh hoạt trong tổ tiết kiệm và vay vốn dựavào cộng đỒng - -©s St E2 2E12112112111151111111111111111111111 1111.1111 11 re 1807.4 Thúc day phát triển năng lực của thành viên trong quá trình tham gia vào tô tiếtkiệm và vay vốn dựa vào cộng đồng -2¿-+¿+2++2++2Ex+2ExtEExerkerkrrrkerrree 183

7.5 Sự cần thiết của Công tác xã hội với cộng đồng trong việc tổ chức và quản lýcác hoạt động của các tô tiết kiệm và vay VỐN tt SE 2 E1 2121211112111111 115513 Ex 185r' 5.5 200KET LUẬN VÀ KHUYEN NGHỊ, 22 22222 22x11 221221221 xe 201

DANH MỤC CÁC CÔNG TRINH KHOA HỌC CUA TÁC GIÁ 210

TÀI LIEU THAM KHẢO 2- 5£ 5S 2S2£2E£EE2EECEEEEEEEEEEEEEEErkrrkrrrkerred 211

PHU LUC 1 2-22 ©2<2SE22E22EE22E1E2112712271211271121121171121111 11.111 217PHU LUC 2 - 2-22 22<2EE22EE2E52112211271121121171121121121111 1111111 kerre 234PHU LUC 3 2-22- S2 SE22EE 221 21122112711211211211 271.1111111 T1 1111k 236

Trang 10

Bảng 5.5 Lợi ích thông qua năng lực thiết lập mỗi quan hệ, mở rộng mạng lưới liên

kết làm ăn thành viên tổ TK&VV theo thâm niên ©ccccccccecceei 152Bang 6.1 Thành viên tổ TK&VV tham gia các chương trình cho vay của Ngân

CT XH 00)/.00) 00-4 167

Trang 11

Bảng 6.6 Khi gặp khó khăn, người đầu tiên các thành viên tổ tiết kiệm và vay vốnnghĩ đến dé mượn tiền -¿¿- 552222 2t2E+EEEEEEeEerrkrkerrerrerrrs 168Bảng 7.1 Các hoạt động của tổ chức cung cấp TCVM nhằm thúc đầy hiệu quả hoạt

động các tô TK& VV theo các TC CT-XH quản lý . «+ + ++ 176

Bang 7.2 Cách thức thúc day chat lượng nội dung sinh hoạt trong tô theo TC

CT-bì 00 182

Bảng 7.3 Mức độ cần thiết có năng lực, thái độ và giá trị nghề nghiệp CTXH đốivới nhân viên xã hội và các tô trưởng tổ TK&VV 7-c- 5c ccccccce+ 189

Trang 12

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Khung phân tích sinh kế bền vững của DFID, 2001 - + 50Hình 2.2 Bản đồ hành chính huyện Đức Trọng ¿+ -+2+++s+s+s+x+ssececezs 65Hình 3.1 Cách thức tham gia vào tổ TK&VV của các thành viên 78

Hình 3.2 Những mong đợi của các thành viên tham gia tổ TK&VV 79

Hình 3.3 Những mong đợi của các thành viên tổ TK&VV theo diện hộ gia đình 80Hình 3.4 Mục dich sử dụng nguồn vốn vay của các thành viên - 82Hình 3.5 Nội dung triển khai trong các buổi sinh hoạt của các tổ TK&VV 84Hình 3.6 Sự cần thiết da dang các nội dung sinh hoạt trong tổ TK&VV 85Hình 3.7 Lợi ich mang lại từ sự da dang các nội dung sinh hoạt của các trong tô 87Hình 3.8 Mối quan hệ giữa các thành viên trong các trong t6 TK&VV 88Hình 3.9 Mối quan hệ giữa các thành viên theo thâm niên tham gia tổ TK&VV 89Hình 3.10 Mức độ nhận được sự hỗ tro từ nhân viên xã hội và tổ trưởng 90Hình 3.11 Các năng lực thể hiện của nhân viên xã hội và tô trưởng 91Hình 3.12 Sự thé hiện vai trò của nhân viên xã hội và các tổ trưởng trong các tô

¡CÀ 108

Hình 4.7 Loi ích mang lại từ hoạt động trao đổi vần công hỗ trợ nhau mang lại từcác thành viên trong tổ TIK&V V 5 sec 1911111211121 11 111111111111 xe 110Hình 4.8 Mức độ thay đổi kỹ năng của các thành viên tổ TK&VV giữa dân tộc kinh

Va dan tOc thidU SO 115

Trang 13

Hình 4.9 Các kỹ năng va mức độ tự tin của các thành viên tổ TK&VV 117Hình 4.10 Sự tham gia vào giải quyết các vấn đề xã hội trong cộng đồng của cácthành viên tổ TKAVV 6t té té TT 2121111121111 1.11 121Hình 5.1 Mức độ thay đổi bản thân gia tăng sự tự tin trong quá trình tham gia tổ

TK&VV của các thành Vin - - < 111111 re 125

Hình 5.2 Mức độ thay đổi mối quan hệ xã hội của các thành viên trong quá trìnhtham gia tổ TIK&VV V 1 212121211 1 1011111111111 11 01011111 1111111011111 tre 129Hình 5.3 Mức độ tin tưởng, tin cậy giữa các thành viên trong quá trình tham gia tô

TKVY 133

Hình 5.4 Các hình thức và mức độ thé hiện sự tin tưởng, tin cậy giữa các thànhviên trong tổ TRA VV óc c2 12121 15151 11 3 111 1121117111111111 110111111111 135Hình 5.5 Mức độ kết nối, hình thành các nhóm hỗ trợ, giúp đỡ giữa các thành viênD0201 57 137Hình 5.6 Các hình thức kết nối, hình thành các nhóm hỗ trợ, giúp đỡ giữa các thành

8g CÀ 115 139Hình 5.7 Mức độ tích cực tham gia vào các tô chức xã hội trong cộng đồng của cácthành viên theo thâm niên tham gia t6 TIK&V V ¿2 555+s+£+E+e+eeezczcscz 141Hình 5.8 Các tổ chức xã hội thé hiện sự tích cực tham gia của thành viên tổ

I).cC.^ð^“ 143

Hình 5.9 Vai trò thể hiện của các thành viên tổ TK&VV tham gia vào các tô chứcxã hội trong cộng đồng - - - E SE 9151111111111 11111111111 144Hình 5.10 Mức độ năng lực thiết lập mối quan hệ, liên kết làm ăn thông qua quenbiết từ các thành viên trong tổ TK&VV theo thâm niên -. - 147

Hình 5.11 Lợi ích thông qua năng lực thiết lập mối quan hệ, mở rộng mạng lưới

liên kết làm ăn của các thành viên tổ TIK&VV ¿2 255 5s+s+E+E+Eveveererersrs 151Hình 6.1 Sự tham gia của các thành viên vào các quỹ tương trợ, tiết kiệm đượchình thành trong các tô TIK&¿VỆV - E212 S SE 1111111111111 11 1 1 re 160Hình 6.2 Mục đích sử dụng nguồn vay từ tham gia chơi huê, chơi hội của thành

VIEN 008.0A 1 — :›‹:/ÔÔÔ- 165

Hình 6.3 Sự sẵn sàng cho các thành viên trong tổ TK&VV mượn tiền của các thành

I0 170

Hình 7.1 Tăng cường các hoạt động của tổ chức cung cấp TCVM nhằm thúc đây

hiéu qua hoat dong cdc tO TRAVV 05 174

Trang 14

Hình 7.2 Sự cân thiệt nâng cao năng lực tô chức và quản lý của nhân viên xã hội và

t6 trurdng CAC tO TKAVY AE da 178Hình 7.3 Giải pháp thúc đây hiệu quả tổ chức va quản lý cho nhân viên xã hội va

các tô trưởng các tô TIK&V V ¿S213 111515111511 11 1111717111111 1xx, 179Hình 7.4 Cách thức thúc đây chất lượng các nội dung sinh hoạt trong tổ TK&VV 180Hình 7.5 Giải pháp thúc đây phát triển năng lực của các thành viên trong quá trìnhtham gia tổ TIK&VV V 1 1212123 1 1915111111111 11 01011111 1111101011111 184Hình 7.6 Giải pháp thúc đây phát triển năng lực của các thành viên trong quá trìnhtham gia tổ TK&VV theo TC CT-XH - 2-2-2252 E+E+E+E+E£EEE£E£E£EEEEerrrree 185Hình 7.7 Sự hiểu biết đến nghề CTXH của các thành viên tổ TK&VV 186Hình 7.8 Sự am hiểu và nhận thức về nghề CTXH của các thành viên tổ TK&VV 188Hình 7.9 Các kỹ năng đối với nhân viên xã hội và các tổ trưởng tổ TK&VV 191Hình 7.10 Các phâm chat của nhân viên xã hội và các tô trưởng tô TK&VV 192Hình 7.11 Sự cần thiết thể hiện nhu cầu được tham gia đào tạo nghiệp vụ nghề

CTXH đối với nhân viên xã hội và các tô trưởng tô TK&VV - 194Hình 7.12 Mức độ cần thiết vai trò của nhân viên CTXH trong tổ chức và quản lýcác hoạt động của tô TIK&¿VV - C1 1 1 1E E1 1112111211171 11 111 xe, 196

Trang 15

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xu hướng chung hiện nay, trong các chương trình/ dự án phát triển cộngđồng (PTCD), bên cạnh việc nhắm đến mục đích đáp ứng các nhu cầu trước mắt của

cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân thì mục đích quan trọng

nhất là nâng cao năng lực cộng đồng (NLCĐ) và phát triển các nguồn vốn sinh kế bền

vững (SKBV) thông qua các hoạt động chính sách an sinh xã hội là một trong những

chiến lược quan trong được quan tâm lồng ghép triển khai nhằm giúp người dânvượt qua và chủ động đối phó với những khó khăn hay những hoàn cảnh dé bị tônthương, hướng đến cộng đồng tự lực, biết hợp tác và chia sẻ trách nhiệm.

Tài chính vi mô (TCVM) đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc pháttriển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong công cuộc giảm nghèo và phát triển xã hội tạicác quốc gia đang phát triển như Việt Nam Sự phát triển mạnh mẽ của TCVM vềphạm vi tiếp cận và các dịch vụ cung ứng, đặc biệt là các dịch vụ về tài chính và tiếtkiệm trong những năm qua đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu vốn cho phát triểnkinh tế và công cuộc giảm nghèo Hiện nay TCVM được xem như là công cụ hiệuquả trong giảm nghèo, đồng thời cũng là công cụ nhằm nâng cao NLCD và pháttriển các nguồn vốn cộng đồng ở các nước đang phát triển Ở Việt Nam khái niệmTCVM cũng chưa được thống nhất sử dụng chung một cách chính thống Đồng thờilĩnh vực nghiên cứu tác động của TCVM đến SKBV hiện nay rất hạn chế, chủ yêutiếp cận chuyên môn lĩnh vực kinh tế, nông nghiệp và chưa có công trình nào chính

thống thuộc khối ngành khoa học xã hội, đặc biệt tiếp cận Công tác xã hội (CTXH).Trong CTXH thực hành chuyên nghiệp, CTXH với cộng đồng được xem nhưlà một phương pháp can thiệp ở cấp độ vĩ mô bên cạnh các phương pháp CTXHkhác ở cấp độ vi mô và trung mô là phương pháp CTXH với cá nhân và CTXH vớinhóm [Nguyễn Thị Như Trang, Trần Văn Kham, 2017, tr 30] Hiện nay có nhiềunghiên cứu liên quan đến CTXH, tuy nhiên những nghiên cứu chủ yếu thuộc lĩnh

vực áp dụng phương pháp can thiệp CTXH với cá nhân và nhóm, còn nghiên cứu

10

Trang 16

liên quan CTXH với cộng đồng rất hạn chế hoặc chưa có nhiều, nhất là liên quanđến nội dung tác động của TCVM đến phát triển các nguồn vốn trong SKBV.Những nghiên cứu thường tập trung tiếp cận theo các nhu cầu, khó khăn cần giảiquyết, can thiệp trợ giúp hơn là tiếp cận dựa vào điểm mạnh để phát huy sức mạnhvà huy động nguồn lực làm trọng tâm trong thúc đây sự thay đổi cộng đồng Do đó,nghiên cứu này giới thiệu và vận dụng quan điểm SKBV trong tiếp cận phươngpháp CTXH với cộng đồng nhằm phân tích TCVM để thấy được vai trò của hoạtđộng TCVM thông qua các tô TK&VV đối với phát triển sinh kế của hộ gia đìnhnông thôn hiện nay Kết quả của nghiên cứu góp phần mở đường cho nhiều nghiêncứu liên quan đến lĩnh vực nay ở Việt Nam, đóng góp về mặt lý luận bố sung thêmnguôồn văn liệu về tiếp cận CTXH với cộng đồng dựa vào SKBV trong phân tíchTCVM Điều quan trọng, kết quả nghiên cứu giúp cho những nhà hoạch định,chuyên gia thấy được một cách tiếp cận CTXH với cộng đồng của hoạt độngTCVM và thấy được sự cần thiết vai trò của nhân viên CTXH trong việc tổ chức vaquản lý hoạt động các tô TK&VV tại cộng đồng nhằm thúc day phát triển sâu rộng

ngành TCVM tại Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Sở Lao động thương binh và xã hội tỉnh LâmĐồng thì ở tỉnh nói chung và ở huyện Đức Trọng nói riêng, có nhiều chươngtrình/ dự án đã và đang triển khai với mục đích tạo dựng và phát triển SKBV chocác hộ gia đình người dân trong cộng đồng Tuy nhiên, hiện chưa có nghiên cứuchuyên sâu nào tìm hiểu về phát triển sinh kế thông qua hoạt động TCVM haynhững tác động của hoạt động TCVM đến phát triển các nguồn vốn trong SKBV.Đức Trọng là huyện có những hoạt động TCVM tương đối phát triển so với cáchuyện khác trong những năm gần đây Chính những hoạt động TCVM đã gópphan hỗ trợ nhiều hộ gia đình thoát nghèo vươn lên làm giàu, đời sống kinh tế

người dân được cải thiện đáng kê, năng lực xã hội được chuyển biến, gia tăng

các nguồn vốn cộng đồng hướng tới tự lực và bền vững.

Vì những lý do trên, để có những cái nhìn xác thực va khám phá tìm hiểu sâu

rộng hơn về những tác động của hoạt động TCVM đem lại nhằm phát triển cácnguồn vốn tạo dựng SKBV cho người dân ở cộng đồng nông thôn cũng như thay

11

Trang 17

được sự cần thiết thúc đây CTXH ở cộng đồng nói chung và vai trò của nhân viênCTXH trong tổ chức và quản lý hoạt động TCVM nói riêng, chúng tôi tiến hànhnghiên cứu: “Tác động cua hoạt động tài chính vi mô đến sinh kế bên vững dướicách tiếp cận công tác xã hội với cộng đồng (nghiên cứu trường hợp huyện Đức

CTXH cộng đồng.

2.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài hướng đến những mục tiêu

nghiên cứu sau:

Thứ nhất, hệ thống hóa lý thuyết và xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.

Thứ hai, tìm hiểu thực trạng hoạt động TCVM thông qua các tô TK&VV dựavào cộng đồng ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

Thứ ba, khám phá va tìm hiểu tác động của hoạt động TCVM đến phat triểncác nguồn vốn trong SKBV dựa vào cộng đồng.

Thứ tư, nghiên cứu những hướng thúc đây hiệu quả hoạt động của TCVMthông qua các tổ TK&VV đến phát triển các nguồn vốn trong SKBV dưới tiếp cậnCTXH với cộng đồng.

3 Cầu hỏi nghiên cứu

Thứ nhất, hoạt động TCVM thông qua các tổ TK&VV đang được tô chức và

quản lý dựa vào cộng đồng như thế nào ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng?

Thứ hai, hoạt động TCVM có tác động như thé nào đến phát triển các nguồnvốn trong SKBV dựa vào cộng đồng?

Thứ ba, cần có những hướng nào dé thúc đây hơn nữa hoạt động TCVM đếngia tăng các nguồn vốn trong SKBV đưới cách tiếp cận CTXH với cộng đồng?

12

Trang 18

4 Ý nghĩa nghiên cứu4.1 Ý nghĩa lý luận

Thứ nhất, nghiên cứu này giới thiệu và vận dụng quan điểm SKBV trongphân tích TCVM dé thay được vai trò của hoạt động TCVM đối với phát triển cácnguồn vốn trong SKBV các thành viên tham gia vay vốn tại cộng đồng nông thônhiện nay dưới cách tiếp cận CTXH với cộng đồng.

Thứ hai, kết quả của nghiên cứu này bổ sung thêm nguồn văn liệu về lĩnhvực CTXH trong phát trién cộng đồng dựa vào tiếp cận SKBV, cho biết những tác

động của hoạt động TCVM đến phát triển sinh kế hướng đến PTCD bền vững.4.2 Ý nghĩa thực tiễn

Thứ nhất, kết quả cho biết những tác động của TCVM đến phát triển cácnguồn vốn trong SKBV, giúp cán bộ, lãnh đạo địa phương có những biện pháp thiếtthực thúc day hoạt động TCVM ngày càng phát triển mạnh hơn Đồng thời giúp họcó cái nhìn thực tiễn thúc đây chất lượng cuộc sống của người nghèo, nâng cao

năng lực và phát huy tính tự lực, tự chủ của cộng đồng.

Thứ hai, những phát hiện cũng giúp cho những nhà hoạch định, chuyên gia

thấy được một cách tiếp cận SKBV trong CTXH của hoạt động TCVM và thúc dayCTXH ở cộng đồng cũng như phát triển ngành TCVM tại Việt Nam.

Thứ ba, nghiên cứu này làm cơ sở dé đánh giá tác động của TCVM ở khíacạnh xã hội bên cạnh về khía cạnh kinh tế, hướng đến PTCĐ bền vững.

Thứ tư, qua nghiên cứu cho thấy vai trò của nhân viên CTXH trong tô chứcvà quản lý các hoạt động TCVM cũng như sự cần thiết thúc đây CTXH ở cộng

đồng nông thôn hiện nay.

Cuối cùng, nghiên cứu góp phan đề xuất những thay đổi về chính sách và môhình này có thê nhân rộng triển khai sang các cộng đồng khác có những hoạt động

TCVM tổ chức mô hình hoạt động theo t6/ nhóm.5 Đối tượng, khách thể nghiên cứu

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Tác động của hoạt động TCVM đến phát triển các nguồn vốn trong SKBVdưới cách tiếp cận CTXH với cộng đồng.

13

Trang 19

5.2 Khách thể nghiên cứu

Khách thé quan trong và chủ yếu nhất trong nghiên cứu này được xác địnhlà thành viên của các tổ TK&VV Họ là đối tượng hưởng lợi từ các hoạt độngTCVM Bên cạnh đó, những khách thể là các cán bộ và nhân viên NHCSXH vàcác tô chức chính trị - xã hội được NHCSXH ủy thác quản lý nguồn vốn vay vàhoạt động của các tô TK&VV như HPN, HND, DTN, HCCB Ngoài ra, các lãnhđạo cộng đồng là những lãnh đạo, quản lý phụ trách trong các xã thuộc huyệnĐức Trọng, tỉnh Lâm Đồng.

6 Phạm vỉ nghiên cứu

6.1 Pham vi về thời gian

Thời gian quan sát đối tượng nghiên cứu từ 2003 — 2020 (từ thời điểm triểnkhai hoạt động TCVM tại huyện Đức Trọng, tinh Lâm Đồng) Thời gian tiến hànhthu thập thông tin, điều tra khảo sát từ 1/2019 — 12/2020.

6.2 Pham vi về không gian

Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định TCVM là những nguồn vốn chovay theo mô hình các tô TK&VV thuộc khu vực chính thức, đó là từ NHCSXH tỉnh

Lâm Đồng Địa bàn nghiên cứu được tiễn hành tại các cộng đồng có triển khai hoạt

động TCVM của NHCSXH huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng ủy thác quản lýnguồn vốn vay cho các TC CT-XH thông qua các tổ TK&VV thuộc huyện ĐứcTrọng, tỉnh Lâm Đồng.

6.3 Giới hạn nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thực trạng hoạt động TCVM tại thời điểmnghiên cứu ở huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng Đồng thời chú trọng nghiên cứukhám phá và tìm hiểu những tác động của hoạt động TCVM thông qua các tổTK&VV đến phát triển các nguồn vốn trong SKBV dựa vào cộng đồng như vốn conngười, vốn xã hội và vốn tài chính Bên cạnh đó, nghiên cứu tập trung nghiên cứunhững hướng quan trọng thúc day hoạt động của TCVM va cho thay sự cần thiết vaitrò của nhân viên CTXH ở cộng đồng trong việc tổ chức và quản lý hoạt độngTCVM hướng đến PTCD bền vững.

14

Trang 20

7 Những đóng góp mới của luận án

Thứ nhất, nghiên cứu vận dụng phương pháp tiếp cận PTCĐ dựa vào nội lực“ABCD” và quan điểm tiếp cận từ dưới lên “bottom-up” Đây là hai cách tiếp cậnquan trọng trong CTXH với cộng đồng hay PTCĐ, mang tính tích cực, bắt đầu từviệc khơi dậy và phát huy những điểm mạnh, điểm tích cực, năng lực và tiềm năngvốn có cũng như thành công làm đòn bẩy và điểm bắt đầu cho sự thay đổi Cáchtiếp cận trong nghiên cứu này khác biệt so với những hướng tiếp cận thông thường,không bắt đầu từ nhu cầu, những khó khăn, bat cập hay van dé cần giải quyết dé cónhững giải pháp, cách thức can thiệp và hỗ trợ Tập trung khám phá những tác động

tích cực hơn là đánh giá những tác động mang lại trên phương diện mặt được và

mặt hạn chế.

Thứ hai, tập trung phân tích các tác động trên quan điểm tiếp cận tập trungvào nhóm đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh (các thành viên tổ TK& VV) Chútrọng vào các sợi dây liên kết của nguồn vốn xã hội trong bối cảnh chủ đạo là nguồnvốn con người trong tiếp cận dựa vào cộng đồng, tập trung thế mạnh các nguồn lựcnhằm phát triển năng lực các thành viên cũng như làm gia tăng các nguồn vốn cộngđồng hướng đến lợi ích mang lại cho người trong cuộc - đối tượng thủ hưởng chínhsách Quan điểm tiếp cận này cũng khác biệt so với các nghiên cứu tiếp cận thuộckhối ngành khác như kinh tế hay nông nghiệp.

Thứ ba, chú trọng nghiên cứu những hướng thúc đây hiệu quả hoạt động củaTCVM thông qua các tổ TK&VV xuất phát từ góc nhìn thực tiễn người trong cuộc— đối tượng thụ hưởng chính sách an sinh Những hướng thúc đây này dựa trên cácđiểm mạnh, điểm tích cực, tiềm năng và những kết quả thuận lợi là nên tảng thúcđây hơn là nhìn nhận từ những tôn tại, yếu kém cũng như van dé cần giải quyết déđưa các các giải pháp, đề xuất như một số công trình đã nghiên cứu.

Thứ tư, kết quả nghiên cứu cho thấy tầm quan trọng của phương pháp CTXHvới cộng đồng cũng như sự cần thiết vai trò của nhân viên CTXH tại cộng đồng.

Đây là một hướng đi mới và là phát hiện mới so với các nghiên cứu trước đây vì

15

Trang 21

hiện tại chưa có nghiên cứu nào kết quả cho thay vai trò của CTXH trong tổ chức vaquản lý hoạt động TCVM tại cộng đồng.

8 Kết cấu của luận án

Bên cạnh phần mở đầu; kết luận, khuyến nghị; hạn chế của luận án; các côngtrình khoa học; tài liệu tham khảo; và phụ lục thì phần Nội dung luận án gồm 7

Chương | với nội dung tông quan các nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án.

Chương 2 của luận án trình bày cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Chương 5 phân tích kết quả nghiên cứu chính của luận án, thê hiện tác động củahoạt động TCVM đến phát triển nguồn vốn xã hội trong SKBV dựa vào cộng đồng.

Chương 6 phân tích kết quả nghiên cứu chính của luận án, thé hiện tác độngcủa hoạt động TCVM đến phát triển các nguồn vốn tài chính trong SKBV dựa vàocộng đồng.

Chương 7 của luận án phân tích kết quả những hướng thúc đây hiệu quả củahoạt động TCVM thông qua các tổ TK&VV đến phát triển các nguồn vốn trong

SKBV dưới cách tiếp cận CTXH với cộng đồng.

16

Trang 22

CHUONG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CUAHOAT DONG TAI CHINH VI MO DEN SINH KE BEN VUNG DUA VAO

CONG DONG

Trong nghiên cứu, việc tổng quan tài liệu là rất quan trọng Trọng tâm củachương 1 là tổng quan tình hình các nghiên cứu liên quan đến đề tai như nhữngnghiên cứu tác động của tài chính vi mô và sinh kế bền vững: tác động của tài chínhvi mô và năng lực cộng đồng; tác động của tài chính vi mô và vốn xã hội Đồng thờitổng quan các vấn đề tiếp cận lý luận như phát triển cộng đồng trong tiếp cận sinhkế bền vững và quan điểm tiếp cận lý thuyết công tác xã hội với cộng đồng Thôngqua việc tong quan các nghiên cứu đi trước, dé tài tập trung xác định các van đề cácnghiên cứu còn ton tại và đồng thời xác định các vấn dé mà đề tài luận án tập trung

các quốc gia ở Châu Phi và Châu A nơi ma đây có nhiều quốc gia dang phát trién,tỷ lệ người nghèo còn cao và hoạt động TCVM tương đối mạnh ở các cộng đồngđịa phương Các công trình nghiên cứu cho thấy những tác động của hoạt độngTCVM đến SKBV của người dân tiêu biểu như Eoin Wrenn (2007), Kantor (2009),

Kuhinur, Rokonuzzaman (2009), Thilepan, Thiruchelvam (2011), Davis, Abed,

Hissain, Dubitsky (2011), Anand (2013), Tilahun (2013), Karakitsiou (2013), Diro,

Regasa (2014), Welday (2014), Habte (2016) Bên cạnh đó, cũng có nhiều côngtrình tập trung đi sâu vào nghiên cứu tác động của hoạt động TCVM đến SKBV củangười phụ nữ Tiêu biểu như Burjojee, Deshpande, Weidemann (2002), Lakwo

(2007), Kuhinur, Rokonuzzaman (2009), Ferka (2011), Mucheke (2015).

17

Trang 23

Habte (2016) nghiên cứu “Tác động của tài chính vi mô đến sinh kế bênvững: một bằng chứng từ vùng nông thôn Eritrea” Tác giả tập trung mô tả các tàisản sở hữu cũng như chiến lược theo đuôi và kết quả đạt được của các hộ gia đìnhnông thôn Đồng thời xác định và kiểm tra các yếu tố quyết định sự tham gia của

các hộ gia đình nông thôn trong hoạt động TCVM Đặc biệt nghiên cứu chú trọng

đánh giá tác động của việc tham gia hoạt động TCVM trên kết quả SKBV của

người dân Tác giả sử dụng hai phương pháp chủ đạo đó là phương pháp nghiên cứu

định lượng và định tính đó là điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu và thảo luận nhómtập trung Đối với phương pháp định lượng, tác giả tập trung sử dụng phương pháp

so sánh với mẫu được chọn là 500 mẫu thuộc hai nhóm là thành viên tham gia hoạt

động TCVM Một nhóm 200 mẫu là thành viên tham gia hoạt động TCVM trên 3tháng trở lên và một nhóm 300 mẫu là thành viên bắt đầu gia nhập, mới tham gia

hoặc tham gia dưới 3 tháng Sự khác biệt của nghiên cứu này so với các nghiên cứu

thực nghiệm khác là nhóm đối chứng tác giả chọn là những khách hàng mới thamgia, dang đợi hoàn thành thủ tục dé tham gia hoặc đã tham gia nhưng có thời gian ithơn 3 tháng chứ không chọn mẫu là những khách hàng không tham gia trong hoạt

động TCVM Lý giải cho việc lựa chọn mẫu này, tác giả cho rằng nếu chọn so sánhgiữa thành viên nhóm TCVM với không phải thành viên thì thường đi đến vấn đềvốn có đó là những thành kiến Khi đó sự khác biệt giữa hai nhóm này có thể đượcđo lường va quan sát như độ tuổi, học vấn, tài sản năm giữ, có thể kiểm soátđược qua thống kê khi ước tính những tác động của TCVM mang lại Tác giả cũngcho rằng, thời gian 3 tháng những khách hàng mới của TCVM ở vùng nông thônchưa cho thấy những tác động mang lại Còn trên 3 tháng, kết quả nghiên cứu chothấy những tác động của hoạt động TCVM đến sinh kế của người dân ở vùng nôngthôn Eritrea Tác giả không đi vào phân tích cụ thể kết quả thể hiện SKBV ở nămloại tài sản (vốn con người, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn xã hội và vốn tự nhiên)mà kết quả chỉ cho thấy khác biệt ở tác động giữa hai nhóm ở các loại tài sản ở từngkhía cạnh khác nhau như lợi nhuận; tiêu thụ thực phẩm và chỉ tiêu; tiết kiệm; tìnhtrạng rủi ro và cơ chế đối phó Đặc biệt kết quả đi sâu vào phân tích dé thấy rõ sựtác động của TCMV đến SKBV thông qua sự khác biệt về thống kê các biến giữa

18

Trang 24

hai nhóm so sánh Thể hiện tác động đến nguồn vốn con người trong SKBV ở khíacạnh tác động nhưng cũng là sự khác biệt so với nhiều nghiên cứu liên quan về lĩnhvực này Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu chủ yếu thé hiện ở khía cạnh lĩnh vựcvốn kinh tế và nông nghiệp, không cho thấy những tác động ở khía cạnh xã hộinhiều Trong khi đó, nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này lại chỉ ra rất rõ ràng nhữngtác động của TCVM đến SKBV thể hiện tác động đến khía cạnh xã hội khi phântích nguồn vốn xã hội và nguồn vốn con người Đây là một hạn chế trong nghiêncứu này, khi tác giả của nghiên cứu thuộc chuyên ngành lĩnh vực kinh tế nôngnghiệp nên cách nhìn nhận cũng có nhiều sự khác biệt so với các nghiên cứu khác.

Namrata Anand (2013) với nghiên cứu “7úc động cua tài chính vi mô đếnsinh kế bên vững nông thôn: một nghiên cứu phân tích” Trong nghiên cứu củamình, Anand tập trung phân tích viễn cảnh thực tại của TCVM ở Ấn Độ để đi sâuvào phân tích tác động của TCVM đến SKBV của người dân nông thôn ở các loạinguồn vốn như vốn con người và vốn xã hội Tác giả sử dụng phương pháp chủ đạolà khảo sát điều tra xã hội học bên cạnh phương pháp thảo luận nhóm tập trung,quan sát thực địa Mẫu được chọn nghiên cứu là 335 mẫu (tỷ lệ 0,5% tổng thể

71088) đơn vị là hộ gia đình nông thôn thành viên tham gia hoạt động TCVM ở tỉnh

Agra, An Độ Kết quả nghiên cứu tác giả đã cho thấy những tác động của hoạt độngTCVM thông qua các nhóm đến SKBV người dân nông thôn ở các khía cạnh tài sảnnhư vốn con người, vốn tài chính và vốn xã hội Tuy nhiên, trong nghiên cứu củamình, Anand mới chỉ nhìn nhận sự thay đôi sinh kế của người dân ở các loại tài sản

của người dân là thành viên tham gia nhóm hoạt động TCVM dưới góc nhìn chuyên

môn thuộc lĩnh vực kinh tế và nông nghiệp nên trong kết quả của mình tác giả cũngchưa cho thấy rõ nét về tác động về khía cạnh xã hội trong phân tích các loại nhưvốn con người vốn hay vốn xã hội dựa trên quan điểm nhìn nhận của tiếp cận

CTXH và PTCĐ Đặc biệt trong lĩnh vực CTXH với cộng đồng thì vai trò của các

loại vốn này lại rất quan trọng Đây cũng là hạn chế chung của các nghiên cứu hiệnnay, khi các tac giả nghiên cứu thuộc lĩnh vực TCVM và SKBV lại chủ yếu tậptrung chuyên môn thuộc lĩnh vực kinh tế và nông nghiệp.

19

Trang 25

Bên cạnh đó, trong các nghiên cứu kết quả đã cho thấy và khăng định nhữngtác động của TCVM đến SKBV thể hiện ở việc phát triển các nguồn vốn (Namrata

Anand, 2013; Asfaw Tilahun, 2013; Thiruchelvam, 2011) Tuy nhiên, cả ba nghiên

cứu của nhóm tác giả này đều cho thấy, kết quả thê hiện rõ ràng nhất tập trung ở cácloại vốn như vốn con người, von xã hội, còn vốn tải chính, vốn tự nhiên va vốn vật

chất các tác giả chưa đưa ra được nhiều biện luận để khẳng định rõ ràng hơn Liên

quan đến TCVM và SKBV còn có những nghiên cứu của Ferka (2011), Bhuiyan

(2013), Kuhinur, Rokonuzzaman (2009), Eoin Wrenn (2007) Trong nghiên cứu cua

mình, các tác giả này dù ở mức độ nghiên cứu khác nhau nhưng đều đưa ra được kếtqua cho thay những tác động của TCVM đến các nguồn vốn trong SKBV các hộ giađình tham gia vay vốn, đặc biệt là nguồn vốn con người và vốn xã hội Tuy nhiên,cũng giống như nghiên cứu của Namrata Anand (2013), Asfaw Tilahun (2013),Thiruchelvam (2011), kết qua của những nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở việccho thấy những tác động rõ ràng của TCVM mang lại đến việc phát triển sinh kếcủa các hộ gia đình ở loại tài sản vốn con người va vốn xã hội, chưa thể hiện rõnhững tác động ở các loại tài sản như vốn tự nhiên, vốn vật chất và vốn tải chính.Đây là tình hình chung của các kết quả nghiên cứu liên quan đến TCVM và SKBVkhi đặc thù hoạt động của TCVM thông qua các té/ nhóm ở cộng đồng thé hiệnnhiều ở sự tương tác trong mối quan hệ giữa các thành viên trong t6/ nhóm Đặcbiệt, các kết quả nghiên cứu chưa cho thấy thay đổi tiến trình SKBV của các hộ giađình đưới tác động của TCVM như thế nào và hoạt động sinh kế ra sao Đây là vẫndé đặt ra cho các nghiên cứu tập trung hơn vào sự thay đổi tiến trình SKBV dưới tác

động của TCVM.

Ngoài ra, trong nghiên cứu của mình, các tác giả cũng chỉ mới đưa ra được

các giải pháp hành động nhằm thay đổi chính sách TCVM (Namrata Anand, 2013),thay đổi cách thức tổ chức và quản lý hoạt động TCVM (Asfaw Tilahun, 2013;Thiruchelvam, 2011) Đặc biệt vai trò của nhân viên phụ trách hay tô trưởng/ nhómtrong tổ chức và quản lý hoạt động TCVM chưa được thé hiện rõ ràng Dé khỏa lấp

những hạn chê trên, trong nghiên cứu của chúng tôi, tập trung tìm hiéu sâu rộng và

20

Trang 26

cụ thể những tác động của TCVM đến phát triển các nguồn vốn trong SKBV Đặcbiệt tập trung sâu những tác động về khía cạnh xã hội, nhất là nguồn vốn xã hội vànguồn vốn con người, vì trong PTCD thi hai nguồn vốn này có vai trò rất quantrọng, là sợi dây liên kết tất cả các nguồn vốn khác cũng như là tiền đề để cộngđồng phát triển một cách bền vững Qua đó, nghiên cứu cho thấy một cách tiếp cậnmới SKBV từ hoạt động TCVM dưới cách tiếp cận PTCĐ hay còn gọi CTXH vớicộng đồng Đồng thời chỉ ra được những điều cần thúc day trong tổ chức va quan lýcác hoạt động TCVM nhằm hướng đến sự cần thiết vai trò của CTXH ở cộng đồngtrong việc tổ chức và quản lý hoạt động TCVM thông qua các tổ TK& VV hướngđến tao dựng SKBV tai các cộng đồng nông thôn hiện nay.

Ở Việt Nam hiện nay, chỉ có một số nghiên cứu liên quan đến những tácđộng của TCVM đến SKBV như Nguyễn Thi Ngọc Huyền (2013), “Tac động cuatin dụng vi mô đến nguôn sinh kế của nông hộ trong dự án cải thiện sự tham gia thị

trường cho người nghèo ở tỉnh Tra Vinh”; Huynh Thị Mỹ Linh (2013), “Tác động

của tín dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ từ dự án cải thiện sinh kế cho nông

hộ nghèo tại huyện VỊ Thủy, tinh Hậu Giang”; Tăng Van Kinh (2013), “Tác động

của tin dụng vi mô đến nguồn sinh kế nông hộ trong dự án Hỗ trợ nâng cao mứcsống cho người nghèo tại Sóc Trăng” Với mục đích nghiên cứu về tác động củacác dự án liên quan TCVM đến SKBV, kết quả các nghiên cứu trên đều cho thấynhững tác động mang lại của TCVM đến sinh kế nông hộ tham gia dự án thé hiện ởcác nguồn vốn trong SKBV Tuy nhiên, kết quả thé hiện còn rất chung chung, chưađưa ra được những luận điểm rõ ràng trong từng nội dung phân tích Mặt khác,những nghiên cứu này cũng chủ yếu tập trung bởi dưới góc nhìn của các nhà nghiên

cứu là sinh viên làm đề tài khóa luận tốt nghiệp thiếu kinh nghiệm và thuộc lĩnh vựcchuyên môn về kinh tế, chưa có những nghiên cứu chuyên liên quan dưới góc

chuyên môn của các nhà nghiên cứu thuộc các ngành khoa học xã hội như xã hội

học hay CTXH và PTCĐ Chính vì vậy, hầu hết các nghiên cứu đều đưa ra nhữngkết quả một cách cơ bản và chung chung, chưa thê hiện được sự tác động sâu rộngcủa TCVM đến SKBV, đặc biệt ở khía cạnh xã hội như phát triển nguồn vốn con

21

Trang 27

người và vốn xã hội của các gia đình thành viên tham gia vay vốn Đây cũng là vanđề đặt ra cho nghiên cứu, khi mục đích ban đầu hướng đến của TCVM là tác độngcó chủ đích chỉ nhăm đến giảm nghèo, tăng chất lượng cuộc sống của các hộ giađình và lĩnh vực này được nhiều nghiên cứu đề cập Bên cạnh đó, những hướng tác

động không chủ đích như phát triển NLCĐ hay SKBV ở Việt Nam hiện nay chưa

có nhiều nghiên cứu, đặc biệt những nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực này nhằmlàm rõ những tác động về mặt xã hội của TCVM Dé làm rõ hơn những tác động sâurộng của TCVM bên cạnh về giảm nghèo, chúng tôi tập trung tìm hiểu những tácđộng của TCVM đến SKBV dưới quan điểm CTXH với cộng đồng, dé thay rõ đượcvai trò của TCVM thông qua các t6/ nhóm trong PTCD cũng như cho thấy sự cầnthiết vai trò của CTXH ở cộng đồng trong tổ chức và quản lý hoạt động của TCVM

Horvath (2001) với nghiên cứu “Xây dựng năng lực cộng đông thông quacác nhóm tin dụng - tiết kiệm cho dong bào dân tộc thiểu số ở Canada” Nghiêncứu này, tác giả xem xét việc thúc đây NLCĐ thông qua các nhóm TCVM cho cộngđồng đồng bào dân tộc thiêu số ở Canada Với phương pháp chủ đạo là nghiên cứuđịnh tính thông qua quan sát tham dự và phỏng van sâu, tác giả đã đưa ra kết qua

cho rằng: các hoạt động TCVM có tác động cho thấy, bên cạnh mang lại thu nhập

và thay đổi về kinh tế, nghiên cứu cho thấy những thay đổi sự tham gia của cộngđồng cũng như sự phát triển năng lực của các thành viên tham gia Tác giả đã đưa racác khía cạnh quan trọng của NLCĐ bao gồm: phát triển cá nhân; ý thức cộng đồng;

22

Trang 28

mạng lưới kinh tế xã hội; khả năng mang đến sự thay đổi cộng đồng: tăng sức mạnhbên ngoài cộng đồng: và duy trì nền văn hóa.

Trong nghiên cứu của mình, thông qua nghiên cứu khám phá, Horvath đã

đưa ra những cách thức tạo sự tham gia cũng như tô chức thúc đây hoạt động cácnhóm TCVM nhằm tạo quyên, tăng quyền cho các thành viên, hướng nâng cao năng

lực trong quá trình tham gia Tác giả cũng có những phát hiện quan trọng, các nhóm

tham gia vào TCVM không được nhận thanh toán các chi phí của các hoạt động

sáng kiến trong quá trình hoạt động như vận động chính sách, dao tạo va tập huấn.

Tuy nhiên cũng không cho thấy những van đề có thé nảy sinh có thé ảnh hưởng đếnnhóm, ảnh hưởng đến tính bền vững của TCVM khi các thành viên tham gia trong

các nhóm TCVM không có những khoản hỗ trợ nao Tác giả lý giải, người dân

tham gia vào nhóm TCVM đã kết nối, hình thành mạng lưới, biết hành động mangđến sự thay đổi bên trong cộng đồng thông qua kha năng huy động nguồn lực củanhóm mà không cần sự hỗ trợ từ bên ngoài Điều này thể hiện yếu tố tự lực của các

nhóm TCVM góp phần thúc đây PTCĐ.

Như vậy trong nghiên cứu của mình, Horvath đã sử dụng phương pháp

nghiên cứu định tính, tập trung vào phỏng vấn sâu và quan sát tham dự Ông đã đưara được 06 kết quả chính của nghiên cứu thể hiện tác động của TCVM đối với pháttriển NLCĐ Tuy nhiên với cách tiếp cận trong nghiên cứu định tính thông quakhám phá, ông mới chi đưa ra được các dit liệu cho thấy những tác động thay đôi

dựa trên những đặc điểm đã phát hiện mà chưa có con số cu thé thé hiện sự thay đôitác động của TCVM đem lại bằng nghiên cứu định lượng để có cái nhìn toàn diệnhơn Mặt khác, ngoài những phát hiện cho thấy kết quả tác động của TCVM đối vớiphát triển NLCĐ ở những đặc điểm quan trọng thể hiện phần nào những tác độngliên quan đến các nguồn vốn trong SKBV như vốn con người (phát triển cá nhân;khả năng mang đến sự thay đổi cộng đồng); vốn xã hội (ý thức cộng đồng; mạnglưới kinh tế xã hội; tăng sức mạnh bên ngoài cộng đồng; và duy trì nền văn hóa).Đây là những phát hiện quan trọng trong nghiên cứu của tác giả, nhưng kết quả chỉ

dừng lại ở nghiên cứu định tính khám phá, chưa có một nghiên cứu tông thể địnhlượng dé khang định rõ ràng hơn những tác động liên quan.

23

Trang 29

Bên cạnh nghiên cứu của Horvath (2001) thì Diaz và Luis (2007) cũng có

nghiên cứu thé hiện mối quan hệ giữa NLCD và kinh tế vi mô trong “Năng luccộng đông và phát triển kinh tế vi mô: nghiên cứu đến từ Peru” Nghiên cứu nàytập trung vào các nguồn vốn như là các thành phan cốt lõi của NLCD nhằm mụcđích dé khám phá mối liên hệ giữa các tô chức, hiệp hội với phát triển kinh tế vi mô.Tác giả tiến hành nghiên cứu định lượng với việc các ông chọn 20 cộng đồng ởPeru trong thực hiện nghiên cứu Trong 20 cộng đồng này có 10 cộng đồng thamgia vào một dự án cứu trợ và phát triển Cơ Đốc Phục Lâm (ADRA) và 10 cộngđồng phục vụ nghiên cứu việc kiêm soát, đối chứng (không tham gia dự án ADRA).Khách hàng trong 10 cộng đồng tham gia vào dự án ADRA được hỗ trợ các dịch vụnhư tạo thu nhập, hoạt động tín dụng nhỏ, cung cấp dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và

các kỹ năng nuôi dạy con cái.

Kết quả cho thấy, việc tham gia trong dự án ADRA đã có một ảnh hưởngtích cực đáng ké về nâng cao NLCD thông qua phát triển kinh tế vi mô, một phannào chỉ ra được mối quan hệ hai chiều giữa kinh tế vi mô và NLCĐ: tác động củahoạt động kinh tế vi mô đối với phát triển NLCĐ; và NLCĐ góp phan thúc dayPTCD Đặc biệt, kết quả nghiên cứu đến phát triển NLCĐ cũng phan nao thể hiệnphát triển các nguồn vốn trong SKBV Tuy nhiên, trong nghiên cứu của mình, cáctác giả mới chỉ ra được mối quan hệ giữa năng lực cộng đồng với kinh tế vi môbăng những con số cụ thé ở bề rộng mà chưa có những khám phá, phát hiện những

tác động ở bề sâu của tác động.

Như vậy, trong hai công trình nghiên cứu trên, với hai hướng tiếp cận đốitượng khác nhau (Horvath tiếp cận theo các nhóm TCVM, còn Diaz và Luis tiếpcận tập trung nguồn nhân lực và các tô chức/ nhóm xã hội) với phương pháp thuthập đữ liệu khác nhau (Horvath tập trung vào phỏng vấn sâu và quan sát tham dự

thì Diaz và Luis sử dụng phương pháp thực nghiệm), nhưng cả hai công trình

nghiên cứu này đều có kết quả cho thấy: các nhóm TCVM có những tác động vượtra ngoài những phạm vi tác động về kinh tế, cá nhân và hộ gia đình Đó là tác độngđến phát triển năng lực các thành viên tham gia, tác động đến NLCĐ đồng thể hiện

24

Trang 30

ở các nguồn vốn trong SKBV Tuy nhiên, cả hai nghiên cứu đều chưa có những cáinhìn thật cụ thé liên quan những tác động của TCVM đối với từng nguồn vốn mà

mới chỉ dừng phân tích ở khía cạnh NLCĐ.

Ở Việt Nam, có nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Kim Anh, Ngô Văn Thứ,Lê Thanh Tâm, Nguyễn Thị Tuyết Mai (2011) “7CVM với giảm nghèo tại ViệtNam - kiểm định và so sánh” Trong nghiên cứu này, các tác giả đã đưa ra được hainhóm tác động của TCVM là tác động đối với các khía cạnh kinh tế (thu nhập, tàisản, tiết kiệm, ) và tác động đối với các khía cạnh xã hội (việc làm, đào tạo, sứckhỏe, nâng cao năng lực xã hội, vốn xã hội ) Với việc sử dụng phương pháp thựcnghiệm đối chứng, xác định mẫu phỏng van là 971 mẫu thuộc hai huyện của tinh

Hải Dương và hai huyện của tỉnh Tiền Giang, nhóm tác giả đã đưa ra được dữ liệutác động của TCVM đến tạo thu nhập và tăng tài sản; tác động đến mức sống củacác hộ gia đình tham gia nhóm TCVM Một trong những kết quả quan trọng trongnghiên cứu này là mối quan hệ giữa TCVM và phát triển năng lực của các thành

viên nhóm TCVM Đây là những nội dung tạo nên sự thành công của TCVM, tạo

thêm các cơ hội và phát triển năng lực cho các thành viên nhóm TCVM Nhóm tácgiả xác định, phát triển năng lực của thành viên nhóm TCVM là xuất phát từ quátrình cùng tham gia của họ trong việc xây dựng và vận hành tô chức (cơ chế nhóm/tổ), cũng như các dịch vụ và hoạt động phi tài chính trong hoạt động nhóm Kết quảnày thé hiện sự thay đổi năng lực của các thành viên trong quá trình tham gia Nănglực phát triển cũng thê hiện sự phát triển của các nguồn vốn như vốn con người, vốn

xã hội trong SKBV.

1.3 Tống quan các nghiên cứu liên quan giữa tài chính vi mô và vốn xã hội

Trong PTCD, các nguồn lực có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là nguồn vốnxã hội Đây là nguồn vốn như là sợi dây liên kết huy động các nguồn lực khác trong

việc thực hiện PTCD hướng đến bền vững Hiện nay, trên thé giới đã có những

công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa vốn xã hội và TCVM Co thé ké đếnnghiên cứu của tô chức Aga Khan Foundation of Canada (AKFC, 2002), Larance

(1998) và Đặng Ngọc Quang (2009).

25

Trang 31

Nghiên cứu của AKFC (2002) “Tiép cận người nghèo thông qua trung gianxã hội: TCVM và xây dựng vốn xã hội” nhằm kiểm tra vốn xã hội và mối quan hệgiữa loại vốn này và TCVM Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả đã xem xétsáu tổ chức TCVM tại bốn quốc gia nhằm lý giải cho câu hỏi làm thé nao dé nhómTCVM đóng góp vào sự phát triển và hình thành của vốn xã hội Nghiên cứu đã đưara một kết quả quan trọng cho thấy các nhóm TCVM đóng một vai trò then chốt tạo

sự khác biệt trong việc thúc đây sự hình thành của vốn xã hội Mặt khác nghiên cứucũng cho thấy, vốn xã hội lại có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với xóa đói giảmnghẻo tại cộng đồng.

Một trong những phát hiện quan trọng tiếp theo trong nghiên cứu của AKEClà thông qua quá trình hoạt động, các nhóm TCVM hình thành những bản sắc riêng,thé hiện sự đặc trưng của nhóm Các thành viên nhóm TCVM thé hiện cho thay, lần

đầu tiên một cảm giác thuộc về một tổ chức như của riêng mình Phát hiện này cũngcó những điểm tương đồng trong một số quan điểm của nhiều nhà nghiên cứu vềnguồn vốn xã hội trong SKBV cũng như về năng lực cộng đồng trong khuôn khổliên quan đến cảm giác mình thuộc về một tổ chức Trong quá trình khảo sát, AKFCcũng có những phát hiện về lợi ích kinh tế đem lại cũng như vai trò của phươngthức tạo quyền, trao quyền và tăng quyền cho phụ nữ Chăng hạn, phụ nữ ngàycàng có tiếng nói đối với việc ra quyết định trong gia đình Điều quan trọng là ýnghĩa những tác động về mặt xã hội của nhóm TCVM được ghi nhận hơn là cáckhoản họ được vay Nghiên cứu đã cho thấy những mặt thay đổi tích cực, tuynhiên còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và mối quan hệ hiện tại của các thành viên.

Bên cạnh đó trong nghiên cứu này, kết quả cho thấy khả năng chia sẻ thông tin vàchuyền giao kỹ năng trong quá trình tham gia nhóm của các thành viên Đây làđóng góp đáng ké của nhóm TCVM đối với các thành viên và cộng đồng Ngoàira, thông qua quá trình hoạt động của các nhóm TCVM cũng là cách đề thúc đâyphát triển lãnh đạo trong nhóm TCVM Tuy nhiên, cơ hội phát triển này khôngphải ai trong nhóm cũng được thể hiện Tăng cường giải quyết xung đột và khảnăng ra quyết định đã được ghi nhận đối với một số thành viên tham gia, do đó

26

Trang 32

cần nâng cao cả hoạt động của nhóm TCVM và khả năng của các thành viên thamgia Một phát hiện trong nghiên cứu cần lưu ý các nhóm có thể hành động trực tiếpgây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh để cải thiện các dịch vụ xã hội hoặcTCVM phần nào đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, bằng cách có tiếng nói và thểhiện vai trò của các thành viên thông qua cách tạo ra các mối liên kết với các tôchức/ nhóm khác trong cộng đồng.

Lisa Young Larance (1998) với nghiên cứu “Xây dựng vốn xã hội từ trọngtâm: một diéu tra cấp thôn bản của Ngân hàng Grameen” có cái nhìn thông quahoạt động cho vay theo mô hình nhóm của Ngân hàng Grameen đối với việc pháttriển nguồn vốn xã hội Kết quả nghiên cứu cho thấy khách hàng có thé xây dựnglòng tin và có mạng lưới cần thiết cho sự phát triển hiệu quả của vốn xã hội Thôngqua một loạt cách thức thu thập dữ liệu, trong nghiên cứu của mình, Larance kếtluận răng, có hầu hết người tham gia trong nghiên cứu (72 thành viên) đều có kinhnghiệm gia tăng vốn xã hội Đây cũng là kết luận cho thấy vai trò của TCVM trongviệc lam gia tăng nguồn vốn xã hội Bên cạnh đó, trong nghiên cứu của mình, tác

giả đã tập trung vào tác động các hoạt động của Ngân hàng Grameen ở vùng nông

thôn Bangladesh đối với việc xây dựng nguồn vốn xã hội Tác giả cũng chỉ ra rằng,ngoài việc nghiên cứu các hoạt động nhóm TCVM thì các yếu tô liên quan như tôngiáo, văn hóa và truyền thống của Bangladesh là đặc biệt quan trọng trong việc xâydựng, phát triển vốn xã hội.

Ở Việt Nam, có nghiên cứu của Đặng Ngọc Quang (2009) "Vai tro và tác

động cua tin dụng nhỏ theo nhóm với phụ nữ nông thôn vùng ven Sông Da" Tác giả

thực hiện ở bốn cộng đồng có hoàn cảnh gần giống nhau ở hai xã vùng ven SôngĐà, trong đó có hai cộng đồng (hai thôn) thực nghiệm, hai cộng đồng (hai thôn) đốichứng với phương pháp được tác giả tiếp cận là nghiên cứu định tính kết hợp vớinghiên cứu định lượng Tác giả đã đưa ra được vai trò của việc tạo quyền cho phụnữ, thể hiện rõ trong phạm vi hoạt động nhóm tín dụng phụ nữ Mặt khác, nghiêncứu cũng phát hiện ra những tác động của TCVM có thể tạo ra những thay đổi theo

thời gian Ở giai đoạn ban đâu, nguôn vôn này được người vay ghi nhận như có tác

27

Trang 33

dụng cải thiện thu nhập, qua đó tiến tới tác động đến việc giảm nghèo Nhưng sau

một thời gian dai, tác động của TCVM được ghi nhận là cải thiện năng lực quản lý,

tổ chức tài chính của phụ nữ Qua phát hiện này, cho thấy những nhóm TCVM cómối liên hệ với năng lực của thành viên nhóm tiết kiệm Bên cạnh đó, nghiên cứucũng có quan điểm nhìn nhận ở góc độ mối quan hệ giữa TCVM đối với nguồn vốnxã hội Bằng việc sử dụng phương pháp thực nghiệm kiểm chứng, tác giả so sánhcác cộng đồng và đưa ra kết luận răng, TCVM theo nhóm không cải thiện đến mốiquan hệ với chính quyền cơ sở, với các thành viên cùng tô chức, hoặc láng giéng.

Tuy vậy, lại cho rằng, quan hệ với các thành viên của các tổ chức trong thôn lại cải

thiện rõ rệt Trong nghiên cứu của mình, tac giả cũng phi nhận cải thiện mạnh sự

gan bó và sự hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình khi TCVM hoạt động lâudài và bền vững.

Liên quan đến nguồn vốn vay của NHCSXH, có nghiên cứu của Hà Thị Ân(2012) “Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của chương trình tín dung wu đãi hộnghèo của Ngân hàng chính sách xã hội ” Ngoài mục tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghèo trên các phương diện thoát nghèo và

phát triển kinh tế hộ gia đình, thì tác giả còn có mục tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

của chương trình tín dụng ưu đãi hộ nghẻo trên phương diện tăng năng lực và phát

triển vốn xã hội Đề cập về sự tăng năng lực của các thành viên tham gia TCVM,tác giả đưa ra được những chỉ báo cho thấy về cách sử dụng vốn hiệu quả; cách làmăn, sản xuất, kinh doanh; cách quản lý chi tiêu trong gia đình; các lợi ích của tiếtkiệm; và cách ghi chép số sách Bên cạnh đó, tác giả cũng cho thấy phát triển nguồnvốn xã hội thông qua các hoạt động của tô TK&VV như chia sẻ kinh nghiệm làmăn, trao đổi công làm với nhau; chia sẻ những thông tin b6 ích; giúp đỡ nhau khikhó khăn tiền bạc; chia sẻ chuyện gia đình, con cái; và thăm hỏi nhau khi ốm đau.Ngoài ra, tác giả cũng cho thấy các hỗ trợ nhận được khi người dân tham gia vàochương trình vay vốn như có cơ hội nhận được sự hỗ trợ; có cơ hội tiếp cận với cácchính sách, chương trình hỗ trợ khác; và dé dàng tìm kiếm sự giúp đỡ hơn khi gặpkhó khăn Tác giả đã nêu ra được những con số định lượng thông qua điều tra xã

28

Trang 34

hội học, tuy nhiên lại chưa thể hiện được nhiều thông qua các dữ liệu định tính liênquan Mặt khác, nghiên cứu chưa thể hiện được chi tiết, phân tích sâu từng khíacạnh về những tác động của TCVM đối với phát triển các nguồn vốn và mỗi quanhệ giữa các nguồn vốn với phát triển bền vững.

Như vậy thông qua các công trình nghiên cứu có thể thấy những tác độngcủa hoạt động TCVM đến việc gia tăng cũng như phát triển nguồn vốn xã hội cho

các thành viên tham gia nhóm TCVM Các nghiên cứu cũng chỉ ra được những tác

động hai chiều: hoạt động nhóm TCVM làm gia tăng nguồn von xã hội, ngược lạinguồn vốn xã hội thúc day phát triển TCVM và hiệu quả trong hoạt động giảmnghèo Ở một góc nhìn, vốn xã hội là một trong năm nguồn vốn trong SKBV,nguồn vốn xã hội càng phát triển thì đồng với nghĩa sự phát triển của các nguồn vốnkhác trong SKBV Với cách nhìn từ vốn xã hội, các công trình nghiên cứu trên cũngcho thay những tác động của TCVM đối với phát triển SKBV Tuy nhiên, các côngtrình nghiên cứu này chỉ tập trung phân tích tác động của TCVM với nguồn vốn xãhội trong mối quan hệ PTCĐ, không đề cập đến các nguồn vốn khác trong SKBV.

1.4 Tổng quan phát triển cộng đồng trong tiếp cận sinh kế bền vững

Trong nghiên cứu cua Mary Ann va Eleanor Fisher (2003), tác giả đã giới

thiệu phương pháp tiếp cận SKBV, PTCD và mối liên hệ giữa cách tiếp cận SKBVvới PTCD Cụ thé:

Thứ nhất, sự gia tăng tiếp cận SKBV

Theo Mary Ann Brocklesby, Eleanor Fisher (2003), các phương pháp tiếpcận SKBV đã phát triển từ việc thay đổi các quan điểm về nghèo đói, sự tham giavà phát triển bền vững (Sen, 1981; Swift, 1989; Chambers va Conway, 1992;

Moser, 1998) Năm 1987, Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới sử dung thuậtngữ “Sinh kế bền vững” trong các cuộc thảo luận về quyền sở hữu tài nguyên, nhucầu cơ bản và an ninh sinh kế nông thôn (WCED, 1987; Conroy và Litvinoff,1988) Hội nghị về Môi trường và Phát triển của Liên hop quốc năm 1992 đã xácđịnh SKBV như một phương tiện liên kết các mối quan tâm về kinh tế xã hội và

29

Trang 35

môi trường Cả hai diễn đàn đều đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển mốiquan tâm của quốc tế đến các vấn đề môi trường theo hướng tập trung vào conngười và các hoạt động sinh kế của họ, đồng thời đặt những mối quan tâm này vàokhuôn khổ chính sách dé phát triển bền vững [Mary Ann va Eleanor Fisher, 2003,

tr 186].

Theo các công trình nghiên cứu, các phương pháp tiếp cận SKBV tiêu biểucho sự thay đổi thực tiễn phát triển từ các giải pháp dựa trên nhu cầu, tập trung vàonguồn lực sang tập trung vào con người và năng lực của họ để khởi tạo và duy trì sựthay đổi tích cực (Carney, 1998; Alterelli và Carloni, 2000) Trong bối cảnh cộngđồng nông thôn, người ta cũng cần chuyên sự chú ý từ tập trung vào thay đổi nôngnghiệp sang xem xét đa dang sinh kế, một van đề ngày càng có ý nghĩa trong nghiên

cứu học thuật (ví dụ Davies, 1996; Goodman và Watts, 1997; Long, 1997) và phát

triển nông thôn chính sách (Ashley và Maxwell, 2001) [Mary Ann và Eleanor

Fisher, 2003, tr 187].

Thứ hai, quan diém vé PTCD trong tiép cận SKBV

Trong cach tiếp cận PTCD của những năm 1950 đến đầu những năm 1970,trọng tâm là xóa đói giảm nghèo ở cấp cộng đồng chủ yếu trong bối cảnh cơ caukinh tế và xã hội hiện có Điều này có nghĩa là các ưu tiên và hành động trong cộngđồng có xu hướng được xác định bởi người ngoài hơn là người địa phương vàkhông liên quan đến việc chuyền giao quyền lực hoặc nguồn lực thực sự Cách tiếpcận này thường là từ trên xuống, thê hiện sự quan liêu và sự tham gia thường đượchiểu là một cách hiệu qua dé đạt được một mục tiêu phát triển quốc gia cụ thể (Dore

và Mars, 1981) [Mary Ann va Eleanor Fisher, 2003, tr 188].

Những thiếu sót của cách tiếp cận nay đã dẫn đến sự thay đổi trong tư duyphân tích các cau trúc kinh tế xã hội và chính tri chiu trách nhiệm về nghèo đói Sựnhấn mạnh mới về sự tham gia của cộng đồng có xu hướng nhấn mạnh tam quantrọng của sự tham gia của các nhà hoạt động vào sự phat triển hoặc thay mặt chonhững người nghèo Người ta cho rang thu hút người nghèo tham gia vào một cuộcđối thoại về quyền lực, bất bình đăng và áp bức sẽ cho phép mọi người thực hiện

30

Trang 36

hành động tập thé (Midgley, 2003) Quan điểm này là sự nhắn mạnh vào sự thamgia của mọi người, trao quyền và các phương pháp tiếp cận học tập có sự tham gia,tiếp tục thống trị thực tiễn PTCĐ Cách tiếp cận từ dưới lên này có liên quan trựctiếp đến các can thiệp khai thác: các ưu tiên và hành động được quyết định bởi

chính người dân địa phương chứ không phải bởi người ngoài [Mary Amn và Eleanor

Fisher, 2003, tr 188].

Giống như các phương pháp tiếp cận SKBV, PTCĐ giải quyết một số câuhỏi quan trọng về nghèo đói và vai trò của người nghèo Những câu hỏi này baogồm: ai là người xác định cộng đồng và người nghèo là ai - người địa phương hay

chuyên gia bên ngoài? Sự tham gia của người dân địa phương có phải là phương

tiện dé đáp ứng một mục tiêu hay một phan của quá trình xóa đói giảm nghèo thôngqua chuyển đổi xã hội? Các quyết định được đưa ra như thé nào về các ưu tiên vàhành động, và ai là người đưa ra các quyết định này? Những câu hỏi này được củngcô bởi các chủ đề rộng hơn nhiều về quyền lực, quan hệ quyền lực, các vấn đề về biquyết, quyền tự quyết của con người và các giá trị Cách giải quyết những vấn đềnày nói lên nhiều điều về sự khác biệt và điểm chung của thực tiễn PTCD và cácphương pháp tiếp cận SKBV.

Thứ ba, sự liên kết giữa SKBV và PTCĐ

Đầu tiên, phương pháp tiếp cận SKBV tập trung vào con người và thế mạnhcủa con người (Carney, 1998; DFID 2000; Alterelli và Carlom, 2000) Việc nhấnmạnh "lây con người làm trọng tâm" ít nhất một phần do thực tế là các phương pháptiếp cận SKBV đã phát triển trong bối cảnh phát triển nông thôn nơi quản lý tàinguyên thiên nhiên theo truyền thống được chia thành các lĩnh vực riêng biệt, trong

đó trọng tâm là quan lý tài nguyên [Mary Ann va Eleanor Fisher, 2003, tr 194].

Ngôn ngữ của mô hình nghèo “tinh dé bị tổn thương về nguồn lực” được sử dungtrong các phương pháp tiếp cận SKBV có khiến chúng ta nghĩ rằng trọng tâm là conngười, mà không phản ánh về cách thức mô hình nghèo này đã được hình thànhtrong các phương pháp tiếp cận SKBV Nhắn mạnh vào khái niệm tài sản vốn (thay

vì tính dê bị tôn thương) và việc chuyên đôi các tài sản này thông qua các chiên

31

Trang 37

lược sinh kế để tăng cường sự an toàn, có nghĩa là chúng ta có nguy cơ bỏ lỡ cơquan con người, thực tiễn và t6 chức xã hội làm nền tảng cho cả sinh kế của người

dân và PTCD [Mary Ann va Eleanor Fisher, 2003, tr 195].

Thứ hai, van dé làm thé nao dé rút ra kiến thức địa phương là một van đềquan trọng đối với sự PTCD và là trọng tâm của tư duy có sự tham gia Trongphương pháp tiếp cận SKBV, kiến thức nằm trong danh mục phân chia của "vốncon người", trong đó nó được coi là "khối xây dựng" dé sử dụng các hình thức vốnkhác Điều này đặt ra câu hỏi liệu một cách tiếp cận SKBV có thé đóng góp vào sựhiểu biết về các giao diện tri thức và cách các dạng tri thức khác nhau kết hợp vớinhau, với khả năng tạo ra xung đột cũng như sự đồng thuận hay không (Arce vàFisher, 2003)? Hay liệu quan niệm về vốn con người còn quá hạn chế dé hiểu đượcthế giới quan và kinh nghiệm của mọi người, mà dựa trên đó bất kỳ hình thứcPTCD nao đều phải dựa trên co sở đó? [Mary Ann va Eleanor Fisher, 2003, tr 195].

Thứ ba, về các van đề thực tế hơn, liệu sự tham gia liên tục và quan trọngvới phương pháp SKBV của các tác viên PTCĐ có kinh nghiệm có thé dẫn đếncách giải thích đa dạng hơn về thực tế chính trị, xã hội và văn hóa địa phương?Liệu quá trình biến các can thiệp được lập kế hoạch từ bên ngoài thành các hànhđộng có ý nghĩa trên thực tế có thé giúp khắc phục những hạn chế đáng ké của cácphương pháp tiếp cận SKBV liên quan đến việc phát hiện và đối mặt với các mốiquan hệ quyền lực gắn liền với thực tế địa phương? [Mary Ann và Eleanor Fisher,

2003, tr 196].

Thứ tư, các phương pháp tiếp cận SKBV nhấn mạnh các liên kết vi mô - vĩmô và các yếu tố môi trường rộng lớn định hình cuộc sống của người dân Điều này

có tạo cơ hội cho thực hành cấp cộng đồng dé phat triển các điểm gia nhập, tham

gia và hoạt động rộng hơn so với trường hợp khác không? [Mary Ann và Eleanor

Trang 38

triển khỏi sự tham gia thực sự không? Những quan điểm dựa trên cách nhìn nhận sẽđưa ra nhiều luận điểm khác nhau [Mary Ann và Eleanor Fisher, 2003, tr 196].

Nhu vậy có thé thấy có mối liên kết giữa SKBV với PTCD Thông qua téngquan nay tác giả nhìn nhận được phương pháp PTCD hay CTXH với cộng đồngtrong mối tương quan tiếp cận SKBV Về bản chat trong PTCD thi vai trò của cácnguồn vốn trong SKBV rat quan trọng, đặc biệt là nguồn vốn con người và nguồnvốn xã hội, được xem như là nguồn lực quan trọng trong việc huy động thực hiệncác chiến lược PTCĐ Hai nguồn vốn này là sợi dây liên kết nhằm huy động và làmgia tăng các nguồn vốn trong cộng đồng thông qua quá trình phát triển TrongPTCD hay CTXH với cộng đồng, nhìn nhận những nguồn vốn này như là nhữngnguồn lực huy động dé thực hiện các chương trình dự án PTCĐ.

1.5 Tổng quan về quan điểm lý thuyết Công tác xã hội với cộng đồng

Quan điểm lý thuyết Công tác xã hội với cộng đồng được tổng quan thông

qua nghiên cứu của Mini Pradeep, Sathyamurthi Karibeeran (2017).

Về các thuật ngữ liên quan

Theo Mini Pradeep, Sathyamurthi (2017), khái niệm “CTXH cộng đồng”xuất hiện vào những năm 1970 và 1980 ở Anh “Thực hành CTXH chuyên nghiệpVỚI cộng đồng” được thê hiện bằng các cụm từ khác nhau như “công tác cộng đồngtrong CTXH” (Thomas, 1983), “Thực hành CTXH với cộng đồng” (Glison et.al.,

2012 và Pawar, 2014), “CTXH hướng đến cộng đồng” (Forde và Lynch, 2014),

“CTXH với cộng đồng” (Teater va Baldwin 2012), “Thực hành CTXH cộng đồng”(Rothman, Roberts, 2013 và Chow, 2015), CTXH dựa vào cộng đồng (Roivainen,2004), các phương pháp tiếp cận CTXH trong thực hành cộng đồng (Glison va cộngsự, 2012), “Thực hành CTXH dựa vào cộng đồng” (Rutgers University Center for

International Social Work, 2008), “CTXH trong PTCD” (McDevitt, S , 1997),

“Thuc hành cộng đồng trong CTXH” (Hardcastle, và cộng sự, 2004), “Thực hànhcộng đồng CTXH” (Mizrahi, Terry and Davis, 2008), và “CTXH cộng đồng” (PeterM Barclay, 1982) [Mini Pradeep, Sathyamurthi Karibeeran, 2017, tr 224] Diéu

33

Trang 39

này chỉ ra việc chưa có sự thống nhất chung trong việc sử dụng các thuật ngữ trongCTXH với cộng đồng, tuy nhiên với hàm ý các khái niệm nêu trên đều thể hiện rõbản chất trong lĩnh vực CTXH với cộng đồng.

Khái niệm “CTXH cộng đồng” xuất hiện trong những năm 1970 và 1980 ởAnh như một phần của triết lý phân cấp và giảm quan liêu hóa việc cung cấp

CTXH (Hadley, Hatch, 1981 và Payne, 2005) và đạt được sự đồng thuận chung

trong nghiên cứu Các dịch vụ xã hội ở Anh (Hadley R và cộng sự, 1987) Nghiên

cứu này đã khám phá ý nghĩa của khái niệm “CTXH cộng đồng” để cho thấy sựphù hợp của thuật ngữ này thé hiện việc thực hành CTXH chuyên nghiệp với cộngđồng Thuật ngữ này mô tả quan điểm CTXH cộng đồng dưới góc độ thực hànhCTXH chuyên nghiệp với cộng đồng [Mini Pradeep, Sathyamurthi Karibeeran,

2017, tr 225].

Như vậy có rất nhiều thuật ngữ thể hiện khác nhau khi đề cập đến thực hànhcông tác xã hội chuyên nghiệp với cộng đồng Ở Việt Nam cũng có một số quanđiểm khác nhau trong việc đưa ra khái niệm thống nhất “CTXH với cộng đồng”

[Nguyễn Thị Như Trang và cộng sự, 2017 và Bùi Thị Xuân Mai, 2012], “CTXH với

PTCD” [Nguyễn Hồi Loan và cộng sự, 2015]; “PTCĐ” [Nguyễn Thị Oanh, 2000 vaTrần Thị Kim Xuyến, 2010] Trong CTXH thực hành chuyên nghiệp, CTXH vớicộng đồng được xem như là một phương pháp can thiệp ở cấp độ vĩ mô bên cạnhcác phương pháp CTXH khác ở cấp độ vi mô và trung mô là phương pháp CTXHvới cá nhân và công tác xã hội với nhóm Vậy đề thống nhất chung, trong nghiên

cứu chúng tôi sử dụng thuật ngữ “CTXH với cộng đồng”.Tổng quan về công tác xã hội với cộng dong

Theo Mini Pradeep, Sathyamurthi (2017), thuật ngữ “CTXH cộng đồng”thường được kết hợp với các ý tưởng về tự lực, tình nguyện và tạo điều kiện tiếpcận các dịch vụ địa phương (Forde và Lynch, 2014) Tập trung vào nhu cầu của cáccộng đồng có quy mô vừa và nhỏ, cung cấp các dịch vụ chăm sóc xã hội cũng nhưcác dịch vụ đáp ứng các nhu cầu tại cộng đồng (Payne, 2005) Về bản chất, CTXH

cộng đông là về “đôi thoại”, tức là đôi thoại giữa nhân viên CTXH và người dân có

34

Trang 40

nhu cầu, giữa tô chức cung cấp dịch vụ và cộng đồng dé cải tiến các dịch vụ mộtcách chuyên nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu và sự phát triển của cộng đồng [Mini

Pradeep, Sathyamurthi Karibeeran, 2017, tr 225].

CTXH với cộng đồng là một trong những phương pháp của CTXH làm choCTXH trở nên khác biệt với các ngành khoa học khác vì nó tập trung vào các vấndé xã hội lớn của xã hội cần được can thiệp giải quyết (Glisson, 1994) và các yếu tố

môi trường (Koutra, SL.d.) [Mini Pradeep, Sathyamurthi Karibeeran, 2017, tr 226].

Bennet (1986) làm rõ thêm, CTXH cộng đồng không chỉ là thực hành của một nhânviên CTXH cộng đồng Theo ông, các thành phần chủ yếu của CTXH cộng đồngbao gồm các chức năng của cả một cơ quan CTXH; hợp tác làm việc trong các

nhóm; làm việc hài hòa với cả mạng lưới xã hội chính thức và không chính thức;

tập trung vào bản chất của các môi quan hệ giữa cá nhân, gia đình, tổ chức/ nhómvà cộng đồng [Mini Pradeep, Sathyamurthi Karibeeran, 2017, tr 226].

Những vấn đề thảo luận

Các thuật ngữ trong khái niệm “CTXH với cộng đồng”, “cộng đồng” và“CTXH” quy định “Thực hành CTXH chuyên nghiệp với các cộng đồng xem mụctiêu người dân cộng đồng trong bối cảnh cụ thé dé đưa ra biện pháp can thiệp phùhợp” Như vậy, khái niệm có thể được coi là hợp thành của các khái niệm “cộngđồng” và “CTXH” CTXH với cộng đồng được coi là một cách suy nghĩ, một cuộcđối thoại, một quá trình, một thái độ và một cách tiếp cận để tạo ra những thay đôitrong cộng đồng nhằm thúc đây sự thay đổi và phát triển xã hội nhằm đạt được côngbang xã hội Đây được xem là CTXH chính thức, trong đó “mối liên kết ba bên”

được tạo ra giữa các nhu cầu/ van đề, các nguồn lực/ dịch vụ địa phương và cácmạng lưới chính thức hoặc không chính thức trong cộng đồng CTXH cộng đồngtập trung vào nhu cầu của người dân và cộng đồng với các dịch vụ xã hội Nhắnmạnh sự phân cấp quyền lực, sự hợp tác, mạng lưới, sự tham gia của cộng đồng vàtrao quyền, tăng quyền cho cộng đồng [Mini Pradeep, Sathyamurthi Karibeeran,

2017, tr 227].

35

Ngày đăng: 05/06/2024, 15:43

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w