Nghĩa của việc phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế Trường hợp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (Trang 39)

hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

1.3.1.1. Khái niệm phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại

Phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại là sự tăng trưởng trong lĩnh vực hoạt động tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại cả về số lượng và chất lượng cả về chiều rộng và chiều sâu để từ đó đóng góp cho sự đi lên của ngân hàng thương mại và cả nền kinh tế.

Cùng với xu hướng phát triển bền vững trong thời gian gần đây, phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại cũng phải đảm bảo yếu tố bền vững, nghĩa là: Phát triến dịch vụ tài chính phái sinh để giúp các doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro, tránh các tổn thất cho nền kinh tế; tạo cơ hội cho các nhà đầu cơ; tăng nguồn lợi nhuận cho ngân hàng và tăng thu ngân sách nhà nước. Đồng thời trong quá trình phát triển không được ảnh hưởng đến môi trường sinh thái xã hội, thực hiện các hoạt động tình nguyện, vì lợi ích cộng đồng, bảo vệ môi trường và trích một phần lợi nhuận cho các hoạt động an sinh xã hội.

31

(Nguồn: Phan Thị Cúc (2008), giáo trình nghiệp vụ ngân hàng, Nxb Thốn kê, Hà nội).

1.3.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại

Trên cơ sở khái niệm phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại có thể đưa ra các chỉ tiêu phân tích sự phát triển như sau:

a) Chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu định lượng là các chỉ tiêu có thể tính toán cụ thể bằng các con số, có thể lượng hóa được để biết rõ kỳ sau thay đổi so với kỳ trước như thế nào. Chỉ tiêu định lượng bao gồm một loạt các chỉ tiêu sau:

- Số lượng các dịch vụ tài chính phái sinh được ngân hàng thương mại cung cấp:

Số lượng các dịch vụ tài chính phái sinh được ngân hàng thương mại cung cấp thể hiện tốc độ phát triển dịch vụ mới và sự đa dạng hóa trong mảng hoạt động phái sinh của ngân hàng. Trong giai đoạn phát triển hiện nay, với mục tiêu phát triển ngân hàng đa năng và bán lẻ thì việc gia tăng số lượng các dịch vụ, dịch vụ nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng là mục tiêu sống còn của các ngân hàng.

Khi có nhiều dịch vụ tài chính phái sinh được cung cấp hơn nghĩa là khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng cao hơn và có nhiều hơn các nguồn thu nhập cho ngân hàng. Bên cạnh đó nếu đó là dịch vụ phái sinh chưa được cung cấp trên thị trường thì còn tạo lợi thế của người đi đầu, chiếm lĩnh thị trường.

Hiện tại trên thế giới, các dịch vụ phái sinh đã phát triển vô cùng đa dạng, các dịch vụ phái sinh truyền thống (Plain, Vanilla Derivatives) nhường chỗ cho những dịch vụ phái sinh biến đổi. Với số lượng các dịch vụ lớn như vậy việc lựa chọn, nghiên cứu và áp dụng vào thị trường Việt Nam là điều hoàn toàn khả thi. Đánh giá chỉ tiêu số lượng các dịch vụ phái sinh có thể đánh giá bằng cả số tuyệt đối và số tương đối:

32

 Tăng trưởng tuyệt đối chỉ tiêu số lượng các dịch vụ tài chính phái sinh bằng: Số lượng các dịch vụ tài chính phái sinh cung cấp trong kỳ này - Số lượng các dịch vụ tài chính phái sinh cung cấp trong kỳ trước.

 Tăng trưởng tương đối chỉ tiêu số lượng các dịch vụ tài chính phái sinh bằng: (Số lượng các dịch vụ tài chính phái sinh cung cấp trong kỳ này - Số lượng các dịch vụ tài chính phái sinh cung cấp trong kỳ trước) / (Số lượng các dịch vụ tài chính phái sinh cung cấp trong kỳ trước)

- Doanh số của dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại: Doanh số của dịch vụ tài chính phái sinh cũng là yếu tố rất quan trọng đánh giá sự phát triển của mảng hoạt động này. Doanh số bao gồm doanh số tổng hợp cho tất cả các dịch vụ (Kỳ hạn; Tương lai; Quyền chọn; Hoán đổi) và doanh số riêng cho từng dịch vụ. Doanh số cũng có thể được đánh giá bằng cả số tuyệt đối và số tương đối.

 Tăng trưởng doanh số tuyệt đối của dịch vụ tài chính phái sinh bằng: Doanh số dịch vụ tài chính phái sinh kỳ này - Doanh số dịch vụ tài chính phái sinh kỳ trước

 Tăng trưởng doanh số tương đối của dịch vụ tài chính phái sinh bằng: (Doanh số dịch vụ tài chính phái sinh kỳ này - Doanh số dịch vụ tài chính phái sinh kỳ trước) / (Doanh số dịch vụ tài chính phái sinh kỳ trước)

 Doanh số tổng hợp của các dịch vụ tài chính phái sinh bằng: Tổng doanh số mỗi dịch vụ tài chính phái sinh.

Doanh số thể hiện quy mô phát triển của một hoạt động tài chính, phụ thuộc vào số lượng giao dịch và khối lượng của mỗi giao dịch. Có thể số lượng giao dịch ít tuy nhiên khối lượng hay giá trị của mỗi giao dịch lớn vẫn đem lại doanh số lớn. Trong một số hợp đồng tài chính phái sinh, khối lượng hay giá trị của mỗi giao dịch được cố định hoặc quy định mức tối thiểu nào đó. Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thì các tiêu chuẩn này thường được loại bỏ đối với các dịch vụ tài chính phái sinh không chuẩn hóa (OTC Derivatives).

33

- Số lượng và giá trị của mỗi giao dịch, số lượng khách hàng giao dịch dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại:

Để chỉ tiêu doanh số được phản ảnh chính xác hơn thì cần phải kết hợp với các chỉ tiêu về số lượng, giá trị giao dịch và số lượng khách hàng giao dịch dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại.

Số lượng giao dịch phản ánh quy mô tăng trưởng của hoạt động giao dịch tài chính phái sinh. Số lượng giao dịch càng nhiều nghĩa là hoạt động của mảng tài chính phái sinh càng sôi động và ngược lại. Bên cạnh đó số lượng giao dịch của mỗi khách hàng còn phản ánh mức độ và tần suất quan hệ của khách hàng với ngân hàng. Số lượng giao dịch cũng được đánh giá theo số tuyệt đối và số tương đối.

 Tăng trưởng tuyệt đối số lượng giao dịch tài chính phái sinh bằng: Số lượng giao dịch tài chính phái sinh kỳ này - Số lượng giao dịch tài chính phái sinh kỳ trước

 Tăng trưởng tương đối số lượng giao dịch tài chính phái sinh bằng: (Số lượng giao dịch tài chính phái sinh kỳ này - Số lượng giao dịch tài chính phái sinh kỳ trước) / (Số lượng giao dịch tài chính phái sinh kỳ trước)

Giá trị của mỗi giao dịch phản ánh chất lượng của giao dịch, quy mô của khách hàng, quy mô của ngân hàng. Một giao dịch giá trị lớn có thể có thể đem lại lợi nhuận bằng nhiều giao dịch giá trị nhỏ, bên cạnh đó còn tiết kiệm được chi phí tác nghiệp, chi phí giao dịch, theo dõi, quản lý vv ... Tuy nhiên, giao dịch lớn gắn liền với rủi ro lớn, vì vậy để thực hiện các giao dịch này, ngân hàng thương mại thường ký Phụ lục Hỗ trợ Tín dụng (CSA - Credit Support Anex) với nhau hoặc với các tập đoàn tài chính. Đối với khách hàng, khi thực hiện giao dịch lớn, thời hạn dài, ngân hàng thương mại có thể yêu cầu khách hàng ký quỹ hoặc ký một số cam kết nhất định. Giá trị của mỗi giao dịch có thể đánh giá, phân tích dựa trên:

 Giá trị bình quân của mỗi giao dịch bằng: Tổng doanh số dịch vụ tài chính phái sinh / Số lượng giao dịch

34 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Giá trị giao dịch lớn nhất bằng: Giá trị lớn nhất trong số các giao dịch dịch vụ tài chính phái sinh được thực hiện

 Giá trị giao dịch nhỏ nhất bằng: Giá trị nhỏ nhất trong số các giao dịch dịch vụ tài chính phái sinh được thực hiện

Số lượng khách hàng giao dịch dịch vụ tài chính phái sinh phản ánh quy mô, thị phần trên thị trường tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại. Số lượng khách hàng càng lớn càng đem lại nhiều lợi nhuận, phản ánh uy tín, tên tuổi của ngân hàng trong phân đoạn thị trường này. Bên cạnh đó với số lượng khách hàng đa dạng, khả năng chịu rủi ro cũng sẽ được phân tán. Vì vậy, bên cạnh việc giữ các khách hàng truyền thống, ngân hàng liên tục thu hút và tìm kiếm khách hàng mới nhằm khẳng định tên tuổi và gia tăng thị phần của mình. Số lượng khách hàng giao dịch dịch vụ tài chính phái sinh cũng như các chỉ tiêu khác, được đánh giá bằng cả số tuyệt đối và số tương đối:

 Tăng trưởng tuyệt đối số lượng khách hàng giao dịch dịch vụ tài chính phái sinh bằng: Số lượng khách hàng kỳ này - Số lượng khách hàng kỳ trước

 Tăng trưởng tương đối số lượng khách hàng giao dịch dịch vụ tài chính phái sinh bằng: (Số lượng khách hàng kỳ này - Số lượng khách hàng kỳ trước) / Số lượng khách hàng kỳ trước

- Doanh thu, Chi phí và Lợi nhuận của hoạt động tài chính phái sinh: Thước đo doanh thu, chi phí và lợi nhuận luôn là công cụ phản ánh hiệu quả kinh tế quan trọng nhất trong mọi hoạt động tài chính.

 Doanh thu của hoạt động tài chính phái sinh được tính bằng tổng tất cả các nguồn thu nhập thu được từ hoạt động tài chính phái sinh, bao gồm:

Thu nhập từ phí trung gian, môi giới

Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá, lãi suất, giá cả giữa các thị trường Thu nhập từ hoạt động tự doanh, đầu cơ

Tăng trưởng doanh thu cũng là một yếu tố quan trọng, nó phản ánh các luồng tiền vào của ngân hàng. Tuy nhiên, để cho kết quả chính xác thì chỉ tiêu doanh thu cần kết hợp với chi phí và lợi nhuận.

35

 Chi phí của hoạt động tài chính phái sinh là toàn bộ các khoản chi cho việc xây dựng, duy trì, phát triển hệ thống và giao dịch các dịch vụ phái sinh, bao gồm:

Chi phí cơ sở hạ tầng, kỹ thuật (Tiền thuê văn phòng, hệ thống tin tức, hệ thống giao dịch, mua sắm máy móc thiết bị; Tiền bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ hoặc bất thường)

Chi phí nhân lực (Tiền lương, thưởng, trợ cấp, chi phí tuyển dụng, đào tạo cho các cán bộ công tác tại mảng tài chính phái sinh)

Chi phí dự phòng và xử lý rủi ro

Chi phí marketing, giao dịch tại các thị trường quốc tế.

Hiệu số của 2 chỉ tiêu doanh thu và chi phí cho ta chỉ tiêu lợi nhuận của hoạt động tài chính phái sinh. Lợi nhuận chính là cơ sở duy trì sự tồn tại cũng như phát triển, mở rộng của mọi dịch vụ ngân hàng. Đối với ngân hàng thương mại, chỉ tiêu lợi nhuận luôn là mục tiêu chủ đạo do vậy nó cũng là tiêu chí hàng đầu để đánh giá sự phát triển của mảng hoạt động tài chính phái sinh này.

 Lợi nhuận của hoạt động tài chính phái sinh bằng: Doanh thu của hoạt động tài chính phái sinh - Chi phí của hoạt động tài chính phái sinh

 Tăng trưởng tuyệt đối lợi nhuận của hoạt động tài chính phái sinh bằng: Lợi nhuận của hoạt động tài chính phái sinh kỳ này - Lợi nhuận của hoạt động tài chính phái sinh kỳ trước

 Tăng trưởng tương đối lợi nhuận của hoạt động tài chính phái sinh bằng: (Lợi nhuận của hoạt động tài chính phái sinh kỳ này - Lợi nhuận của hoạt động tài chính phái sinh kỳ trước) / Lợi nhuận của hoạt động tài chính phái sinh kỳ trước.

b) Chỉ tiêu định tính

Chỉ tiêu định tính là các chỉ tiêu không thể lượng hóa được một cách cụ thể bằng các con số. Tuy nhiên nó cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát

36

triển của mảng hoạt động tài chính phái sinh. Chỉ tiêu định tính bao gồm duy nhất chỉ tiêu tổng quát sau:

Thương hiệu:

Thương hiệu về bản chất là uy tín, danh tiếng của sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nói riêng và mọi doanh nghiệp nói chung. Thương hiệu là tài sản vô hình vô cùng quý giá giúp:

 Tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, tăng sức cạnh tranh.

 Tăng trưởng thị phần, duy trì khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng mới, tiềm năng.

 Giảm các chi phí liên quan đến hoạt động marketing.

 Thuận lợi và dễ dàng khi đưa các dịch vụ mới ra thị trường. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do vậy thương hiệu cũng là một trong các chỉ tiêu định tính để đánh giá sự phát triển của các dịch vụ tài chính phái sinh. Ngày nay, các nhà kinh tế học đưa ra một số mô hình định giá thương hiệu (Brand Valuation), nguyên tắc định giá dựa trên việc tính toán giá trị hiện tại của các thu nhập có được trong tương lai nhờ thương hiệu. Tuy nhiên trong mô hình còn nhiều yếu tố định tính và chỉ áp dụng trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế Trường hợp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (Trang 39)