ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ---o0o--- NGUYỄN MINH HÙNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC T
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-o0o -
NGUYỄN MINH HÙNG
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: TRƯỜNG HỢP NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
Hà Nội - 2014
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
-o0o -
NGUYỄN MINH HÙNG
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ: TRƯỜNG HỢP NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV)
Chuyên ngành : KTTG&QHKTQT
Mã số : 60 31 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HÀ VĂN HỘI
Hà Nội - 2014
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i
DANH MỤC BẢNG ii
DANH MỤC ĐỒ THỊ iii
DANH MỤC SƠ ĐỒ iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 9
1.1 Khái quát về dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại 9
1.1.1 Lịch sử phát triển dịch vụ tài chính phái sinh 9
1.1.2 Các dịch vụ tài chính phái sinh cơ bản của ngân hàng thương mại 14
1.2 Thị trường giao dịch dịch vụ tài chính phái sinh 25
1.2.1 Mô hình giao dịch thị trường tài chính phái sinh 25
1.2.2 Các thành viên của thị trường giao dịch dịch vụ tài chính phái sinh 28
1.3 Tính tất yếu phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 30
1.3.1 Ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 30
1.3.2 Nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 36
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 40
2.1 Bối cảnh thực hiện phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại Việt Nam 40
Trang 42.1.1 Bối cảnh hội nhập quốc tế gắn với việc phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại Việt Nam 402.1.2 Diễn biến thị trường tiền tệ, lãi suất quốc tế và trong nước gắn với việc phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại Việt Nam 422.2 Hoạt động thị trường dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 472.3 Hoạt động dịch vụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) 502.3.1 Kết quả hoạt động dịch vụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 502.3.2 Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại BIDV theo chỉ tiêu thương hiệu 552.3.3 Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại BIDV theo hệ thống chỉ tiêu định lượng 562.3.4 Cơ hội và thách thức của hội nhập kinh tế quốc tế tới việc phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của BIDV 652.3.5 Đánh giá chính sách của BIDV trong việc phát triển dịch vụ tài chính phái sinh 67
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN 72 VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 72
3.1 Chiến lược triển dịch vụ tài chính phái sinh của BIDV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 723.1.1 Yêu cầu phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của BIDV trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 723.1.2 Định hướng phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 733.1.3 Quan điểm phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam 76
Trang 53.2 Một số giải pháp phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế 77
3.2.1 Xây dựng chiến lược phát triển cụ thể cho các dòng dịch vụ tài chính phái sinh và tổ chức thực hiện nghiêm túc trên toàn hệ thống BIDV 77
3.2.2 Hoàn thiện quy trình dịch vụ tài chính phái sinh 79
3.2.3 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, phát triển dịch vụ mới 80
3.2.4 Đẩy mạnh công tác marketing 81
3.2.5 Đầu tư hợp lý về mọi nguồn lực cho phát triển dịch vụ tài chính phái sinh 82
3.2.6 Xây dựng bộ phận quản lý rủi ro 84
3.3 Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về phát triển sản dịch vụ tài chính phái sinh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 85
3.3.1 Xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của thị trường tài chính phái sinh tại Việt Nam 85
3.3.2 Thành lập các sở giao dịch tài chính phái sinh và Trung tâm thanh toán bù trừ phục vụ cho thị trường tài chính phái sinh tại Việt Nam 86
KẾT LUẬN 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1 BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
2 CCS Dịch vụ phái sinh hoán đổi tiền tệ chéo
3 ECB Ngân hàng trung ương Châu Âu
4 EUR Đồng tiền chung Châu Âu
5 FED Cục dự trữ liên bang Mỹ
6 IRS Dịch vụ phái sinh hoán đổi lãi suất một đồng tiền
7 ISDA Hiệp hội hoán đổi và phái sinh quốc tế
8 KDV&TT Kinh doanh vốn và tiền tệ
12 WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 7DANH MỤC BẢNG
1 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động tài chính phái sinh kỳ hạn 50
2 Bảng 2.2 Kết quả hoạt động tài chính phái sinh hợp đồng tương lai 51
3 Bảng 2.3 Doanh số dịch vụ phái sinh kỳ hạn 57
4 Bảng 2.4 Doanh số dịch vụ phái sinh hợp đồng tương
5 Bảng 2.5 Doanh số sản phẩm phái sinh hoán đổi 59
6 Bảng 2.6 Số lượng khách hàng giao dịch dịch vụ phái sinh hoán đổi 61
7 Bảng 2.7 Lợi nhuận dịch vụ phái sinh kỳ hạn 63
8 Bảng 2.8 Lợi nhuận dịch vụ hợp đồng tương lai hàng
9 Bảng 2.9 Lợi nhuận dịch vụ phái sinh hoán đổi 65
Trang 8Diễn biến lãi suất USD, EUR, JPY (lãi suất
cơ bản tại các thị trường Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản)
46
Trang 9DANH MỤC SƠ ĐỒ
1 Sơ đồ 1.1 Đồ thị hình nến trong phân tích kỹ thuật hợp đồng tương lai 10
3 Sơ đồ 1.3
Giao dịch hợp đồng tương lai qua sàn giao dịch (Trung tâm giao dịch) hợp đồng tương lai
18
4 Sơ đồ 1.4 Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu 20
7 Sơ đồ 1.7 Loại hợp đồng hoán đổi thứ nhất 24
8 Sơ đồ 1.8 Loại hợp đồng hoán đổi thứ hai 24
9 Sơ đồ: 1.9 Loại hợp đồng hoán đổi thứ ba 24
10 Sơ đồ 1.10 Thị trường giao dịch tài chính phái sinh tập
11 Sơ đồ 1.11 Thị trường giao dịch tài chính phái sinh phi tập trung 27
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng là một tổ chức tài chính quan trọng bậc nhất trong nền kinh
tế Hệ thống ngân hàng có thể coi như hệ thống huyết mạch vận chuyển tư bản đi nuôi sống và phát triển các thành phần kinh tế trong một cơ thể kinh tế thống nhất Trong giai đoạn toàn cầu hóa, hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên thiết yếu Điều đó thể hiện qua việc hệ thống ngân hàng không những đã khẳng định được vai trò trung gian tài chính mà còn mở rộng và phát triển thêm nhiều chức năng mới thông qua các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại
Ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng thương mại đang đứng trước rất nhiều
cơ hội và thách thức trong quá trình hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới Các ngân hàng thương mại cổ phần mới nhanh chóng được thành lập với nhiều tên tuổi mới như: TienphongBank, Liên Việt Bank, PG Bank vv … Đồng thời các ngân hàng nước ngoài cũng nhanh chóng thiết lập và gia tăng chi nhánh như: HSBC, Standard Chartered Bank, ANZ, CitiBank, Deutsche Bank vv … Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt như vậy, để có thể tồn tại
và khẳng định mình, các ngân hàng cần phải xây dựng và phát triển thêm nhiều dịch vụ mới bên cạnh các nghiệp vụ tín dụng, thanh toán cơ bản Một trong những dịch vụ mới đó là hệ thống dịch vụ tài chính phái sinh, bao gồm những dịch vụ về quyền chọn, hoán đổi, tương lai và kỳ hạn
Việc phát triển các dịch vụ tài chính phái sinh ngoài việc đem lại sức cạnh tranh và lợi nhuận cho các ngân hàng thương mại, nó còn có một ý nghĩa quan trọng trong việc cố định chi phí, cơ cấu lại nguồn vốn, bảo hiểm rủi ro, chuyển đổi rủi ro, nâng cao hiệu quả đầu tư và sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp Xét trên khía cạnh đó, các dịch vụ tài chính phái sinh không chỉ có ích cho hệ thống ngân hàng mà còn rất quan trọng và cần thiết cho cả nền kinh tế Hiện nay, việc sử dụng công cụ tài chính phái sinh trong hoạt động của ngân hàng, doanh nghiệp đang trở thành xu thế trên thị trường tài chính các
Trang 11nước Trong trào lưu hội nhập kinh tế quốc tế, để không bị đứng ngoài cuộc chơi, bị chiếm lĩnh thị trường bởi các ngân hàng nước ngoài đã phát triển ở trình độ cao, các ngân hàng thương mại trong nước cũng đang trong quá trình tiếp cận và phát triển các nghiệp vụ này Tuy nhiên, do thị trường tài chính - tiền tệ của Việt Nam chưa phát triển mạnh nên việc áp dụng các nghiệp vụ này của ngân hàng còn hạn chế, chưa phổ biến và có nghiệp vụ mới chỉ mang tính thí điểm
Trước tình hình đó, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã tiên phong nghiên cứu phát triển dịch vụ tài chính phái sinh từ năm 2005 và đã sớm bắt đầu triển khai nghiệp vụ này kể từ cuối năm 2006 với những kết quả khá tích cực Tuy nhiên, do đây là dịch vụ mới nên việc phát triển các dòng sản phẩm còn chưa đồng đều, việc chuẩn hóa các quy trình, quy định vẫn còn đang trong quá trình vừa nghiên cứu, vừa làm, vừa chỉnh sửa, hoàn thiện
Đó chính là lý do để lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển dịch vụ tài
chính phái sinh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế: Trường hợp ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)”
2 Tình hình nghiên cứu
Dịch vụ tài chính phái sinh là một dịch vụ mới của ngân hàng thương mại Đồng thời, dịch vụ này mang tính tác nghiệp của doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ Tuy nhiên, cho đến nay cũng không có nhiều công trình nghiên cứu về dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại
Trước hết, về thuật ngữ “dịch vụ tài chính phái sinh”, bài viết: Nghiệp
vụ tài chính phái sinh và thực trạng sử dụng tại Việt Nam của tác giả Lê
Công (2010) trên tạp chí tài chính cho rằng: Các nghiệp vụ tài chính phái sinh là dịch vụ tất yếu của sự phát triển ngày càng sâu, rộng và đa dạng của thị trường tài chính Sự biến động khó lường của giá cả hàng hoá, lãi suất, tỷ giá trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư
Trang 12trong các phi vụ mua, bán Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xẩy ra, các dịch vụ tài chính phái sinh đã được hình thành, đó thực chất là những hợp đồng tài chính mà giá trị cuả nó phụ thuộc vào một hợp đồng mua bán cơ sở (hay còn gọi là chính phẩm) Công cụ tài chính phái sinh được hiểu là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có nhằm nhiều mục tiêu khác nhau như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận Giá trị của công cụ phái sinh bắt nguồn từ một
số công cụ cơ sở khác như tỉ giá, trị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán, lãi suất…Để thực hiện các hợp đồng giao dịch nêu trên, cần thông qua các công cụ tài chính phái sinh Các công cụ này xuất hiện lần đầu tiên nhằm giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn rủi ro, trong đó thường được sử dụng cao nhất là hợp đồng kỳ hạn (forward contracts), hợp đồng tương lai (future contracts) Những công cụ trên còn có thể kết hợp với nhau, với những khoản vay hoặc những chứng khoán truyền thống để tạo nên các công cụ lai tạo
Tuy nhiên, bài viết chưa đi sâu vào phân tích nguyên nhân làm cho thị trường các dịch vụ tài chính phái sinh ở Việt Nam chưa được ứng dụng phổ biến
Về sự hình thành các dịch vụ tài chính phái sinh, bài viết “Ứng dụng
dịch vụ phái sinh tiền tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Phạm Thị Hoàng Anh (2009) được cập
nhật tại Website http://www.bantinsom.com viết về thị trường dịch vụ phái sinh trên thế giới và khái quát về thực trạng rủi ro tỷ giá của các ngân hàng thương mại Việt Nam Tuy nhiên, bài viết chưa đi vào phân tích, đánh giá việc ứng dụng các dịch vụ tài chính phái sinh trong hoạt động ngân hàng
Về các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ tài chính phái sinh: Cuốn “Cẩm
nang thị trường ngoại hối và các giao dịch kinh doanh ngoại hối” của TS
Nguyễn Văn Tiến (2005), Nxb thống kê Cuốn sách này trình bày với tư cách trang bị kiến thức và kỹ năng giao dịch ngoại hối một cách toàn diện Cuốn
Trang 13sách hệ thống đầy đủ các giao dịch tài chính phái sinh cơ bản và ứng dụng của các dịch vụ này trong kinh doanh ngân hàng Tuy nhiên, cuốn sách không đi vào nghiên cứu, đánh giá thị trường dịch vụ tài chính phái sinh ở Việt Nam;
Cuốn “Giới thiệu về thị trường Future và Option” của đồng các tác giả TS
Bùi Lê Hà, TS Nguyễn Văn Sơn, TS Ngô Thị Ngọc Huyền, ThS Nguyễn Thị Hồng Thu (2000), Nxb thống kê Cuốn sách này trình bày với tư cách giới thiệu về thị trường Future và Option đến các nhà tài chính chuyên nghiệp, để
họ hiểu được các thị trường này hoạt động như thế nào, chúng được sử dụng ra sao, và trong đó những yếu tố nào quyết định giá cả Cuốn sách không đi vào nghiên cứu, đánh giá thị trường Future và Option ở Việt Nam
Bên cạnh đó có một số công trình nghiên cứu khác như:
- Đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tài chính phái sinh ở
các ngân hàng thương mại tại TP.Hồ Chí Minh” được cập nhật tại website
http://thuvienluanvan.com/ Đề tài đã phân tích, đánh giá tổng quan hoạt động kinh doanh qua các dịch vụ phái sinh ở các ngân hàng thương mại tại Tp Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp ứng dụng và phát triển các dịch vụ này
- Đề tài “Giải pháp phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ bằng các
dịch vụ phái sinh tại ngân hàng ngoại thương –
Chi nhánh TP Hồ Chí Minh” được cập nhật tại website:
http://thuvienluanvan.com/ Đề tài phân tích thực trạng kinh doanh ngoại tệ qua dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng ngoại thương – Chi nhánh Tp
Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp để phát triển mảng kinh doanh ngoại tệ qua các dịch vụ tài chính phái sinh
- Đề tài “Mở rộng cung ứng các dịch vụ phái sinh phòng ngừa rủi ro tỷ
giá cho khách hàng tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam” của
học viên Ngô Thanh Huyền (2010), trường Học Viện Tài Chính Đề tài nghiên cứu về việc mở rộng cung ứng dịch vụ phái sinh hiện có của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho
Trang 14doanh nghiệp, chưa đi vào phân tích đánh giá toàn diện phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Tuy nhiên, cả 3 đề tài trên đều chưa chỉ ra được tồn tại cũng như các cơ hội, thách thức để phát triển dịch vụ tài chính phái sinh
Tóm lại, hầu hết các tài liệu nghiên cứu trên mới chỉ hệ thống được các giao dịch tài chính phái sinh cơ bản, phân tích khái quát hoạt động của các giao dịch này tại Việt Nam mà chưa có những đánh giá rõ ràng về thị trường dịch vụ tài chính phái sinh, chưa chỉ ra được những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức khi phát triển dịch vụ tài chính phái sinh
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là phát triển dịch vụ tài chính phái sinh nhằm đưa hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trở nên hiện đại, đa năng đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ tài chính phái sinh của khách hàng và nhu cầu bảo hiểm của chính ngân hàng
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, các câu hỏi sau đây cần
có lời giải đáp:
- Tại sao ngân hàng thương mại Việt Nam cần phải phát triển dịch vụ tài
chính phái sinh trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế?
- Việc cung cấp dịch vụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại
Việt Nam trong thời gian qua như thế nào?
- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, ngân hàng thương mại Việt
Nam cần phải làm gì và làm như thế nào để phát triển dịch vụ tài chính phái sinh một cách có hiệu quả?
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu như đã nêu ở trên, nhiệm vụ của luận văn là:
- Phân tích, làm rõ,cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội
Trang 15nhập kinh tế quốc tế
- Nghiên cứu, tìm hiểu về dịch vụ phái sinh của ngân hàng thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, phân tích đánh giá thực trạng phát triển, trong đó tập trung vào những dịch vụ tài chính phái sinh đang phát triển tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
- Xây dựng và đề xuất các giải pháp, kiến nghị phát triển dịch phái sinh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để làm cơ sở phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động cung cấp dịch vụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó tập trung vào những dịch vụ tài chính phái sinh đang phát triển tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để phân tích xu thế hoạt động của các dịch vụ tài chính phái sinh để từ đó đưa ra cái nhìn khoa học về vấn đề nghiên cứu
Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để thu thập thông tin, số liệu từ những báo cáo về tình hình hoạt động dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại của ngân hàng nhà nước, tổng cục thống kê, các tạp chí
Trang 16và website chuyên ngành để hệ thống hóa các dữ liệu nhằm đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng phát triển dịch vụ tài chính phái sinh trong giai đoạn hiện nay
Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu, so sánh số liệu phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại, đánh giá các số liệu để minh chứng cho các vấn đề nghiên cứu
6 Những đóng góp mới của luận văn
Đề tài được nghiên cứu với mong muốn có những đóng góp như sau:
- Làm rõ tính tất yếu của việc phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
- Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng thương mại Việt Nam, trong đó tập trung vào những dịch vụ tài chính phái sinh đang phát triển tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam,
từ đó chỉ ra cơ hội và thách thức phát triển dịch vụ tài chính phái sinh
- Đề xuất một số giải pháp phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam để làm cơ sở phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
7 Bố cục của luận văn
Ngoài lời mở đầu và phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được sắp xếp thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Chương này tập trung phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về dịch
vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại Phân tích tính tất yếu phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Trang 17Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Chương này nêu bối cảnh thực hiện cung cấp dịch vụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại Việt Nam
Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại Việt Nam trong đó tập trung vào phân tích thực trạng phát triển tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
Rút ra những đánh giá chung làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Chương này nêu rõ chiến lược phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ tài chính phái sinh và đưa ra kiến nghị đối với cơ quan nhà nước
có thẩm quyền
Trang 18CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1 Khái quát về dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại
1.1.1 Lịch sử phát triển dịch vụ tài chính phái sinh
Kinh doanh gắn liền với rủi ro, ứng với mỗi lĩnh vực có các rủi ro khác nhau: Tiền tệ có rủi ro tỷ giá; Tiền gửi có rủi ro lãi suất; Chứng khoán, các giấy
tờ có giá có rủi ro biến động giá chứng khoán, lãi suất chiết khấu, rủi ro thanh khoản; Hàng hoá có rủi ro biến động giá cả thị trường, rủi ro tiêu thụ Các dịch
vụ phái sinh ra đời xuất phát từ nhu cầu quản lý rủi ro, bao gồm: Phân loại, chia tách rủi ro; Kiểm soát rủi ro; Chuyển đổi rủi ro từ chủ thể này sang chủ thể khác Bên cạnh đó còn có một số nhu cầu khác như: Nhu cầu về xác định trước chi phí, lợi nhuận để tính toán, quyết định phương án kinh doanh; Nhu cầu về đầu tư, đầu cơ; Nhu cầu về lợi nhuận của các bên liên quan
Chính vì vậy, việc ra đời các dịch vụ tài chính phái sinh là tất yếu, nhằm đáp ứng các yêu cầu của nền kinh tế thị trường Trong quá trình phát triển của mình, dịch vụ phái sinh đã trải qua các mốc lịch sử quan trọng sau:
Đầu thế kỷ thứ 17, vào những năm từ 1600 đến 1637, cơn sốt Hoa Tulip
đã quét qua Hà Lan và Anh Để giao dịch nhằm chống lại mức giá tăng cao do cơn sốt Hoa Tulip, các hợp đồng quyền chọn mua búp Hoa Tulip đã được ra đời tại Amsterdam - Hà Lan vào những năm 1600 Cho đến năm 1630, tại Anh các hợp đồng mua kỳ hạn búp Hoa Tulip được hình thành và giao dịch tại Trung tâm giao dịch Hoàng Gia (The Royal Exchange) Vì vậy, Trung tâm giao dịch Hoàng gia (hình thành ở London - Anh từ năm 1571 với nhiệm vụ xúc tiến các hoạt động thương mại) cũng trở thành sàn giao dịch dịch vụ phái sinh sớm nhất
Trang 19Đến giữa thế kỷ thứ 17, vào năm 1650, hợp đồng tương lai đầu tiên ra đời tại Osaka - Nhật Bản Đó là những hợp đồng tương lai hàng hóa về gạo, được giao dịch tại Chợ Yodoya - Osaka - Nhật Bản Những người chủ đất (nông dân) trong quá trình canh tác nhận thấy rằng, thời tiết, thiên tai và các yếu tố khác là hoàn toàn không thể dự báo được Chính vì vậy, họ đã đóng gạo thành bao và chuyển vào trong kho hàng ở trong thành phố Sau đó họ bán những phiếu xuất kho - phiếu gạo - cho phép người sở hữu nó có quyền nhận một khối lượng gạo nhất định, với một chất lượng nhất định và tại một thời điểm xác định trong tương lai Như vậy, người chủ đất có thể nhận được một thu nhập ổn định còn người mua hàng có một nguồn cung vững chắc và
cơ hội tạo lợi nhuận khi mua đi bán lại các phiếu gạo Ngoài ra, cùng với việc
ra đời hợp đồng tương lai, phân tích kỹ thuật cũng được hình thành lần đầu tiên ở đây Với nỗ lực nhằm dự đoán giá gạo, một nhà buôn tài ba Munehisha của gia đình Honma đã khai sinh ra đồ thị hình nến nhằm ghi lại biến động của giá gạo trong ngày, thống kê của các ngày sẽ hình thành nên một đường biểu diễn giá gạo phục vụ cho việc theo dõi và dự đoán Căn cứ trên đường biễu diễn này, một môn khoa học với tên gọi phân tích kỹ thuật đã ra đời và trở thành công cụ không thể thiếu trong phân tích kinh tế hiện đại, được sử dụng phổ biến trong các công ty chứng khoán, tư vấn tài chính, quản lý quỹ, ngân hàng vv …
Sơ đồ 1.1: Đồ thị hình nến trong phân tích kỹ thuật hợp đồng tương lai
Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT BIDV tổng hợp
Nếu giá đóng của thấp hơn giá mở cửa thì thân nến có mầu sẫm (đen
Trang 20Nếu giá đóng của cao hơn giá mở cửa thì thân nến có mầu sáng (trắng) Đến giữa và cuối thế kỷ thứ 18, các hợp đồng phái sinh bắt đầu được kinh doanh tại thị trường London - Anh với sự ra đời của Baltic Exchange vào năm 1744 và London Stock Exchange vào năm 1773 Cùng lúc đó ở Mỹ, sau khi Philadelphia Stock Exchange ra đời vào năm 1790 quyền lựa chọn cổ phiếu được kinh doanh rộng rãi và phổ biến hơn
Bước sang thế kỷ thứ 19, lịch sử phát triển các dịch vụ tài chính phái sinh được ghi dấu với sự kiện quan trọng nhất là sự ra đời của Sở Thương mại Chicago tại Mỹ (Chicago Board Of Trade) vào năm 1848 Đây là nơi mà người mua và người bán có thể trao đổi hàng hóa với chủng loại hết sức đa dạng từ: Gạo, ngô, vật nuôi cho đến Trái phiếu Chính quyền Liên bang Mỹ Các hợp đồng tương lai được giao dịch tại Chicago Board Of Trade (CBOT) lần đầu tiên được chuẩn hóa, ban đầu là giao ngay sau đó là giao tại ngày xác định trong tương lai Một trong những bản ghi sớm nhất về hợp đồng tương lai là giao dịch 3000 giạ (1 giạ = 36 kg) ngô tại ngày 13/03/1851 và giao hàng vào tháng 06/1851 Sau đó, vào năm 1865 CBOT đã chuẩn hóa giao dịch tương lai đối với mặt hàng ngô bằng các điều kiện trong hợp đồng, bao gồm: Chất lượng ngô; Số lượng ngô; Thời gian và địa điểm giao hàng Đồng thời giá của hợp đồng tương lai được giao dịch mở qua thương lượng (đấu giá) trên sàn giao dịch Cuộc nội chiến Mỹ vào những năm 1860 đã tạo điều kiện cho sự ra đời của giao dịch quyền chọn tiền tệ cũng tại nước này Khi các Bang ly khai với Hoa kỳ (các Bang đã gây ra cuộc nội chiến) phát hành quyền chọn trái phiếu trong đó cho phép các Bang ở phía Nam được vay tiền bằng Bảng Anh tuy nhiên có quyền được trả bằng đồng Francs Pháp Người nắm giữ trái phiếu này còn có thể đòi nợ bằng bông, là loại hoa lợi chủ yếu ở Miền Nam nước Mỹ
CBOT ra đời thành công và thúc đẩy khối lượng giao dịch các dịch vụ phái sinh tăng vọt, làm cơ sở ra đời cho các trung tâm giao dịch tài chính phái sinh tiếp theo tại Mỹ cũng như tại các nước khác Đến cuối thế kỷ thứ 19, tại
Trang 21Mỹ hàng loạt các sở giao dịch ra đời như: Sở giao dịch Chứng khoán Newyork (Newyork Stock Exchange) năm 1863; Sở giao dịch Bông Newyork (Newyork Cotton Exchange) năm 1870; Sở Thương nghiệp Newyork (Newyork Mercantile Exchange) năm 1872; Sở thương nghiệp Chicago (Chicago Mercantile Exchange) năm 1874 Hầu như mọi loại hợp đồng và mọi loại hàng hóa đều được kinh doanh tại đây Tại các nước khác như Anh, Nhật cũng ảnh hưởng bởi sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính phái sinh Mỹ, dẫn tới sự ra đời của: Sàn giao dịch Kim loại London (London Metal Exchange) năm 1877 và Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo (Tokyo Stock Exchange) 1878
Năm 1971 khi hệ thống tiền tệ Bretton Woods sụp đổ vì Mỹ không đủ khả năng giữ giá trị của đồng USD so với vàng, hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi đã được áp dụng trên toàn thế giới Khi đó, các nhà xuất, nhập khẩu phải đối mặt với rủi ro mới là rủi ro tỷ giá Đáp ứng nhu cầu thị trường, năm 1972, tại CME đã đưa ra hợp đồng tương lai tiền tệ đầu tiên, giúp cho các nhà xuất, nhập khẩu có thể giao dịch tại thời điểm hiện tại mà cố định tỷ giá trong tương lai, nhằm loại trừ rủi ro tỷ giá Và đó chính là cơ sở cho các dịch vụ phái sinh tài chính dựa trên tài sản cơ bản là tiền tệ chứ không phải hàng hóa thông thường
Năm 1973, Sàn giao dịch Quyền chọn Chicago (Chicago Board Options Exchange) được thành lập đồng thời với việc ra đời của mô hình tính giá quyền chọn Black Scholes của hai nhà bác học Mỹ: Fischer Black và Myron Scholes Với cơ sở khoa học này, hệ thống tài chính phái sinh đã trở nên hoàn thiện hơn và được giao dịch rộng khắp trên toàn thế giới Tại Sydney, giao dịch phái sinh được diễn ra tại Sàn giao dịch Tương lai Sydney (Sydney Futures Exchange) thành lập năm 1960; Tại Hongkong, giao dịch phái sinh ở Sàn giao dịch Tương lai Hongkong (Hongkong Futures Exchange) thành lập năm 1976
Trang 22Năm 1982, đánh dấu sự ra đời của Trung tâm giao dịch Tương lai và Quyền chọn quốc tế (London International Financial Futures and Options Exchange) tại London - Anh Đây là trung tâm giao dịch lớn nhất của Châu
Âu với các dịch vụ kỳ hạn, tương lai và quyền chọn vô cùng đa dạng Năm
2002, Euronext đã mua LIFFE và trở thành Euronext.liffe - một trong những
hệ thống trung tâm giao dịch tài chính phái sinh lớn nhất thế giới ngày nay Euronext.liffe bao gồm các trung tâm giao dịch tài chính phái sinh quốc tế tại: Paris, London, Brussels, Lisbon, Amsterdam
Cuối cùng, giai đoạn phát triển muộn nhất của thị trường tài chính phái sinh ghi dấu sự ra đời của các công cụ hoán đổi và thị trường OTC (Over The Counter) Trong giai đoạn trước, các giao dịch phái sinh được thực hiện qua Sàn giao dịch, Sở giao dịch hay Trung tâm giao dịch tập trung thì nay đã các hợp đồng phái sinh còn được thỏa thuận tai mọi nơi, bằng nhiều phương tiện,
có thể gặp trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua e-mail, fax, internet vv… và giao dịch 24/24 Thực tế, hình thức giao dịch OTC đã tồn tại từ rất sớm, tuy nhiên cho đến khi thị trường tập trung phát triển mạnh mới tạo điều kiện cho thị trường OTC bùng nổ Điều này hoàn toàn đúng tại thị trường chứng khoán ở các nước đang phát triển như Việt Nam, thị trường niêm yết phát triển tạo điều kiện cho thị trường OTC bùng nổ, và khi thị trường niêm yết trầm lắng thì thị trường OTC gần như không có giao dịch Cùng với sự phát triển của thị trường OTC, các dịch vụ phái sinh hoán đổi cũng lần đầu tiên xuất hiện khi lãi suất trên thị trường biến động mạnh khiến các nhà đầu tư phải tìm đến một công cụ chuyển đổi từ lãi suất thả nổi (biến đổi) sang lãi suất cố định giúp loại trừ rủi ro
Như vậy, lịch sử hình thành và phát triển của các dịch vụ tài chính phái sinh kéo dài trong hơn 4 thế kỷ Và cho đến nay, các dịch vụ phái sinh vẫn liên tục phát triển, biến đổi để đáp ứng mọi nhu cầu của nền kinh tế Sở dĩ nó
có thể phát triển thành công đến vậy vì nó đem lại lợi ích cho mọi thành viên tham gia thị trường Nhà đầu tư tìm đến công cụ tài chính phái sinh nhằm loại
Trang 23trừ rủi ro, Nhà đầu cơ đánh cuộc với rủi ro để đem lại mức sinh lời lớn hơn, còn Nhà kinh doanh chênh lệch giá thực hiện nghiệp vụ này qua các thị trường để thu về lợi nhuận Ngày nay, các dịch vụ phái sinh đơn giản trong quá khứ dần nhường chỗ cho các dịch vụ phái sinh phức tạp hơn, kết hợp nhiều yếu tố hơn và đem lại lợi ích lớn hơn
(Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT BIDV tổng hợp)
1.1.2 Các dịch vụ tài chính phái sinh cơ bản của ngân hàng thương mại
1.1.2.1 Khái niệm dịch vụ tài chính phái sinh
tỷ giá, thị giá cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số chứng khoán hay lãi suất… (theo
taichinhviet.com.vn)
- Dịch vụ tài chính phái sinh là một tài sản có giá trị trong tương lai phụ thuộc vào giá trị của một hay một số các tài sản tài chính cơ sở tại thời điểm hợp đồng được ký kết Nó được xây dựng trên cơ sở kết hợp hai hay nhiều hợp đồng
tài chính (theo www.investopida.com)
Dịch vụ tài chính phái sinh là một hợp đồng thỏa mãn đồng thời ba đặc điểm sau: i.Có giá trị thay đổi theo sự thay đổi của các yếu tố trên thị trường, như lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa hoặc giá chứng khoán; ii Không phải đầu tư tại thời điểm khởi đầu hợp đồng hoặc chỉ cần đầu tư ban đầu thấp hơn so với các loại hợp đồng khác có các phản ứng tương tự đối với sự thay đổi của các yếu tố thị trường; iii Được thanh toán vào một ngày trong tương
lai (theo vi.scribd.com)
Tóm lại, dịch vụ tài chính phái sinh có thể hiểu tổng quát như sau:
Trang 24Dịch vụ tài chính phái sinh là hợp đồng tài chính giữa hai hay nhiều bên,
có giá trị phụ thuộc vào giá trị của một tài sản cơ bản Nó là một công cụ tài chính được thực hiện dưới dạng một hợp đồng, giữa ngân hàng với khách hàng (hoặc giữa nhiều ngân hàng với một hoặc nhiều khách hàng) Trong đó, các điều khoản, giá trị của hợp đồng phái sinh được tham chiếu đến một công
cụ tài chính (tài sản cơ bản) khác Các tài sản cơ bản này bao gồm 4 dạng:
Tiền gửi, Tiền tệ, Chứng khoán và giấy tờ có giá, Hàng hóa (theo
bidv.com.vn)
Các dịch vụ phái sinh được ra đời nhằm phục vụ mục đích cơ bản là: Phòng ngừa rủi ro và Chấp nhận rủi ro (Đầu cơ) Việc kết nối hai nhu cầu này khiến giao dịch các dịch vụ phái sinh được thực hiện
Đặc điểm của dịch vụ tài chính phái sinh:
Giá trị phụ thuộc và thay đổi theo giá trị của tài sản cơ bản Thông thường giá trị của hợp đồng phái sinh nhỏ hơn hoặc bằng giá trị của tài sản cơ bản, khi tài sản cơ bản thay đổi giá trị thì hợp đồng phái sinh cũng thay đổi giá trị theo cho phù hợp
Không đòi hỏi đầu tư ban đầu hoặc đầu tư ban đầu nhỏ hơn các hợp đồng, giao dịch thông thường Khi một khách hàng đủ điều kiện để giao dịch các dịch vụ tài chính cơ bản thông thường thì hoàn toàn đủ điều kiện giao dịch các dịch vụ phái sinh cho tài sản cơ bản đó Trừ một số trường hợp kỳ hạn dài hoặc có nhiều điều khoản ưu đãi khiến khách hàng phải ký quỹ hoặc trả một mức phí ban đầu nhất định
Được đáo hạn trong tương lai Hợp đồng tài chính phái sinh có thể được đáo hạn vào ngày đáo hạn của tài sản cơ bản hoặc có thể chấm dứt trước hạn khi diễn biến thị trường bất lợi cho hợp đồng tài chính phái sinh
Phân loại các dịch vụ tài chính phái sinh:
Có 2 cách phân loại dịch vụ tài chính phái sinh Phân loại theo tính chất, các dịch vụ tài chính phái sinh bao gồm 4 loại sau:
Hợp đồng kỳ hạn
Trang 25 Tài sản cơ bản là tiền tệ: Quyền chọn tiền tệ (CO - Currency Options); Giao dịch mua bán kỳ hạn tiền tệ (Currency Forwards); Giao dịch mua bán tương lai tiền tệ (Currency Futures); Hoán đổi tiền tệ chéo (CCS - Cross Currency Swaps); Giao dịch kỳ hạn không chuyển tiền (NDF - Non Delivery Forwards); Giao dịch quyền chọn không chuyển tiền (NDO - Non Deliverable Options)
Tài sản cơ bản là chứng khoán, các giấy tờ có giá: Hợp đồng tương lai
và quyền chọn về các chỉ số (Index Options and Futures); Hợp đồng tương lai
và quyền chọn về chứng khoán (Stock Options and Futures)
Tài sản cơ bản là hàng hoá: Hoán đổi hàng hoá (Commodity Swaps); Hợp đồng hàng hoá tương lai (Commodity Futures)
(Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT BIDV tổng hợp) 1.1.2.2 Các dịch vụ tài chính phái sinh cơ bản của ngân hàng thương mại a) Hợp đồng kỳ hạn
Định nghĩa:
Hợp đồng kỳ hạn là một công cụ (dịch vụ) tài chính phái sinh đơn giản nhất Đó là một thỏa thuận mua hoặc bán một tài sản (hàng hóa hoặc tài sản tài chính) tại một thời điểm xác định trong tương lai (> 02 ngày so với ngày giao dịch của hợp đồng) với một mức giá đã được xác định trước tại thời điểm
Trang 26hiện tại (Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT BIDV tổng
hợp)
Sơ đồ 1.2: Hợp đồng kỳ hạn
Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT BIDV tổng hợp
Thời điểm xác định trong tương lai gọi là ngày thanh toán, ngày tất toán hay ngày đáo hạn hợp đồng
Thời gian từ ngày giao dịch của hợp đồng đến ngày đáo hạn của hợp đồng được gọi là kỳ hạn của hợp đồng
Mức giá xác định tại thời điểm hiện tại và áp dụng trong ngày đáo hạn của hợp đồng được gọi là giá kỳ hạn
Mức giá kỳ hạn được xác định bằng: Mức giá hiện tại cộng hoặc trừ Điểm
kỳ hạn
Đặc điểm của hợp đồng kỳ hạn:
- Các hợp đồng kỳ hạn thường được ký kết giữa các tổ chức tài chính với nhau hoặc giữa các tổ chức tài chính với khách hàng là doanh nghiệp phi tài chính
- Khi một bên mua hợp đồng kỳ hạn thì có trạng thái trường kỳ hạn (Dương kỳ hạn), còn bên bán hợp đồng kỳ hạn thì có trạng thái đoản kỳ hạn (Âm kỳ hạn)
02 ngày làm việc
> 02 ngày làm việc
Giá trị ngày mai giao ngay Giá trị
Giá trị kỳ hạn
Thời gian t
Trang 27- Hợp đồng kỳ hạn chỉ được thực hiện và bắt buộc phải thực hiện vào ngày đáo hạn Cho dù biến động thị trường tại ngày đáo hạn có gây bất lợi cho một bên nào đó
- Hợp đồng kỳ hạn chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC)
b) Hợp đồng tương lai
Định nghĩa:
Hợp đồng tương lai là một công cụ (dịch vụ) tài chính phái sinh trong đó các bên thỏa thuận và cam kết thông qua Sở giao dịch (Trung tâm giao dịch) hợp đồng tương lai để mua bán với nhau một loại hàng hóa nhất định, vào một ngày xác định trong tương lai Tất cả các yếu tố trong hợp đồng tương lai (khối lượng, chất lượng, ngày tháng giao hàng, mức ký quỹ vv …) đều được
chuẩn hóa mà người mua và người bán đều phải biết rõ khi giao dịch (Nguồn:
Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT BIDV tổng hợp)
Hợp đồng tương lai về căn bản tương tự như hợp đồng kỳ hạn, tuy nhiên điểm khác nhau cơ bản là:
- Mọi điều khoản trong hợp đồng tương lai đều được tiêu chuẩn hóa
- Hợp đồng tương lai chỉ được giao dịch qua Sàn giao dịch (Trung tâm giao dịch) hợp đồng tương lai Nghĩa là chỉ được giao dịch trên thị trường tập trung chứ không giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC)
Sơ đồ 1.3: Giao dịch hợp đồng tương lai qua Sàn giao dịch
(Trung tâm giao dịch) hợp đồng tương lai
Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT BIDV tổng hợp
Đặc điểm của hợp đồng tương lai:
- Hàng hóa của hợp đồng tương lai được quy định với một số mặt hàng (VD như: Tiền tệ, lãi suất, chứng khoán, cà phê, cao su, gạo, ngô, vàng, bạch
Người mua Hợp đồng tương lai
Người bán Hợp
đồng tương lai
Sàn giao dịch (Trung tâm giao dịch) Hợp đồng tương lai
Trang 28kim, đồng, thiếc, dầu vv…), không phải mọi hàng hóa đều có thể giao dịch hợp đồng tương lai Do vậy các loại hợp đồng tương lai phổ biến là:
Hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán (Index Futures)
Hợp đồng tương lai lãi suất (Interest Futures)
Hợp đồng tương lai tiền tệ (Currency Futures)
Hợp đồng tương lai nông sản (Agricutural Futures)
Hợp đồng tương lai kim loại và khoáng sản (Metal and Mineral Futures)
- Hợp đồng tương lai được giao dịch thông qua Sàn giao dịch (Trung tâm giao dịch) hợp đồng tương lai - chính là trung gian môi giới giữa người mua và người bán Do vậy, người mua và người bán thường không quen biết nhau, nên Sàn giao dịch phải đưa ra những tiêu chuẩn cho hợp đồng tương lai mà bất cứ thành viên nào tham gia giao dịch đều phải nắm rõ và đảm bảo thực hiện
- Người mua và người bán phải trả phí hoa hồng cho Sàn giao dịch là đơn vị môi giới
- Giá của hợp đồng tương lai được xác định và công bố công khai trên sàn giao dịch (Thường được khớp giá theo nguyên tắc thỏa thuận)
- Thành viên tham gia giao dịch hợp đồng tương lai phải có một khoản tiền ký quỹ Khoản tiền ký quỹ này được giữ tại tài khoản của thành viên mở tại Sàn giao dịch (Trung tâm giao dịch) hợp đồng tương lai hoặc đơn vị trung gian, môi giới khác Khi biến động thị trường bất lợi, thành viên phải nộp thêm tiền vào tài khoản, khi biến động thị trường có lợi, thành viên có thể rút tiền ra tuy nhiên phải duy trì một mức ký quỹ nhất định
- Hợp đồng tương lai thường được đánh giá lại theo giá thị trường hàng ngày (mark to market) Nghĩa là công ty trung gian, môi giới sẽ tiến hành tính toán giá trị của tất cả hợp đồng tương lai có trong tài khoản của mọi thành viên theo giá thị trường Ý nghĩa của nguyên tắc này nhằm phòng chống rủi
ro, đảm bảo khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng khi diễn biến thị trường bất lợi
Trang 29- Kết thúc một hợp đồng tương lai thường hiếm khi có sự trao đổi hàng thật
mà thường hoán đổi kỳ hạn hoặc đóng trạng thái bằng một giao dịch ngược
c) Hợp đồng quyền chọn
Định nghĩa:
Hợp đồng quyền chọn là một công cụ (dịch vụ) tài chính phái sinh trong
đó cho phép người mua nó có quyền (nhưng không bắt buộc) được mua hay bán một số lượng xác định hàng hóa tại một thời điểm xác định trong tương lai và với mức giá được xác định tại thời điểm hiện tại (thời điểm ký kết hợp
đồng quyền chọn) (Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT
Hợp đồng quyền chọn bao gồm 2 kiểu:
Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu (European Options):
Là hợp đồng quyền chọn chỉ được thực hiện vào ngày đáo hạn
Sơ đồ 1.4: Hợp đồng quyền chọn kiểu Châu Âu
Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT BIDV tổng hợp
Ngày giao
Trang 30 Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ (American Options):
Là hợp đồng quyền chọn có thể được thực hiện vào bất kỳ ngày nào trong kỳ hạn của hợp đồng
Sơ đồ 1.5: Hợp đồng quyền chọn kiểu Mỹ
Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT BIDV tổng hợp
Đặc điểm của hợp đồng quyền chọn:
- Người mua hợp đồng quyền chọn phải trả một mức phí cho người bán hợp đồng quyền chọn Mức phí này là lợi ích người bán quyền chọn đòi hỏi
để chấp nhận rủi ro khi giữ giá cho người mua quyền chọn
- Người mua quyền chọn có quyền thực hiện hoặc không thực hiện hợp đồng quyền chọn Còn người bán quyền chọn bắt buộc phải thực hiện nghĩa
vụ khi người mua yêu cầu
- Hàng hóa của hợp đồng quyền chọn cũng được quy định với một số mặt hàng (VD như: Cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, tiền tệ, kim loại quý, nông sản), không phải mọi loại hàng hóa đều có thể giao dịch quyền chọn Do vậy, phân loại theo tài sản cơ sở thì hợp đồng quyền chọn được phân thành:
Hợp đồng quyền chọn trên thị trường hàng hóa
Hợp đồng quyền chọn trên thị trường tài chính
Hợp đồng quyền chọn trên thị trường ngoại hối
- Hợp đồng quyền chọn có thể được mua bán trên thị trường tập trung như: CBOE (Chicago Board Options Exchange), LIFFE (London International Financial Futures and Options Exchange), NYSE (Newyork Stock Exchange) hoặc có thể mua bán trên thị trường phi tập trung (OTC)
d) Hợp đồng hoán đổi
Định nghĩa: Hợp đồng hoán đổi là một công cụ (dịch vụ) tài chính phái
sinh trong đó hai bên đồng ý trao đổi cho nhau những hàng hóa (tài chính hoặc
Ngày giao
Trang 31phi tài chính) một lần hoặc định kỳ theo lịch hoán đổi và tỷ giá hoán đổi đã thống nhất trước
Mặc dù việc hoán đổi đã tồn tại từ rất sớm, ngay từ khi có hoạt động thương mại của con người Tuy nhiên dịch vụ phái sinh hoán đổi cho đến những năm 80 của thế kỷ thứ 20 mới được phát triển mạnh mẽ Dịch vụ phái sinh hoán đổi nhằm đáp ứng nhu cầu đơn giản nhất của con người khi hai bên tham gia hoán đổi không cần hàng hóa mình có mà lại cần hàng hóa của nhau Đồng thời
nó cũng là công cụ hữu hiệu khi một bên không đủ điều kiện để mua trực tiếp hàng hóa mình cần Đối với hàng hóa là tài sản tài chính, dịch vụ phái sinh hoán đổi giúp chuyển đổi từ tài sản có giá trị thả nổi theo thị trường sang tài sản có giá trị cố định nhằm phòng chống rủi ro cho nhà đầu tư hoặc phục vụ mục đích sinh lợi của nhà đầu cơ (Ví dụ như sử dụng hợp đồng hoán đổi để chuyển đổi khoản vay theo lãi suất thả nổi trên thị trường sang khoản vay theo lãi suất cố định nhằm phòng chống rủi ro; hoặc hoán đổi ngược lại từ khoản vay lãi suất cố định sang lãi suất thả nổi nếu nhận định rằng lãi suất thị trường sẽ đi xuống)
Hàng hóa tham gia vào quá trình trao đổi giữa hai bên được gọi là hàng hóa hoán đổi
Thời gian từ khi ký kết hợp đồng hoán đổi đến khi hai bên hoán đổi lại
về hàng hóa của mình gọi là kỳ hạn hoán đổi
Tỷ giá trao đổi giữa các hàng hóa được gọi là tỷ giá hoán đổi
Sơ đồ 1.6: Hợp đồng hoán đổi
Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT BIDV tổng hợp
Đặc điểm của hợp đồng hoán đổi:
Hàng hóa A (a đơn vị)
(b đơn vị)
Tỷ lệ hoán đổi a/b Hoán
đổi
cuối
kỳ
Trang 32- Hàng hóa trong hợp đồng hoán đổi được giới hạn hơn so với các hợp đồng tài chính phái sinh khác Bao gồm tiền tệ, lãi suất, cổ phiếu và hàng hóa vật chất (chủ yếu là dầu) Chính vì vậy, hợp đồng hoán đổi cũng chỉ bao gồm
4 dạng cơ bản: Hợp đồng hoán đổi lãi suất (Interest Rate Swaps), Hợp đồng hoán đổi tiền tệ (Currency Swaps), Hợp đồng hoán đổi hàng hóa (Commodity Swaps); Hợp đồng hoán đổi cổ phiếu (Equity Swaps) Trong đó, các Hợp đồng hoán đổi lãi suất và tiền tệ chiếm tỷ lệ lớn nhất, hơn 80% tổng số các hợp đồng hoán đổi
- Hợp đồng hoán đổi lãi suất là việc chuyển từ lãi suất thả nổi sang lãi suất cố định hoặc ngược lại trên một khoản tiền gốc danh nghĩa làm cơ sở để tính toán lãi suất
- Hợp đồng hoán đổi tiền tệ là việc chuyển từ việc phải trả/được nhận lãi suất của đồng tiền này sang phải trả/được nhận lãi suất của đồng tiền khác và
có thể có hoặc không hoán đổi khoản tiền gốc làm cơ sở tính lãi
- Hợp đồng hoán đổi hàng hóa là việc chuyển đổi chỉ số giá cả thị trường của một loại hàng hóa sang lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc chỉ
số giá cả của một loại hàng hóa khác Trong hợp đồng hoán đổi hàng hóa chỉ có sự tham gia hoán đổi đơn thuần của các yếu tố tài chính chứ hoàn toàn không có sự trao đổi hàng thực
- Hợp đồng hoán đổi cổ phiếu là việc chuyển từ cổ tức của một loại cổ phiếu sang lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc cổ tức của một loại cổ phiếu khác Hợp đồng hoán đổi cổ phiếu có thể thực hiện mà không cần sự mua bán thực các loại cổ phiếu
- Hợp đồng hoán đổi thực chất tương đương với:
01 giao dịch giao ngay + 01 giao dịch kỳ hạn (Nếu hợp đồng hoán đổi có
sự trao đổi đầu kỳ và cuối kỳ)
Trang 33Sơ đồ 1.7: Loại hợp đồng hoán đổi thứ nhất
Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT BIDV tổng hợp
01 giao dịch kỳ hạn + 01 giao dịch kỳ hạn (Nếu hợp đồng hoán đổi có sự trao đổi tại một ngày trong tương lai và trao đổi cuối kỳ)
Sơ đồ 1.8: Loại hợp đồng hoán đổi thứ hai
Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT BIDV tổng hợp
01 giao dịch giao ngay + nhiều giao dịch kỳ hạn (Nếu hợp đồng hoán đổi
có sự trao đổi đầu kỳ và nhiều lần trong kỳ)
Sơ đồ: 1.9: Loại hợp đồng hoán đổi thứ ba
Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT BIDV tổng hợp
- Hợp đồng hoán đổi chỉ được giao dịch trên thị trường phi tập trung (OTC) bằng phương thức thỏa thuận giữa các bên Vì vậy các bên tham gia hợp đồng hoán đổi thường biết rõ lẫn nhau và chủ yếu là các doanh nghiệp, tập đoàn và tổ chức tài chính
Trao đổi đầu kỳ
Trao đổi đầu kỳ
Giao dịch giao ngay
Trang 341.2 Thị trường giao dịch dịch vụ tài chính phái sinh
1.2.1 Mô hình giao dịch thị trường tài chính phái sinh
Mô hình thị trường giao dịch dịch vụ tài chính phái sinh có thể chia thành 2 loại:
Thị trường giao dịch tập trung (Exchange Traded Derivaties /
Exchange Based Derivatives):
Định nghĩa:
Thị trường giao dịch tập trung hay còn gọi là thị trường giao dịch qua sàn là nơi các hợp đồng tài chính phái sinh được giao dịch thông qua các Sở giao dịch (Trung tâm giao dịch) - là một tổ chức đặc thù với những nguyên tắc, phương thức hoạt động nhất định
Đặc điểm của thị trường giao dịch tập trung:
Thị trường giao dịch tập trung là một tổ chức có tư cách pháp nhân, thông thường do nhà nước thành lập hoặc cũng có thể do nhiều tổ chức tư nhân thành lập
Thị trường giao dịch tập trung hoạt động công khai, theo các quy định của pháp luật về giao dịch tài chính phái sinh và theo các nguyên tắc, quy định, phương thức của các Sở giao dịch, Trung tâm giao dịch
Thành viên tham gia thị trường giao dịch tập trung phải đáp ứng đủ các điều kiện nhất định về tài chính, ký quỹ, hạn mức, năng lực pháp luật, năng lực hành vi vv … Đối với môi giới viên, là người đưa các lệnh mua bán vào
hệ thống theo yêu cầu của khách hàng thì còn cần phải đạt được các chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật
Các bộ phận cấu thành thị trường giao dịch tập trung bên cạnh cơ quan quan trọng nhất là Sở giao dịch, Trung tâm giao dịch (VD như: CBOT, CME, LIFFE, EUREX, NYSE, TIFFE, MATIF, SOFFEX, SFE vv …) thì còn có Trung tâm thanh toán bù trừ, Trung tâm lưu ký, Các công ty môi giới tài chính phái sinh Thông thường quy trình giao dịch sẽ diễn ra như sau:
Trang 35Sơ đồ 1.10: Thị trường giao dịch tài chính phái sinh tập trung
Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT BIDV tổng hợp
Giao dịch, mua bán các hợp đồng tài chính phái sinh sẽ được tiến hành theo nguyên tắc đấu giá công khai Khi lệnh mua và bán các hợp đồng tài chính phái sinh của các bên phù hợp với nhau về giá cả, số lượng, thời gian thì lập tức sẽ được khớp Người mua và người bán hoàn toàn không biết nhau tuy nhiên không cần phải lo lắng về khả năng thực hiện giao dịch của nhau vì
cơ quan môi giới, Sở giao dịch, Trung tâm giao dịch đảm bảo rằng khi một bên đưa được lệnh với quy mô nhất định vào hệ thống thì có nghĩa là bên đó
có khả năng và có nghĩa vụ pháp lý phải thực hiện lệnh đó nếu được khớp Thời gian giao dịch các hợp đồng tài chính phái sinh tại thị trường giao dịch tập trung thông thường sẽ diễn ra theo giờ hành chính của nước đó Trong ngày giao dịch, việc giao dịch có thể diễn ra theo từng phiên nếu khớp lệnh định kỳ hoặc cả ngày nếu khớp lệnh liên tục Hình thức khớp lệnh từng phiên ngày nay ít được sử dụng và thường chỉ áp dụng trong giai đoạn đầu tại thị trường mới phát triển
Thị trường giao dịch phi tập trung (Over The Counter Derivatives
Sở giao dịch / Trung tâm giao dịch tài chính phái sinh
Người
bán
Trung tâm lưu
ký hợp đồng phái sinh
Công ty Trung gian / Môi giới
Người mua
Trung tâm lưu
ký thanh toán bù trừ
Trang 36tập trung, tức là các hợp đồng tài chính phái sinh chưa được chuẩn hóa hoặc
có nhiều biến đổi (Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT
BIDV tổng hợp)
Đặc điểm của thị trường giao dịch phi tập trung:
Thứ nhất, thị trường giao dịch phi tập trung ra đời nhằm đáp ứng những
nhu cầu còn bỏ sót tại thị trường giao dịch tập trung Đó là nơi giao dịch mọi loại hợp đồng tài chính phái sinh theo nguyên tắc thỏa thuận giữa các bên trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua môi giới Trong mỗi lần giao dịch, các hợp đồng tài chính phái sinh được biến đổi theo nhiều cách để đáp ứng nhu cầu của các bên Chính vì vậy, đây là nơi sản sinh ra những hợp đồng tài chính phái sinh
đa dạng nhất
Sơ đồ 1.11: Thị trường giao dịch tài chính phái sinh phi tập trung
Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT BIDV tổng hợp Thứ hai, thị trường giao dịch phi tập trung được diễn ra liên tục 24/24 tại
mọi địa điểm, mọi quốc gia Nơi những người tạo thị trường (The market maker) hay còn gọi là người trung gian, môi giới (Trader, Broker) bằng mọi cách làm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, giúp cho những nhu cầu mua bán được gặp nhau Giá của các giao dịch được tính toán trên cơ sở nhu cầu của rất nhiều người mua và người bán và được yết qua hệ thống yết giá điện tử của thị trường như: Reuters, Bloomberg vv … hoặc bằng các phương tiện khác như: Internet, Điện thoại, Fax, Email vv …
Thứ ba, thị trường giao dịch phi tập trung hoạt động theo ít các nguyên
tắc, quy định hơn so với thị trường giao dịch tập trung Tuy nhiên vẫn phải tuân theo một số quy định của pháp luật về dân sự, hợp đồng kinh tế, thương mại vv … Mỗi giao dịch hợp đồng phái sinh trên thị trường phi tập trung
Người mua Hợp đồng tài chính phái sinh
Người bán Hợp
đồng tài chính
phái sinh
Người tạo thị trường / trung gian / môi giới
Trang 37thường được lập thành các hợp đồng riêng biệt để đảm bảo khả năng thực hiện của các bên
1.2.2 Các thành viên của thị trường giao dịch dịch vụ tài chính phái sinh
Xuất phát từ yêu cầu của thị trường và những nhu cầu mà thị trường phục vụ, các thành viên của thị trường tài chính phái sinh bao gồm: Nhà bảo hiểm; Nhà đầu cơ; Nhà kinh doanh chênh lệch giá, Cơ quan quản lý thị trường
Nhà bảo hiểm (Hedgers):
Nhà bảo hiểm được coi là người sử dụng cuối cùng (End users) trong thị trường giao dịch tài chính phái sinh Họ tham gia thị trường với mục đích bảo hiểm cho các tài sản tài chính hoặc phi tài chính của họ Một nhà sản xuất kinh doanh hàng hóa vật chất sẽ phải chịu rủi ro khi giá cả hàng hóa biến động thất thường, một nhà đầu tư sẽ phải chịu rủi ro khi lãi suất biến đổi và một doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ phải chịu rủi ro khi tỷ giá không ổn định Tất cả những điều này có thể được loại trừ khi tham gia vào thị trường tài chính phái sinh, nơi có thể cố định các yếu tố biến đổi trong tương lai Trong giai đoạn trước, chủ yếu là các nhà sản xuất hàng hóa sử dụng công cụ phái sinh là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai để bảo hiểm rủi ro về giá Ngày nay, gần như toàn bộ thành phần của nền kinh tế từ: Doanh nghiệp, ngân hàng, tổ chức tài chính phi ngân hàng và cả chính phủ đều sử dụng các dịch vụ phái sinh để bảo hiểm
Nhà đầu cơ (Speculators):
Nhà đầu cơ cũng được coi là người sử dụng cuối cùng (End users) trong thị trường giao dịch tài chính phái sinh, khi tham gia thị trường không phải làm trung gian hưởng chênh lệch mà đánh cược với rủi ro để thu về mức lợi nhuận lớn hơn Trong thị trường tài chính phái sinh, khi nhà bảo hiểm tham gia để phòng ngừa rủi ro thì phải có người sẵn sàng chấp nhận, chia sẻ rủi ro đấy với nhà bảo hiểm, và đó chính là nhà đầu cơ Họ sẵn sàng tạo ra các trạng thái đầu cơ đối nghịch với nhà bảo hiểm với dự đoán và hi vọng rằng thị
Trang 38trường sẽ biến động theo hướng có lợi cho họ Các nhà đầu cơ trên thị trường thông thường có thể là cá nhân và cả tổ chức, với những nghiên cứu, tính toán
và dự đoán của mình, họ ước lượng các biến động tương lai trên thị trường để
từ đó tham gia vào giao dịch Điều cần thiết và quan trọng nhất với các nhà đầu cơ ngoài khả năng phân tích thị trường chính là việc tuân thủ chặt chẽ các hạn mức cắt lỗ và lợi nhuận dự kiến
Nhà kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrageurs):
Nhà kinh doanh chênh lệch giá hay còn gọi là nhà trung gian, nhà môi giới trên thị trường giao dịch tài chính phái sinh Đây cũng có thể gọi là nhà tạo lập thị trường (Market makers) khi hoạt động của họ giúp cho nhu cầu của người mua và người bán gặp nhau, khiến cho thị trường thông suốt và việc mua đi bán lại các hợp đồng tài chính phái sinh làm tăng tính thanh khoản của thị trường Với việc khai thác chênh lệch giá giữa các thị trường, để bán ra với giá cao hơn mua vào, các nhà kinh doanh chênh lệch giá có thể tạo ra lợi nhuận mà không có rủi ro, tuy nhiên mức lợi nhuận này là thấp hơn rất nhiều
so với việc chấp nhận rủi ro của nhà đầu cơ Để khắc phục điều đó, các nhà kinh doanh chênh lệch giá phải mở rộng quy mô, làm sao để người mua, người bán giao dịch nhiều hơn, và như vậy, một lần nữa lại thúc đẩy thị trường ngày càng phát triển
Cơ quan quản lý thị trường:
Cơ quan quản lý thị trường là các tổ chức do Chính phủ thành lập để giám sát và điều hành thị trường với mục tiêu đảm bảo sự công bằng, khắc phục các lỗi, hoàn thiện thị trường để thị trường phát triển ổn định Ví dụ như CFTC (Ủy ban Kinh doanh hàng hóa giao sau) do Quốc hội Mỹ thành lập năm 1974 - là một đơn vị độc lập để điều hành thị trường tương lai, kỳ hạn và quyền chọn của Mỹ
Ở Việt Nam, hiện chưa có cơ quan quản lý thị trường riêng biệt cho dịch
vụ tài chính phái sinh Khi thực hiện dịch vụ tài chính phái sinh, các ngân hàng thương mại phải xin phép ngân hàng nhà nước (State Bank of Viet
Trang 39Nam) Tuy nhiên đối với các công cụ tài chính khác như cổ phiếu, trái phiếu thì đang được điều hành, quản lý bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính (Ministry Of Finance)
Bên cạnh các cơ quan quản lý do Chính phủ thành lập, các thành viên của thị trường cũng tự thiết lập nên các tổ chức hỗ trợ và điều tiết riêng của mình nhằm giảm thiểu rủi ro, đưa thị trường vào hoạt động quy củ VD như ISDA (International Swaps and Derivatives Association) - Hiệp hội Hoán đổi
và Phái sinh Quốc tế; NFA - Hiệp hội Thị trường Giao sau Quốc gia Mỹ
(Nguồn: Reuters - Derivatives Workbook, Ban KDV&TT BIDV tổng hợp)
1.3 Tính tất yếu phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
1.3.1 Ý nghĩa của việc phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
1.3.1.1 Khái niệm phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại
Phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại là sự tăng trưởng trong lĩnh vực hoạt động tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại cả về số lượng và chất lượng cả về chiều rộng và chiều sâu để từ
đó đóng góp cho sự đi lên của ngân hàng thương mại và cả nền kinh tế
Cùng với xu hướng phát triển bền vững trong thời gian gần đây, phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại cũng phải đảm bảo yếu tố bền vững, nghĩa là: Phát triến dịch vụ tài chính phái sinh để giúp các doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro, tránh các tổn thất cho nền kinh tế; tạo cơ hội cho các nhà đầu cơ; tăng nguồn lợi nhuận cho ngân hàng và tăng thu ngân sách nhà nước Đồng thời trong quá trình phát triển không được ảnh hưởng đến môi trường sinh thái xã hội, thực hiện các hoạt động tình nguyện, vì lợi ích cộng đồng, bảo vệ môi trường và trích một phần lợi nhuận cho các hoạt động an sinh xã hội
Trang 40(Nguồn: Phan Thị Cúc (2008), giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, Nxb Thốn kê, Hà nội)
1.3.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại
Trên cơ sở khái niệm phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại có thể đưa ra các chỉ tiêu phân tích sự phát triển như sau:
a) Chỉ tiêu định lượng
Chỉ tiêu định lượng là các chỉ tiêu có thể tính toán cụ thể bằng các con
số, có thể lượng hóa được để biết rõ kỳ sau thay đổi so với kỳ trước như thế nào Chỉ tiêu định lượng bao gồm một loạt các chỉ tiêu sau:
- Số lượng các dịch vụ tài chính phái sinh được ngân hàng thương mại
cung cấp:
Số lượng các dịch vụ tài chính phái sinh được ngân hàng thương mại cung cấp thể hiện tốc độ phát triển dịch vụ mới và sự đa dạng hóa trong mảng hoạt động phái sinh của ngân hàng Trong giai đoạn phát triển hiện nay, với mục tiêu phát triển ngân hàng đa năng và bán lẻ thì việc gia tăng số lượng các dịch vụ, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng là mục tiêu sống còn của các ngân hàng
Khi có nhiều dịch vụ tài chính phái sinh được cung cấp hơn nghĩa là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cao hơn và có nhiều hơn các nguồn thu nhập cho ngân hàng Bên cạnh đó nếu đó là dịch vụ phái sinh chưa được cung cấp trên thị trường thì còn tạo lợi thế của người đi đầu, chiếm lĩnh thị trường Hiện tại trên thế giới, các dịch vụ phái sinh đã phát triển vô cùng đa dạng, các dịch vụ phái sinh truyền thống (Plain, Vanilla Derivatives) nhường chỗ cho những dịch vụ phái sinh biến đổi Với số lượng các dịch vụ lớn như vậy việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng vào thị trường Việt Nam là điều hoàn toàn khả thi Đánh giá chỉ tiêu số lượng các dịch vụ phái sinh có thể đánh giá bằng cả số tuyệt đối và số tương đối: