Nhân tố tác động đến phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế Trường hợp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (Trang 45)

hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

1.3.2.1. Nhân tố chủ quan

Định hướng phát triển của ngân hàng thương mại nói chung và chiến lược phát triển mảng hoạt động tài chính phái sinh nói riêng:

Sứ mệnh và tầm nhìn chiến lược của ngân hàng thương mại:

Sứ mệnh và tầm nhìn là một trong các yếu tố hết sức quan trọng đưa ngân hàng trở thành một định chế tài chính hùng mạnh trong tương lai. Ngay từ thời điểm hiện tại, ngân hàng không chỉ xây dựng kế hoạch kinh doanh cho năm sau mà còn phải xây dựng được chiến lược phát triển cho trung và dài hạn. Nghĩa là phải trả lời được câu hỏi: Sau 10 năm, 20 năm hoặc thậm chí 50 năm nữa, ngân hàng sẽ như thế nào? Trong định hướng chiến lược tổng thể

37

này, mức độ ưu tiên cho các mảng hoạt động sẽ không giống nhau, sẽ có mảng hoạt động được dành nhiều nguồn lực để phát triển và sẽ có mảng hoạt động bị thu hẹp. Chính vì vậy, đây là một nhân tố chủ quan ảnh hưởng hàng đầu đến sự phát triển hoạt động tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại.

Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ:

Nền tảng khoa học kỹ thuật và công nghệ là nhân tố chủ quan thứ hai ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động tài chính phái sinh. Nếu được trang bị đầy đủ, hoạt động tài chính phái sinh mới có thể phát triển hiệu quả. Dịch vụ tài chính phái sinh là dịch vụ ra đời muộn nhất trong hệ thống dịch vụ của ngân hàng thương mại. Nó được coi là các dịch vụ ngân hàng hiện đại và đòi hỏi nhiều điều kiện khoa học công nghệ tiên tiến phục vụ cho nó. Ngoài hệ thống máy vi tính kết nối liên tục với quốc tế bằng nhiều đường truyền khác nhau để đảm bảo giao dịch liên tục 24/24 còn cần hệ thống cung cấp thông tin tài chính chuyên nghiệp của Reuters, Bloomberg, Telerate để liên tục theo dõi diễn biến về tỷ giá, lãi suất, giá cả hàng hóa, các bản tin và phân tích thị trường. Bên cạnh đó còn cần hệ thống giao dịch nội địa và quốc tế của Reuters Dealing và các hệ thống máy chủ, máy cấp điện, hệ thống bảo mật vv ...

Cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình hoạt động:

Hoạt động tài chính phái sinh rất phức tạp và có độ rủi ro cao, chính vì vậy, để có thể phát triển ổn định, ngân hàng thương mại phải thiết kế bộ máy tổ chức và xây dựng quy trình hoạt động phù hợp với các mô hình ngân hàng hiện đại trên thế giới. Cần có sự tách biệt giữa 3 khối: Khối kinh doanh (Front Office) - Khối quản lý rủi ro (Middle Office) - Khối tác nghiệp (Back Office), để từ đó tránh sự chồng chéo chức năng, nhiệm vụ, lợi ích; Có sự chuyên nghiệp và độc lập trong quản lý rủi ro. Do đó, đây chính là nhân tố chủ quan thứ ba ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ tài chính phái sinh.

Nhân lực:

Nguồn lực con người là nhân tố cuối cùng tuy nhiên là quan trọng nhất trong quá trình phát triển của mọi hoạt động. Con người là chủ thể của hoạt động

38

tài chính phái sinh, do đó chủ thể có trình độ, có chuyên nghiệp, có nhiệt huyết thì mới đem đến sự thành công và phát triển cho lĩnh vực hoạt động. Bên cạnh các cán bộ tốt thì bộ phận quản lý cũng phải thực sự có kiến thức, kinh nghiệm và liên tục được đào tạo, cập nhật để có thể điều hành được hệ thống trước sự biến động liên tục của thị trường.

1.3.2.2. Nhân tố khách quan

Quan điểm phát triển, cơ chế chính sách quản lý và hệ thống pháp luật của nhà nước:

Đây chính là những nhân tố hàng đầu tác động trực tiếp đến sự tồn tại cũng như phát triển của dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại. ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng, là một pháp nhân trong nền kinh tế, do vậy mọi hoạt động đều phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và tuân theo các quy định của pháp luật. Vì vậy, quan điểm của Bộ Tài chính, ngân hàng Nhà nước, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có mở rộng cửa cho sự phát triển của thị trường tài chính phái sinh ở Việt Nam hay không là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cơ chế chính sách quản lý cũng có mối liên hệ tỷ lệ nghịch với sự phát triển của thị trường, nghĩa là chính sách càng ít hạn chế thì thị trường càng phát triển nhanh chóng. Cuối cùng, một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động phái sinh công bằng, minh bạch và phù hợp sẽ tạo niềm tin cho thị trường phát triển bền vững.

Nhận thức của thị trường về dịch vụ tài chính phái sinh:

Đây cũng là nhân tố hết sức quan trọng để tạo nên bước phát triển mạnh mẽ cho dịch vụ tài chính phái sinh trên thị trường. Nếu việc nhận thức được lợi ích mà các dịch vụ tài chính phái sinh mang lại chỉ giới hạn trong các tổ chức tín dụng, các chuyên gia tài chính thì thị trường không thể tạo nên sự đột phá. Cần phải phổ biến sự hiểu biết này ra toàn bộ các doanh nghiệp, cũng như các chủ thể khác trong nền kinh tế. Từ sự hiểu biết mới dẫn đến nhu cầu, từ nhu cầu dẫn đến dùng thử, dùng thử có hiệu quả sẽ dùng thường xuyên.

39

Bên cạnh đó, đây là những công cụ hoàn toàn mới nên việc nhận thức không chỉ cần thiết với người tiêu dùng mà còn phải mở rộng đến các nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách.

Cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của toàn bộ thị trường:

Sự phát triển của dịch vụ tài chính phái sinh bên cạnh sự phụ thuộc vào cơ sở vật chất, kỹ thuật của bản thân ngân hàng thương mại thì còn phụ thuộc vào điều kiện khoa học, công nghệ của toàn bộ thị trường. Bởi lẽ, ngân hàng thương mại chỉ là một chủ thể, ngoài ra còn có Sở giao dịch / Trung tâm giao dịch, Trung tâm thanh toán bù trừ, Trung tâm lưu ký, Người mua, Người bán, Cơ quan quản lý vv ... Nếu đáp ứng đủ các yêu cầu, việc giao dịch dịch vụ tài chính phái sinh sẽ trở nên thuận tiện, nhanh chóng và dễ dàng, góp phần quan trọng thúc đẩy thị trường phát triển.

Điều kiện chung của nền kinh tế:

Nhân tố khách quan cuối cùng ảnh hưởng đến quá trình phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của ngân hàng thương mại chính là điều kiện chung của nền kinh tế. Bất cứ quá trình phát triển nào cũng chịu ảnh hưởng bởi môi trường, và phát triển dịch vụ tài chính phái sinh cũng không phải là ngoại lệ. Khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, thì thị trường tài chính phái sinh sẽ được hỗ trợ rất mạnh mẽ và ngược lại khi nền kinh tế đi vào giai đoạn suy thoái.

40

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1. Bối cảnh thực hiện phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

2.1.1. Bối cảnh hội nhập quốc tế gắn với việc phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại Việt Nam

Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế mới (WTO) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động của thị trường tài chính phái sinh tại Việt Nam bắt đầu kể từ năm 2003, được nghiên cứu và phát triển trong bối cảnh Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO (11/01/2007), tức là hội nhập quốc tế sâu và rộng hơn. Theo các cam kết WTO, hoạt động của hệ thống ngân hàng được mở cửa toàn diện, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hệ thống NHTM Việt Nam có thể mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình ra phạm vi khu vực hoặc toàn cầu.

Như vậy, khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng nói chung, trong đó có dịch vụ tài chính phái sinh nói riêng rất đa dạng, không chỉ là khách hàng trong nước mà còn có cả khách hàng nước ngoài, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Việc cung cấp dịch vụ tài chính phái sinh được nhiều hơn, ngân hàng tăng được doanh thu, tạo thêm lợi nhuận.

Khi Việt Nam mở cửa hội nhập, hệ thống NHTM Việt Nam trong đó có BIDV có cơ hội được học hỏi, tiếp thu các kinh nghiệm quý báu về phát triển, cung ứng dịch vụ tài chính phái sinh – loại hình dịch vụ đang rất phát triển trên thế giới của các định chế lâu đời và có bề dầy kinh nghiệm trên thế giới.

Bên cạnh các tác động tích cực, việc Việt Nam gia nhập WTO cũng tạo ra những thách thức lớn cho hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam khi sự

41

cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt, ngân hàng nội địa phải đối mặt với thách thức hoạt động theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế.

Việt Nam gia nhập cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)

AEC ra đời năm 2015 sẽ là một bước ngoặt đánh dấu sự hội nhập khu vực một cách toàn diện của các nền kinh tế Đông Nam Á, hướng tới mô hình một cộng đồng kinh tế - an ninh - xã hội theo kiểu Liên minh Châu Âu (EU). Đồng thời, AEC cũng sẽ hòa trộn nền kinh tế của 10 quốc gia thành viên thành một khối sản xuất, thương mại và đầu tư, tạo ra thị trường chung của khu vực. Điều đó sẽ có những tác động, ảnh hưởng nhất định tới nền kinh tế Việt Nam nói chung trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng nói riêng.

Gia nhập AEC, một thị trường chung có quy mô lớn với hơn 600 triệu dân và tổng GDP hàng năm vào khoảng 2.000 tỷ USD sẽ tác động mạnh đến thương mại Việt Nam.

Thứ nhất, tham gia AEC sẽ giúp Việt Nam tăng thêm khối lượng trao đổi thương mại với các nước trong khu vực.

Thứ hai, AEC thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.

Thứ ba, AEC sẽ tác động tới việc thay đổi cơ cấu sản phẩm xuất khẩu theo chiều hướng tích cực.

Thứ tư, tham gia AEC sẽ mở rộng thị phần của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường có liên quan, thể hiện rõ nhất là tại các nước ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản.

Thứ năm, tham gia AEC sẽ gia tăng năng lực cạnh tranh cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Khi AEC được thành lập, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thị trường rộng lớn hơn. Bởi, doanh nghiệp Việt Nam không chỉ hướng vào sản xuất nội địa mà sẽ hướng ra thị trường chung, thị trường mà ASEAN đã có FTA như Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc.

Như vậy, với việc gia nhập AEC, thương mại Việt Nam ngày càng được mở rộng và thâm nhập sâu vào thị trường các nước trong khu vực. Lĩnh vực tài chính – ngân hàng theo đó sẽ có cơ hội được cung cấp nhiều và đa

42

dạng hơn các sản phẩm dịch vụ để phục vụ cho việc trao đổi, mua bán hàng hóa giữa các công ty trong khu vực, đặc biệt là phát triển mạnh được các dịch vụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, một dịch vụ không thể thiếu đối với các công ty xuất nhập khẩu để phòng tránh rủi ro, bảo toàn được lợi nhuận định mức.

2.1.2. Diễn biến thị trường tiền tệ, lãi suất quốc tế và trong nước gắn với việc phát triển dịch vụ tài chính phái sinh tại ngân hàng thương mại Việt Nam

Biến động thị trường tiền tệ, lãi suất quốc tế và trong nước trong thời gian qua được ghi lại qua các đồ thị và phân tích sau:

Đồ thị 2.1: Diễn biến tỷ giá USD/VND (Tỷ giá do ngân hàng Nhà nƣớc công bố và Tỷ giá bình quân liên ngân hàng) từ năm 2009 – T6.2014

Nguồn: Reuters, Ban kinh doanh vốn và tiền tệ BIDV tổng hợp

Vào tháng 2/2011 tỷ giá USD/VND do NHNN công bố tiếp tục được điều chỉnh tăng lên mức 20693, tương đương 9,3%, được cho là mức tăng kỷ lục

Daily QVND=SBVN, QVND= 01/01/2009 - 30/06/2014 (GMT) Line, QVND=SBVN, Bid(Last) 30/06/2014, 21,246, N/A, N/A Line, QVND=, Bid(Last) 30/06/2014, 21,330 Price 0 16,000 16,500 17,000 17,500 18,000 18,500 19,000 19,500 20,000 20,500 21,000 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 Q3 Q4 Q1 Q2 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ giá USDVND bình quân LNH Tỷ giá USDVND

43

trong nhiều năm gần đây. Quý 4/2011 tỷ giá cơ bản do NHNN công bố liên tục được điều chỉnh, ngày 28/10/2011 tỷ giá tiếp tục được điều chỉnh tăng 0,5% từ mức 20693 lên 20803.

Tháng 01/2012 tỷ giá sụt giảm nhanh và mạnh, về 20820 trước khi nghỉ tết nguyên đán. Từ tháng 02 - 12/2012, tỷ giá ổn định trong biên độ cho phép của NHNN, biên độ giao dịch 20825 - 21000. Tỷ giá cho thấy rõ xu hướng đi ngang 20850 trong phần lớn thời gian.

Những tháng đầu năm 2013 tỷ giá USD/VND chủ yếu đi ngang quanh mức giá mua vào của NHNN 20850. Từ sau tết Nguyên đán thị trường biến động khá mạnh, tỷ giá USD/VND tăng nhanh khoảng 150 đồng ngay sau kỳ nghỉ lễ. Sau đó, tỷ giá duy trì xu hướng tăng chạm trần 21036 vào đầu tháng 6 và 21246 vào đầu tháng 7. Từ giữa tháng 7 đến cuối năm tỷ giá USD/VND lùi về dưới mức giá trần mới 21246, và một lần nữa xác lập xu hướng đi ngang quanh mức giá mua vào mới của NHNN 21100.

Tỷ giá USD/VND trong 6 tháng đầu năm 2014 được chia làm 2 giai đoạn rõ rệt:

Giai đoạn 4 tháng đầu năm: Với chủ trương ổn định tỷ giá, đảm bảo giá trị đồng nội tệ, chính sách điều hành tỷ giá của NHNN chưa có thay đổi trong 4 tháng đầu năm: giữ nguyên tỷ giá bìnhquân LNH 21036, tỷ giá mua vào- bán ra 21100-21246. Tỷ giá USD/VND chủ yếu đi ngang quanh mức giá mua vào của NHNN 21100.

Giai đoạn tháng 5&6: Tỷ giá USD/VND xác lập xu hướng tăng. Đến giữa tháng 6, tỷ giá tăng khoảng 130 điểm so với giữa tháng 5, giao dịch gần sát mức giá trần trong biên độ 21220-21240. Ngày 19/06, NHNN tăng tỷ giá bình quân LNH thêm 1% lên mức 21246. Tỷ giá USD/VND nhanh chóng thiết lập mặt bằng giá mới quanh mức 21330-21350 trong nửa cuối tháng 6, tăng 1,14% so với thời điểm cuối năm 2013. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Dự báo 06 tháng cuối năm 2014 khả năng NHNN sẽ tiếp tục giữ mức tỷ giá điều hành hiện tại, tỷ giá bình quân LNH 21246 và biên độ +/-1%.

44

Qua các số liệu theo dõi trên cho thấy trong vòng 03 năm 2011 – 2014, tỷ giá USD/VND có sự biến động rất lớn tăng từ mốc 18932 lên tới 21246 tức là tăng tới 12,22%, do vậy rủi ro tỷ giá các doanh nghiệp gặp phải thực tế có thể lên tới 14% - 15% khi phải chuyển đổi từ VND sang USD để trả nợ, thanh toán hàng hóa nhập khẩu, ký quỹ, đặt cọc, tài trợ vv …

Đồ thị 2.2: Diễn biến tỷ giá EUR/USD từ năm 2009 – T6.2014

Nguồn: Reuters, Ban kinh doanh vốn và tiền tệ BIDV tổng hợp

Tỷ giá EUR/USD cũng có những sự biến động rất mạnh, gấp nhiều lần so với biên độ biến động của tỷ giá USD/VND. Với kỳ hạn 05 năm, tỷ giá EUR/USD biến động trong khoảng từ 1.1500 - 1.6000 (~39.13%), gây ra rủi ro cực lớn cho các doanh nghiệp phải thanh toán bằng EUR trong khi chỉ có nguồn thu bằng USD. Đối với các doanh nghiệp chỉ có nguồn thu bằng VND trong khi phải thanh toán bằng EUR thì rủi ro này còn lớn hơn do tỷ giá EUR/VND được tính chéo qua tỷ giá EUR/USD và USD/VND.

Daily QEUR= 08/02/2009 - 30/06/2014 (GMT)

Line, QEUR=, Bid(Last) 30/06/2014, 1.3600, Price USD 0 1.2 1.24 1.28 1.32

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ tài chính phái sinh của Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập Kinh tế quốc tế Trường hợp Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) (Trang 45)