1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

35 715 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 243 KB

Nội dung

Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 1

MỤC LỤC

I TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 3

1 Lợi ích của ngân hàng điện tử……… 3

1.1 Khái niệm 3

1.2 Lợi ích 3

2 Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Phone Banking)… …………5

2.1 Khái niệm 5

2.2 Chức năng 5

3.3 Tác dụng của Phone Banking 7

3 Dịch vụ ngân hàng qua Internet ( Internet Banking)……… … 7

3.1 Khái niệm 7

3.2 Chức năng 7

3.3 Tác dụng của Internet Banking 8

4 Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile Banking) 8

4.1 Khái niệm 8

4.2 Chức năng 9

4.3 Tác dụng của Mobile Banking 9

5 Dịch vụ ngân hàng tại chỗ (Home Banking) … 9

5.1 Khái niệm 9

5.2 Chức năng 10

5.3 Tác dụng của Home Banking 10

II PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 11

1 Sự phát triển của các dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam …11 1.1 Nhà cung cấp dịch vụ 11

1.2 Khách hàng 15

1.2.1 Doanh nghiệp 15

1.2.2 Cá nhân 20

2 Những hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử………21

2.1 Về dịch vụ Mobile banking 21

2.2 Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông 22

Trang 2

2.3 Thói quen tiêu dùng 23

2.4 Thanh toán qua SMS tiện lợi nhưng thiếu an toàn 24

2.5 Các dịch vụ ngân hàng điện tử còn nhiều hạn chế 24

III MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 25

1 Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng……… … …25

1.1 Đối với ngân hàng 25

1.2 Đối với khách hàng 29

2 Một số kiến nghị ………30

2.1 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 30

2.2 Đối với Cơ quan quản lý nhà nước 30

2.3 Đối với các Bộ, ngành khác 31

2.4 Đối với doanh nghiệp 31

2.5 Đối với người tiêu dùng 32

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong cuộc sống hàng ngày, bất cứ người nào cũng phải mua bánmột thứ gì đó, những thanh toán thường xuyên diễn ra như trả tiền điệnthoại, trả tiền nước, trả tiền Internet, trả tiền bảo hiểm, tiền gas, hóa đơnmua hàng, … Để thực hiện các hoạt động thanh toán này các nhân viên củabưu điện, nhân viên bảo hiểm,… hàng tháng phải đến từng hộ gia đình viếthóa đơn, ghi số tiền mà mỗi hộ phải trả Đối với các doanh nghiệp thìthường có tài khoản ở ngân hàng, mỗi lần thanh toán tiền cho khách hànghay nhận tiền từ khách hàng thì doanh nghiệp phải cử nhân viên đến ngânhàng của mình để làm các thủ tục như rút tiền, chuyển tiền,… Một ngày,một tuần, một tháng doanh nghiệp có rất nhiều hợp đồng hay giao dịch diễn

ra vì vậy nhân viên phải đi đi lại lại giữa ngân hàng và doanh nghiệp tốn rấtnhiều thời gian và công sức Mặt khác doanh nghiệp không theo dõi đượccác thông tin về tài khoản, lãi suất, tỷ giá… một cách thường xuyên vì sựliên lạc giữa doanh nghiệp với ngân hàng không phải lúc nào cũng thuậnlợi

Ngân hàng điện tử đã trở thành xu thế phổ biến trên thế giới và tấtnhiên, Việt Nam không thể nằm ngoài guồng quay này Ngân hàng điện tử

sẽ giúp khách hàng thanh toán những khoản tiền trên một cách nhanhchóng, thuận tiện hơn, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và côngsức

Xuất phát từ điều đó em đã lựa chọn đề tài: “Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”.

Đề tài này nghiên cứu những vấn đề tổng quát về các dịch vụ ngân hàngđiện tử, sự phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam, cuối cùng

là một số giải pháp cũng như kiến nghị để nâng cao chất lượng dịch vụngân hàng điện tử ở nước ta trong thời gian tới

Trang 4

I TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

1 Lợi ích của ngân hàng điện tử

1.1 Khái niệm

Ngân hàng điện tử, hiểu theo nghĩa đơn giản và trực quan nhất đó là sựkết hợp hoạt động ngân hàng với phương tiện điện tử Nó là kết quả tất yếucủa quá trình phát triển công nghệ thông tin, điện tử và tin học, được ứngdụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng Các ngân hàng trên thế giới

đã và đang phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử.Tuy nhiên, đối với nước ta đây là lĩnh vực hoạt động mới Hầu hết các tổchức tín dụng và các văn bản pháp quy của Ngân hàng Nhà nước và một số

Bộ, ngành chưa đáp ứng để ứng dụng hoạt động của ngân hàng điện tử,ngoại trừ một số phần trong nghiệp vụ tín dụng ngân hàng phát triển riêngbiệt và một số dịch vụ nhất định như: xây dựng và phát triển trang Web chongân hàng mình, ngân hàng tại nhà (Home Banking), ngân hàng qua mạngđiện thoại di động (Mobile banking)…

1.2 Lợi ích

Xét trên quan điểm kinh tế thì ngân hàng điện tử tiết kiệm chi phí (cácchi phí liên quan đến các hoạt động giao dịch, thanh toán, chi phí kiểmđếm, các chi phí đi lại ) Xét về mặt kinh doanh, ngân hàng điện tử giảmbớt gánh nặng về các thủ tục hành chính và vận hành, mang lại cho ngânhàng năng suất cao, sự tự động hoá Thông qua các dịch vụ của ngân hàngđiện tử, các lệnh về chi trả, nhờ thu của khách hàng được thực hiện nhanhchóng, tạo điều kiện cho vốn tiền tệ chu chuyển nhanh, thuận lợi, thực hiệntốt quan hệ giao dịch, trao đổi tiền - hàng Qua đó đẩy nhanh tốc độ lưuthông hàng hoá, tiền tệ, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Đây là lợi ích màcác giao dịch kiểu ngân hàng truyền thống khó có thể đạt được với tốc độnhanh, chính xác so với ngân hàng điện tử

Trang 5

Trước đây, khách hàng phải đến các chi nhánh của ngân hàng để thựchiện các giao dịch, giờ đây có thể thực hiện thông qua các phương tiện điện

tử Nhu vậy, ngân hàng có thể giảm bớt nhân lực ở các quầy giao dịch,giảm bớt sự sai sót thao tác và sử dụng cán bộ có hiệu quả hơn Ngoài ra,các dịch vụ ngân hàng điện tử cũng góp phần gián tiếp cải thiện tình hìnhgiao thông đi lại

Với mô hình ngân hàng hiện đại là kinh doanh đa năng thì khả năngphát triển, cung ứng các dịch vụ cho nhiều đối tượng khách hàng, nhiềulĩnh vực kinh doanh là rất cao Đặc biệt ngân hàng điện tử có thể cung cấpdịch vụ chéo Các ngân hàng có thể liên kết với các công ty bảo hiểm, công

ty chứng khoán, công ty tài chính khác để đưa ra các sản phẩm tiện íchnhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về các dịch vụ liên quan: ngânhàng, bảo hiểm, đầu tư, chứng khoán

Việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử giúp các ngân hàng tăngcường sự tín nhiệm của khách hàng Một khi khách hàng có thể truy nhập

và nhận được mọi thông tin, thực hiện được tất cả các giao dịch bất kể họđang ở đâu thì họ không có lý do gì để phải chuyển sang giao dịch với cácngân hàng khác Đồng thời, các dịch vụ ngân hàng điện tử có thể góp phầnnâng cao hình ảnh của ngân hàng, ngân hàng ngày càng có công nghệ hiệnđại, tiên tiến

Ngân hàng điện tử cung cấp cho khách hàng nhiều sự lựa chọn hơn,nhiều dịch vụ chất lượng cao hơn để thực hiện công việc làm ăn kinh doanhcủa mình Khách hàng được ngân hàng cung cấp mọi thông tin ngân hàngcần thiết Do đó, khách hàng có thể thu được nhiều lợi ích nhờ tiết kiệmthời gian và thực hiện các giao dịch thuận tiện hơn

Các dịch vụ ngân hàng điện tử chủ yếu là: dịch vụ ngân hàng qua điệnthoại (Phone Banking), dịch vụ ngân hàng qua Internet (Internet Banking),

Trang 6

dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile banking), dịch vụ ngânhàng tại nhà (Home Banking).

2 Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại (Phone Banking)

2.1 Khái niệm

Phone Banking là một tiện ích ngân hàng mà khi sử dụng nó kháchhàng chỉ cần dùng hệ thống điện thoại thông thường Đây là hệ thống trảlời tự động, hoạt động 24/24 giờ trong ngày, 7 ngày trong một tuần, 365ngày trong một năm nên khách hàng hoàn toàn chủ động sử dụng khi cầnthiết

Khách hàng được cấp một mật khẩu và số PIN để có thể truy cập kiểmtra tài khoản, xem báo cáo các khoản chi tiêu chỉ đơn giản thông qua cácphím trên điện thoại Các chi phí cho dịch vụ này sẽ được gửi đến chokhách hàng thông qua các hoá đơn điện thoại thông thường

2.2 Chức năng

Phone Banking có các chức năng sau:

- Giúp khách hàng kiểm tra các thông tin về tài khoản của mình như số

dư tài khoản, các giao dịch trên tài khoản trong một khoảng thời gian nhấtđịnh (được quy định tùy theo từng ngân hàng - có ngân hàng cho phépkhách hàng kiểm tra được các giao dịch trong vòng ba tháng gần nhất)

- Chuyển tiền giữa các tài khoản khác nhau của cùng khách hàng trongcùng ngân hàng (một số ngân hàng còn cho phép khách hàng chuyển tiền

từ tài khoản của mình sang tài khoản của các thành viên khác trong giađình nếu như họ cũng có tài khoản trong ngân hàng đó)

- Qua Phone Banking khách hàng có thể thanh toán các hoá đơn định

kỳ như tiền điện, tiền điện thoại, phí truy cập internet, thanh toán hoá đơnthẻ tín dụng, …

Trang 7

- Thanh toán định kỳ (Standing Orders) và Lệnh Thanh toán trực tiếp(Direct Debits) Với chức năng này của Phone Banking, khách hàng sẽkhông phải nhớ các khoản thanh toán định kỳ với số tiền cố định như phíbảo hiểm, phí hội viên, tiền mua trả góp,… mà vẫn đảm bảo thanh toánđúng hạn

- Rút thấu chi (overdraft): khách hàng có thể yêu cầu rút thấu chi tớimột hạn mức xác định của ngân hàng

- Đặt mua ngoại tệ hoặc séc du lịch (travellers cheques)

- Chuyển tiền ra nước ngoài - tới một hạn mức xác định của ngân hàng

- Đặt mua hối phiếu (bank drafts) - tới một hạn mức xác định của ngânhàng

Ngoài ra, khi sử dụng Phone Banking khách hàng có thể thực hiện cácgiao dịch sau :

- Thông tin về số dư lưu ký chứng khoán

- Thông tin kết quả khớp lệnh của các phiên giao dịch gần nhất

- Thông tin về các lệnh đặt mua, đặt bán chứng khoán gần nhất

- Thay đổi địa chỉ liên lạc

- Thoả thuận các yêu cầu mới hoặc bổ sung về thế chấp

- Yêu cầu phát hành lại thẻ hoặc PIN (mã số nhận dạng cá nhân)

- Yêu cầu báo cáo tài khoản, sổ séc…

- Yêu cầu ngân hàng fax bản tỷ giá, giá chứng khoán, bản lãi suất tiềngửi…Khi dùng dịch vụ này, khách hàng cần liên hệ trước với ngân hàng đểđăng ký số fax của mình

Đặc biệt, đối với những khách hàng chưa có tài khoản hoặc chưa sửdụng dịch vụ của ngân hàng cũng có thể sử dụng Phone Banking để nghe

Trang 8

giới thiệu về các dịch vụ ngân hàng, thông tin về tỷ giá hối đoái, lãi suấttiết kiệm, lãi suất vay, giá chứng khoán, …

3.3 Tác dụng của Phone Banking

Với hệ thống Phone Banking, khách hàng sẽ tiết kiệm được rất nhiềuthời gian, không cần đến ngân hàng vẫn giám sát được các giao dịch phátsinh trên tài khoản của mình mọi lúc kể cả ngoài giờ hành chính, mọi nơitrong phạm vi cả nước và quốc tế Dù khách hàng đang ở bất cứ nơi đâu (ởnhà, ở cơ quan hay đang đi công tác nước ngoài) cũng có thể kiểm soátđược các giao dịch trên tài khoản của mình, cập nhật thông tin về sảnphẩm, dịch vụ của ngân hàng vào bất cứ thời điểm nào thích hợp nhất với

Để sử dụng dịch vụ Internet Banking khách hàng cần có máy tính,modem, đường điện thoại truy cập Khi sử dụng dịch vụ này, khách hàngkhông cần cài đặt thêm một phần mềm đặc biệt nào mà chỉ cần truy cậptrực tiếp vào trang web của ngân hàng

3.2 Chức năng

Internet Banking giúp khách hàng có thể:

- Xem thông tin về các giao dịch đã thực hiện trên tài khoản

- Kiểm tra số dư

Trang 9

- Chuyển tiền giữa các tài khoản trong cùng hệ thống ngân hàng

- Xem thông tin về tài khoản như số dư hiện tại (current balances) và số

dư có thể sử dụng (available balances); lãi suất …

- Tìm kiếm thông tin về một giao dịch cụ thể nào đó, ví dụ: số séc, sốtiền và ngày séc đó được thanh toán…

- Làm lệnh thanh toán

- Thanh toán hoá đơn

- Xem số dư và các giao dịch trên thẻ tín dụng

- Yêu cầu ngừng thanh toán séc

- Xem chi tiết và sửa đổi các lệnh thanh toán định kỳ (standing orders)

và lệnh ghi nợ trực tiếp (Direct Debit)

- Thông báo thay đổi địa chỉ liên lạc…

- Thông báo định kỳ bằng e-mail khi số dư tài khoản đạt đến mức tối đahay tối thiểu mà khách hàng đặt ra từ trước

- Chuyển các thông tin dữ liệu từ internet banking xuống phần mềm kếtoán riêng của mình như Quicken hay Microsoft Money …

3.3 Tác dụng của Internet Banking

Đây là một loại hình dịch vụ ngân hàng hiện đại và còn khá mới mẻ Sự

ra đời của Internet Banking thực sự là một cuộc cách mạng, nó thúc đẩycác giao dịch xảy ra nhanh hơn, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiềncủa cho cả khách hàng lẫn ngân hàng và cho xã hội nói chung

4 Dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động (Mobile Banking) 4.1 Khái niệm

Trang 10

Mobile Banking là một loại hình dịch vụ của ngân hàng điện tử chophép khách hàng có thể nắm bắt được thông tin về tài khoản của mình vàcác thông tin ngân hàng khác qua hệ thống tin nhắn trên điện thoại di động.

- Thực hiện các giao dịch chứng khoán, nhà đất,

- Thực hiện thanh toán tiền điện thoại, tiền điện, nước

4.3 Tác dụng của Mobile Banking

Với Mobile Banking, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian và chi phí,

có thể biết thông tin về tài khoản của mình mọi lúc, mọi nơi, thực hiện cácgiao dịch một cách nhanh chóng chỉ cần thông qua hệ thống tin nhắn trênđiện thoại di động Thông tin mà khách hàng nhận được rất phong phú và

Trang 11

Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng cần có máy tính với cấu hình phùhợp, modem, đường điện thoại truy cập và một chương trình phần mềm đặcbiệt do ngân hàng cung cấp Khi sử dụng dịch vụ, khách hàng sẽ quay sốtrực tiếp để kết nối với ngân hàng qua đường điện thoại thông thường Saukhi nhập mã số sử dụng (username) và mật khẩu (password), khách hàng sẽ

có quyền thực hiện các giao dịch ngân hàng từ máy tính cá nhân đặt tại vănphòng mình

5.2 Chức năng

Home Banking có thể cho phép thực hiện 3 chức năng chính sau:

- Chuyển tiền: Chức năng này cho phép khách hàng có thể lập lệnhchuyển tiền thanh toán cho bên thứ ba có tài khoản tại bất cứ một ngânhàng nào trên thế giới hoặc làm lệnh chuyển tiền giữa các tài khoản củachính mình

- Xem số dư và các giao dịch trên tài khoản: Chức năng này cung cấpcho khách hàng các thông tin cập nhật về số dư tài khoản cũng như cácgiao dịch trên tài khoản của mình Với chức năng này khách hàng còn cóthể tự in báo cáo tài khoản bất cứ lúc nào và thậm chí còn có thể chuyểnthông tin, dữ liệu sang các phần mềm ứng dụng khác như Excel, Word,…

- Thư tín dụng: chức năng này cho phép khách hàng có thể điền vàomẫu thư tín dụng và chuyển tới ngân hàng

5.3 Tác dụng của Home Banking

Với Home Banking, khách hàng tiết kiệm được rất nhiều thời gian, tiềnbạc và nắm bắt thông tin ngân hàng nhanh hơn vì họ không cần phải đếngiao dịch trực tiếp tại ngân hàng, có thể cập nhật thông tin về tài khoản củamình ngay sau khi có giao dịch mới phát sinh dù họ ở bất kỳ nơi đâu Do

đó, khách hàng sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào các hoạt độngkinh doanh của mình Khách hàng cũng không còn phải lo lắng về các loại

Trang 12

giấy tờ sổ sách phức tạp Với sự trợ giúp của dịch vụ này, việc giao dịchngân hàng đối với khách hàng giờ đây chỉ còn là việc bấm vài phím máytính, vào thời điểm thuận tiện nhất với mình

II PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN

Đối với dịch vụ Internet Banking có các nhà cung cấp như ngân hàngngoại thương Việt Nam (Vietcombank), ngân hàng công thương Việt Nam(Incombank), ngân hàng ACB, Techcombank, ANZ, Citibank, Sacombank,

Trang 13

ngân hàng qua Internet- F@st I-Bank, góp phần thay thế các giao dịch trựctiếp tại quầy bằng giao dịch trực tuyến qua Internet Đồng thời cũng làngân hàng cổ phần đầu tiên cung cấp sản phẩm quản lý tài khoản tiền củanhà đầu tư chứng khoán mang tên F@st S-Bank và Cổng thanh toán điện tửcung cấp giải pháp thanh toán trực tuyến cho các trang web thương mạiđiện tử F@stVietPay

F@st MobiPay là dịch vụ thanh toán qua tin nhắn điện thoại di động doTechcombank cung cấp từ ngày 27/12/2006 Đây là một hình thức uỷnhiệm chi Theo đó, khách hàng có thể thực hiện thanh toán cho các hoáđơn, cước phí hàng tháng, các khoản mua sắm của mình mọi lúc, mọi nơimột cách đơn giản chỉ bằng cách nhắn tin lên số dịch vụ 19001590 củaTechcombank để yêu cầu ngân hàng trích tiền từ tài khoản trả cho nhà cungứng dịch vụ là đối tác của Techcombank Khách hàng có thể sử dụng dịch

vụ để thực hiện các thanh toán sau:

- Thanh toán cước phí ADSL của nhà cung cấp FPT

- Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc xe cơ giới tại Tổng công ty

cổ phần bảo hiểm Bảo Minh

- Mua hàng ngàn loại mặt hàng đa dạng: đồ điện tử, đồ gia dụng, mỹphẩm, sách báo… trên trang web www.chotroi.com.vn

- Mua hàng ngàn loại mặt hàng đa dạng: đồ điện tử, đồ gia dụng, mỹphẩm, sách báo… trên trang web www.chodientu.vn

- Mua hàng ngàn loại mặt hàng đa dạng: đồ điện tử, đồ gia dụng, mỹphẩm, sách báo… trên trang web www.golmart.com.vn

- Mua Vcoin cho tài khoản Game tại VTC

Techcombank cung cấp dịch vụ này miễn phí cho các khách hàng thanhtoán qua SMS hoặc khách hàng chỉ phải trả phí tin nhắn theo biểu phí củanhà cung cấp dịch vụ viễn thông

Trang 14

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cũng đã triển khai và cungcấp các dịch vụ ngân hàng mới nhưng chủ yếu tập trung vào hai dịch vụchính là Homebanking và vấn tin tài khoản bằng điện thoại di động –BSMS Dịch vụ Home Banking của BIDV được đánh giá là dịch vụ ngânhàng điện tử có chất lượng tốt Đối tượng sử dụng là các tổ chức tín dụng,doanh nghiệp hoạt động tại các khu công nghiệp lớn, các doanh nghiệp cómạng lưới hoạt động rộng Các giao dịch dược thực hiện ở dịch vụ HomeBanking là:

- Vấn tin số dư tài khoản tiền gửi, tình trạng khoản vay

- Xem liệt kê giao dịch trên tài khoản tiền gửi

- Thực hiện các giao dịch chuyển tiền là VND từ tài khoản tiền gửi

- Và xem các thông tin ngân hàng khác

Tiện ích của hệ thống BIDV Home Banking là vấn tin thanh toán, traođổi thông tin giữa ngân hàng và khách hàng, báo cáo thống kê, nhómthông tin về ngân hàng Trong thời gian tới dịch vụ BIDV- HomeBanking được triển khai đến các chi nhánh trên khắp cả nước và đa dạnghóa các tiện ích như mở thư tín dụng( LC), các sản phẩm bảo lãnh, tiệních về thanh toán hóa đơn, tiện ích về trả lương tự động,…

Với BSMS của BIDV, khách hàng có thể biết thông tin về tài khoảncủa mình tại BIDV và các thông tin ngân hàng khác (như tỉ giá hối đoái,lãi suất tiền gửi của BIDV) qua hệ thống nhắn tin trên điện thoại di động.Ngân hàng thương mại cổ phần ACB cũng là một ngân hàng tiênphong trong việc triển khai các ứng dụng thương mại điện tử vào thanhtoán qua ngân hàng Có khá nhiều dịch vụ đã được giới thiệu như: PhoneBanking, Mobile Banking, Internet Banking và Home Banking Ngânhàng đã phối hợp với công ty Phần mềm và truyền thông VASC giới thiệuvới khách hàng một công cụ mới để thanh toán trực tuyến trên mạng -

Trang 15

"chữ ký điện tử" Theo đó dịch vụ Home Banking sẽ giúp cho khách hàngthực hiện tất cả các giao dịch với ngân hàng thông qua mạng kết nối tạivăn phòng hoặc nhà riêng.

Dịch vụ Internet Banking của Ngân Hàng Á Châu (ACB) là một kênhphân phối các sản phẩm dịch vụ ngân hàng Ở bất kỳ nơi nào, khi nàokhách hàng cũng có thể biết được thông tin về sản phẩm, dịch vụ của ACB.Chỉ cần 1 máy tính có kết nối với Internet, khách hàng có thể truy cập vàotrang www.acb.com.vn để:

- Kiểm tra số dư tài khoản, số dư thẻ

- Xem và in những giao dịch từng tháng

- Tham khảo những thông tin về sản phẩm mới của ACB

- Tham khảo lãi suất tiết kiệm, tỉ giá ngoại tệ

Ngân hàng ACB cũng đã liên kết với công ty Quốc tế Minh Việt vàeMobile - một nhà cung cấp giải pháp di động của Singapore, cho ra đờidịch vụ mATM vào tháng 4/2006 Với dịch vụ này, khách hàng của ACB

có dùng Vinạphone (cả thuê bao trả trước và trả sau) đều có thể kiểm tra tàikhoản bằng điện thoại di động, ghi nợ tài khoản để thanh toán tiền muahàng hoặc rút tiền mặt từ tài khoản ở các điểm bán lẻ, mua một số dịch vụtrực tuyến hay không trực tuyến chấp nhận thanh toán bằng mATM, cácđiểm bán lẻ cũng có thể thực hiện dịch vụ chuyển và nhận tiền điện tử màkhông nhất thiết người gửi và người nhận tiền nhất thiết phải có tài khoản ởngân hàng

Ngoài các ngân hàng trên thì còn rất nhiều ngân hàng khác, không kể làngân hàng quốc doanh hay ngoài quốc doanh cũng đã và đang cung cấpdịch vụ ngân hàng điện tử Và các ngân hàng này đều có website riêng, cácsản phẩm dịch vụ được giới thiệu quang bá trên website của ngân hàng với

Trang 16

rất nhiều tiện ích nhằm đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng đượcnhanh chóng, tiện lợi.

Bên cạnh các ngân hàng cung cấp các dịch vụ ngân hàng điện tử còn cómột số công ty làm dịch vụ kết nối trung gian cũng ra đời, cung ứng cácdịch vụ kết nối điện tử như Paynet, VinaPay, VASCPayment, VietPay…Các công ty này hướng tới vai trò làm trung gian kết nối và xử lý thông tingiữa các tổ chức cung ứng các dịch vụ đang cần phát triển mạng luới thanhtoán điện tử đến khách hàng (đặc biệt là các ngân hàng có phát triển ngânhàng điện tử) Tiêu biểu trong số đó là Paynet với mạng lưới phân phốiđiện tử, có thể xử lý các hoá đơn thanh toán điện tử cho một số ngân hàng.Thông qua các trung gian này, các dịch vụ ngân hàng điện tử được thựchiện một cách thuận tiện hơn

1.2 Khách hàng

1.2.1 Doanh nghiệp

Doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử thường là những nhàcung cấp sản phẩm Ví dụ như người bán đồ điện tử, đồ gia dụng, mỹ phẩmtrên website www.chodientu.vn, www.chotroi.com.vn, Khi họ cung cấpsản phẩm cho khách hàng thì họ cần phải thu tiền bán hàng hoá từ đódoanh nghiệp mới có lợi nhuận Doanh nghiệp có thể tự tạo website rồi đưasản phẩm của mình lên đó hoặc là đưa sản phẩm lên website chợ điện tử

mà ở đó doanh nghiệp cũng có thể bán được sản phẩm của mình Ngườimua và người bán chỉ gặp nhau qua không gian ảo Do đó doanh nghiệpphải xây dựng cổng thanh toán cho khách hàng để họ có thể thuận tiệntrong việc chi trả tiền Một trong những giải pháp hữu hiệu là trả tiền quaInternet, qua điện thoại di động hay điện thoại cố định Hiện nay đã có một

số ngân hàng cung cấp dịch vụ này như đã nói trên Nhung thực tế hiệnnay, các doanh nghiệp Việt Nam chưa mấy mặn mà với các loại dịch vụnày Một phần là do các ngân hàng chưa chú ý đến công tác marketing cho

Trang 17

các doanh nghiệp Vì vậy các khái niệm như Home Banking, PhoneBanking, Internet Banking, Mobile Banking còn khá mới lạ đối với nhiềudoanh nghiệp.

Hiện nay, một số doanh nghiệp cũng đã nhận thức được lợi ích của dịch

vụ ngân hàng điện tử và ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả trong giao dịch,đặc biệt là vấn đề thanh toán Có thể nhận thấy sự phát triển của thươngmại điện tử làm thay đổi nhận thức của các doanh nghiệp Ứng dụngthương mại điện tử làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhanhchóng hơn, tiết kiệm chi phí và thời gian, đem lại hiệu quả cao hơn

Theo Báo cáo Thương mại điện tử năm 2006, tỉ lệ đầu tư cho Thươngmại điện tử tăng lên rõ rệt Nếu năm 2005 chỉ có khoảng 17,5% doanhnghiệp dành trên 5% tổng chi phí thường niên để đầu tư cho thương mạiđiện tử thì năm 2006 số doanh nghiệp này đã chiếm trên 51,7% Cụ thể có48,3% doanh nghiệp cho biết tỉ lệ đầu tư cho thương mại điện tử dưới 5%,38,1% doanh nghiệp có tỉ lệ đầu tư từ 5 – 15% Đáng chú ý là trong năm

2006 đã có tới 13,6% doanh nghiệp có mức đầu tư trên 15%

Cũng theo báo cáo thương mại điện tử 2006, hiệu quả của việc triểnkhai ứng dụng thương mại điện tử trong doanh nghiệp là khả quan Trongkhi 48,3% doanh nghiệp đầu tư cho thương mại điện tử dưới 5% tổng chiphí đầu tư thì chỉ 33,3% doanh nghiệp có tỉ lệ doanh thu từ thương mạiđiện tử so với tổng doanh thu ở mức dưới 5%; 38,1% doanh nghiệp đầu tưcho thương mại điện tử từ 5% đến 15% thì một con số xấp xỉ (34,6% doanhnghiệp) có doanh thu thương mại điện tử từ 5% đến 15%; 13,6% doanhnghiệp dành cho thương mại điện tử trên 15% tổng chi phí đầu tư nhưng cótới 33,3% doanh nghiệp có doanh thu trên 15% từ các hoạt động thươngmại điện tử Như vậy, trong khi chỉ 13,6% doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư chothương mại điện tử chiếm trên 15% tổng chi phí, thì có tới 33,3% doanhnghiệp báo cáo có tỷ lệ doanh thu từ hoạt động bán hàng sử dụng các

Ngày đăng: 25/03/2013, 15:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w