1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Chức năng xã hội của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

211 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 211
Dung lượng 50,27 MB

Nội dung

nước ta Chương 2: NHŨNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC THUC HIỆN CHÚC NÀNG XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC TA TRONG GIAI DOAN HIỆN NAY Quá trình phát triển của chức năng xã hội của Nhà nước ta từ cơ chế tậ

Trang 1

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dén khoa học: 1 PGS.7S Lê Minh Thong

2.7G53.T% Bai Xuan Đức

HÀ NỘI - 2003

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trìnhnghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận

khoa học của luận án chưa từng được aicông bố trong bất kỳ công trình nào khác

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Lê Thu Hàng

Trang 3

Chương 1: NHŨNG VAN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NANG XÃ HỘI

CỦA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM

Khái quát chung về chức năng xã hội của Nhà nước ta

Vai trò và mối liên hệ của chức năng xã hội với các chức

năng khác của Nhà nước ta

Những yếu tố ảnh hưởng đến chức nang xã hội của Nha

nước ta

Chương 2: NHŨNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC THUC HIỆN

CHÚC NÀNG XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC TA TRONG

GIAI DOAN HIỆN NAY

Quá trình phát triển của chức năng xã hội của Nhà nước ta

từ cơ chế tập trung, bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa

Những nội dung cơ bản của chức năng xã hội của Nhà nước

ta trong giai đoạn hiện nay

Các phương thức thịc hiện chức năng xã hội của Nhà nước ta

Chương 3: NÂNG CAO HIỆU QUÁ VIỆC THỤC HIỆN CHỨC NÀNG

XÃ HOY CUA NHÀ NƯỚC TA TRONG GIA} ĐOẠN

HIỆT! NAY

Sự cần thiết khách quan phải nâng cao hiệu quả việc thực

hiện chúc nang xã hội của Nhà nước ta

,

Những phương hướng nang cao hiệu quả việc thực hiện

chức nang xã nội của Nha nước ta

1242

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tíni: cấp thiết của đề tài

Chức năng xã hội là một chức năng cơ bản của Nhà nước, tồn tại khách

quin trong tất cả các kiểu nhà nước, là chức năng xuất phát từ nhu cầu chung, lợi ích chung của toàn bộ xã hội, nhằm tổ chức và quản lý đời sống cộng

dérg, duy trì một trật tự chung dam bảo cho xã hội tồn tại và phát triển

Trong lịch sử các tư tưởng và học thuyết pháp lý đã từng xuất hiện

những quan điểm về chức năng xã hội của Nhà nước Dưới nhiều cấp độ và

cách thể hiện khác nhau, nhiều nhà tư tưởng trong các thời kỳ phát triển củaxxã kội đã thừa nhận Nhà nước có chức năng xã hội nhưng những quan điểm

đó có sự khác nhau do bị chi phối bởi lợi ích giai cấp và điều kiện lịch sử

Trong những năm gần đây, trước những đổi thay lớn lao của đời sống

quốc tế và sự sụp đổ của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, đòi hỏi

chúng ta phải có sự nhận thức lại đúng dan các quan điểm của học thuyết Mác Lénia, trong đó có việc nhận thức lại một số vấn đề lý luận về Nhà nước va

-pháp luật Trong thời đại ngày nay, khi mà những tiến bộ, những thành tựu của

khoa học kỹ thuật đã làm cho sự phát triển toàn điện của mỗi cá nhân trở

thành một tất yếu như Mác đã từng tiên đoán thì xu hướng chung của các Nhànước trên thế giới là xác định lại vai trò của mình trong xã héi, từ đó Nhà nước

hướng các hoat động vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, vì sự phát triểntoàn điện cla con người Do đó, vấn dé chức năng xã hội của Nhà nước dangtrở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học (chính trị, pháp

lý ), trở thanh rnối quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong các chế độ Nhà

nước khác nhau

Từ sau thắng lợi của Cách mang thing Tá, trong tất cả các giai đoạnphát triển của mình, với tính cách là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và

Trang 5

là mụ: tiêu và động lực của sự phát triển xã hội: "Mục đích của chủ nghĩa xã

hội là gì? Nói một cách đơn giản và dễ hiểu là: không ngừng nâng cao đời sốngvật chit và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao dong" [56, tr 22]

"Nhân tố con người, chủ thể của mọi sáng tạo, mọi nguồn của cải vật chất và văn hóa, mọi nền văn minh Chăm sóc, bồi đưỡng và phát huy nhân tố con người

vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh" [28, tr 5] Tinhthần này đã được thể hiện nhất quán trong tất cả các giai đoạn phát triển củaNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Đặc biệt là từ khi thực hiệncông ciộc đổi mới toàn diện đất nước, các văn kiện của Dang Cộng sản Việt

Nam và Hiến pháp 1992 càng khẳng định rõ vai trò, chức năng xã hội của Nhà

nước Điều 3 Hiến pháp 1992 ghi nhận: "Nha nước bao đảm và không ngừngphát huy quyền làm chủ về mọi mặt của nhân dân , xây dựng đất nước giàu

mạnh, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnhphúc, cá điều kiện phát triển toàn diện" Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốcgiữa nhiệm kỳ khóa VII của Dang ta cũng đã xác định: “Tiếp tục xây dung vàhoàn thiện Nhà nước pháp quyền Việt Nam Đó là Nhà nước của nhân dân, donhân dén và vì nhân dân, quản lý mọi mặt đời sống xã hội bằng pháp luật, đưađất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa" [28, tr 56] Một trongnhững nội dung cơ bản của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là phải

củng cê va phát huy ban chất dân chủ, phát huy vai trò của Nhà nước trongviệc bao đảm các quyền tự do, dân chủ của nhân dân, nhân dan là chủ nhân

của xã hội và Nhà nước là tổ chức công quyền phục vụ nhân dân Đồng chí ĐãMười, tei Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VID)khi nói về Nhà nước trong sự nghiệp hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước

đã khẳng định: "Cần tập trung nghiên cứu xác định đúng vai trò, chức răng,

nhệm vụ của Nhà nước trong cơ chế mới" Do đó, việc quan tâm, chú trọng

Trang 6

đến chức năng nhà nước nói chung, chức năng xã hội của Nhà nước nói riêng

là một yêu cầu khách quan trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam

Ở nước ta hiện nay, trên phương diện lý luận, đã xuất hiện một số quan

điểm khác nhau về vai trò, phạm vi, nội dung, phương thức thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước Những quan điểm đó có ý nghĩa chi phối, ảnhhưởng lớn đến việc củng cố và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam, đến mục tiêu xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Tuy nhiênđây vẫn còn là một vấn đề khá mới mẻ Điều đó chứng tỏ trên phương diện

nhận thức, lý luận, chức năng của Nhà nước nói chung, chức năng xã hội của

Nhà nước nói riêng là những vấn đề quan trọng cần được quan tâm đúng mức

Những năm qua, nhất là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới toàn điệnđất nước, chúng ta đã đạt nhiều thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực của đờisống xã hội, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, vẫn

còn nhiều vấn đề xã hội bức xúc đòi hỏi Nhà nước phải tiếp tục giải quyết với

tư cách là chủ thể tổ chức và quản lý xã hội.

Từ thực trạng đó, đặt ra yêu cầu là vấn đề chức năng xã hội của Nhànước cần được tiếp tục nghiên cứu một cách có hệ thống, góp phần bổ sung lýluận khoa học cho công cuộc củng cố và hoàn thiện Nhà nước ta trong giaiđoạn cách mạng hiện nay Vì vậy, việc tác giả chọn dé tài "Chức năng xế hộicủa Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" có ý nghĩa cả về lýluận và thực tiễn

2 Tình hình nghiên cfu

Trước thời kỳ đổi mới, ở nước ta, trên giác độ khoa học pháp lý, vấn déchức năng xã hội của Nhà nước hầu như không được đề cập tới, thậm chí cònnhư là một "điều cấm ky" [41, tr 13] Điều đó xuất phát từ quan điểm nhậnthức thiếu khách quan, toàn điện về nguồn gốc, bản chất, chức năng nhà nước,

Trang 7

thác @€ làm rõ sự khác biệt và tính ưu việt của Nhà nước xã hội chủ nghĩa so

với cá: Nhà nước khác, đặc biệt là Nhà nước tư sản và bỏ qua nhận thức về vaitrò, g trị xã hội của Nhà nước Từ Đại hội VỊ đến nay, cùng với những thay

đổi treng nhận thức lý luận, chức năng xã hội của Nhà nước đã được quan tâm

hơn trrớc nhưng nhìn chung mới chỉ ở mức độ nhất định, chủ yếu thể hiện quacác bà viết của một số tác giả trên các báo, tạp chí, tập san, qua bài giảng củagiảng viên ở các cơ sở đào tạo chuyên ngành Luật chứ chưa có công trìnhnào n;hiên cứu một cách có hệ thống vấn đề này Trong đề tài KX.04.16

"Hoar thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước nhằm tăng cường hiệu lực quản

ly các vấn đề thuộc chính sách xã hội" (1995) do cố PGS.PTS Trần Trọng Huuchủ nhiệm có đề cập đến chức năng xã hội của Nhà nước nhưng chỉ với tính

cách h một vấn đề liên quan đến nội dung chính của đề tài Năm 1997, cóluận văn thạc sĩ luật học của Cao Thị Thanh Thảo nghiên cứu vấn đề này

nhưng khác về mức độ, phạm vi nghiên cứu.

Trong hệ thống lý luận của các Nhà nước xã hội chủ nghĩa trước đâyhầu ntư không đề cập đến vấn dé này Trong "Những nguyên lý xây dựng Nha

nước 3ô-viết và pháp quyền" của Viện Hàn lâm khoa học xã hội trực thuộc Uy

ban Tung ương Dang Cộng sản Liên xô có bàn đến chức nang xã hội nhưngchỉ vớ tính cách là một bộ phận trong hệ thống các chức năng của Nhà nướcXô-viết nói riêng và phạm vi chức năng theo quan điểm này cũng hạn hẹp

Ở các nước tư bản phát triển, trong những năm gần đây, chức năng xã

hội của Nhà nước thường được n xét gắn với việc nghiên cúu vai trò củaNhà nước trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường, với ý nghia là sự canthiệp của Nhà nước vào việc giải quyết các vấn đề xã hội - những vấn đề được

coi là hậu quả do tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đối với con người và

xã hội Vấn dé này được thể hiện trong "Tạo đựng một nền văn minh mới

Trang 8

-chinhtri của làn sóng thứ ba" của các hoc giả Alvin Toffler va Heidi Tolleler,

trong 1uan điểm của các nhà khoa học và chính trị gia Nga tại Hội nghị khoa học "Vai trò của Nhà nước trong sự hình thành và điều tiết kinh tế thị trường"tai Maxcoơva tháng 4/1997, trong "Nhà nước, thị trường và viện trợ - những

vai trò mới định lai" của nhóm chuyên gia tổ chức SIDA Thụy Điển, trong

"Đổi noi hoạt động của Chính phú" của Dévit Âubớt và Tét Gheblo, trong

"Nhà aước trong một thế giới chuyển đổi" của Ngân hang thế giới năm 1997

3 Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Tác giả lựa chọn nghiên cứu vấn đề lý luận và thực tiễn về chức năng

xã hội của Nhà nước ta nhằm:

- Góp phần hoàn thiện lý luận về chức năng của Nhà nước ta mà trọng

tâm là chức năng xã hội theo giác độ pháp lý

- Đánh giá thực trạng thực hiện chức năng trong thời gian qua, để trên

cơ sở đó đề xuất một số phương hướng, giải pháp nhằm hoàn thiện chức năng

xã hội của Nhà nước ta trong điều kiện hiện nay.

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên đây, luận án có các nhiệm vụ

như sai:

- Nhận thức lại tính chất, nội dung chức năng xã hội của Nhà nướctrong điều kiện, hoàn cảnh cụ thé của nước ta.

- Làm sáng tỏ những nội dung của chức năng xã hội của Nhà nước ta.

- Phân tích những hình thức, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ, mục

tiêu được đặt ra bởi chức năng này trong thời gian qua

- Đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường chức năng xã hội

của Nhà nước ta trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam,

Trang 9

trong điều kiện kinh tế mới, thế giới mới - phát triển kinh tế thị trường định

hướn; xã hội chủ nghĩa và xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa đời sống quốc tế

* Phạm vi nghiên cứu

Chức nang xã hội của Nhà nước là một vấn đề phức tạp, đã và dang

được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau (chính trị, kinh tế,pháp luật ) với nhiều quan điểm không thống nhất.

Dưới góc độ pháp lý, luận án chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề những

vấn d3 lý luận cơ bản và thực tiễn thực hiện chức năng xã hội trong điều kiện

của Nha nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà trong tâm là nội dung,phuorg thức thực hiện chức năng trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thi

trường định hướng xã hội chủ nghĩa

4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

Cơ sở phương pháp luận của luận án là quan điểm của chủ nghĩa Mác Lénin về Nhà nước và pháp luật, các nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật biện

-chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Nhà

nước và pháp luật trong thời kỳ đổi mới.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tham khảo và sử dụng một số

tài liệu trong và ngoài nước

Phương pháp nghiên cứu: đi từ cái chung đến cái riêng, cái cụ thể; lịch

sử, hệ thống; tổng hợp, phân tích, so sánh

5 Những đóng góp moi của luận án

- Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu một cách có

hệ thống về lý luận và thực tiễn thực hiện chức năng xã hội của Nhà rước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Luận án đã hệ thống hóa được những quan điểm, những cách tiếp cận

về chức năng nhà nước nói chung, chức năng xã hội của Nhà nước nói riêng

đã được thể hiện trong các tài liệu, công trình nghiên cứu khoa học pháp lý

Trang 10

- Nghiên cứu chức năng xã hội của Nhà nước trong mối quan hệ với

những vấn đề cơ bản của Nhà nước như: điều kiện xuất hiện, bản chất nhà

nước để chỉ rõ chức năng xã hội của Nhà nước xuất hiện rất sớm - ngay khi

Nhà nước xuất hiện với tư cách là một tổ chức công quyền và sự tồn tại củachức năng xã hội của Nhà nước là một tất yếu khách quan

- Bước đầu vạch ra được sự phát triển của chức năng xã hội trong lịch sửphát triển của Nhà nước nói chung, lịch sử phát triển của Nhà nước ta nói riêng.

- Khái quát được những nội dung cơ bản của chức năng xã hội của

Nhà nước ta trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa

- Từ sự phân tích, đánh giá về lý luận và thực tiễn việc thực hiện chức

năng xã hội của Nhà nước ta trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong 16 năm

thực hiện công cuộc đổi mới, luận án đã khái quát được một cách hệ thống những

hình thức, biện pháp thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước trong điều kiện cụ

thể của nước ta, đồng thời khẳng định rằng, trong điều kiện nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa hiện nay phải tăng cường chức năng xã hội của Nhà

mước, coi chức năng xã hội là một bộ phận quan trọng của chức năng nhà nước

- Bước đầu luận án đã đưa ra những định hướng, giải pháp về nâng caohiệu quả việc thực hiện chức năng xã hội của Nhà nước ta trong điều kiện,hoàn cảnh hiện nay

6 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận và đanh mục tài liệu tham khảo, luận ấngồm 3 chương, được chia thành 8 mục

Trang 11

Chương 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHỨC NĂNG XÃ HỘI

CUA NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỨC NĂNG XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC TA

Chức năng xã hội của Nhà nước là một vấn đề tương đối mới mẻ so vớicác nội dung khác trong lý luận về Nhà nước và pháp luật ở nước ta Thực chất vấn

dé này chi mới được đề cập tới trong những năm gần đây của thời kỳ đổi mới.

Để có thể nghiên cứu chức năng xã hội của Nhà nước một cách toàndiện, chính xác, khách quan, cần đặt nó trong mối liên hệ với các khái niệmkhác về Nhà nước, mà trước hết là khái niệm "chức năng của Nhà nước"

1.1.1 Khái niệm chức năng của Nhà nước

Chức năng của Nhà nước đã và đang được quan tâm nghiên cứu đưới

nhiều giác độ (triết học, chính trị học, luật học ), theo nhiều cách tiếp cậnkhác nhau, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay, trước những yêu cầu của côngcuộc đổi mới sâu sắc, toàn diện đất nước và trước những thay đổi lớn lao của

đời sống quốc tế Trong luận án này, chức năng của Nhà nước được đề cập

dưới giác độ khoa học pháp lý.

Chức năng của Nhà nước là một khái niệm phức tạp, luôn gắn với

những phạm trù như bản chất, nhiệm vụ, các hình thức và phương pháp hoạt

động của Nhà nước Khái niệm chức năng của Nhà nước có ý nghĩa nhất

định, =ho.phép chúng ta phân định nó với các phạm trù khác của lý luận về

Nhà nước và pháp luật, là một trong những cơ sở lý luận quan trọng cho việcnghiên cứu chức năng xã hội của Nhà nước

Theo cách hiểu truyền thống, phổ biến nhất từ trước đến nay, thể hiện trong nhiều giáo trình, nhiều sách ở Liên Xô trước đây và hiện đang lưu hành

Trang 12

ở Việt Nam, “chức năng cua Nhà nước” là những phương điện (những phương

hướng, mặt, dạng, loại) hoạt động chủ yếu của Nhà nước nhằm thực hiện

những nhiệm vụ đặt ra trước Nhà nước.

Như bất kỳ một hiện tượng xã hội nào, Nhà nước tồn tại và phát triển thông qua những mối liên hệ biện chứng của nó, thể hiện trong các hoạt động

của Nhà nước tác động vào thế giới tự nhiên, thế giới vật chất, vào các quan hệ

xã hội và thế giới tinh thần của con người Mỗi chức năng cụ thé của Nhà nước thể hiện sự thống nhất của nội dung, hình thức và biện pháp thực hiện

quyền lực nhà nước trong một lĩnh vực hoạt động nhất định của Nhà nước, gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước Nhưng chức năng của Nhà

nước không chỉ tồn tại trong mối liên hệ với nhiệm vụ Nhà nước mà còn phản

ánh bản chất và vai trò, vị trí của Nhà nước đối với xã hội - xuất phát điểm đồng thời là mục tiêu hoạt động của Nhà nước Vì thế, quan điểm này tuy đã

lý giải "chức nang của Nhà nước” tương xứng với hiện tượng "Nhà nước”, làphù hợp hơn cả so với một số quan điểm khác nhưng vẫn chưa thật đầy đủ

Quan điểm thứ hai xuất phát từ bản chất nhà nước, cho rằng chức năng

của Nhà nước được xem xét như những thuộc tính cơ bản bên trong của Nhà

nước, phản ánh hai thuộc tính đặc trưng của bản chất nhà nước với tư cách là

tổ chức thống trị giai cấp và tổ chức đại điện chính thức cho xã hội Quanđiểm này hợp lý ở chỗ đã khẳng định sự tồn tại khách quan của chức năng nhà

nước với hai tính chất (là tính giai cấp và tính xã hội) và mối liên hệ giữa bản

chất với chức năng của Nhà nước, tuy nhiên chưa phần ánh được nội dung, đốitượng của chức năng - những nét đặc thù để phân biệt chức năng nhà nước với

các khái niệm khác

Trên căn cứ tương tự, xuất phát từ nguồn gốc, bản chất và vai trò của

Nhà nước đối với xã hội, quan điểm thứ ba xác định chức năng nhà nước là sự

thể hiện vai trò của Nhà nước đối với xã hội, là biểu hiện cụ thể năng lực củaNhà nước và kết luận rằng cần nhận thức khái niệm chức năng nhà nước trên

Trang 13

ba góc độ thống nhất hữu cơ: "Chức năng nhà nước là cái mà xã hội cần Nhànước và Nhà nước cần phải làm; là cái mà Nhà nước có thể làm được; là cái

Nhà nước được làm” [24, tr 8] Quan điểm này cho chúng ta một cách nhìn mới về chức nang nhà nước, thấy được tính giới han của chức năng nhà nước,

tuy nhiên tác giả chưa đưa ra được định nghĩa

Có quan điểm coi "chức năng của Nhà nước" không chỉ là những phươnghướng hoạt động chủ yếu của Nhà nước mà còn là cơ chế tác động của Nhànước lên quá trình xã hội, bởi khi thực hiện những chức năng nhất định trong

các lĩnh vực của đời sống xã hội, Nhà nước bằng các cuộc cải cách, bằng sự

điều chính pháp luật, bằng các cách thức tổ chức và quản lý các quan hệ xã

hội mà tác động lên trạng thái của các quá trình xã hội

Quan điểm khác cho rằng: chức năng nhà nước chính là những nhiệm

vụ cơ bản của Nhà nước trong từng giai đoạn phát triển cụ thé hoặc đưa vàokhái niệm "chức năng của Nhà nước” cả những phương pháp, cách thức Nhànước thực hiện chức năng của mình trong thực tiễn - là các hình thức hoạt

động của Nhà nước đối với môi trường xung quanh, đối với xã hội, với các

quốc gia khác và như vậy đã có sự mở rộng phạm vi khái niệm, trộn lẫn giữa

các mặt hoạt động của Nhà nước với nhiệm vụ của Nhà nước, với phương thức

thực hiện chúng

Tuy có những khác biệt nhất định trong mỗi cách hiểu chức năng nhà

nước đã đề cập ở trên nhưng nhìn chung chúng đều xuất phát trên cơ sở chủnghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết Mác - Lênin

về nguồn gốc, bản chất, vi trí, vai trò của Nhà nước trong đời sống xã hội, đặthiện tượng Nhà nước trong quá trình vận động va phát triển của xã '4i theocác quy luật khách quan của nó.

Trong bối cảnh hiện nay, theo chúng tôi, để có thể góp phần xác định

một khái niệm day đủ về "chức năng của Nhà nước", cần làm sang tỏ một số

luận điểm sau:

Trang 14

- Chức năng nhà nước gắn liền với điều kiện xuất hiện và bản chấtcủa Nhà nước

Nhà nước là một hiện tượng xã hội vô cùng phức tạp, có lịch sử phát

sinh, tồn tại và phát triển riêng của nó Xuất phát từ những phân tích về sự tồn tại, phát triển và tan rã của chế độ cộng sản nguyên thủy để tìm ra nguồn

gốc Nhà nước, học thuyết Mác - Lênin khẳng định rằng: Nhà nước chỉ xuất

hiện và tồn tại trong những giai đoạn nhất định của lịch sử xã hội loài người

với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định Những điều kiện đó là "sự xuấf

hiện và tồn tại của chế độ tư hữu về tit liệu san xuất và xã hội phân chia thành giai cấp, cuộc đấu tranh giữa các giai cấp dy trở nên "không thể điều hòa được" [74, tr 7] Chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất xuất hiện là nguyên nhân

cơ bản đưa đến sự khác biệt, mâu thuẫn về địa vị và lợi ích kinh tế, dẫn đến ra

sự khác biệt, mâu thuẫn về địa vị và lợi ích chính trị, xã hội giữa các thành

viên trong xã hội, làm cho thiết chế xã hội cũ không còn đủ khả năng duy trì

một xã hội với những biến đổi mạnh mẽ, sâu sắc trong trật tự như trước và khi

đó Nhà nước ra đời Sự ra đời của Nhà nước là một tất yếu lịch sử, nhằm đáp

ứng nhu cầu được quản lý của chính xã hội và duy trì một trật tự xã hội theo ý

chí và lợi ích của giai cấp nắm trong tay những tư liệu sản xuất chủ yếu Nhà

nước là một lực lượng nảy sinh từ xã hội, "tựa hồ như đứng trên xã hội", "có

nhiệm vụ làm diu bớt sự xung đột và giữ cho sự xung đột đó nằm trong vòngtrật tự" [15, tr 260] Quan điểm của học thuyết Mác - Lênin đã phủ định mộtcách khoa học các thuyết như thuyết thần học, thuyết gia trưởng, thuyết bạolực, thuyết tâm lý, thuyết khế ước xã hội của các học giả trong các chế độ xãhội trước đó giải thích về fguồn gốc Nhà nước Trong xã hội hiện dai, do sutổn tại khách quan của Nhà nước và tính đúng đắn, khoa học của học thuyết

Mác - Lênin nên các học giả tư sản đã có những thay đổi nhất định trong nhận

thức về nguồn gốc Nhà nước Họ đã phải thừa nhận rằng Nhà nước bắt nguồn

từ xã hội, "từ thời xa xưa nhất, con người họp lại với nhau thành các phường

Trang 15

hội lớn hon, bat đầu bằng hộ gia đình, rồi đến các nhóm có quan hệ huyếtthống và rồi tiến đến các Nhà nước hiện đại" [62, tr 35] Như vậy, điều kiệnxuất hiện Nhà nước quy định Nhà nước phải có những chức năng nhất định,

mà nổi bật là chức năng chuyên chính giai cấp và chức năng xã hội.

Chức năng nhà nước và bản chất nhà nước có mối liên hệ khách quan:

Chức năng của Nhà nước được xác định xuất phát từ bản chất nhà nước vàngược lại, bản chất nhà nước được thể hiện thông qua các chức năng của Nhà

nước - được cụ thể hóa và thể hiện trong nhiều mặt hoạt động của Nhà nước.

Sinh ra và tồn tại trong xã hội có giai cấp, là sản phẩm của xã hội cógiai cấp và đấu tranh giai cấp và theo đúng nghĩa của nó là một bộ máy trấn ápđặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác nên Nhà nước bao giờ cũng thể

hiện ban chất giai cấp sâu sắc Lich sử xã hội loài người đã chứng minh: trongbất kỳ xã hội có giai cấp nào, Nhà nước bao giờ cũng thuộc về một giai cấp,

một lực lượng chính trị nào đó trong xã hội, chính xác hơn, Nhà nước luôn thuộc

vé giai cấp nắm trong tay những tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội Nhà nước

là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị, là công cụsắc bén nhất để duy trì sự thống trị giai cấp: đảm bảo sự thống trị về kinh tế,

thực hiện quyền lực về chính trị và tác động về tư tưởng đối với quần chúng

Luận điểm mác-xít về bản chất giai cấp của Nhà nước đúc kết trong kết luận củaAngghen: Nhà nước là "Nhà nước của giai cấp có thé lực nhất, của cái giai cấp

thống trị về mặt kinh tế và nhờ có Nhà nước mà cũng trở thành giai cấp thống

trị về mặt chính trị và do đó có thêm được những phương tiện mới để dan áp vàbóc lột giai cấp bị áp bức Nhà nước là một tổ chức của giai cấp hữu sản,dùng để bảo vệ giai cấp này chống lại giai cấp không có của" [47, tr.255-256]

“Giai cấp nào chi phối những tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chi phối luôn

cả những tư liệu sản xuất tinh thần Những tư tưởng thống tri không phải là

cái gì khác mà chỉ là sự biểu hiện của những quan hệ vật chất thống trị , đượcbiểu hiện dưới hình thức tư tưởng" [45, tr 67-68]

Trang 16

Đồng thời, trong bất kỳ xã hội nào, Nhà nước luôn giữ vai trò là ngườiđại diện chính thức của toàn xã hội, là trung tâm giải quyết các công việcchung của xã hội mà cá nhân công dân không thể giải quyết được Nhà nướcphải chú ý đến lợi ích chung của toàn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội,

ổn định và phát triển, thực hiện những hoạt động nhất định phù hợp với yêu

cầu của xã hội, thông qua đó mà bảo đảm các lợi ích nhất định của các giai

cấp, tầng lớp khác trong xã hội trong chừng mực các lợi ích đó không quámâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị Do đó, bẩn chát xã hội là mặt thứhai của bản chất nhà nước Tính giai cấp là mặt cơ bản thể hiện bản chất nhà

nước nhưng Nhà nước nào cũng thể hiện tính xã hội Bản chất của mọi Nhà

nước đều bao gồm hai tính chất đó, tuy mức độ biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể nhưng không bao giờ triệt tiêu nhau.

Trong mối quan hệ này, bản chất nhà nước là tổng hợp những mặt, nhữngyếu tố, những quá trình tạo nên hiện tượng Nhà nước, là những thuộc tính hữu

cơ bên trong của Nhà nước còn chức năng nhà nước là phương thức tồn tại vàphát triển của Nhà nước Khi bản chất nhà nước thay đổi thì chức năng nhànước cũng thay đổi cho phù hợp với bản chất nhà nước mới Sự thay đổi củabản chất nhà nước có thể diễn ra trong sự thay đổi của các hình thái kinh tế -

xã hội Đồng thời, trong sự vận động của từng hình thái kinh tế - xã hội nhất

định, các tính chất của bản chất nhà nước cũng có thể có sự vận động, biếnđổi Theo nguyên lý chung, khi xung đột giai cấp gay gắt, bản chất giai cấpcủa Nhà nước thể hiện rõ nét hơn, tập trung hơn và ngược lại, khi xung đột

giai cấp lắng xuống thì bản chất xã hội sẽ nổi trội hơn Mặt khác, xuất phát từvai trò của mình đối với xã hội, Nhà nước có thể có những điều chỉnh trong

quá trình điều tiết, tác động vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.Vì

thế, các chức năng nhà nước và nội dung của nó luôn có sự vận động, biến đổi

làm xuất hiện những chức nang mới hoặc mất di nhting chức nang nào đó

hoặc có những chức năng của Nhà nước ton tại qua nhiều chế độ xã hội khác

| THƯ |

| HU VIỆ N ' A “re = SE

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI| L1 l2 >2 J

[PHONG bọc ff SOF |

Trang 17

nhau nhưng nội dung và phương pháp thực hiện chúng lại rất khác nhau tùy

thuộc điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể, vào bản chất nhà nước đó.

Chức năng nhà nước phẩn ánh đây đủ hai tính chất cơ bản của bảnchất nhà nước là tính giai cấp và tính xã hội: Xuất phát từ bản chất giai cấp,

Nhà nước là tổ chức chính trị của giai cấp thống trị về kinh tế và bởi các giai

cấp có quyền lợi đối nghịch nhau nên chức năng nhà nước trước tiên được hình

thành là nhằm để bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị Nhưng đồng thời, xuất

phát từ bản chất xã hội, bất kỳ Nhà nước nào cũng thực hiện các hoạt động với

tư cách là người đại diện chính thức cho quyền lợi của toàn xã hội nên có những chức năng nhà nước phát sinh từ bản chất tự nhiên của mọi xã hội, từ nhu cầu

của chính xã hội, nhằm duy trì và bảo vệ những điều kiện tồn tại và phát triển

của xã hội Vì vậy, chức năng nhà nước có tính giai cấp và tính xã hội

Từ khi ra đời, Nhà nước giữ một vi tri và vai trò quan trọng trong xa

hội có giai cấp, thể hiện trong mối quan hệ giữa Nhà nước và xã hội, giữa Nhà

nước và các tổ chức chính trị - xã hội Xã hội là cơ sở cho sự phát sinh, tồn tai,phát triển và diét vong của Nhà nước Ngược lại, Nhà nước là một bộ phận

quan trọng, không thể thiếu được của xã hội có giai cấp Nhờ có các cơ quan

đặc biệt cùng các phương tiện vật chất kèm theo nên Nhà nước có thể tác động

toàn điện, mạnh mẽ đến đời sống xã hội Nhà nước giữ vai trò quan trọngtrong việc thực hiện những lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị và duy trì

những điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội Đó chính là sứ mệnh

lịch sử của Nhà nước trong tiến trình phát triển của xã hội, thể hiện thông qua

các chức năng của Nhà nước

Từ nhận thức về nguồn gốc và bản ‹ hất và vị trí, vai trò của Nhà nước,

chúng ta có thể khẳng định rằng: Nhà nước xuất hiện là để thự“ hiện sứ mệnh của một thiết chế quản lý xã hội, với hai nhiệm vụ cơ bản là duy trì sự thống

trị giai cấp và duy trì sự tồn tại, phát triển của toàn xã hội Các chức năng nhà

nước được hình thành xuất phát từ những nhiệm vụ cơ bản đó Ngay từ khi

Trang 18

mới ra đời, Nha nước có hai tư cách: là công cu giai cấp - bảo đảm duy trì,

củng CỐ SỰ thống tri của một giai cấp, một lực lượng nhất định trong xã hội và

công cụ CÔng quyền - tác động, điều tiết các quan hệ xã hội, tổ chức đời sống

cong đồng, giải quyết những nhu cầu phát triển của toàn xã hội, giữ cho xã hội

đó vận động, phát triển theo một "trật tự" nhất định phù hợp ý chí của giai cấp

cầm quyền Sự ra đời và phát triển của Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc với những

điều kiện đặc thù - không xuất phát từ sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai

cấp mà từ nhu cầu tri thủy và chống ngoại xâm của các bộ tộc Lạc - Việt đã

làm cho tính công quyền rõ nét hơn các Nhà nước khác.

Như vậy, những điều kiện kinh tế - xã hội quyết định sự ra đời và tồn tại của Nhà nước, bản chất của Nhà nước và vai trò của Nhà nước có liên quan mật thiết đến một phạm trù quan trọng trong lý luận về Nhà nước là "chức

năng nhà nước.

- Tương quan giữa tính giai cấp và tính xã hội của chức năng nhà nước lệ thuộc điều kiện lịch sử trong các Nhà nước khác nhau

Thực tế, tính giai cấp và tính xã hội của chức năng nhà nước luôn tồn

tại một cách khách quan, không phụ thuộc vào sự nhận thức của con người.

Nếu lấy tính chất đại diện tập trung cho lợi ích chung của xã hội, vai trò tổ chức thực hiện các công việc chung của xã hội và mục đích vì sự phát triển và

tiến bộ xã hội của Nhà nước làm tiêu chí để xem xét thì ở mức độ khác nhau

các chức năng của Nhà nước đều chứa đựng tính xã hội và tính giai cấp nhưng

mức độ thể hiện của các tính chất đó khác nhau tity thuộc từng điều kiện lịch

sử cụ thể Tương quan giữa hai tinh chất của chức nang nhà nước phụ thuộc

vào sự tương quan lực lượng xã hội, lợi ích giai cấp và sự xung đột lợi ích giai cấp thể hiện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội và chính trị trong điều kiện xã

hội mà Nhà nước đó tồn tại.

Cơ sở kinh tế của một chế độ xã hội là toàn bộ nền sản xuất vật chất

của xã hội đó, tạo ra của cải vật chất phục vụ cho mọi nhu cầu của con người

Trang 19

và của xã hội Trong mối quan hệ với Nhà nước, cơ sở kinh tế giữ vai trò quyết

định Nhà nước thực hiện các chức năng của mình là để giải quyết các vấn đề

lợi ích mà trước hết là lợi ích kinh tế, thứ lợi ích do quan hệ sở hữu trực tiếpquyết định Nhu vậy, suy đến cùng, quan hệ sở hữu cơ bản, nên tổng trongmột chế độ xã hội có ý nghĩa quyết định đến chức năng nhà nước nên việc bảo

vệ chế độ sở hữu là nền tảng của chế độ Nhà nước đó phản ánh rõ nét mốitương quan của hai tính chất trong chức năng nhà nước

Mỗi chế độ xã hội được xây dựng, tồn tại và phát triển trên một cơ sở

xã hội nhất định tương ứng với nó, bao gồm các giai cấp và tầng lớp xã hộicùng những mối quan hệ giữa các giai tầng đó trong xã hội Cơ cấu giai cấp và

sự thay đổi cơ cấu giai cấp trong các chế độ xã hội cũng như sự vận động, phát triển và thay đổi vị trí, vai trò của các giai tầng, nhóm xã hội, cộng đồng dân

tộc, tôn giáo trong từng chế độ xã hội là một trong những nhân tố quyết địnhđến chức năng của Nhà nước Cơ cấu giai cấp - xã hội do quan hệ sản xuấtquyết định Khi phương thức sản xuất thay đổi dẫn đến hình thái kinh tế - xãhội thay đổi thì đương nhiên cơ cấu giai cấp cũng thay đổi Mâu thuẫn nội tại

của phương thức sản xuất (giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất) cùngvới những mâu thuẫn nội tại trong từng mặt của quan hệ sản xuất trong các xã

hội có giai cấp đối kháng biểu hiện thành mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai

cấp [39, tr 89] dẫn đến tình trạng phân chia, đối đầu giữa các nhóm xã hội

(giai cấp, dân tộc, tôn giáo ) Giai cấp và cơ cấu giai cấp phản ánh mối quan

hệ đa dạng về lợi ích của các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Loi ích chiếm vị

trí quan trọng trong hoạt động của con người, là động lực của sự phát triển xãhội Chức năng của Nhà nước thể hiện sự can thiệp, điều tiết của Nhà nước đốivới các lĩnh vực của đời sống xã hội, suy đến càng là nhằm giải quyết mốiquan hệ lợi ích của con người nên chỉ có thể thực hiện một cách đúng đắn vàhiệu quả trên cơ sở nắm vững những đặc thù của cơ cấu giai cấp, mối quan hệ

đa dạng giữa các giai tầng, các bộ phận dân cư trong xã hội Khi xung đột giai

Trang 20

cấp tăng, đương nhiên tính giai cấp, tính chuyên chính trong chức năng nhà

nước sẽ nổi bật, ngược lại, khi xã hội bình ổn, xung đột giai cấp lắng xuống

thì tính xã hội của chức năng nhà nước lại nổi trội hơn Trong Nhà nước có cơ

sở xã hội là liên minh của các lực lượng xã hội rộng lớn thì tính xã hội của

chức năng nhà nước rõ nét hơn và ngược lại.

Trong điều kiện hiện nay, Nhà nước ta phải coi điều chỉnh cơ cấu lợi

ích là giải pháp vừa phát huy vai trò động lực của lợi ích vừa đảm bảo mục tiêu của sự phát triển xã hội, tránh xu hướng tuyệt đối hóa một lợi ích nào đó

mà triệt tiêu các lợi ích khác, đẩy các mâu thuẫn lợi ích vốn là động lực của sự

phát triển xã hội thành các xung đột lợi ích dẫn đến các xung đột, rối loạn các

quá trình xã hội

Ngoài ra, mức độ thể hiện hai tính chất này của chức năng nhà nướccòn tùy thuộc vào từng chức năng cụ thể

Tóm lại, từ những nhận thức về nguồn gốc, điều kiện tồn tại, bản chất

và vai trò của Nhà nước, về mối liên hệ giữa chức năng nhà nước và bản chất

nhà nước, về sự tương quan giữa tính giai cấp và tính xã hội của chức năng

nhà nước, có thể nói: Chức nang nhà nước là một vấn dé quan trọng khi

nghiên cứu về Nhà nước mà thông qua đó, người ta có thể nhận biết được bảnchất, vai trò của Nhà nước, những điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà Nhànước đó tồn tại và mối liên hệ của các yếu tố đó với chức nang nhà nước

- Chức năng nhà nước trong mối quan hệ với quyền lực nhà nước và

trình độ dân chi

Quyền lực nhà nước và chức năng nhà nước tồn tại như một tất yếu

trong xã hội có giai cấp và Nhà nước Chức nang nhà nước là một trong nhiều

hình thức thể hiện quyền lực nhà nước, luôn gắn với cơ cấu quyền lực nhà

nước Quyền lực nhà nước là vấn dé then chốt để xác định chức năng nhànước Aristốt quan niệm rang, mọi phúc lợi xã hội và sự khác nhau giữa các

Trang 21

hình thức chế độ Nhà nước phụ thuộc vào cách thức tổ chức quyền lực củamọi thiết chế chính trị - là một trật tự dựa trên sự phân công các quyền lực nhà

nước Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, trong bất kỳ xã hội

có giai cấp nào, quyền lực nhà nước cũng vẫn là quyền lực của giai cấp thống

trị, là công cụ chuyên chính của một giai cấp, thể hiện trên ba phương điện: thống trị về chính trị, về kinh tế và về tư tưởng đồng thời duy trì những điều kiện

cần thiết cho sự tồn tại của xã hội Mặt khác, quyền lực nhà nước là một bộphận của quyền lực chính trị nên có tính giới hạn, dẫn đến chức năng nhà nước

cũng có giới hạn của nó Từ đó, có thể hiểu mối quan hệ giữa chức năng nhà

nước và quyền lực nhà nước là mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, các bộ

phận quyền lực nhà nước và yêu cầu thực thi các bộ phận quyền lực đó chi phốiđến sự hình thành, đến nội dung và phương thức thực hiện các chức năng nhà

nước Ở nước ta, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân nên các chức năng

nhà nước là phương thức thực hiện quyền lực nhân dân, phục vụ nhân dân

Một trong những yếu tố góp phần quyết định đến chức năng nhà nước

là trình độ dân chủ của xã hội mà Nhà nước đó tồn tại

Chế độ dân chủ, theo C Mác, là chế độ do nhân dân tự quy định Nhanước Trong chế độ dân chủ, Nhà nước với tính cách là một tổ chức công

quyền, thực hiện công quản, đóng vai trò là người tổ chức các quá trình xã hội

theo hướng dân chủ trên cơ sở tuân theo các quy luật vận động khách quancủa xã hội Tuy nhiên, trong từng chế độ xã hội khác nhau, tính chất của nền

dân chủ cũag khác nhau, như Lê-nin đã nói: "Dân chủ cho một thiểu số rất

nhỏ, dân chủ cho ngudi giàu, đó là nén dân chủ trong xã hội tư bản chủ

nghĩa Dân cl:* cho tuyệt đại đa số nhân dan đó là sự biến đổi của chế độ

dân chủ trong thời kỳ quá do " [87, tr 107]

Bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước dân chủ, là quyền lựcthuộc về nhán dân nhưng để thực hiện được dân chủ thực sự, phải thu hút được

các tầng lớp nhân dân lao đông tham gia một cách rộng rãi và thật sự bình: eC P Oo ° ry

Trang 22

đảng vào quản lý công việc Nhà nước va xã hội Trên phương diện pháp lý, trình độ đân chủ thể hiện ở chỗ luật pháp ghi nhận và bảo đảm các quyền dân chủ cho công dân được thực hiện như thế nào, là sự thể hiện của việc giải

quyết mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân Trong xã hội dân chủ, hoạtđộng của Nhà nước chỉ thể hiện trong những "khoảng hợp pháp" chứ khôngphải là bao trùm lên toàn bộ đời sống xã hội Khi mà Nhà nước còn trùm bóng

mình lên tất cả các quan hệ xã hội, điều tiết dưới hình thức mệnh lệnh, bằng

các chỉ tiêu kế hoạch cứng nhắc thì không thể nói là có dân chủ thực sự Chủ

trương xã hội hóa trong việc thực hiện các chức năng nhà nước ở nước ta hiệnnay là một biểu hiện rõ nét của chế độ dân chủ, để nhân dân chủ động giảiquyết lấy các công việc của mình, đồng thời góp phần chia sẻ gánh nặng vớiNhà nước, giảm bớt sự can thiệp của công quyền Nếu dân chủ được bảo đảm,

các chức năng kinh tế, xã hội được thể hiện rõ nét Ngược lại, các chức năng

đó mờ nhạt hơn chức năng chuyên chính giai cấp

Từ những phân tích trên, có thể hiểu chức năng nhà nước là nhữngphương điện hoạt dong cơ ban của Nhà nước được xác định từ ban chất nhànước, do cơ sở kính tế và kết cấu giai cấp quyết định, nhằm tác động có định

hướng lên các lĩnh vực của đời sống xã hội và thực hiện các nhiệm vụ đặt ra

trước Nhà nước.

Ở nước ta, việc nhận thức đúng đắn, khoa học về chức năng nhà nước

trong cơ chế mới là một trong những cơ sở lý luận để chấn chỉnh, đổi mới tổchức và cơ chế hoạt động của bộ máy nhà nước, xây dựng và hoàn thiện Nhànước ta theo đường lối đổi mới mà Đảng ta đã đề ra từ Đại hội VỊ

Trên cơ sở quan niệm chung về chức năng nhà nước như vậy, theochúng tôi, trong điều kiện hiện nay, chức năng của Nhà nước Cộng hòa xã hội

Chủ nghĩa Việt Nam là những phương điện hoạt động cơ bản của Nhà nước,

thể hiện bản chất giai cấp, vai trò và ý nghĩa xã hội, mục đích và nhiệm vụ

của ‘Nha nước trong sự nghiệp xây dung chủ nghĩa xã hội Chúc năng nhà

Trang 23

nước thể hiện rõ nét bản chất nhà nước là Nhà nước dân chủ, của dân, do dân

và vì dân, thể hiện vai trò xã hội to lớn của Nhà nước trong việc giữ cân bằng

giữa những lợi ích xã hội, ổn định xã hội và bảo vệ lợi ích quốc gia, thể hiện

được mục đích mà toàn Đảng, toàn dân ta phấn đấu "xây dựng một xã hội dân

giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Xuất phát từ những

thay đổi cơ bản về cơ sở kinh tế, xã hội, các chức năng nhà nước đã và đang

có những thay đổi nhất định về vi trí trong hệ thống các chức năng, về nội

dung và phương thức thực hiện Vì vậy, bên cạnh việc tang cường chức nang

chuyên chính giai cấp để giữ vững thể chế chính trị thì các chức năng kinh tế,

xã hội của Nhà nước cần được quan tâm đặc biệt.

- Phán loại chức năng nhà nước cũng là một việc cần thiết giúpchúng ta xác định khái niệm và phạm vi của các chức nang nhà nước

Ở nước ta hiện nay có nhiều quan điểm phân loại chức năng của Nhànước theo nhiều tiêu chí khác nhau

Căn cứ vào phạm vi hoạt động của Nhà nước, đa số giáo trình của Việt

Nam thường chia chức năng nhà nước theo thành hai hệ thống là chức năng

đối nội và chức năng đối ngoại Trong đó, chức năng đối nội là những mặt

hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong nội bộ đất nước như: đảm bảo trật tự xã

hội, trấn áp những phần tử chống đối chế độ, bảo vệ chế độ kinh tế ; chức

năng đối ngoại những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước thể hiện vai trò

của Nhà nước trong quan hệ với các nhà nước, các dân tộc khác, nhĩ: phòngthủ đất nước, chống sự xâm lược từ bên ngoài, thiết lập các mối quan hệ bang

giao với các quốc gia khác Một số nhà luật học của Liên Xô trước đây vàCộng hòa Liên bang Nga gần đây cũng phân chia chức năng nhà nước the -tiêu chí này, tuy nhiên có nhiều ý kiến khác nhau khi phân loại các chức năng

cụ thể trong hai hệ thống đó.

Mặc dù đây là cách phân loại chức năng nhà nước được thừa nhận

rộng rãi nhất, nhưng theo chúng tôi, nếu chi căn cứ vào phạm vi không gian

Trang 24

của hoạt động nhà nước để phân chia chức năng thì chưa day đủ, việc phân

định vai trò nhà nước trên phạm vi đối nội và đối ngoại cũng chỉ mang tính

tương đối, không phản ánh được đầy đủ các thuộc tính của bản chất nhà nướccũng như giá tri xã hội của Nhà nước Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, khinhiều vấn đề về chính trị, kinh tế, xã hội không dừng lại trong phạm vi mỗi

quốc gia, không chỉ chịu sự điều tiết của riêng từng Nhà nước thì cách phân loại này bộc lộ những hạn chế nhất định.

- Quan điểm khác cho rằng, "chức năng duy nhất của Nhà nước là quản lý

xã hội bằng một thứ quyền lực đặc biệt " Chức năng duy nhất đó của Nhà nước

lại được tạo thành bởi một hệ thống các chức năng: chức năng kinh tế, chức năngngoại giao, chức năng phòng thủ quốc gia, chức năng bảo đảm xã hội [23, tr 30]

Hoặc căn cứ vào hoạt động của Nhà nước theo các lĩnh vực quyền lực

nhà nước, một số người chia các chức năng nhà nước thành chức năng lậppháp, chức năng hành pháp và chức năng tư pháp [20, tr 3], [24, tr 9] Theochúng tôi, nhóm ý kiến này là hợp lý nếu xét trên phương diện quyền lực nhànước và thực thi quyền lực nhà nước vì cách phân định này phản ánh được cơ

cấu quyền lực nhà nước và các phương diện hoạt động của Nhà nước theo cơ

cấu quyền lực đó Tuy nhiên cách phân định này không thể hiện rõ vai trò củaNhà nước đối với từng lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội Mét số học giả tưsản phương Tây cũng đã có cách phân định này, nhưng khác với chúng ta, cơ sở

lý luận cho sự phân định của họ là dựa trên nguyên tắc phân chia quyền lực

Một số ý kiến khác căn cứ vào nguồn gốc, ban chất nhà nước hoặc

lĩnh vực hoạt động thực tién của Nhà nước để khẳng định Nhà nước có chức

năng xã hội oy

‘Quan điểm thứ nhất: Xuất phat từ nguồn gốc va ban chất giai cấp, ban

cl “t xã hội của Nhà nước, moi Nhà nước ngoài việc phải thực hiện chức năngthéng trị-giai cấp đều phải thực hiện chức năng xã hội Theo quan điểm nay

chức năng xã hội được hiểu là những giá trị về mặt xã hội mà Nhà nước thực

Trang 25

hiện [68, tr 12] hoặc là "chức năng công quan" [38, tr 78]; thể hiện rõ thuộc

tính thứ hai của ban chất nhà nước là tính xã hội, cùng với chức năng thống trị

giai cấp tạo thành chức năng của Nhà nước Ở đây, chức năng xã hội của Nhà

nước được hiểu ở phạm vi rộng: bao gồm các phương diện hoạt động của Nhà

nước tác động tới tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trừ lĩnh vực chính trị

Quan niệm này là phù hợp khi nghiên cứu chung cho tất cả các kiểu Nhà nước.

Trên căn cứ tương tự, xuất phát từ bản chất giai cấp và bản chất xã hội

của Nhà nước xuyên suốt các kiểu Nhà nước trong lịch sử, có tác giả phânchức năng nhà nước thành hai phân hệ: chức nang thống tri giai cấp và chứcnăng kinh tế - xã hội [24, tr 9] Theo quan điểm này, chức năng xã hội được hiểu ở phạm vi hep hon so với quan điểm thứ nhất, thấy được mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó giữa chức năng kinh tế và chức năng xã hội tuy nhiên vẫn chưa thể

hiện rõ được tính độc lập tương đối của chức năng này

Như vậy, mặc dù các quan điểm này đều xuất phát từ bản chất nhànước dé luận giải nhưng do những mục đích, phạm vi nghiên cứu khác nhau

nên vẫn có sự nhận thức khác nhau về khái niệm, vị trí, phạm vi chức năng xã

hội của Nhà nước

Theo chúng tôi, dù xác định các chức năng nhà nước theo tiêu chí nào

thì vai trò xã hội của Nhà nước vẫn không thể phủ nhận được Vai trò xã hội

của Nhà nước chính là sứ mệnh lịch sử của Nhà nước trong tiến trình phát

triển của xã hội, thể hiện trong trách nhiệm của Nhà nước trước xã hội Nhànước có trách nhiệm quản lý xã hội, tổ chức đời sống xã hội và phục vụ xãhội Nhiệm vụ của Nhà nước trong lĩnh vực xã hội là điều tiết các quá trình xãhội, đảm bảo sự ổn định xã hội và sự phát triển toàn điện của các thành viên

Trang 26

nước được chú trọng hon thì chức nang xã hội của Nhà nước ngày càng được

quan tâm hơn, khẳng định vị trí quan trọng trong hệ thống các chức năng của

Nhà nước Do đó, theo chúng tôi, để thấy rõ ý nghĩa và vai trò xã hội to lớn

của Nhà nước đối với đời sống xã hội và tính ưu việt của một chế độ Nhà nước thì cần phải tiếp cận theo chức năng xã hội của Nhà nước.

Trong điều kiện thực tế của nước ta hiện nay, việc xác định chức năngNhà nước theo bản chất, vai trò của Nhà nước đối với xã hội và các phương

diện tác động của Nhà nước phù hợp hơn xác định chức năng nhà nước theo

các lĩnh vực của quyền lực nhà nước mặc dù suy đến cùng quyền lực nhà nướcyếu tố quyết định phạm vi, nội dung, phương thức thực hiện chức năng Nha

nước Xuất phát từ bản chất và vai trò của Nhà nước, căn cứ vào các mặt hoạt

động của Nhà nước và nhóm chúng theo các lĩnh vực của đời sống xã hội, cầnchia chức năng nhà nước tương ứng với các lĩnh vực của đời sống xã hội mà

ở đó, Nhà nước thực hiện vai trò, sứ mệnh của mình vì lợi ích giai cấp màNhà nước đại điện, đồng thời vì sự phát triển và tiến bộ của toàn xã hội Do

đó, các chức nang nhà nước có thể được phân thành chức năng bảo vệ an ninh

chính trị, chức năng kinh tế và chức năng xã hội Cách phân loại này thể hiện

rõ mối quan hệ giữa chức năng nhà nước và bản chất nhà nước, đồng thời đáp

ứng được yêu cầu phản ánh hoạt động của Nhà nước trong việc thực thi quyền

lực nhà nước đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là đối với Nhànước ta hiện nay Tuy nhiên, sự phân định này cũng chỉ mang ý nghĩa tươngđối bởi các lĩnh vực của đời sống xã hội cũng chỉ được xác định mot cách

tương đối mà thôi.

1.1.2 Khái niệm chức năng xã hội của Nhà nước

Thực ra chức năng xã hội của Nhà nước không phải là một khái niệm

mới và chỉ có chúng ta mới quan tâm nghiên cứu Trong lịch sử, đã từng xuất

hiện những quan điểm về chức năng xã hội của nhiều nhà tư tưởng trong cácthời kỳ phát triển của xã hội

Trang 27

Aristôt (384-322 tr.CN) quan niệm rằng, sứ mệnh của Nhà nước là phảiđảm bảo cho mọi người sống hạnh phúc không chỉ về mặt của cải vật chất mà

còn cả về mặt đảm bảo công lý Ông coi mức độ phúc lợi mà Nhà nước đem

lại cho công dân trong xã hội là tiêu chuẩn để đánh giá Nhà nước [13, tr 235].

Theo ông, ' mục đích của Nhà nước là cuộc sống phúc lợi ban thân Nhà nước

là sự giao thiệp của các gia tộc và đân cư nhằm đạt được sự tồn tại một cáchhoàn thiện và tự lập” [91, tr 462] Tuy nhiên, hạn chế của ông là ở chỗ ôngkhông coi nô lệ là con người, là công dân mà chỉ coi họ là công cụ biết nói, vìthế Nhà nước và những phúc lợi của Nhà nước chỉ là dành cho một bộ phậnnhất định các thành viên xã hội

Sáclơ Do Môngtexklơ (1689-1775) cho rằng: "Nhà nước phải có nghĩa

vụ bảo đảm cho mọi thành viên các phương tiện sinh tồn, thức ăn, quần áo những thứ có lợi cho sức khỏe” [92, tr 167]

-Jang Jac Rútxô (1712-1788) khi bàn về dấu hiệu của một chính phủ(Nhà nước) tốt, đã nhận thấy trách nhiệm xã hội của Nhà nước: "Mục đích cuốicling @lia một tập thể chính trị là gì? Chính là sự bảo toàn và phát triển của cácthành viên tap thé Một chính phủ mà dé cho dan ngày càng hao mòn, suy

nhược, số din ngày càng giảm sút; đó là chính phủ tồi tệ nhất” [69, tr 125]

Theo Imanuen Canto (1724-1804), Nhà nước là sự liên kết của mọi ngườitrong khuôn khổ luật pháp nhằm giám sát và đảm bảo bình đẳng cho mọi công

dân Nhà nuớc ra đời nhằm giải quyết những đối kháng xã hội, điều hòa sự

phát triển của xã hội theo hướng ngày càng hoàn thiện vì lợi ích con người Vìvậy, sứ mệnh của Nhà nước.nhằm mục đích phục vụ con người [90, tr 407]

Tomat Giephecxon (1743-1826) cho rang, Nha nước là phải đảm bao

tự do và hạnh phúc cho mọi con người; Chí.:h phủ, chế độ và luật pháp phải

tôn trọng con người [51, tr 114-115].

Marcel Mauss quan niệm rằng: Nhà nước thực hiện chức năng xã hội

như là thực hiện nghĩa vụ trả lại cho công dân những gì mà công dân đã cho

Trang 28

Học thuyết "Nhà nước phúc lợi chung” của các học giả tư sản sau chiến

tranh thế giới lần thứ hai cũng đặc biệt chú ý đến các chức năng xã hội của Nhà nước Những người dé xướng va ủng hộ học thuyết nay cho rằng: Nha nước tư sản hiện đại đang trở thành "Nhà nước phúc lợi chung”, thành tổ chức

"trên giai cấp" có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của nhân dân và là công cụ để chuyển hóa dần chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước thành chủ nghĩa xã hội.

Nhưng cũng cần lưu ý rằng, dụng ý của họ là nhằm chống lại chủ nghĩa Mác,phủ nhận bản chất giai cấp của Nhà nước

Alvin Tôffeler cho rằng, trong thời đại văn minh, chức năng xã hội củaNhà nước là bảo vệ gìn giữ sự đa dạng, phong phú các lợi ích và nhu cầu củaơ

o

mọi thành viên trong xã hội trên nền tang công bang xã hội được thiết lập

Còn theo Kôzôlốp A.P, "Nhà nước có chức năng xã hội Nếu xuất

phát từ định nghĩa chức năng này là những phương hướng (và các mặt) hoạtđộng co bản của Nhà nước, thi tất ca các hoạt động của Nhà nước trong lĩnh

Ast

vực xã hội ( ) là chức năng xã hội" Nhưng ở đây, Kôzlốp không làm rõ sukhác nhau giữa chức năng và hoạt động của Nhà nước

5

Theo "Những nguyên lý xây dựng Nhà nước Xô-viết và pháp quyền”:

Nhà nước có chức năng mới, độc lập, đó là chức năng xãhội, chức năng phục vụ các thành viên trong xã hội Nội dung của

chức năng này là phục vụ nhân dân lao động và gia đình họ trong

Trang 29

lĩnh vực bảo trợ xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục, sinh hoạt công cộng,

điều dưỡng [87, tr 22].

Những nội dung cụ thể của chức năng như cuốn sách trên đã liệt kê là

mới so với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của Nhà nước Xô-viết nhưng bản thân

chức năng xã hội của Nhà nước thì hoàn toàn không phải là chức năng mới, vì

nó tồn tại và phát triển gắn liền với lịch sử tồn tại và phát triển của Nhà nước.

Như vậy, mặc dù đứng trên các quan điểm giai cấp khác nhau và ởtrong những hoàn cảnh lịch sử khác nhau, nhưng nhiều nhà tư tưởng trên thếgiới đã thừa nhận chức năng xã hội của Nhà nước

Ngay từ khi mới ra đời, Nhà nước đã thực hiện chức năng xã hội và

trong nhiều trường hợp chức năng xã hội còn nổi bật hơn chức năng chuyên chính giai cấp như nhận định của Ph Angghen:

Nhà nước mà những nhóm tự nhiên gồm các công xã trongcùng một bộ lạc đã đi đến chỗ thiết lập ra trong quá trình tiến triển

của họ, lúc đầu chỉ cốt để bảo vệ những lợi ích chung của họ (thí dụnhư việc tưới nước ở phương Đông) và để tự vệ chống kẻ thù bênngoài thì từ nay trở đi, cũng lại có luôn cả mục đích là duy trì bằngbạo lực những điều kiện tồn tại và thống trị của giai cấp thống trịchống lại giai cấp bị trị [3, tr 252]

Trên cơ sở phân hóa xã hội, yêu cầu tổ chức công trình tưới nước và

yêu cầu đấu tranh tự vệ làm cho nhiều nhà nước cổ đại phương Đông ban đầuvốn là "chức năng xã hội"- chức năng chung của xã hội, tiêu biểu cho lợi íchchung của cộng đồng rồi dần dần chuyển sang địa vị đối lập với xã hội, trởthành chức năng của Nhà nước đối với xã hội [76, tr 28-30] Nhưng nhìn chung,

trong Nhà nước chiếm hữu nô lệ và Nhà nước phong kiến, chức năng xã hội

mang nặng màu sắc giai cấp, đẳng cấp Nhà nước bảo vệ lợi ích của giai cấp,của nhóm xã hội trên cơ sở địa vị của giai cấp, nhóm xã hội đó trong cơ cấu

xã hội Sự phân biệt đối xử, sự bất bình đẳng đó được pháp luật ghi nhận công

Trang 30

khai Ngoài trách nhiệm của Nhà nước trong bảo vệ trật tự an toàn xã hội và

các công việc chung khác trong lĩnh vực xã hội, hoạt động của Nhà nước hầu

hết được nhận thức như là những hành vi mang tính chất ban ơn, ân huệ, từ

thiện, thường được gọi là những chính sách an dân [73, tr 43].

Khi Nhà nước tư sản ra đời, vị trí cá nhân của con người được chú trọng

trên mọi phương diện so với các chế độ xã hội trước đó, quyền con người, quyền

bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật đã được công nhận về mặt pháp

ly nên tính xã hội và chức nang xã hội của Nhà nước tư sản rõ nét hơn Trong

những nam gần đây, chức năng xã hội chiếm một vi trí quan trong trong hoạt

động của Nhà nước tư sản Nhà nước tư sản giải quyết các vấn đề xã hội chủyếu thông qua hệ thống trợ cấp xã hội, thông qua việc can thiệp vào các quá

trình kinh tế để giải quyết các khía cạnh xã hội như tạo công ăn việc làm, điều

tiết thu nhập, bảo hộ người tiêu dùng Nguyên nhân cơ bản của sự thay đổinày là do phong trào đấu tranh của quần chúng lao động, do mâu thuẫn xã hộigay gat và do mục đích của giai cấp tư sản muốn thu hút lực lượng để chống lại chủ nghĩa xã hội, do sự thích nghi với điều kiện tồn tại song song nhiều

chế độ nhà nước mà quan trọng nhất là hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa

Nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện thực trước đây tuy có những khuyếtđiểm nhất định nhưng là một kiểu Nhà nước quan tâm thực hiện chức năng xãhội nhằm bảo đảm một cuộc sống đầy đủ cả về vật chất và tinh thần cho mỗi

người dân

Như vậy, trong các chế độ xã hội khác nhau, xuất phát từ bản chất xã

hội va vai trò xã hội của Nhà nước, tất cả các Nha nước đều đóng vai trò quan

trọng trong việc tổ chức thực hiện va quản lý những công việc chung nây

»*h-từ sự tồn tại, phát triển của toàn bộ cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống

cho mgười dân nên bất kỳ một Nhà nước nào cũng thực hiện chức năng xã hội Nhưng do sự khác biệt về bản chất nhà nước, về điều kiện tồn tại và phát triểncủa rnỗi Nhà nước mà chức nang xã hội của mỗi Nhà nước có thể có những

Trang 31

việc tác động vào các quá trình xã hội.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu một cách khái quát: Chức năng

xố hội của Nhà nước là phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước thể hiện

bản chất chính trị - xã hội của Nhà nước trong việc thực hiện các trách nhiệm, nhiệm vụ xã hội ở các giai đoạn phát triển lịch sử nhất định Nói cách khác,

chức năng xã hội là phương diện hoạt động cơ bản tác động vào lĩnh vực xã

hội của đời sống xã hội, thể hiện rõ nét vai trò và bản chất xã hội của Nhà nước, nhằm định hướng và giải quyết các nhiệm vụ xã hội đặt ra trước Nhà

nước Trong đó, lĩnh vực xã hội được xác định là một lĩnh vực độc lập với lĩnh

vực chính trị, lĩnh vực kinh tế theo quan điểm của Mác (Mác quan niệm đờisống xã hội của loài người nói chung gồm bốn lĩnh vực hoạt động cơ bản:kinh tế, chính tri, tinh thần và xã hội) Tuy nhiên, khái niệm này cũng chimang tính tương đối vì nếu lấy tính chất đại diện tập trung cho lợi ích chungcủa xã hội, vai trò tổ chức thực hiện các công việc chung của xã hội và mụcđích vì sự phát triển và tiến bộ xã hội của Nhà nước làm tiêu chí để xem xét

thì các chức năng của Nhà nước ở những mức độ khác nhau, đều chứa đựngthuộc tính xã hội của Nhà nước

Trên cơ sở nhận thức đó, theo chúng tôi, trong điều kiện hiện nay, chứcnăng xã hội của Nhà nước ta cần được xem xét trên hai bình diện (cấp độ):

Trêt: bình diện thứ nhất: chức nang xã hội của Nhà nước là những lĩnhvực hoạt động cơ bản của Nhà nước, tác động đến các vấn đề xã hội có liên

quan đến tất cả cộng đồng xã hôi, đến từng giai cấp, tầng lớp, nhóm xã hột, từng

cá nhân như: lao động và việc làm, thu nhập, văn hóa, giáo dục, y tế, đạo đức xãnội, an toàn xã hội, dịch vụ công cộng Chức năng xã hội của Nhà nước được

Xác lập và thực hiện trước hết là để giải quyết các vấn dé xã hội mang tính

tong thể vì lợi ích chung của toàn xã hội Thông qua việc thực hiện chức nang

Trang 32

này, “Nha nước bảo đảm những phúc lợi xã hội, tạo ra những khả năng như

nhau cho moi công dân để dat được những phúc lợi dé" [34, tr 15], bảo vệ xã hội chống lại những hiệu ứng bên ngoài của thị trường và điều chỉnh những

hậu quả bat lợi do kinh tế thị trường gây ra, khẳng định tinh ưu việt của chế độ

xã hội Khi có những dấu hiệu, những điều kiện ảnh hưởng, tác động hoặc đe

dọa đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng hoặc của các thành viên trong

cộng đồng thì Nhà nước phải có những biện pháp để phòng ngừa, ngăn chặn

hoặc giải quyết theo hướng có lợi cho sự tồn tại, phát triển của cả cộng đồng

nói chung và của các thành viên đó nói riêng Thực tế, Nhà nước ta không

quan niệm việc giải quyết các vấn đề xã hội chỉ là giải quyết một cách thụ động những sự kiện, hiện tượng hay quá trình tiêu cực về mặt xã hội, mà quantrọng hơn là tạo ra được những định hướng, những khuôn mẫu mang tính tích

cực để trên cơ sở đó xã hội phát triển Trong phạm vi này, Nhà nước là công

cụ tổ chức đời sống cộng đồng và chức nang xã hội của Nhà nước được hiểu là

chức năng phục vụ xã hội

Trên bình điện thứ hai: chức năng xã hội của Nhà nước là những lĩnh

vực hoạt đòng cơ bản của Nhà nước liên quan đến một bộ phận dân cư chịuthiệt thòi về mặt xã hội - những nhóm người do những điều kiện chủ quan và

khách quan cần có sự giúp đỡ, bảo vệ của Nhà nước như: đối tượng chính sách,

người nghèo, người tàn tật do hậu quả của chiến tranh, người già cô đơn không

nơi nương tựa, trẻ em nghèo mồ côi, lang thang cơ nhỡ, người thất nghiệp

Trên bình điện này, chức năng xã hội được hiểu là việc Nhà nước thực hiện vai

Hồ bảo tro xd hội đối với một bộ phận dân cư Nhà nước bằng sức mạnh củamình, thông qua một loạt các biện pháp công cộng, nhằm chống lại những khókhăn về kinh tế, xã hội mà những đối tượng này gặp phải, bảo đảm cho họ một

2 R xz

su On định trong cuộc sống

Hai bình diện này của chức năng xã hội của Nhà nước có mối liên hệ

mật thiết vớ nhau: Nếu Nhà nước đảm bảo được việc tổ chức tốt đời sống cộng

Trang 33

đồng thì sẽ tạo ra các diéu kiện để ổn định xã hội, phát triển kinh tế, từ đó Nhà

nước và xã hội càng có điều kiện để chăm lo cho một bộ phận dân cư yếu thếtrong xã hội Ngược lại, khi bộ phận dân cư yếu thế đó được quan tâm, được

trợ giúp để tự vươn lên sẽ làm giảm bớt gánh nặng cho xã hội, góp phần ổn

định xã hội Vì vậy, Nhà nước có trách nhiệm đảm bảo vai trò của mình trên

cả hai bình diện này Trách nhiệm của Nhà nước được ghi nhận trong luật pháp

và thể hiện bằng việc Nhà nước làm tròn bổn phận, nghĩa vụ của mình với

nhân dân (trong tổ chức thực hiện, quản lý, kiểm tra, đánh giá các hoạt động thực tiễn của mình khi điều tiết lĩnh vực xã hội).

Tóm lại, trong điều kiện hiện nay, chức năng xã hội của Nhà nước ta làmột trong các phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước tác động vào lĩnhvực xã hội của đời sống xã hội, thể hiện bản chất và vai trò quan trọng củaNhà nước trong đời sống xã hội

1.1.3 Những đặc điểm của chức nang xã hội của Nhà nước ta hiện nay

Thứ nhất, chức năng xã hội của Nhà nước gắn với sự nghiệp cách mạng

của nước ta, với muc tiêu giải phóng con người Vì vậy sự hình thành, phát

triển của chức năng này luôn gắn với quá trình phát triển của cách mạng ViệtNam: Độc lập, tự do của dân tộc gắn với tự do, ấm no, hạnh phúc của nhândân Chức năng xã hội của Nhà nước được xác lập và thực hiện là nhằm ổnđịnh và phát triển xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi thành viên

trong xã hội và đảm bảo công bằng xã hội Thông qua việc giải quyết các vấn

đề xã hội - các vấn dé liên quan đến con người và các quyển con người vì sựphát triển toàn diện của con người và của xã hội, Nhà nước nhằm "đảm bảocho sự hài hòa nhất định giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, sự giàu cóhạnh phúc cá nhân và sự tăng tiến của xã hội" [70, tr 18-19] Cụ thể 1a:

- Nhà nước thực hiện sự điều tiết của mình như thế nào để tạo được sự

On định và phát triển cơ sở xã hội (kết cấu giai cấp, mối quan hệ giữa các giai

Trang 34

cấp, tầng lớp, các bộ phận dân cư ) theo hướng phù hợp với bản chất của Nhà

nước Su ổn định và phát triển cơ sở xã hội đó là tác nhân tích cực kích thích,

thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xã hội phát triển.

- Bảo vệ lợi ích của cá nhân con người gắn liền với lợi ích quốc gia, lợi

ích dân tộc, cộng đồng, giai cấp, nhóm xã hội và cá nhân khác trong mối quan

hệ tương quan, hợp lý giữa chúng Nhà nước thực hiện vai trò điều hòa các lợi

ích trong xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống của mọi thành viên trong xã

hội và đảm bảo công bằng xã hội.

- Xây dựng và bảo vệ các giá trị xã hội theo các chuẩn mực chung nhất

mà xã hội thừa nhận, phù hợp với đặc điểm truyền thống dân tộc và xu thế phát triển.

Thứ hai, chức năng xã hội của Nhà nước luôn là chức năng cơ bản,

nhất quán của Nhà nước ta trong toàn bộ lịch sử phát triển của đất nước Dođiều kiện lịch sử, đất nước ta từ sau Cách mạng tháng Tám, đã trải qua nhiềugiai đoạn phát triển nhưng dù trong điều kiện hoàn cảnh nào, Nhà nước cũng

thể hiện vai trò và chức năng xã hội mình Chức nang xã hội luôn là một trong

những phương diện hoạt động chính của Nhà nước Đó là một trong những

biểu hiện rõ nét tính ưu việt của chế độ mới

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Nhà nước Việt Nam dân chủcộng hòa non trẻ đã giải quyết nhiều nhiệm vụ xã hội cấp bách: chống giặc

đói, giặc dốt, xây dựng nếp sống mới, thực hiện tự do tín ngưỡng, bồi dưỡng

sức dân để chuẩn bị cho cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và

các thế lực thù địch khắc

Trên phương diện pháp lý, Nha nước rất chú trọng việc bar: hành cácvăn bản pháp luật quy định các quyền tự do dân chủ của công dan Việt Nam

Trước khi có Hiến pháp 1946, Hồ Chủ tịch đã ký một loạt Sắc lệnh quy định

Cac quyền của công dan: Sắc lệnh ngày 8/9/1945 về quyền bầu cử, Sắc lệnh

Trang 35

số 51 ngày 17/10/1945 về thể lệ tong tuyển cử (trong đó có quyền ứng cử), Sac

J¿nh ngày 29/3/1946 về quyền tự do báo chí, Sắc lệnh ngày 22/4/1946 về quyền

` do hội họp, Sắc lệnh ngày 23/3/1946 về quyền bất khả xâm phạm về thân

thể, nhà ở và thư tín, Sắc lệnh ngày 3/5/1946 về quyền bình đẳng giữa các dân

tộc Hiến pháp 1946 (được Quốc hội thông qua ngày 9/11/1946) dành cả một

chương ghi nhận và đảm bảo những quyền cơ bản của công dân trên cơ sở các

quyền trong các Sac lệnh trên và bổ sung những quyền khác, trong đó có

quyền kinh tế (tiền thân của quyền lao động trong các Hiến pháp sau này),

quyền tư hữu về tư liệu sản xuất.

Đảng và Nhà nước sớm ý thức tầm quan trọng của giáo dục đào tạo, coicon người vừa là động lực vừa là mục đích của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa

xã hội Hồ Chủ tịch đã nói: "Một dân tộc dét là một dan tộc yếu" [55, tr 8].

Bên cạnh nhiệm vụ kháng chiến, ngay từ đầu Đảng và Nhà nước đã tập trungchống giặc dốt, mà bắt đầu là xóa nạn mù chữ cho đông đảo nhân dân Ngayngày 8/9/1945, Hồ Chủ tịch đã ký ba Sắc lệnh: Sắc lệnh số 17 thành lập Nhabình dân học vụ để chỉ đạo việc xóa nạn mù chữ, Sắc lệnh số 19 cho phép lập

các lớp bình dân học vụ buổi tối cho nông dân và thợ thuyền, Sắc lệnh số 20

quy định việc học chữ quốc ngữ là bat buộc và không mất tiền Nhiều lớp học

chữ quốc ngữ cho công nhân và nông dân được thành lập Nhiều trường sư

phạm phổ thông, một số trường trung học và đại học cũng được mở lại hoặcXây dựng mới Hệ thống giáo dục mới của nước ta bước đầu được hình thành,theo những nguyên tắc cơ bản: "Đại chúng hóa, dân tộc hóa, khoa học hóa vàtheo tôn chỉ phụng sự quốc gia và dân tộc" (Sắc lệnh 146, ngày 10/8/1946)

Để chống giặc đói, Nhà nước đã thủ tiêu ngay những luật lệ hạn chế việc chuyên chở thóc gạo do Pháp, Nhật đặt ra trước đây và thay bằng một

loạt các quy định mới: ngày 5/9/1945, Chính phủ ra Sắc lệnh số 7 cho phép

chuyên chở tự do thóc gạo giữa các vùng và tuyên bố nghiêm trị những kẻ đầu

Có tích trữ thóc gạo làm hại cho nền kinh tế, cho đời sống của nhân dân; ngày

Trang 36

29/11/1945 Hồ Chủ tịch ký Sac lệnh số 67 thành lập Ủy ban tối cao tiếp tế và

cứu tế Chính phủ phái một Ủy ban vào Nam Bộ điều tra và cấp tốc tổ chức

việC chuyển gạo ra Bắc, vận động các hội buôn và tư nhân tham gia công việc

này Nhà nước tìm biện pháp khôi phục và phát triển sản xuất bằng việc bãi bỏ

những thể lệ kìm hãm sản xuất công thương và lưu thông hàng hóa, quy định

các điển chủ không được để đất hoang, cho nông dân mượn đất; di dân đến các vùng đồn điển bỏ hoang, khuyến khích tiểu thương và thương mại phát triển ; cải cách chế độ thuế khóa, bãi bỏ các thứ thuế nô dịch, bất công, giảm

gánh nặng cho dân chúng Những biện pháp đó đã góp phần quan trọng vào

việc cải thiện đời sống nhân dân, ổn định tình hình xã hội trong khi bối cảnh

chính tri rất phức tạp

Trong chín năm trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, mục tiêu

chính là tập trung sức người sức của cho kháng chiến nhưng Nhà nước vẫntranh thủ từng nơi, từng lúc để giải quyết tốt các chính sách văn hóa, giáo dục,kinh tế - xã hội Nhà nước mở thêm nhiều trường phổ thông, bổ túc, đại học và

trung học chuyên nghiệp để nâng cao trình độ văn hóa cho mọi tầng lớp nhân

dân, cán bộ; chú trọng quyền bình đẳng giữa các dân tộc, thể hiện trong việcban hành chính sách dan tộc; thực hiện cải cách ruộng đất để "người cày có

ruộng”, thủ tiêu quyền chiếm hữu ruộng đất của thực dân Pháp, đế quốc xâm

lược khác và của địa chủ ở Việt Nam

Trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, mặc dù đất nước tạm thời chia thành

hai miền Nam, Bắc với hai nhiệm vụ chiến lược khác nhau nhưng Nhà nước

Việt Nam dân chủ cộng hòa đã cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi

các nhiệm vụ cách mạng ở cả hai miền Miền Bắc sau ngày giải phóng tuy

phải gánh chịu những hậu quả nặng nề: sản xuất bị đình đốn nghiêm trọng,

hầu hết các xí nghiệp bị giặc tàn phá trước khi rút chạy, các hệ thống nông

nghiệp bị hủy hoại, cơ sở y tế, giáo dục hầu như không có gì nhưng Nhà nước

đã đốc sức tập trung giải quyết những vấn đề tồn tại sau chiến tranh Vì vậy, đến

Trang 37

cuối 1955, nạn đói kinh niên ở miền Bac, ma trước đây thực dân Pháp cho làvĩnh viễn không tránh khỏi, cơ bản đã được giải quyết Cùng với công cuộckhôi phục kinh tế, Nhà nước bảo đảm các quyền lợi và dần dần cải thiện, nângcao đời sống cho nhân dân Đến năm 1958, hệ thống giáo dục mới và mạng

lưới y tế được hình thành [61, tr 131] Hết kế hoạch 3 năm (1958-1960), nạn thất nghiệp và các tệ nạn do xã hội cũ để lại cơ bản đã được giải quyết Đến

năm 1965, hầu hết nhân dân đã biết đọc, biết viết So với ngày hòa bình mới

lập lại, số học sinh phổ thông tăng gấp 3,5 lần, học sinh đại học và trung học

chuyên nghiệp tăng gấp 25 lần Các lĩnh vực y tế,văn học, nghệ thuật cũng

phát triển mạnh mẽ Thu nhập quốc dân tính theo đầu người từ 1960 đến 1964

tăng bình quân hàng năm 3,4%, riêng của nông dân tang 24% [61, tr 139]

Tiếp sau đó, miền Bắc trong hoàn cảnh vừa phải đương đầu với hàng triệu tấnbom đạn của giặc Mỹ, vừa không ngừng cung cấp sức người sức của cho miềnNam và thực hiện nghĩa vụ quốc tế, nhưng kinh tế vẫn phát triển mạnh mẽ, sự

nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế còn phát triển hơn cả thời kỳ hòa bình trước đó,đời sống nhân dân vẫn căn bản được ổn định Đảng và Nhà nước đã thực hiện

theo lời căn dan của Bác Hồ trong Di chúc: "Đảng cần phải có kế hoạch thật

tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống củanhân dân" [22, tr 39] Ở miền Nam, bên cạnh nhiệm vụ hàng đầu là chống đế

quốc, giành độc lập dân tộc thống nhất đất nước, Mặt trận dân tộc giải phóng

miền Nam đã dé ra và thực hiện các nhiệm vụ cụ thể, trong đó có nhiệm vụ: xâydựng nền văn hóa giáo dục đân tộc và tiến bộ; xóa nạn mù chữ, mở mang trườnghọc, cải cách chế độ học tập và thi cï;.thực hiện nam nữ bình quyền, bảo vệquyền bình đẳng giữa các dân tộc; thực hiện chế độ dân chủ rộng rãi và tiến bộ

,

Trong giai đoạn này, xuất phát từ nhiệm vụ cách mạng, Đảng và Nhànước đã lãnh đạo toàn dan từng bước giành độc lập dan tộc, thống nhất đất

nước, giải quyết được nhiều vấn đề cơ bản có liên quan đến cuộc sống của

nhân dân như thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục,

Trang 38

y tế, thực hiện xây dựng nông thôn, gia đình văn hóa, chính sách dân tộc vàcác chính sách xã hội khác Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, do

từ một nền kinh tế nhỏ, lạc hậu, lại trải qua hai cuộc chiến tranh ác liệt kéo

dài, do những khuyết điểm chủ quan, tạo ra những đặc điểm của tình hình

kinh tế xã hội nên vi trí của chức năng xã hội của Nhà nước trong giai đoạnnày còn khiêm tốn so với chức năng chuyên chính giai cấp và chức năng kinh

tế, đôi khi chức năng xã hội được thực hiện nhờ việc thực hiện các chức năng

khác mà chủ yếu là chức năng kinh tế.

Từ 1976 đến 1986: Mặc dù nền kinh tế rất khó khăn do chịu hậu quảnặng nề của nhiều cuộc chiến tranh liên tiếp và những yếu kém của cơ chế tậptrung quan liêu bao cấp nhưng Nhà nước vẫn quan tâm đến các vấn đề xã hội.Trong lĩnh vực lao động, Nhà nước quy định và bảo đảm công ăn việc làm, cảithiện điều kiện lao động và chế độ tiền lương cho người lao động; quy định thờigian làm việc và nghỉ ngơi cho cán bộ công nhân viên chức nhà nước, mở rộngdan những điều kiện hưởng thụ vật chất để dam bảo quyền này; bảo dam chongười lao động được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, mở rộng các tổ chứcbảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để bảo đảm quyền được giúp đỡ về vật chất khi

già yếu, ốm đau, mất sức lao động cho người lao động.Trong lĩnh vực giáo

dục, Nhà nước tiếp tục thực hiện chế độ bao cấp và thống nhất quản lý sự nghiệpgiáo dục, phát triển các hình thức giáo dục để đảm bảo cho công dân được hưởngquyền học tập Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển mạnh mẽ, được đánh giá

Cao trong khu vực và trên thế giới Tuy nhiên, do nhiệm vụ trung tâm của Nha

nước đất nước lúc này là ổn định trật tự xã hội, củng cố chính quyền, chống lại sựchống phá quyết `'ệt của các thế luc thù địch trong và ngoài nước để bảo vệ thành

quả cách mạng nên có phần nào Nhà nước quá nhấn mạnh đến chuyên chính

Slai cấp mà chưa quan tâm đúng mức đến việc thực hiện chức năng xã hội.

Thời kỳ đổi mới, chức năng xã hội của Nhà nước được quan tâm hơn,

thực hiện có hiệu quả hơn cùng với sự phát triển toàn diện của đất nước Chúng

Trang 39

tỏi sẽ đi sâu phân tích, đánh giá nội dung, phương thức thực hiện, những thànhtựu cũng như hạn chế của chức năng này trong chương 2 của luận án.

Thứ ba, sự phát triển của chức năng xã hội của Nhà nước ta gắn liền

với sự phát triển và biến đổi của hai mô hình kinh tế Trong phạm vi luận án,

chúng tôi chỉ xét trên một số nét cơ bản sau:

Về đối tượng tác động: Các chính sách xã hội của Nhà nước ta đã thể

hiện sự thay đổi lớn về đối tượng tác động của chức năng này Trước đây, đối

tượng được hưởng các chế độ bảo đảm xã hội và dịch vụ công chủ yếu là những

người lao động trong khu vực hành chính sự nghiệp, trong các cơ quan và đơn vị

kinh tế nhà nước Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đến nay, ngoài việc vẫnthực hiện các chế độ đối với những đối tượng đó, Nhà nước đã thật sự quan tâmđến các tầng lớp nhân dân khác, nhất là đối với nông dân, nông thôn đặc biệt là ởnhững vùng khó khăn Nhà nước đã và đang tạo mọi điều kiện để không ngừngrút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị, giữa miền núi và miền xuôi,

giữa nông đân và những người lao động khác, thực sự củng cố khối liên minhcông nông, bảo đảm sự ổn định xã hội trong khu vực xã hội rộng lớn nhất, từ

đó góp phần quan trọng ổn định kinh tế, chính trị và xã hội trong cả nước

Về nguyên tắc thực hiện: Trong thời kỳ bao cấp, Nhà nước thực hiện

chức năng xã hội theo nguyên tắc phân phối công bằng, trực tiếp, trên cơ sở các

chỉ tiêu kế hoạch cụ thể thậm chí Nhà nước xác định cụ thể tới những nhu cầu

tối thiểu của từng cá nhân (về ăn, mặc, ở, chăm sóc sức khỏe ) với nguồn kinhphí từ ngân sách nhà nước, tất cả đều dựa vào Nhà nước Hiện nay, Nhà nước thực hiện chức năng xã hội theo nguyên tắc: Nhà nước tạo mọi điều kiện, cơ hội

để mọi thành viên trong xã hội cùng phát triển theo khả năng của mình, bảo

đảm cho mọi người được sống trong môi trường xã hội an toàn, lành mạnh;

bảo đảm cho mọi người đều được quan tâm chăm sóc, hưởng các phúc lợi về giáo dục, y tế, van hóa ; hạn chế những tiêu cực của kinh tế thị trường đối với

Con người, hạn chế sự chênh lệch giàu nghèo quá mức do sự phân cực cua xã

Trang 40

hội tạo ra Y nghĩa, tác dung quan trọng của chức nang xã hội của Nhà nước là

bảo đảm những phúc lợi xã hội, tạo ra những khả năng như nhau cho mọi công

dân để họ được hưởng thụ một cách bình đẳng những phúc lợi xã hội đó.

Chức năng xã hội của Nhà nước được thực hiện bằng những phương

thức nhất định tương ứng với các cơ chế kinh tế: Trong cơ chế tập trung, Nhà

nước điều tiết mọi quan hệ bằng các chỉ tiêu kế hoạch, bằng mệnh lệnh hành

chính Cơ chế đó phát huy tác dụng trong thời chiến bởi nhờ đó Nhà nước có

thể huy động nhanh chóng các nguồn tài lực, vật lực để giải quyết các vấn đề

xã hội, dam bao cho tất cả các đối tượng những nhu cầu co bản nhất Tuy

nhiên, trong điều kiện đó vai trò của pháp luật lu mờ.

Hiện nay, Nhà nước thực hiện chức năng xã hội bằng những hình thứcnhư hoạch định chính sách xã hội, ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện các hoạt động thực tiễn và kiểm soát các hoạt động xã hội Pháp luật thực sự trởthành công cụ không thể thay thế để Nhà nước quản lý, điều tiết các vấn đề xã

hội Nhà nước không chỉ sử dụng các biện pháp hành chính như trước đây mà

đặc biệt chú trọng các biện pháp kinh tế và tổ chức Trong khi nền kinh tếchưa thật sự phát triển nhưng Nhà nước đã đầu tư rất lớn cho việc giải quyết

các vấn đề xã hội (năm 1999: chỉ riêng tổng vốn đầu tư của Chương trình 135

và các chương trình dự án khác trên địa bàn 1000 xã đặc biệt khó khăn khoảng

trên 700 tỷ đồng) [9] Nhà nước tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết

yếu cho xã tội, hỗ trợ đầu tư, điều tiết thu nhập, cung cấp những dịch vụ thiết yêu phục vụ nhân dan (bệnh viện công, trường hoc công ) Về mặt tổ chức, một hệ thống các cơ quan, tổ chức chuyên trách tương ứng được thành lập để

thực hiện chức năng này, đồng thời có sự phối hợp hoạt động giữa các hô ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và các địa phương trong những chương

trình cụ thể Vì thế, trong giai đoạn hiện nay, có thể nói các biện pháp kinh tế

và tổ chức c¢ ý nghĩa và vai trò quan trọng để đảm bảo cho các chức năng của

Nhà nước nó chung và chức năng xã hội nói riêng

Ngày đăng: 31/05/2024, 09:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w