1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp phát triển dịch vụ viễn thông di dộng ở việt nam trong bối cảnh hội nhập WTO

90 359 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 15,43 MB

Nội dung

Trang 1

DA08OC NGOAI THUONG

40077 NGOÀI THƯỜNG

Trang 2

BO GIAO DUC VA BAO TAO

TRUONG DAI HOC NGOAI THUONG KHOA KINH TE NGOAI THUONG

TRƯỜNG DẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỀN

DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM

TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP WTO "

lyons

Oe |

Giáo viên hướng dẫn: Th.S Lê Xuân Thắng

Sinh viên thực hiện : Phạm Phương Lan

Lớp : AS K40 Khoa KTNT

HÀ NỘI - 2005

Trang 3

LO9 CAM ON

Em xin chin think cim on ede thay cô giáo trường (Đại học Ugoai

thuong trong 4 nim lọc đã giảng day uhitt tinh dé em có nêu táng kite

tute vitt biti khéa luận àu

Cảm cluân thành cảm ou thay gido Th3 Li Gudn Gling dé huéug

dén em tin tink trong suốt quá tràn: nghiên cứu

Em cing xin gửi lồi cảm on din ete don vi dé cung cấp cho en dé

tài ligu dé hoan thinh t6t bai khéa luận

Em xin chin thanh eam ont

Trang 4

LOI M6 DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Mạng thông tin đi động đầu tiên trên thế giới được hình thành vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, nhưng đến năm 1998, trên phạm vi toàn cầu mới

có khoảng 200 triệu người sử dụng điện thoại đi động Tuy nhiên, sau 6 năm, con

số này đã tăng lên khoảng 1,6 tỷ người Tốc độ tăng trung bình vào khoảng 35-

40% Việt Nam là nước tham gia thị trường di động tương đối muộn (năm 1993),

nhưng đến hết quý I năm 2005, đã có tới 6,4 triệu thuê bao điện thoại di động, đạt

tốc độ tăng trưởng bình quân 65-70%/năm, đứng thứ 2 trên thế giới: Đây là một

con số đáng mừng

Trong các năm 2003-2004-2005, từ khi thế độc quyển trong hoạt động cung,

cấp dịch vụ Viễn thông di động bị phá vỡ, chúng ta đã chứng kiến sự “thay da đổi

thị” thực sự của địch vụ Viễn thông di động: công nghệ mới, thuê bao tăng, dịch

vụ ngày càng đa dạng người tiêu dùng cũng như các doanh nghiệp đều rất hài lòng

Hiện nay, một cuộc cạnh tranh đang bùng nổ giữa các công ty với mục tiêu

là giành giật từng “miếng bánh thị phần” Các sự cố mạng, các cuộc khẩu chiến giữa các mạng được đài báo và dư luận đặc biệt quan tâm Theo đánh giá của giới chuyên môn, đây chính là bước mở màn cho một cuộc cạnh tranh sẽ còn gay gắt hơn sau hội nhập

Đối với Việt Nam, cánh cửa WTO đã rất rộng mở Không bao lâu nữa chúng, ta sẽ được ghi tên trong danh sách các thành viên WTO Lúc đó, môi trường kinh

doanh nói chung và môi trường kinh doanh khai thác dich vụ Điện thoại di động,

nói riêng sẽ có nhiều thay đổi Cơ hội và thách thức sẽ bộn bề Các doanh nghiệp

cần sẵn sàng nắm chic thời cơ và khắc phục khó khăn!

Với mong muốn góp phần giúp các công ty Viễn thông di động Việt Nam

phát triển một cách lành mạnh nhất chuẩn bị cho Hội nhập, em quyết định lựa

Trang 5

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ Viễn thông di động ở

Việt Nam 1995-2005, tìm hiểu sự thay đổi môi trường kinh doanh trong quá trình

hội nhập WTO và tìm ra giải pháp để các công ty kinh doanh khai thác dịch vụ

Viễn thông di động Việt Nam phát triển một cách lành mạnh nhất

3 Đối tượng nghiên cứu

Các công ty đang kinh doanh Dịch vụ Viễn thông di động trên thị trường

Việt Nam, bao gồm:

- Các công ty đang hoạt động: VMS, GPC, SPT, Viettel

~ Các công ty đang triển khai và chuẩn bị cung cấp dịch vu: Hanoi Telecom va VP Telecom

4 Phương pháp nghiên cứu

- Sưu tập tài liệu

- Thống kê số liệu

- Phân tích _

- So sánh

Š Bố cục bài khóa luận

Đài khóa luận gồm 84 trang với 3 chương:

Chương I Quá trình Việt Nam xin gia nhập WTO và những tác động đến

ngành dịch vụ Viễn thông di động

Chương II Thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ Viễn thông đi động ở

Việt Nam giai đoạn 1996-2005 và viễn cảnh sau hội nhập

Chương IH Giải pháp và kiến nghị để phát triển dịch vụ Viễn thông di

động ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập WTO

Trang 6

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC

CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH VIỆT NAM XIN GIA NHẬP WTO VÀ NHỮNG

TAC DONG DEN NGANH VIEN THONG DI DONG

1.1 QUA TRINH XIN GIA NHAP WTO CUA VIET NAM

1.1.1 Nguyên tắc của WTO 1.1.2 Lộ trình Việt Nam xin gia nhập 1,1.3 Các bước tiến đã đạt được 1.1.4 Chướng ngại vật còn lại của Nam trên con đường gia nhập 1.2 TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH XIN GIA NHẬP ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ 1.2.1 Môi trường pháp lý 1.2.2 Quan hệ kinh tế quốc tế 1.2.3 Thành tựu kinh tế 1.3 TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH XIN GIA NHẬP ĐẾN NGÀNH VIỄN THÔNG

1.3.1 Các cam kết quốc tế liên quan đến Viễn thông mà Việt Nam tham

1.3.2 Công tác chuẩn bị của ngành Viễn thông 2

1.3.3 Cơ chế quản lý Viễn thông

1.3.4 Kết quả kinh doanh dịch vụ viễn thông be

CHUONG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHAI THÁC

DICH VU VIEN THONG DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM

Trang 7

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp 2.1.1 Các đơn vị khai thác 27 2.1.2 Quá trình phát triển Công nghé 129 2.1.3 Quá trình mở rộng vùng phủ sóng

2.1.4 Quá trình cải cách cách tính cước và đa dạng hóa gói cước 2.1.5 Quá trình phát triển kinh doanh của các doanh nghiệp 2.3.2 Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tự tìm đến thị trường Việt Nam 5] 2.3.3 Cơ hội và thách thức CHƯƠNG 1Ií GIẢI PHÁP VÀ K TRONG GIAI BOAN 2006-2616

3.2 GIAL PHÁP ĐỐI VỚI ĐOANH NGHIỆP

3.2.1 Nâng cao chất lượng dịch vụ 3.2.2 Lập chính sách giá cước hợp lý

3.2.3 Xây dựng hệ thống phân phối linh hoạt 68 3.2.4 Tổ chức các chiến dịch quảng cáo, khuyến mâi 69

3.2.5 Quan hệ công chúng : ` TH re ¬

6 Tăng cường hợp lác 72 Tăng cường thế lực tài chính It

3.2.8 Nam viing Isat, và thực hiện đúng pháp luật 77

3.2.9 Phát triển nguồn nhân lực 78 NGHỊ

3.3.1 Kiến nghị với Nhà nước giisiatstiegnsssascessaaasarasrasso 8Ñ)

3.3.2 Kiến nghị Bộ Bue chink Viễn thôn 80

Trang 8

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tối nghiệp

CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH VIỆT NAM XIN GIA NHẬP WTO VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÀNH VIỄN THÔNG DI ĐỘNG

1.1 QUÁ TRÌNH XIN GIA NHẬP WTO CỦA VIỆT NAM

1.1.1 Nguyên tắc của WTO

(1) Không phân biệt đối xử Mỗi thành viên sẽ dành cho sản phẩm của một

thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn đối xử mà thành viên đó dành cho sản phẩm của một nước thứ 3 (Đãi ngộ Tối huệ quốc - MEN) Tuy nhiên, vẫn có

một số ngoại lệ trong nguyên tắc này Chẳng hạn, các nước có thể thiết lập một

hiệp định thương mại tự do áp dụng đối với những hàng hoá giao dịch trong một

nhóm quốc gia, phân biệt với hàng từ bên ngoài nhóm

(2) Thương mại ngày càng tự do hơn thông qua đàm phán Các hàng rào cản

trở thương mai dan dan được loại bỏ, cho phép các nhà sản xuất hoạch định chiến

lược kinh doanh dài hạn có thời gian điều chỉnh, nâng cao sức cạnh tranh hoặc

chuyển đổi cơ cấu Mức độ cất giảm các hàng rào bảo hộ được thoả thuận thông

qua các cuộc đàm phán song phương và đa phương Đến nay đã có 8 vòng đàm

phán kể từ khi GATT được hình thành vào năm 1947

(3) Dễ dự đoán Cam kết không tăng một cách tuỳ tiện các hàng rào thương mại (thuế quan và phi thuế quan khác) đem lại sự an tâm rất lớn cho các nhà đầu tư Một trong những cách làm phổ biến là ngăn chặn việc sử dụng hạn ngạch và các biện pháp khác của các nước hạn chế số lượng hàng nhập khẩu Bên cạnh đó,

'WTO cũng giúp các nguyên tắc thương mại của các nước trở nên rõ ràng và minh

bạch hơn Rất nhiều hiệp định của WTO yêu cầu chính phủ các nước thành viên

phải công khai chính sách

(4) Tạo ra môi trường cạnh tranh ngày càng bình đẳng Hệ thống này vẫn

cho phép có sự tồn tại của thuế quan và, trong một số trường hợp nhất định, vẫn

cho phép có các biện pháp bảo hộ Như vậy, nói một cách chính xác hơn thì WTO

đem lại một sự cạnh tranh lành mạnh và công bằng hơn WTO cũng có thể hạn

Trang 9

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

chế tác động tiêu cực của các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như bán phá giá, trợ cấp hay dành các đặc quyền cho một số doanh nghiệp nhất định

(5) Dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi Các ưu đãi này

được thể hiện thông qua việc cho phép các thành viên đang phát triển một số

quyển và không phải thực hiện một số quyền và không phải thực hiện một số

nghĩa vụ hay thời gian quá độ dài hơn để điều chỉnh chính sách

1.1.2 Lộ trình Việt Nam xin gia nhập

Để gia nhập WTO, cũng như các nước đã là thành viên, Việt Nam phải trải

qua đủ 6 giai đoạn sau đây:

Giai đoạn 1: Nộp đơn xin gia nhập

Giai đoạn 2: Gửi Bị vong lục về chế độ ngoại thương Việt Nam tới Ban Công tác Bị Vong lục không chỉ giới thiệu tổng quan về nền kinh tế, các chính

sách kinh tế vĩ mô, co sở hoạch định và thực thi chính sách, mà còn cung cấp các

thông tin chỉ tiết về chính sách liên quan tới thương mại hàng hóa, dịch vụ và

quyền sở hữu trí tuệ

Giai đoạn 3: Minh bạch hoá chính sách thương mạiViệt Nam được yêu cầu đệ trình những quy định pháp luật về một loạt vấn đề được quy định trong WTO

để các thành viên của nhóm làm việc nghiên cứu Nội dung chủ yếu là mức độ tư

nhân hóa trong nền kinh tế và mức độ tham gia của các cơ quan chính phủ trong,

việc điều tiết hoạt động kinh tế

Giai đoạn 4: Đưa ra các bản chào ban đầu và tiến hành Đàm phán song

phương Nội dung của đàm phán song phương thường xoay quanh việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu tối đa, mở cửa cho đầu tư nước ngoài, lập lộ trình loại bổ các hàng rào phi thuế, đặc biệt là các biện pháp hạn chế định lượng như cấm nhập

khẩu, hạn ngạch nhập khẩu hay cấp phép hạn chế nhập khẩu một cách tùy tiện

Trước hết Việt Nam đưa ra những bản chào ban đầu về mở cửa thị trường

hàng hóa và dịch vụ để thăm đò phản ứng của các thành viên khác Trên cơ sở đó, các thành viên yêu cầu Việt Nam phải giảm bớt mức độ bảo hộ ở một số lĩnh vực

Trang 10

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tối nghiệp

Việt Nam sẽ xem xét yêu cầu của họ và nếu chấp nhận được thì có thể đáp ứng hoặc đưa ra mức bảo hộ thấp hơn một chút Quá trình đàm phán như vậy tiếp diễn

cho tới khi mọi thành viên đều chấp nhận với mức độ mở cửa của thị trường hàng hóa và dịch vụ của ta

Giai đoạn 5: Hoàn thành Nghị định thư gia nhập (chưa tiến hành)

Một Nghị định thư nêu rõ các nghĩa vụ của Việt Nam khi trở thành thành viên WTO sẽ được hoàn tất dựa trên các thỏa thuận đã đạt được sau các cuộc đàm

phán song phương, đàm phán đa phương và tổng hợp các cam kết song phương Giai đoạn 6: Phê chuẩn Nghị định thư

30 ngày sau khi Chủ tịch nước hoặc Quốc hội phê chuẩn Nghị định thư, Việt

Nam sẽ chính thức trở thành thành viên WTO

1.1.3 Các bước tiến đã đạt được

- Tháng 1/1995, Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO

Ngày 31/1 cùng năm đó, Ban Công tác về việc gia nhập của Việt Nam được

thành lập Thành viên Ban Công tác bao gồm: Argentina, Australia, Brazil, Brunei, Bulgaria, Canada, Chile, Trung Quéc, Colombia, Croatia, Cuba, Cong hoa

Dominica, Ai Cap, El Salvador, EU va cdc quéc gia thanh vién, Honduras, Hong

Kong (thuộc Trung Quốc), Iceland, India, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Cộng

hoà Kyrgyz, Maylaysia, Mexico, Morocco, Myanmar, New Zealand, Na Uy, Pakistan, Panama, Paraguay, Philippines, Romania, Singapore, Sri Lanka, Thụy

Sĩ, Đài Loan, Thái Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Urugoay

Trong số 38 quốc gia và lãnh thổ thành viên này, nhiều nước có quan tâm

đến thị trường Việt Nam

- Tháng 8/1996, Việt Nam hoàn thành "Bị Vong lục về Chế độ ngoại thương

Việt Nam" và gửi tới Ban thư ký WTO để luân chuyển tới các thành viên của Ban

Công tác Sau khi nghiên cứu "Bị Vong lục về Chế độ ngoại thương Việt Nam”

nhiều thành viên đặt ra câu hỏi yêu cầu trả lời để hiểu rõ chính sách, bộ máy quan

lý, thực thi chính sách của Việt Nam

Trang 11

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

Ngoài việc trả lời các câu hỏi đặt ra, Việt Nam cũng phải cung cấp nhiều thông tin khác theo biểu mẫu do WTO quy định về hỗ trợ nông nghiệp, trợ cấp trong công nghiệp, các doanh nghiệp có đặc quyền, các biện pháp đầu tư không phù hợp với quy định của WTO, thủ tục hải quan, hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật,

vệ sinh dịch tễ

- Tháng 7 năm 1998, phiên đàm phán đa phương đầu tiên được tiến hành

Ban Công tác tổ chức các phiên họp tại trụ sở WTO (Geneva, Thụy sỹ) để đánh giá tình hình chuẩn bị của Việt Nam và tạo điều kiện để Việt Nam trực tiếp giải

thích chính sách

Đến nay, Việt Nam đã tham gia 10 phiên đàm phán đa phương chính thức và

một phiên đa phương không chính thức (tháng 5/2005) trong đó 6 phiên họp đầu

tiên (7/1998, 12/1998, 7/1999, 11/2000, 4/2002, 5/2003) đã hoàn thành giai đoạn

làm rõ chính sách về cơ bản Trong 5 phiên đàm phán đa phương tiếp theo

(10/2003, 6/2004, 12/2004, 5/2005, 9/2005), Việt Nam chuyển sang giai đoạn đàm phán đa phương các điều khoản gia nhập của WTO (gồm các cam kết tuân thủ các luật lệ và nguyên tắc của WTO khi gia nhập và các giai đoạn quá độ để tiến hành các cải cách về thể chế và luật pháp theo các cam kết này) Tại phiên đa phương gần đây nhất, phiên đa phương thứ I I hay phiên đa phương chính thức thứ

10 (15/9/2005), Việt Nam tiếp tục tập trung giải trình các vấn đẻ về chính sách

thương mại, quyền thương mại, chính sách về thuế quan, hạn ngạch của Việt Nam

sau khi gia nhập WTO trên cơ sở trả lời các câu hỏi của bản dự thảo báo cáo của

Ban công tác WTO Hâu hết các nước đã tỏ ý ủng hộ Việt Nam, duy có Mỹ và

một số nước khác vẫn chưa hài lòng Trong phiên họp, Mỹ đặt ra nhiều câu hỏi và

tỏ ra là đối tác khó khăn nhất

- Đầu năm 2002, Việt Nam đã gửi Bản chào ban đầu về thuế quan và Bản

chào ban đầu về dịch vụ tới WTO Bắt đầu từ phiên họp 5 của Ban Công tác

(4/2002) Việt Nam đã tiến hành đàm phán song phương với một số thành viên của

Ban Công tác

Trang 12

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

Tính đến ngày 15/9/2005 (tức là phiên đàm phán thứ 11), Việt Nam đã hoàn tất đàm phán song phương với 21 đối tác trong số 27 đối tác có yêu cầu, bao gồm

EU, Singapore, Chile, Cuba, Brazil, Argentina, Nhật Bản, Hàn Quốc, Columbia,

Uruguay, Canada, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, ấn Độ, EI Salvador, Bulgaria, Iceland, Nauy, Đài Loan, Paragoay Riêng trong năm 2005, VN đã kết thúc đàm

phán với 16 đối tác, trong đó có những đối tác rất quan trọng như Trung Quốc và Nhật Bản Việt Nam còn phải tiếp tục đàm phán với 5 đối tác nữa (Mỹ, Australia,

Honduras và Cộng hòa Dominica, Newzealand, Mexico)

Năm 2005, Quốc hội Việt Nam đã làm việc không mệt mỏi để sửa đổi bổ

sung luật cũ, ban hành luật mới để phù hợp với thông lệ quốc tế Điều này được

các đối tác, kể cả Hoa Kỳ đánh giá rất cao

1.1.4 Chướng ngại vật còn lại của Việt Nam trên con đường gia nhập WTO

Hiện nay, Việt Nam đã nhận được sự ủng hộ của hầu hết quốc gia thành viên, nhưng Mỹ dường như chưa chịu nhượng bộ Bài học về sự gia nhập WTO của các nước đi trước đã cho thấy, Hoa Kỳ là một đối tác quan trọng bậc nhất, chỉ cần vượt qua Hoa Kỳ, cánh cửa vào WTO sẽ rộng mở Trường hợp của Trung Quốc với qúa trình đàm phán kéo đài 15 năm là một ví dụ điển hình: ngay sau khi

nước này kết thúc đàm phán với Mỹ thì Pascal Lamy, lúc đó là Cao ủy Thương

mại châu Âu, và các đoàn đàm phán khác lần lượt bay sang Bắc Kinh để ký thỏa

thuận

Cho đến thời điểm này, Việt Nam còn 6 nước (5 đối tác) để đàm phán song phương, nhưng nếu đàm phán với Mỹ thành công, chắc chắn 4 đối tác còn lại sẽ

không gây khó khăn gì Tuy nhiên, với những kinh nghiệm rút từ sau cuộc đàm phán Hiệp định Thương Mại song phương kéo dài hơn 5 năm, Việt Nam đã hiểu rõ Mỹ là một đối tác cứng rấn như thế nào trên bàn đàm phán Và, trong cuộc

hành trình đến với WTO lần này, Việt Nam đã 9 lần đàm phán song phương với

Mỹ nhưng kết quả cũng chỉ là “Mỹ công nhận Việt Nam đã có những tiến bộ vượt

bậc và con đường vào WTO của Việt Nam tương đối khả quan, nhưng vẫn còn

Trang 13

Giải pháp phát trién DV VIDD trong boi cénh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

một số điều cần xem xét” hoặc “Mỹ vẫn đang nỗ lực thúc đẩy các vòng đàm phán

song phương về việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) của VN Tuy

nhiên, hai bên còn một khối lượng công việc rất lớn phải giải quyết để có thể kết

thúc đàm phán”_ Trích lời đại sứ Mỹ tại Việt Nam Michael Marine Hiện nay,

Mỹ và Việt Nam đã hoàn tất đàm phán đối với hàng nghìn dòng thuế, nhưng vẫn

chưa thảo luận xong các quy định liên quan đến Viễn thông, tài chính, năng

lượng; các quy định về cấp phép nhập khẩu, về cải cách doanh nghiệp nhà nước,

và trợ giá

Nhìn lại Việt Nam chúng ta thấy, hiện nay, Việt Nam còn là một nước

nghèo, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa cao, nếu mở cửa nhiều

quá, việc gia nhập WTO sẽ mang lại nguy cơ nhiều hơn là thách thức Quan điểm

của chúng ta là muốn nhanh chóng gia nhập WTO nhưng không có nghĩa là sẽ gia nhập bằng mọi giá Cuộc hành trình đến với WTO của Việt Nam tới nay đã kéo đài 11 năm, nhưng chúng ta vẫn quyết tâm không quá mềm mỏng trên bàn đàm

phán để đảm bảo sau khi là thành viên của tổ chức 148 thành viên chiếm hơn 97%

kim ngạch xuất nhập khẩu thế giới này, chúng ta vẫn tiếp tục phát triển và phát

triển bền vững

Sau phiên họp đa phương thứ 11, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam phát biểu: Mỹ luôn ủng hộ VN sớm gia nhập WTO, song hiện còn một khối lượng rất lớn công

việc phải giải quyết, thêm vào đó, đàm phán song phương giữa Mỹ và Việt Nam

có kết thúc sớm hay không cũng còn phụ thuộc rất lớn vào nỗ lực của Quốc hội

Việt Nam trong việc thông qua các văn bản pháp luật phù hợp với luật pháp WTO Ngoài ra, khi các bước cơ bản đã hoàn tất, phía Mỹ cũng phải đệ trình cả

gói vấn đề gồm kết quả đàm phán đa phương, song phương, báo cáo của nhóm chuyên viên, ý kiến của các ngành công nghiệp Mỹ lên Quốc hội Mỹ để bỏ phiếu

thông qua việc cho Việt Nam được hưởng tư cách quan hệ thương mại bình

thường vĩnh viễn với Mỹ Mà công việc này, theo Đại sứ Michael Marine, chưa có đấu hiệu sẽ đạt được trong năm 2005 vì Quốc hội Mỹ cũng có nhiều việc khác

phải giải quyết Quá trình đàm phán của Việt Nam sẽ phải kéo đài ít nhất là đến đầu năm 2006

Trang 14

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

1.2 TAC DONG CUA QUÁ TRINH XIN GIA NHAP DEN HOAT

DONG KINH TE

1.2.1 Môi trường pháp lý

Muốn gia nhập WTO, các quốc gia phải sửa đổi và hoàn thiện hệ thống pháp

luật của mình sao cho thống nhất và phù hợp với thông lệ quốc tế Nhận thức

được điều này, từ khi nộp đơn xin gia nhập vào năm 1995 đến nay, Quốc hội Việt Nam đã không ngừng chú tâm cải cách hệ thống Pháp luật Cho tới nay, hệ thống pháp luật Việt Nam (với rất nhiều luật, nghị định, thông tư như Luật Doanh

nghiệp năm 1999, Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996 sửa đổi bổ sung năm 2000

và 2003, Luật cạnh tranh năm 2004 ) đã có nhiều tiến bộ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của tất cả các loại hình doanh nghiệp

Đặc biệt trong năm 2005, với quyết tâm được gia nhập WTO vào cuối năm,

Quốc hội Việt Nam đã làm việc cật lực để thảo luận ban hành mới và sửa đổi bổ

sung nhiều văn bản pháp luật Sự cải cách trong các văn bản pháp luật đã được

bạn bè quốc tế đánh giá cao

Ngày 14/9/2005, Ngân hàng Thế giới (WB) và Công ty Tài chính quốc tế đã

chính thức cơng bố trên tồn thế giới Báo cáo phục vụ hoạt động kinh doanh

2006 Theo đó, năm 2005, Việt Nam đứng thứ 3 trong số 10 quốc gia trên thế giới

có nhiều cải cách nhất vẻ môi trường kinh doanh Đây là năm thứ 3 liên tiếp, Việt

Nam được đưa vào Báo cáo phục vụ Hoạt động Kinh doanh của WB và các công

ty Tài chính Quốc tế, Báo cáo này được thực hiện hằng năm tại hơn 150 quốc gia đánh giá độ dễ dàng trong hoạt động kinh doanh tại một quốc gia dựa trên sau tiêu chí chính: Đăng ký kinh doanh, thuê và sa thải lao động, đăng ký tài sản, tiếp cận tín dụng, bảo vệ nhà đầu tư, cưỡng chế tuân thủ hợp đồng và phá sản doanh

nghiệp Việc Việt Nam được xếp vào nhóm 10 nước có tốc độ cải cách luật

pháp nhanh nhất năm 2005 là một bước nhảy vọt so với năm 2004 (năm 2004, chúng ta không được xếp vào nhóm 25 mà chỉ được xếp vào nhóm 50 nước) Theo các chuyên gia, việc Việt Nam đạt được thứ hạng này là do sự cải cách về pháp

Trang 15

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

luật trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đăng ký tài sản, bảo vệ các nhà đầu

tư, cưỡng chế tuân thủ hợp đồng và phá sản doanh nghiệp

1.2.2 Quan hệ kinh tế quốc tế

Trên con đường gia nhập WTO, Việt Nam đã từng bước xúc tiến mở rộng và

phát triển quan hệ kinh tế quốc tế của mình Dưới đây là một số tổ chức quốc tế

quan trọng mà Việt Nam tham gia:

(1) Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN (Association of SouthEast Asian Nations) Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN Đến nay, ASEAN có 10 nước với dân số khoảng 500 triệu người, diện tích tự nhiên 4,5

triệu ki-lô-mét vuồng, tổng sản phẩm quốc nội khoảng 737 tỷ USD và tổng kim

ngạch thương mại 720 tỷ USD

(2) Khu mau dich ty do ASEAN (Asean Free Trade Area) AFTA Chính

thức trở thành thành viên AFTA từ ngày 1/7/2003, đến ngày 1/1/2005, Việt Nam đã hoàn thành lộ trình giảm thuế của khu vực này Các quy định trong AFTA có tác dụng kích thích khả năng tự cường kinh tế của từng quốc gia thành viên cũng như của cả ASEAN, thúc đẩy hơn nữa thương mại nội khối ASEAN, mở rộng các cơ hội đầu tư và sản xuất

(3) Diễn đàn hợp tác Á-Âu ASEM: Việt Nam tham gia Diễn đàn hợp tác Á-

Âu ASEM từ tháng 1 năm 1996 Thành viên của ASEM bao gồm 15 nước thuộc

liên minh châu Âu (Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Phan Lan, Đức, Áo, Hy Lạp, Aixclen,

Italia, Hà Lan, Luxambua, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh), 7 nước ASEAN (Brunây, Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Xingapo, Thái Lan, Việt Nam)

và 3 nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) và ủy ban châu Âu

Mục tiêu của ASEM là nhằm tăng cường sự hiểu biết và thúc đẩy hợp tác giữa hai châu lục Hiện nay, dân số ASEM chiếm khoảng 40% dân số thế giới, tổng sản

Trang 16

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

(4) Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á Thái Bình Dương APEC Việt Nam gia nhập APEC từ tháng 11/1998 Hiện tại, APEC có 21 thành viên, và mọi hoạt động

của APEC vẫn luôn bám sát các mục tiêu: tạo thuận lợi thương mại và đầu tư, hợp

tác kinh tế — kỹ thuật, hỗ trợ nhau phát triển; tự do hóa thương mai va đầu tư vào

năm 2010

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với trên 168 quốc gia, trong đó ký hiệp định thương mại song phương với hơn 72 nước, hiệp định song phương quan trọng nhất là BTA Việt Mỹ Hiệp định này được hai nước ký kết tại Mỹ vào tháng 7/2000 và có hiệu lực từ tháng 1/2001 Từ đó đến nay, Hiệp định này góp

phần đáng kể vào việc thúc đẩy nhanh kim ngạch thương mại giữa hai nước

1.2.3 Thành tựu kinh tế

Sau 10 năm kể từ ngày Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO, nhờ những nỗ

lực mở cửa thị trường dan dần và hiệu quả, nền kinh tế Việt Nam đã gặt hái được

những thành tích rất đáng vui mừng, các chỉ tiêu kinh tế phát triển theo hướng, tích cực Tổng thu nhập quốc dân và thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng GDP bình quân đầu người: (Don vi: USD) Nam 1995 2000 2004 2005 (dự đoán) GDP/ngườinăm 282,1 402,1 554,6 620 Bang 1 GDP bình quân đầu người qua các năm (Nguồn: Bộ Tài chính) Riêng năm 2004, các chỉ tiêu kinh tế Việt Nam rất khả quan: -GDP tang: 7,7%

Trang 17

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp - Xuất khẩu: 26 tỉ USD + Tăng trưởng: 29% + Khu vực có vốn nước ngoài: 14,261 tỉ USD - Nhập khẩu: 31,523 tỉ USD + Tăng trưởng: 23% + Khu vực có vốn nước ngoài: 10,989 tỉ USD -Lam phat: 9,5%

- Đầu tư nước ngoài

Năm 2004, 723 dự án được cấp phép đầu tư mới với tổng vốn đăng ký

2.222,15 triệu USD, so với năm 2003 giảm 12% về số dự án, nhưng tăng 4,6% về

vốn đăng ký 460 lượt dự án tăng vốn với tổng vốn tăng thêm là 1.942 triệu USD,

tăng 10,6% về số dự án và tăng 71,2% về vốn

(Nguồn: Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư)

1.3 TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH XIN GIA NHẬP ĐẾN NGÀNH

VIÊN THÔNG

1.3.1 Các cam kết quốc tế liên quan đến Viễn thông mà Việt Nam tham

gia

1.3.1.1 Hiệp định Thương mại (BTA) Việt Nam - Hoa Kỳ

Các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ Viễn thông cho phép các công ty Mỹ và các công ty được phép kinh doanh viễn thông của Việt Nam thiết lập các liên doanh, cụ thể là:

- Kể từ 10/12/2003, cho phép liên doanh cung cấp dịch vụ giá trị gia tăng với

số vốn phía Mỹ không quá 50%; riêng Internet là từ 10/12/2004

- Kể từ 10/12/2005, cho phép liên doanh cung cấp dịch vụ cơ bản (trừ dịch vụ cố định nội hạt, đường dài và quốc tế)với số vốn phía Mỹ không quá 49%

Trang 18

Giải pháp phát trién DV VIDD trong boi canh HN WTO Khóa luận tối nghiệp

- Kể từ 10/12/2007, cho phép liên doanh cung cấp dịch vụ điện thoại (gồm dịch vụ cố định nội hạt, đường dài và quốc tế) với số vốn phía Mỹ khơng q 49%)

Ngồi ra còn có:

~ Các cam kết về thuế: Cat giảm từ 5-10% thuế nhập khẩu đối với các sản

phẩm thu và phát vô tuyến trong vòng 3 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực

- Các cam kết về các biện pháp phi thuế (quyền nhập khẩu và phân phối một số thiết bị viễn thống): Bai bỏ quy định về quyền nhập khẩu mậu dịch sau từ 3-8

năm và quyền phân phối sau 8 - 14 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực

- Các cam kết về minh bạch hoá chính sách: Việt Nam sẽ thông báo trước việc áp dụng các luật lệ xuất bản và công bố các luật lệ liên quan đến lĩnh vực

quản lý của mình

1.3.1.2 Cam kết dịch vụ viễn thông của Việt Nam trong ASEAN

Vién thông là một trong số 7 lĩnh vực dịch vụ được ưu tiên đàm phán trong

đàm phán dịch vụ ASEAN bắt đâu từ 1996 Đàm phán dịch vụ trong ASEAN

cũng tuân thủ các nguyên tắc của GATS/WTO Hiện nay, Việt Nam đã đưa ra các cam kết về dịch vụ telex, telegraph, thư điện tử, thư thoại, trao đổi dữ liệu điện tử

1.3.1.3 Cam kết liên quan đến dịch vụ Viễn thông của Việt Nam trong

APEC

Mục tiêu chung của APEC là hoàn thành quá trình tự do hóa thương mại

vào 2020 Trong khuôn khổ APEC, Việt Nam đã đưa ra cam kết về thương mại

dich vụ viễn thông thông qua Chương trình hành động quốc gia IAP Hién tai, các

cam kết chủ yếu của Việt Nam trong lĩnh vực này là hoàn thành và cải thiện môi

trường pháp lý cho hoạt động thương mại dịch vụ viễn thông cũng như về mở cửa thị trường dựa trên cơ sở thể chế hiện hành Các cam kết trong APEC mang tính

tự nguyện và đơn phương Tuy nhiên nguyên tắc rà soát hàng năm và yêu cầu các

nước thành viên không được đưa ra các hạn chế mới cũng gián tiếp tạo ra áp lực mở cửa thị trường và cải cách viễn thông

Trang 19

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

1.3.2 Công tác chuẩn bị của ngành Viễn thông

1.3.2.1 Xây dựng và hồn thiện mơi trường pháp lý, cơng khai, mình

bạch hố chính sách

Trong năm 2001 và quý 1 năm 2002, Tổng cục Bưu điện (nay là Bộ Bưu

chính, Viễn thông) đã phối hợp với Bộ Tư pháp và các Bộ, ngành liên quan xây dựng và trình Chính phủ, Quốc hội Dự thảo Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông,

trong đó thể hiện những quan điểm lớn của Đảng và Chính phủ nêu trong Nghị

quyết 07/NQ-TW của Bộ Chính trị, Hội nghị Trung Ương 3 (Khoá IX)- đó là đảm

bảo chủ quyền, phát huy nội lực, thể hiện thiện chí mở cửa, hội nhập Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua vào ngày

25/5/2002 Bộ Bưu chính, Viễn thông cũng đã phối hợp với Bộ Tư pháp cơ bản rà sốt tồn bộ các văn bản quy phạm pháp luật trong Ngành, sửa đổi Luật và Nghị định hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đối với lĩnh vực viễn thông

Song song với quá trình soạn thảo Pháp lệnh, Bộ Bưu chính, Viễn thông

cũng tiến hành nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi và xây dựng mới những văn bản quy

phạm pháp luật (dưới Luật) phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước, tăng cường

tính minh bạch và công khai của các quy định về quản lý Nhà nước

1.3.2.2 Xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch phát triển viễn

thông vụ cho công tác quản lý Nhà nước, tăng cường tính mình bạch và công

khai của các quy định về quản lý Nhà nước

Phương châm của Bộ Bưu chính Viễn thông là xây dựng chính sách và thực

hiện các kế hoạch theo hướng phát huy nội lực, tạo điều kiện cho các thành phần

kinh tế tham gia phát triển Ngành, chuyển mạnh thị trường từ độc quyền sang

cạnh tranh, tích cực chuẩn bị cho hội nhập kinh tế quốc tế

Ngành Bưu chính, Viễn thông đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Chiến lược phát triển Bưu chính - Viễn thông Việt Nam đến năm 2010

và định hướng đến năm 2020, trong đó định hướng tổng quát là thúc đẩy một môi

trường cạnh tranh, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia các hoạt

Trang 20

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tối nghiệp

động dịch vụ bưu chính viễn thông, Internet trong mối quan hệ giữ vững vai trò

chủ đạo của kinh tế Nhà nước Các doanh nghiệp mới (ngoài doanh nghiệp chủ

đạo) có thị phần đạt khoảng 25 - 30% vào năm 2005, 40 - 50% vào năm 2010 thị trường bưu chính, viễn thông và Internet Việt Nam)

Trên cơ sở đó, Bộ Bưu chính, Viễn thông đang tập trung chỉ đạo đổi mới đoanh nghiệp, áp dụng mơ hình tập đồn đối với Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam, cấp phép cho 5 doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông mới và nhiều doanh nghiệp Internet Bộ Bưu chính, Viễn thông đang áp dụng một số biện

pháp nhằm đổi mới tổ chức quản lý và sản xuất kinh doanh để hạ giá thành và

nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Trong thời gian qua, cước dịch vụ

viễn thông đã được giảm liên tục và từ ngày 1/4/2003, cước các dịch vụ viễn thông

tại Việt Nam đã bằng hoặc thấp hơn mức bình quân của các nước trong khu vực

Điều này cũng làm cho môi trường đâu tư tại Việt Nam được cải thiện hơn nhiều

Hiện nay, việc hội tụ công nghệ đã hình thành các dịch vụ tích hợp viễn

thông - tin học - phát thanh truyền hình, Bộ Bưu chính, Viễn thông đang tiếp tục

nghiên cứu và điều chỉnh các chính sách mới và chiến lược phát triển Bưu chính

'Viễn thông và công nghệ thông tin nói chung cho phù hợp với sự hội tụ này

1.3.2.3 Phát huy lợi thế so sánh, tranh thủ mở rộng quy mô mạng lưới,

phổ cập dịch vụ và tạo bàn dap phát triển trên khắp các địa bàn

Một lợi thế so sánh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam là đã và đang khai thác một mạng lưới rộng lớn, nhiều dịch vụ đã có mức xâm nhập thị trường

khá, khách hàng đã quen Để phát huy lợi thế này, trong thời gian qua ngành Viễn

thông đã đẩy mạnh việc mở rộng quy mô mạng lưới, tạo thế đứng vững chắc trên

khắp các địa bàn, chiếm lĩnh thị trường trước khi tham gia WTO

Các biện pháp cải thiện chất lượng dịch vụ, các hình thức phục vụ khách hàng nhanh chóng, chính xác, an toàn, tiện lợi, văn minh đã từng bước cải thiện năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay

1.3.2.4 Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác hội nhập

Trang 21

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

Để chuẩn bị cho công tác hội nhập kinh tế quốc tế, Bộ Bưu chính, Viễn

thông đã thành lập Ban Chỉ đạo Ngành về hợp tác kinh tế quốc tế và nhóm các

chuyên viên thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau chuyên trách phục vụ

cho công tác này Đồng thời, Bộ Bưu chính, Viễn thông cũng chú trọng công tác

đào tạo cho các chuyên viên về hội nhập kinh tế quốc tế những kiến thức cần thiết

như kinh tế, luật thương mại quốc tế, kỹ năng đàm phán quốc tế

1.3.2.5 Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về hội nhập trong toàn Ngành

Công tác tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về hội nhập trong toàn

Ngành thời gian qua tập trung vào việc tuyên truyền, phổ biến Hiệp định Thương

mại Việt Nam - Hoa Kỳ, một Hiệp định khá quy mô và theo mô hình WTO và có

những cam kết cụ thể vẻ viễn thông và công nghệ thông tin

Bộ Bưu chính, Viễn thông cũng đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, báo cáo diện

hẹp và chuyên sâu về những nội dung cơ bản của Hiệp định, những cơ hội và

thách thức có liên quan đến lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông

tin Bộ Bưu chính, Viễn thông cử nhiều lượt cán bộ tham gia các khoá đào tạo, hội

nghị, hội thảo trong và ngoài nước có nội dung tổng quát liên quan đến Hiệp định

Ngoài ra, những nội dung khái quát của Hiệp định cũng được lồng ghép vào các buổi thảo luận, hội thảo chuyên đề về chuyên ngành cũng như về các chủ đề liên

quan đến hội nhập kinh tế quốc tế

Song song với việc tổ chức hội thảo, báo cáo chuyên đẻ, Bộ Bưu chính, Viễn

thông tổ chức thêm các nguồn thông tin mở rộng như soạn tài liệu phổ biến gửi

tới các đơn vị trong Ngành, đăng tải các nội dung Hiệp định trên báo Ngành và

mạng máy tính nội bộ Ngày 14/1/2005, Bộ Tổ chức phiên họp của Ban chỉ đạo

Ngành về Hội nhập và năng lực Hội nhập kinh tế quốc tế với các báo cáo về thực

Trang 22

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

~ Liên minh viễn thông quốc tế (ITU — International Telecom Union)

- Liên minh viễn thông châu Á Thái Bình Dương (APT - Asean Pacific Telecom)

Hàng năm Việt Nam vẫn tham gia các hoạt động hợp tác đa phương trong,

các tổ chức trên Ngoài ra, Bộ Bưu chính Viễn thông còn tham gia rất nhiều các

cuộc họp song phương trao đổi kinh nghiệm về quản lý, về xây dựng đội ngũ lao

động, phát triển cơ sở hạ tầng với các nước 1.3.3 Cơ chế quản lý Viễn thông

Xác định việc muốn được gia nhập WTO, luật pháp Việt Nam phải phù hợp

với thông lệ quốc tế, Bộ Bưu chính viễn thông trong thời gian qua đã rất cố gắng

trong việc sửa đổi bổ sung và làm mới các quy định liên quan đến quản lý viễn

thông Môi trường kinh doanh viễn thông Việt Nam đã đi từ độc quyền đến cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi ưu tiên phát triển các doanh nghiệp mới

WTO có một Hiệp định vẻ viễn thông cơ bản (ABT) còn gọi là Nghị định

thứ 4 của GATS được đàm phán và thông qua vào tháng 02/1997 và có hiệu lực

vào ngày 5/2/1998 Hiệp định do 69 quốc gia ký kết đã đánh dấu mốc phát triển

ngành công nghiệp Viễn thông theo hướng cạnh tranh toàn cầu tự do hóa và mở

rộng thị trường Hiện nay đã có 91 quốc gia ký hiệp định này Ngoài các cam kết

về tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia được thể hiện trong Lịch trình về viễn

thông cơ bản, Hiệp định còn đưa ra nguyên tắc quản lý, điều tiết thị trường Viễn thông hướng tới cạnh tranh trong Văn bản dẫn chiếu

Đối với một quốc gia xin gia nhập WTO, việc phải ký ngay Hiệp định trên là

không cần thiết tuy nhiên Văn bản dẫn chiếu được xem như một công cụ pháp lý mang tính quốc tế, và rất được WTO khuyến khích áp dụng Một số nước như Đài

Loan, Trung Quốc đã cam kết tuân thủ toàn bộ Văn bản dân chiếu Viễn thông

ngay từ khi gia nhập Văn bản đề cập đến các yếu tố cạnh tranh viễn thông trong

khuôn khổ các hoạt động thương mại; đưa ra những khái niệm và các yếu tố trong

chính sách và quan lý viễn thông; đồng thời phân nào hòa giải được mâu thuẫn

Trang 23

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tối nghiệp

giữa một bên là nguyên tắc chủ quyền độc lập của việc quản lý với bên kia là yêu

cầu về tự do hóa và điều hòa thương mại

Cho tới nay, các văn bản pháp lý liên quan đến Viễn thông Việt Nam đã đáp

ứng được nhiều yêu cầu trong 6 nội dung cơ bản của Văn bản dẫn chiếu

1.3.3.1 Cấp phép

Cấp phép là một công cụ quan trọng và được sử dụng rộng rãi trong việc quản lý sự phát triển của dịch vụ viễn thông trong quá trình tự do hóa Một số

mục đích cơ bản mà việc cấp phép được sử dụng trong viễn thông bao gồm:

-_ Điêu tiết kết cấu thị trường bao gồm kiểm soát việc gia nhập thị trường và

kích thích phát triển có trật tự

- Phân bổ các nguồn lực có hạn như tần số, kho số, cơ sở hạ tầng viễn

thông

~ Điều tiết việc cung cấp các dịch vụ cơ bản

- Áp đặt trách nhiệm đối với các nhà khai thác dịch vụ

- Tạo nguồn thu

Nguyên tắc cơ bản của Văn bản dẫn chiếu WTO về cấp phép là tính minh

bạch Bên xin cấp phép cần được biết các điều khoản, điều kiện, tiêu chí, thời hạn

cần thiết để được cấp phép Bên bị từ chối cấp phép cần được thông báo rõ nguyên nhân

Điều 45 trong Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông, quy định về loại giấy phép,

Điều 46 quy định về cấp giấy phép Điều 38 Nghị định của Chính phủ quy định

chỉ tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính viễn thông quy

định cả điều kiện vẻ chủ thể và điều kiện về kỹ thuật nghiệp vụ và khả năng tài

chính Mặc dù, chưa thật cụ thể nhưng Pháp lệnh cũng đã phân nào đáp ứng được

Trang 24

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tối nghiệp

Trong tất cả các vấn đẻ về quản lý Viễn thông, vấn dé quản lý kết nối là vấn

để được quan tâm nhiều nhất và được chỉ tiết hóa nhất Văn bản dân chiếu đưa khái niệm kết nối là “sự liên kết giữa các nhà khai thác cung cấp các mạng viễn thông công cộng, dịch vụ nhằm cho phép người sử dụng của nhà khai thác này có thể liên lạc với người sử dụng của nhà khai thác khác và có thể truy nhập các dịch

vụ đo nhà khai thác khác cung cấp”

Có thể tóm tắt các quy định của Văn bản dẫn chiếu liên quan đến vấn đề kết

nối trong 3 nội dung sau đây:

Thứ nhất, các nhà cung cấp chính phải luôn sẵn sàng kết nối:

~ Tại bất cứ điểm khả thỉ kỹ thuật nào trên mạng lưới Fey 7 at ~ Trong một khoảng thời gian hợp lý ng u92, - Với mức giá hợp lý đựa trên chỉ phí thực CS Lous

- Trén nguyên tắc không phân biệt đối xử và minh bach

- Trên cơ sở phân tách các phần tử mạng tránh các chỉ phí không cân thiết

- Tại các điểm đặc biệt nếu người đề nghị kết nối trả thêm chi phi Thứ hai, về thủ tục kết nối:

~ Thủ tục kết nối với các nhà cung cấp chính phải được công bố công khai

~ Các thỏa thuận hay đề nghị kết nối của các nhà khai thác chính cũng phải

công bố công khai

Thứ ba, về giải quyết tranh chấp: Một tổ chức độc lập (có thể là cơ quan quản lý) có chức năng giải quyết tranh chấp về kết nối trong một thời gian nhất

định

Như vậy, đối tượng quản lý chính trong vấn để kết nối mà Văn bản dẫn chiếu đưa ra là nhà khai thác chủ đạo Và mục tiêu của Văn bản này là nhằm cung

cấp các biện pháp nhằm đảm bảo cho nhà khai thác mới gia nhập thị trường có thể

kết nối với các trang thiết bị của nhà hai thác chủ đạo

Trang 25

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

Điều 39.1 của Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông Việt Nam năm 2002 đã đưa ra định nghĩa về nhà khai thác chủ đạo: “Doanh nghiệp viễn thông có dịch vụ viễn

thông chiếm thị phân khống chế là doanh nghiệp chiếm giữ trên 30% thị phần của một loại hình dịch vụ viễn thông trên địa bàn được phép cung cấp và có thể gây

ảnh hưởng trực tiếp tới việc xâm nhập thị trường dịch vụ đó của các doanh nghiệp

viễn thông khác.”

Điều 43 của Pháp lệnh quy định về kết nối các mạng viễn thông, cũng định

nghĩa về kết nối tương tự như cách định nghĩa của Văn bản dẫn chiếu “Kết nối là

việc liên kết vật lý và lôgic các mạng viễn thông, qua đó người sử dụng của mạng này có thể truy nhập tới người sử dụng hoặc dịch vụ của mạng kia và ngược lại.”

Các tiểu mục 43.2.a, 43.2.b và 43.2.c của Pháp lệnh quy định:

- Doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối mạng viễn thông của mình với mạng hoặc dich vụ viễn thông của doanh nghiệp khác, đồng thời có nghĩa vụ cho

các doanh nghiệp viễn thông khác kết nối vào mạng hoặc địch vụ viễn thông của

mình với điều kiện công bằng và hợp lý trên cơ sở sử dụng hiệu quả tài nguyên

thông tin, sử đụng chung vị trí kết nối và cơ sở hạ tầng kỹ thuật thông qua thỏa thuận kết nối giữa các bên

- Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương tiện thiết yếu có vai trò

quyết định trong việc kết nối và cung cấp dịch vụ viễn thông không được từ chối

yêu cầu kết nối của các chủ mạng viễn thông dùng riêng và các doanh nghiệp

viễn thông khác, đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán và thực

hiện nối kết, nếu yêu cầu đưa ra hợp lý và khả thi về kinh tế, kỹ thuật

~ Các doanh nghiệp viễn thông tiến hành đàm phán, ký kết thỏa thuận kết nối

theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về bưu chính viễn thông

Điều 28, Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông quy định về thỏa thuận kết nối mẫu “Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ các phương

tiện thiết yếu có trách nhiệm xây dựng Bản thỏa thuận kết nối mẫu với các điều

kiện minh bạch và không phân biệt đối xử trình Bộ Bưu chính Viễn thông phê

đuyệt; sau khi được phê duyệt, bản thỏa thuận kết nối mẫu được công bố công

Trang 26

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

khai để áp dụng chung đối với tất cả các doanh nghiệp viễn thông yêu cầu kết

nối” Trường hợp các bên không đạt được thỏa thuận kết nối theo thời hạn quy

định hoặc có tranh chấp trong việc thực hiện thỏa thuận kết nối thì theo dé nghị

của một trong các bên tham gia kết nối, cơ quan quản lý nhà nước vẻ Bưu chính viễn thông tổ chức hiệp thương giữa các bên; nếu sau khi hiệp thương các bên vẫn không đạt được thỏa thuận thì cơ quan quản lý nhà nước về Bưu chính viễn thông xem xét, quyết định Thỏa thuận kết nối chỉ có hiệu lực khi được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước vẻ Bưu chính viễn thông

Nhìn chung, Jiên quan đến vấn đẻ kết nối, quy định trong Pháp lệnh và Nghị

định hướng dẫn chỉ tiết thi thành Pháp lệnh tương đối trùng khớp với nội dung

Van bản dẫn chiếu kể cả tính minh bạch và công khai

1.3.3.3 Quản lý dịch vụ viễn thông công ích

Mở cửa thị trường Viễn thông đồng nghĩa với việc cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đặt chân vào thị trường nội địa Vấn đẻ phát sinh là, nếu không có những quy định nhất định các nhà khai thác nước ngoài sẽ chỉ tập trung tại các mắng thị trường có lợi nhuận và ít quan tâm đến trách nhiệm phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, phổ cập dịch vụ tại vùng sâu vùng xa Giải quyết vấn đề này,

Van ban dan chiếu quy định: “Bất cứ thành viên nào của WTO đều có quyền định ra nghĩa vụ cung cấp dịch vụ phổ cập mà thành viên đó muốn duy trì Những nghĩa vụ đó không bị coi là chống cạnh tranh khi chúng được quản lý một cách minh bạch, không phân biệt đối xử, hướng tới cạnh tranh và không quá nặng so

với mức cần thiết mà thành viên đó đã xác định đối với dịch vụ phổ cập”

Van ban cũng nêu rõ bất luận biện pháp nào về thực hiện trách nhiệm phổ

cập dịch vụ được sử dụng đều phải có đây đủ 4 yếu tố: minh bạch, không phân

biệt đối xử, hướng tới cạnh tranh và không được nặng nề quá mức cần thiết

Ở Việt Nam, trách nhiệm thực hiện phổ cập dịch vụ được quy định trong

quyết định của thủ tướng chính phủ số 191/2004/QĐ-TTG ngày 08/11/2004 vẻ

thành lập tổ chức và hoạt động của quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam

(Điều 6.2): Tất cả các doanh nghiệp viễn thông hoạt động kinh doanh hợp pháp

Trang 27

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

tại Việt nam đều phải thực hiện nghĩa vụ cung cấp địch vụ viễn thông công ích tại

Viét Nam thông qua đóng góp tài chính cho Quỹ Các khoản đóng góp của doanh

nghiệp viễn thông quy định cho quỹ bao gồm:

~ Đóng góp theo doanh thu dịch vụ (trừ cước kết nối): không phân biệt công nghệ áp dụng để kinh doanh dịch vụ và quy mô doanh nghiệp, các doanh nghiệp

kinh doanh dịch vụ viễn thông di động phải đóng góp 5% doanh thu của dịch vụ

này

- Đóng góp cước kết nối theo quy định của Bộ

Như vậy, quy định của Việt Nam về quỹ Viễn thông công ích nhìn chung đã đáp ứng đủ 4 yếu tố của Quỹ công ích như nêu trong Văn bản dẫn chiếu WTO

1.3.3.4 Biện pháp bảo vệ cạnh tranh

Trong tất cả các hành vi khả thi chống cạnh tranh, Văn bản dẫn chiếu kêu gọi các nước thành viên đặc biệt lưu tâm quy định tại các văn bản quy định cấp

quốc gia của mình để ngăn chặn ba hành vi chống cạnh tranh chủ yếu, đó là:

- Bao cấp chéo phi cạnh tranh: tức là hành vi sử dụng lợi nhuận từ khu vực dich vu hoạt động sinh lời bù lỗ cho các khu vực, dịch vụ phải bù lỗ Bao cấp chéo thường là công cụ để nhà khai thác sử dụng lợi nhuận từ mảng dịch vụ độc quyền để bù cho các mảng khác đang có cạnh tranh, hòng ngăn chặn các đối thủ gia

nhập thị trường

- Sử dụng thông tin của các đối thủ cạnh tranh với mục đích phi cạnh tranh: Các nhà khai thác chủ đạo cung cấp dịch vụ kết nối cho các đối thủ cạnh tranh có

thể dễ dàng thu thập được thông tin của các đối thủ cạnh tranh có thể đễ đàng thu thập được thông tin của các đối thủ này và sử dụng chúng với mục đích tạo ra lợi

thế cạnh tranh cho mình

- Không cung cấp đúng thời hạn các thông tin kỹ thuật cơ bản về các trang

thiết bị chủ yếu và các thông tin thương mại liên quan để các nhà khai thác khác

có thể triển khai cung cấp dịch vụ (các thông tin này thường liên quan đến vấn đẻ kết nối)

Trang 28

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

Trước đây, vì ở Việt Nam, dịch vụ phổ cập hoàn toàn do một doanh nghiệp

(VNPT) thực hiện nên việc Nhà nước cho phép bao cấp chéo là nhằm mục đích giúp VNPT bù lỗ cho dịch vụ phổ cập Mặc dù, sau khi Nhà nước cho phép tư nhân hóa dịch vụ Bưu chính Viễn thông, các doanh nghiệp ngoài VNPT cũng đã

được yêu cầu phải thực hiện trách nhiệm đối với phổ cập dịch vụ bằng cách trích

một phần doanh thu (doanh thu này đối với dịch vụ điện thoại di động chính là cước phí), nhưng công việc phổ cập dịch vụ chủ yếu vẫn do VNPT thực hiện

Ngày 25 tháng 4 năm 2005, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Bưu chính viễn thông

số 07/2005/QĐ- BBCVT đã ban hành Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ dịch

vụ Viễn thông công ích Việt Nam Song song với sự ra đời của Quỹ dịch vụ Viễn

thông công ích, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông đã và đang triển khai kế hoạch chuyển lên mơ hình Tập đồn kinh tế theo Quyết định số 58/2005/QĐ-TTg về thành lập Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam, quan hệ giữa Tổng công ty với các đơn vị thành viên trở thành quan hệ Công ty mẹ - Công ty con, các công ty con sẽ phải hạch toán độc lập

Điều 39.2.c Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông quy định “phải hạch toán riêng

đối với dịch vụ Viễn thông có thị phần không chế” So với nội dung trong Văn

bản dẫn chiếu, quy định của Việt Nam đã đáp ứng được một phần

1.3.3.5 Nhà quản lý độc lập

Van ban dẫn chiếu quy định Nhà quản lý phải tách khỏi và không chịu trách

nhiệm với bất kỳ nhà cung cấp một địch vụ viễn thông cơ bản nào, các quy định

phải rõ ràng

“Trước tháng 7/1995, Tổng cục Bưu điện (DGPT) là cơ quan đảm nhiệm cả

quản lý và kinh đoanh nhưng từ tháng 7/1995, công việc kinh doanh đã được tách

ra và giao cho Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VNPT làm, còn việc quản lý là

việc của Bộ Bưu chính Viễn thông

1.3.3.6 Phân bổ các nguồn lực khan hiếm

Văn bản dẫn chiếu quy định việc phân bổ tân số, kho số và truy nhập phải

phù hợp và không phân biệt đối xử

Trang 29

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tối nghiệp

Pháp lệnh Bưu chính Viễn thông cũng đã nêu rõ được quy định này trong

Điều 47

1.3.4 Kết quả kinh doanh dịch vụ viễn thông

Do tác động Hội nhập, kinh tế phát triển, đời sống của nhân dân nâng cao,

khả năng chỉ trả cho nhu cầu về thông tin ngày càng lớn Cũng do tác động của Hội nhập, ngày càng nhiều nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông được gia nhập thị

trường, môi trường cạnh tranh kích thích các nhà khai thác ngày càng phải nâng cao chất lượng và đa dạng hóa dịch vụ của mình Khi cung tăng, cầu tăng, kết quả

kinh doanh của ngành Viễn thông tăng là điều dé hiểu Tổng doanh thu toàn

ngành Bưu chính Viễn thông năm 2004 đạt trên 33.400 tỷ đồng, nộp ngân sách trên 5.172 tỷ đồng

Tháng 12/1995, mật độ ĐT Việt Nam mới chỉ đạt 1 máy/100 dân.Tháng 8/1996, thuê bao ĐT toàn quốc mới là I triệu thuê bao, tháng 12/1998, đạt 2 triệu, đến tháng 9/2000, đạt 3 triệu thuê bao Tháng 7/2002, đạt 5 triệu thuê bao và tới Jháng 12/2003, con số này đã là 7 triệu thuê bao, với mật độ 8 máy/100 dân Hết tháng 12/2005, mật độ điện thoại đạt 12,5 máy/100 dân Như thế, trong vòng 10

năm, tốc độ tăng trưởng thuê bao ĐT của Việt Nam đã tăng gấp 10 lần, một sự phát triển mạnh mẽ Không phải ngẫu nhiên mà thời gian qua, nhìn nhận về tình

hình tăng trưởng này, Liên minh Viễn thông thế giới (ITU) đã nhận xét: “Tốc độ

phát triển viễn thông của Việt Nam đứng thứ 2 trên toàn thế giới”

Đến giữa năm 2005, trên 98% tổng số xã trong cả nước, trong đó có hầu hết

các xã biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đều đã có điện thoại; 46/64 tỉnh, thành phố đạt 100% số xã có điện thoại

Dưới đây là các biểu đồ thể hiện số điện thoại tăng trưởng theo năm, số điện

Trang 30

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp 3U 8H 20 2 2M

Biểu đồ 1 Số liệu điện thoại tăng trưởng theo năm (Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông) 12500000 12000000 ‡ 11500000 11000000 10500000 0000000 9500000 9000000 +8 “a Be Thang Thang Thang Tháng 1 3 5 7

Biểu đồ 2 Số liệu tăng trưởng điện thoại theo tháng năm 2005

(Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông)

Trang 31

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tối nghiệp ElTháng 1 NTtáng2 Thăng 3 [Tháng 4 [Tháng 5 Thế ng 6 I8 Thế ng 7 || Ẹ i | | | | )

‘S6'lutyng thué bao dig a theg 100 daa

Biểu đồ 3 Tăng trưởng thuê bao dién thoai/100 dan theo tháng năm 2005

(Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông)

Bản thân thuê bao điện thoại di động cũng tăng rất mạnh:

Mức tăng trưởng thuê bao

Năm Số thuê baoi

Trang 32

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp 2001 1466660 733381 200% 2002 1902338 435678 130% 2003 2768481 866143 145% Ị 2004 4621598 1853117 167% 6tháng 2005 6432152 1810554 139% Bảng 2 Thuê bao điện thoại đi động qua các năm (Nguồn: tổng hợp VNPT, SPT, Viettel) 01995 5000000 ieee 4000000: ñ11997 11998 3000000: 1999 12000 2000000: 2004 1000000: [12002 2003 © Số thuê bao M2004

Biểu đồ 4 Số lượng thuê bao điện thoại di động của Việt Nam qua các năm

(Nguồn: Bộ Bưu chính Viễn thông)

Trang 33

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHAI

THÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG Ở VIỆT NAM

2.1 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH KHAI THÁC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG DI ĐỘNG

2.1.1 Các đơn vị khai thác

Hoạt động cung cấp dịch vụ mạng điện thoại di động xuất hiện ở Việt Nam vào năm 1993 với sự ra đời của công ty Thông tin di động VMS Cho đến nay sau

12 năm, thị trường này đã sôi động lên rất nhiều Hiện tại, có 4 công ty chính thức

đang khai thác là VMS, GPC, SPT, Viettel và 2 công ty đã được cấp giấy phép

hoạt động, đã triển khai phát triển hạ tầng mặc dù chưa chính thức cung cấp dịch

vu 1a Hanoi Telecom va VP Telecom Dưới đây là những thông tin cơ bản về các

công ty này:

(1) Công ty Thông tin di động VMS (Vietnam Mobile Telecom Services): là

đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty Bưu chính viễn thông Việt Nam

(Vietnam Posts and Telcommunications_ VNPT) được thành lập ngày 16/4/1993

theo Quyết định số 321/QĐ-TTCB-LĐ của Tổng cục trưởng Cục Bưu điện Đến

ngày 19/05/1995, công ty được Uỷ ban Nhà nước về hợp tác dầu tư (SCCI) nay là

Bộ kế hoạch đầu tư (MPI) cấp phép theo giấy phép đâu tư số 1242/GP, thực hiện

hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC (Business Co-operation Contract) thời hạn 10

năm với tập đoàn Comvik/Kinnevik của Thuy Điển, đâu tư 127,8 triệu USD cho

phát triển mạng điện thoại di động dựa trên hệ thông di động tế bào GSM mạng

090 Trong quan hệ kinh tế với VNPT, VMS hạch toán độc lập nhưng vẫn chịu sự

quản lý của VNPT về đầu tư, phát triển mạng lưới dịch vụ, giá cước Ngày 19 tháng 5 năm 2005 hợp đồng kết thúc VMS đang cùng đối tác nước ngoài tiến

hành thanh lý hợp đồng, công việc này dự kiến mất từ 6-9 tháng Như vậy, sau 10

năm hợp tác kinh doanh, toàn bộ tài sản mạng MobiFone đã hoàn toàn thuộc về

VNPT Hiện nay, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông đang triển khai phương án

thực hiện cổ phân hóa VMS, trong đó cổ đông chỉ phối là VNPT Theo chủ trương

Trang 34

Giải pháp phát trién DV VIDD trong boi cénh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

của Nhà nước, VNPT sẽ thay mat Nhà nước nắm giữ từ 51% cổ phần VMS trở

lên Tập đoàn Comvik/Kinnevik cũng đã có kế hoạch sẽ tiếp tục đầu tư dưới hình

thức góp vốn cổ phần

(2) Công ty dịch vụ viễn thông (Vietnam Telecom Services GPC): là đơn vị

hạch toán phụ thuộc của Tổng công ty Bưu chính Viễn thông VNPT được thành

lập theo quyết định số 331/QĐ-TCCB ngày 14/6/1995 của Tổng cục trưởng Tổng

cục Bưu điện Sau hơn 1 năm chuẩn bị, ngày 21/6/1996, mạng điện thoại di động

091 của VinaPhone chính thức được khai trương Do là đơn vị hạch toán phụ

thuộc của VNPT nên thuận lợi từ trước đến nay của công ty này là được nhà nước

cấp vốn, được VNPT bảo lãnh để vay vốn ngắn và dài hạn Hiện nay công ty này

có một lợi thế rất lớn đó là cơ sở hạ tầng vững chắc hiện đại, thị phần thuê bao

điện thoại đi động lớn nhất cả nước Tuy nhiên, do là công ty nhà nước hạch tốn

phụ thuộc nên cơng ty này không thể tránh khỏi những nhược điểm như tính tự lập chưa cao, cơ chế còn mang nặng tính bao cấp Thời gian này, VNPT đang chủ

trương chuyển GPC thành đơn vị hạch toán độc lập để sau đó tiến lên cổ phần

hóa

Trung tâm điện thoại CDMA là dự án hợp tác kinh doanh giữa Tổng công ty

Viễn thông Sài Gòn SPT (Saigon Postel) với công ty SLD (được thành lập tại

Singapore bao gồm SK Telecom, LG Electronics và Dong Ah Telecom) Ngày

12/9/2001, Trung tâm được Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép hoạt động số 2223/GP Ngày 1/7/2003, Trung tâm chính thức ra mắt thị

trường, cung cấp dịch vụ điện thoại di động (mạng S-Fone 095) và các dịch vụ giá

trị gia tăng sử dụng công nghệ CDMA-1x trên phạm vi toàn quốc Tổng mức vốn đầu tư ban đầu cho dự án là mức vốn đầu tư ban đầu cho cho dự án là 229.617 triệu USD, bao gồm vốn cố định và vốn lưu động Vừa qua, hồi giữa năm 2005, hai bên Hợp doanh SPT và SLD đã quyết định sẽ cùng đầu tư thêm 260 triệu USD, nhằm nhanh chóng thực hiện chiến lược phát triển với mục tiêu trở thành

nhà khai thác mạng CDMA dẫn đầu tại Việt Nam

Trang 35

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

(3) Trung tâm điện thoại di động Viettel Mobile thuộc Tổng công ty Viễn

thông Quân đội Viettel (Millitary Electronic and Telecommunication Company):

được thành lập ngày 31/5/2002 và chính thức khai trương dịch vụ điện thoại di

động ngày 15/10/2004 với hơn 70.000 thuê bao được phát triển ngay trong tháng

đâu tiên Tháng 12/2003, Viettel đã được cấp giấy phép triển khai đường trục cho

phép thiết lập mạng đường dài trong nước và quốc tế Sự kiện này chấm đứt tình

trạng độc quyền về đường trục của VNPT kéo dài suốt 10 năm, tạo điều kiện cho Viettel chủ động kinh doanh một cách có hiệu quả

(4) Công ty cổ phần Viễn thông Hanoi (Hanoi Telecom): ngày 18/2/2004, được Bộ Kế hoạch - Đầu tư cấp giấy phép dau tư dự án mạng điện thoại di động CDMA thế hệ 3G dưới hình thức đồng hợp tác kinh doanh với Hutchison Telecom Vietnam trong thời hạn 15 năm Vốn đâu tư của dự án trị giá 655,9 triệu USD và là dự án viễn thông di động có vốn đâu tư lớn nhất từ trước đến nay Hanoi Telecom quyét định chọn công nghệ CDMA Ix-EVDO cho dịch vụ điện thoại di động của mình (trong khi của S-Fone là CDMA 1x-2000) với kế hoạch đi thẳng lên thế hệ 3G

(6) VP Telecom: là thành viên hạch toán độc lập trực thuộc Tổng công ty

điện lực Việt Nam (EVN) Mục tiêu kinh doanh của VP Telecom là cung cấp dịch vụ có chất lượng cao giá rẻ, và đặc biệt chú ý đến các dịch vụ giá trị gia tăng

Cũng giống như Viettel, từ tháng 12/2003, VP Telecom đã được cấp giấy phép

triển khai đường trục để thiết lập mạng đường dài trong nước và quốc tế Đây sẽ

là một lợi thế cho hoạt động cung cấp dịch vụ viễn thông di động sắp tới của cong

ty VP Telecom được Bộ Bưu chính Viễn thông cấp phép hoạt động vào ngày

7/12/2004 theo giấy phép số 83/GP - BBCVT

2.1.2 Quá trình phát triển Công nghệ

Hiện nay, hai hệ thống thông tin di động mà các công ty Viễn thông Việt

Nam đang ứng dụng là GSM và CDMA Đây đều là những hệ thống được sử dụng rộng rãi trên thế giới Trong lịch sử hơn 10 năm khai thác và phát triển của mình,

Trang 36

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

ngành dịch vụ Viễn thông di động đã và đang nâng cấp công nghệ một cách dân

dân Có thể tóm tắt quá trình nâng cấp này qua các giai đoạn chính như sau:

Năm 1995, sau khi ký Hợp đồng Hợp tác kinh doanh với Comvik, VMS đã

bắt đầu ứng dụng hệ thống thông tin di động toàn cầu GSM (Global System for Mobile) dua trên công nghệ TDMA

Công nghệ TDMA (Time Division Multiple Access_Công nghệ số đa truy

nhập phân theo thời gian) là công nghệ thuộc hệ thống thế hệ thứ 2G, được thế giới đưa vào khai thác sử dụng từ cuối những năm 1980 Đến đầu những năm

1990, Chau Au bat đầu phát triển hệ thống thông tin di dong GSM dựa trên công

nghệ này Việt Nam tuy là một đất nước nhỏ, nhưng ngay từ năm 1995 chúng ta

đã bắt đầu khai thác GSM Đó là quyết định táo bạo nhưng đúng đắn của Bộ Bưu

chính Viễn thông, giúp Việt Nam có được một cơ sở hạ tầng hiện đại nhờ đó có

thể tiếp tục nâng cấp và khai thác một cách hiệu quả sau này (Sau VMS, GPC ra đời năm 1997 và Viettel ra đời năm 2004 cũng đã và đang sử dụng công nghệ

này)

Tháng 7 năm 2003, mang di động thứ ba của Việt Nam_ S-Fone chính thức

ra mắt_ sử dụng công nghệ CDMA 20001x

CDMA 20001x là công nghệ thuộc hệ thống thế hệ thứ 2,5G và so với TDMA, CDMA 20001x có dung lượng cao hơn với chất lượng bằng hoặc tốt hơn CDMA (Code Division Multiple Access) là công nghệ số đa truy nhập phan theo mã

Công nghệ CDMA đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu tốn kém hơn TDMA Tuy

nhiên bù lại, công nghệ này có rất nhiều ưu điểm:

Thứ nhất, công nghệ này dễ triển khai

Thứ hai, dịch vụ chỉ phí thấp

Thứ ba, nhờ sử dụng các thuật toán điều khiển nhanh và chính xác, thuê bao

chỉ phát ở mức công suất vừa đủ để đảm bảo chất lượng tín hiệu, giúp tăng tuổi

Trang 37

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

thọ của pin Máy điện thoại di động CDMA cũng có thể sử dụng pin nhỏ hơn, nên trọng lượng máy nhẹ, kích thước gọn và đễ sử dụng

Thit ne, trong vấn dé bảo mật, CDMA cung cấp chế độ bảo mật cao nhờ sử

dụng tín hiệu trải băng phổ rộng Các tín hiệu băng rộng khó bị rò ra vì nó xuất

hiện ở mức nhiễu, những người có ý định nghe trộm sẽ chỉ nghe được những tín

hiệu vô nghĩa

Thứ năm, với tốc độ truyền nhanh (tốc độ tối đa là 144kb/s trong khi của

GSM là 9kb/s), nhà cung cấp dịch vụ có thể triển khai nhiều tùy chọn dịch vụ như

thoại, thoại và đữ liệu, fax, Internet

Nhược điểm của CDMA là để sử dụng mạng điện thoại di động CDMA,

người dùng phải trang bị thiết bị đầu cuối phù hợp với công nghệ của mạng

Từ tháng 10/2003, VinaPhone và MobiFone triển khai thử nghiệm công

nghệ tích hợp hệ thống vô tuyến gói chung GPRS (General Packet Radio Service) trên nền GSM tại các tỉnh Hà Nội, TP HCM, Da Nẵng, Huế và Đồng Nai Công

nghệ này cho phép nâng cao tốc độ đường truyền (tốc độ tối đa cho phép là 171,2kb/s) Bắt đầu từ năm 2004, công nghệ này được chính thức đưa vào sử dụng

ở cả hai mạng nhưng vẫn chỉ giới hạn ở một số tỉnh thành trên GPRS/GSM được

tính là hệ thống thế hệ thứ 2,5

Chỉ cần máy điện thoại có tính năng hỗ trợ GPRS và cài đặt sử dụng dịch vụ,

khách hàng có thể sử dụng được các địch vụ đa dạng dùng ứng, dụng trên nền

GPRS

Với GPRS, thuê bao điện thoại có thể được hưởng thêm nhiều tiện ích Dịch

vụ nhắn tỉn đa phương tiện (MMS_Multiple Massaging Service), thué bao có thể

gửi được các file âm thanh, hình ảnh, thậm chí cả các video clip kèm theo tin nhắn tới 1.000 ký tự (trong khi tin nhắn SMS chỉ tới 170 ký tự)

Không chỉ thế, dịch vụ GPRS còn cho phép truyền dữ liệu tốc độ cao, truy

nhập Wap, Internet, gửi/ nhận E-mail

Trang 38

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

Viettel cũng đang thực hiện triển khai thử nghiệm GPRS miễn phí cho khách

hàng từ ngày 11/10 cho các thuê bao trả sau tại Hà Nội, Đà Nắng và TP Hồ Chí

Minh, dự kiến không bao lâu nữa sẽ chính thức khai thác

Như vậy, hiện nay, công nghệ mà các mạng sử dụng đều thuộc thế hệ 2,5G Các mạng đều đã có kế hoạch nâng cấp để tiến lên 3G trong thời gian không xa 'VinaPhone và MobiFone đã bắt đâu triển khai dự án nâng cấp mạng và sử dụng

công nghệ EDGE (1 bước để tiến gần hơn đến 3G): khách hàng được sử dụng địch vụ mới với chất lượng truyền hình ảnh rõ nét hơn rất nhiều so với GPRS hiện nay Khách hàng cũng có thể xem tỉ vi trên ĐTDĐ với tốc độ truyền có thể đạt

đến 384Kbps (cao gấp 2 đến 3 lần so với GPRS) Hanoi Telecom và VP Telecom cũng đều dự kiến sẽ đi thẳng vào 3G khi bắt đầu khai thác

2.1.3 Quá trình mở rộng vùng phủ sóng

Năm 1996, khi VinaPhone bắt đầu đi vào hoạt động, doanh nghiệp này mới

chỉ phủ sóng 2 tỉnh thành là Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh Còn mạng MobiFone

hoạt động trước đó một năm cũng chỉ phủ sóng được 5 tỉnh

Đến cuối năm 1998, VinaPhone là mạng đầu tiên phủ sóng 61/61 tỉnh thành, còn MobiFone phủ sóng 61/61 tỉnh thành từ năm 2000

“Tháng 7/2003, S-Fone ra mắt, và phủ sóng 12 tỉnh thành

Viettel khai trương tháng 10/2004, và ngay từ đầu đã phủ sóng tới 53/64 tỉnh thành với hơn 600 trạm thu phát sóng BTS Hết năm 2004, Viettel Mobile có

khoảng 1000 trạm, phủ sóng đủ 64 tỉnh thành trên toàn quốc Giữa tháng 8 năm

2005, mạng này đã có 1010 trạm BTS Theo kế hoạch, Viettel sẽ có 1800 trạm

BTS vào cuối 2005, sóng phủ đến cả những vùng sâu vùng xa và hải đảo

Thang 10/2005, S-Fone đã mở rộng vùng phủ sóng ra 40 tỉnh, thành phố

Theo kế hoạch của VP Telecom, mạng 096 ra đời sẽ phủ sóng toàn quốc ngay Còn mạng 092 thì dự định bước đầu phủ sóng 45 tỉnh thành

Hiện nay, hai mạng VinaPhone và MobiFone đã hỗ trợ nhau nâng cao chất lượng sóng, phục vụ lợi ích người tiêu dùng bằng dịch vu chuyén ving Roaming

Trang 39

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

miễn phí, tức là khách hàng của một trong hai mạng nếu di chuyển đến vùng sóng

yếu thì có thể sử dụng sóng của mang kia và ngược lại Ngoài ra, từ năm 2000, hai

mạng này cũng đã thực hiện dịch vụ chuyển vùng quốc tế Tính đến tháng 6/2004,

VinaPhone chuyển vùng quốc tế đến được 130 mạng của nhà khai thác tại 54

nước và vùng lãnh thổ còn MobiFone chuyển vùng quốc tế đến được 107 mạng

trên 51 quốc gia

2.1.4 Quá trình cải cách cách tính cước và đa dạng hóa gói cước

Cước là một trong những yếu tố không thể bỏ qua khi nghiên cứu vẻ thị trường dịch vụ điện thoại di động Giá cước ảnh hưởng rất lớn đến quyết định

mua hay không mua dịch vụ của người tiêu dùng Từ năm 1995 đến nay, sau hơn 10 năm dịch vụ điện thoại di động được khai thác ở Việt Nam, cước điện thoại di

động đã được các nhà khai thác cải cách nhiều lần Điều đáng lưu ý là việc cải cách này không chỉ dừng lại ở giá cước mà cả ở cách tính cước và sự đa dạng hóa

các gói cước rất sáng tạo Những thay đổi luôn được thực hiện theo hướng có lợi cho người tiêu dùng

2.1.4.1 Cách tính cước

Xem xét quá trình cải cách cách tính cước trên thị trường điện thoại di động

Việt Nam, chúng ta có thể chia làm 2 giai đoạn lớn:

Giai đoạn 1 (1995-2003): Nhà nước quản lý giá cước điện thoại di động

Đến trước 1/7/2003 Trên thị trường Việt Nam chỉ có I nhà cung cấp dịch vụ điện thoại đi động duy nhất là VNPT với 2 mạng là MobileFone và Vinaphone

Từ năm 1993 đến 1/1/2001, cước tinh theo block Iphút, và được chia làm 3

loại:

- Cước nội vùng được tính cho các cuộc gọi trong nội bộ mỗi vùng

Trang 40

Giải pháp phát triển DV VTDĐ trong bối cảnh HN WTO Khóa luận tốt nghiệp

+ Vùng 1: bao gồm các tỉnh Miền Bác đến tỉnh Quảng Bình

+ Vùng 3: bao gồm các tỉnh thành: Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng,

Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum

và Đắc Lắc

+ Vùng 2 : bao gồm các tỉnh, thành phố còn lại ngoài vùng 1 và vùng 3

Từ 1/04/2003: cước được chia theo 2 loại thay vì 3 loại như trước đây:

- Cước nội vùng tính cho các cuộc gọi trong nội bộ vùng

- Cước liên vùng: Cước từ vùng 1 đến vùng 2, vùng 3 và ngược lại; từ vùng 2

đến vùng 3 và ngược lại

Tháng 7 năm 2003, mạng S-fone chính thức ra mắt, phá vỡ thế độc quyền

của VNPT Do là doanh nghiệp mới, và do chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mới

trong lĩnh vực viễn thông di động, SPT (công ty chủ quản mạng S-Fone) được Bộ

Bưu chính Viễn thông cho phép tính cước theo phút đâu va block 10 giây cho thời

gian liên lạc tiếp theo Đây là một lợi thế đáng kể của mạng S-Fone so véi

MobiFone và VinaPhone trong việc thu hút khách hàng

Giai đoạn 2 (từ tháng1/2004 đến nay): Ngày 6/1/2004, Bộ Bưu chính Viễn thông đã có công văn số 16/BBCVT-KHTC hướng dẫn triển khai Quyết định

217/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ vé quan ly giá cước địch vụ bưu

chính viễn thông Theo đó, doanh nghiệp không nắm thị phân khống chế được tự

quyết định giá cước các dich vụ viễn thông Văn bản cũng quy định rõ: Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đang chiếm thị phần khống chế

đối với các dịch vụ của mạng điện thoại đi động (cả trả trước và trả sau)

Có thể nói, sự ra đời của Quyết định 217 đã thực sự khơi nguồn cho một

cuộc cải cách mạnh về giá cước điện thoại di động Tại thời điểm ra đời của

Quyết định, chỉ có S-Fone là mạng duy nhất (trong số 3 mạng đang hoạt động) không chiếm thị phần khống chế (dưới 30%) và được tự quyết định giá cước Vì thế, mạng đã không chậm trễ trong việc tận dụng lợi thế riêng của mình: Ngày 20/1/2004, mạng S-Fone đăng ký tính cước theo block 10 giây ngay từ phút đầu

Ngày đăng: 27/10/2015, 16:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w