Trong Nghị quyết 48- NQ/TƯ về hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt ‘Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đã dé cập đến một nội dung vô cùng quan trọng, muốn “xây dựng và hoàn thi
Trang 1BQ GIÁO DỤC VA DAO TẠO BỘ TƯ PHÁP.
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
MAI THỊ MAI
LUAN AN TIEN Si LUAT HOC
HÀ NỘI -2021
Trang 2BQ GIÁO DỤC VA DAO TẠO BỘ TƯ PHÁP.
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HANOI
MAI THỊ MAI
LUẬN AN TIEN SĨ LUẬT HOC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Hành chính
Mã số: 9380102
Người hướng dẫn khoa học:
1 PGS.TS Tô Văn Hoà
2.TS Trin Thái Dương
HÀ NỘI -2021
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC TỪ VIET TAT
CHUONG 1 TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN COU
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1 Nhóm các nghiên cứu chung về Quốc hội và Nhà nước pháp quyền 11.1.2 Nhóm các nghiên cứu về Quốc hội Việt Nam và các cơ quan của
“Quốc hội trong điều kiện Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa 3
1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước - 6 1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu 12
1.3.1 Những kết quả đạt được 121.3.2 Những vấn dé cần tiếp tục nghiên c 14
CHƯƠNG 2 LÝ LUẬN VE HỆ THONG CƠ QUAN CUA QUO: HỘI TRONG DIEU KIỆN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYEN
2.1 Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
2.1.1.Vj trí của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 202.1.2, Chức năng của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam : 28
2.1.3, Vai trò của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam "” _ 34
2.1.4 Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nha nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam - Một Quốc hội hướng đến chuyên nghiệp 39
Trang 42.2 Yêu cầu đối với hệ thống cơ quan của Quốc hội trong điều kiện
xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam -44
2.2.1 Khái niệm về hệ thông cơ quan của Quốc hội “4
2.2.2 Các yêu cầu chung đối với hệ thống cơ quan của Quốc hội trongNha nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3
2.2.3 Các yêu cầu cụ thể đối với hệ thống cơ quan của Quốc hội trong
"Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa Việt Nam a 2
nước pháp quyền
-Hệ thống cơ quan của Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà
inh nghiệm của một số quốc gia trên thé giới 702.3.1 Hệ thông cơ quan của Quốc hội Cộng hoà nhân dân Trung Hoa 70
2.3.2 Hệ thống cơ quan của Nghị viện Cộng Hoà Pháp 74
2.3.3 Hệ thống cơ quan của Quốc hội Cộng hoà Liên bang Đức 78
2.3.4, Hệ thống cơ quan của Quốc hội Hợp chúng quốc Hoa Kỳ 832.3.5 Một số kinh nghiệm mà Việt Nam có thé tham khảo để boàn
thiện cơ cấu tỏ chức của Quốc hội Việt Nam 86
KET LUẬN CHƯƠNG 2 89
CHUONG 3 THỰC TRANG TO CHỨC VA HOẠT ĐỌNG HETHONG CÁC CO QUAN CUA QUOC HỘI VIỆT NAM 903.1 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội
Việt Nam : 90 3.1.1 Thực trang các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động
của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam 903.1.2 Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt
động của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam 1033.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân tic và các ủy
112 3.2.1 Thực trạng các quy định của pháp luật về Hội đồng dân tộc và
ban của Quốc hội Việt Nam
các ủy ban của Quốc hội Việt Nam : 112
Trang 53.2.2 Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt
động của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội Việt Nam 1173.3 Thực trạng tổ chức và hoạt động của ủy ban lâm thời của Quốc
hội Việt Nam 138 3.3.1 Thực trạng các quy định của pháp luật hức và hoạt động,
của ủy ban lâm thời của Quốc hội Việt Nam 2138
816 chức và hoạt3.3.2 Thực tiễn thi hành các quy định của pháp luật
động của ủy ban lâm thời của Quốc hội Việt Nam 145
KET LUẬN CHƯƠNG 3 _ 150CHUONG 4 QUAN DIEM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HE THONG
CƠ QUAN CUA QUỐC HOI VIỆT NAM TRONG DIEU KIỆN XÂY.DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 151
4.1 Quan điểm hoàn thiện tŠ chức và hoạt động của hệ thông các cơ
quan cña Quốc hội Việt Nam SL4.1.1 Quan điểm chung về hoàn hoàn thiện tổ chức và hoạt động của
hệ thống các cơ quan của Quốc hội Việt Nam 151
4.1.2, Quan điểm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Uy ban thường
vụ Quốc hội Việt Nam = : 153
4.1.3 Quan điểm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội lồng dân
158
4.1.4 Quan điểm hoàn thiện tổ chức va hoạt động của các Ủy ban lâmtộc và các Ủy ban của Quốc hội Việt Nam
thời của Quốc hội Việt Nam 161
4.2 Giải pháp để hoàn thiện tổ chức và hoạt động của hệ thống các co
quan của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam 164
4.2.1 Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Ủy ban thường
vụ Quốc hội của Quốc hội Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Mi 164
Trang 64.2.2 Các giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của Hội đồng dân
tộc và các ủy ban của Quốc hội trong điều kiện xây dựng nhà nước
167
4.2.3 Giải pháp hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Ủy ban lâmpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thời của Quốc hội Việt Nam trong điều kiện
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam 176
KET LUẬN LUẬN AN : „18
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA AOC ĐÃ CON G BO LIEN QUAN
DEN DE TÀI i
DANH MỤC TAI LIEU THAM KHAO _— 11
iy dựng Nhà nước pháp
Trang 7LỜI CAM BOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
ng
trình nào khác Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ring,lêng tôi Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bổ trong bắt kỳ
được trích dẫn đúng theo quy định
'Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án nay
“Tác giả luận án
Mai Thị Mai
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIỆT TATChữ viết tắt “Chữ viết đầy đủ
BMNN Bộ máy nhà nước.
Bộ VHTT&DL _ Bộ Van hoá thể thao và du lich
Bộ GD&BT Bộ Giáo dục và Đào tạo
Bộ TTTT 'Bộ Thông tin truyền thông
Bộ KHĐT 'Bộ Kế hoạch đầu tư
Bộ LĐ-TB-XH BO Lao động - Thương bình - xã hội
BHXH Bảo hiểm xã hội
pcs Bang cộng sản
ĐBQH Đại biểu Quốc hội
Đài TNVN Đài Tiếng nói Việt Nam
Dai THN Đài Truyền hình Việt Nam
ĐBQH Dai biểu Quốc hội
'CHND Céng hoà nhân dân
CHLB Céng hoà liên bang
NNPQ ‘Nha nước pháp quyền
TANDTC Toa án nhân dân tối cao
TW Đoản TNCS _ Trung ương Đoàn
Trang 9‘Thanh niên cộng sản Hỗ Chi Minh
Uy ban thường vụ Quốc hội
Uy ban vấn dé xã hội
Uy ban nhân dan
‘Uy ban thường trực
Ủy ban lâm thời
Viện kiểm sát nhân dân
'Viện kiểm sát nhân dan tối cao
“Xã hội chủ nghĩa
Trang 10PHAN MỞ DAU
‘Thang 4 năm 2001, Dai hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Dang
Công sản Việt Nam họp vào thời điểm có ý nghĩa trọng đại, kết thúc thé
XX, bước vào thé ky mới - thể ky XI, Dang, ha nước ta đứng trước những
thách thức trong thời kỳ mới, cần đề ra những quyết sách để phù hợp, nhằm
nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của Bộ
máy nhà nước Trong bối cảnh đó, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã đưa ra.nhiều chính sách quan trọng trên các lĩnh vực nhằm đáp ứng những đòi hỏitrong tinh hình mới Đặc bi Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã khẳng.định nhiệm vụ *Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân
dân, do nhân dan va vì nhân dan”.
Trong Nghị quyết 48- NQ/TƯ về hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt
‘Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, đã dé cập đến một nội dung
vô cùng quan trọng, muốn “xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật", nộidụng cơ bản cần đặt ra đó là *xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và
hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xâydựng Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân” và thiết chế đầu tiên trong hệ thống chính trị maĐảng ta quan tâm chính là Quốc hội - “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về
tổ chức và hoạt động của Quốc hội, day nhanh tiến độ và nâng cao chất lượnghoạt động lập pháp, bao đảm tốt hơn tính dân chủ, pháp chế, công khai, minh
bạch của hệ thống pháp luật; trong đó, các đạo luật ngày càng giữ vị trí trungtâm, trực tiếp điều chính các quan hệ xã hội ”
Như iy, xây dựng một Quốc hội vững mạnh không chi đáp ứng yêu cầu
về việc hoàn thiện tổ chức bộ máy trước đồi hỏi của qué tinh xây dựng nhà
Trang 11nước pháp quyển, mà một Quốc hội hoạt động hiệu quả còn là cơ sở để hoàn.
thiện ing pháp luật Việt Nam, tạo ra tiền đề vững chắc cho việc xây.
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa - với đặc trưng quan trong là “sy
thượng tôn của pháp luật.” Với sự định hướng cụ thể và rõ ràng như vậy,trong thời gian vừa qua đã có rat nhiều những hoạt động nhằm hoàn thiện tổchức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội nói chung và các cơ quancủa Quốc hội nói riêng Đặc biệt là việc chú trọng hơn nữa đến hoạt động của
Ủy ban thường vụ Quốc hội và hệ thống ủy ban của Quốc hội Tuy nhiên,cũng không khỏ khăn để nhận thấy rằng, quá trình hoàn thiện và đổi mới tổ.chức và hoạt động của Quốc hội điễn ra một cách không đồng bộ, thiếu tính.toàn điện, chủ yếu mới chỉ đừng lại ở việc xem xét và cải thiện ở từng cơquan chuyên môn của Quốc hội mà chưa có một nghiên cứu, một phương ánnào đặt các cơ quan của Quốc hội dưới cái nhìn của một chỉnh thể thống nhất
và nghiên cứu, đề ra phương án mang tính hệ thống, những giải pháp mang.tính lý luận với một tầm nhìn dai han dé có thé đưa ra một mô hình tổ chức.Quốc hội phù hợp với bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền x5 hội chủ
nghĩa Việt Nam.
Ngày 28 tháng 11 năm 2013, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp nước.cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Hiến pháp của thời kỳ xây dựng nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với nhiều nội dung tiến bộ, trong đó đặc
biệt ghỉ nhận nguyên tắc: “Quyển lực nhà nước là thống nhất có sự phân
công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện
si quyền lập Nhập, hành pap pap Nave tắc này nhân in EES
chức và thực hiện quyền lực nhà nước giữa các cơ quan nhà nước ở cấp trung.ương, trong đó quyền lập pháp giao cho Quốc hội, quyền hành pháp giao cho.Chính phủ, và quyển tu pháp được giao cho Téa án Với sự minh bạch vàphân công cụ thể về chức năng và nhiệm vụ quyền hạn cho từng cơ quan như
Trang 12vậy, đồng nghĩa với việc vị trí của Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước.cao nhất được tăng cường và khẳng định Hiến pháp 2013, khẳng định một
cách mạnh mẽ một lần nữa chức năng lập pháp - chức năng quyết định lựa
chon điều chỉnh một quan hệ xã hội và điều chỉnh quan hệ xã hội đó như thénảo? Giao cho Quốc hội - cơ quan đại điện cao nhất của người dân nước.Cộng hoà XHCN Việt Nam Hon thé nữa, Hiến pháp 2013 còn bé sung thêm.hoạt động “kiểm soát" quyền lực nhà nước trên cơ sở thể chế hóa đường lốicủa Đảng, điều này được hiểu rằng hoạt động giám sát của Quốc hội - chức.năng giám sát tối cao tiếp tục được tăng cường hơn nữa nhằm đảm bảo mụcđích “kiểm soát” quyền lực nhà nước, đăm bão vị trí là cơ quan quyển lực nhànước cao nhất của Quốc hội
Với vị trí đó, các cơ quan của Quốc hội cần được tổ chức như thé nào để
có thể phát huy được hiệu quả hoạt động của Quốc hội nhất là trong bối cảnh.xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Trước tình hình đó, việc di
xâu vào phân tích luận giải và đưa ra được hệ thống các tiêu chí về mặt lý
luận cho cách thức tô chức và hoạt động của Quốc hội hay nói cách khác làmột mô hình tổ chức cho các cơ quan của Quốc hội là một đồi hoi bức thiết.Với những lý do trên nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn nghiên cứu về
“Hệ thống cơ quan của Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp.quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” làm đề tài cho luận án của mình
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án : Phân tích, vai trò của Quốc hội trong điều kiệnxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, từ đó đưa ra định Hướng và
đề xuất giải pháp hoàn thiện cho quá trình đổi mới về mặt tổ chức và hoạtđộng của hệ thống các cơ quan của Quốc hội với một tầm nhìn đài hạn vamang tính lý luận để phục vụ việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam một cách hiệu quả.
Trang 13Nhiệm vụ của luận án: Phân tích những vấn đề lý luận về hệ thống các
cơ quan của Quốc hội Việt Nam cũng như tìm hiểu về tổ chức và hoạt động
của một số nước trên thể giới để có thể rút ra được một số bài học kinh.nghiệm cho Việt Nam; Thực trạng hoạt động của các cơ quan của Quốc hộitheo quy định của pháp luật hiện hành; Để xuất quan điểm và giải pháp đểhoàn thiện hệ thống các cơ quan của Quốc hội Việt Nam trong điều kiện Nhà.nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
3: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đổi tượng nghiên cứu của luận án là góc nhìn lý luận về vị tri, vai tròcủa các cơ quan của Quốc hội (gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồngdan tộc và các Ủy ban của Quốc hội) đối với việc xây dựng một Quốc hộichuyên nghiệp trong điều kiện Việt Nam xây dựng Nhà nước pháp q\
hội chủ nghĩa.
Pham vi nghiên cứu của luận án:
en xã
Về mặt không gian: (1)Luận ân nghiền cứu về những vin đề lý luận của
các Cơ quan của Quốc hội trong điều kiện Việt Nam xây đựng Nhà nước
pháp quyền XHCN; (2) Luận án tập trung nghiên cứu về tổ chức và hoạt động.của cơ quan lập pháp ở một số quốc gia điển hình được lựa chọn trên thể giớidựa trên cơ sở hệ thống pháp luật và các hình thức chính thể cơ bản gồm:
‘Trung Quốc, CHLB Đức, Cộng hoà Pháp và Hoa kỳ
Về mặt thời gian: Luận án nghiên cứa sự hình thành và phat triển cũng
như vị trí, vai trd của các cơ quan của Quốc hội Việt Nam theo các bản Hiến pháp Việt Nam.
4 Cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
4.1 Câu hỏi nghiên cứu.
Cau hỏi đặt ra ở đây là: Trong tương lai, khi Việt Nam dẫn hoàn thiệnquá trình xây nha nước pháp quyền, khi vị tri, vai trò của Quốc hội ngày càng
Trang 14được coi trọng và Quốc hội hoạt động ngày cing chuyên nghiệp hơn thi vị trí,vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc hội, của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban.của Quốc hội là như thé nào trong sự phát triển lu dài của Quốc hội, Tử 46,đưa đến việc xem xét cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan của.
Quốc hội Việt Nam có giống như bây giờ không? Hay nó sẽ có xu hướng thay
đổi như thế nào khi Việt Nam dẫn hoàn thiện hình thức Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa? Dé trả lời được câu hỏi nghiên cứu nói trên, luận án sẽ đi trả lời hang loạt các câu hỏi nghiên cứu nhỏ sau: (1) Mục tiêu xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN hiện nay đặt ra những yêu cầu gì đối với Quốc hội
và với yêu cầu đó thì Quốc hội cần tổ chức hệ thống của cơ quan Quốc hộinhư thé nào? (2)Hiện nay các cơ quan của Quốc hội đã phủ hợp ở mức độ nhưthé nào với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, cần có những cảicách và đổi mới như thé nào?
4.2 Giá thuyết nghiên cứu
Luận án nghiên cứu dựa trên giả thuyết rằng: Trong xu hướng Quốc hộidẫn chuyên nghiệp hoá để có thể đáp ứng được các yêu cầu của Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vai trò của Ủy ban thường vụ Quốc
hội ngày càng giảm đi và hệ thống tổ chức các cơ quan của Quốc hội Việt
‘Nam nên phù hợp với mô hình tổ chức Nghị viện hiện đại trên thé giới, tức là
đề cao vai trò của các y ban thường trực và ủy ban lâm thời
Với giả thuyết nghiên cứu đó, Luận án sẽ đi vào luận giải từ góc độ lýluận các yêu edu cia Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, cũng như yêu
cầu đối với Quốc hội - cơ quan lập pháp trong Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam cần đáp ứng Từ đó, cùng với việc phân tích và đánh giá lại vị trí,
vai trò của các cơ quan của Quốc hội (gồm: Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hộiđồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội) tử lý luận đến quy định của pháp
luật thực định cũng như thực gn hoạt động của các cơ quan này để từ đó
Trang 15hướng tới một giải pháp tổng thể để xây dựng và tổ chức hệ thống cơ quan.của Quốc hội theo cách thức tối ưu nhất, đưa ra được dé xuất về vị trí, vai trò.của các cơ quan của Quốc hội trong mối quan hệ tổng thé với Quốc hội, đ
trợ cho hoại động của Quốc hội dé đảm bảo có được những ưu điểm, han ct những nhược điểm trong cách thức tổ chức và hoạt động của các cơ quan này
nhằm phục vụ cho hoạt động của một Quốc hội đang hướng đến sự chuyên
nghiệp hoá, để có thể đáp ứng được trước các
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4.3 Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp luận
Luận án được thực hiện dya trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật, các quan điểm của Đảng
công Nam về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Cũng như những định hướng của Đảng Công sản Việt Nam trong việc cải cách BMNN đặc biệt là hoàn thiện vị trí, vai trò và hiệu quả hoạt động của Quốc hội dé đáp ứng yêu cầu Nhà nước
pháp quyền XHCN Việt Nam Luận án sử dụng phương pháp luận của triếhọc duy vat biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin để nghiên
cứu và tiếp cận
+ Phương pháp nghiên cứu cụ thé:
suốt toàn bộ Luận án,nhằm hướng tới việc làm rõ các nội hàm về đặc điểm của bối cảnh nghiên
Phương pháp phân tích: Được thực hiện xuy
cứu, định hướng phát triển của nhà nước pháp quyên XHCN Việt Nam; cũngnhư phân tích các quy phạm pháp luật quy định vẻ vị tri, vai trò của Quốc hộicũng như nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và cách thức hoạt động của.Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội
Phương pháp tổng hợp: Được sử dụng đề khái quát và đưa ra nhữngnhận định khi phân tích và nghiên cứu các cơ quan cia Quốc hội dưới góc
Trang 16nhìn hệ thống, của một chính thể thống nhất Đồng thời, tổng hợp được những.quan điểm, những góc nhìn khác nhau từ những nghiên cứu trước đó với đốitượng nghiên cứu của luận án để có thể có được những đánh giá đa chỉ
thuyết phục
Phương pháp lịch sit: Được sit dung dé nghiên cứu và lý giải các hiện
¡ trí, vai trò của có tượng, các quy định
chất đặc thù (không kế thừa và phát triển từ góc độ lý luận) Dé từ đó có thể
có những kiến giải, những đề xuất phủ hợp hơn với bôi cảnh tinh hình mới
'ơ quan của Quốc hội mang tinh,
Phương pháp so sánh: Dùng dé tông hợp, so sánh về cơ cu tổ chức,
hình thức hoạt động cũng như nhiệm vụ, quyển hạn của các cơ quan của Quốchội giữa Việt Nam và các nước có các đặc trưng chính thể lớn trên thế giới
có chính th
ing như các nưới gần gũi với Việt Nam Thông qua đó, có thể
có những kiến nghị dé Việt Nam nghiên cứu học tập nếu phù hợp
Phương pháp hệ thẳng: Dùng dé làm hệ quy chiều khi đánh giá hiệu quả
hoạt động của Quốc hội Với góc nhìn của phương pháp hệ thống sẽ xem xét
được những tác động qua lại và tổng thể của các cơ quan của Quốc hội trong
tổng thé làm nên hiệu quả hoạt động của Quốc hội
5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận án
+ VỀ mặt khoa hoc
Luận án góp phần bổ sung, lâm rõ và phát triển một bước lý Iudn v8 vịtrí, vai trò của Quốc hội trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền.XHCN Việt Nam Cùng với đó, làm rõ yêu cầu về một cơ quan lập pháp trong.nhà nước pháp quyền XHCN thì cần hướng đến xây dựng một cơ quan lập
phép chuyên nghiệp, hoạt động hiệu quả Từ bối cảnh đó, L
nhận diện về khía cạnh lý luận các cơ quan chuyên môn của Quốc hội cần
được thay đổi lai về vị tí, vai trở cũng như nhiệm vụ, quyền hạn 48 Quốc hội
có thể đảm trách được vị tri của một cơ quan lập pháp trong nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam
Trang 17+ VỀ mặt thực tiễn
Các nội dung được đưa ra phân tích và trình bày trong luận án là những,
tr liệu được nghiên cứu và tìm hiễu công phu, có hệ thống dưới góc độ lýluận và góc độ lịch sử để lý giải về các nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống các
cơ quan của Quốc hội Bên cạnh đó, các đề xuất, kiến nghị đã theo hướng trực.tiếp giải quyết những hạn chế, những bat cập và các vấn dé vướng mắc hiệnnay trong quá trình tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội trên.thực tiễn Do đó, kết quả nghiên cứu của Luận án không chỉ cỏ ý nghĩa về mặt
lý luận mà có thể trực tiếp xem xét để tham khảo và đẻ xuất trong việc sửa đổi,'bỗ sung các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến Quốc hội
Trang 18CHƯƠNG 1.
TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1 Nhâm các nghiên cứu chung về Quắc hội và Nhà nước pháp quyềnQuốc hị
hàng trăm năm nay của các học giả, các triết gia, các nhà chính trị học cũng
thiết chế đại diện cho dân chủ, đã là đối tượng nghiên cứu
như các luật gia Các nhà tư tưởng vĩ đại của cách mạng tư sản, cách mạng
XHCN với các khía cạnh quan tâm khác nhau đều đi tìm hiểu, lý giải vềngudn gốc, ban chất, quy luật vận động của Nhà nước, trong đó có Quốc hội
Vi vậy, các nghiên cứu về Quốc hội và thiết chế đại diện có khối lượng công.trình dé sộ Trong đó, có thể kể đến các tác phẩm kinh điển đề cập một cách.sâu sắc, lý giải một cách thấu đáo về sự tổn tại, tính chất, chức năng cũng như.các phương thức hoạt động của Quốc hội, là tiền đề để đánh giá tính hiệu quả.của các mô hình tổ chức của Quốc hội trong các chính thể khác nhau Đó là
cuốn sách Chính thé đại diện (Representative government, 1861) của John
Stuart Mill, do hai dịch giả nỗi tiếng là Nguyễn Văn Trọng và Bùi Văn Nam.Sơn dịch và chú thích, được xuất bản bởi nhà xuất bản (Nxb) Tri thức, 2012;Cuỗn Khảo luận thứ hai vé chính quyền, của John Locke,(2007) do Lê Huy
“Tuấn dich, chú thích và giới thiệu, do Nxb Tri thức xuất bản; cuốn Ban vẻ khế
ước xã hội của Jean - Jacques Rousseau, do Nxb Lý luận chính trị (2004);
cuỗn Tỉnh thân pháp luật của Montesquicu(1996) Nxb giáo dục ở Việt
Nam cũng có một số tác phẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng chính tr
pháp lý của các học giả tư sản thời kỳ khai sáng và của các nha lập hiển củaHoa kỳ như: Luật Hiến pháp và chính tri học (1967) của Nguyễn Văn Bông
do Nxb Sai Gòn xuất bản; Cuốn Luật hiển pháp và các định chế chính trị vàLudt hiển pháp - Khuôn mẫu dân chủ của Lê Đình Chân, do tủ sách Dai học
Trang 19Sài Gòn phát hành năm 1975 Những cuốn sách trên đề cao chủ nghĩa hiếnpháp, bản đến sự hạn chế quyền lực và phân chia quyền lực trong việc vận
"hành quyền lực nhà nước
Cuốn Tổ chức và hoạt động của Nghị viện một số nước trên thé giới, vănphòng Quốc hội, Nguyễn Sĩ Dũng (2014) do Văn phòng Quốc hội xuất bản.Cuốn sách là một tổng quan về nghị viện các nước trên các khía cạnh khác.nhau bao gồm: Chức năng, thẩm quyền của nghị viện các nước trên thể giới,
cơ cấu tổ chức của nghị viện, quy trình, thủ tục hoạt động của nghị viện, tổ.chức và hoạt động của cơ quan của nghị viện Có thể nói cuốn sách là một nỗlực nhằm tổng hợp một cách có hệ thống những kiến thức, kinh nghiệm liên.quan đến tổ chức và hoạt động của nghị viện
Một số tác phẩm được viết trong thời kỳ hiện đại, nghiên cứu về nhànước pháp quyền và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam bao gồm: Nhànước pháp quyên, tác phẩm là một tập hợp những bài viết học thuật của nhiều
tác giả, được biên tập bởi Josef Thosing, sách tham khảo được địch và xuất
bản bởi Nhà xuất ban chính trị quốc gia, 2002; Từ tướng Hỗ Chi Minh về nhànước pháp quyên”(2007) của nhóm tác giả: Nguyễn Đăng Dung, Bùi Ngọc.Sơn, Nguyễn Mạnh Tường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; “Đổi mới sự lãnh.đạo của Đảng trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủnghĩa ở Việt Nam”, (2017) của tác giả Vũ Trọng Lâm, Nxb Chính trị Quốc
ga Sự thật; Xây đụng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩaViệt Nam trong Văn kiện Đại hội XII của Bang” (2016) chủ biên: Nguyễn Bá
Dương, Nguyễn Văn Dũng, Nxb Chính tị Quốc gia - Sự that; Xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, (2005), sách chuyên khảo, Nhà
xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội
Các tác phẩm này tìm hiểu về các đặc điểm của nhà nước pháp quyền
nói chung và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng Đồng thời,
Trang 20trình bay tổng quan về tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Với.những nền tảng vốn có và hướng đến xây dựng nhà nước pháp quyền, các
công trình nêu trên đã phân h, luận giải và làm rỡ những chủ trương, giải
Ất của Nhàpháp, những điều kiện cin thiết cho việc bảo đảm, duy trì bản cl
nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dan, vi dân Từ đó đưa ra giải pháp
về tổ chức, đội ngũ cán bộ, đề ra những đòi hỏi về phẩm chất và phong cách
để xây dựng Nhà nước Việt Nam trong sạch, vững mạnh, từng bước đi lên xây dựng Nhà nước pháp qui chủ nghĩa ở Việt Nam Ngoài ra, với việc phân tích các điều kiện về nhà nước pháp quyền các công trình này cũng,
đã đề xuất về sự thay đối của các cơ quan trong BMNN nói chung va Quihội nói riêng, đề xuất các cải cách để đáp ứng được với yêu cầu của nền tảng
một nhà nước pháp quyền XHCN.
1.1.2 Nhóm các nghiên cứu về Quốc hội Việt Nam và các cơ quan củaQuốc hội trong điều kiện Nha nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
‘Nang cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Quốc hội luôn là một vấn
48 dành được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, đặc biệt trong bối cảnh
tăð b ang kêu coh duty SSÿ: dụng thế ước play’ qiyêển Với die ting
“sự thượng tôn của pháp luật” - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đặt ra
nhiệm vụ phải có hệ thống pháp luật cin và đủ để điều chỉnh các quan hệ xã
hội, lam cơ sở cho sự tổn tại một xã hội theo trật tự pháp luật Dé đáp ứng.được điều đó đòi hỏi cần phải xây dựng một cơ quan lập pháp - Quốc hội,mạnh và hoạt động hiệu quả đồng thời, hướng đến yêu cầu xây dựng NNPQ
XHCN cũng như cải cách và hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của
Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội trong điều kiện mới, đã có nhiều các
công trình nghiên cứu liên quan đến NNPQ, đến Quốc hội và các cơ quan của
Quốc hội được công bố trong thời gian vừa qua Có thể kể đến như:
Quéc hội Việt Nam trong Nhà nước pháp quyên”, PGS.TS.Nguyén DingDung (chủ biên), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội; “M6 hinh tổ chức và phương
Trang 21thức hoạt động của Quốc hội và chính phủ trong Nhà nước pháp quyén xã hội
chủ nghĩa Việt Nam”,GS.TS Trần Ngọc Đường và TS Ngô Đức Mạnh (chủ
biên), Nhà xuất bản chính trị quốc gia, 2008; Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nha
nước trong giai đoạn hiện nay, PGS.TS Bùi Xuân Đức, NXB Tư pháp, Hà
Nội, 2007; Quốc hội và các thiết chế trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa"; “Quốc hội Việt Nam - TỔ chức, hoạt động và đổi mới" (2010)
PGS.TS, Phan Trung Lý; Hoạt động của Quốc hội trong điều kiện Việt Nam
là thành viên của WTO"(2009) TS Đỗ Ngọc Hai; Một số vấn dé vé Dai mới tổchức, hoạt động của Quốc hội, (2007) TS Lê Thanh Vân; Một số vấn dé về
hoàn thiện 16 chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Nước cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam,(2001) TS Lê Minh Thông; Quốc hội Việt Nam - Nhữngvấn đề lý luận và thực tiễn” (Nxb Tư pháp, 2005) là cuốn sách được xuất bản.bởi Văn phòng Quốc hội, nhân dip nhìn lại chặng đường 60 năm của Quốc
hội Việt Nam.
Bên cạnh các sách chuyên khảo nêu trên, cũng có rất nhiều các côngtrình nghiên cứu về Quốc hội với các mức độ khác nhau, cụ thể: Luận án tiến
ơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu tô chức và
sĩ luật học bao gồm:
phương thức hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay” (2003), NCS Lê
‘Thanh Vân; “Hoàn thiện quy trình lập pháp ở Việt Nam hiện nay” (2004) của
NCS Hoàng Văn Tú “Quyển giám sát của Quốc hội đối với Tòa dn nhân dân
và Viện kiểm sát nhân dân” (2004) NCS Phạm Văn Hùng; “Nang cao chất
lượng hoạt động lập pháp của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay”, (2001) NCS Trần Hồng Nguyên; “Hoàn thiện cơ chế pháp lý
dim bảo chức năng giảm sat của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ n Việt
Nam” (2007) NCS Trương Thị Hồng Hà; “Cơ sở lý luận và thực tiễn trong
việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động giảm sát của Quốc lội Việt
Nam" (2009) NCS Trần Thị Tuyết Mai; “Quốc hội My và Quốc hội Việt Nam
~ Những vấn dé tham chiếu" (2013), NCS Nguyễn Quốc Văn; “Hoạt động của
Trang 22Hội đằng dân tộc, các Uy ban của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩaViệt Nam” (2016), NCS Trần Văn Thuân Cùng rit nhiều các luận văn thạc stluật học có thể kể đến như:: "Các ủy ban của Quốc hội theo quy định củapháp luật Việt Nam và Cộng hòa Pháp” của thạc sĩ Nguyễn Thị Phương
‘Thio,(2004), người hướng dẫn khoa học, TS Phan Trung Lý và GS.Serge
SUR: “Hoan thiện tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân.tộc và các Ủy ban thường trực của Quắc hội Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.” Của Thạc sĩ Đoàn 1 ww Huyền, (2010), người hướng dẫn, TS Tô Văn
Hòa; "Hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội - Thực
trạng và hướng hoàn thiện” Đỗ Thị Như Hảo, người hướng dẫn GS.TS,
Nguyễn Đăng Dung Cùng với đó là rất nhiều để tài nghiên cứu khoa học ở:các mức độ khác nhau: Đề tài cấp Nhà nước: “X4y dung mô hình tổ chức,phương thức hoại động của Quốc hội và Chính phủ trong Nhà nước phápquyén xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta” (2004), GS.TS
‘Trin Ngọc Đường làm chủ nhiệm; Dé tài cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn
xây dựng và hoàn thiện quy định của pháp luật vẻ hoạt động báo cáo, giải
trình tại HĐDT, các Ủy ban của Quắc hội ở nước ta hiện may” (2014), doPGS.TS Dinh Xuân Thao làm chủ nhiệm; Báo cáo nghiên cứu “Đổi mới rổchức và hoạt động của Văn phòng Quốc hội” Cơ quan tai trợ: Dự án “Tăng
cường năng lực cho các cơ quan đại diện ở Việt Nam” (UNDP, 00049114) của Văn phòng Quốc hội;
Ngoài ra còn có các bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên
ngảnh như: Tổ chức và hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu của Nhà nướcpháp quyền XHCN” (2009) Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, TS Phan TrungLý; Doi mới hoạt động thẩm tra của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của
Quốc hội”, Nhà nước và pháp luật (2004), PGS.TS Phan Trung Lý và
PGS.TS Hà Thị Mai Hiện; “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả hoạt động
Trang 23của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội”, của Đặng Đình Luyến, tạp.
chí Nghiên cứu lập pháp (2006); Ngô Đức Mạnh, (5/2006) S ry nghĩ về việc
đãi mới tổ cite các Ủy bạn của Quốc hội Hiến kế Lập phépy phụ Lên: cũx
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.
Các Luận án tiến sĩ luật học có nội dung nghiên cứu có liên quan gồm:Luận án tiến sĩ luật học “Cơ sở If luận của việc đổi mới cơ cấu tổ chức và
Nam hiện nay” (2003), NCS Lê
“Hoat động của Hội đông dân tộc, các Ủy ban
phương thức hoại động của Quốc hội ở Việt
Thanh Vân; Luận án tiến sĩ
của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” (2016), NCS Trần
Van Thuận.
1.2 Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước
Ngày nay, nghị viện đã trở thành một thiết chế không thể thiếu đượctrong chế độ dân chủ hay không muốn nói rằng việc tổ chức và hoạt động của.nghị viện hiệu quả hay không trở thành một tiêu chí để đánh giá mức độ dânchủ của một quốc gia Do đó, có rất nhiều các công trình nghiên cứu về nghị
viện trên thể giới trên các phương điện khác nhau, từ đánh giá hiệu quả hoạt
động đến nghiên cứu về cơ cấu td chức của nghị viện Tuy nhiên, Việt Nam.không phải là một quốc gia lớn và có tim ảnh hưởng mạnh mẽ trên thé giới,đặc biệt là về khoa học pháp lý, do đó không có quá nhiễu những công trìnhnghiên cứu của các học giả nước ngoài về mô hình của Việt Nam Vì vậy, ở
phần trình bày tình hình nghiên cứu ở nước ngoài, NCS chủ yếu giới thiệu nội
dụng về các công trình nghiên cứu về nghị viện các nước phát triển và lấy đó lâm bai học kinh nghiệm cho Việt Nam Cụ thé
'Thứ nhất, “Bảo eo nghiện cãi did lrân tại Gee Ủy ban Gia Nghĩ viên
và khả năng áp dung ở Việt Nam”, (2012), Nxb Hồng Đức, là một nghiên cứu
có sự tham gia của hai tác giả người Việt Nam (Hoang Minh Hiểu, NguyễnĐức Lam) Trong báo cáo này, các tác giả có đề cập một vài nét về tổ chức va
Trang 24hoạt động của hệ thống ủy ban của cơ quan lập pháp của một số nước, trong.
đó chủ yếu tập trung vào các nội dung liên quan đến kinh nghiệm ặt pháp
lý và thực tiễn thực hiện hoạt động điều trần của các cơ quan này và đưa ramột số kiến nghị liên quan đến việc xác lập lộ trình áp dụng ở Việt Nam
'Thứ hai, như đã trình bay ở trên thi NCS sử dụng các bai nghiên cứu về
hệ thống nghị viên và Quốc hội các nước với cách tiếp cân về mặt lý luận,nhằm tham khảo các kinh nghiệm về việc tổ chức và hoạt động của hệ thống
cơ quan của Quốc hội các nước phát triển, ví dụ như Hoa Kỳ, CHLB Đức,
Công hỏa Pháp cụ thé
(0), “Quốc hội và các thành viên” (Congress and its member), (2002),
các tác giả: Roger H Davidson, Walter J Oleszek, người địch: Trần Xuân
Danh, Trần Hương Gian, Minh Long Cuốn sách là một tham khảo hữu ích về.Quốc hội Hoa Kỳ được tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau, phân tích, giảithích và làm rõ cách thức hoạt động của Quốc hội Hoa Kỳ, cơ sở hình thành
mô hình hai viện trong Quốc hội Hoa kỳ cũng như mối quan hệ trong quá.trình hoạt động của Thượng nghị viện và Hạ nghị viện của Quốc hội Hoa ky,cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các hoạt động của Quốc hội
‘bing các góc nhìn mé xẻ bên trong chính Quốc hội cũng như thông qua việcphân tích các mối quan hệ giữa Quốc hội với Tổng thống, Quốc hội với Tòa
án, Quốc hội với bộ máy hành chính Trong đó, đặc biệt, cuốn sách đã dành
riêng một chương - Chương 7 trong một phần - phần 3, đề phân tích về cơ cấu
tổ chức va vai trò của các ủy ban trong Quốc hội của Hoa Kỳ Thực tế mà nói,chỉ là một chương trong một phần nhố của công trình nghiên cứu đỗ sộ kếtrên, nhưng với 45 trang sách, các nội dung liên quan đến các ủy ban trongQuốc hội Hoa kỳ được các tác giả phân tích và đánh giá thực sự chỉ tiết và.đầy đủ, từ việc quay lại lịch sử để giải thích cho việc lý do vì sao phải tồn tạicác ủy ban, trình bay sự phát triển của các ủy ban của hai viện của Quốc hội
Trang 25Hoa Kỳ, và cuối cùng là một mô tả chỉ tiết về các loại ủy ban hiện hành trongQuốc hội Hoa Kỳ (ở cả Thượng nghị viện và Hạ nghị viện), gồm: các loại
hình ủy ban, quá trình bé nhiệm và quy trình tiến hành bổ nhiệm các thànhviên trong ủy ban, cơ cầu ở các ủy ban, các thủ tục ở ủy ban Thực tế mà nói,
mặc dù đối tượng nghiên cứu chính của cuốn sách này là về Quốc hội Hoa ky,với day đủ những vấn đề liên quan đến Quốc hội Hoa kỳ được nghiên cứu,
mỗ xẻ Tuy nhiên, cũng có thé xem đây là tài liệu vô cùng hữu ích khi nghiên.cứu và xem xét về tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội vì các.khía cạnh của các ủy ban của Quốc hội Hoa kỳ ở cả Thượng nghị viện và Henghị viện cũng đã được cung cấp đẩy đủ và chỉ tết Đồng thời đặt trong bóicảnh những phân tích khác của tài liệu liên quan đến hoạt động của Quốc hộicũng cung cấp cho NCS một cái nhìn tổng quan hơn để đánh giá về vai trò.của các cơ quan của Quốc hội Hoa kỳ - cụ thé là ủy ban đối với hiệu quả hoạtđộng chung của Quốc hội
(2) “Quốc hội Mĩ hoạt động như thé nao” (How congress works) (2003),
sách dich, Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc gia, Đây là một tải
liệu hữu ích cho việc nghiên cứu về Quốc hội Mĩ vì cuốn sách để cập kha chỉtiết khi dành một chương - Chương III nghiên cứu về hệ thống ủy ban của.Quốc hội Mĩ, trong đó tác giả đã dé cập đến các nội dung như: Cơ cau ủy ban,các nhiệm vụ của ủy ban, thủ tục hoạt động của ủy ban, các xung đột về thẳmquyền, cũng như xu hướng cải cách và phát triển của các hệ thống ủy ban
(3), Cuốn "The National Assembly in the French institutions” (Hạ nghịviện trong các thé ché chính trị của Cộng hoà Pháp) (2007) do Service des
affaires intemationals et de defense xuất bản, là một cuốn sách giới thiệu tổng,quan về Hạ nghị viện của Pháp, từ cơ cấu tổ chức, đến các nghị sĩ, cũng nhưcác chức năng của hạ viện Cộng hoà Pháp, trong đó cuốn sách có đành mộtmục với chín trang giấy mô tả về “standing committees” của Hạ nghị viện của
Trang 26Pháp, góp phần cung cấp cho NCS một cách nhìn đầy đủ hơn về cách thức tổ.chức, hoạt động cũng như vai trò của hệ thống ủy ban thường trực ở một quốc.
gia có ảnh hưởng sâu sắc đến Việt Nam trong khoa học pháp lý nói chung và
‘rong luật hiển pháp nói riêng.
(4) Cuốn “Reforming parliamentary committees” (Cải cách các ủy ban
của nghị viên) của Reuven Hazan xuất bản năm 2001 là một nghiên cứu dưới
góc nhìn phân tích, so sánh về hệ thống các ủy ban của bốn cơ quan lập pháp.khác nhau, bao gồm: Hạ nghị viện của Vương quốc Anh, CHLB Đức, Cộng
hòa Ý và hạ viện của Hà Lan Dựa trên kết quả của các nghiên cứu so sánh,tác giả đã trình bày đánh giá của mình về lý do tại sao và làm thé nảo các ủy
‘ban Quốc hội được cải cách, và xem xét lý do tại sao các cải cách của ủy banhoặc là thành công hay thất bai trong việc đạt được mục tiêu của mình Để
xác định tính khả thi của việc ban hành những cải cách như vậy trong Israel
Knesset Hazan, đã tiến hành một loạt các cuộc phỏng vấn với các nghị sĩ vàghế ủy ban Cuốn sách kết thúc với một cuộc thảo luận về sự thay đổi bản.chất của hệ thông chính trị của Iarael và sự cần thiết phải cải cách ủy ban.Đây là một cuốn sách thực sự hữu ich va thiết thực, cho NCS một cách nhìntông quan về cách thức tổ chức và hoạt động của hệ thống của nghị viện các.nước với các mô hình tổ chức trong các hình thức chính thé và hình thức cấu
trúc nhà nước khác nhau Tir đó cung cấp cho NCS những ý tưởng mới để có thé soi roi vào trong việc đánh giá cũng như đề xuất những giải pháp nhằm
nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động của Hội đồng dân tộc và hệ thống ủy
'ban của Quốc hội Việt Nam
(5) Cuốn sách chuyên khảo “The Committees of the House of
Representatives in Comparative Perspective” (Các ity ban của Ha nghị viện góc nhìn so sánh) (của Phil Larkin, Parliamentary Studies Centre, Australian National University Nội dung chính của tài liệu này lả tập trung xác định vị
Trang 27trí các hệ thống ủy ban thường trực (standing committee system of the House
of Representatives) trong đó, cụ thí là: House of Commons (Hạ nghị viện)
ca Liên hiệp Vương quốc Ảnh và Bắc Allen; Quốc hội New Zealand, House
of Commons (Hạ nghị viện) của Canada và Quốc hội Scotland Trọng tâm là
đi vào phân tích, so sánh về tổ chức và hoạt động giữa các cấp của ủy ban.Thứ nhất, các ủy ban của các hạ nghị viện của bốn quốc gia được so sánh đềukhông tồn tại độc lập mà chúng là một phần cấu tạo niên Qt c hội Trong khi các hạ nghị viện được so sánh là các hạ nghị viện hoạt động khác nhau cả về
quy tắc hoạt động chính thức, văn hóa Nhưng điểm chung có thể nói đến đó
là đều xuất phát từ mô hình Nghị viện Westminster Đáng kể hơn là kinh.nghiệm của các hệ thống ủy ban các nước rõ ràng là một yếu tố hình thành.nên các Ha nghị viện và tác động dén mô hình, chức năng của chúng, cùngvới việc xem xét các kinh nghiệm của các nghị viện khác nhau, để có kếhoạch cho việc phát triển hệ thống ủy ban của Hạ nghị viện các nước Đồng.thời, cuốn sách cũng lựa chọn hai mô hình tổ chức nghị viện phổ biến trên thế
giới: Các hạ nghị viện của các Quốc gia theo mô hình nghị viện lưỡng viện
(gồm: Australia, Canada và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ailen) và các
hạ nghị viện của các quốc gia theo mô hình một viện (Scotland và NewZealand) Hơn thể nữa, trong nghiên cứu so sánh của mình, các tác giả còn có
sự nghiên cứu so sánh về quyền lực lập pháp của hệ thống ủy ban của nghị.viện ở các nước khu vực Tây Âu, Ingvar Mattson and Kaare Strom đã so sánh
ác Ủy ban dưới 3 khía cạnh: về cấu trúc, về quy hình thủ tục và về thẩm
quyền của chúng Trong tài liệu này, các khía cạnh trên cũng như các khía cạnh nhỏ hơn nữa sẽ được sử dụng để mở rộng ra trong sự so sánh với Hạ
nghị viện và mô hình nghị viện Wesminster khác được để cập đến
(6) Cuốn “The new role of parliamantery committees” (Vai trỏ mới của
các ity ban của nghị viện) của Lawrence Longley và Roger Davidson xuất bản
Trang 28năm 1998 Trong nội dung cuốn này, Lawrence Longgley và Roger Davidson
đã tìm hiểu và đánh giá về vai trò của ủy ban của nghị viện hiện đại, đặc biệt là
trong nén dân chủ ở Châu Au, Các the gi tập trung nghiên cứu vào một số quốc:
gia điển hình, cụ thể là Na Uy, Mỹ, Isareal, Hàn Quốc và một số quốc gia ởĐông - Trung Âu với điển hình là Ba Lan Từ đó, các tác giả đưa ra một nhận.thức toàn cầu về vai trò của hệ thống ủy ban của nghị viện
(7) Cuốn “Select committees and their role in keeping parliament relevant” (Các úy ban chuyên trách và vai trò của nó trong việc duy trì hoạt
động hiệu quả của nghị viện) của Marcus Ganley xuất bản năm 2001, cuốnsách là tải liệu lấy bối cảnh nghiên cứu là nghị viện của New Zealand - một
mô hình nghị viện một viện theo mô hình Westminster, và với sự đánh giá
hoạt động của hệ thống ủy ban thường trực của Nghị viện New Zealand, vàthông qua sự phân tích về cách thức tổ chức, về hệ thống ủy ban cũng như cácyếu tố tác động khác thì cuốn sách cũng đưa ra kết luận về vai trò của hệ.thống ủy ban đối với hoạt động lập pháp của Nghị viện New Zealand
(8) Bên cạnh số ícác công trình nghiên cứu quy mô về ủy ban của nghịviên hồi chug trong: 46 e6'UBLT là #6 lượng ;thiều hou các công thnk’
nghiên cứu ở quy mô nhỏ đưới các hình thức khác nhau, trong đồ có các tải
liệu nghiên cứu về hệ thống ủy ban của nghị viện do các tổ chức quốc tế tài
trợ như: Parliament and democracy in the 21" Century (Nghị viện và dân chủ trong Thế ky 21) do Ngân hàng thé giới ta trợ, Orientation handbook for members of parliaments (Sỗ tay dành cho ie nghị si), Tools for parliamentary oversight (Các công cụ giám sát của nghị viện) do Tổ chức nghị viện dân chủ
thé giới Bên cạnh đó cũng có một số ít các bai nghiên cứu trên tạp chí của cáchọc giả về chủ đề UBLT của nghị viện Tuy nhiên số lượng các bải nghiên cứu.này rất ít, có thể kể đến công trình “Report of the national committee of inquiryinto compensation and rehabilitation in Australia” (Báo cáo của ủy ban điều
Trang 29tra về tiền công và tiền lương ở Uc) của J.F Keeler đăng trên tạp chí luật
Adelaide, “The report of the Committee of Inquiry on Industrial Democracy
-“the Bullock Committee” (Báo cáo của ủy ban điều tra về dan chủ công nghiệp
- Ủy ban Bullock) của Brian Youngman đăng trên Tap chi Luật kinh doanhquốc tế.v.v Các công trình này đã vẽ ra được một bức tranh khá chi tiết vềUBLT của nghị viện từ khái niệm, thâm quyền, thủ tục thành lập, tổ chức và.thực tiễn hoạt động ở khá nhiều nước trên thé giới Đặc biệt công trình của.Hazan là tập hợp của các chuyên đẻ có chất lượng chuyên sâu vào hệ thống ủy.ban của từng quốc gia cụ thé như CHLB Đức, Vương quốc Anh, Israel
(9) Bên cạnh một số cuốn sách trên thì những nội dung liên quan đến hệ
thống ủy ban của Nghị viện một số nước trên thế giới, đặc biệt là nghị việncủa các nước phát triển, có thể kế đến công trình “Parliament and Congrees
Representation and Scrutiny in the Twenty - first Century”, trong đó có so
sánh về chức năng đại diện và chức năng giám sát của cơ quan lập pháp ở cácnước theo mô hình Westminster với đại diện là Nghị viện Vương quốc liênhiệp Anh và Bắc Ailen và Quốc hội Hoa Kỷ Các tác giả đã chỉ rõ ra sự khácbiệt về vai trò của các ủy ban trong việc cùng thực hiện một chức năng - chứcnig’ giãn: sát ở Hai ma hình khác nhan, vĩ đu? ở Mô tình của Vương Quốcliên hiệp Anh và Bắc Ailen thì chức năng giám sát được thé hiện rõ thông quahoạt động của hệ thống ủy ban lâm thời, nhưng ngược lại ở mô hình của Hoa
Kỳ thì hệ thống ủy ban thường trực mới đóng vai trd chủ yếu trong việc thực
hiện chức năng giám sắt
1.3 Đánh giá tình hình nghiên cứu
1.3.1 Những kết quả dat được
* Nhà nước pháp quyên và cải cách Bộ máy nhà nước nói chưng
Các công trình nêu trên đều đã di sâu vào phân tích các đặc điểm của
Nha nước pháp quyền nói chung và Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Trang 30nói riêng, chi rõ các đặc trưng mang tính đặc thù của Nhà nước pháp quyền
XHN Việt Nam Đồng thời luận giải những phương hướng, giải pháp tiếp tục
đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp
quyển xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo đảm việc tăng cường hiệu lực, hiệuquả, đáp ứng yêu cầu quản lý đất nước trong giai đoạn mới Cùng với đó, cáccông trình nghiên cứu đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tién và dé cập đến các.quan điểm, đổi mới căn bản của bộ máy nhà nước Việt Nam thông qua bảnHiến pháp mới Trên cơ sở luận giải những nguyên tắc và giải pháp để hoàn.thiện bộ máy nhà nước nói chung thì các công trình nêu trên đã để cập đếnvấn dé xác định vị trí, vai trò của Quốc hội trong sự nghiệp đôi mới, phát huy.dân chủ và xây dựng nhả nước pháp quyền
Trong tâm của Luận án là nghiên cứu về Quốc hội và các cơ quan củaQuốc hội, bên cạnh đó, các công trình tìm hiểu về Nhà nước pháp quyền nói.chung va Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam nói riêng được dé cập ởphan tổng quan giúp cung cấp được tương đối đầy đủ các nội dung mang tính.chất nền tang về khía cạnh lý luận và pháp lý mà NCS có thé sử dung để phục
vụ cho hoạt động nghiên cứu của luận án Cùng với đó, trên cơ sở lấy các
điều kiện về xây dựng nhà nước pháp quyền làm chuẩn mực các công trìnhliệt kê trong tổng quan đã để cập đến nhu cầu và vấn dé cần cải cách của.BMNN nói chung và Quốc hội nói riêng Vì vậy, trong Luận án này, NCS sẽ
không tiếp tục nghiên cứu, bé sung hay mở rộng thêm các nội dung về Nhà
nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
šÿÈDIdCMN VS se Go quien ila Diabet
Các công trình nghiên cứu được đề cập cũng đã giới thiệu về cơ cấu tổ
chức của Quốc hội Việt Nam, trong đó để cập đến chức năng, nhiệm vụ
quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội, về Hội đồng dân tộc và hệ thống
ủy ban của Quốc hội Cùng với đó, các công trình nghiên cứu khoa học nói
Trang 31trên đã phân tích và làm rõ những vấn dé lý luận chung, về xây dựng Quốc.hội, và xây dựng nhà nước pháp quyén XHCN với việc phát huy vai trò củanhân dan, Đã phân tích những đỏi hỏi của Quốc hội Việt Nam trong bối cảnh
dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân Những
hội,
nghiên cứu trên
về Đại bi
các công trình nêu trên đều có cách tiếp cận về việc thực hiện
xoay quanh việc thực hiện các chức năng của Q
'Quốc hội, về quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội Hau hết
chức năng,
của Quốc hội, thông qua đó, các tác giả cũng dé cập những nội dung liên quanđến hoạt động của UBTVQH, Hội
thực hiện các chức năng của Qué
lồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội
trong vi hội Nhiều công trình nghiên
cứu về Quốc hội cũng đã giới thiệu được về cơ cấu tổ chức của Quốc hội,itônš quia đồ đề cáp du phiên: lài qiyều han Ủy Bai thug SN uốE
hội, về Hội đồng dân tộc và hệ thống ủy ban của Quốc hội Ngoài ra có những
công trình nghiên cứu trên cơ sở phân tích về mặt lý luận cũng như đánh giá
mặt thực tiễn về tổ chức và boạt động của hội đồng dân tộc va các ủy ban của
Quốc hội một số tác giả cũng đưa ra một số dé xuất nhằm đổi mới tổ chức vathông qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội
1.3.2 Những vấn dé cần tiếp tục nghiên cứu
+ Về Quắc hội và các cơ quan của Quốc hội
Mặc dù các nghiên cứu trên đã phân tích cũng như đánh giá về vị trí, vai
rò và chức năng của Quốc hội nói chung cũng như của các cơ quan của Qui
hội, nhưng chủ yếu dưới một góc độ, hay các van dé đơn lẻ có liên quan nhất
định, mà không nghiên cứu một cách tổng thể về các cơ quan của Quốc hội.như là một thành tố cấu thành Quốc hội và dat Quốc hội trong điều kiện xâydựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam
Cụ thể
+ Cuốn Tổ chức và hoạt động của Nghị viện một sé nước trên thé giới.'Nguyễn Sĩ Dũng, văn phông Quốc hội, 2014 là một cuén sách hướng đến việc
Trang 32phổ biến thông tin về cơ tổ chức và hoạt động của Nghị viện các nước nên.cuốn sãnh chỉ dimg Ini'd vido giới thiếu, về đảnh gid một cách Khát quit đuối
góc độ thông tìn mà không đi sâu vào phân tích, đánh giá dưới góc độ lý luận
tổ chức của Nghị viện Hơn thé nữa, nội dung về hệ thống các cơ,
hội chỉ là một đầu mục trong một chương trên tổng số 6
ich (Mục 3, Chương III), nội dung cũng chỉ dừng ở việc
in về hệ thống ủy ban của nghị viện
+ Cuốn: Đổi mới, hoàn thiện bộ máy nhà nước trong giai đoạn hiện nay,PGS.TS, Bùi Xuân Đức, Nxb Tu pháp, Hà Nội, 2007 Cuốn sách là cải nhìn
về vấn tổ chức bộ máy nhà nước trong giai đoạn bản Hiển pháp 1992 (sửađổi, bổ sung năm 2001) còn hiệu lực, Trên cơ sở luận giải những nguyên tắc
và giải pháp để hoàn thiện bộ máy nhà nước nói chung thi cuốn sách đã danh
một chương - Chương VII dé nghiên cứu về "đổi mới tổ chức và hoạt động.của Quốc hội” - nội dung chính của chương này là ip đến vấn đề xác định
vị trí, vai trò của Quốc hội trong sự nghiệp đổi mới, phát huy dân chủ, xâydựng nhà nước pháp quyền Giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Quốc hội Nghịviện, trong đó dé cập đến ct năng, nhiệm vụ quyền hạn của Ủy ban thường
hội Mặc dù
vụ Quốc hội, về Hội đông dân tộc và hệ thống ủy ban của Qué
vậy, chiểm phan lớn nội dung là vẻ giới thiệu các mô hình hoạt động của nghị
viện các nước trên thé giới
Mặc dù cuốn sách được viết trong bối cảnh bản Hiến pháp năm 1992(sửa đổi bỗ sung năm 2001) - được hiểu là bối cảnh cũng như những cải cách
về Bộ may nhà nước Cộng hod XHCN Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013
-Hiển pháp hiện hành, là không được đề cập đến để phân tích và đánh giá, mặc
dù vậy nhưng, cụ thể: Tại Trang 216, PGS.TS Bùi Xuân Đức có đặt vấn đề:
“Vé lâu dai, khi Quốc hội nước ta ngày cảng chuyển mạnh sang hoạt động,thường xuyên với số đại biểu chuyên trách (hay có thé gọi là chuyên nghiệp)
Trang 33ngày càng nhiều thêm (đây cũng là xu hướng tit yếu, hiện số đại biểu Quốc.hội chuyên trách đã chiếm 1/4) thì phải đặt ra vấn đề chức lại Ủy ban thường vụ Quốc hội.” Tác giả cuốn sách đã phân tích trên cơ sở khoa học một
cách rất hợp lý rằng: “UBTVQH trong cơ chế nhà nước ta được tổ chức nhưhiện nay là cơ quan thường trực của Quốc hội có chức năng tổ chức các hoạtđộng của Quốc hội và đồng thời thực hiện các thẩm quy ban chất làcủa Quốc hội - được Quốc hội giao cho giữa hai kỳ họp) là do Quốc hội chưa
phải là cơ quan hoạt động thường xuyên Khi Quốc hội đã hoạt động thường
xuyên thì không cần thiết phải có cơ quan thường trực vừa có nhiệm vụ tổ.chức các hoạt động của Quốc hội, vừa thực hiện một số thảm quyền do Quốc
hội giao giữa hai kỳ họp nữa.” Đây thực sự là một quan điểm rất mới mẻ khi
nhìn nhận về tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội Khi màQuốc hội trong xu hướng phát triển biện dai, với một logic là khi số lượng cácđại biểu Quốc hội chuyên trách ngày cảng tăng lên thì trong một tổng thể, sựthay đổi này sẽ có một tác động nhất định đến các yếu tố còn lại trong tổ chức
các cơ quan của Quốc hội, và PGS.TS Bùi Xuân Đức đặt ra một giả định về
sự “tô chức lại Ủy ban thường vụ Quốc hội” Đây có thể là một cách tiếp cậntương đối trùng khớp với cách tiếp cận của nghiên cứu sinh khi thực hiện.nghiên cứu đề tài luận án này, đó là đặt các cơ quan của Quốc hội (bao gồm.UBTVQH, Hội đồng dân tộc và hệ thống ủy ban của Quốc hội) trong một cái
nhìn tổng th trong một chỉnh thể thống nhất, nói cách khác là với cách tiếp
sân này thì coi Quốc hội là một chỉnh thể với sự cấu thành của các cơ quan
khác nhau, trong đó, khi một hoặc một vài yếu tổ thay đôi thì đương nhiên sétác động và đòi hỏi các yếu tổ khác dù muốn hay không thi theo xu hướng tắt
yếu cũng sẽ có sự thay đổi Tuy nhiên, đề xuất của tác giả cuốn sách được đưa
ra trong bối cảnh là sy thay đổi về cơ cấu số lượng Đại biểu Quốc hội chuyên.trách (chuyên nghiệp) thay vì cân nhắc đến sự thay đổi về nhiệm vụ và quyền
Trang 34hạn của Hội đồng dân tộc và hệ thống ủy ban của Quốc hội Đây là sự khác
biệt trong cách tiếp cận của nghiên cứu sinh đối với tác giả của cuốn sách.+ Luận án tiễn sĩ luật học: “Cơ sở lý luận của việc đổi mới cơ cấu tổ
chức và phương thức hoạt động của Quốc hội ở Việt Nam hiện nay” (2003),
‘NCS Lê Thanh Vân Trong luận án, tác gid trình bay cơ sở lý luận về đổi mới
cơ cầu, tô chức và phương thức hoạt động của Quốc hội Việt Nam (theo Hiến.pháp 1992 sửa đổi, bỗ sung 2001 và Luật tổ chức Quốc hội 2001, sửa đổi bd
sung 2007) Luận án đã phân tích, đánh giá chuyên sâu về cơ cấu tổ chức và
phương thức hoạt động của Quốc hội Việt Nam trong lịch sử qua các bảnTHiỄn pháp và qua cáe nhiệm kỹ của Quốc hội: Thông qua đó đạnh giá nhữnghạn chế câu phải khắc phục trong cơ câu tô chức cũng như phương thức hostđộng của Quốc hội
Có thể nhận thấy, đối tượng nghiên cứu của luận án này có rất nhiềuphần liên quan và trùng với đối tượng nghiên cứu của NCS - cụ thể là về
UBTVQH, Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội Tuy nhiên, nếu như
luận án của NCS Lê Thanh Vân tiếp cận theo hướng đánh giá những hạn chế.trong tô chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, của phương thứchoạt động của Quốc hội, các vấn để của Đại biểu Quốc Hội, Đoàn Đại biểu.Quốc hội, từ đó đề xuất giải phát về mặt pháp lý nhằm hướng đến việc nâng.cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội thì cách tiếp cận của NCS lại hoàn toàn
khác Cụ thể
+ Trước hết, phạm vi nghiên cứu của NCS không bao gồm phương thức.hoạt động của Quốc hội, các van đề pháp lý liên quan đến Đại biểu Quốc Hội,Doan Đại biểu Quốc hội ma NCS chỉ tập trung vào nghiên cứu về tổ chức va
hoạt động của các cơ quan của Quốc hội
+ Nếu như TS Lê Thanh Vân phân tích nghiên cứu theo hướng phân tích
cơ sở về mặt lý luận, và sau đó đánh giá trên thực tiễn những ưu điểm, những
Trang 35hạn chế trong hoạt động của Quốc hội trên tit cả các yếu tổ như: Các cơ quan.của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn Đại biểu Quốc
hội Thi luận án của NCS lại một nghiên cứu mang tính chuyên sâu hơn khi
hội thông qua hoại động của UBTVQH, của chỉ đánh giá hoạt động của Q
Hội đồng din tộc và các ủy ban, Hơn thé nữa, cách tgp cận của Luận án làmột cách tiếp cận hoàn toàn mới khi coi Quốc hội là một chỉnh thé (có thể coi
là một cỗ máy) ma ở đó các cơ quan của Quốc hội như là những bộ phận hợp
thành và sự thay đổi của bộ phận này sẽ có sự tác động nhất định đến bộ phậnkia, từ đó lý giải xem nếu như cỗ máy đó - Quốc hội muốn hoạt động hiệu.quả thì các bộ phận đó cần phải thay đổi như thế nào? Thêm vào đó, việc
ra những giải pháp hay sự thay đổi này phải được cân nhắc đến sự tác động
của các yếu tế bên ngoài - trong xu hướng xây dựng nhà nước pháp quyền
đồng dân tộc, các ủy ban của Quốc hội Việt Nam Trên cơ sở đó, luậ
ra đề xuất nhằm tiếp tục kiện toàn hoạt động của Hội đồng dân tộc, các ủy
ban của Quốc hội ở nước ta hiện nay.” Với việc xác định mục đích của luận
án như vậy, tác giả luận án cũng đặt ra những nhiệm vụ rất cụ thể, với cáchtiếp cận truyền thống đó là: Từ nghiên cứu lý luận vẻ hoạt động của Hội đồng.dân tộc và các ủy ban, đến đánh giá thực trạng hoạt động và từ đó dé xuất các
quan điểm và giải pháp nhằm tiếp tục kiện toàn hoạt động của HĐDT và các
ủy ban của Quốc hội Việt Nam.
Tuy nhiên, có thé nói giữa hai luận án mặc dit có đối tượng nghiên cứu
có nhiều phần trùng nhau nhưng vẫn có rất nhiều điểm quan trọng khác biệt,
cụ thé:
Trang 361 Luận án của NCS Trần Văn Thuan là tập trung vào nghiên cứu hoạtđộng của Hội đồng dân tộc và các ủy ban của Quốc hội (trong đó ở phầnphạm vi nghiên cứu, NCS Trần Văn Thuan đã loại trừ UBLT ra khỏi đổi
tượng nghiên cứu), trong khi Luận án của NCS đang thực hiện lại là mot
hội (gồm: UBTVQH, Hội đồngdan tộc, hệ thông các ủy ban của Quốc hội gồm ủy ban thường trực và ủy ban
nghiên cứu tổng thé về các cơ quan của Qi
lâm thời) Không những thể, luận án của NCS đang tiến hành là một nghiên
hội là một chỉnh thể hoàn
cứu tiếp cận dưới góc độ các cơ quan của Qué:
chỉnh, với góc nhìn của “lý thuyết hệ thống” để đánh giá sự tác động qua lạitrong tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội, và cũng với góc.nhìn này để đề xuất các giải pháp Hơn thế nữa, tất cả các nghiên cứu dướigóc độ lý luận về tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội của.NCS đều
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do đó Quốc hội Việt Nam đang hướng tới
ft trong bối cảnh Việt Nam đang trên con đường xây dựng nhà
xây dựng một mô hình Quốc hội hiện đại, đáp ứng những tiêu chí của cơ quan
lập pháp của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩ
Có thé thấy, mặc dù đã có rất nhiều các ông trình khoa học nghiên cứu
về Quốc hội nói chung và các khía cạnh của Quốc hội nói riêng, trong đó có
khía cạnh về tổ chức và hoạt động của Quốc hội cũng như
Quốc hội, nhưng các nghiên cứu trên mới chỉ dừng lại ở việc đi sâu vàonghiên cứu về Ủy ban thường vụ Quốc hội, các ủy ban thường trực và Hội
ác cơ quan của
đồng dân tộc của Quốc hội Việt Nam mà ít có nghiên cứu nào tương xứng để
cập đến hệ thống ủy ban lâm thời Cùng với đó, các công trình nghiên cứu về
tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Quốc hội nói trong phan tổng quanđều không có cách tiếp cận hệ thống, đánh giá các cơ quan của Quốc hội dưới
góc nhìn tổng thể, có mỗi liên hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau
"rong qửa trình tổ chức, hoạt động về tức động đến hiện qua hoạt động chưng
của Quốc hội Việt Nam.
Trang 37CHƯƠNG 2
LY LUẬN VE HE THONG CƠ QUAN CUA QUỐC HỘI
TRONG DIEU KIEN XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
2.1 Quốc hội trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
2LLLV tri của Qube hội trong điều Riện xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
NNPQ với đặc điểm là những giá trị phổ biến, là biểu hiện của một trình
độ phát triển dan chủ phát triển Với ý nghĩa này, NNPQ được nhìn nhận như
một cách thức tổ chức nền dân chủ, tổ chức nhà nước và xã hội trên nền tảng.dan chủ Điều này có thé hiểu là NNPQ gắn liền với một nền dân chủ, tuy
không phải là một kiểu nhà nước theo lý luận về hình thái kinh tế - xã hội,
những không thé xuất hiện trong một sã hội phi dân chủ Digu này cắt nghĩa
vi sao ý tưởng về một chế độ pháp quyền đã xuất hiện từ thời cổ dai bởi các nhà tư tường phương Tây, nhưng phải đến khí nhà nước tư sản ra đời, với sự
xuất hiện của nền dân chủ tư sản, NNPQ mới từ nhà nước ý tưởng dần trở
thành hiện thực.
Nha nước pháp quyển là một phạm tri vừa mang tính phổ biến, vừa
mang tính đặc thi ; vừa là giá trị chung của nhân loại, vừa là giá tr rỉ
mỗi dân tộc, quốc gia Do vậy, không thể có một nhả nước pháp quyền như
một mô hình chung, thống nhất cho mọi quốc gia, dan tộc Mỗi quốc gia, dân
le điểm lịch sử, chính trị, kinh tế - xã hội và trình độ tộc, tùy thuộc vào các
phát triển mà xây dựng cho mình một mô hình nhà nước pháp quyền thích
hợp.! Vấn đề xây dựng Nha nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam được đặt ra
"Nguyễn Day Quý (2005), “Nhi minke php quyên xš hội chủ nghĩa Việt Nam = Một số vẫn để lý luận về thự tên”, Tạp chí Cộng ào số %,
Trang 38như là một tắt yếu của lịch sử, sy đòi hỏi của khách quan cũng như từ chính
sự nhận thức, định hướng của Đảng và Nhà nước ta trên nền tảng của chủ
in và tư tưởng Hồ Chí Minh Từ những quan đi
nghĩa Mác - Li của Đảng,
đưa ra về định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN đến nay đã córất nhiều các công trình nghiên cứu công phu vỉ đặc điểm của Nhà nướcpháp quyền XHCN Việt Nam, Mỗi nghiền cứu được đ cập ở phan tổng quan,
đều đưa ra những đặc điểm về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Tuy
có những đặc điểm không giống nhau và hiện nay vẫn tiếp tục có các nghiên.cứu nhằm bé sung và làm rõ các đặc điểm về Nhà nước pháp quyền XHCN.'Việt Nam nhưng các nghiên cứu đó đều rút ra những đặc điểm chung về Nhà.nước pháp quyền XHCN Việt Nam? có thể liệt kê đến bao gồm:
a Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của
“Nhân dan, do Nhân dân, vì Nhân dân
Quá trình xây dựng NNPQ về thực chất là quá trình chuyển đổi mô hình.nhà nước, từ nhà nước mà quyền lực nhà nước thuộc về BMNN sang quyền.lực thuộc về luật pháp; từ hệ thống luật pháp xác lập quyền lực của bộ máy
cai tị và nghĩa vụ của người dân sang xác lập quyển của nhân dân và quy
đình nghĩa vụ, trách nhiệm phụng sự nhân dân của BMANN Như vậy, với
'NNPQ, một sự chuyển đối vị trí thực sự diễn ra trong mối quan hệ giữa Nhànước và nhân đân: nhân dân có cơ hội thực sự trở thành người chủ của quyềlực và có khả năng, điều kiện để làm chủ quyền lực đó Nhà nước mà cụ thể là
BMNN và đội ngũ công chức nhà nước trở thành công cụ phục vụ nhân dân.
bí Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước tổ chức
và hoạt động trên cơ sở của pháp luật, là nhà nước có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ, hợp lý, khả thi
Lê Minh Thông @011), "Đồi mi, Hoàn thiện BMNN phip quyền XHCN của nhân dn, đo nhân di, vỉ
“hận đặn & Việt Nam hện nay, Neb Chin bị quốc gá; 08 TS, Bo Tí Úc (205), "Xây đựng Nhà nước
hip quyền xã hội chủ nghĩ Việt Nam"
Trang 39Hạt nhân của khái niệm NNPQ là pháp luật điều chỉnh chính quyền.Điều đó có nghĩa là NNPQ cần phải có các yếu tố có giá trị rằng buộc chính.quyền Các yêu tố chung nay có thể khác nhau ít nhiều khi vận đụng xây dựngNNPQ tủy thuộc vào bối cảnh xã hội cụ thé của mỗi quốc gia Vì vậy, Nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam phải là nhà nước có hệ thống pháp luậtđồng bộ, hoàn chỉnh, chất lượng cao, thé hiện được ý chí, lợi ích và nguyện.vọng của nhân dân, phù hợp với hiện thye khách quan, thúc diy tiến bộ xã
hội, trong đó Hiến pháp và các đạo luật phải giữ vị trí tối cao Các cơ quan
nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước và mọi thành viên trong xã hội phải
tôn trong và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật
ef Nhà nước: pháp quyến sẽ hội chủ nghĩa: Viet Nami 1a NHÀ nước lêntrọng và bảo đảm quyền con người, quyên công dân;
Xét về bản chất, những cuộc đấu tranh kéo dài, gian khổ và hi sinh củadân tộc Việt Nam là hướng đến sự độc lập, tự do dưới sự lãnh đạo của Đảng
suy cho cùng, mục đích chính là hướng đến đảm bảo các quyền cơ bản của
con người, đó là quyền được sống, được tự do và được mưu cầu hạnh phúc.cho cộng đồng dân tộc, cho từng cá nhân, cho từng con người Cùng với đó,quyền con người là tiêu chí đánh giá tính pháp quyền của chế độ nhà nước.Mọi hoạt động của Nhà nước đều xuất phát từ sự tôn trọng và đảm bảo quyền.con người, nhà nước tạo mọi điều kiện cho công dân thực hiện quyền của
mình theo đúng các quy định của luật pháp Thêm vào đó, các chính sách đối
ngoại của Việt Nam luôn tuân thủ theo nguyên tắc: Nhất quán và tích cực tham gia cơ chế quốc tế về quyền con người Là thành viên của Liên hợp
quốc, Việt Nam luôn luôn tuân thủ các chuẩn mực quốc tế về quyền con.người và đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế trên lĩnh vực này
4V Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thừa
nhận vị trí tối thượng của Hiển pháp và pháp luật
Trang 40Một trong những đặc điểm rất cơ bản, rất quan trọng của NNPQ đó là sựthống trị của pháp luật trong đời sống chính trị - xã hội Từ đó có thể thấy
được hai khía cạnh của NNPQ đó là
© Khia cạnh hình thức, là sự thông trị của luật, sự rang buộc của Nhà
nước với các tổ chức khác nhau bằng luật (chế độ pháp chế trong lập pháp và
trong thi hành pháp Iugt)
+ Khia cạnh nội dung của vấn dé, luật mới chỉ là hình thức của pháp.
ludt, pháp luật không đồng nghĩa với Ì i và cơ quan làm luật phải tuân thủ
các nguyên tắc của pháp luật, phải phản ánh và đáp ứng các yêu cầu của tiền
bộ xã hội
Nhin một cách tổng quát, chủ quyền của NNPQ được thể hiện bởi đặc
‘tiga thd bì Gia pháp hiệt Cân nhấn mạnh rằng, yêu cầu về sự thẳng tícủa các đạo luật, của pháp chế, dù quan trọng đến đâu, cũng chưa đầy đủ cho.một cấu trúc NNPQ Ở đây đòi hỏi không chỉ tên gọi mà ngay cả về nội dung
của các đạo luật cũng phải thể hiện được tư tưởng pháp luật pháp quyền,không vi phạm các nguyên tắc và nền tảng của pháp luật pháp quyền Bởi lẽ
nếu không Gain báo được yêu tố này tht các a8 tase ngưyê tắc pháp chế 86thể trở thành những phương tiện tiến hành và ngụy biện cho chế độ chuyênchế “Sự tối thượng của hiển pháp” có thể hiểu là sự ghi nhận về gid trị tối cao.của Hiến pháp trong hệ thống pháp luật về mặt lý luận và sự tuyệt đối tuân.thủ Hiến pháp trong đời sống xã hội "Sự tối thượng” có nghĩa là trong toàn
bộ hệ thống chính trị không thé có bắt cứ lực lượng nào được phép đứng trên
Hiến phối cá Ta khóc quỹ đpBi/Š Tông Ray la dt NEU Hit phân thục sỹgiữ vị trí tối thượng trong đời sống nhà nước và đời sống xã hội thì các giá trị
> Xem V Dạdin (1970) Nha nước giáp XHCN — Những đặc điềm cơ bản của cu oie, ưong con Paap Toit và chính quyển, Đồng Nas, Nxb sến bộ Marxeovs,1970,r 7
* Xem: Tổ Văn Hòn (2018), Bo co ng hap đỀ i lien pháp mm 2013 à sự phit tiến về tưởng nhà
“ước pháp un xã hội chỉ ng Vis Nam, tr 8A