Xây dựng chiến lược phát triển cụ thể cho các dòng dịch vụ tài chính

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế Trường hợp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (Trang 86)

phái sinh và tổ chức thực hiện nghiêm túc trên toàn hệ thống BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã xây dựng chiến lược phát triển ngắn hạn đến hết năm 2015 và trung dài hạn đến năm 2020. Tuy nhiên đó mới chỉ là chiến lược chung, còn chiến lược phát triển riêng cho từng mảng dịch vụ mũi nhọn thì chưa có. Đối với dịch vụ tài chính phái sinh

78

là một lĩnh vực còn rất mới mẻ và phức tạp, không những là dịch vụ cung cấp cho khách hàng mà còn là công cụ phục vụ quản lý điều hành, bảo hiểm cho ngân hàng, do vậy rất cần một chiến lược phát triển chi tiết và áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống.

Cùng với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong bối cảnh hội nhập, chiến lược của ngân hàng như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong mọi quá trình hoạt động của ngân hàng. Chiến lược đúng đắn, phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng giúp ngân hàng thành công hay thất bại. Doanh nghiệp không có chiến lược cũng như không có đích để đến, không có nhà để về. Vì vậy nếu xây dựng được chiến lược cụ thể chi tiết cho việc phát triển dịch vụ tài chính phái sinh thì sẽ tạo nên một lộ trình, đích đến rõ ràng. Bên cạnh đó còn được sự quán triệt về nhận thức, sự ưu tiên về các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) cho sự phát triển.

BIDV là ngân hàng lớn trong nhóm dẫn đầu của hệ thống Ngân hàng thương mại, với 57 năm lịch sử trải qua nhiều giai đoạn phát triển, ít nhiều BIDV cũng có sức ì lớn. Trong khi đó dịch vụ tài chính phái sinh là một dịch vụ ngân hàng hiện đại, tính phức tạp cao, đòi hỏi sự nghiên cứu lớn và năng động trong quá trình thực hiện. Thực tế trong thời gian qua, việc phát triển các dịch vụ phái sinh gặp không ít khó khăn, có chi nhánh tích cực chủ động, nhưng cũng có những chi nhánh bảo thủ, trì trệ. Vì vậy, nếu xây dựng được chiến lược kinh doanh cho mảng dịch vụ tài chính phái sinh để có được sự quán triệt, đồng thời thực hiện nghiêm túc và nhất quán trên toàn hệ thống thì kết quả đạt được có thể lớn hơn nhiều lần.

Các nội dung cơ bản của chiến lược có thể được khái quát như sau:

Mục tiêu tổng quát của chiến lược

Phát triển BIDV thành ngân hàng cung cấp dịch vụ tài chính phái sinh hàng đầu tại Việt Nam. Đưa dịch vụ tài chính phái sinh trở thành mảng dịch vụ mũi nhọn tại BIDV. Đáp ứng mọi yêu cầu về dịch vụ tài chính phái sinh của khách hàng và nhu cầu bảo hiểm của chính ngân hàng.

79

Các nội dung cơ bản của chiến lược (các mục tiêu cụ thể)

- Cung cấp các dịch vụ tài chính phái sinh theo yêu cầu của thị trường. Lộ trình phát triển các dịch vụ tài chính phái sinh rõ ràng và hợp lý, có sự lựa chọn các dịch vụ tài chính phái sinh để phát triển cho phù hợp. Trong ngắn hạn, một số dịch vụ tài chính phái sinh được lựa chọn để phát triển như: Giao dịch kỳ hạn không chuyển tiền (NDF); Quyền chọn không phí (Zero Cost Option); Quản lý tài sản cá nhân (Private Banking); Tiền gửi cơ cấu kết hợp quyền chọn, giá cả hàng hóa, tỷ giá, lãi suất.

- Sử dụng các dịch vụ phái sinh phù hợp để bảo hiểm các hoạt động của ngân hàng, để cơ cấu lại nguồn vốn, tài sản trong từng thời kỳ.

- Tổ chức tác nghiệp cho mọi dịch vụ tài chính phái sinh theo đúng thông lệ quốc tế, đảm bảo an toàn, hiệu quả.

- Đầu tư, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại phục vụ cho hoạt động tài chính phái sinh.

- Liên kết với các đối tác quốc tế, học hỏi, xây dựng quan hệ, thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực phái sinh. Trước hết là ký kết hợp đồng khung ISDA và tiếp theo là ký kết Phụ lục Hỗ trợ Tín dụng CSA để có thể giao dịch mọi hợp đồng phái sinh.

- Đào tạo chuyên sâu, triển khai rộng trên toàn bộ 134 chi nhánh, giao kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể đối với từng dịch vụ tài chính phái sinh cho từng chi nhánh, căn cứ trên tình hình thị trường thực tế tại địa bàn.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế Trường hợp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (Trang 86)