1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sĩ luật học: Chức năng quản lý môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay

174 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Chức năng quản lý môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Bùi Xuân Phái
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Thị Hồi, PGS.TS Lê Văn Long
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 174
Dung lượng 37,61 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI XUÂN PHÁI

LUẬN VĂN TIEN SĨ LUẬT HOC

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

BÙI XUÂN PHÁI

Chuyên ngành : Ly luận và lich sử nhà nước và pháp luật

Mã số : 62 38 01 01

LUẬN ÁN TIEN SĨ LUAT HOC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Hồi

PGS.TS Lê Văn Long

HÀ NỘI - 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên

cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận an là trung thực Những kế! luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bat kỳ công trình nào khác.

TÁC GIÁ LUẬN ÁN

Bùi Xuân Phái

Trang 4

Chương 1: TONG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VAN DECÓ LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈ TÀI

Các công trình nghiên cứu về môi trường, quản lý môi trường, phát triển bền vững, chức năng nhà nước và hoạt động quan lý môi trường của nhà nước

Các công trình nghiên cứu về hoạt động quản lý môi trường đáp ứng yêu cầu của phát triển bền vững ở Việt Nam

Nhận xét về các công trình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra cho luận án

Chương 2: QUAN LÝ MOI TRƯỜNG - MỘT CHỨC NANG CUA NHÀNƯỚC ĐÁP UNG YÊU CÂU PHÁT TRIEN BEN VỮNG ỞVIỆT NAM HIỆN NAY

Khái niệm môi trường và quản lý môi trường

Khái niệm phát triển bền vững và các yêu cầu của phát triển bền vững ở Việt Nam

Khái niệm chức năng nhà nước

Khái niệm và đặc điểm của chức năng quản lý môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam

Sự cần thiết phải thực hiện chức năng quản lý môi trường của Nhà nước dap ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng quản lý môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam

Chương 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC, BO MAY THỰC HIỆN CHỨCNĂNG QUAN LY MOI TRUONG CUA NHÀ NƯỚC ĐÁPUNG YEU CAU PHAT TRIEN BEN VUNG O VIET NAMNội dung chức nang quản lý môi trường của Nha nước dap ứng yêucâu phát triên bên vững

Trang 5

Phuong thức thực hiện chức nang quan ly môi trường cua Nha nước đáp ứng yêu cau phát triển bền vững

Bộ máy thực hiện chức năng quản lý môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam

Chương 4: THUC TRANG VÀ NGUYÊN NHÂN CUA THỰC TRẠNGTHỰC HIỆN CHỨC NANG QUAN LÝ MOI TRƯỜNG CUANHÀ NƯỚC ĐÁP UNG YÊU CAU PHAT TRIEN BENVUNG O VIET NAM HIEN NAY

Thực trang thực hiện chức năng quan ly môi trường của Nha nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam

Nguyên nhân của thực trạng thực hiện chức năng quản lý môitrường của Nhà nước ở Việt Nam

Chương 5: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHỨC NĂNGQUAN LÝ MOI TRUONG CUA NHÀ NƯỚC ĐÁP UNGYEU CAU PHAT TRIEN BEN VUNG O VIET NAM TRONGTHOI GIAN TOI

Dinh hướng thực hiện chức nang quan lý môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới Giải pháp thực hiện chức năng quản lý môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới

KET LUẬN

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐÉN ĐÈTÀI ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BÓ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

: Bao vệ môi trường

: Đánh giá tác động môi trường chiến lược : Đánh giá tác động môi trường

: Quản lý môi trường : Phát triển bền vững : Xã hội chủ nghĩa

Trang 7

MỞ DAU 1 Tính cấp thiết của việc thực hiện đề tài

Nhiều nền văn minh rực rỡ mà loài người tạo ra hiện chỉ còn là đối tượng nghiên cứu của lịch sử, của khảo cô học và có lẽ chỉ còn được khai thác với tư cách là những điểm tham quan, du lịch để hoài niệm về quá khứ Phải chăng nhân loại đang có nguy cơ đi vào vết xe đồ của lịch sử? Những thảm hoa do thiên nhiên hay do con người trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra đang có xu hướng ngày càng phức tạp mà nếu không có giải pháp xử lý thỏa đáng, có thể loài người sẽ phải gánh chịu những thảm họa môi trường còn khủng khiếp hơn so với những gì đã và đang xảy ra.

Phát triển kinh tế - xã hội đã nâng cao mức sống của con người hiện tại nhưng cũng kéo theo rất nhiều van dé nay sinh, trong đó ô nhiễm và suy thoái môi trường nỗi lên như một vấn đề vừa phức tạp về tính chất, vừa rộng lớn về quy mô, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hiện tại và lâu dài tới các thế hệ tương lai, đến mục tiêu phát triển bền vững (PTBV) Tốc độ tăng trưởng kinh tế liệu có thể tiếp tục được duy trì, cuộc sông của con người liệu có được bảo đảm nếu như môi trường không được quản lý, bảo vệ? Sự mắt cân bang giữa tăng trưởng kinh tế trước mắt với lợi ích lâu dai, với xã hội, với môi trường, giữa lợi ích của các thế hệ hiện tại với các thế hệ tương lai không được giải quyết một cách thỏa đáng là một mầm họa, đe dọa một sự bất ồn và rồi loan sẽ xảy ra Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam không chỉ ghi nhận, bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền con người của hiện tại mà còn có trách nhiệm với các thé hệ tương lai Do đó, quản lý môi trường (QLMT) đã trở thành một chức năng độc lập, tất yêu mà các nhà nước đương đại nói chung, Nhà nước Việt Nam nói riêng phải thực hiện và là chức năng có tầm quan trọng, có ý nghĩa như những chức năng về kinh tế, xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu của PTBV Hội nghị toàn cầu về biến đồi khí hậu lần thứ 21 (COP21) tiếp tục là một sự khang định về điều đó Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu nhằm xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước ta thời gian qua và tìm ra giải pháp nhăm nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng này trong thời gian tới để đáp ứng yêu cầu PTBV của đất nước.

Trang 8

Ý thức được điều đó và nhằm góp phần vào việc khắc phục hạn chế đã được đề cập trong Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX răng: "Lý luận chưa giải đáp được một số van đề của thực tiễn đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là trong việc giải quyết các mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng xã hội; " [37, tr 69], tôi đã chọn nghiên cứu dé tài: "Chức năng quan lý môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay" làm dé tài luận án tiến sĩ của mình.

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu trực tiếp của đề tài là làm sáng tỏ thêm lý luận về chức năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu của PTBV, đánh giá được thực trạng thực hiện chức năng này của Nhà nước ta thời gian qua, trên cơ sở đó tìm rađược giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng này của Nhà nước ta trong thời gian tới nhăm đảm bảo yêu cầu PTBV đất nước.

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ đặt ra cho việc nghiên cứu đề tài bao gồm:

- Xây dựng và làm sáng tỏ lý luận về chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam hiện nay Cụ thể: làm sáng to sự cần thiết phải thực hiện chức năng, nội dung, phương thức, bộ máy thực hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở nước ta.

- Xem xét thực trạng thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở nước ta thời gian qua, xác định được những thành tựu và hạn chế trong việc thực hiện chức năng này và chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó;

- Tìm hiểu việc thực hiện chức năng QLMT đáp ứng yêu cầu PTBV của một số nhà nước khác dé tìm ra những kinh nghiệm có thé tham khảo cho Nhà nước Việt Nam trong quá trình thực hiện và nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng QLMT đáp ứng yêu cầu PTBV;

- Đề xuất được những phương hướng và giải pháp có tính khả thi để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước Việt Nam trong thời gian tới nhăm đáp ứng yêu cầu PTBV đất nước.

Trang 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề sau:

- Cơ sở lý luận về chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam;

- Thực trạng thực hiện chức năng quản lý môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam và một số nước khác thời gian qua;

- Các giải pháp cần thực hiện để nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước ta nhằm đáp ứng yêu cầu PTBV đất nước.

Phạm vi nghiên cứu về không gian là ở Việt Nam Phạm vi thời gian được nghiên cứu chủ yếu là từ khi công cuộc đổi mới được tiến hành ở nước ta cho đến nay Phạm vi về nội dung nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV Đó là các vấn đề: khái niệm, tầm quan trọng, nội dung, phương thức, bộ máy thực hiện chức năng, thực tiễn thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước ta thời gian qua, kinh nghiệm thực hiện chức năng này ở một số nước trên thế giới mà Việt Nam có thể tham khảo, đặc biệt là ở những nước có nhiều nét tương đồng về điều kiện như Việt Nam, các giải pháp có thé áp dụng để nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng QLMT của Nha nước ta trong thời gian tới nhằm đảm bảo yêu cầu PTBV đất nước.

5 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận để nghiên cứu đề tài là những nguyên lý cơ bản của triết học Mác - Lênin kết hợp với những hạt nhân hợp lý trong các quan điểm

triết học cận đại, trung đại và cô đại đã được kế thừa va phát triển; trong đó vận dụng

nguyên lý về mối liên hệ phố biến giúp cho việc xác định mối quan hệ qua lại giữa ly luận với thực tiễn; giữa trong và ngoài nước; giữa các vấn đề chính trị với kinh tế, xã hội; giữa tri thức của nhiều ngành khoa học với nhau cũng như nghiên cứu về mối liên hệ chủ yếu và có tính chất đặc trưng giữa các vẫn đề được xác định trong luận án; nguyên lý về sự phát triển được vận dụng dé nhận thức các van dé lịch sử và có tính quy luật Những nguyên lý này cũng là cơ sở giúp xác định toàn diện các yếu tô tác động va tim ra nguyên nhân của thực trạng hoạt động BVMT của nhà nước đáp ứngyêu câu PTBV nói chung và của Việt Nam noi riêng.

Trang 10

Luận án dựa trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam mà trực tiếp là các quan điểm về quản lý, BVMT cũng như PTBV qua các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc từ lần thứ V cho đến nay.

Bên cạnh đó, luận án còn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của khoa học pháp lý hiện đại về chức năng nhà nước, trách nhiệm của nhà nước trong toàn cầu hóa; tiếp cận các vấn đề nghiên cứu trên cơ sở của phương pháp tiếp cận hệ thống, liên ngành khoa học xã hội và nhân văn, khoa học pháp lý mà chủ yếu là phương pháp tiếp cận của Lý luận chung về nhà nước và pháp luật, Luật hành chính, Luật môi trường

Các phương pháp nghiên cứu cụ thé gồm có:

Thứ nhất, phương pháp phân tích được vận dụng dé nhận thức các bình diện, các góc độ chi tiết của từng vấn đề từ các khái niệm về phương diện lý luận đến các hiện tượng đã diễn ra trên thực tế, đặc biệt là nhận thức các van đề được thu thập từ đời sống dé thấy được các góc cạnh của van đề môi trường trong lich sử cũng như hiện tại;

Thứ hai, phương pháp tông hợp được vận dụng để xâu chuỗi các vấn đề, tìm ra mối liên hệ của chúng, xác định tính hệ thong của van dé được nghiên cứu;

Thứ ba, phương pháp lịch sử được sử dung dé nghiên cứu các giai đoạn van động nhất định của tự nhiên, của xã hội, của nhận thức, từ đó tìm ra những bài học kinh nghiệm của loài người cho quá trình tồn tại, thích nghi và phát triển, rút ra các luận cứ khoa học từ van đề được nghiên cứu;

Thi tư, phương pháp so sánh được vận dụng dé tìm ra những sự tương đồng cũng như di biệt, lý giải được nguyên nhân và tìm ra ý nghĩa của việc nhận thức chung các van đề nghiên cứu, qua đó tim ra quy luật dé lý giải được nguyên nhân và có thể dự báo được khuynh hướng của sự phát triển;

Thứ năm, các phương pháp của xã hội học, đặc biệt là hai phương pháp thống kê và điều tra xã hội học được sử dụng dé nhận thức, đánh giá các vấn đề từ các số liệu, thông tin được thu thập giúp cho việc xác định khuynh hướng vận động của các hiện tượng được nghiên cứu và có thê tìm ra quy luật phát triển làm cơ sở cho việc dự báo; sử dụng kết quả điều tra xã hội học của các công trình nghiên cứu có liên quan dé đánh giá được thực tiễn đã diễn ra.

Trang 11

Thứ sau, phương pháp trừu tượng hóa khoa học được sử dụng cho việc nhận thức vấn đề nghiên cứu khi tìm ra những thuộc tính chung, phổ biến và tất yếu hay những kết luận khoa học nhằm xây dựng một số khái niệm, rút ra những nhận xét tong quan về van đề nghiên cứu hoặc tìm ra những van dé mang tính quy luật trong quá trình nghiên cứu.

6 Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những điểm mới của luận án

Về mặt lý luận, luận án đã làm sáng tỏ nhận thức về tầm quan trọng cũng như nội dung của các vấn đề: môi trường, chức năng nhà nước, PTBV; chứng minh được QLMT là một chức năng tất yếu, không thể thiếu của nhà nước dé đáp ứng yêu cầu của PTBV; làm sáng tỏ một số van dé lý luận về chức năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV như khái niệm, nội dung, phương thức, bộ máy thực hiện chức năng QLMT của nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu của PTBV, qua đó góp phần bổ sung, hoan thiện khoa học Lý luận về nhà nước và pháp luật nói riêng và khoa học pháp lý nói chung.

Về mặt thực tiễn, luận án làm sáng tỏ được những yếu tố tác động đến chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam, đánh giá được thực trạng thực hiện chức năng này của Nhà nước ta thời gian qua, chỉ ra được nguyên nhân của thực trạng đó và đề xuất được một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động QLMT của Nhà nước ở Việt Nam trong thời gian tới.

về những điểm mới, luận án đã đưa ra và giải quyết một số vấn đề mới hoặc có tính chất mới sau:

Thứ nhát, luận án đã hệ thống hóa và làm sáng tỏ được một số quan niệm về môi trường, PTBV và chức năng nhà nước;

Thứ hai, luận án xây dựng được khái niệm chức năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV, chứng minh được tính tất yêu của việc thực hiện chức năng QLMT của nhà nước đương đại nói chung và Nhà nước Việt Nam nói riêng;

Thứ ba, luận án xác định được một số yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở nước ta và phân tích được các tác động tích cực cũng như tiêu cực của các yêu tô đó;

Trang 12

Thi tu, luận an trình bày được một số nội dung cần thực hiện, phương thức và bộ máy thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở nước ta hiện nay;

Thứ năm, luận án đánh giá được thực trạng thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam thời gian qua; chỉ ra được những thành tựu, hạn chế trong việc thực hiện chức năng này và nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế đó;

Thứ sáu, luận án đã đề xuất được một số giải pháp cụ thé dé nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam trong thời gian tới.

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 5 chương:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu các van đề có liên quan đến đề tài Chương 2 Quản lý môi trường - một chức năng của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.

Chương 3 Nội dung, phương thức, bộ máy thực hiện chức năng quản lý môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam.

Chương 4 Thực trạng và nguyên nhân của thực trạng thực hiện chức năng quan ly môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam hiện nay.

Chương 5 Dinh hướng và giải pháp thực hiện chức nang quản lý môi trường của Nhà nước đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững ở Việt Nam trong thời gian tới.

Trang 13

Chương 1

TỎNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CAC VAN ĐÈ CÓ LIEN QUAN DEN DE TÀI

1.1 CAC CONG TRINH NGHIEN CUU VE MOI TRUONG, QUAN LY MOI TRUONG, PHAT TRIEN BEN VUNG, CHUC NANG NHA NUOC VA HOAT DONG QUAN LY MOI TRUONG CUA NHA NUOC

1.1.1 Cac công trình nghiên cứu ở nước ngoài

Về môi trường, OLMT và PTBV, có rat nhiều công trình nghiên cứu đáng được quan tâm có liên quan riêng hoặc đồng thời đến cả ba van đề trên Có thé kế đến một số công trình sau:

Cuốn Sw /iên quan của áp bức: Các điều kiện sinh sống và sắc tộc tại Rwanda 1860-1960 của tác gia Catharine Newbury, Nxb Đại hoc Columbia, năm 1988, mô ta về sự thay đổi, về vai trò của người Hutu và người Tutsi bi phân cực như thế nào từ thời kỳ tiền thuộc địa cho tới khi độc lập, cảnh báo và có thể coi là sự lý giải từ trước về nạn diệt chủng khủng khiếp xảy ra năm 1994 ở Rwanda, trong đó có nói tới sự gia tăng dân số quá mức không được kiểm soát, kéo theo một hệ quả ghê gớm về sự suy thoái dat đai, môi trường - hai yếu t6 quan trong của PTBV.

Các cuốn Sw sup đồ của các xã hội tiên tiến cha J oseph Tainter, Nxb Dai học Cambridge, 1988; Sw sup đồ của nhà nước và nên văn minh cô xưa của Norman Y offee va George Cowgill, Nxb Dai hoc Arizona, 1988; Ngành khai thác mỏ ở My: Khai thác và Môi trường cua Duane Smith (Boulder: Nxb Đại học Colorado, 1993); Cuốn Tiên nhiên bién mắt, kinh té suy tàn: Di tìm giá trị thích hợp của Thomas Power (Washington, D.C Nxb Island 1996); Cuốn S6 tay khai thác mỏ: Những ảnh hưởng của khai thác mỏ đổi với môi trường và kiểm soát của môi trường Mỹ đối với ngành mỏ của Jerrold Marcus (London, Nxb Đại học Hoàng gia, 1997); Cuốn Những kẻ nổi loạn vì tài nguyên: Những thách thức mới từ cư dan ban địa với các tập đoàn khai thác mo và đâu lửa của Al Gedicks (Cambridge Mass, Nxb South End, 2001) Day là những công trình nói tới quan hệ giữa môi trường với PTBV, đều chỉ ra sự mat cân đối nghiêm trọng giữa phát triển kinh tế với việc BVMT - những nguy cơ đe dọa đối với PTBV.

Trang 14

Con người, văn hóa, môi trường trong xã hội Greenland cé dai của hai tác giả Jeutte Arneborg và Hans Christian Gullóv Day là một chuyên khảo cua Trung tâm địa cực Đan Mạch được xuất bản năm 1998 ở Copenhagen viết về một số lý do dẫn đến kết cục thảm hại của người Norse ở vùng Greenland trong đó có một nguyên nhân quan trọng là không QLMT do sự khai thác các yếu tố của môi trường một cách quá mức và không đúng cách.

Các cuốn: Hành trình của rừng: Vai trò của gỗ trong sự phát triển của nên văn minh của John Perlin (New York: Norton, 1989); Dang sau những khúc gỗ: Một đánh giá về môi trường và xã hội về các loại chứng chỉ rừng của Saskia Ozinga (Moreton-in-Marsh, Anh: Fern, 2001); Phá rừng trên trái đất: Từ thời tiền sử tới những cuộc khủng hoảng toàn cau của Micheal William (Chicago: Nxb Dai học Chicago, 2003) nói về lịch sử phá rừng với hậu quả khủng khiếp đối với nhân loại và có liên quan đến chứng chỉ rừng - một loại hình quản lý rừng đang được áp dụng khá phô biến.

Cuốn sách của Conrad Totman: Quản đảo xanh: Trồng rừng ở Nhật Bản thời kỳ tiền công nghiệp (Berkeley: Nxb Dai học California 1989); bài viết của tác giả Madhav Gadgil và Prema Iyer: "Về sự da dạng trong việc sử dung các nguồn tài sản chung của xã hội" trong cuỗn Các nguồn tài nguyên chung: Sinh học và sự phát triển bên vững dựa trên cộng đồng (London: Belhaven, 1989) đề cập đến vai trò to lớn của các nguồn tài nguyên đối với sự sống của con người cũng như cách ứng xử với chúng sao cho hiệu quả, vai trò điều tiết của con người và của nhà nước Các cuốn Nhật Bản hiện đại thời kỳ đâu (Berkeley: Nxb Đại hoc California, 1993) va cuốn: Ngành công nghiệp gỗ tai Nhật Bản hiện dai thời kỳ dau (Honolulu: Nxb Hawaii, 1995) đã đặc biệt ca ngợi chính sách khai thác có kiểm soát và kết hợp với trồng rừng với những thành công trong PTBV của Nhật Bản vẫn được tiếp tục cho đến ngày nay.

Cuốn Những người ăn tương lai: Lịch sử sinh thái học của con người và dat dai của Tim Flanney (Chatsworth, New South Wales: Reed, 1994), nói về tác động có hại của con người trong lich sử va người châu Au sau này đối với môi trường Australia Trong khi cuốn Thién nhiên trong lành: Những người hoàn hảo, những huyền thoại tàn phá và môi trường của David Horton (St Leonards, New South Wales: Alle & Unwin, 2000) có ý kiến ngược chiều với Tim Flanney.

Trang 15

Cuốn Chăm sóc đất đai: Các cộng đồng quyết định đất đai và tương lai của Andrew Campbell (St.Leonards, New South Wales: Alle & Unwin, 1994) nói về hoạt động quản lý đất đai tại nông thôn Australia, cho biết kinh nghiệm về việc xã hội hóa trong QLMT Cuốn Hay lắng nghe Dat dai của chúng ta đang khóc của Mary E.White (Đông Roseeville, New South Wales: Nxb Kangaroo, 1997) và cuốn Thất thoát nước ở một vùng dat dang thay đổi (Đông Roseeville, New South Wales: Nxb Kangaroo, 2000) cung cấp thông tin một cách tổng quát về các vấn đề môi trường của Australia.

Cuốn Lượng giá Trái dat, của Frances Cairncross (Nxb Havard, 2000) lai xem xét những gi có thể đạt được với sự dũng cảm về chính trị hướng tới việc QLMT gắn với việc cân nhắc những lợi ích lâu dài của môi trường với các chính sách của các nhà nước và các quyết định của các doanh nghiệp.

Nghiên cứu tông thé về các van đề môi trường hiện đại có cuốn Thể giới didi cái nhìn của Pimm: Một nhà khoa học kiểm tra trải đất cha Stuart Pimm (New York: McGraw, 2001); cuốn Kinh té sinh thái: Xây dung một nên kinh tế vì trái dat (New York: Norton, 2001), Tinh trang của thé giới (New York: Norton, xuất bản hang năm) của Lester Brown, cu6n Những thách thức môi trường toàn câu của thé kỷ XXI: Tài nguyên, tiêu thụ và những giải pháp bên vững (Wilmington, Del, Nghiên cứu tài nguyên, 2003) của Davit Lorey; cuốn Bau troi đỏ lúc bình minh: Nước Mỹ và cuộc khủng hoảng môi trường toàn cau (New Haven: Nxb Dai hoc Yale, 2004) của James Speth.

Những công trình nghiên cứu mang tích đặc thù về một lĩnh vực liên quan đến môi trường và BVMT như: Cuốn Tội đỉnh của Hubbert: Nguy cơ thiếu dau lửa của thé giới của tác giả Kenneth Deffeyes (Princeton, N.J: Nxb Dai hoc Princeton, 2001) và Cuốn Sw cham đứt của dau lửa của Paul Robert (Boston, Houghton Mifflin, 2004) nói tới sự phát triển kinh tế nhanh chong của nhân loại đã quá phụ thuộc vào dau lửa với lòng tham không giới hạn của con người, cảnh báo nguy cơ trong tương lai của ngành này và đối với cả những hiểm họa mà chính nó đang đe dọa gây ra cho nhân loại.

Cuốn Sw sup đồ của Maya cổ của tác giả David Webster xuất bản năm 2002 ở New York Tác giả đã đưa ra một cách nhìn tông quát vê lịch sử, xã hội và giải

Trang 16

thích sự sụp d6 của nền văn minh Maya gắn với môi trường, lý giải về nguyên nhân sụp đồ đó có liên quan đến QLMT mà cụ thé là do sự mat cân đối giữa dân số và việc khai thác các nguồn tài nguyên.

Các cuốn: Sự chuyển dich từ phá rừng sang trong rừng ở châu Au của Alexander Mather và Các công nghệ nông nghiệp va pha rừng nhiệt đới củaA.Angelsen va DKaimowitz (New York: Nxb Cabi, 2001) nói tới việc nhận thức lại về thái độ ứng xử với môi trường và đặc biệt là đối với rừng của con người trong xã hội hiện đại bảo đảm cho PTBV Cuốn Ranh giới vô tận: Lịch sử môi trường thé giới hiện đại thời kỳ đâu (Berkeley: Nxb Dai học California, 2003) của John Richards, dé cập tới các cuốn sách của Conrad Totman nói trên cùng một số tài liệu khác thảo luận về ngành lâm nghiệp của Nhật Bản so sánh với những trường hợp nghiên cứu môi trường hiện đại khác để rút ra bài học cho sự PTBV của các xã hội hiện đại.

Trong số các tài liệu đề cập đến sự tàn phá dẫn đến suy thoái môi trường có thê kế đến cuốn Năng lượng tại ngã ba đường: Những quan điểm và những điều không chắc chắn trên toàn cầu của Vaclav Smil (Cambridge, Mass, Nxb MIT, 2003), cuốn Chat lượng đất, sản lượng nông nghiệp và an ninh lương thực: Những quy trình lý sinh và những chon lựa kinh tế ở các cấp địa phương, vùng và toàn cau cua Keith Wiebe (Chelteham, UK: Edward Elgar, 2003); cuốn Khao cổ học về sự thay đổi toàn cẩu: Tác động của con người tới môi trường của các tác giả Charles Redman, Steven James, Paul Fish va J Daniel Rogers, Washington, D.C: Smithsonia Books, 2004; cuỗn Mia hè dai: Khí hậu làm nên văn minh thay đổi như thé nào? của tác giả Brian Fagan, New York: Basic Book, 2004.

Một số không ít các nghiên cứu gan đây của nhiều tác giả về Trung Quốc-một quốc gia phát triển rất nhanh về kinh tế nhưng lại nảy sinh vô cùng nhiều các van đề về môi trường cần được giải quyết dé PTBV Có thé dẫn ra một số kết quả nghiên cứu điển hình sau: cuốn Dân số và mồi trường Trung Quốc của Qu Geping và Li Jinchang (Boulder,Colo: Lynne Rienner, 1994); cuốn Ai sẽ nuôi sống Trung Quốc? của L.R Brown (New York: Norton, 1995) 7rưng Quốc, không khí, đất và nước (Washington D.C: Ngân hàng thé giới, 2001); cuốn Trung Quốc mạnh mẽ: Sự hòa hợp giữa bảo vệ môi trường và tăng trưởng dân số của M.B.McElroy, C.P Nielson

Trang 17

và P.Lydon (New York: Norton, 1998); Cuốn Cuộc chiến chong thién nhién cua Mao cua J.Shapiro (Cambridge, Nxb Dai hoc Cambridge, 2001); cuốn Quốc té hóa Trung Quốc: Những lợi ích trong nước và những liên hệ toàn cau của D.Zweig (Inthaca, N.Y., Nxb Cornell, 2002; cuốn Sw suy thoái cua đàn voi: Lịch su môi trường Trung Quốc của Mark Elvin (New Haven, Nxb Đại học Yale, 2004); Cuốn Môi trường Trung Quốc trong một thé giới toàn cầu của Jared Diamond va Jianguo mới được xuất bản năm 2008 Nói chung, các nghiên cứu về Trung Quốc gần đây cho thấy sự tăng trưởng kinh tế thần kỳ của Trung Quốc chưa gắn với việc QLMT một cách thích đáng, làm cho sự phát triển của đất nước này không bền vững, đặt ra quá nhiều thách thức trong tương lai về giải quyết các hậu quả từ sự suy thoái môi trường một cách nghiêm trọng.

Ngoài ra, còn rất nhiều công trình nghiên cứu về môi trường trên khắp thế giới về các lĩnh vực như nước, sử dụng năng lượng, về sản xuất và sử dụng hóa chất độc hại, sự thay đôi của khí hậu, dân số ; việc quản lý các lĩnh vực này với một thái độ nghiêm túc và trách nhiệm rất cao đối với nhân loại và ý thức về vấn đề QLMT Tất cả các công trình trên đã góp phần cung cấp các luận cứ khoa học cho việc xác định QLMT là một chức năng đáp ứng yêu cầu PTBV.

Về chức năng nhà nước có một sô công trình nghiên cứu điển hình như: Tờ điền chính trị Alexandrot, Nxb Chính trị, Maxcơva, 1940; Từ điển tóm tắt ngôn ngữ nước ngoài - Chủ biên IV A Léchkhin, Ph N Pêtorốp, Maxcova, 1947; Sw phân hóa và tổng hop, N.S Peiskun, Nxb Sách báo lý thuyết kỹ thuật quốc gia, Maxcơva 1958; Tir điển triết học, Chủ biên M.Rozental, P.Phiuzin, Nxb Chính tri Maxcova, 1963; Mối tương quan giữa cơ cấu và chức năng trong giới tự nhiên, M.V Vedenlov và V.I Krêmianxki, Nxb Tri thức Maxcova, 1966; Sự phản ánh hệ thống, điều khiển học, V.S Chiu khin, Nxb Khoa học, Maxcova, 1972; Về những hình thức pháp lý của việc thực hiện các chức năng của nhà nước Xô viét- của N.S.Samosenko, Tạp chí Nhà nước và pháp luật Xô viết (3), 1956; Ly luận chung Mac - Lênin về nhà nước và pháp luật, Phan nhà nước xã hội chủ nghĩa, Nxb Sách báo pháp lý, Maxcơva, 1972; bài viết Về hệ thống các chức năng của nhà nước trong sách "Những van đề về nhà nước và pháp luật”, của B.P.Curasvili, Nxb Maxcova, 1974;

Trang 18

Bản chất và Hình thức của nhà nước của Giáo sư A.I Denisov, Nxb Maxcova, 1960; Về Lý luận các chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, của một sô nhà khoa học của Đức như E.Pope, P.S1usep và G.S1useler, Tạp chí Nhà nước và pháp luật Xô viết (4), 1968; Lý luận về chức năng của nhà nước xã hội chủ nghĩa, của N.V Chernogolovkin, Nxb sách báo pháp lý Maxcơva 1970.

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước

Các công trình nghiên cứu về môi trường, quản lý môi trường và phát triển bên vững hoặc có liên quan đến các van dé này khá phong phú như:

Bách khoa toàn thư về môi trường (năm 1994); các Luật BVMT của Việt Nam năm 1993, 2005, 2014 đều đề cập đến khái niệm môi trường.

Định nghĩa về môi trường có trong chuyên đề: Một số vấn đề lý luận cơ bản trong nghiên cứu đề tài "Van dé môi trường trong phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam đến năm 2020", của Tô Duy Hợp, năm 2001; trong cuốn Văn hóa sinh thái nhân văn do Trần Lê Nguyên Bảo (Chủ biên), năm 2001.

Cuốn Môi trong và phát triển, Nxb Xây dựng, Hà Nội, 2007, của Nguyễn Thế Thôn và Hà Văn Hành có định nghĩa về môi trường đã chỉ ra được một cách cơ bản, bao quát nhưng rất cụ thể về môi trường.

Cuốn Quản lý môi trường cho sự phát triển bên vững (2000) của Lưu Đức Hải và cộng sự đã trình bày hệ thống quan điểm lý thuyết và hành động QLMT cho PTBV, xác định PTBV qua các tiêu chí: bền vững kinh tế, bền vững môi trường, bền vững văn hóa, tổng quan nhiều mô hình PTBV như mô hình ba vòng tròn kinh tế, xã hội, môi trường giao nhau của Jacobs và Sadler (1990), mô hình tương tác đa lĩnh vực kinh tế, chính trị, hành chính, công nghệ, quốc tế, sản xuất, xã hội của WCED, mô hình liên hệ thống kinh tế, xã hội, sinh thái của Villen, mô hình ba nhóm mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường của World Bank.

Cuốn Phát triển bên vững trong tam nhìn của thời đại của PGS.TS Nguyễn Đắc Hy, 2003 (sách lưu hành nội bộ của Viện nghiên cứu sinh thái và môi trường) nghiên cứu tương đối hệ thống về các vẫn đề về môi trường, về PTBV, về quan hệ giữa môi trường và PTBV, về chiến lược môi trường Việt Nam trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối và chỉ đạo

Trang 19

PTBV, về QLMT phân tích khá kỹ về mối quan hệ giữa môi trường và phát triển dưới ánh sáng của khoa học; về phát triển và tác động môi trường; về QLMT trong mỗi quan hệ giữa kinh tế và sinh thái, xác định môi trường là yếu tố của sản xuất đồng thời nói về PTBV Công trình cung cấp những gợi ý tốt để xác định các yếu tố tác động đến chức năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV Đây là công trình tương đối quy mô, nghiêm túc trong việc tiếp cận các vấn đề có tính chất hệ thống về môi trường và phát triển từ nhận thức đến hành động Nhận thức về vai trò, chức năng của môi trường; mối quan hệ giữa môi trường và các yếu tố của PTBV đã được trình bày một cách khá day đủ trong công trình này, thé hiện sự am tường của tác giả về các vấn đề chuyên môn cũng như quản lý thuộc lĩnh vực môi trường và PTBV cả trong nước và quốc tế.

Cuén Dam bảo an ninh môi trường cho phát triển bên vững của PGS.TS Nguyễn Đình Hòe và TS Nguyễn Ngọc Sinh, thuộc Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, do Nxb Khoa học và kỹ thuật phát hành năm 2010 Trong công trình này, khái niệm "an ninh môi trường” đã được trình bày một cách khá chi tiết, trong đó đề cập các van đề có liên quan chặt chẽ với môi trường và PTBV trên cơ sở khang định an ninh môi trường là một yếu tô không thé tách rời và nam trong quá trình PTBV, trích dẫn nhận định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc năm 1992, công trình này còn đề cập đến báo cáo của Viện Tầm nhìn thế giới về toàn cầu hóa, khang dinh vai tro của an ninh môi trường đối với PTBV, coi đảm bảo an ninh môi trường là một chiến lược hành động khân cấp và nhiều vấn đề khác có liên quan đến môi trường và PTBV.

Các công trình nghiên cứu về quản lý môi trường chủ yếu có:

Đề tài nghiên cứu cấp bộ Nang cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam hiện nay của Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, do Nguyễn Thị Thơm làm Chủ nhiệm dé tai, năm 2010, nghiên cứu khá công phu về hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam hiện nay, đề cập đến van đề quan ly nhà nước về môi trường, xác định và phân loại các công cụ QLMT, đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam hiện nay, phân tích về ảnh hưởng tích cực cũng như ảnh hưởng tiêu cực của các yêu tô đó và có thê tham khảo cho việc nhận thức nội dung các yêu tô tác động

Trang 20

đến chức năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam hiện nay Mặc dù đề tài chủ yếu đề cập đến vấn đề hiệu lực và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường chứ không nghiên cứu cơ sở lý luận cho việc xác định QLMT là một chức năng của nhà nước song cũng cung cấp một số nội dung khoa học của dé tài cũng có thé tham khảo được cho việc nghiên cứu tiếp theo của nghiên cứu sinh.

Đề tài nghiên cứu cấp bộ của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp: Xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo đảm phát triển bên vững ở Việt Nam hiện nay, do PGS.TS Nguyễn Văn Động làm chủ nhiệm, (năm 2010) đã đề cập đến cơ sở lý luận về xây dựng và hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm PTBV ở Việt Nam hiện nay, trong đó trình bày quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về PTBV và xây dựng, hoàn thiện pháp luật bảo đảm PTBV ở Việt Nam trong điều kiện mới Đây là những nội dung có thé kế thừa và phát triển khi xem xét cơ sở lý luận về chức năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu của PTBV Tuy nhiên, các tác giả của công trình này không tiếp cận về chức năng của nhà nước mà chủ yếu đề cập đến vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật - một phương thức cơ ban dé thực hiện chức năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV - có thé giúp cho việc tiếp cận van đề phương thức thực hiện chức năng này trong luận án.

Về chức năng của nhà nước, có thê kê đến các giáo trình lý luận về nhà nước và pháp luật của các cơ sở đào tạo luật như Giáo trình Ly ludn chung về nhà

nước pháp luật của Đại học Huế, Những van dé cơ bản của môn học Lý luận chung

về nhà nước và pháp luật, của PGS.TS Nguyễn Văn Động hay Giáo trình Lý /uận về nhà nước và pháp luật của Trường Dai học Luật Hà Nội, (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2011) và giáo trình Lý ludn về nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà Nội đề cập đến một số nội dung về chức năng nhà nước như khái niệm, phân loại chức năng nhà nước, hình thức, phương pháp hay phương thức thựchiện các chức năng của nhà nước.

Về tạp chí, có bài "Chức năng nhà nước - quan điểm và nhận thức" của tác giả Trần Thái Dương, Tạp chí Luật học, số 2, năm 1999, đề cập đến cách tiếp cận khái niệm, phân loại, nội dung của các chức năng nhà nước Tác giả đã có quanniệm mới và rộng hơn vê chức năng của nhà nước.

Trang 21

Tạp chí Luật học, số 2, 2002, tác giả Lê Thị Hằng có bài viết "Góp phần đổi mới nhận thức về chức năng của nhà nước", đưa ra một số luận điểm làm cơ sở để tiếp cận khái niệm chức năng của nhà nước nhưng không xây dựng được định nghĩa chức năng nhà nước.

Luận án tiến sĩ luật học "Chic năng kinh tế của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" của tác giả Trần Thái Dương, (2002), đã giải quyết được một số van dé lý luận và thực tiễn về chức năng của Nhà nước Việt Nam, có tính chất tiên phong trong việc nghiên cứu về một chức năng nhà nước cụ thể - chức năng kinh tế Luận án đã đưa ra khái niệm về chức năng nhà nước, khái niệm chức năng kinh tế của nhà nước nói chung và quan niệm chức năng kinh tế của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, khái niệm chung và xác định căn cứ cho việc tiếp cận các van đề nội dung, phương thức thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước.

Luận án tiễn sĩ luật học: "Cjc năng xã hội của Nhà nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam" của tác giả Lê Thu Hang, (2003), đã phan tích được một cach

khá toàn điện các quan điểm khác nhau về chức năng nhà nước nói chung và đưa ra được khái niệm khoa học về chức năng xã hội của nhà nước, phân tích làm sáng tỏ vai trò của chức năng xã hội của nhà nước và mối liên hệ giữa chức năng xã hội với các chức năng khác của nhà nước, gắn việc xem xét chức năng xã hội của nhà nước với bản chất của nhà nước Công trình này đã bước đầu rút ra những kết luận có ý nghĩa phương pháp luận cho việc tiếp tục nghiên cứu về chức năng của nhà nước Tác giả cũng đã xác định và phân tích các yếu tô ảnh hưởng đến chức năng xã hội của Nhà nước Việt Nam, đồng thời làm rõ được những nội dung cơ bản của chức năng xã hội của nhà nước trên cả hai phương diện xây dựng chính sách xã hội, pháp luật về các van đề xã hội và tổ chức điều hành các nhiệm vụ đề đạt được các mục tiêu xã hội.

Luận án tiễn sĩ triết học "Van dé thực hiện chức năng xã hội của nhà nước Việt Nam trong điều kiện phát triển nên kinh tế thị trường hiện nay" của tác giả Dương Thị Thục Anh, (2012) Ở chương 2, tác giả luận án đã đưa ra một số quan điểm tiếp cận về chức năng của nhà nước, sau khi nhận xét về các quan điểm này cũng đã xây dựng một khái niệm về chức nang cua nhà nước.

Trang 22

Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 11(199), năm 2004 có bài viết: "Về vai trò và chức năng của nhà nước" của TS Nguyễn Thị Hồi, đã đề cập đến khái niệm vai trò và chức năng của nhà nước, đồng thời có sự phân biệt hai khái niệm này; số 5, 2005 có bài “Nhận thức mới về vai trò, chức năng của nhà nước trong điêu kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa ở nước ta hiện nay" của Nguyễn Văn Mạnh đã có luận giải nhất định về chức năng của nhà nước, cách tiếp cận về chức năng của nhà nước hiện đại gắn với Việt Nam hiện nay, đưa ra những luận cứ cho việc xác định chức năng mới và một số nội dung của chúng.

Tap chí Lý luận Chính trị, số 3, 2007 có bài viết "Sw biến đổi của chức năng xã hội của Nhà nước trong bối cảnh kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa" của Ngô Ngọc Thắng, phân tích lý do dẫn đến sự biến đổi chức năng nhà nước trong điều kiện hiện nay.

Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (9), 2008 có bài viết "Chức năng xã hội của nhà nước hiện đại" của luri Knjazev, GS.TS Kinh tế, Viện Kinh tế, Viện Hàn lâm khoa học Nga (do Vũ Xuân Mai lược thuật) đề cập đến vấn đề chức năng nhà nước, đặc biệt là của nhà nước hiện đại, về sự thay đôi của các chức năng và những nguyên nhân của chúng, đặc biệt là chức năng xã hội của nhà nước hiện đại.

Trong bài viết "Những thay đổi về chức năng của nhà nước hiện đại" của Lê Minh Quân ở Tạp chí Khoa học Chính trị, số 6, 2011 của Học viện Chính trị -Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, khu vực II đã đưa ra một số quan niệm về chức

năng nhà nước, đặc biệt nói về các chức năng của nhà nước hiện đại và sự thay đôi

của chúng với những luận giải về ly do của sự thay đồi.

1.2 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CUU VE HOAT ĐỘNG QUAN LY MOI TRƯỜNG DAP UNG YÊU CAU PHÁT TRIEN BEN VỮNG Ở VIỆT NAM

Luận văn thạc sĩ “Thực hiện pháp luật môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" của Nguyễn Thị Hoài Phương, (2010), nghiên cứu các vấn đề về thực hiện pháp luật nhưng chỉ trong lĩnh vực môi trường.

Luận văn thạc sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam trong diéu kiện hiện nay" của Nguyễn Văn Hùng, (2011), đề cập đến cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật BVMT ở Việt Nam, các định nghĩa về môi

Trang 23

trường và sự cần thiết phải BVMT; khái niệm, đặc điểm của pháp luật BVMT ở Việt Nam; những nội dung cơ bản của pháp luật BVMT ở Việt Nam; xác định các nhân tô ảnh hưởng đến pháp luật BVMT ở Việt Nam trong giai đoạn đó.

Ngoài ra, có khá nhiều công trình nghiên cứu thực tiễn nhận thức về chức năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV Có thể thấy do ảnh hưởng của nhận thức mà hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào chính thức coi QLMT là một chức năng độc lập của nhà nước, vì thế, các công trình nghiên cứu chủ yêu mới chỉ quan tâm tới một số hoạt động liên quan đến QLMT, phục vụ cho việc xây dựng các luận cứ khoa học trực tiếp cho QLMT, quan lý từng thành tố của môi trường chứ không phải là luận cứ cho việc xác định QLMT là một chức năng của nhà nước. Điều này được chứng minh qua việc có khá nhiều chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp nhà nước, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học độc lập hoặc hợp tác với nhau liên quan đến môi trường.

Chương trình nghiên cứu của Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt ra như một sự tiên phong từ 2002-2006 gồm: nhóm các đề tài nghiên cứu về lĩnh vực đất đai có 21 đề tài với các nội dung về điều tra, khảo sát, thống kê, đánh giá thực trạng đất đai, về việc quy hoạch, giao và sử dụng, thu hồi các loại đất; trong việc nghiên cứu cơ sở khoa học cho quản lý đất đai như pháp luật, cán bộ quản lý ; nhóm các đề tài nghiên cứu dé xây dựng cơ sở khoa học, cung cấp thông tin cho hoạt động quan lý về địa chất và khoáng sản có 23 đề tài; nhóm các đề tài nghiên cứu về cơ sở khoa học và cung cấp thông tin cho QLMT có 5 đề tài; nhóm các đề tài nghiên cứu về cơ sở khoa học cho việc quản lý khí tượng thủy văn có 25 đề tài nhưng quá sâu vào phần kỹ thuật; Nhóm các nghiên cứu cơ sở khoa học và thông tin cho việc quản lý và triển khai các tác nghiệp chuyên môn về đo đạc và bản đồ góp phần vào QLMT có 11 đề tài.

Ngoài ra, cần chú ý một sé công trình nghiên cứu da được Bộ Khoa học va Công nghệ nghiệm thu như sau:

Diéu tra đánh giá nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho cộng đồng thành phố Đà Nẵng của sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Đà Nẵng, do Mai Đức Lộc làm chủ nhiệm, (2001), đã trình bày tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của Đà Nẵng và bức xúc trong QLMT.

Trang 24

Khảo sát thực trạng quản lý nhà nước về môi trường tại một số tỉnh phía Nam nước ta hiện nay của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, do Nguyễn Hữu Cát làm chủ nhiệm dé tài, được nghiệm thu năm 2005 Đề tài đã làm rõ được một số vấn đề có liên quan đến thực trạng quản lý nhà nước về môi trường như cơ sở lý luận quản lý nhà nước về môi trường, phân tích thực trạng quản lý nhà nước về môi trường hiện nay ở các tỉnh phía Nam nhưng không tiếp cận tổng thể chức năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam hiện nay.

Nghiên cứu xây dựng quy hoạch môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng dong bằng sông Hong giai đoạn 2001-2010 của Trung tâm nghiên cứu và phát triển vùng, do Nguyễn Văn Tài làm chủ nhiệm, đã nêu ra những thách thức đối với môi trường và công tác QLMT vùng đồng băng sông Hồng, định hướng các chính sách, biện pháp chủ yếu trong việc QLMT đồng bằng sông Hồng.

Đề tài Xây dựng hệ thống chức danh tiếu chuẩn nghiệp vụ và chế độ phụ cấp uu đãi nghệ doi với viên chức ngành tài nguyên và môi trường của Trung tâm Khí tượng Thủy văn - Bộ Tài nguyên và Môi trường, do Nguyễn Văn Hồng làm chủ nhiệm, được nghiệm thu năm 2009, đã góp phần xác định cơ sở khoa học cho việc xây dựng đội ngũ viên chức ngành tài nguyên và môi trường để hoàn thiện bộ máy thực hiện chức năng QLMT đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam.

Nghiên cứu xây dựng phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vu công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch theo định hướng PTBV của Viện Nghiên cứu và PTBV, do Đặng Văn Lợi làm chủ nhiệm, năm 2009, trình bày tong quan về phân vùng chức năng môi trường và vai trò của nó đối với công tác lập quy hoạch, kế hoạch theo định hướng PTBV, giới thiệu phương pháp luận phân vùng chức năng môi trường phục vụ lập quy hoạch, kế hoạch theo định hướng PTBV.

Nghiên cứu dé xuất quy trình long ghép yêu cau bảo vệ môi trường trong quá trình quy hoạch sử dung đất trên nguyên tắc PTBV của Tong cục Môi trường, do Hoàng Văn Thức làm chủ nhiệm dé tai, năm 2009, xay dung co so khoa hoc dé thực hiện lồng ghép các yêu cầu BVMT vào quy hoạch sử dụng đất; xây dựng bộ chỉ tiêu và quy trình lồng ghép nội dung BVMT vào quy hoạch sử dụng đất; áp dụng thử nghiệm tại tỉnh Quảng Nam.

Trang 25

Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn phục vụ quản lý và khôi phục môi trường sau thiên tai - Nghiên cứu điền hình tại một số địa phương, của Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn - Bộ Tài nguyên và Môi trường, do Ngô Thị Vân Anh làm chủ nhiệm, hoàn thành năm 2010, trình bày tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đánh giá thiệt hại môi trường sau thiên tai; trình bày cơ sở khoa học của đánh giáthiệt hại môi trường sau thiên tai và quan lý, khôi phục sau thiên tai.

Đề tài Van dé môi trường trong phát triển xã hội và quản lý xã hội ở nước ta đến năm 2020 của Viện Nghiên cứu Môi trường và PTBV, do PGS.TS Hà Huy Thành làm chủ nhiệm, năm 2010, trình bày tổng quan về mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên với sự phát triển xã hội và sự quản lý phát triển xã hội; đánh giá thực trạng biến đổi môi trường và những tương tác đến phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới; dự báo các xu hướng biến đổi môi trường và tác động của chúng đến phát triển xã hội ở Việt Nam đến năm 2020; đề xuất quan điểm và giải pháp quản lý phát triển xã hội trong mối quan hệ với sử dụng hiệu quả tài nguyên và cải thiện môi trường sống vì sự PTBV ở Việt Nam đến năm 2020 có nhiều nội dung liên quan đến nhận thức và thực hiện chức năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam.

Một số sách và bài viết có ít nhiều liên quan tới đề tài như Chién lược bảo vệ môi trường quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; 7; iép tục rà soát, hoàn thiện thể chế, bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường của Thủ tướng Nguyễn Tan Dũng, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, tháng 3/2007; Văn bản pháp luật môi trường thiếu nhiễu văn bản pháp luật ran đe, Vietnamnet, ngày 5/11/2008; ThS Hoàng Thi Cường; Tang cường quản lý môi trường doi với các khu công nghiệp, Tạp chí Quản ly nhà nước, tháng 2/2009; Trần Hồng Ha; Quản lý nhà nước về môi trường - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Quản lý nhà nước, tháng 2/2009.

Sách chuyên khảo của PGS.TS Hoàng Thế Liên, Pháp luật môi trường Việt Nam - Thực trạng và định hướng hoàn thiện, Nxb Tư pháp, năm 2009 đề cập đến sự đánh giá một cách khá toàn diện pháp luật BVMT của Việt Nam từ 2009 trở về trước, đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả của pháp luật môi trường, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, pháttriên kinh tê - xã hội đât nước.

Trang 26

Gần đây có rất nhiều công trình nghiên cứu về môi trường và QLMT đã được báo cáo trong các Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ I, I và đặc biệt là hội nghị lần thứ II, năm 2010, lần thứ IV năm 2015 Có thé kể đến các công trình nghiên cứu sau:

Quản lý môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp và thương mại -giải pháp và định hướng, của ThS Nguyễn Van Thành; Hoàn thiện hệ thống tiéu chuẩn - quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, của TS Trần Thé Loan; Những bắt cập trong quan lý đổi với các chất thải hiện nay ở Việt Nam - Phương hướng và giải pháp khắc phục, của ThS Hoàng Minh Sơn; Thực trạng quản lý môi trường của Bộ Giao thông vận tải, của TS Chu Mạnh Hùng; Thực trang quản lý môi trường ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, của TS Phạm Văn Mạch; Bảo vệ môi trường làng ngh Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, của Hoàng Minh Đạo; Quản lý môi trường lưu vực sông: thực trạng và giải pháp, của ThS Nguyễn Hoài Đức; Quản lý môi trường khu công nghiệp: Thực trạng và giải pháp, của KS Nguyễn Văn Thùy: Công tác đánh giá môi trường chiến lược và cam kết bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay, của TS Mai Thanh Dung; Mội số nhận xét về tổ chức, bộ máy quản lý môi trường hiện nay, của ThS Nguyễn Việt Dũng: Nâng cao hiệu quả công tác truyền thông môi trường cho quân chúng nhân dân, của TS Trần Văn Miều; Vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện chính sách và pháp luật bảo vệ môi trường, của Nguyễn Quang Vinh; Các công cụ kinh tế trong quản lý môi trường ở Việt Nam, của TS Đỗ Nam Thang; Một số vấn dé về sử dụng ngân sách trong công tác quản lý môi trường, của ThS Lê Minh Toàn; Anh hưởng của biến đổi khí hậu đến da dạng sinh hoc ở Việt Nam, của GS.TSKH Trương Quang Học; Tổng quan công tác quản lý nhà nước về đa dang sinh học, của TS Pham Anh Cuong; Hiện trang va dién bién suy thoái da dạng sinh học của Việt Nam, của PGS.TS Lê Xuân Cảnh; Bước đâu nghiên cứu xây

dựng quy hoạch bảo ton da dang sinh hoc, cua PGS.TS Pham Binh Quyén; Danh

giá hệ thong quy hoạch rừng đặc dụng ở Việt Nam, của TS Tran Thế Liên.

Cùng với các công trình trên, còn có khá nhiều chương trình nghiên cứu khoa học cấp bộ, cấp nhà nước, các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học độc lập hoặc hợp tác với nhau như Kinh nghiệm xây dung và thực hiện Chương trình

Trang 27

nghị sự 2l về phái triển bên vững cua Trung Quốc (Dự án VIE/01/021, cua Bộ Khoa học và Công nghệ, tập thể tác giả, Hà Nội, năm 2003) nêu khó khăn của Trung Quốc về dân số tăng nhanh, thiếu tài nguyên và ô nhiễm môi trường; xác định biện pháp ưu tiên dé khắc phục, tăng cường xây dựng năng lực PTBV, đặc biệt là tiêu chuẩn hóa việc thành lập các hệ thống chính sách, pháp luật, các quy định và các chỉ số về mục tiêu chiến lược.

Báo cáo phát triển Trung Quốc: tình hình và triển vọng (Viện Nghiên cứu Trung Quốc, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, tập thê tác giả, Chủ biên: PGS.TS Đỗ Tiến Sâm, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2007) dé cập tới những thách thức đặt ra đối với Trung Quốc và kinh nghiệm trong việc thực hiện chiến lược PTBV.

Về công trình nghiên cứu cấp bộ có dé tài: Những vấn dé cơ bản về mồi trường nhằm phát triển bên vững ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp, được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Môi trường và PTBV, do TS Đào Hoàng Tuấn làm chủ nhiệm, được nghiệm thu năm 2010, nghiên cứu về các van đề: Khung khổ lý thuyết những van đề co bản về môi trường trong PTBV; nghiên cứu, hệ thống hóa, phân tích, đánh giá tổng quan các quan điểm, chính sách, luật pháp về BVMT nhằm PTBV ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010; điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng những van dé cơ bản về môi trường và quản lý, BVMT ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010; tổng quan nghiên cứu, phân tích đánh giá những vấn đề cơ bản về môi trường nhằm PTBV các vùng và lĩnh vực ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010; đề xuất các kiến nghị về quan điểm, chính sách, giải pháp cho việc giải quyết những vẫn đề cơ bản về môi trường nhằm đảm bảo cho sự PTBV của Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Đề tài nghiên cứu cấp cơ sở gồm có “Quản lý hành chính nhà nước về môi trường ở Việt Nam hiện nay" của Trường Dai học Luật Ha Nội, năm 2011, do TS Trần Thị Hiền làm chủ nhiệm Công trình này đã giải quyết một số vấn đề về lý luận trong quản lý hành chính nhà nước về môi trường, thực trạng quản lý hành chính nhà nước về môi trường ở Việt Nam, tìm hiéu ở mức độ nhất định về QLMT ở một số quốc gia, từ đó rút ra một số kinh nghiệm có thé ứng dụng ở Việt Nam.

Quản lý nhà nước về môi trường - thực trạng và giải pháp, luận văn thạc sĩ của Nguyễn Quang Vũ, Đại học Quốc gia Ha Nội, 2006; Pháp luật về xử phạt vi

Trang 28

phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Luận văn thạc sĩ Luật học của Phan Thị Tố Uyên, Trường Đại học Luật Hà Nội, 2011.

Một số vấn đề cơ bản về văn hóa môi truong nhằm thực hiện chiến lược PTBV ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020 của Viện Nghiên cứu Môi trường và PTBV, năm 2010, do TS Vũ Quế Hương làm chủ nhiệm đề tài, nghiên cứu những vấn đề chung về văn hóa môi trường và PTBV, tình hình văn hóa môi trường ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, những nhân tố cơ bản tác động đến sự hình thành văn hóa môi trường Việt Nam hiện nay, những thách thức về văn hóa môi trường trong chiến lược PTBV ở Việt Nam hiện nay, định hướng về các giải pháp xây dựng văn hóa môi trường nhăm PTBV Việt Nam giai đoạn 2011-2020.

Một số tạp chí chuyên môn về lĩnh vực môi trường và PTBV, đặc biệt là Tạp chí Nghiên cứu PTBV được phát hành từ 2006 với rất nhiều bài viết liên quan đến môi trường, PTBV và hoạt động QLMT của Nhà nước.

Cuốn Phat triển bên vững trong tâm nhìn của thời đại của PGS.TS Nguyễn Đắc Hy - Viện Sinh thái và Môi trường, (2003), đưa ra nhiều van đề như tầm nhìn môi trường toàn cầu, đề cập đến hầu hết các yếu tố của môi trường và các vấn đề liên quan, phản ánh thực trạng nhận thức về vấn đề QLMT đáp ứng yêu cầu PTBV Bài "Thiết chế quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam" của Tạ Quang Ngọc và Nguyễn Toàn Thắng (Tạp chí Quản lý nhà nước, số 12/2014) có đưa vấn đề thiết chế QLMT ở Việt Nam với những nhận định về thành công và hạn chế cùng những nguyên nhân của chúng, đồng thời đưa ra một số kiến nghị về giải pháp chủ yếu trong quản lý nhà nước về môi trường.

Bên cạnh các công trình trên còn có những công trình nghiên cứu về phương hướng nâng cao hiệu quả hoạt động QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam như:

Đề tài nghiên cứu cấp bộ Cơ sở lý luận và thực tiên hoàn thiện Luật bảo vệ môi trường 2005 cua Việt Nam, do PGS.TS Lê Thi Châu làm chủ nhiệm đề tài, được nghiệm thu tháng 6/2014 (Viện Nghiên cứu lập pháp) đã phân tích cơ sở lý luận của việc hoàn thiện pháp luật về môi trường, về vị trí, vai trò của pháp luật BVMT trong mối tương quan với các biện pháp BVMT khác cũng như các nội dung, đặc

Trang 29

điểm, yêu cầu, nhu cầu phải hoàn thiện, quan điểm hoàn thiện đối với từng chế định của Luật BVMT năm 2005 và những yếu tố tác động đến việc hoàn thiện Luật này, nêu lên một số kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật BVMT, kiểm soát ô nhiễm môi trường của một số nước trên thế giới để đưa ra bài học và những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này cho Việt Nam.

Đề tài: Nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng và hoàn thiện pháp luật bảo dam phát triển bên vững ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, do Bộ Tư pháp là cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp là Bộ Khoa học và Công nghệ, do PGS.TS Hoàng Thế Liên làm chủ nhiệm, (2015) Đây là đề tài có ý nghĩa khoa học rất cao, có nhiều luận điểm, luận cứ và luận chứng từ những đề tài nhánh với các chuyên đề được nhiều nhà khoa học và hoạt động thực tiễn tham gia, với những sỐ liệu điều tra xã hội học công phu Đây là công trình khoa học có thể tham khảo dé phục vụ cho việc nghiên cứu của luận án, đặc biệt là cho việc đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam.

1.3 NHẬN XÉT VE CÁC CONG TRÌNH NGHIÊN CUU VÀ NHUNG VAN ĐÈ ĐẶT RA CHO LUẬN ÁN

1.3.1 Nhận xét về các công trình nghiên cứu

1 Các công trình nghiên cứu về môi trường và QLMT rất đa dang và phong phú chứng tỏ đây là một vấn đề phức tạp đồng thời mang tính thời sự trên phạm vi toàn cầu mà Việt Nam không là ngoại lệ Các công trình nghiên cứu đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau về môi trường và QLMT gắn với yêu cầu PTBV ở mức độ càng ngày càng sâu sắc, rõ ràng và hệ thống.

2 Trong số các nội dung nghiên cứu, các công trình có nội dung mang tính kỹ thuật được quan tâm nhiều hơn so với các công trình nghiên cứu về chính sách và hoạt động quản lý, BVMT cũng như vai trò của nhà nước trong việc QLMT Tuy nhiên, chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu về chức năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV nói chung và ở Việt Nam nói riêng.

3 Trong các công trình nghiên cứu ở nước ngoài thì chủ yếu có các nghiên cứu của các nhà khoa học Xô Việt trước đây va nay là của Nga, đê cập đên vân đê

Trang 30

lý luận về chức năng nhà nước Các học giả ở các nước tư bản, nhất là tư bản phát triển chủ yêu quan tâm đến van đề thực tiễn của QLMT.

4 Nhìn chung, chức năng nhà nước là một vấn đề đa diện, đa nghĩa, đa chiều và được xem xét ở những góc độ khác nhau Tuy nhiên, các công trình này chỉ đưa ra một số cách tiếp cận về chức năng nhà nước, đưa ra được khái niệm chức năng của nhà nước chứ ít chỉ ra một cách cụ thé các chức năng của nhà nước trong quá trình vận động và phát triển của nhà nước, nhất là các chức năng của nhà nước trong các xã hội hiện đại Day là điểm cần phát triển để có sự xác định cụ thé và rõ ràng hon trong luận án làm cơ sở cho việc khang định QLMT là một chức năng của Nhà nước đáp ứng yêu cầu của PTBV ở Việt Nam hiện nay.

5 Trong một thời gian khá dài trước đây, Việt Nam chưa có định hướng rõ rệt nên vấn đề cần nghiên cứu về QLMT có tính đơn lẻ Các nghiên cứu cho thấy tuy nhận thức của các nhà khoa học về vấn đề môi trường đã có chuyền biến tích cực nhưng chủ yếu là tiếp cận về phương diện kỹ thuật theo các lĩnh vực liên quan tới môi trường, chưa liên kết tong thé các van đề như một phương diện hoạt động cơ bản, quan trọng của Nhà nước là QLMT gắn với yêu cầu của PTBV Các vấn đề nghiên cứu có tính tương đối hệ thống và mục tiêu cụ thê về QLMT chủ yếu xuất hiện sau năm 2000.

6 Trong tất cả các công trình nghiên cứu đã nêu, van đề QLMT chỉ mới được coi là một nhiệm vụ cần thực hiện trong chức năng kinh tế - xã hội hoặc chức năng xã hội chứ chưa được coi là một chức năng riêng, độc lập và có vai trò quan trọng, có vị trí như chức năng kinh tế hay chức năng xã hội trong tư thế kiềng ba chân của PTBV.

7 Qua các công trình nghiên cứu về cả lý luận cũng như thực tiễn các vấn đề có liên quan đến đề tài, có thê thấy, tuy về mặt nhận thức, vấn đề môi trường, QLMT và PTBV được quan tâm nhiều nên có nhiều công trình nghiên cứu và các công trình nghiên cứu đó đã xác định được vai trò của môi trường đối với yêu cầu của PTBV nhưng về tổng thể, chưa có một công trình nghiên cứu nào coi QLMT là một chức năng của nhà nước ngang tầm với các chức năng kinh tế và xã hội Vì thế QLMT chưa thực sự được quan tâm một cách toàn diện, chưa thực sự được coi là một phương diện hoạt động cơ bản của nhà nước dé phát huy vai trò, giá trị tích cực của

Trang 31

môi trường đồng thời với việc BVMT trước nguy cơ bị xâm hại, suy thoái đã và đang trở thành hiện thực; chưa xác định được vai trò, trách nhiệm cũng như tầm quan trọng không thể thay thế của nhà nước đối với vấn đề QLMT.

1.3.2 Những vấn đề đặt ra cho luận án

Luận án là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu chuyên biệt về chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam, vì thế, luận án sẽ tập trung tìm hiểu các cơ sở khoa học dé xác định QLMT là một chức năng của nha nước hiện đại nói chung và ở Việt Nam nói riêng, qua đó xác định được những yêu cầu cũng như các giải pháp cụ thé cho việc thực hiện có hiệu quả chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam hiện nay Định hướng nghiên cứu cụ thê là:

- Phát triển tiếp dé hoàn thiện hơn khái niệm môi trường nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các quan niệm đã có về vấn đề này;

- Kế thừa khái niệm chức năng nhà nước trong các công trình nghiên cứu trước, luận án sẽ phân tích, đánh giá, làm rõ thêm khái niệm này và trên cơ sở đó xây dựng khái niệm chức năng QLMT của nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV;

- Làm sáng tỏ các cơ sở khoa học làm luận cứ cho việc khăng định QLMT là một chức năng tất yêu của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam cũng như các yếu tố tác động đến việc thực hiện chức năng này; luận giải về nội dung, phương thức, bộ máy thực hiện chức năng này trong bối cảnh đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam hiện nay.

- Nghiên cứu những yêu cầu, nội dung cốt lõi trong việc hoạch định chính sách và tô chức thực hiện chức năng QLMT để có thể đáp ứng yêu cầu PTBV đất nước;

- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước ta thời gian qua và xác định những nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó.

- Tổng hợp và phát trién những kết quả nghiên cứu dé xây dựng luận cứ cho việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chức năng QLMT của Nhà nước đáp ứng yêu cầu PTBV ở Việt Nam hiện nay.

Trang 32

Chương 2

QUAN LÝ MOI TRƯỜNG - MỘT CHỨC NĂNG CUA NHÀ NƯỚC ĐÁP UNG YÊU CAU PHAT TRIEN BEN VỮNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 KHÁI NIEM MOI TRƯỜNG VÀ QUAN LÝ MOI TRƯỜNG 2.1.1 Khái niệm môi trường

Môi trường là một khái niệm có nội hàm rất rộng, được tiếp cận dưới nhiều góc độ, bởi nhiều khoa học, do vậy cũng có nhiều định nghĩa về môi trường khác nhau tùy thuộc vào cách thức tiếp cận, mục tiêu nghiên cứu Trong các công trình nghiên cứu đã xuất hiện một số quan điểm về môi trường như:

"Môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình và vô hình (tập quán, niềm tin ) trong đó con người sống và lao động, họ khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu của minh" [52, tr 31].

"Môi trường gồm các yếu tô tự nhiên và yếu tô vật chất nhân tạo quan hệ

mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời song, sản xuất, sự

tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" [68] Định nghĩa này thé hiện một bước ngoặt về nhận thức của các nhà quan lý về van đề môi trường nhưng thiếu tinh khái quát, chưa nói tới môi trường xã hội, đến sự tác động qua lại giữa con người với môi trường - đối tượng của QLMT.

Môi trường bao gồm các yếu tô tự nhiên và vật chất nhân tao bao

quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát

triển của con người Thành phần môi trường theo định nghĩa này là các yếu tố vật chất tự nhiên tạo thành môi trường như đất, nước, không khí, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác [69].

Định nghĩa này có sự khái quát hơn nhưng vẫn còn một hạn chế là chưa xác định được vai trò đặc biệt của con người mặc dù đã thừa nhận có các yếu tố nhân tao vì khi nói đến con người là nói tới văn hóa, đặc biệt là văn hóa ứng xử - yếu tô nhân văn với ý nghĩa là yêu tô năm trong các quá trình vận động của môi trường.

Trang 33

"Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật" [66] Định nghĩa nay đã có một sự phát triển đáng ké với sự khái quát về môi trường, gắn được yếu tố nhân tạo hình thành trong hoạt động của con người tác động vào yếu tố tự nhiên.

Ngoài ra, môi trường còn được tiếp cận một cách cu thé hon theo hướng xác định các chức năng tự nhiên của nó đặt trong quan hệ mật thiết với sinh hoạt sống của con người và sự phát triển của xã hội loài người, đó là:

i) Môi trường, trước hết là một hệ sinh quyền, khí quyền, nhiệt quyền, sinh thái làm thành môi trường sống, không gian sông cần thiết cho sự sống tự nhiên của con người; ii) Môi trường là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên làm thành đối tượng trong việc sản xuất ra của cải vật chất Ở khía cạnh kinh tế, tài nguyên là nguồn lực và là một hình thái tài sản tự nhiên; iii) Môi trường là không gian chứa đựng và phân hủy phế thải của quá trình sản xuất và quá trình sinh hoạt riêng của con người [81, tr 21].

Cách xác định chức năng của môi trường như trên có sự đồng nhất với định nghĩa va đặc điểm của môi trường, chi ra được những tính chất chủ yéu của môi trường nhưng không cho thấy vai trò và tác động của con người.

Có quan điểm cho rằng, "đưới góc độ lịch sử, bản chất của môi trường là tính thống nhất vật chat các yếu tố tự nhiên - con người - xã hội Nó có quan hệ qua lại biện chứng với nhau" [7, tr 96] Đây là một cách nhìn tương đối khái quát, nhân văn, vừa xác định được phạm vi của môi trường, vừa đánh giá được vai trò của con người trong tiến trình lịch sử gan với xã hội, có trách nhiệm với môi trường, với chính mình Nói tới QLMT thì phải nói tới việc quản lý các hoạt động của con người trong quá trình tác động vào môi trường dé kiểm soát và bảo đảm rằng môi trường phải có "đời sống" tốt dé có thé phát huy được các chức năng của nó khi tương tác với sự phát triển của xã hội loài người Do đó, sự phối hợp giữa con người với nhau khi tác động đến môi trường cần có sự quản lý thống nhất trên

phạm vi toàn xã hội khi có nhà nước - lực lượng được xã hội trao quyên, vừa đại

diện, vừa có tiêm lực bảo đảm cho các hoạt động của mình và của toàn xã hội.

Trang 34

Quan niệm môi trường "là các yếu tô tự nhiên và kinh tế - xã hội có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, tác động qua lại với con người, có ảnh hưởng tới sự sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thế giới sinh vật" [84, tr 5] đã chỉ ra một cách cơ bản, bao quát nhưng cũng khá cụ thé về môi trường và cũng thê hiện được sự nhận thức khá sâu sắc của các tác giả về môi trường.

Trên cơ sở các quan niệm về môi trường nêu trên, có thé hiểu môi trudng là tong thé các yếu tô tự nhiên săn có và các yếu tô kinh tế, xã hội - nhân văn do con người tạo ra, là các diéu kiện cân thiết cho sự tôn tại, phát triển của mọi sinh vật.

2.1.2 Khái niệm quản lý môi trường

Dé hiểu một cách day đủ về QLMT cần có một cách nhìn khái quát về quan ly Nói chung, quản ly được hiểu một cách tương đối khái quát /à hoạt động nhằm dua các yếu tô hay những đối tượng nào đó vào một quy trình hop lý dé kiểm soát và bảo dam cho sự vận động của chúng diễn ra theo mục đích của chủ thể tiến hành, dong thoi tao ra những kết quả tích cực bang các biện pháp, phương tiện tác động can thiết và khoa học lên đối tượng đó Quản lý là hoạt động vừa có sự tổ chức, vừa có sự kiểm soát và đưa các đối tượng vào những quy trình nhất định, bảo đảm cho chúng có thé van hành theo mục đích của chủ thể quản lý Về QLMT, có quan điểm cho rằng:

Quản lý môi trường là sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể quản lý môi trường lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thé quản lý môi trường, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhăm dat được mục tiêu quản lý môi trường đã đề ra, phù hợp với pháp luật va thông lệ hiện hành [82, tr 19].

Khái niệm này thé hiện sự nhận thức tương đối sâu về QLMT nhưng chưa thực sự bao quát được hết các vấn đề, vì QLMT còn bao gồm cả hoạt động trong việc giữ gìn, bảo đảm an toàn cho môi trường, là hoạt động một cách có ý thức nhằm chống lại sự tác động, xâm nhập có tính tiêu cực của những yếu tố đến từ bên ngoài hoặc diễn ra song hành cùng môi trường hoặc do con người tiễn hành có thê gây ra sự tôn hại cho môi trường, qua đó phát huy những tác dụng tích cực của môi trường và đê môi trường tự thực hiện tôt các chức năng của nó.

Trang 35

Quản lý môi trường là loại hoạt động rất phức tạp trong phạm vi rộng và được diễn ra với nhiều cấp độ, bởi nhiều chủ thé khác nhau, với những điều kiện, khả năng khác nhau Dé môi trường cùng các chủ thé tham gia vào các quá trình của môi trường phải đi vào khuôn khổ và vận động theo ý muốn của nhà quản lý thì cần phải QLMT Với tính chất phức tạp và phạm vi rộng, QLMT là việc nhà nước phải làm, được làm và chỉ có nhà nước mới có đủ năng lực dé làm một cách hiệu quả Hiện nay, ở hầu hết các nhà nước, QLMT đã được thực hiện một cách pho biến như một công việc bắt buộc không thể không làm nếu thực sự muốn hướng tới mục tiêu chương trình PTBV của mỗi quốc gia, QLMT nếu được thực hiện có hiệu quả sẽ bảo đảm cho sự PTBV của mỗi quốc gia Tóm lại, QLMT có thé duoc hiểu là hoat động diéu khiển, chi dao hệ thống các yếu tô của môi trường, các đối tượng tham gia vào các hoạt động liên quan đến môi trường căn cứ vào những quy luật, định luật hay nguyên tắc tương ứng dé cho hệ thong hay quá trình đó vận động theo trật tự nhất định nhằm tạo ra những kết quả tích cực, phù hợp với mong muốn của chủ thể quản lý.

2.2 KHÁI NIỆM PHAT TRIEN BEN VUNG VA CÁC YÊU CAU CUA PHAT TRIEN BEN VUNG O VIET NAM

2.2.1 Khái niệm phát triển bền vững

Khái niệm PTBV được hình thành và hoàn thiện dần qua thời gian Ban đầu, thuật ngữ "phát triển bền vững" được nêu lên bởi nữ văn sĩ Rachel Carson vào năm 1962 trong tác phẩm "Mia xuân câm lặng" Đến năm 1980, chiến lược bảo tôn thể giới ra đời đã chính thức đưa ra thuật ngữ "phát triển bền vững" nhưng mới chỉ dừng lại ở góc độ bền vững sinh thái mà chưa chỉ ra một cách rõ ràng về mối liên hệ giữa các yếu tố của nó khi cho rằng: "sự phát triển của nhân loại không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học" Năm 1987, Ủy ban Quốc tế về môi trường và phát triển đã thông qua định nghĩa: "Phát triển bền vững là phát triển dé đáp ứng những nhu cau của thế hệ hiện tại mà không làm tốn hại đến kha năng đáp ứng những nhu cầu ấy của các thế hệ mai sau" Đến năm 1991, khái niệm PTBV đã được bồ sung nội dung "cải thiện chất lượng cuộc sống của con người trong phạm vi khả năng chịu đựng được của các hệ sinh thai" được công bô trong tài liệu "Cứu

Trang 36

lây Trái Đất, chiến lược cho cuộc sống bền vững" của các cơ quan cùng soạn thảo là Hiệp hội Quốc tế bảo vệ thiên nhiên, Chương trình môi trường Liên hợp quốc và quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên [84 tr 163-164] Thuật ngữ PTBV chính thức được sử dụng từ Hội nghị thượng đỉnh về "Môi trường và phát triển" ngày 5/6/1992 tại Rio de Jannero với định nghĩa là: "Sự phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu của các thế hệ hiện tại mà không làm tổn thương đến kha năng của tương lai đáp ứng các nhu cầu của bản thân họ".

Sau đó, Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về PTBV được tô chức tại Johanesburg (Nam Phi), khăng định PTBV là trung tâm của Chương trình nghị sự 21, thúc đây hành động toàn cầu nhằm giảm sự đói nghèo và BVMT Đặc biệt, khái niệm PTBV đã được mở rộng, củng cố, thông qua Bản Tuyên bố Johanesburg và Bản Kế hoạch thực hiện PTBV, tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về PTBV, đồng thời xác định PTBV trở thành chiến lược chung toàn cầu, là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phat triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường: khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên) PTBV là nhu cầu cấp bách và phương thức tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, được các quốc gia đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử.

Như vậy, PTBV không phải đã được nhận thức từ sớm và cũng không phải đã được nhận thức đầy đủ ngay từ ban đầu mà phải trải qua một quá trình khá lâu dài và được hoàn thiện dần Đến nay, do nhận thức về PTBV ngày càng đầy đủ hơn nên đã có 113 nước trên thé giới xây dung và thực hiện Chương trình nghị sự 21 về PTBV cấp quốc gia và 6.416 Chương trình nghị sự 21 cấp địa phương Chính phủ Việt Nam đã cử các đoàn cấp cao tham gia các Hội nghị về PTBV và cam kết thực hiện PTBV; đã ban hành và tích cực thực hiện "Kế hoạch quốc gia về Môi trường và PTBV giai đoạn 1991-2000" (Quyết định số 187-CT ngày 12 tháng 6 năm 199]), tạo tiền đề cho quá trình PTBV ở Việt Nam Quan điểm PTBV đã được khăng định

Trang 37

trong Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 25 tháng 6 năm 1998 của Bộ Chính trị về tăng cường công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó nhân mạnh: "Bảo vệ môi trường là một nội dung cơ bản không thể tách rời trong đường lối, chủ trương và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tất cả các cấp, các ngành, là cơ sở quan trọng bảo đảm PTBV, thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" Quan điểm PTBV đã được tái khang định và phát triển liên tục qua các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, X, XI, và XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ 2001 - 2010 và những năm tiếp theo.

Sự quan tâm của cộng đồng quốc tế cũng như của mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam đến PTBV cho thấy PTBV đã trở thành một đòi hỏi, một phương thức vận động đảm bảo cho thế giới ngày nay cũng như trong tương lai Đáp ứng nhu cầu của con người phải có điều kiện và tùy điều kiện để đặt ra mục tiêu cũng như nội dung của PTBV ở từng nhà nước cụ thể Tùy theo điều kiện của mỗi quốc gia, khu vực địa lý, điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển của kinh tế, của khoa học kỹ thuật mà nội dung chương trình PTBV của các quốc gia có thể khác nhau nhưng có thé hiểu một cách chung nhất PTBV Jd trang thái vận động cân bằng các yếu tổ của phát triển dé đáp ứng nhu cau của các thé hệ hiện tại và tương lai với quy mô tăng trưởng ngày càng lớn hơn, chất lượng ngày càng cao hơn, theo nhịp điệu Ổn định nhờ các hoạt động và sự kiểm soát một cách có y thức.

2.2.2 Yêu cầu của phát triển bền vững ở Việt Nam

Yêu cầu PTBV của Việt Nam được xác định theo mục tiêu cụ thé trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 153/2004/QD-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2004 về việc ban hành Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam) dé thực hiện mục tiêu PTBV như nghị quyết của các Đại hội Đảng toàn quốc đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế về PTBV Đây là một chiến lược khung, bao gồm những định hướng lớn làm cơ sở pháp lý để các Bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và cá nhân có liên quan triển khai thực hiện và phối hợp hành động nhằm bảo đảm PTBV dat nước trong thé kỷ XXI Định hướng chiến lược về PTBV ở Việt Nam nêu lên những thách thức mà Việt Nam đang phải đối

Trang 38

mặt, đề ra những chủ trương, chính sách, công cụ pháp luật và những lĩnh vực hoạt động ưu tiên cần được thực hiện Định hướng chiến lược PTBV ở Việt Nam là căn cứ dé cụ thé hóa Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2001-2010, Chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, xây dựng kế hoạch 5 năm 2006-2010, xây dựng chiến lược, quy hoạch tông thê và kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương, kết hợp chặt chẽ, hài hòa, hợp lý giữa phát triển kinh tế, thực hiện tiễn bộ, công băng xã hội, BVMT, bảo đảm sự PTBV của đất nước Đặc biệt là Quyết định số 432/2012/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chiến lược PTBV Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, được ký ban hành ngày 12/4/2012 với những nội dung chủ yếu là coi con người là trung tâm của PTBV, phát huy toi da nhân tô con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của PTBV; coi PTBV là yêu cau xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tai nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội Đồng thời xác định PTBV là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính

quyên, các Bộ, ngành và địa phương, các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội,

các cộng đồng dân cư và mỗi người dân.

Quyết định này cũng tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đăng để phát triển, được tiếp cận những nguồn lực chung và được tham gia, đóng góp và hưởng lợi, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là loại tài nguyên không thể tái tạo, gìn giữ và cải thiện môi trường sống; xây dựng xã hội học tập; xây dựng lối sống thân thiện với môi trường, sản xuất và tiêu dùng bền vững, xác định mục tiêu tổng quát là: "Tăng trưởng bền vững, có hiệu quả, đi đôi với tiễn bộ, công bằng xã hội, bảo vệ tài nguyên và môi trường,

giữ vững ôn định chính trị - xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyên, thong

nhất và toàn ven lãnh thổ quốc gia" [23] với yêu cầu theo các mục tiêu cụ thé: Chuyên đổi mô hình tăng trưởng sang phát triển hài hòa giữa chiều rộng và chiều sâu; từng bước thực hiện tăng trưởng xanh, phát triển kinh tê các bon thap, sử dụng tiệt kiệm, hiệu quả mọi nguôn lực; giảm

Trang 39

thiểu các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế đến môi trường Khai thác hợp lý và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo Phòng ngừa, kiểm soát và khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng [23] Nhìn chung, PTBV chỉ được bao đảm khi có sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa và hop lý giữa ba yếu tố trụ cột là tăng trưởng kinh tế, bao đảm tiến bộ va công băng xã hội cùng BVMT Song dé có thé bảo đảm PTBV dat nước thì phải bảo đảm cho từng yếu tố: kinh tế, xã hội và môi trường đều PTBV Cụ thể, tăng trưởng kinh tế phải có tính 6n định, trong đó mức độ tăng trưởng được kiểm soát ở mức vừa phải, không đặt ra và thực hiện các mục tiêu quá cao để tạo ra tình trạng tăng trưởng nóng có thê gây sốc với những hệ lụy cho cả xã hội và môi trường Ngược lại cũng không thê tăng trưởng chậm đến mức không đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người trong xã hội hiện đại.

Bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội là một đòi hỏi của xã hội hiện đại Nếu các yêu cầu này không được thực hiện thì có thể dẫn tới rối loạn xã hội, các giá trị cao cả của con người khó được đáp ứng, mục tiêu vì con người không đạt được. Điều này không thể giúp cho các yếu tố còn lại có được sự cân bằng.

Phát triển nhân văn - nội dung trung tâm của tiễn bộ và công bằng xã hội đối với Việt Nam hiện nay là quan tâm đến: 1- Ôn định dân sé, ôn định chính trị, chuyền chi phí quân sự sang phát triển; 2- Tạo công bằng trong cơ hội tiếp cận tài nguyên và phát triển, thông qua việc nâng cao tỷ lệ người biết chữ, giảm chênh lệch thu

nhập và tiếp cận y té, cải thiện phúc lợi xã hội, loại bỏ nghèo nan tuyệt đối, giảm

dần phân hóa giàu nghèo, bảo vệ đa dạng văn hóa và đầu tư vào vốn con người, tao công bằng giữa các dân tộc, cộng đồng trong quan hệ kinh tế và cơ hội phát triển, hỗ trợ cộng đồng nghèo, xóa dần ranh giới phân hóa giữa các khu vực kinh tế; 3- Khuyến

khích tham gia vào các quá trình lựa chọn, ra quyết định; 4- Tổ chức thể chế, cơ chế

lập pháp và hành pháp, thiết chế xã hội khác mang tính mềm mại và thích ứng, phục vụ nhiệm vụ và hiện thực hóa các mục tiêu trong mọi lĩnh vực.

Trang 40

Phát triển bền vững ở Việt Nam phải đặc biệt quan tâm đến van đề công bang xã hội, không dé người nghèo bi đây ra khỏi quá trình đó Hiện nay, trên thế giới đang có sự quay trở lại một nguy cơ rat lớn là chi phí quân sự tăng nên đặt ra thách thức cho nên hòa bình thế giới, giảm bớt đầu tư cho tăng trưởng, giảm thu nhập ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mục tiêu của PTBV Đã đến lúc, PTBV phải được coi là một

chiến lược, một lối sống, một quan niệm đạo đức, đồng thời là một quá trình hòa

nhập sự phát triển mọi mặt của con người, xã hội loài người với thiên nhiên Đó phải là quá trình hòa nhập của ba hệ thống cơ bản của sự sống ngày nay trên trái đất là hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội, trong đó các thiết chế xã hội ngày càng đóng một vai trò quan trọng Điều này vốn không phải là truyền thống của Việt Nam Mục tiêu của PTBV là quyền và tự do cơ bản của con người được đáp ứng ngày càng cao theo điều kiện kinh tế - xã hội và quyền được sông trong môi trường trong lành.

Phát triển bền vững ở Việt Nam còn phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia Lịch sử Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước luôn song hành với giữ nước Mục tiêu chuyên chi phí quân sự sang phát

triển có đấu hiệu bị ngáng trở Vấn đề bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được đặt

ra như một điều kiện tiên quyết, sống còn Yếu tố an ninh quốc phòng là một van đề rất lớn đối với Việt Nam vì hiện nay tranh chấp chủ quyền trên biển Đông đang phát sinh nhiều vấn đề quan ngại cho Việt Nam cũng như cả khu vực, gây ra sự bất ôn về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao và chắc chắn sẽ ảnh hưởng xấu tới sự PTBV Do vậy, bảo đảm an ninh quốc phòng, tạo môi trường chính trị ôn định và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, xã hội va BVMT cũng là một yêu cầu đặt ra cho PTBV ở Việt Nam hiện nay.

Nói tóm lại, các yêu cầu của PTBV ở Việt Nam vừa có các biéu hiện chung của thé giới, vừa có những đòi hỏi có tính chất đặc trưng Các chủ trương, chính sách của Đảng và của Nhà nước trong thời gian gần đây đã thể hiện sự nhận thức khá sâu sắc những yêu cầu cơ bản của PTBV ở nước ta.

2.3 KHÁI NIỆM CHỨC NĂNG NHÀ NƯỚC

Chức năng nhà nước là một khái niệm cơ bản của lý luận về nhà nước và pháp luật Da có nhiêu quan niệm vé chức năng nhà nước, chăng hạn: "Chức năng

Ngày đăng: 23/04/2024, 09:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN