Chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế

MỤC LỤC

KHAI QUAT VE CHUC NANG KINH TE CUA NHÀ NƯỚC CONG HOA XHCN VIET NAM

Theo lí thuyết về nền kinh tế thị trường xã hội thì có hai quy tắc cho sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế là: Thứ nhất, chỉ can thiệp khi cần và ở mức độ hợp lí (nguyên tắc hỗ trợ); Thứ hai, sự can thiệp phải tương hợp với thị trường.[56, tr.284] Khác với lí thuyết về nền kinh tế thị trường của người Đức, trường phái thể chế mới ở Mỹ lại đề cao tư tưởng về sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế. Có thể khẳng định rằng chất lượng của chính sách của nhà nước cũng như sự điều tiết có hiệu quả của nhà nước mới có ý nghĩa quyết định sự thành công của công cuộc chuyển đổi.[62, tr.49-50] Ba /à quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi sự đồng bộ không phải chỉ trong các chính sách kinh tế mà còn cả hệ thống thể chế, cơ cấu xã hội, những thiết chế nhà nước và hệ thống luật pháp.[38, tr.66].

LATS.44

KHÁI NIEM CHUNG VỀ CHỨC NĂNG KINH TẾ CUA NHÀ

Cho đến nay, nhận thức chung là vai trò của Nhà nước thể hiện ở chỗ khắc phục những khiếm khuyết của thị trường, nghĩa là những vấn đề (nh vực) mà thi trường không thể tự điều tiết được thì Nhà nước phát huy tác dụng để sửa chữa những khiếm khuyết của thị trường, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội vì mục tiêu phát triển xã hội và con người toàn diện( Như vậy, trong mối quan hệ giữa Nhà nước và kinh tế, có thể nhận thức được rằng hai yếu tố quy luật kinh tế và Nhà nước đều có tác dụng nhất định, bổ sung cho nhau, dẫn dắt và thúc đầy kinh tế - xã hội phát triển) Do đó, ranh giới hay giới hạn chức năng kinh tế của Nhà nước chính là phạm vi hoạt động của “bàn tay hữu hình”. Với tư cách là người định hướng, người điều chỉnh, Nhà nước có các chức năng như định hướng và chỉ đạo toàn bộ nền kinh tế; tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất, kinh doanh; phát huy những mặt tích cực, hạn chế và khắc phục những biểu hiện tiêu cực của cơ chế thị trường, làm cho thị trường thật sự trở thành công cụ quan trọng trong việc phân bổ và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực, phân phối lại thu nhập quốc dân; bảo đảm quan hệ tích lũy - tiêu dùng; điều tiết lợi ích giữa các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh, ổn định, công bằng xã hội.

NHỮNG NỘI DUNG, PHƯƠNG THUC THUC HIỆN VÀ THUC TRANG CHỨC NĂNG KINH TẾ

NHÀ NƯỚC ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BẰNG PHÁP LUẬT VÀ CÁC CÔNG CỤ QUẢN LÍ VĨ MÔ KHÁC

Với cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập trung, trong hệ thống công cụ quản lí kinh tế của Nhà nước, mệnh lệnh hành chính và chỉ tiêu kế hoạch pháp lệnh - những công cụ quản lí trực tiếp chiếm ưu thế hơn nhiều so với pháp luật và các công cụ quản lí kinh tế vĩ mô khác. Điều này quy định việc Nhà nước phải sử dụng pháp luật và các công cụ quan lí vi mô khác là những loại công cụ có khả năng định hướng, kiểm soát, điều chỉnh, phối hợp các hành vi ấy sao cho chúng diễn ra trong vòng trật tự, đảm bảo vững chắc cho tự do kinh doanh nhằm hướng tới các mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững.

Hiến pháp năm 1992 khẳng định: "Nha nước quản lí xã hội

Để đạt được mục đích trên, Nhà nước quán triệt các quan điểm phát triển như phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững; tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; Phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng đồng bộ nền tảng cho đất nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết; Đẩy mạnh công cuộc đổi mới, tạo động lực giải phóng và phát huy mọi nguồn lực; Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 cũng xác định hướng phát triển cho từng ngành kinh tế (như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp. và kinh tế nông thôn; công nghiệp, xây dựng, kết cấu hạ tầng, các ngành dịch vụ..); cho các vùng của đất nước như đô thị, nông thôn, trung du, miền núi, miền biển và hải đảo; các vùng lớn như đồng bằng sông Hồng, vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ và vùng trọng điểm kinh tế miền Trung; Trung du và miền núi Bắc Bộ; Tây Nguyên; đồng bằng sông Cửu.

22. NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHỨC NANG QUAN LÍ ĐỐI VỚI

Ở Việt Nam hiện nay đang tồn tại mô hình tổng công ti nhà nước (thường gọi là tổng công ti 90 và 91) do Chính phủ thành lập và trực tiếp quan lí còn theo tinh thần Nghị định số 63/2001/NĐ-CP nêu trên thì các doanh nghiệp nhà nước độc lập (không phải là thành viên của tổng công ti) được chuyển đổi thành công ti trách nhiệm hữu hạn một thành viên phải đặt dưới quyền của cơ quan nhà nước được xác định là đại diện chủ sở hữu công ti. Kinh nghiệm chuyển đổi chức năng kinh tế của nhà nước ở các nước cho thấy sự rừ ràng, rành mạch về quyền tài sản giữa Nhà nước và chủ thể kinh tế nhà nước cần được bảo đảm bằng thể chế quản lí tài sản nhà nước.[7, tr.222] Trong cơ chế kế hoạch hoỏ tập trung, khụng cú sự phõn biệt rừ ràng giữa xí nghiệp quốc doanh và cơ quan nhà nước, do vậy sự bóc tách về khái niệm giữa quản lí nhà nước về kinh tế và quản lí sản xuất kinh doanh cũng không có cơ sở lí luận và thực tiễn.

2.3. NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN CHỨC NĂNG KINH TE THONG QUA

THỰC TRẠNG CHỨC NÁNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC HIỆN

Vì thế, chính sách thu hút vốn đầu tư của Nhà nước nói chung và chính sách về thị trường chứng khoán cần phải được tiếp tục được hoàn thiện theo hướng đồng bộ hoá với các chính sách khác của Nhà nước trong đó có chính sách cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước sao cho các chính sách này có thể trở thành động lực trực tiếp thúc đẩy quá trình cải cách cơ cấu kinh tế và khơi thông sự vận động tự do và an toàn của các nguồn vốn - là thứ hàng hoá quan trọng của nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở thống nhất quyền lực, thực hiện phân công, phân nhiệm và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp, với hệ thống hành chính tinh gọn, ít đầu mối và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước vững mạnh, bộ máy nhà nước trong nền kinh tế thị trường được tách bạch về tổ chức với các chủ thể kinh tế nhà nước và hoạt động của bộ máy ấy phải tạo điều kiện moi trường tốt nhất cho sự vận hành tự do và an toàn của nền kinh tế thi trường định hướng XHCN.

CUA NHÀ NƯỚC CONG HOA XHCN VIỆT NAM

SU CAN THIET HOAN THIEN CHUC NANG KINH TE CUA NHÀ NƯỚC

Nguyên tắc này đòi hỏi trách nhiệm của Nhà nước là phải đảm bảo tính văn hoá trong phát triển kinh tế bởi lẽ trên thế giới, không phải với mọi trường hợp, tự bản thân sự tăng trưởng kinh tế đều tác động tích cực đến đời sống xã hội, nghĩa là nó đem lại sự phồn vinh cho xã hội và hạnh phúc cho con người, đặc biệt là trong xã hội hiện đại. Những năm gần đây, Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và một số tổ chức quốc tế khác đã cảnh báo với các quốc gia về những dạng tăng trưởng kinh tế mà tự bản thân chúng đã không lành mạnh như tăng trưởng không tạo thêm việc làm (jobless growth), tăng trưởng một cách thô bạo (ruthless growth), tăng trưởng cam (voiceless growth), tăng trưởng mất gốc (rootthless growth), tang trưởng bất chấp tương lai (futureless- growth).[44] Vì thế, việc hoàn thiện chức năng kinh tế cua Nhà nước không thể không được xem xét trong mối liên hệ biện chứng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội một cách toàn điện theo quan điểm của Đảng là xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hoá, vì xã hội công bằng, văn minh, con người phát triển toàn điện.

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN CHỨC NĂNG KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC

Nhìn chung, tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị trường đã khác với tranh chấp trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung: Về bản chất, nó không còn là những tranh chấp giữa các đơn vị kinh tế, giữa các xí nghiệp trong nội bộ thành phần kinh tế nhà nước về kí kết, thực hiện hợp đồng kinh tế để thực hiện nghĩa vụ theo kế hoạch pháp lệnh, (do đó nó mang tính chất hành chính nhiều hơn là tính chất kinh tế) mà nó đã trở thành tranh chấp giữa các tổ chức, cá nhân - biểu hiện của sự xung đột về lợi ích giữa các chủ thể độc lập về tài sản trong nền kinh tế nhiều thành phần hay nói cách khác, tranh chấp kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh đã mang tính xã hội rộng rãi. Sở dĩ cải cách hành chính và cải cách bộ máy nhà nước trong thời gian qua còn diễn ra chậm chạp và kết quả còn chưa được như niềm mong đợi là vì bản chất của các quan hệ về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trong đó có bộ máy hành chính vận động chậm hơn so với các quan hệ kinh tế - xã hội; không phải các nhu cầu của nền kinh tế xã hội được chuyển trực tiếp và ngay lập tức vào việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước mà chúng còn phải thông qua sự nhận thức chính trị, các hoạt động chính trị rồi từ đó mà chuyển hoá thành các đường lối và chính sách của Nhà nước và hình thành nên nhu cầu quản lí nhà nước thể hiện chức năng của nhà nước, tức là phải thông qua đường lối chính trị rồi mới đến các hoạt động đặc trưng của Nhà nước.

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước là

Bên cạnh việc hoàn thiện các công cụ quản lí vĩ mô khác thì việc hoàn thiện hệ thống pháp luật được coi là giải pháp quan trọng nhất vì pháp luật là loại công cụ đặc thù của Nhà nước, có năng lực điều chỉnh mạnh nhất với các quan hệ kinh tế - xã hội. Khi xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước cần chú trọng tính đồng bộ của các công cụ, đảm bảo sự quản lí vĩ mô của Nhà nước đồng thời tôn trọng nguyên tắc tự do kinh doanh cũng như hàng loạt các yêu cầu khác có liên quan như đảm bảo hiệu lực thực hiện, đảm bảo tính mở của hệ thống pháp luật thông qua những.