MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 30)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN

1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CỦA NGÂN HÀNG

DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

Dịch vụ ngân hàng điện tử là dịch vụ ngân hàng được giao dịch bằng phương tiện điện tử. Sự phát triển của nó tùy thuộc vào sự phát triển của các phương tiện điện tử, tức tùy thuộc vào thành tựu khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông. Do đó, những thành tựu mới của khoa học công nghệ có ảnh hưởng nhất định đối với sự phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử và đặt ra những vấn đề mới đối với môi trường pháp lý. Để phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới cần vấn đề cần quan tâm nhất là công nghệ và môi trường pháp lý.

1. Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của ngân hàng hàng

1.1 Đối với ngân hàng

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để phát triển ngân hàng điện tử ở nước ta, các ngân hàng nên thực hiện một số giải pháp thích hợp, cụ thể:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện và phát triển các hoạt động dịch vụ

ngân hàng truyền thống: dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán, dịch vụ

ngoại hối, kho quỹ, tư vấn... và ứng dụng các dịch vụ mới (tư vấn, đầu tư, chứng khoán, bảo hiểm, quản lý tài sản…).

Hiện nay, ngân hàng điện tử tồn tại dưới nhiều hình thức, trong đó có hình thức ngân hàng trực tuyến, cung cấp dịch vụ 100% thông qua môi trường Internet, mô hình kết hợp giữa hệ thống ngân hàng thương mại

truyền thống và điện tử hoá các dịch vụ truyền thống. Ngân hàng điện tử ở Việt Nam chủ yếu phát triển theo mô hình này. Vì vậy, dịch vụ ngân hàng truyền thống là cơ sở đảm bảo cho các ngân hàng đạt được trình độ nhất định, tạo tiền đề để phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử.

Thứ hai, phát triển và nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ ngân hàng điện tử mà một số ngân hàng đã và đang phát triển theo

hướng ngày càng tiện ích. Nâng cao chất lượng là vấn đề sống còn trong

cạnh tranh của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ tài chính. Muốn làm được như vậy các ngân hàng cần chú trọng đến công nghệ, an toàn và bảo mật,các biện pháp nâng cao trình độ nghiệp vụ, kĩ năng khai thác dịch vụ, thái độ phục vụ cho đội ngũ cán bộ, nhân viên của mình; hoàn thiện các qui trình nghiệp vụ; đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm tra, giám sát và quản lý rủi ro; nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng. Trong đó, quan trọng nhất là vấn đề công nghệ và an toàn bảo mật. Có thể nói đây là “trái tim” của các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Về công nghệ: các ngân hàng cần áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến,có sự điều chỉnh và đổi mới phù hợp để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng điện tử. Nền tảng hạ tầng công nghệ thông tin với dòng tổng đài và giải pháp HiPath do Siemens cung cấp đang được hàng chục ngân hàng hàng đầu đang hoạt động tại Việt Nam ứng dụng như HSBC, Dutch Bank, Citibank, Vietcombank, Incombank, Agribank...Các ngân hàng có thể tìm kiếm, chia sẻ, lựa chọn những công nghệ tiên tiến thông qua các hội thảo, triển lãm…Ngày 6/12/2007 vừa qua, Cty IDG Việt Nam đã tổ chức hội thảo và triển lãm về "e-Banking" (ngân hàng điện tử). Nó đã thu hút nhiều đơn vị trong và ngoài nước tham gia. Hàng loạt đơn vị cung cấp giải pháp dịch vụ ngân hàng điện tử, các ngân hàng đã trình làng, giới thiệu các giải pháp mới tại triển lãm. Đó là cơ hội để các doanh nghiệp trao đổi, chia sẻ những công nghệ tiên tiến, góp phần phát triển ngân hàng điện tử.

Về an toàn bảo mật: với sự phát triển của khoa học công nghệ như hiện nay, ngân hàng có thể sử dụng nhiều công nghệ cao để nâng cao tính bảo mật thông tin cho khách hàng. Ngoài giải pháp mã hoá dữ liệu điện tử thì có thể bảo mật thông tin bằng chữ ký điện tử, mật mã hoá/giải mã trên mạng bằng thuật toán tiên tiến, quản lý khoá theo trật tự cấp bậc, áp dụng các chính sách an toàn dữ liệu,… Ngoài ra đội ngũ lãnh đạo và nhân viên của hệ thống ngân hàng điện tử cũng cần am hiểu về công nghệ thông tin và Internet để có thể quản lý và theo dõi thông tin về khách hàng qua các phương tiện truyền thông. Đồng thời các ngân hàng điện tử hiện nay còn khá mới mẻ ở Việt Nam cho nên có nhiều khách hàng chưa biết xử lý như thế nào khi gặp sự cố thì nhà cung cấp phải nhanh chóng hỗ trợ khách hàng thông qua những chuyên viên kỹ thuật. Mặt khác ngân hàng điện tử chưa được ứng dụng nhiều ở nước ta. Do vậy trong thời gian tới để dịch vụ ngân hàng điện tử được nhiều doanh nghiệp sử dụng thì nhà cung cấp nên triển khai các dịch vụ mới, thật sự đem lại tiện ích cho khách hàng.

Ngày 1/1/2008 là giai đoạn đầu tiến hành trả lương qua tài khoản, áp dụng cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố lớn (theo Chỉ thị số 20/2007/CT-Tg của Thủ tướng Chính phủ ngày 24/08/2007 về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách Nhà nước). Và ngày 1/1/2009 sẽ được thực hiện trên phạm vi cả nước. Đây là một chủ trương có ý nghĩa lớn không chỉ về mặt kinh tế mà cả xã hội, tạo thói quen sủ dụng thanh toán không dùng tiền mặt cho người dân. Đó là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng điện tử đồng nghĩa với việc vấn đề an toàn hệ thống cần được ưu tiên hơn lúc nào hết.

Đồng thời, các ngân hàng cần phối hợp với các doanh nghiệp, với các ngành, lĩnh vực kinh doanh để tiếp tục mở rộng hoạt động thanh toán qua mạng điện thoại di động - Mobile Banking.

Thứ ba, là sự phát triển ngân hàng điện tử mang tính chiến lược, tuy nhiên để phát triển vững chắc, các ngân hàng cần lựa chọn phương án

tối ưu nhất để triển khai thực hiện. Trong điều kiện hiện nay, trước mắt

các ngân hàng nên phát triển các hoạt động dịch vụ của ngân hàng điện tử ở mức độ nhất định, phù hợp với tình hình thực tế, trình độ phát triển của nền kinh tế; nhu cầu của khách hàng như: xây dựng và phát triển trang Web của ngân hàng; phát triển dịch vụ Mobile Banking, phát triển dịch vụ Home Banking. Các sản phẩm dịch vụ này sẽ phục vụ cho chính các đối tượng khách hàng của ngân hàng (khách hàng truyền thống), đồng thời thu hút khách hàng mới sử dụng bằng chính tiện ích và hiệu ứng thông tin về dịch vụ từ các khách truyền thống.

Thực hiện khai thác hiệu quả trang Web của ngân hàng mình để tổ chức hoạt động tiếp thị, quảng cáo, tư vấn... nhằm thu hút khách hàng quan tâm và chú ý đến các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và phát triển khách hàng tiềm năng, khách hàng mới. Bên cạnh đó không ngừng nâng cao chất lượng Web, tạo trang web có nội dung đa dạng, phong phú với lượng thông tin cung cấp có chất lượng và thường xuyên được cập nhật, đổi mới.

Để dịch vụ ngân hàng điện tử có thể thực sự phát huy tác dụng và hỗ trợ cho giao dịch thương mại điện tử cần có sự liên thông rất cao giữa các ngân hàng cũng như một cổng trung gian thanh toán (payment gateway) với năng lực hoạt động mạnh (hiện nay chỉ có ở ngân hàng Đông Á và ngân hàng ACB). Có như thế thì người mua và người bán có tài khoản ở những ngân hàng khác nhau có thể thực hiện được giao dịch chuyển tiền và các giao dịch trực tuyến khác.

1.2 Đối với khách hàng

Ở Việt Nam vẫn sử dụng chủ yếu là tiền mặt, ở mọi cấp độ của nền kinh tế từ kinh doanh thương mại, người tiêu dùng, doanh nghiệp vừa và

nhỏ, công ty lớn, thậm chí cả các doanh nghiệp nhà nước và cấp chính phủ, rất nhiều giao dịch trước đây và hiện nay vẫn được thực hiện bằng tiền mặt. Các đối tượng tham gia ngân hàng điện tử chưa nhiều. Cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về những tiện ích và tầm quan trọng của các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Đối với những khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử, cần thực hiện những biện pháp để đảm bảo tính bảo mật về thông tin của mình. Cụ thể là:

- Tìm hiểu xem ngân hàng hay công ty thương mại này đã cung cấp các dịch vụ trực tuyến được bao lâu và kiểm tra về mức độ tin cậy của nó.

- Xác minh sự bảo đảm của ngân hàng này sẽ bao gồm bất kỳ mất mát nào liên quan đến sự gian lận có thể xảy ra khi sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử

- Tìm hiểu xem các khách hàng khác nói gì về ngân hàng hoặc công ty giao dịch này trên các trang web so sánh như là Epinions.com. Mặc dù những ý kiến này sẽ không phải là thực tế khách quan về một tổ chức, nhưng bạn có thể ý thức về cách thức mà tổ chức này đối xử khách hàng, giải quyết các khiếu nại của khách hàng, v.v...

- Tìm hiểu cách thức ngân hàng thu thập thông tin tài chính của mình và cách thức mà họ dự định sử dụng nó.

Trên đây là một số giải pháp ở tầm vi mô, áp dụng trong hệ thống ngân hàng điện tử và một số giải pháp dành cho người sử dụng. Để dịch vụ ngân hàng điện tử thực sự phát huy tác dụng và hỗ trợ hiệu quả cho giao dịch thương mại điện tử, đặc biệt là giao dịch B2C thì cần có sự liên thông giữa các ngân hàng và sự thay đổi nhận thức của khách hàng. Điều quan trọng là người mua và người bán phải có tài khoản ở cùng một ngân hàng thì việc thanh toán mới có thể thực hiện được. Vì vậy người mua và người bán qua

mạng chính là những khách hàng cần được quan tâm nhiều nhất và đáp ứng nhu cầu thanh toán của họ chính là thành công của dịch vụ thanh toán của ngân hàng điện tử.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w