1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Thông điệp về môi trường Đà Nẵng trên truyền hình

216 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 216
Dung lượng 55,22 MB

Cấu trúc

  • 7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của van đề nghiên cứu (20)
  • 8. Kết cau của luận văn..................- ¿St ‡kSESEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEETkrkrrerkrkee 10 Chương 1. THONG DIEP VE MOI TRUONG TREN TRUYEN HÌNH, (0)
    • 1.2. Vai trò của thông điệp về môi trường trên truyền hình (28)
    • 1.3. Nội dung và hình thức thông điệp về môi trường trên truyền hình (31)
      • 1.3.1. Nội dung thông điỆp ..........................-..-- 5 5 2S SE **EEseesrerrrrsrreres 20 1.3.2. Hình thức thông điỆp ............................-- - --- c2 SE **EE+eEsrerrrrsrereree 22 1.4. Tiêu chí đánh giá thông điệp về môi trường trên truyền hình (31)
    • 2.1. Tổng quan về các Đài và các chương trình khảo sát (49)
      • 2.2.1. Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng (DaNangtv) và các chương (0)
      • 2.2.2. Trung tâm truyền hình Việt Nam tại khu vực miền Trung - Tay Nguyên (VTV8) và các chương trình khảo sát .............................. ---- 555 <<+<<<+<x+s2 40 2.2. Khảo sát thực trang thông điệp môi trường Da Nẵng trên truyền hình (51)
      • 2.2.1. Về tần suất và số lượng .......................----¿- + ©2222 E2EE2EE2EEerkerrerree 43 2.2.2. Nội dung thông điệp về môi trường Da Nang trên truyền hình (54)
      • 2.2.3. Về hình thức thể hiện.....................--..-¿--c22+c+t+eEvvvrrrrrrrkerrrrrrrtrrrrrrre 60 2.3. Đánh giá chung ...........................-- -- -- <1 v9 TH ng nh ng nh Hy 67 2.3.1. Thanh công và nguyên nhân của thành công (71)
      • 2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế........................-- 2-2 5+ s22 75 Tiểu kết chương 2......................--- ¿5£ £+SE+EE£EE£EEEEEEEEEEE21121121121171 7111.212111 c1Xe6 81 Chương 3. VAN DE DAT RA VA MOT SO GIẢI PHÁP CO BAN NHẰM NANG CAO CHAT LƯỢNG THONG DIEP VE MOI TRƯỜNG (86)
      • 3.3.2. Kiến nghị với Đài Phát thanh — Truyền hình Đà Nẵng (106)

Nội dung

Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của van đề nghiên cứu

Luận văn hệ thống và làm rõ những van dé lý luận liên quan đến thông điệp về môi trường trên truyền hình tại Đà Nẵng: kết quả nghiên cứu góp phan bổ sung vào lý thuyết truyền hình và giảng dạy các bộ môn liên quan đến thông điệp báo chí nói chung, thông tin về môi trường trên truyền hình nói riêng.

7.2 Ý nghĩa thực tiễn Luận văn tập trung chỉ ra những ưu và nhược điểm của thông điệp về môi trường trên truyền hình tại Đà Nẵng, từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng, hiệu qua hoạt động này trong thời gian tới.

Kết quả của luận văn cũng như công trình nghiên cứu là những gợi ý, cũng như tải liệu tham khảo cho các cơ quan và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý thông điệp và báo chí về môi trường.

8 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tải liệu tham khảo, phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương, 10 tiết:

Chương 1: Thông điệp về môi trường trên truyền hình, một số lí luận cơ bản Chương 2: Thực trang thông điệp về môi trường Da Nẵng trên truyền hình Chương 3: Vẫn đề đặt ra và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng thông điệp về môi trường trên truyền hình.

THONG DIEP VE MOI TRUONG TREN TRUYEN HÌNH, MỘT SO

1.1 Một số khái niệm cơ ban

Có nhiều cách hiểu về khái niệm thông điệp.

Trong tiếng Anh và tiếng Pháp, "Message" nghĩa là "thông điệp" Thuật ngữ thông điệp ở đây cũng được hiểu là lời phán truyền, truyền đạt, truyền thông Tiếng Trung chữ “thông điệp” (Tongdie) cũng mang nội dung tương tự Theo Từ điển tiếng Việt thì “Thông điệp” là “điều quan trọng muốn gửi gắm thông qua một hình thức hoạt động, một việc làm mang tính biểu trưng nào đó ”, [32 tr.253.]

Tác giả Dương Xuân Sơn, Đinh Văn Hường, Trần Quang, trong cuốn

Cơ sở lý luận báo chí truyền thông, nhận định “Thông điệp là tin tức được thé hiện bằng tín hiệu, ký hiệu, mã số, bằng mực trên giấy, sóng trên không trung hoặc bằng bat cứ tín hiệu nào mà người ta có thể hiểu được và được trình bảy một cách có ý nghĩa Điều quan trọng là thông điệp phải được diễn tả bằng thứ ngôn ngữ ma người cung cấp và người tiếp nhận hiểu được Có thể là ngôn ngữ giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày, ngôn ngữ kỹ thuật trong khoa học, hay ngôn ngữ văn học trong nghệ thuật ” [29 tr.14] Khái niệm này được hiểu thông điệp là một hệ thống các kí hiệu hàm chứa nội dung thông tin cụ thé Hệ thống kí hiệu này phải được quy ước giữa người nói và người nhận và người nhận phải giải mã được các kí hiệu này.

Tác giả Nguyễn Văn Dững (chủ biên), Đỗ Thị Thu Hằng, trong cuốn Truyền thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, cho rằng: “Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguồn phát đến đối tượng tiếp nhận Thông điệp chính là những tâm tư, tình cảm, mong muốn, doi hỏi, ý kiến, hiểu biết, kinh nghiệm sống, tri thức khoa học - kỹ thuật được mã hoá theo một hệ thống ký hiệu nào đó Hệ thống này phải được cả bên phát và bên nhận cùng chấp nhận và có chung cách viết - tức là có kha năng giải mã Tiêng nói, chữ viết,

11 hệ thông biên báo, hình anh, cử chỉ biêu dat cua con người được sử dụng dé chuyển tải thông điệp ”[3 tr.13] Hai tác giả đã chỉ ra biểu hiện nội dung cốt lõi của thông điệp cũng như hình thức thé hiện thông điệp Có thé thấy ở khái niệm này thông điệp không phải là con số, sự liệt kê đơn thuần mà thé hiện cốt lõi ở ý chí của người truyền thông về một việc gì đó muốn truyền cho người khác Khái niệm về thông điệp của tác giá Nguyễn Van Ding, Đỗ Thi Thu Hang trong cuốn “Truyén thông lý thuyết và kỹ năng cơ ban” là khá đầy đủ.

Thông điệp nếu được truyền tải một cách tự nhiên thì đễ thu hút người nhận Ngôn từ, cách diễn dat trong thông điệp phải đơn giản, dé hiểu, dé làm theo và phù hợp với từng loại hình báo chí Thông điệp trên truyền hình có ưu thế vượt trội trong việc tạo cảm giác tiếp xúc qua hình ảnh, màu sắc, lời nói, âm thanh dễ đi vào lòng công chúng tiếp nhận, vì vậy băng sự nhanh nhạy của người làm báo, những chỉ tiết, sự việc xảy ra trong cuộc sống thường ngày, có ảnh hưởng và được công chúng quan tâm sẽ được truyền hình chuyên tải bằng những thông điệp gần gũi, sinh động dé gây hiệu ứng xã hội.

Ngày nay, thuật ngữ “thông điệp” được sử dụng như một khái niệm then chốt trong khoa học báo chí - truyền thông Trong báo chí, “thông điệp” mang ý nghĩa rộng lớn, có thê bằng chữ viết, hình ảnh, lời nói, kí tự Nhưng điều quan trọng là tùy đối tượng hướng tới, “thông điệp” phải được diễn tả băng thứ ngôn ngữ dễ hiểu, dé nhớ và dé làm theo Các thông điệp của truyền thông đại chúng mang tính chất công cộng, nghĩa là bất kỳ ai được tiếp cận thì sẽ biết đến thông điệp đó.

Từ những nghiên cứu nêu trên kết hợp với thực tiễn có thể khái quát:

“Thông điệp là nội dung thông tin được trao đổi từ nguôn phát đến đối tượng tiếp nhận” Trong truyền thông, thông điệp được hiểu là một phát ngôn hoàn chỉnh cả về nội dung và hình thức dành cho một nhóm đối tượng trong hoàn cảnh cụ thể nhăm hướng tới mục tiêu của chiến dịch truyền thông Do đó, truyền thông phải chú ý theo dõi để làm mới thông điệp cả về nội dung và hình thức Mỗi thông điệp đều có mục đích riêng nhưng yêu cầu chung là phải phù hợp với chính sách của Dang, Nhà nước và các giá tri văn hóa — xã hội.

Thông điệp có nhiều loại: Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Văn

Dững và Đỗ Thị Thu Hằng, Truyén thông lý thuyết và kỹ năng cơ bản, có thé chia thông điệp thành 4 loại: (1) Thông điệp đích là thông điệp của cả chiến dịch truyền thông hướng tới; (2) Thông điệp cụ thé (thông điệp bộ phận) là loại thông điệp cấu thành thông điệp đích của chiến dịch truyền thông: (3) Thông điệp tài liệu là loại thông điệp an chứa trong các tài liệu, dữ liệu Loại thông điệp này dễ nhận biết vì nó biểu hiện cụ thé, có thé nhìn thay bằng trực quan: (4) Thông điệp ẩn là loại thông điệp mà nhận biết nó cần phải tư duy tích cực, năng lực trừu tượng hoa, cảm nhận tinh tế, liên tưởng với những vấn đề kinh tế - văn hoá - xã hội đã và đang đặt ra.

Thuật ngữ môi trường trong tiếng Anh là Environment, tiếng Hoa là Hoàn cảnh Môi trường bao gom các yếu tô tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tôn tại, phát triển của con người và sinh vật [13, Điều 3]Theo nghĩa rộng nhất thì môi trường là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thê hoặc sự kiện.Bất cứ một vật thể, một sự kiện nao cũng ton tại và diễn biến trong một môi trường.

Tác giả Lê Văn Khoa (1995), Môi trường và ô nhiễm, Nxb Giáo dục định nghĩa: Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những diéu kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể [S. ir.8] Theo đó môi trường là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển là quá trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó Giữa môi trường và phát triển có mối quan hệ rất chặt chẽ và môi trường là địa bàn và đối tượng của phát triển.

Môi trường bao gém tat cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tô vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật" là nhận đình của Hoàng Đức Nhuận, (2000),

Kết cau của luận văn - ¿St ‡kSESEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEETkrkrrerkrkee 10 Chương 1 THONG DIEP VE MOI TRUONG TREN TRUYEN HÌNH,

Vai trò của thông điệp về môi trường trên truyền hình

17 hoạt động môi trường qua đó, cung cấp cho công chúng thông tin, mô tả, giải thích về bảo vệ môi trường Thông điệp về môi trường trên truyền hình có những chức năng cơ bản như sau: chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức tô chức quản lý xã hội, chức năng chỉ đạo giám sát xã hội.

- Thông điệp về môi trường trên truyền hình góp phan cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi của công chúng về các khía cạnh liên quan

Nhanh chóng và hợp thời là hai yếu tố làm nên giá trị thông tin báo chí, tăng hiệu quả của công tác tuyên truyền Mục đích tuyên truyền là xác lập hệ tư tưởng thống nhất trong toàn thể nhân dân để kịp thời phát hiện, uốn nắn những lệch lạc, khiếm khuyết, tạo ra sự vận hành nhip nhàng, cân đối và hiệu quả của các tiểu hệ thống và cả hệ thong xã hội nói chung trong các hoạt động bảo vệ môi trường Ngoài việc truyền tải các thông tin về môi trường thì thông điệp về môi trường trên truyền hình còn giúp cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức của công chúng về các khía cạnh liên quan đến môi trường; từ đó giúp định hướng dư luận xã hội, định hướng thái độ, nhận thức cho công chúng Thông điệp từ truyền hình mang tính chính thống và chính xác cao do đó đã xây dựng được lòng tin của công chúng: từ đó tác động đến tư duy và hành vi của công chúng, biến việc làm theo trở thành thói quen hằng ngày.

- Thông điệp về môi trường trên truyền hình giúp định hướng công tác tư tưởng về bảo vệ môi trường

Mục đích của công tác tư tưởng là nhăm tác động vào ý thức xã hội, hình thành một hệ thống tư tưởng với những định hướng nhất định Đây chính là một phương thức để tập hợp lực lượng quần chúng, phát huy được những tiềm năng to lớn của nhân dân nhằm thực hiện các chính sách, chủ trương về bảo vệ môi trường của Đảng và Nhà nước Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ vào xã hội, thông điệp có vai trò và ý nghĩa rất lớn trong việc tác động vào quần chúng, lôi kéo, tập hợp thuyết phục và tổ chức thành lực lượng cách mạng dé thực hiện những mục tiêu cụ thể trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2050, Chiến lược bảo về môi trường quốc gia đến năm 2020,

18 tầm nhìn đến năm 2030 Thông điệp truyền hình với những lợi thế đặc biệt về âm thanh và hình ảnh có khả năng truyền tải một lượng thông tin lớn sinh động và cụ thé dé xây dựng một thế giới quan sinh động cho khán giả, cũng như giáo dục tư tưởng cho người xem.

- Thông điệp về môi trường trên truyền hình giúp tổ chức — quản lý và giám sát xã hội

Thông điệp về môi trường trên truyền hình không chỉ tuyên truyền những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến cho nhân dân, mà còn là diễn đàn dé phản ánh những tâm tư nguyện vọng của người dân; hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên, môi trường Vai trò đó được thể hiện ở việc quản lý bằng pháp luật và bằng dư luận xã hội Thông qua những bài viết, những phân tích là những cơ sở quan trọng để các cơ quan, tổ chức điều chỉnh việc quản lý thông qua các quyết định, sự điều hành trước các vấn đề môi trường ở địa phương được phù hợp hơn Khi đó môi trường sống xung quanh sẽ tốt hơn và đời sống xã hội cũng sẽ được nâng cao.

Báo chí đóng vai trò định hướng nhận thức, thay đổi thái độ và hành vi, hướng dẫn hoạt động thực tiễn; trong đó, giám sát xã hội vô cùng quan trọng Qua đó, báo chí đấu tranh chống phá hoại tài nguyên thiên nhiên, xâm hại môi trường, phản ánh tiếng nói bức xúc của dư luận Tuy nhiên, ngoài việc lên án những tiêu cực, báo chí còn kịp thời biểu dương những hiện tượng tích cực, phát hiện những nhân tố mới, các cá nhân, tập thể điển hình trong hoạt động bảo vệ môi trường.

- Thông điệp về môi trường trên truyền hình giúp đưa tin da chiều về những vấn dé có liên quan đến môi trường

Truyền hình là kênh thông tin hai chiều dé mọi chính sách mà Dang và Nha nước đề ra đều phù hợp với nguyện vọng của nhân dân Một trong các mục đích của thông điệp là lan tỏa thông tin về các vấn đề về môi trường, những điển hình trong công tác bảo vệ môi trường: tìm tòi, phát triển các phong trào bảo vệ môi trường mới có hiệu ứng tốt trong xã hội Không chỉ cổ vũ, mà truyền hình còn phân tích cả những mặt trái ngược, mặt tiêu cực, dé mọi

19 người có cái nhìn toàn diện hơn thực trạng này Thông qua truyền hình, nhà báo phản ánh những khó khăn, nguyên nhân của những van dé, từ đó kiến nghị nhà quản lý đưa ra hoặc điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn.

Nội dung và hình thức thông điệp về môi trường trên truyền hình

Tuyên truyền nhăm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân đề triển khai thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng qua các nhiệm kỳ về bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đất nước; môi trường trong các hiệp định thương mại tự do — FTAs giữa các nước tham gia thị trường tự do là nội dung xuyên suốt được lồng ghép trong các thông điệp về môi trường trên truyền hình Cụ thé, nội dung về các thông điệp trên truyền hình thường hướng đến:

Một là, thông điệp về chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về môi trường.

Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững cần sự chung tay của toàn bộ các cấp, các ngành và người dân Cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể phải phát huy vai trò trách nhiệm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi trường.

Hai là, thông điệp về những kết quả, thành tựu liên quan đến môi trường, đặc biệt là công tác bảo vệ môi trường.

Truyền hình là kênh thông tin chính thống, liên lạc thường xuyên nhằm tham van, trao đổi, kiến nghị chính sách đối với cơ quan quản lý Nhà nước dé đồng hành cùng ngành tài nguyên môi trường trong việc thực thi chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường, như: hoàn thiện hệ thống pháp luật, quản ly, bảo vệ môi trường; thúc day sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, thân thiện với môi trường; nâng cao năng lực nghiên cứu, giám sát biến đôi khí hậu, dự báo khí tượng thủy văn và cảnh báo thiên tai; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế để tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng

20 môi trường không khí, hạn chế ô nhiễm môi trường

Ba là, thông điệp về phát hiện, biểu dương và nhân rộng mô hình hay, điển hình tiên tiễn trong các hoạt động, phong trào quan chúng bảo vệ môi trường gan với việc tuyên truyền, phê phan những hành vi vi phạm pháp luật về môi trường

Nội dung thi đua, khen thưởng thông qua các thông điệp có tính khích lệ tích cực dé động viên ý chí sáng tạo, ý chí quyết tâm, năng lực hoạt động thực tiễn của cán bộ, tô chức, cá nhân và quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ môi trường Ngoài việc biéu dương, nội dung của các thông điệp còn phản ánh công tác kiểm tra, giám sát và kiểm soát, xử lý theo quy định pháp luật một số vụ gây ô nhiễm nghiêm trọng; các vấn đề gây bức xức về môi trường được dư luận quan tâm.

Bốn là, thông điệp về những tác động, can trở của sự ô nhiễm, suy thoái môi trường tới mục tiêu phát triển bên vững của địa phương, đất nước

Thông điệp phản ánh những khó khăn, thách thức đặt ra trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay Tập trung tuyên truyền, khích lệ đề xuất - khuyến khi giải pháp khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đây phát triển mô hình kinh tế số, kinh tế tuần hoản, tăng trưởng xanh kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa phát triển kinh tế — xã hội và bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại, nhưng không làm ảnh hưởng, tốn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai.

Năm là, thông điệp về tăng cường đối ngoại và giảm thiểu các tác động bat lợi từ quá trình toàn cau hóa và hội nhập quốc tế tới môi trường.

Các thông điệp tập trung chia sẻ thông tin, phối hợp nghiên cứu, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, bảo dam an ninh sinh thái, an ninh môi trường trong công tác đối ngoại thông qua các hiệp định môi trường như: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam — EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mai tự do Việt Nam — Hiệp hội mau dịch tự do Châu Âu (EFTA) cam kết các vấn đề về môi trường như ô nhiễm môi trường, buôn

21 bán động vật hoang dã, khai thác, đánh bắt trái phép thủy hải sản, biến đổi khí hậu, bảo tồn đa dạng sinh học, quản lý chất thải, đảo tạo và giáo dục về môi trường

Sáu là, thông điệp tích cực, có định hướng; dau tranh, phản bác lại những thông tin, quan điểm sai trải, xuyên tạc liên quan đến môi trường.

Thông điệp về môi trường mang tính giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và da dang sinh học; Bảo vệ hay sử dụng hop lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Giảm thiểu và thu gom, tái sử dụng và tái chế chất thải, Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu; phát triển, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; tiêu dùng sản phẩm thân thiện với môi trường, Nghiên cứu khoa học, chuyền giao, ứng dụng công nghệ xử lý, tái chế chất thải và công nghệ thân thiện với môi trường Đồng thời, đấu tranh, phản bác lại những quan điểm sai trái nhằm xuyên tac, lợi dụng những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường kích động, chống phá Đảng, Nhà nước, chia rẻ nội bộ và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Bảo vệ môi trường là điều cốt yếu để duy trì cân bằng sinh thái, đồng thời khắc phục những tác động tiêu cực mà con người gây ra lên môi trường Các phương tiện truyền thông đã thường xuyên truyền tải thông điệp về môi trường, tập trung vào tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả truyền thông, các hoạt động tuyên truyền về môi trường cần được thực hiện liên tục, có trọng tâm, trọng điểm; cập nhật thông tin thường xuyên, lồng ghép tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng về bảo vệ môi trường, cũng như các chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội của các bộ, ngành, địa phương Hình thức tuyên truyền cần đa dạng, phù hợp với từng đối tượng tiếp nhận.

Truyền hình là công cụ quan trọng, cơ bản, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm thay đổi hành vi, nhận thức, thái độ của con người trong cộng đồng, thúc đây họ tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường để tạo ra kết quả có tính lan rộng Đặc biệt, các thông điệp trên truyền hình đã giáo dục nâng cao

22 nhận thức góp phan quan trọng trong việc chuyển đổi hành vi bền vững về bảo vệ môi trường, cung cấp day đủ, chính xác thông tin với hình thức phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

1.4.2.1 Về thể loại dùng để chuyển tải (thể hiện) các thông điệp về môi trường trên truyền hình

Truyền hình là một loại hình truyền thông Để có thể truyền những thông điệp đến với công chúng có nhiều thể loại đa dạng, phong phú Những thé loại mang tinh báo chí bao gồm các thé loại tiêu biểu như: tin, phóng sự, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, ký sự, phim tải liệu truyền hình Những thé loai bao chi, tinh chat thong tin thé hiện rõ nhất ở sự chan thực, khách quan và thường mang tính thời sự cao Bên cạnh những thê loại mang tính báo chí đó, dé truyén tải thông tin còn có một số thể loại khác không mang tính báo chí, chăng hạn như các trò chơi truyền hình, các chương trình ca nhạc, phim. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi chỉ nghiên cứu thông điệp thê hiện dưới những thé loại mang tính chat báo chí đó là thé loại: tin, phóng sự, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, kí sự và phim tài liệu Theo giáo trình nhập môn Báo truyền hình của Tác giả Định Thị Xuân Hòa, Học viện Báo chí &

+ Thể loại tin Tin truyền hình là một thé loại quan trong của loại hình báo chí truyền hình, ding dé thông báo ngăn gọn bằng hình anh và âm thanh những sự kiện mới, có ý nghĩa xã hội, giúp công chúng biết được một cách nhanh chóng và sinh động nhất về diện mạo của sự kiện ay.

Tổng quan về các Đài và các chương trình khảo sát

chương trình khảo sat Đài Phát thanh- Truyền hình Đà Nẵng được thành lập ngày 31/3/1975 với tên gọi Đài phát thanh Đà Nẵng.

Năm 1976, Đài Phát thanh Đà Nẵng đổi tên thành Đài Phát thanh

Năm 1996, Dai Phát thanh Quảng Nam — Đà Nẵng tiến thêm một bước khi có thêm chức năng và nhiệm vụ mới là truyền hình.

Ngày 01/01/1997 thành phố Đà Nẵng chính thức trở thành đơn vị hành chính mới Xác định vi trí, vai trò của phát thanh, truyền hình đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của thành phd, ngày 03/01/1997, UBND lâm thời thành phố Da Nang đã có Quyết định số 23/QD-UB về việc thành lập Dai Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng.

Giai đoạn 1995 - 2017, thương hiệu nhận diện của Dai Phát thanh -

Truyền hình Đà Nẵng là DRT.

Giai đoạn từ 2018 đến nay, thương hiệu nhận diện là DaNangtv; theo đó, các kênh sóng cũng chuyên đổi: truyền hình (DRTI thành DaNangtvl: kênh thời sự, chính trị tổng hợp, DRT2 thành DaNangtv2 - kênh khoa giáo, giải trí) với thời lượng phát sóng 48 giờ/ngày (trong đó chương trình tự sản xuất hơn 6 giờ/ngày); và kênh phát thanh thành DaNang Radio (bao gồm AM va FM) với thời lượng lượng phat sóng 19 giờ 45 phút/ngày (trong đó chương trình tự sản xuất hơn 7 gid/ngay).

Hiện nay, Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp có thu Hon 24 năm (1997-2021), từ một Dai Phát thanh - tờ báo nói địa phương, đến nay Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng trở thành cơ quan báo chí tổng hợp với các loại hình báo nói, báo hình, báo điện tử với đội ngũ cán bộ viên

38 chức gồm 151 người (101 phóng viên, biên tập viên) và 10 phòng chuyên môn Đài Phát thanh - Truyền hình Đà Nẵng do ông Nguyễn Hoài Nam làm giám đốc, các phòng chuyên môn, phòng chức năng gồm: Tổ chức và Hành chính, Kế hoạch- Tài vụ, Thời sự, Chuyên đề, Văn nghệ, Văn hóa- Thẻ thao,

Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng phối hợp với các cơ quan, ban ngành địa phương mở gần 30 chuyên mục phản ánh chuyên sâu từng lĩnh vực, gắn liền với thực tế và yêu cầu nhiệm vụ mới Trong đó, nổi bật là các chuyên mục như: Hội đồng nhân dân với cử tri, Theo dòng thời sự, Tiêu điểm 24h, Chuyện trong phố, Mỗi tuần một cuốn sách, Vì chủ quyền an ninh biển đảo, Văn minh đô thị, Ban tin tiếng Anh, Du lịch 360°, Thành phố môi trường Đài đã nỗ lực tuyên truyền về môi trường, góp phần xây dựng thành công đề án Đà Nẵng — thành phố môi trường.

Day là chương trình tổng hợp về Chính trị - Kinh tế - Văn hóa — Giáo dục — Y tế và các lĩnh vực trong đời sống Thời lượng từ 30 phút phát sóng vào lúc 18h30 hàng ngày.

Hình thức thể hiện: Thực hiện trực tiếp tại phim trường ảo với 2 người dẫn chương trình, xâu chuỗi các tin, bài, ghi nhanh về các vấn đề diễn ra trên địa bàn thành phố trong 24h qua.

Mục hiệu: Đồ hoa vi tính, thé hiện được tính cập nhật tin tức thời sự thành phố.

Cấu trúc chương trình thời sự tổng hợp phải đảm bảo cơ cấu thông tin đa dạng các lĩnh vực, bao gồm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, thể thao, nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin toàn diện cho khán giả.

Chương trình Thành phố môi trường Đây là chương trình chuyên đề có giờ phát có định, đưới dạng phóng sự dài, tông hợp về các hoạt động bảo vệ môi trường trên dia bàn thành phó, do Đài DaNangtv phối hợp cùng Sở Tài nguyên & Môi trường sản xuất Thời lượng 10 phút, phát định kỳ 2 tháng 1 số trên kênh DaNangtv1 vào 11h00 thứ

4 tuần thứ 2 và tuần thứ 4 hàng tháng: phát lại vào lúc 19h45 thứ năm, tuần

39 thứ 2 và tuần thứ 4 hàng tháng và 21h00 thứ 6 tuần thứ 2 và tuần thứ 4 hàng tháng trên kênh DaNangtv2 Từ năm 2021, mỗi tháng sẽ phát sóng 3 chương trình trên kênh DaNangtv1 vào 11h00 thứ 4 tuần thứ 2, tuần thứ 3 và tuần thứ

4 hàng tháng: phát lại vào lúc 19h45 thứ năm, tuần thứ 2, tuần thứ 3 và tuần thứ 4 hàng tháng và 21h00 thứ 6 tuần thứ 2, tuần thứ 3 và tuần thứ 4 hàng tháng trên kênh DaNangtv2.

Dẫn chương trình tại phim trường ảo khởi đầu chương trình bằng cách giới thiệu chủ đề của phóng sự, dẫn dắt người xem vào nội dung chính Khi kết thúc, người dẫn chương trình sẽ tái xuất để tóm tắt nội dung, cảm ơn khán giả và kết thúc chương trình.

Mục hiệu: Đồ hoa vi tinh, thé hiện được tính cập nhật về môi trường thông qua ngôn ngữ đồ họa.

Chương trình được xây dựng theo hình thức phóng sự dài, liền mạch, không chia thành các phần nhỏ riêng biệt Trong hình thức này, tác giả thể hiện quan điểm và nội dung thông qua một bài tường thuật dài, sâu sắc và có sức hấp dẫn người đọc.

2.2.2 Trung tâm truyền hình Việt Nam tại khu vực miền Ti rung - Tây

Nguyên (VTV8) và các chương trình khảo sát

Ngày 14 tháng 2 năm 1977, Đài Truyền hình Đà Nẵng đã phát sóng chương trình truyền hình đầu tiên, chính thức ra mắt khán giả Quảng Nam - Đà Nẵng.

Tháng 7 năm 1977, Đài Truyền hình Đà Nẵng được chuyên về Ủy ban phát thanh Truyền hình Đến năm 1994, theo quy hoạch của Chính phủ, Đài Truyền hình Đà Nẵng chính thức chuyên về Đài Truyền hình Việt Nam và đến năm 2003 được đổi tên thành Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Da

Nẵng, còn gọi là VTV Đà Nẵng.

Năm 1999, VTV Đà Nẵng chính thức mở Văn phòng thường trú tại Gia

Lai, sau đó Văn phòng thường trú tại Buôn mê Thuột cũng được đầu tư xây dựng Từ đây, vùng đất Tây Nguyên được khai mở với tần suất xuất hiện trên sóng truyền hình khu vực và truyền hình quốc gia ngày càng dày hơn.

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Thống kê số lượng tin, bài về bảo vệ môi trường trên DaNangtv - Luận văn thạc sĩ Báo chí: Thông điệp về môi trường Đà Nẵng trên truyền hình
Bảng 2.1 Thống kê số lượng tin, bài về bảo vệ môi trường trên DaNangtv (Trang 54)
2.3. Bảng thống kê số lượng chương trình về môi trường khảo sát từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021 tại DaNangtv (Trang web: www.drt.danang.vn_ - Luận văn thạc sĩ Báo chí: Thông điệp về môi trường Đà Nẵng trên truyền hình
2.3. Bảng thống kê số lượng chương trình về môi trường khảo sát từ tháng 6/2020 đến tháng 6/2021 tại DaNangtv (Trang web: www.drt.danang.vn_ (Trang 123)
Hình không ? - Luận văn thạc sĩ Báo chí: Thông điệp về môi trường Đà Nẵng trên truyền hình
Hình kh ông ? (Trang 144)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w