1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhà Nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trong Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa

16 272 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 274,14 KB

Nội dung

Dưới tác động của những quy luật kinh tế khách quan nền kinh tế thị trường đã thúc đẩy sự sáng tạo của mọi cá nhân, doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế góp phần khai thác có hiệu quả cá

Trang 1

Tiểu luận:

Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa

Việt Nam trong nền kinh tế thị trường

định hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 2

Mở đầu

Công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã trải qua 20 năm và

đã thu được những thắng lợi to lớn và có ý nghĩa lịch sử Nền kinh tế nước ta đã chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá kinh

tế thị trường theo định hướng XHCN Có thể nói những thành tựu to lớn vừa qua

có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân cơ bản có tính quyết định là đường lối đổi mới đúng đắn trong kinh tế Với tư duy kinh tế đúng đắn, nước ta chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã tạo được động lực cao cho nền kinh tế Dưới tác động của những quy luật kinh tế khách quan nền kinh

tế thị trường đã thúc đẩy sự sáng tạo của mọi cá nhân, doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực về đất đai, lao động, vốn và khoa học - công nghệ, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, nền kinh tế thị trường với những quy luật khách quan của nó cũng gây ra những khuyết tật, những mặt trái có tác động không nhỏ đến sự vận động phát triển kinh tế - xã hội, đến định hướng XHCN Vì vậy

để phát huy những mặt tích cực của nền kinh tế thị trường và khắc phục những khuyết tật của nó đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng ổn định đúng định hướng đòi hỏi phải

có sự quản lý của Nhà nước

Nước ta đang quá độ lên CNXH từ một nền kinh tế nghèo nàn lạc hậu, thực hiện nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước XHCN Thực tế những năm qua cho thấy, nền kinh tế thị trường đã tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội nước ta Bên cạnh những thành tựu mà nó đem lại, những tiêu cực như tham nhũng, hối lộ, ma tuý, mại dâm, đạo đức xuống cấp, các thang giá trị xã hội thay đổi đã và đang trở nên nhức nhối và thách thức Nhà nước XHCN chúng ta Có thực hiện được mục tiêu "dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ" hay không Có định hướng lên CNXH hay không phụ thuộc vào sự quản lý của

Trang 3

pháp, công cụ để quản lý nền kinh tế thị trường là đòi hỏi khách quan mang tính cấp bách của Nhà nước XHCN ở nước ta hiện nay

Trang 4

Chương 1

Một số vấn đề về kinh tế thị trường và nền kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa

1.1 Một số khái niệm

- Thị trường: Thị trường là tổng hoà các mối quan hệ giữa người với người trong trao đổi mua bán hàng hoá

- Kinh tế hàng hoá: là một kiểu tổ chức nền kinh tế trong đó sản xuất ra để bán, trao đổi trên thị trường thông qua quan hệ hàng hoá tiền tệ

- Nền kinh tế thị trường: là nền kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao khi tất

cả các yếu tố của quá trình sản xuất đều được coi là hàng hoá và đều được trao đổi trên thị trường

Nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường hình thành một cách khách quan trong lịch sử khi có hai điều kiện:

Một là, có sự tách biệt về sở hữu tư liệu sản xuất của các chủ thể

Hai là, có sự phân công lao động xã hội Hay xã hội đạt đến sự xuất hiện các

ngành nghề sản xuất khác nhau trong nền kinh tế

1.2 Các quy luật và đặc trưng của nền kinh tế thị trường

1.2.1 Hệ thống các quy luật của nền kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường vận hành theo quy luật khách quan chịu sự tác động chi phối của hệ thống các quy luật kinh tế thị trường đó là:

- Quy luật giá trị: đòi hỏi sản xuất và lưu thông phải theo nguyên tắc ngang giá tức là phải giữa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết sản xuất ra hàng hoá

Quy luật giá trị có ba tác động cơ bản:

Điều tiết quá trình sản xuất và lưu thông Trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận người sản xuất sẽ tập trung sản xuất những ngành có lợi nhuận cao, loại bỏ những ngành, nghề sản xuất kém hiệu quả Hàng hoá ở những nơi có giá thấp sẽ chuyển đến những nơi có giá cao hơn (cơ chế tự điều chỉnh của nền kinh tế)

Trang 5

Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, những người sản xuất luôn luôn tìm cách cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất, đổi mới tổ chức quản lý để nhằm hạ hao phí cá biệt, nâng cao chất lượng sản phẩm để thu được lợi nhuận

Dưới tác động của quy luật giá trị, làm phân hoá người sản xuất trong xã hội Người sản xuất kinh doanh có hiệu quả giàu lên, người làm ăn kém dẫn đến phá sản nghèo đi trở thành người làm thuê Do vậy người ta nói quy luật giá trị là nguồn gốc của sản xuất tư bản chủ nghĩa

- Quyluật cung cầu hàng hoá

Cung là khả năng cung ứng hàng hoá dịch vụ cho xã hội trong những thời điểm nhất định Cung do sản xuất quyết định

Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ trong một điều kiện, thời gian nhất định Cầu do tiêu dùng quyết định

Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ cung cầu luôn luôn biến động và tác động mạnh đến nền kinh tế Nếu cung lớn hơn cầu, giá cả sẽ thấp hơn giá trị làm cho sản xuất không có hiệu quả hoặc bị lỗ Hiện tượng khủng hoảng thuần xuất hiện Nếu cầu lớn hơn cung thì giá cả cao hơn giá trị, xuất hiện khủng hoảng thiếu Do vậy, sự tác động của quan hệ cung cầu rất lớn đối với quá trình sản xuất kinh doanh đối với nền kinh tế

- Quy luật lưu thông hàng hoá tiền tệ

Trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi hàng hoá phải được lưu thông không được ngăn sông, cấm chợ Những mệnh lệnh hành chính, ngăn cấm, giới hạn bằng địa lý, bằng các quy định cứng nhắc chỉ làm cho nền kinh tế bị kìm hãm, trì trệ rơi vào khủng hoảng Và, là nền kinh tế thị trường thì tất cả các yếu tố của sản xuất đều phải được coi

là hàng hoá như: sức lao động, chất xám, đất đai đều được tiền tệ hoá và được trao đổi trên thị trường

- Quy luật cạnh tranh

Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế có động lực cao đó là cạnh tranh Cạnh tranh giữa các chủ thể sản xuất, giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành là động lực

Trang 6

của sản xuất Cạnh tranh làm cho sản xuất phát triển Hàng hoá rõ hơn, chất lượng tốt hơn, người tiêu dùng và xã hội được lợi

1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường

Do sự tác động chi phối của hệ thống các quy luật kinh tế khách quan, nền kinh

tế thị trường có những đặc trưng cơ bản là:

- Các chủ thể được tự do kinh doanh, cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật

- Cạnh tranh là môi trường và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội

- Nền kinh tế thị trường tạo nên khả năng phân bổ hợp lý và khai thác có hiệu quả các nguồn lực

- Trên cơ sở tối đa hoá lợi nhuận, nền kinh tế thị trường, giải quyết tốt vấn đề

cơ bản của sản xuất là: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai?

1.3 Các mô hình kinh tế thị trường

Lịch sử phát triển của nền sản xuất nhân loại đã trải qua một số mô hình kinh tế thị trường cơ bản là:

1.3.1 Mô hình kinh tế thị trường tự do cạnh tranh

Theo học thuyết của Ri các đô và A.Smith, thị trường tự bản thân nó tạo nên cơ

chế tự điều tiết (bàn tay vô hình) Dưới tác động của các quy luật kinh tế khách quan nền kinh tế có cơ chế "tự điều tiết" Nhà nước không được can thiệp vào nền kinh tế Nhà nước chỉ thực lực chức năng quản lý xã hội

1.3.2 Mô hình kinh tế có sự điều tiết của Nhà nước

ở hệ thống tư bản có học thuyết Keynes Theo học thuyết này, nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh dẫn đến sự khủng hoảng kinh tế, tình trạng thất nghiệp và thiệt hại kinh tế cũng như sự mất cân đối mà tự do cạnh tranh đưa đến nên Nhà nước phải quản lý, điều tiết

ở hệ thống XHCN trước đây, thực hiện nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao

độ Thực chất là sự quản lý trực tiếp, can thiệp quá sâu của Nhà nước đối với nền kinh

tế (hệ thống SEV) Với hàng loạt chỉ tiêu pháp lệnh, cùng với cơ chế, tập trung quan liêu bao cấp đã làm cho nền kinh tế, các nước XHCN thiếu động lực, đi vào khủng

Trang 7

hoảng, trì trệ không khai thác các nguồn lực tiềm năng một cách hiệu quả Và là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến khủng hoảng của hệ thống XHCN

1.3.2 Mô hình kinh tế thị trường hội nhập

Cuối thập kỷ 40, đầu thập kỷ 50 của thế kỷ XX Xuất hiện lý thuyết mô hình kinh tế hỗn hợp Học thuyết của Samueson (kinh tế học thường thức) cho rằng: Người

ta không thể có tay bằng một bàn tay Mô hình kinh tế thị trường tự do cạnh tranh là bàn tay hữu hình Mô hình kinh tế có sự quản lý cao độ của nhà nước là bàn tay hữu hình Nền kinh tế phải đồng thời sử dụng bàn tay vô hình của thị trường đồng thời với bàn tay vô hình của nhà nước - Mô hình kinh tế hỗn hợp Ngày nay hầu như tất cả các nước trên thế giới đều thực hiện mô hình kinh tế hỗn hợp nhưng sự phối hợp giữa vai trò quản lý của nhà nước với sự vận động của nền kinh tế thị trường khác nhau tuỳ thuộc vào những điều kiện kinh tế - xã hội của từng quốc gia

Trang 8

Chương 2

Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

2.1 Sự cấp thiết khách quan phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta

2.1.1 Nước ta có đủ điều kiện để phát triển nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường

Nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường ra đời khi có hai điều kiện: Phân công lao động xã hội và tách biệt về sở hữu tư liệu sản xuất

Nền kinh tế nước ta tuy còn ở trình độ thấp song đã có sự phân công lao động

xã hội giữa các ngành, nghề,vùng Trước đây do chủ quan duy ý chí nên ta chỉ duy trì

2 hình thức sở hữu cơ bản là quốc doanh và tập thể Thực tiễn cho thấy không thể thủ tiêu một cách duy ý chí các loại hình sở hữu, các thành phần kinh tế bất chấp quy luật khách quan Sự tác động của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là không thể đảo người Vì vậy, nước ta thực hiện nền kinh tế hàng hóa, xuấtkinh tế thị trường là phù hợp với trình độ lực lượng sản xuất, phù hợp quy luật khách quan

2.1.2 Kinh tế thị trường tồn tại phát triển cùng với CNXH

Thực tế lịch sử của nền văn minh nhân loại đã chứng minh: vùng với các giá trị của nền văn minh nhân loại, kinh tế thị trường cũng là một sản phẩm, thành tựu của nền văn minh nhân loại trong quá trình tìm tòi con đường phát triển sản xuất, phát triển xã hội Kinh tế thị trường không phải chỉ là sản phẩm của CNTB và gắn liền với CNTB mà nó còn tồn tại dưới CNXH, cùng với sự phát triển của CNXH

2.2 Đặc trưng kinh tế thị trường XHCN

2.2.1 Những ưu thế và khuyết tật của nền kinh tế thị trường

- Do sự tác động chi phối của các quy luật kinh tế khách quan Nền kinh tế thị trường có những ưu thế cơ bản là:

Trang 9

Tạo được động lực cao cho nền kinh tế góp phần khai thác có hiệu quả các nguồn lực tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội

Tính linh hoạt mềm dẻo, tự điều chỉnh cao Khả năng sáng tạo, nhanh nhạy của các chủ thể trong sản xuất kinh doanh được phát huy mạnh mẽ

Đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng, dịch vụ cho xã hội Nâng cao đời sống vật chất tinh thần nhân dân, góp phần tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội

- Những hạn chế của kinh tế thị trường

Bên cạnh những ưu thế cơ bản nền kinh tế thị trường cũng bộc lộ những khuyết tật, hạn chế là:

Do chạy theo lợi nhuận, dẫn đến điều tiết quá trình sản xuất lưu thông mang tính tự phát Sự phát triển thiếu quy hoạch, kế hoạch dẫn đến các cuộc khủng hoảng (thừa, thiếu) các cơn sốt cục bộ xẩy ra thường xuyên

Chủ nghĩa cá nhân phát triển, tệ sùng bái đồng tiền, các thang giá trị xã hội thay đổi Do chạy theo lợi nhuận các hàng hoá công cộng, các lĩnh vực xã hội ít được chú ý Tình trạng lạm phát thất nghiệp gia tăng Tệ nạn xã hội phát triển

Nền kinh tế dễ rơi vào các cuộc khủng hoảng chu kỳ

2.2.2 Sự quản lý của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta

Do nền kinh tế thị trường có những ưu thế và khuyết tật, vì vậy, nhà nước phải thực hiện vai trò, chức năng quản lý nền kinh tế để phát huy những ưu điểm khắc phục những khuyết tật của nền kinh tế thị trường nhằm mục tiêu ổn định, phát triển kinh tế -

xã hội

Để quản lý nền kinh tế thị trường tuỳ thuộc vào điều kiện thực ế của từng nền kinh tế và tính đúng hướng chính trị của nền kinh tế

Nước ta quá độ lên CNXH, thực hiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nhà nước có vai trò chức năng công cụ quản lý kinh tế là:

- Tạo môi trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh, trước hết là môi trường pháp luật: xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật để điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh gắn với xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Pháp luật kinh tế phải

Trang 10

chứa đựng nội dung kinh tế cùng với việc ban hành là việc thực thi một cách nghiêm minh Cùng với pháp luật là môi trường kinh tế - xã hội khác bao gồm xây dựng thị trường đồng bộ trong và ngoài nước, kết cấu hạ tầng sản xuất với giao thông tài chính, thông tin và kết cấu hạ tầng xã hội

- Làm tốt công tác kế hoạch hoá, sử dụng công cụ kế hoạch một cách khoa học Trên cơ sở xây dựng quy hoạch, chiến lược phát triển có cơ sở khoa học trong nền kinh tế thị trường Công tác kế hoạch phải lấy thị trường làm căn cứ Kết hợp kế hoạch với thị trường sử dụng linh hoạt, mềm dẻo các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô như các chính sách tài chính, tiền tệ, tín dụng ngân hàng, chính sách kinh tế đối ngoại, chính sách thuế, chính sách giá cả, chính sách tiền lương và thu thập để điều tiết thị trường

Nhà nước chỉ đóng vai trò cầm lái, chứ không phải là người chèo thuyền Tách chức năng quản lý nhà nước về kinh tế với chức năng sản xuất kinh doanh Nhà nước đóng vai trò định hướng nền kinh tế

- Nhà nước xây dựng kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo của nền kinh

tế Kinh tế nhà nước bao gồm các DNNN, NSNN, dự trữ quốc gia Trở thành công cụ quản lý vĩ mô nhà nước thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô theo định hướng XHCN Tuy nhiên, kinh tế nhà nước chỉ đóng vai trò chủ đạo khi nó nắm giữ những vị trí then chốt, có tầm quan trọng đặc biệt, có quy mô đủ lớn, có trình độ khoa học - công nghệ hiện đại, có trình độ quản lý tiên tiến và hiệu quả kinh tế cao Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo không phải là ở quy mô lớn, nhiều, theo quan điểm trước đây

-Thực hiện các chính sách xã hội

Nền kinh tế thị trường tự bản thân nó tạo ra sự bất bình đẳng nhiều mặt trong xã hội Tình trạng cá lớn nuốt cá bé, kẻ ăn không hết người lần không ra thường xẩy ra

Là một nước định hướng lên CNXH, một xã hội mang bản chất nhân văn cao

cả, đòi hỏi Nhà nước phải giải quyết và thực hiện tốt chính sách xã hội bao gồm: chính sách tiền lương và thu nhập Chính sách xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, dân số

kế hoạch hoá gia đình, chính sách dân tộc, chính sách việc làm, thất nghiệp đặc biệt là các chính sách về giáo dục, y tế, văn hoá

Ngày đăng: 12/08/2015, 16:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w