Với nhận thức như trên, tôi quyết định chọn vấn đề chức năng kinh tế củaNhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến si luật học của mình với mong muốn đóng góp
Trang 1$0 GIA DỤC VÀ BAO TAO TRUNG TAM KHOA HOC XÃ HỘI VA NHÂN VĂN QUỐC GIA
VIEN NGHIÊN CỨU NHÀ NƯỚC VA PHÁP LUAT
TRẦN THÁI DƯƠNG
CHUC NANG KINH TẾ CUA NHÀ NƯỨC
CONG HOA XÃ HỘI CHU NGHĨA VIET NAM
Chuyên ngành: Li luận nhà nước và pháp luật
-Ma số 50501 `
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS NGUYÊN ĐĂNG DUNG
Trang 2LOI CAM DOAN
Day là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi.
Những tư liệu lịch sử cũng như các số liệu thống kê trong luận án là trung thực.
Kết quả nghiên cứu của luận án này chưa từng được cong bố ở bat ki
công trình khoa học của tác giả nào khác.
TÁC GIÁ LUẬN ÁN
Trang 3Tinh cấp thiết cửa đề tài
Tink hình nghiey cứu dé tai
3 Muc dich va Melia nghiên cứu của đề tài
Phương pháp nghiên cứu đề tài
5 Điểm mới về khoa học của luận án
Nn =
+>
6 Giá trị của luận án
7 Cơ cấu của luận án
Chương 1
KHÁI QUÁT VE CHỨC NANG KINH TẾ
CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XHCN VIỆT NAM
Cơ sở xác định chức năng kinh tế của Nhà nước
1.1.1 Những quan niệm về vai trò kinh tế của nhà nước
trên thế giới
1.1.2 Vai trò tình tếcủa Nhà nước Cộng hoà XHCN Viér
Nam trong nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung
1.1.3 Vai trò kinh tếcủa Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt
Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Khái niệm chung về chức năng kinh tế của Nhà nước
1.2.1 Khái niệm chức năng kinh tế cua Nhà nước
1.2.2 Giới hạn chức năng kinh tếcủa Nhà nước
1.2.3 Nội dưng, phương thức thực hiện chức năng kinh tế
của Nhà nước
Chương 2
NHỮNG NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC THỰC HIỆN
VA THỰC TRANG CHỨC NANG KINH TẾ
CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XHCN VIỆT NAM
Nhà nước điều chính hoạt động kinh tế hằng pháp luật
và các công cụ quản lí vi mô khắc
2.1.1 Nhà nước ban hành và thực thi chính sách kinh tế vĩ
mô
2.1.2 Nhà nước kế hoạch hoá nền kinh tế quốc dan
2.1.3 Nha nước sứ dụng các công cu tài chính, tiên tệ, tín
dung
21.4 Nhà nước quan lí sinh tế vĩ mê bằng pháp luật
Tr
1L CỬ"
—
Cn bo
67
Trang 4Áo) t`
3.1,
Nha nước thực hiện chức nang quan lí đối với kinh tế
nhà nước
2.2.1 Pham vi và vai trò của kinh tế nhà nước
2.2.2 Nội dung quản li nhà nước đối với kinh tế nhà nước
2.2.3 Phương thức quan lí nhà nước đối với kinh tế nhà
NUOC
Nhà nước thực hiện chức nang kinh tế thông qua tổ chức
và hoạt động của bộ máy nhà nước
2.3.1 Tính chất chung của bộ máy nhà nước trong nên kinh
tế thị trường định hướng XHCN
2.3.2 Nội dung thẩm quyền của các cơ quan nhà nước
trong quản lí nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
2.3.3 Phương thức tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà
nước trong quản lí nên kinh tế thị trường định hướng XHCN
Thực trạng chức năng kinh tế của Nhà nước hiện nay
2.4.1 Khái quát chung về thành tựu
2.4.2 Những tồn tại và bất cập
2.4.3 Nguyên nhắn của những tồn tại và bất cập
Chương 3
HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG KINH TẾ
CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XHCN VIỆT NAM
Sự cần thiết hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước
3.1.1 Yêu cầu của sự nghiệp xảy dựng nền kinh tế thi
trường định hướng XHCN
3.1.2 Yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế
Phương hướng hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà
nước
3.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật và các công cụ quản li
vĩ mô khác cua Nhà nước
3.2.2 Hoàn thiện cơ chế quản lí đối với kinh tế nhà nước
3.2.3 Hoàn thiện tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy
nhà nước, nâng cao trình độ, năng lực cua đội ngũ cán bộ,
công chức nhà nước trong quản li kinh tế
126 133
140 141
Trang 5MỎ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, nhận thức chung của các quốc gia về nền kinh tế thị trườnghiện đại là nền kinh tế hỗn hợp, trong đó có vai trò to lớn của nhà nướcNhưng để đi đến nhận thức đó, con người đã phải trải qua bao bước phát triểr
thăng trầm Có thực tế là nhà nước trong lịch sử và ở mỗi quốc gia thì lại khác
nhau, vì thế vai trò kinh tế của các nhà nước ở các nền văn hoá cũng khác
nhau Việc tìm kiếm những mô hình hợp If để thể hiện vai trò đích thực củ:
nhà nước trong nền kinh tế luôn luôn là vấn đề của các thời đại, các dân tộc vì
cho đến nay, đây vẫn là đề tài còn được tranh luận
Ở Việt Nam, từ khi thành lập Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên sat
Cách mang tháng Tám năm 1945, Dang va Nha nước luôn luôn chú, trọng
công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế quốc dân Trong các cuộc khángchiến chống giặc ngoại xâm giành độc lập đầy hi sinh gian khổ, những thanttựu về kinh tế lúc bấy giờ cũng đã góp phần đắc lực cho những thắng lợi vĩ đạcủa dan tộc Trong công cuộc đổi mới đất nước từ sau Dai hội Dang lần thứ V'đến nay, Đảng luôn luôn đánh giá cao vai trò to lớn, tích cực, chủ động củ:
Nhà nước trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Nhưng quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nér
kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam là quá trình rất khó khăn vé
phức tạp Qua đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn và xu thíphát triển là không thể đảo ngược được nhưng nguy cơ, thách thức vẫn còn rấ
lớn Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định những định hướng cơ bản cho stnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong chặng đường tiếp theo về
trên cơ sở đó Nhà nước thể chế hoá đường lối chính trị của Đảng thành phátluật để quản lí kinh tế - xã hội Tuy thế, đường lối của Đảng không thể thaythé cho pháp luật và quá trình thể chế hoá cũng không phải là sự "luật hod’
Trang 6một cách giản đơn mà cần phải căn cứ và thấu suốt những quan điểm lí luận
về bản chất, chức năng của nhà nước và pháp luật trong các mối quan hệ dz
dạng, nhiều chiều của sự vận động, biến đổi không ngừng của đời sống kinh tế
- xã hội Qua đây có thể thấy hiện nay vấn đề chức năng của nhà nước nói
chung và chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam nói
riêng đang là vấn đề mang tính cấp thiết cả về lí luận và thực tiễn
Với nhận thức như trên, tôi quyết định chọn vấn đề chức năng kinh tế củaNhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến
si luật học của mình với mong muốn đóng góp một phần vào tiếng nói chung
trong quá trình nhận thức và hoạch định các chính sách phát triển kinh tế - xã
hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN của dân, do dân, vì dân theo đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ xưa đến nay, quản lí nhà nước về kinh tế là vấn đề đã được chú ý nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau như kinh tế học chính trị, triết học,
luật học Thời cổ đại, nhiều người đã cố gắng lí giải vai trò kinh tế của nhànước thể hiện qua các quan điểm của các nhà triết học Hy Lạp, La Mã, TrungQuốc cổ đại như Arixtot, Platon, Mạnh Tử, Khổng Tử Khi chủ nghĩa tư bảnphát triển đến giai đoạn cách mạng tư sản lật đổ chế độ phong kiến, nhiều líthuyết kinh tế học chính trị đã đi sâu tìm hiểu cơ chế tác dụng của nhà nước
với nền kinh tế, tìm hiểu những giới hạn vai trò quản lí kinh tế của nhà nướcnhư lí thuyết của A Smith về nền kinh tế tự do, lí thuyết của J Keynes về nền
kinh tế có sự điều tiết của nhà nước và lí thuyết của A Smuelson về nền kinh
tế hỗn hợp
Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin trong các tác phẩm kinh điển như:
“Nguồn gốc cua gia đình, của chế độ tư hữu, của nhà nước và pháp luật" (Ph.
Angghen); “Tuyên ngôn của đảng cộng sản” (C Mác - Ph Angghen); “Chống
Trang 7Đuyrinh" (Ph Angghen); “Tư bản" (C Mác); “Nha nước và cách mang” (VJ
Lénin) đã dem lại cho nhân loại những tri thức khoa học về ban chất kinh t:
- xã hội, ban chất giai cấp của nhà nước, mối liên hệ giữa nhà nước với kinh t
cũng như các phương thức tác động của nhà nước đến các quan hệ kinh tế nóchung Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng lí luận v:kim chi nam cho hành động của Đảng va Nhà nước Việt Nam trong sự nghiệtxây dung và quản lí nền kinh tế XHCN
Trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung san;
, nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, công tác nghiên cứu những vấn đề 1luận và thực tiễn về vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường đã được
chú trọng ở nhiều nước trên thế giới Ở Việt Nam, trong những năm gần đâ:
đã có khá nhiều công trình nghiên cứu của cá nhân hay tập thể tiếp cận vấn đi
quản lí nhà nước về kinh tế ở những góc độ khác nhau, với các quan điểm kh:phong phú Chẳng hạn như các dé tài sau: "Co chế thị trường và vai trò cui
nhà nước trong nền kinh tế Việt Nam" - dé tài khoa học cấp nhà nước mang s¢
hiệu KX 03.04; "Co chế thị trường và vai trò cua nhà nước trong quan lí kin!
tế ở nước ta hiện nay" - dé tài do GS.TS Lương Xuân Quy làm chủ nhiệm; Dé
tài "Cơ sở khoa học của công cuộc đổi mới kinh tế ở Việt Nam" của TS Lí
Đăng Doanh; Đề tài: "Khung pháp luật kinh tế trong nền kinh tế thị trường
do Bộ tư pháp làm chủ trì Một số công trình chuyên khảo của các nhà kho:
học có uy tín như: "hà nước và pháp luật trong sự nghiệp đổi mới của chún;
ta" của GS.TS Đào Trí Úc do Nxb KHXH ấn hành năm 1997; "Quản li nhc
nước về kinh tế" (giáo trình sau đại học) của Trường đại học kinh tế quốc dar
do Nxb KHKT ấn hành năm 1999.
Đồng thời, nhiều nhà nghiên cứu luật học như GS.TSKH Đào Trí Úc, c(
PGS.TS Trần Trọng Huu; GS.TS Hoàng Văn Hảo; PGS.TS Nguyễn Đăng
Dung; PGS.TS Lê Minh Thông; TS Dương Đăng Huệ; TS Hoàng Thế Liên
we)
Trang 8PGS.TS Lê Hồng Hạnh; PGS.TS Nguyễn Như Phát; PGS.TS Trần Đình Hảo;
TS Phạm Hữu Nghị; TS Nguyễn Minh Man; PGS.TS Lê Minh Tâm; PGS.TSTrần Ngọc Đường; PGS.TS Thái Vĩnh Thắng; PGS.TS Bui Xuân Đức; TS LêHữu Thể; TS Phan Trung Lý; TS Phạm Hồng Thái; TS Trịnh Đức Thảo; TS.Chu Hồng Thanh; TS Phạm Duy Nghĩa; TS Nguyễn Am Hiểu v.v đã có
những bài viết, công trình nghiên cứu vấn đề quản lí nhà nước về kinh tế đượccông bố trên các tập sách chuyên khảo, các tạp chí như Tạp chí cộng sản, Tạp
chí luật học, Tạp chí nhà nước và pháp luật, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Tạp chí quản lí nhà nước
Ngoài ra còn phải kể đến một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về kinh
tế học, luật học cũng nghiên cứu vấn đề quản lí nhà nước về kinh tế ở những khía cạnh khác nhau như luận án tiến sĩ luật học của tác giả Lê Minh Thông
tai Dai học tổng hợp Matxcova năm 1991, luận án tiến sĩ luật học của tác giả
Chu Hồng Thanh tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh năm 1993, luận
an tiến sĩ kinh tế học của tác giả Nguyễn Văn Hop tại Trường đại học kinh tế
quốc dân Hà Nội năm 1996, luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị
Việt Hương tại Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật năm 1996, luận văn
thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Thị Vy tại Viện nghiên cứu nhà nước vàpháp luật năm 1998
Tình hình nghiên cứu như trên cho thấy sự nỗ lực rất lớn và liên tục củagiới lí luận từ xưa đến nay ở cả trong và ngoài nước với vấn đề quản lí nhà
nước về kinh tế là vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học như triết học,
kinh tế học, luật học Qua đó, các học giả đã đưa ra được những cách luận giải rất phong phú và có sức thuyết phục đối với vấn đề này Nhưng dù sao thì
việc nhận thức lí luận vẫn chưa thể dừng lại và nhiều vấn đề thực tiễn quản lí
nhà nước về kinh tế ở Việt Nam hiện đang cần phải được lí giải sâu sắc hơn để
có thể đưa ra được những định hướng phù hợp hơn Như vậy, ở đây lại có thêm
thực trang của hệ thống lí luận nhất là lí luận về chức năng kinh tế của Nhà
Trang 9nước Cộng hoà XHCN Việt Nam dường như chưa được quan tâm đúng mức
-là sự minh chứng cho tính cấp thiết của đề tài này
3 Mục đích và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Mục đích của dé tài là nghiên cứu cơ sở lí Iuan và thực tiễn về chức năng kinh tế và việc hoàn thiện chức năng kinh tế cua Nhà nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Cách tiếp cận đặc thù của luận án này là theo tiến trình lịch sử, trên quan
điểm lí luận về nhà nước và pháp luật cũng như hiện thực đời sống xã hội để
đi sâu nghiên cứu khái niệm chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam với những giới hạn theo các mối liên hệ chủ yếu của nó
Đồng thời, từ góc độ công cụ quản lí, luận án tập trung làm rõ những nội
dung, phương thức thực hiện và thực trạng chức năng kinh tế của Nhà nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam trong mối lién hệ so sánh giữa nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN hiện nay với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trungtrước đây.
Luận án không đi sâu vào khoa học kinh tế, chính trị và khoa học quản lí
để đề cập phương hướng hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước mà chỉtập trung vào các vấn đề lí luận cơ bản về hệ thống pháp luật, về tổ chức vàhoạt động của bộ máy nhà nước, đổi mới cơ chế quản lí đối với kinh tế nhà
nước và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong quản lí kinh tếdưới góc độ lí luận nhà nước và pháp luật.
4 Phương pháp nghiên cứu đẻ tài
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu dé tài là chủ nghia duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lich sử của triết học Mác-Lênin, đường lốichính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN.
Cn
Trang 10Các phương pháp được sử dụng trong luận án này gồm: Phương pháp lịch
sử, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích hè thống, phương pháp tổng
hợp trừu tượng và kết hợp các phương pháp ấy.
5 Điểm mới về khoa hoc của luận án
Với tính cách là luận án tiến sĩ luật học đầu tiên ở trong nước về vấn đề chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, trên cơ sở kế thừa những tri thức khoa học chung cũng như những kết quả nghiên cứu củagiới luật học, từ góc độ tiếp cận riêng, luận án có một số điểm mới sau:
- Góp phần vào việc phát triển lí luận về chức năng của nhà nước, trong
đó tập trung vào chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, phân tích giới hạn của nó trong các mối liên hệ với các yếu tố cũng như các chức năng khác của nhà nước.
- Góp phần nghiên cứu sâu một số vấn đề lí luận và thực tiễn cấp bách
đối với Việt Nam hiện nay như vấn đề về hệ thống pháp luật và các công cụ
quản lí kinh tế vĩ mô của Nhà nước; vấn đề quản lí nhà nước đối với kinh tế nhà nước cũng như vấn đề về cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức nhà nước đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Nêu một số đề xuất cá nhân có tính định hướng lí luận cho việc hoàn thiện chức năng kinh tế của Nhà nước tập trung chủ yếu vào các vấn đề như
hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng bộ máy nhà nước và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong quản lí kinh tế.
6 Giá trị của luận án
Luận án có thể được dùng để tham khảo phục vụ cho việc học tập, nghiên
cứu và giảng dạy luật học, nhất là vấn đề về chức năng của Nhà nước, chức năng kinh tế của Nhà nước.
Trang 11Luận án cũng có thể giúp cho việc nhận thức lí luận và thực tiễn đất nước
để xây dựng các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thiện hệ thống
pháp luật, xây dựng bộ máy nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước trong giai đoạn hiện nay.
7 Cơ cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, ba chương, phần kết luận, phần phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo.
Chương 1: Khái quát về chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam
Chương 2: Những nội dung, phương thức thực hiện và thực trạng chức
năng kinh tế cua Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
Chương 3: Hoàn thiện chức năng kinh tếcủa Nhà nước Cộng hoà XHCNViệt Nam
Trang 12“Chương 1 ;KHAI QUAT VE CHUC NANG KINH TE CUA NHÀ NƯỚC CONG HOA XHCN VIET NAM
1.1 CƠ SỞ XÁC ĐỊNH CHỨC NANG KINH TE CUA NHÀ NƯỚC
1.1.1 Những quan niệm về vai trò kinh tế của nhà nước trên thế giới
Từ thời cổ đại và trung đại, các nhà nước trên thế giới đã đóng vai trò
nhất định trên lĩnh vực kinh tế phù hợp với yêu cầu của mỗi mô hình kinh tế
-xã hội tương ứng nhưng nhìn chung, tính chất và mức độ can thiệp của nhànước vào các quan hệ kinh tế ở các thời đại này chỉ ở dạng sơ khai và chủ yếu
thiên về quản lí nền sản xuất nông nghiệp tự cấp, tự túc Thời bấy giờ, nền
kinh tế hàng hoá cũng đã ra đời ở nhiều nước nhưng do tính xã hội hoá chưa cao nên vấn đề điều tiết, chỉ huy từ một trung tâm chưa thật sự trở thành nhu cầu Bức thiết của các quan hệ kinh tế.
Trong lich sử cận - hiện dai, vai trò kinh tế của các nhà nước trên thế giới
được thể hiện đặc biệt rõ nét và có thể được nhận thức từ thực tiễn và lí luận
của nền kinh tế TBCN cũng như nền kinh tế XHCN.
/ CNTB phát triển từ giai đoạn tích luỹ nguyên thuỷ, từ CNTB tự do cạnh
tranh đến CNTB độc quyền rồi CNTB độc quyền nhà nước với nhiều biến thể
phong phú, đa dạng và được phản ánh qua nhiều học thuyết kinh tế - chính trịkhác nhau như chủ nghĩa trọng thương, chủ nghĩa tự do kinh tế cổ điển, chủnghĩa Keynes đến chủ nghĩa thể chế mới với lí thuyết về nền kinh tế hỗn hợp
Trong thời kì tích lũy nguyên thủy, chủ nghĩa trọng thương là cơ sở lí luận cho
sự phát triển của CNTB lúc này Người ta cho rằng nhà nước phải can thiệpvào nền kinh tế, trực tiếp hướng dẫn, điều tiết lưu thông tiền tệ, cấm xuất khẩu
vàng, bạc; phải giữ độc quyền ngoại thương Ngoài ra, nhà nước cũng đóng
vai trò quan trọng trong việc mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, thậmchí nhà nước can thiệp vào kinh tế bằng sức mạnh quân sự v.v [56, tr.9] Chủ
Trang 13nghĩa trọng thương là lí thuyết chứng minh vẻ vai trò "ba đỡ” của nhà nước tư
sản cho sự ra đời của nền kinh tế TBCN.
Khi CNTB tích lũy được đủ số vốn cần thiết thì vấn dé trọng tâm của
CNTB là quyền tự do kinh doanh nên A Smith đã đề cao tư tưởng tự do kinh
tế thông qua biểu tượng "bàn tay vô hình", chống lại sự can thiệp của nhà
nước vào các quan hệ kinh tế Theo A Smith thì nhà nước không can thiệp vào kinh tế mà chỉ có vai trò bảo vệ quyền sở hữu tư bản, bảo đảm an ninh đối nội, đối ngoại đồng thời, chính sách kinh tế tốt nhất mà xã hội và nhà nước cần có
là chính sách tự do cạnh tranh.[32, tr.68]
CNTB chuyển sang giai đoạn độc quyền thì L Walras (1848 1923)
-nhà kinh tế học chính trị người Thuy Sỹ với lí thuyết “cân bằng tổng quát” đã
phát triển tư tưởng “bàn tay vô hình" của A Smith về tự do kinh tế.[69] Về vaitrò của nhà nước đối với nền kinh tế, A.C Pigou quan niệm rang để tăng thu
nhập quốc dân, tăng phúc lợi kinh tế, nhà nước cần có các biện pháp can thiệp cần thiết và trong điều kiện độc quyền càng cần tới sự can thiệp của nhà nước.
Như vậy với A.C PIgou, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới đã manh nha tư
tưởng về nhà nước đóng vai trò can thiệp vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô.
Đến giai đoạn CNTB độc quyền nhà nước, lí thuyết về nền kinh tế TBCN
có sự điều tiết của nhà nước đã ra đời với sự sáng lập của J M Keynes (1883 1946) - nhà kinh tế học chính trị người Anh.[27] Keynes quan niệm sở di có khủng hoảng, thất nghiệp là do chính sách lỗi thời, bảo thủ hay thiếu sự can
-thiệp của nhà nước Ông cho rằng nhà nước phải can -thiệp vào nền kinh tế mới
tạo ra được sự cân bang Vì thế, JM Keynes chủ trương thông qua đơn đặt
hàng, hệ thống mua của nhà nước, trợ cấp về tài chính, tín dụng do ngân sách
nhà nước bảo đảm để tạo sự ổn định về lợi nhuận và đầu tư cho tư bản độc
quyền Nhà nước cần nắm những công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng như tàichính, tín dụng và lưu thông tiển tệ; ông chủ trương tăng khối lượng tiền tệ
=|
Trang 14vào lưu thông để giảm lãi suất cho vay, khuyến khích nhà kinh doanh mở rộng
quy mô vay vốn, mở rộng đầu tư tư bản; chủ trương dùng biện pháp "lạm phát
có kiểm soát" để kích thích thị trường [56, tr.284]
Tuy thế, lí thuyết về nền kinh tế có sự can thiệp của nhà nước do J.M.
Keynes nêu ra vẫn không đủ sức lí giải hàng loạt các hiện tượng kinh tế
-chính trị mới của CNTB mà sự ra đời và lũng đoạn của các công ty xuyênquốc gia là một trong những ví dụ điển hình CNTB lại tiếp tục rơi vào khủng
hoảng và để tìm giải pháp mới cho CNTB, chủ nghĩa tự do kinh tế mới đã ra
đời Nội dung cơ bản của tư tưởng này là thực hiện cơ chế thị trường có sự
điều tiết của nhà nước nhưng chi ở mức độ nhất định theo phương thức “thị
trường nhiều hơn, nhà nước ít hơn” hay “nhà nước tối thiểu” Chủ nghĩa tự dokinh tế mới được thể hiện tập trung ở một số trường phái như trọng tiền hiệnđại, trọng cung, kinh tế vĩ mô dự kiến hợp lí, kinh tế thị trường xã hội Lí
thuyết kinh tế thị trường xã hội đề cao nguyên tắc cạnh tranh, khẳng định
không có cạnh tranh thì không có nền kinh tế thị trường xã hội nhưng cạnh tranh chỉ có hiệu quả khi có sự bảo hộ và hỗ trợ của nhà nước Lí thuyết kinh
tế thị trường xã hội cũng vạch rõ những nguy cơ đe dọa cạnh tranh từ phía nhà
nước là nhà nước có thể hạn chế hoặc bóp méo cạnh tranh, trong khi đó, bảo
vệ cạnh tranh lại là trách nhiệm của nhà nước Theo lí thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội thì có hai quy tắc cho sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế
là: Thứ nhất, chỉ can thiệp khi cần và ở mức độ hợp lí (nguyên tắc hỗ trợ); Thứ
hai, sự can thiệp phải tương hợp với thị trường.[56, tr.284] Khác với lí thuyết
về nền kinh tế thị trường của người Đức, trường phái thể chế mới ở Mỹ lại đềcao tư tưởng về sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế J.K Galbraith quanniệm chính sách buông thả tự do từ lâu đã không thích hợp và tuyên bố rằng
quản lí, điều tiết, kế hoạch mới là nhu cầu bức xúc của thời đại Ngày nay, nhà
nước và hệ thống công nghiệp ngày càng hoá thành một thể như là hiện tượng
cộng sinh của hệ thống kế hoạch và quan chức nhà nước.[32, tr.23 1]
L)
Trang 15Mac dù vậy, chủ nghĩa tự do kinh tế mới cũng chưa phải là lời giải hoàn
mi vì với những đòi hỏi của sự phát triển kinh tế, càng ngày người ta càng
nhận thấy vai trò của nhà nước không còn như trước nữa Từ những năm 60
-70 của thế ki XX, ở Mỹ đã hình thành trường phái chính hiện đại (còn gọi là
chủ nghĩa thể chế hiện đại) mà lí thuyết về nền kinh tế hỗn hợp là tư tưởng
trung tâm của trường phái ấy P.A Samuelson, đại diện của trường phái chính
hiện đại cho rằng: "Cd thi trường và nhà nước đều cần thiết cho nền kinh tế
vận hành lành mạnh Thiếu cả hai điều này thì hoạt động của nền kinh tế hiện
đại chẳng khác gì vỗ tay bằng một bàn tay”.[45, tr.94] Trong quan niệm củaP.A Samuelson, cơ chế thị trường là hình thức tổ chức kinh tế mà trong đóngười tiêu dùng và nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác
định 3 vấn đề trọng tâm là "cái gì”; "như thế nào”; và "cho ai”.{45, tr.68] Trên thị trường, giá cả là tín hiệu của xã hội, sự biến động của giá cả làm cho trạng
thái cân bằng cung cầu thường xuyên biến đổi: Nhưng "bàn tay vô hình" nhiều
khi cũng đưa nền kinh tế tới những sai lầm, đó là những khuyết tật của nền
kinh tế thị trường như ô nhiễm môi trường mà doanh nghiệp không phải trả
dang "Ban tay hữu hình" gồm thuế, chi tiêu của nhà nước và luật lệ Nhà nước
có các chức năng chính là thiết lập khuôn khổ pháp luật hay các quy tắc "tròchơi" kinh tế mà doanh nghiệp, người tiêu dùng và nhà nước đều phải tuântheo; sửa chữa những thất bại của thị trường để thị trường có hiệu quả; đảmbảo nguyên tắc công bằng trong nền kinh tế thị trường; ổn định kinh tế vĩ mô
Nền kinh tế thị trường luôn đứng trước vấn đề nan giải ở tầm vĩ mô là duy trìđều trong thời gian dài tự do kinh doanh, lạm phát thấp và việc làm đầy đủ nênnhà nước phải đưa ra được quyết định hợp lí ở phạm vi này Nếu A Smith gọicác quy luật kinh tế là “bàn tay vô hình” thì theo tư tưởng của P A.Samuelson, sự điều chỉnh, can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế thị trường
có thể được ví là “bàn tay hữu hình” và “bàn tay hữu hình” cũng có những hạn
1]
Trang 16chế, phản tác dụng nếu nhà nước lựa chọn không đúng Học thuyết về nền
kinh tế hỗn hợp phản ánh nhận thức mới của con người là cần phải biết kết
hợp tốt vai trò của cả hai yếu tố là nhà nước và quy luật kinh tế khách quantrong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Nhưng đến nay, trước xu thế hội nhập và toàn cầu hoá kinh tế đang diễn
ra mạnh mẽ thì tư tưởng về sự can thiệp "tối thiểu" của nhà nước vào các quan
hệ kinh tế (laissez faire) như trước đây không còn đủ liều lượng cần thiết nữa
và trường phái mới đã ra đời với tư tưởng là cần phải có chính quyền nhà nước
mạnh, với khả năng can thiệp sâu vào nền kinh tế [8, tr.103]
Bức tranh về lịch sử kinh tế thế giới hiện đại có mảng hiện thực xã hội và
lí thuyết quan trọng khác là sự ra đời và phát triển của nền kinh tế XHCN, sự
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường
theo lí tưởng XHCN Chính điều này cũng phản ánh quá trình chuyển đổi sâu
sắc những vai trò của nhà nước XHCN đối với các quan hệ kinh tế Học thuyết
của chủ nghĩa Mác - Lénin vạch rõ, trong xã hội XHCN, trên cơ sở chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất, nhà nước thực hiện chức năng tổ chức và quản lí
toàn bộ các khâu của quá trình tái sản xuất một cách có kế hoạch; thực hiện
nguyên tắc làm theo năng lực, phân phối theo lao động Như vậy, theo mô
hình xã hội tương lai của chủ nghĩa Mác - Lénin thi nhà nước XHCN có vai trò kinh tế vô cùng to lớn, nhà nước XHCN không còn là nhà nước theo đúng
nguyên nghĩa truyền thống là bộ máy thống trị và áp bức của giai cấp đang
thống trị trong xã hội mà là “nửa” nhà nước (31, tr.110] - nhà nước XHCN
đóng vai trò tổ chức quản lí kinh tế - xã hội là vai trò đặc thù V.I Lénin làngười phát triển chủ nghĩa Mác lên tầm cao mới trong điều kiện CNTB trở
thành CNTB độc quyền nhà nước Khi Cách mạng tháng Mười thành công 6 nước Nga, Người nói: Bây giờ, nhiệm vụ của chính quyền xô viết là phải quản
lí nước Nga Lênin đã vận dụng sáng tạo những nguyên lí của đường lối cách
mạng XHCN phù hợp với điều kiện cụ thể của nước Nøa và đề ra chính sách
Trang 17kinh tế mới (NEP) thay cho chính sách cộng sản thời chiến.| NEP đã kết hợpvai trò của các quá trình kinh tế hàng hoá khách quan với vai trò chủ động,
tích cực của chính quyền xô viết trong việc phát triển nền kinh tế phù hợp vớinhững điều kiện lịch sử cụ thể Tuy nhiên, sau khi Lênin mất, NEP không còn
được thi hành và CNXH hiện thực đã phát triển theo hướng khác Những mgười thực hiện đường lối cách mạng XHCN theo chủ nghĩa Mác - Lênin đã
xây dựng mô hình kinh tế kế Honcft hod tập trung, thực chất là đã phủ nhận
hàng loạt các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh; nhà nước hoá hầu hết các quan hệ
và hoạt động kinh tế, thực hiện chế độ bao cấp toàn diện |Sau khi Liên Xô ra
đời (năm 1924) và sau Dai chiến thế giới lần thứ H, hệ thống các nước XHCN
được hình thành, trong hệ thống kinh tế thế giới có thêm nền kinh tế kế hoạch
hoá tập trung Lúc này, quan điểm lí luận cứng nhắc về CNXH cho rằng trong
CNXH, nền kinh tế phải là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung (vào tay nhà
nước) bởi lẽ nhà nước XHCN là người đại điện cho sở hữu toàn dân, nắm giữ
hầu hết các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội Vì thế, nhà nước XHCN phải
trực tiếp gánh lấy sứ mạng tính toán và tổ chức thực hiện việc phân phối, từ
phân phối các nguồn lực sản xuất, quy định cơ cấu sản xuất đến phân phối
hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ cho từng cá nhân; trực tiếp quản lí mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh bằng kế hoạch và thông qua hàng loạt các chỉ tiêupháp lệnh Suốt mấy thập ki, quan niệm về nền kinh tế XHCN với cơ chế kinh
tế kế hoạch hoá tập trung đã trở thành mẫu hình ngự trị ở các nước XHCN
Cuối thế ki XX, trước cuộc khủng hoảng trầm trọng về kinh tế - xã hội,
các nước XHCN đã phải chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trungsang nền kinh tế thị trường Dù với phương thức chuyển đổi khác nhau,
những bước đi và mức độ thành công khác nhau nhưng thực tế cho thấy những
kết quả tốt hơn so với trước khi chuyển đổi Đó là sự ổn định kinh tế vĩ mô,kiềm chế lạm phát, phục hồi và bước đầu tăng trưởng kinh tế; các thể chế của
C3
Trang 18nền kinh tế thị trường đã dần dần hình thành và phát huy tác dụng tích cựcsong song-với việc chuyển đổi hệ thống pháp luật và thiết chế nhà nước; từ nộidung đến phương thức quản lí kinh tế của nhà nước ở các nước đã được
chuyển đổi Tuy không phải tất cả các nước chuyển đổi từ nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường đều giữ định hướng XHCN
nhưng từ thực tiễn của công cuộc chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường ở cácnước, có thể đúc rút được những vấn đề chung như sau: Mét la không thể cómột mô thức đồng nhất và giản đơn cho mọi nước trong chuyển đổi.[62, tr.24]
Hai là nhà nước đóng vai trò rất quan trọng và tích cực trong quá trình cải
cách, chuyển đổi Có thể khẳng định rằng chất lượng của chính sách của nhà
nước cũng như sự điều tiết có hiệu quả của nhà nước mới có ý nghĩa quyết
định sự thành công của công cuộc chuyển đổi.[62, tr.49-50] Ba /à quá trìnhchuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự đồng bộ không phải chỉtrong các chính sách kinh tế mà còn cả hệ thống thể chế, cơ cấu xã hội, những
thiết chế nhà nước và hệ thống luật pháp.[38, tr.66]
Như vậy, với những quan niệm về vai trò kinh tế của nhà nước trên thếgiới như đã nêu trên, có thể thấy cuộc tìm kiếm mô hình kinh tế hợp lí và vaitrò đích thực của nhà nước trong lĩnh vực kinh tế ở các nước từ xưa đến nayvẫn còn đang tiếp tục Mỗi mô hình kinh tế cũng như mỗi lí thuyết kinh tế ở
các nước đều có những yếu tố hợp lí và có giá trị tham khảo nhất định, đặc
biệt là vấn dé vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại va vaitrò của nhà nước XHCN trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạchhoá tập trung sang nền kinh tế thị trường là những vấn đề có ý nghĩa to lớn đốivới sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam Đó cũng chính là các cơ sở lí luận và thực
tiễn trong lịch sử quốc tế cho việc nhận thức vai trò kinh tế của Nhà nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam.
=
Trang 191.1.2 Vai trò kinh tế của Nhà nước Cộng hoa XHCN Việt Nam trong
nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
* Quá trình xác lập nền kinh tế kếhoạch hoá tập trung ở Việt Nam
Nhìn từ ngọn nguồn lịch sử thì ngay từ buổi đầu, chính quyền nhà nướcViệt Nam đã đóng vai trò tổ chức thực hiện việc mở mang, phát triển kinh tếnông nghiệp, trị thủy, đắp đê ngăn lũ Nghề trồng lúa là nghề gốc của đất
nước; ruộng đất và nông dân là hai yếu tố quyết định của nền kinh tế nông
nghiệp Vì thế, các triéu đại phong kiến Việt Nam đều thi hành chính sách
trọng nông, chăm lo phát triển nền nông nghiệp, khắc phục những điểm bất lợi
của thiên nhiên, đẩy mạnh khai hoang, mở rộng đất canh tác Đó là mặt tích
cực trong các chính sách kinh tế của nhà nước phong kiến Việt Nam mà mỗi
triều đại lại góp phần tô đậm thêm truyền thống văn minh lúa nước của dântộc.
Ở Việt Nam, vai trò kinh tế của Nhà nước được thể hiện rõ nét nhất dưới
chế độ dân chủ nhân dân được thiết lập từ thành quả của Cách mạng tháng
Tám năm 1945, đặc biệt là trong quá trình đổi mới đất nước từ năm 1986 đếnnay - quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN Nhìn lại quá trình lịch sử hơn nửa thế kỉqua, có thể thấy vai trò kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ngàycàng to lớn và vai trò đó cũng vận động biến đổi theo mỗi bước phát triển củađất nước đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân chủ cộng
hoà ra đời, bản hiến pháp đầu tiên của Việt Nam - Hiến pháp năm 1946 đã
khẳng định: "Quyển tư hữu của công dân Việt Nam được đảm bảo" (Điều 12)
Trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, với Nghị quyết ngày 7/11/1946, Quốc hội đã
giao nhiệm vụ cho Chính phủ là nếu chưa có điều kiện thi hành hiến pháp thì
dựa vào các nguyên tắc của hiến pháp, ban hành các sắc luật để điều hành đất
Trang 20nước.[23, tr.387] Trên thực tế, mặc dù trong điều kiện kháng chiến đầy khókhăn, gian khổ nhưng các sác lệnh được ban hành trong thời kì này đã thể hiện
khá rõ chế độ quản lí của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đối với nền
kinh tế nhiều thành phần Mac dù, Hiến pháp nam 1946 không được thi hànhtrên thực tế nhưng tinh thần va các nguyên tắc của nó đã thấm đượm trong các
chính sách do Chính phủ kháng chiến và Chủ tịch nước ban hành Luật cải cách ruộng đất năm 1953 đã đem lại ruộng đất cho người nông dân, ghi nhận
bước chuyển biến cách mạng vô cùng sâu sắc trong đời sống kinh tế chính trị
của đất nước Ngoài việc quản lí thành phần kinh tế quốc doanh nhằm trực
tiếp cung cấp các nguồn lực cho sự nghiệp kháng chiến, Nhà nước còn động viêr khuyến khích các thành phần kinh tế khác phát huy truyền thống yêu nước thương noi ủng hộ vật chất và tinh thần một cách mạnh mẽ cho sự
ngh:ệp kháng chiến, kiến quốc Có thể nói, đó là chế độ quản lí kinh tế dânchủ tôn trọng quyền tự do, bình đẳng, quyền tự chủ của các cá nhân, tổ chức
kink tế.[13, tr.3] Nguyên tắc quản lí kinh tế của Nhà nước Việt Nam dân chủ
cộng hoà ở thời kì này được thể hiện súc tích, cô đọng trong bốn điểm có tính
mấu chốt do Bác Hồ nêu ra là: 1 Công tư đều lợi; 2 Chủ thợ đều lợi; 3 Công
nông giúp nhau; 4 Luu thông trong ngoài.[35, tr.221-222]
Đặc biệt, sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, bằng các văn bản pháp
luật Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã xác lập chế độ quản lí kinh tế
của Nhà nước đối với thành phần kinh tế quốc doanh O giai đoạn này, Chủ
tịch nước đã ban hành các văn bản pháp luật như Sắc lệnh số 104/SL ngày1/1/1948, Sắc lệnh số 09/SL ngày 25/2/1949 bổ sung Sắc lệnh số 104/SL nêutrên Các Sac lệnh này quy định doanh nghiệp quốc doanh thuộc sở hữu quốc
gia do Nha nước quan lí; nhiệm vụ của xí nghiệp quốc gia là sản xuất ra các
sản sham đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế, điều phối các hoạt động kinh
tế trong nước, bảo vệ kinh tế và tăng thêm tài chính quốc gia; xí nghiệp có vốn
tự tr và không thuộc ngân sách hàng năm Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã
LẾ
Trang 21ban hành Điều lệ tạm thời về xí nghiệp quốc doanh kèm theo Nghị định số
214/TTg ngày 31/10/1952 xác định vai trò chủ đạo của xí nghiệp quốc doanh,
quy định xí nghiệp quốc doanh là pháp nhân có trách nhiệm trước bộ chủ quản
về thực hiện kế hoạch và quản lí tài sản Đồng thời, ngày 18/10/1953 Chủ tịch
ước cũng ban hành Sac lệnh số 118/SL quy định về chế độ quản lí dân chủ
trong xí nghiệp quốc doanh.
Khi cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, miền Bắc được giảiphóng, Nhà nước bắt đầu thực hiện chế độ kế hoạch hoá toàn diện, chế độhạch toán kinh tế, hợp đồng kinh doanh (từ năm 1960 là hợp đồng kinh tế) và
khuyến khích vật chất trong các xí nghiệp quốc doanh Việt Nam bước vào
thời kì vừa xây dựng CNXH ở miền Bắc vừa đấu tranh giải phóng miền Nam,
giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước Về chế độ kinh tế, với Hiến pháp
ram 1959, lần đầu tiên ở Việt Nam, nền kinh tế XHCN chính thức được ghi.rhận về mặt pháp lí Hiến pháp năm 1959 quy định đường lối kinh tế của Nhàrước trong giai đoạn này là biến nền kinh tế lạc hậu thành nền kinh tế XHCNvới công nghiệp hiện đại, nông nghiệp hiện đại, khoa học và kĩ thuật tiên tiến;
xác định mục đích cơ bản của chính sách kinh tế của Nhà nước là phát triểnsản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân; quy địnhcác hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất trong thời kì quá độ lên CNXH ở Việt
Nam là sở hữu nhà nước, sở hữu hợp tác xã, sở hữu người lao động cá thể và
sở hữu nhà tư sản dân tộc; xác định kinh tế quốc doanh giữ vai trò lãnh đạo
trong nền kinh tế quốc dân và được Nhà nước bảo đảm phát triển ưu tiên; quy
định các đối tượng sở hữu toàn dân; Hiến pháp năm 1959 cũng quy định Nhà
nước bảo hộ quyền sở hữu ruộng đất và các tư liệu sản xuất khác của ngườinông dan; bảo hộ quyền tư hữu về tư liệu sản xuất của người lao động thủcing riêng lẻ, của nhà tư sản dân tộc; bảo hộ quyền sở hữu của công dân về
cla cải; thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở và các vật dụng riêng khác,
Trang 22Hiến pháp năm 1959 khẳng định: "Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo
một kế hoạch thống nhất'- (Điều 10 Hiến pháp 1959)
Sau Đại thắng mùa Xuân năm 1975, khi đã giành được độc lập trọn vẹn
và thống nhất đất nước, Việt Nam bước vào thời kì phát triển mới - thời kì cả
nước cùng đi lên CNXH Từ Hiến pháp năm 1980, nền kinh tế kế hoạch hoá
tập trung được khẳng định với sự độc tôn của thành phần kinh tế XHCN đồngthời những quy định của Hiến pháp năm 1980 cũng được triển khai một cách
mạnh mé trong thực tế đời sống kinh tế - xã hội Lúc này, vai trò kinh tế củaNhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam được xác định và đề cao là Nhà nước
quản lí nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch tập trung thống nhất; Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương và mọi quan hệ kinh tế với nước ngoài; tiến hành cải tạo XHCN đối với các thành phần kinh tế TBCN ở thành thị và nông thôn; Các cơ sở kinh tế quốc doanh, các hợp tác xã kinh doanh theo phương hướng,
nhiệm vụ kế hoạch của nhà nước; Nhà nước tổ chức nền sản xuất xã hội theo
hướng san xuất lớn XHCN Như vậy, đến những năm 80 của thế ki XX, vai trò
kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN với nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
đã được xác lập, củng cố và trở thành điển hình cho vai trò kinh tế của Nhà
nước trong mô hình kinh tế ấy.
* Đặc trưng vai trò kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, đặc trưng vai trò kinh tế của
Nhà nước được thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Nhà nước đóng vai trò là người sở hữu duy nhất đối với hầu hết các tư
liệu sản xuất của xã hội như đất đai, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng
sản, các loại tư liệu sản xuất khác;
- Nhà nước đóng vai trò là người tổ chức trực tiếp hoạt động kinh tế từ
khâu cung ứng vật tư, nguyên liệu, điều hành sản xuất đến khâu phân phối sản
Trang 23sham xã hội; Chính quyền không phân biệt với đơn vị sản xuất; cán bo, côngshức nhà nước không phân biệt với nhà kinh doanh;
- Nhà nước lãnh đạo hoạt động kinh tế theo chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh
xà các mệnh lệnh hành chính;
- Nhà nước thực hiện vai trò quan lí nền kinh tế khép kín trong phạm vi
cất nước;
- Nhà nước bảo vệ trật tự kinh tế bằng biện pháp kỉ luật hành chính.
Nhìn chung, Nhà nước vừa là chủ sở hữu vừa là nhà điều hành trực tiếp
toạt động kinh tế lại vừa là cơ quan công quyền đóng vai trò tổ chức, quản lí
nền kinh tế trong nội bộ quốc gia
Từ cuối những năm 70 đến những năm 80 của thế ki XX, do việc tiếp tục
day trì nền kinh tế hiện vật với cơ chế kế hoạch hoá tập trung, chế độ Nhà
nước bao cấp tràn lan nên nền kinh tế Việt Nam bị trì trệ Trước những hậu
q1ả nặng nề của các cuộc chiến tranh ác liệt và chính sách bao vây, cấm vận cia chủ nghĩa đế quốc, sự bất cập của cơ chế quản lí kinh tế của Nhà nước đã
l nguyên nhân trực tiếp làm cho khủng hoảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam
nzay một trầm trọng hơn và that sự là lúc này Việt Nam đang phải đối mặt với
trử thách có tính lịch sử.
Với tinh thần dám nhìn thẳng vào sự thật khách quan để nhận rõ những
sa lầm, khuyết điểm, Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu quyết tâm đưa đất
nước vượt ra khỏi khủng hoảng Từ Dai hội lần thứ VI của Dang năm 1986,Ping cộng sản Việt Nam đóng vai trò là người khởi xướng và lãnh dao công
cuộc đổi mới, đưa đất nước bước vào giai đoạn cách mạng mới, trong đó xâydmg và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được xác định là
nhiệm vu trọng tâm.
19
Trang 241.1.3 Vai trò kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam trong
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
* Quá trình chuyển đổi từ nên kinh tế kế hoạch hoá tập trung sangnên kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam
Đổi mới ở Việt Nam được xác định trước hết là đổi mới chính sách và cơchế quản lí kinh tế một cách vững chắc làm cơ sở cho sự đổi mới hệ thốngchính trị Thể chế hoá đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, Hiến pháp năm
1992 vừa kế thừa truyền thống hiến pháp Việt Nam, tiếp tục khẳng định những
giá trị và thành quả của cách mạng XHCN đồng thời xác lập và củng cố vai
trò kinh tế mới của Nhà nước So với thời kì bao cấp, vai trò kinh tế của Nhà
nước theo Hiến pháp 1992 đã chuyển đổi về căn bản Từ nền kinh tế kế hoạchhoá tập trung, đơn thành phần chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạt
động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, vai trò kinh tế của Nhà nước
Cộng hoà XHCN Việt Nam cũng chuyển đổi là Nhà nước thực hiện chínhsách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần; Nhà nước thừa nhậnquyền tự đo kinh doanh, tôn trọng quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp nhà nước; thống nhất quản lí kinh tế đối ngoại; khuyến
khích đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước; thống nhất quản lí kinh tế quốc
dân bằng pháp luật, kế hoạch, chính sách; phân công trách nhiệm và phân cấp
quản lí nhà nước giữa các ngành, các cấp; kết hợp lợi ích cá nhân, lợi ích tập
thể và lợi ích nhà nước; Nhà nước quy định chế độ sử dụng hợp lí tài nguyên,
bảo vệ môi trường, bảo hộ quyền lợi của người sản xuất và người tiêu dùng,
thực hiện chính sách tiết kiệm.
Quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh
tế thị trường ở Việt Nam diễn ra tuần tự từng bước: Bắt đầu từ nông nghiệp,
nông thôn rồi mới đến công nghiệp và dịch vụ ở các thành thi; từ “khoán chui,
làm lén, phá rào, tháo gỡ đến thể chế hoá hoạt động của thị trường”.[10, tr.25]
at
Trang 25Dù cơ chế, chính sách của Nhà nước chưa cho phép nhưng từ đầu những năm
80, trong nông thôn Việt Nam đã bat đầu lan truyẻn cách làm lén, khoán chuitrên ruộng đất của hợp tác xã, không vi phạm lợi ích của Nhà nước, của hợp
tác xã mà lại có lợi cho xã viên Thực tế đó đã bước đầu đem lại cho Đảng và
Nhà nước Việt Nam những tư duy kinh tế mới và Chỉ thị số 100-CT/TƯ của Đảng cộng sản Việt Nam ra đời ngày 13/1/1981 đã chính thức thừa nhận chế
độ khoán sản phẩm trong nông nghiệp Nếu trước đây, người nông dân chỉ
chăm lo cho mảnh đất 5% mà họ có toàn quyền sử dụng thì chính sách khoán
sản phẩm theo tinh thần Chỉ thị số 100-CT/TƯ đã thực sự đem lại lợi ich cho
các xã viên hợp tác xã và sự hồi sinh cho sản xuất nông nghiệp Trên cơ sở
tổng kết các ưu điểm và những bất cập của Chi thị số 100-CT/TU, ngày
5/4/1988, Dang cộng sản Việt Nam đã công bố Nghị quyết số 10-NQ/TU Cùng với các văn bản pháp luật của Nhà nước, Nghị quyết số 10-NQ/TU đã
tạo ra bước ngoặt về chính sách, thể chế của Việt Nam trong lĩnh vực quản li
nông nghiệp là xác định quyền tự chủ của các hộ gia đình nông dân, bước đầu
phân tách quyền quản lí của nhà nước, của các cơ quan công quyền với quyền
tự chủ của người sản xuất, kinh doanh; thừa nhận sự tồn tại của thị trường tự
do Trên thực tế, tác dụng của chính sách khoán trong nông nghiệp được thể
hiện quá rõ là Việt Nam từ chỗ là nước thiếu lương thực đã vươn lên trở thành
nước xuất khẩu lương thực lớn thứ hai trên thế giới Nếu đổi mới chế độ quản
lí nhà nước với kinh tế nông nghiệp diễn ra trước nhưng theo quá trình khá
chậm chạp thì đổi mới trong quản lí nhà nước với kinh tế công nghiệp, dịch vụ
diễn ra nhanh hơn Dù không "hợp pháp" nhưng với tư duy "bung ra”, "phá
rào”, "3 kế hoạch " lúc đó đã là những giải pháp hợp lí, có tính chất cứu cánh cho nền sản xuất công nghiệp và dịch vụ đang bị kìm hãm Ngay sau đó, Nhà
nước đã thể chế hoá tinh thần Nghị quyết TƯ 6 khoá 4 năm 1979 bang văn
ban lich sử là Quyết định số 25/CP ngày 21/1/1981 của Hội đồng bộ trưởng,
trong đó Nhà nước chính thức thừa nhận quyền tự chủ, quyền hoạt động thị
Trang 26trường của doanh nghiệp nhà nước Sau đó Nhà nước Cộng hoà XHCN ViệtNam tiếp tục thực hiện các chính sách mở rộng quyền tự chủ cho doanhnghiệp nhà nước thể hiện qua hàng loạt các văn bản như Quyết định số
146/HĐBT, Quyết định 217/HDBT của Hội đồng bộ trưởng Với các chính
sách đặc biệt quan trọng này, Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam đã bắt
đầu thực hiện vai trò mới là người mở đường và thúc đẩy cho quá trình hìnhthành và phát triển của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở Việt
Nam.
Quá trình ấy mang những đặc điểm đặc thù, không hoàn toàn theo mô
hình “dò đá qua sông” hay "liệu phấp sốc" như cách sắp xếp của các nhà
nghiên cứu kinh tế - chính trị phương Tây và cũng không giống với bất kì
nước nào ở Trung Âu và Đông Âu thuộc hệ thống XHCN trước đây.[52] Báocáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng cộng sảnViệt Nam đã khẳng định: “Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu XHCN mà
là quan niệm đúng đắn hơn về CNXH và thực hiện mục tiêu ấy bằng những
hình thức, bước di và biện pháp phù hợp”.[16, tr.70] Dưới sự khởi xướng và
lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế
thị trường ở Việt Nam được thực hiện từng bước kết hợp với các biện pháp đột
phá; lấy đổi mới kinh tế làm tiền đề vững chắc cho đổi mới chính trị và hành
chính.[62, tr.29]
Sự chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nén kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam cũng là quá trình đổi mới về thể chế và
thiết chế nhà nước, thể hiện sự thay đổi căn bản về vai trò kinh tế của Nhànước Đặc trưng của mỗi mô hình kinh tế ấy đã quy định những vai trò kinh tếtương ứng của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam Nền kinh tế quốc dân
trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung là nền kinh tế với vai trò độc tôn của
thành phần kinh tế XHCN (quốc doanh và tập thể) Trong cơ chế kế hoạch hoá
tập trung, các xí nghiệp, các đơn vị kinh tế là những cơ quan nhà nước, thực
Trang 27hiện nhiệm vụ nhà nước giao chứ không phải là những chủ thể kinh doanh độclập và bình đẳng với nhau Nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ nàv hầu như lànền kinh tế kín, chưa tham gia vào sự phân công lao động quốc tế một cáchrộng rãi và sự hợp tác kinh tế chi hạn chế trong phạm vi khối các nước XHƠN.Trong điều kiện đó, có thể nói không có sự tồn tại của các quan hệ hàng hoá -tiền tệ một cách đúng nghĩa thực của các phạm trù này Và đương nhiên là
cũng không tồn tại các phạm trù doanh nghiệp, thương nhân, kinh doanh, lợinhuận, cạnh tranh, phá sản v.v
Nền kinh tế quốc dân của Việt Nam ngày nay là nền sản xuất hàng hoá
có nhiều thành phần tham gia theo cơ chế thị trường Trong cơ chế thị trường,
trên nguyên tắc tự do kinh doanh, các doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh
độc lập về tài sản, nhân danh chính mình tham gia vào các quan hệ kinh tế
một cách bình đẳng theo nguyên tắc tự định đoạt Mặt khác, nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam được xác định là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.Trong đó, việc phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu đem lại hạnh phúc và sựphát triển toàn diện cho con người, giải quyết hài hoà những vấn đề kinh tế -
xã hội bảo tồn các giá trị truyền thống văn hoá của dân tộc Việt Nam; khaithác, st dung đất đai và các nguồn tài nguyên một cách hợp lí, bảo vệ môitrường sinh thái Nền kinh tế thị trường là con đường hợp lí để giải phóng các
tiém ning đất đai, tài nguyên, lao động, công nghệ, thu hút vốn đầu tu, tăngnăng suất lao động, tạo ra sự dồi dào về hàng hoá đáp ứng ngày càng tốt hơnnhu cầu của con người Nền kinh tế đó vận động theo các quy luật khách quan
như quy luật cung cầu, quy luật giá trị và có khả năng tự điều chỉnh rất lớn.Nhưng mặt khác, nó lại không có khả năng tự giải quyết được những vấn đề
xã hội iat ra trong mỗi bước phát triển kinh tế Chẳng hạn, những vấn đề về
phân hoá giàu nghèo, bất công xã hội, độc quyền kinh tế, xâm phạm lợi ích
người têu dùng, phá hủy môi sinh, bóc lột lao động một cách quá đáng,
khủng toảng kinh tế, thất nghiệp Việc xây dựng nền kinh tế thị trường Việt
Trang 28Nam không chi nhằm mục đích đơn thuần về tang trưởng kinh tế mà phải lấy
sự tăng trưởng kinh tế làm cơ sở, làm điều kiện để phát triển hài hoà, đáp ứngcác nhu cầu đa dạng của xã hội, phát triển con người toàn diện
Những đặc điểm nêu trên đã quyết định sự thay đổi vai trò kinh tế củaNhà nước khi chuyển từ mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh
tế thị trường định hướng XHCN Trong cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung,Nhà nước đóng vai trò lãnh đạo thống nhất toàn bộ nền kinh tế quốc dân đồng
thời cũng vừa là người điều hành, người tổ chức các hoạt động kinh tế Do
vậy, thật ra, không phân biệt được đâu là nhà nước, đâu là đơn vị kinh tế Nói
cách khác, Nhà nước hoà lẫn trong mình hai tư cách chủ thể: Chủ thể quản línền kinh tế quốc dân và chủ thể trực tiếp thực hiện hành vi sản xuất, kinh
doanh Trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu đặt ra là cần phải xác định rõ tư cách của Nhà nước là người quản lí nền kinh tế quốc dân trên tầm vĩ mô Hoạt
động kinh tế và quản lí sản xuất kinh doanh là quyền của chủ thể hoạt động
kinh tế Nhà nước tác động, điều chính các hoạt động kinh tế với tư cách là cơ
quan công quyền mà không can thiệp một cách trực tiếp vào các quan hệ thị trường.
Phạm vi và những nội dung hoạt động thể hiện vai trò kinh tế của Nhànước trong nền kinh tế thị trường đã có những thay đổi cơ bản Trong cơ chế
kế hoạch hoá tập trung trước đây, Nhà nước nắm trong tay hầu như toàn bộ tưliệu sản xuất, Nhà nước đứng ra tổ chức nền sản xuất Do đó, hoạt động quản
lí của Nhà nước hoà nhập với hoạt động sản xuất, lưu thông phân phối các sảnphẩm xã hội Xét trên tổng thể, Nhà nước quản lí kinh tế chính là nhà nướctrực tiếp tổ chức hoạt động kinh tế trén các lĩnh vực khác nhau
Trang 29* Đặc trưng vai trò kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đặc trưng vai trò kinh tế
của Nhà nước được thể hiện thể hiện ở những điểm cơ bản sau:
- Nhà nước bằng pháp luật quy định tư cách chủ thể, tạo ra khung pháp lícho các hoạt động kinh tế;
- Nhà nước tao ra môi trường thuận lợi về quốc phòng, an ninh, chính trị,
xã hội, ngoại giao cho hoạt động kinh tế;
- Nhà nước bằng pháp luật ngăn ngừa và chống các yếu tố phản thị
trường, phản kinh doanh; duy trì trật tự kinh tế, giữ gìn nền văn hoá và bản sắc
dân tộc trong phát triển nền kinh tế - xã hội;
- Nhà nước bằng pháp luật định ra các phương thức giải quyết tranh chấp
.
trong hoạt động kinh tế và thực thi sứ mạng đảm bảo trật tự kinh tế;
- Nhà nước thông qua các công cụ như chính sách tài chính, tiền tệ, tín
dụng tác động đến nền kinh tế nhằm kiểm soát và hạn chế hậu quả trong các
biến động bất lợi của thị trường;
- Nhà nước thông qua kinh tế nhà nước bảo đảm tính hiệu quả, tính ổn
định của nền kinh tế quốc dân, bảo đảm phúc lợi chung cho toàn xã hội;
- Nhà nước bằng pháp luật bảo đảm sự phát triển hài hoà giữa kinh tế và
xã hội, đảm bảo sử dụng khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi
sinh;
- Nhà nước đóng vai trò là người mở đường và bảo trợ cho nền kinh tế đất
nước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
Bản chất của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam quy định vai trò kinh tế của Nhà nước cũng như các phương pháp và công cụ của
Nhà nước trong quản lí nền kinh tế quốc dân Trong cơ chế kế hoạch hoá tập
Trang 30trung, các chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh, các mệnh lệnh hành chính là công cụ
quản lí kinh tế chủ yếu của Nhà nước Trong cơ chế thị trường, Nhà nước sử
dụng phương pháp kinh tế, vận dụng các quy luật kinh tế để quản lí, đảm bảohiệu quả quản lí của Nhà nước thông qua hệ thống các công cụ quản lí vĩ mô
như pháp luật, kế hoạch, chính sách
Trải qua 16 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, Nhà nước Cộng
hoà XHCN Việt Nam đã tiến hành chính sách nhất quán là chính sách phát
triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN Nhờ có đường lốiđúng đắn, sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam đã thu được những thành tựu đáng tựhào, làm tiền dé để Việt Nam vững bước vào thế ki mới với những thành tựu
rực rỡ hơn Ở đây có thể thấy “sw trùng hợp lí thú của lịch sử phát triển kinh
tế là nếu như nhà nước tư sản trước đây đã đóng vai trò là bà đỡ cho sự ra đờicủa nền kinh tế thị trường TBCN thì ở nước ta, Nhà nước XHCN Việt Nam
cũng lại chính là bà đỡ cho sự ra đời của nền kinh tế thị trường và cơ chế thị
trường theo định hướng XHCN.”[10, tr.24] Với vai trò mở đường cho sự ra đời
của nền kinh tế thị trường, ngày nay Nhà nước Cộng hoà XHƠN Việt Nam
đang tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi, an toàn, vững chắc cho sự vận hành của
nền kinh tế thị trường đồng thời, chính bản thân Nhà nước cũng đang khắcphục những yếu kém, bất cập trong tổ chức và hoạt động để có thể đảm đươngđược vai trò và sứ mạng phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam.
Như vậy, qua những điểm vừa phân tích trên đây có thể nhận thấy có các
cơ sở khác nhau xác định những đặc trưng trong vai trò kinh tế của Nhà nướcCộng hoà XHCN Việt Nam ở các mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung và
mô hình nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, từ quan niệm sơ cứng về chế
độ công hữu XHCN đối với tư liệu sản xuất nên người ta cho rằng Nhà nước
Trang 31vừa là người sở hữu với hầu hết các tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội lại vừa
đóng vai trò trực tiếp quản lí, điều hành, tổ chức nền sản xuất xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò kinh tế của Nhà
nước Cộng hoà XHCN Việt Nam và vai trò của thị trường không loại trừ mà
bổ sung cho nhau trong mối liên hệ biện chứng giữa quy luật kinh tế kháchquan và sự vận dụng các quy luật đó thông qua hoạt động quản lí nhà nước.Nói cách khác, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, vai trò của
Nhà nước được xác định từ chính những yêu cầu nội tại của nền kinh tế thể
hiện sự phân công phối hợp vai trò của các yếu tố trong hệ thống hoàn chỉnh
là Nhà nước, các chủ thể kinh tế và thị trường Như vậy, nếu trong nền kinh tế
kế hoạch hoá tập trung, vai trò kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN ViệtNam được thể hiện một cách trực tiếp thì trong nền kinh tế thị trường địnhhướng XHCN, vai trò đó lại được thể hiện một cách gián tiếp trên cơ sở tôn
trọng vai trò của thị trường.
Các cơ sở lí luận, pháp lí và thực tiễn vừa nêu về vai trò kinh tế của Nhà
nước Cộng hoà XHCN Việt Nam cho phép xác định chức nang kinh tế của
Nhà nước theo những nội dung và phương thức thực hiện tương ứng với vai trò
của Nhà nước ở mỗi mô hình kinh tế.
1.2 KHÁI NIEM CHUNG VỀ CHỨC NĂNG KINH TẾ CUA NHÀ
NƯỚC
1.2.1 Khái niệm chức năng kinh tế của Nhà nước
Vai trò của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam rất quan trọng và
không thể thiếu vắng trong mỗi mô hình kinh tế nhưng vấn đề đặt ra ở đây lànhững cơ sở lí luận và thực tiễn về vai trò kinh tế của Nhà nước Cộng hoà
XHCN Việt Nam trong bước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cần phải được làm sáng tỏ từ
Trang 32mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế thông qua phạm trù chức năng kinh tếcủa Nhà nước.
Trước những biến đổi lớn lao của đời sống quốc tế hiện nay cũng như
yêu cầu của sự nghiệp đổi mới sâu sắc và toàn diện ở Việt Nam, nhiệm vụ củacác nhà luật học là phải tiếp tục đi sâu luận giải góp phần làm sáng tỏ cơ sởkhoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách, pháp luật phục vụ cho sựnghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam như Đảng cộng sản
Việt Nam đã chỉ rõ: “Cẩn tập trung nghiên cứu, xác định đúng vai trò, chức
năng nhiệm vụ của Nhà nước trong cơ chế mới Trên cơ sở đó chấn chỉnh, đổimới tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy Nhà nước, làm cho bộ máy gọn
nhẹ, trong sạch, cán bộ tinh thông nghiệp vụ, tận tuy công việc, làm việc cóhiệu quđ'.[37, tr.30] Nhưng thật ra, yêu cầu đổi mới nhận thức về chức năng củaNhà nước không phải chi là vấn dé được đặt ra ở riêng Việt Nam mà là vấn dé
chung của nhiều nước trên thế giới, nhất là ở các nước đang chuyển đổi sang nền
kinh tế thị trường Bởi vì, mỗi bước phát triển của đời sống kinh tế - xã hội lại đặt
ra yêu cầu mới có tính xác định cu thể với bộ máy nhà nước và cũng vì vậy cần
phải có nhận thức mới day đủ hơn vé chức nang của nhà nước Các nước XHCNđang xây dựng nền kinh tế thị trường đều nhận thức được tính tất yếu và tính cấp
bách của vấn đề cần phải chuyển đổi chức năng của nhà nước cho phù hợp với
các yêu cầu của nền kinh tế thị trường.[9, tr.191- 208] (14, tr.61] Ngay ở những
nước có nền kinh tế thị trường phát triển hàng đầu thế giới, các nhà khoa họccũng quan niệm: “Gần đây nhất, chúng ta đã đổi mới hoạt động của chính phủcủa chúng ta trong những thập ki đầu của thế ki XX để đương đầu với nén
kinh tế công nghiệp mới ngày nay, thế giới của chính phủ lại một lần nữa trải qua sự thay đổi lớn liên tục”.[1., tr.12] Nội dung của sự thay đổi ở đây -
cũng theo quan niệm của các học gia thì chính phủ là người “cẩm Idi chứ
không phải là người bơi chéo” và cần “xác định lại sự cai tri’; từ “chính phủ”
Trang 33bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cdm /4?”.[1, tr.55-57] Mấy năm gần
đây, Ngân hàng thế giới là tổ chức quốc tế thường xuyên quan tâm nghiên cứucác động thái kinh tế- xã hội ở nhiều nước cũng đã nhận định là cần phải
chuyển đổi chức năng của nhà nước Vì xuất phát từ quan niệm đúng đắn là: “nếu không có nhà nước hiệu quả thì không thể có phát triển kinh tế - xả hộiduoc” mà tổ chức nay đã đưa ra khuyến nghị: “Nhà nước nên làm gì, nên làmthế nào để đạt kết quả tốt hơn trong một thế giới đang thay đổi nhanh
chóng”.(39, tr.5] Qua đó, tổ chức này cũng đã chuyển đến các quốc gia bứcthông điệp đáng chú ý là phải tư duy lại về nhà nước: “Thế giới dang thay đổi
và cùng với đó, những ý tưởng về vai trò của nhà nước trong phát triển kinh tế
vò xã hội cũng phải thay đổi.[39, tr.13] Rõ ràng, vấn dé vai trò, chức năng
của nhà nước trong các mô hình kinh tế là vấn đề có ý nghĩa rất lớn mang nội dung rất phong phú và cũng là vấn dé chưa khi nào có thé đi đến nhận thức Kiệt cùng.
Trong ngôn ngữ tiếng Việt, từ “chức năng” là từ gốc Hán với hai thành tô
là “chức” và “năng” Thành tố “chức” trong từ “chức năng” đồng nghĩa với
thành tố “chức” trong các từ “chức phận”, “chức vụ”, “chức trách” Thành tố
“năng” trong từ “chức năng” đồng nghĩa với thành tố “năng” trong các từ “khảnăng”, “năng lực”, “tính năng”, “bản năng” [12, tr.77] Nhìn chung, từ “chứcnăng” được hiểu với hai sắc thái nghĩa là “hoạt động, tác dụng bình thường ”
và “tác dung, vai trò bình thường hoặc đặc trưng ”.[64, tr.191] Trong khoa
học pháp lí, để nhận thức vấn dé chức năng của nhà nước thì cần phải đặt nhànước vào trong chỉnh thể của đời sống kinh tế - xã hội Bởi vì, nhà nước làhiện :ượng xã hội, là sản phẩm của mỗi mô hình kinh tế - xã hội Nếu đứng
trên bình diện đó thì chức năng của nhà nước chính là các hoạt động mang
tính thách quan của nhà nước thể hiện vai trò của nhà nước đối với xã hội.Mặt thác, cùng với sự phát triển của nền dân chủ thì giới hạn hợp pháp cho sự
tác động của quyền lực nhà nước đối với các quan hệ xã hội cũng phải được
Trang 34xác định Dù quyền lực nhà nước có tác động rất sâu sắc và rộng lớn nhưng
thực chất nó cũng không thể bao trùm hết đời sống xã hội, không thể trùngkhít với xã hội nên cần phải xác định phạm vi cần thiết cho sự hoạt động củanhà nước để đảm bảo tính cân bằng giữa nhà nước và xã hội
|Từ góc độ khác, chức năng của nhà nước bao hàm ý nghĩa năng lực của
nhà nước Các hoạt động của nhà nước thể hiện vai trò của nhà nước chỉ có thể
được triển khai trên cơ sở năng lực thực tế của bộ máy nhà nước ứng với mỗibước phát triển của nền kinh tế - xã hội Sự vận động biến đổi của đời sống xãbội thường đa dạng, phong phú và khẩn trương hơn so với sự phát triển của bộ
máy nhà nước Điều này được lí giải là hoạt động của bộ máy nhà nước còn phải thông qua quá trình nhận thức chính trị về những nhu cầu của đời sống
kinh tế - xã hội Thậm chí trong những giai đoạn lịch sử nhất định, tổ chức,
hoạt động của bộ máy nhà nước trở nên lạc hậu so với các quan hệ kinh tế - xã
¬ội Đương nhiên như vậy chức năng của nhà nước trong hiện thực còn thể
siện trình độ nhan thức nhu cầu của xã hội đối với nhà nước Ngày nay, đốixới hầu hết các nước trên thế giới, vấn dé làm cho tổ chức và hoạt động của bộmáy nhà nước tương xứng với năng lực của nhà nước để nâng cao vai trò của
nhà nước là vấn đề bức xúc, là yêu cầu khách quan của xã hội phát triển.Logic của vấn đề thể hiện ở chỗ nếu hoạt động của nhà nước tương xứng với
năng lực (khả năng của nhà nước) thì hiệu quả hoạt động của nhà nước sẽ
được nâng cao Điều này cũng chính là yêu cầu của việc nâng cao uy tín và ý
nghĩa về sự cần thiết của nhà nước đối với xã hội và con người khi nền dânchủ được củng cố và phát triển ngày càng sâu rộng
Xét từ mối liên hệ giữa nhà nước và pháp luật, có thể thấy chức năng củanhà nước thể hiện ở thẩm quyền của nhà nước phải được quy định trong khuônkhổ pháp luật Điều này là hệ quả của yêu cầu phát triển nền dân chủ ngày
càng cao, nhà nước là người ban hành pháp luật nhưng tổ chức và hoạt độngcủa nhà nước cũng phải được giới hạn trong hệ thống pháp luật ấy Đó cũng
Trang 35chính là một trong những nội dung chủ yếu của tư tưởng về nhà nước pháp
quyền - Nhà nước đề cao pháp luật với tính cách là đại lượng, là thước đochung cho các quan hệ xã hội.
Như thế, chức năng của nhà nước thể hiện tổng hợp các yêu cầu của đời
sống xã hội với nhà nước, thể hiện năng lực thực tế, những giới hạn hợp pháp
của hoạt động nhà nước Chức năng của nhà nước nói chung là hoạt động của
nhà nước thể hiện vai trò của nhà nước đối với xã hội
Trong nhiều tài liệu khoa học pháp lí ở Việt Nam hiện nay, khái niệm
chức năng của nhà nước nói chung đều được định nghĩa bắt đầu bằng từ
"phương hướng”, "khuynh hướng” hay "phương diện”.[63, tr.545] Phải chăng,cách định nghĩa này chưa đảm bảo tính logic Bởi lẽ, đời sống xã hội tồn tại
trên nhiều lĩnh vực khác nhau, dẫn đến việc hình thành các lĩnh vực hoạt động khác nhau của nhà nước nhưng không phải chính các lĩnh vực hay khuynh
hướng, phương hướng, phương diện ấy là chức năng của nhà nước Đó là cơ sở
của sự phân chia các chức năng của nhà nước chứ không phải là cơ sở để địnhnghia khái niệm chức năng của nhà nước
Quan điểm tiếp cận phạm trù chức năng của nhà nước từ vai trò của nhànước với đời sống xã hội chính là để nhận thức day đủ hơn ý nghĩa lịch sử - xã
hoi của phạm trù chức năng của nhà nước Pham trù vai trò của nhà nước thể
hiện khái quát các chức năng của nhà nước trong mối liên hệ giữa nhà nước và
xã hội và thể hiện đặc trưng cho bản chất của nhà nước Từ bản chất, vai tròcủa nhà nước có thể xác định các chức năng của nhà nước, ngược lại vai trò vàcác chức năng của lại là những biểu hiện sinh động cho bản chất của nhànước Vai trò của nhà nước là yếu tố trực tiếp để xác định (cụ thể hoá) các
cFức năng của nhà nước đồng thời, các chức nang của nhà nước cũng chính là
những biểu hiện cho vai trò của nhà nước Chức năng của nhà nước là hoạtđệng của bộ máy nhà nước thẻ hiện bản tính sinh tồn của nhà nước và gan liền
Trang 36với từng điều kiện kinh tế - xã hội nhất định Chức năng của nhà nước chỉ có ý
nghĩa nếu được xem xét trong chỉnh thể thống nhất vì nếu không tổn tại trong
hệ thống, không có sự phân công vai trò của các yếu tố trong hệ thống đó thìcũng không tồn tại phạm trù chức năng của nhà nước Nhà nước là thực thể
trong hệ thống xã hội, vì vậy theo sự phân công có tính tự nhiên thì nhà nước
có chức năng nhất định và chức năng này được đặt trong trong mối liên hệ với
tổng thể đời sống xã hội cũng như với mỗi thực thể khác của xã hội
Nếu quan niệm đời sống xã hội tồn tại những lĩnh vực khác nhau thì chứcnăng của nhà nước cũng được phân chia thành các chức năng khác nhau Trên
cơ sở sự phân chia đời sống xã hội thành hai lĩnh vực lớn là chính trị và kinh
tế - xã hội, có thể nhận thức chức năng kinh tế của nhà nước nói chung là hoạtđộng của nhà nước thể hiện vai trò của nhà nước đối với sự phát triển của nền
kinh tế Như vay, từ phạm trù chức năng của nhà nước với ý nghia là hoạt
động của nhà nước thể hiện vai trò của nhà nước đối với đời sống xã hội có thể
hình thành nên phạm trù chức năng kinh tế của nhà nước nói chung như là bộ phận của khái niệm chức năng của nhà nước Chức năng kinh tế của nhà nước
cũng là thể thống nhất giữa các dấu hiệu phản ánh nhu cầu khách quan củađời sống kinh tế, năng lực thực tế của bộ máy nhà nước và phạm vi hoạt độnghợp pháp của nhà nước trên lĩnh vực kinh tế
Nội hàm phạm trù chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN
Việt Nam trước hết cũng xuất phát từ những nội hàm của phạm trù chức năng
kinh tế của nhà nước nói chung Tuy thế, điểm đặc thù trong chức năng kinh
tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam lại được xác định bởi đặc trưngvai trò kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam ở mỗi mô hình kinh
tế Vì vậy, có thể nhận thức chung rằng:
Chức năng kinh tế cua Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam là hoạt
động của Nhà nước trong sự nghiệp phát triển nên kinh tế XHCN ở Việt Nam
Trang 37Chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam tương ứngvới vai trò kinh tế của Nhà nước trong mỗi mô hình kinh tế, do vậy khi vai trò
kinh tế của Nhà nước chuyển đổi thì chức năng kinh tế của Nhà nước cũng
phải được xác định cho phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế mới.
1.2.2 Giới hạn chức năng kinh tế của Nhà nước
Nghiên cứu giới hạn chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam thực chất là làm rõ phạm trù chức năng kinh tế của Nhà nước thông
qua việc xác định ranh giới giữa phạm trà này với những phạm trù có liênquan đồng thời cũng làm rõ mối liên hệ giữa chức năng kinh tế của Nhà nướcvới các chức năng khác của Nhà nước, giữa chức năng kinh tế của Nhà nước
với vai trò của các quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường.
Hoạt động kinh tế, trước hết chịu sự chi phối trực tiếp của các quy luật
kinh tế Lần đầu tiên con người phát hiện ra vai trò của quy luật kinh tế khách quan là lúc các nhà kinh tế học chính trị tư sản đang tìm cơ sở lí thuyết cho
việc xoá bỏ chế độ phong kiến lạc hậu, phản động, tiến tới làm cách mạng dân
chủ tư sản Từ đó, nguyên tắc tự do kinh doanh được đề cao và được coi là quyền cơ bản của con người A Smith gọi quy luật kinh tế là "bàn tay vô
hình”, là "trật tự tự nhiên” và ông quan niệm rằng "ban tay vô hình” sé dẫn dat
nền kinh tế đi đến tăng trưởng mà không cần sự can thiệp của Nhà nước Như
vậy thì phải chăng tôn trọng quy luật kinh tế khách quan đồng nghĩa với việc
loại trừ vai trò kinh tế của Nhà nước? Đây cũng chính là điều cần phải nhận thức cho đúng trong quá trình Nhà nước Việt Nam xoá bỏ cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Những đặc điểm hoạt động của các quy luật kinh tế quyết định cơ chế vận
dụng các quy luật kinh tế trong hoạt động quản lí của Nhà nước Như vậy,
nghiên cứu giới hạn chức năng kinh tế của Nhà nước trong mối liên hệ với quy
luật kinh tế thực chất là đi tìm ranh giới giữa vai trò của Nhà nước và vai trò
Trang 38của quy luật kinh tế đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Điều này đòi héi cần
phải có cái nhìn bao quát các yếu tố của hạ tầng cơ sở và kiến trúc thượng
tang cũng như phải quán triệt các yêu cầu của các quy luật van động ở cả hai
yếu tố chính trị - xã hội và kinh tế - xã hội.
Ngày nay, nguyên lí chung được thừa nhận rằng nền kinh tế thị trường là
nền kinh tế hỗn hợp thể hiện vai trò năng động, tích cực của Nhà nước trongquản lí kinh tế trên cơ sở tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật kinh tế
khách quan Nhưng vấn đề đặt ra là cần phải nhận thức được ranh giới giữa vai
trò của Nhà nước và vai trò của quy luật kinh tế trong cơ chế thị trường Cho
đến nay, nhận thức chung là vai trò của Nhà nước thể hiện ở chỗ khắc phục
những khiếm khuyết của thị trường, nghĩa là những vấn đề (nh vực) mà thi
trường không thể tự điều tiết được thì Nhà nước phát huy tác dụng để sửa chữanhững khiếm khuyết của thị trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vìmục tiêu phát triển xã hội và con người toàn diện( Như vậy, trong mối quan hệ
giữa Nhà nước và kinh tế, có thể nhận thức được rằng hai yếu tố quy luật kinh
tế và Nhà nước đều có tác dụng nhất định, bổ sung cho nhau, dẫn dắt và thúc
đầy kinh tế - xã hội phát triển) Do đó, ranh giới hay giới hạn chức năng kinh tếcủa Nhà nước chính là phạm vi hoạt động của “bàn tay hữu hình” Nếu ngoàiphạm vi cần thiết theo yêu cầu khách quan của nền kinh tế thì hoạt động hay
sự can thiệp của Nhà nước sẽ không có tác dụng, thậm chí còn có hại (phảnchức năng) Chức năng kinh tế của Nhà nước thể hiện vai trò (tác dụng bìnhthường, tích cực) của Nhà nước với nền kinh tế còn phản chức năng kinh tế thìthể hiện những tác động trái quy luật của Nhà nước vào các quan hệ kinh tế
Tư tưởng quản lí kinh tế quốc dân truyền thống trong cơ chế kinh tế kế hoạchhoá tập trung thường lí tưởng hoá hành vi kinh tế của Nhà nước, cho rằng Nhànước là người hoàn toàn chủ động trong tổ chức và chủ trì các hoạt động kinh
tế Nhưng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN buộc phải nhận thức lại về
sự đúng mức trong hành vi điều chỉnh kinh tế của Nhà nước thể hiện ở chỗ
t22 bs
Trang 39Nha nước phải xem xét nhiều mặt để xác định những giới hạn hợp lí khi ápdụng các biện pháp định làm Nhận thức được nguyên lí về sự bổ sung vai trò
giữa Nhà nước và các quy luật kinh tế khách quan, Nhà nước phải chú trọng những đường cảnh giới an toàn cho sự vận hành của nền kinh tế thị trường
trong mỗi điều kiện và hoàn cảnh nhất định, tránh tình trạng để mặc cho sựvận động mù quáng của các quy luật kinh tế và cũng tránh sự can thiệp quá
mức cần thiết hay không kịp thời, không đúng lúc của Nhà nước vào các quan
hệ kinh tế.[68, tr.355]
Giéi hạn chức năng kinh tế của Nhà nước còn được xem xét ở khía cạnh
khác là phạm vi của khái niệm kinh tế Day là khái niệm chỉ lĩnh vực hoạt
động của con người có phạm vi rộng lớn và nội dung rất phong phú, từ xưa tới nay vẫn còn được tranh luận mà chưa đi đến được định nghĩa đầy đủ.
Nhưng có thể nhận thức chung rằng kinh tế là lĩnh vực hoạt động sản xuất
vật chất và dich vụ vật chất nhằm đáp ứng những nhu cầu vật chất và tinh
thần của xã hội.[47, tr.11-12] Xét về kết cấu, nền kinh tế quốc dân được chia
làm hai bộ phan chủ yếu là kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô tương ứng với hai
dạng hoạt động kinh tế là hoạt động quản trị kinh doanh và hoạt động quản lí
kinh tế của Nhà nước Kinh tế vi mô là dạng hoạt động kinh tế của các chủthể hành vi kinh tế Trong kinh tế học, khái niệm kinh tế vi mô là điểm xuấtphát để quan sát và phân tích các hành vi kinh tế của các chủ thể kinh tế chứ
không phải với ý nghĩa toàn cục (nền kinh tế quốc dân) Kinh tế vĩ mô là sự
bố trí tổng thể và hoạt động của tổng thể nền kinh tế quốc dân, là hoạt độngkinh tế ở tầm cao mang tính toàn cục [68, tr.126] và vai trò của Nhà nước chủyếu được thể hiện ở phạm vi này, thị trường cũng có tác dụng điều tiết nhưng
Trang 40con người không tồn tại một cách biệt lập mà gắn bó hữu cơ với nhau nhưngmỗi lĩnh vực lại có những điểm đặc tha do đó cũng có những yêu cầu khác
nhau với hoạt động quan lí của Nhà nước Nếu không nhận thức được giới hạn
này thì sẽ không có các chính sách thích hợp để tác động vào nền kinh tế, thúcđẩy phát triển kinh tế - xã hội Trong bất cứ chế độ xã hội nào thì lĩnh vựckinh tế cũng là lĩnh vực đóng vai trò quan trọng bậc nhất vì nó là nền tảng cho
mọi lĩnh vực hoạt động xã hội khác Bởi thế, chính sách kinh tế bao giờ cũng
là chính sách quan trọng hàng đầu và là chính sách trọng tâm để xây dựng vàthúc đẩy các chính sách khác Chức năng kinh tế của Nhà nước không tổn tại
biệt lập, tách rời với các chức năng khác của Nhà nước Trong moi chức năng của Nhà nước đều bao hàm những nội dung kinh tế, nghĩa là mang cái cốt vật
chất là các quan hệ kinh tế Ngược lại, chức năng kinh tế của Nhà nước cũng
không có mục đích nào khác là vì sự phát triển đầy đủ và toàn diện của con
người nên chức năng kinh tế của Nhà nước không thể tách rời với các chứcnăng khác của Nhà nước.
Trước hết là mối quan hệ giữa chức năng kinh tế của Nhà nước với chức
năng xã hội của Nhà nước Thật ra, do tính chất quan trọng và phạm vi to lớn
của những vấn dé xã hội nên chúng được tách ra từ tổng thể vấn đề kinh tế
-xã hội Với ý nghĩa như vậy, chức năng -xã hội của Nhà nước là hoạt động củaNhà nước thể hiện vai trò của Nhà nước trong lĩnh vực xã hội - lĩnh vực độc
lập tương đối với các lĩnh vực chính trị, kinh tế Ở cấp độ khái quát, chức năng
xã hội của Nhà nước gồm những hoạt động giải quyết các vấn đề có liên quan
đến cả cộng đồng xã hội hay từng tầng lớp, giai cấp, nhóm như các vấn đềlao đòng, việc làm, thu nhập, giáo dục, gia đình, dân số, chăm sóc sức khỏe,
an toàn xã hội Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm cho sự phát triển hài hoàgiữa các nhóm, đảm bảo công bằng về điều kiện phát triển và lợi ích cho toàn
xã hội; đảm bảo sự hài hoà giữa cá nhân và xã hội Ở cấp độ thứ hai, chức
năng xã hội của Nhà nước là hoạt động của Nhà nước trong việc thực hiện sự
t2) a