1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận truyền thông khảo sát chương trình truyền hình vấn đề công chúng của chương trình truyền hình đồ rê mí 2012 trên kênh truyền hình vtv3 đài truyền hình việt nam

15 4 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Chương Trình Truyền Hình Đồ Rê Mí 2012 Trên Kênh Truyền Hình VTV3 Đài Truyền Hình Việt Nam
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Truyền Thông
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 148 KB

Nội dung

I. Lí do chọn đề tài: Ngày nay, nhu cầu giải trí của con người luôn được đặt lên hàng đầu, nhu cầu đó xuất phát từ sự mong muốn được hòa nhập với thế giới xung quanh, được giải tỏa bức xúc cá nhân. Đây là một nhu cầu tự thân và tự nhiên, là đòi hỏi tất yếu của con người về mặt văn hóa nhằm hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa. Nhu cầu giải trí không giành riêng cho một tầng lớp, một nhóm người cụ thể nào mà là của tất cả mọi người. “công chúng nhí” là một bộ phận được chú ý hơn cả. Chương trình Đồ Rê Mí ra đời là một món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ em Việt Nam. Cùng với sự phát triển về nhu cầu giải trí của con người trong xã hội hiện đại, sự tăng tốc, lớn mạnh không ngừng của các loại hình truyền thông, giải trí trên các phương tiện thông tin đại chúng là không thể phủ nhận. Bởi vậy, nhu cầu giải trí thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết. Ví dụ: trước đây, có khi cả năm một làng quê yên ắng, trẻ em chỉ được khuấy động một lần bởi “hội chèo qua ngõ” cũng đã đủ bù đắp hết những hao hụt, mong mỏi về tinh thần giải trí. Nhưng nay, thói quen xem phim, ảnh, ca nhạc,… qua truyền hình đã trở thành nhu cầu hàng ngày. Trước đây, chỉ có vài tờ báo: Nhân dân, Lao động, Quân đội nhân dân, nay đã có hàng chục tờ báo ra hàng ngày, hang trăm tuần báo,… Truyền hình từ một kênh phát hạn chế vài ba tiếng trong buổi tối,nay, riêng Đài Truyền hình Việt Nam đã phát triển thành 6 kênh chính thức, chưa kể hệ thống truyền hình cáp phát sóng 2424… Rồi truyền hình kĩ thuật số VTC, hệ thống đài Truyền hình 64 tỉnh thành…, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu giải trí của công chúng. Đứng trước nhu cầu ấy, truyền thông đại chúng có ưu thế nổi trội trong việc truyền tải các chương trình giải trí sống động, dặc sắc, phong ohus. Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi xin đề cập đến vấn đề công chúng của chương trình truyền hình Đồ Rê Mí 2012 trên kênh truyền hình VTV3 Đài truyền hình Việt Nam.

Trang 1

I Lí do chọn đề tài:

Ngày nay, nhu cầu giải trí của con người luôn được đặt lên hàng đầu, nhu cầu đó xuất phát từ sự mong muốn được hòa nhập với thế giới xung quanh, được giải tỏa bức xúc cá nhân Đây là một nhu cầu tự thân và tự nhiên,

là đòi hỏi tất yếu của con người về mặt văn hóa nhằm hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa

Nhu cầu giải trí không giành riêng cho một tầng lớp, một nhóm người

cụ thể nào mà là của tất cả mọi người “công chúng nhí” là một bộ phận được chú ý hơn cả Chương trình Đồ Rê Mí ra đời là một món ăn tinh thần không thể thiếu của trẻ em Việt Nam

Cùng với sự phát triển về nhu cầu giải trí của con người trong xã hội hiện đại, sự tăng tốc, lớn mạnh không ngừng của các loại hình truyền thông, giải trí trên các phương tiện thông tin đại chúng là không thể phủ nhận Bởi vậy, nhu cầu giải trí thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng trở nên nóng bỏng hơn bao giờ hết Ví dụ: trước đây, có khi cả năm một làng quê yên ắng, trẻ em chỉ được khuấy động một lần bởi “hội chèo qua ngõ” cũng đã

đủ bù đắp hết những hao hụt, mong mỏi về tinh thần giải trí Nhưng nay, thói quen xem phim, ảnh, ca nhạc,… qua truyền hình đã trở thành nhu cầu hàng ngày Trước đây, chỉ có vài tờ báo: Nhân dân, Lao động, Quân đội nhân dân, nay đã có hàng chục tờ báo ra hàng ngày, hang trăm tuần báo,… Truyền hình

từ một kênh phát hạn chế vài ba tiếng trong buổi tối,nay, riêng Đài Truyền hình Việt Nam đã phát triển thành 6 kênh chính thức, chưa kể hệ thống truyền hình cáp phát sóng 24/24… Rồi truyền hình kĩ thuật số VTC, hệ thống đài Truyền hình 64 tỉnh thành…, nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu giải trí của công chúng

Đứng trước nhu cầu ấy, truyền thông đại chúng có ưu thế nổi trội trong việc truyền tải các chương trình giải trí sống động, dặc sắc, phong ohus Trong phạm vi bài tiểu luận này, tôi xin đề cập đến vấn đề công chúng của

Trang 2

chương trình truyền hình Đồ Rê Mí 2012 trên kênh truyền hình VTV3- Đài truyền hình Việt Nam

II Khảo sát chương trình Đồ Rê Mí 2012:

1 Thời gian, thời lượng phát sóng chương trình:

- Thời gian: 20h00’ chủ nhật hàng tuần trên kênh VTV3- đài Truyền hình Việt Nam

- Thời lượng phát sóng chương trình: 1 số/ 1 tuần

2.Lịch sử chương trình:

Đồ Rê Mí là một game show truyền hình ra đời với mục đích phục vụ

lứa tuổi thiếu nhi (Từ 5-8 tuổi)

Chương trình bắt đầu phát sóng từ ngày 07/06/2007 trên kênh VTV3 lúc 20:00 Mùa thi đầu tiên đã kết thúc thành công rực rỡ, làm tiền đề cho những mùa thi sau ngày càng thành công và tốt đẹp hơn

3 Kết cấu chương trình:

Đồ Rê Mí

Logo mới của chương trình Đồ Rê Mí

Định dạng Ký sự kết hợp cuộc thi âm nhạc tương tác

Sáng lập Lại Bắc Hải Đăng

Phát triển Lại Bắc Hải Đăng, Tùng Chi

Kịch bản Lại Bắc Hải Đăng

Đạo diễn Tùng Chi

Dẫn

chương

trình

Mai Ly, Như Đào (2007)

Hiền Anh (2008)

Hà Anh (2009)

Trang 3

Anh Thư (2010, 2011)

Thanh Trúc (2011)

( 7 show đầu của Đồ Rê Mí 2010)

Giám

khảo

Tuấn Hùng, Lưu Hương Giang, Đức Hải, Diễm Quỳnh, Xuân Bắc, Đặng Châu Anh, Thái Thùy Linh, Khánh Linh, Giáng Son, Minh Béo, Bảo Lan, Siu Black, Nam Khánh, Hoàng Bách, Tự Long, Trấn Thành.

Quốc gia Việt Nam

Ngôn ngữ Tiếng Việt

Sản xuất

Địa điểm Hà Nội

Thời

lượng

Khoảng 60 phút (có quảng cáo)

Công ty

sản xuất

Multi Media (2007- Hiện tại)

Colgate (2007)

Vinamilk (2008- Hiện tại)

Trình chiếu

Kênh

trình

chiếu

VTV3

HTV2

Phát sóng 27 tháng 8 , 2009 – hiện tại

Vòng 1 - Sơ khảo

Đồ Rê Mí là chương trình truyền hình dành cho thiếu nhi truyền hình tương tác bao gồm 11 tuần thi, với 3 tuần sơ khảo,riêng đồ rê mí 2012 có 4 vòng sơ khảo (1 vòng đồ rê mí marathon) 5 tuần của vòng 2, 3 tuần của vòng 3,với đồ rê mí 2012 có 5 show vòng 2 và 4 show vòng 3 sau mỗi đêm thi vòng 2 sẽ chon ra 6 thí sinh vào vòng 3 Tuy nhiên, kể từ mùa thứ 2, vòng thi thứ 2 có thêm show ra mắt và show chia tay Show diễn cuối cùng, cũng là show diễn trao giải, được tách riêng thành một show riêng biệt, nâng tổng số tuần của Đồ Rê Mí lên thành 14 tuần Ở 2 mùa gần đây (2010, 2011), vòng thi

sơ khảo được rút ngắn lại thành 2 tuần Tuần thứ 1 là thi hát và năng khiếu, tuần thứ 2 là thẩm âm tiết tấu kèm theo đó là thử phản xạ nhanh nhạy, độ

Trang 4

thông minh của các thí sinh Cuối tuần thứ 2 còn có các clip giới thiệu thí sinh được lọt vào vòng 2 Vòng thi sơ khảo được diễn ra ở 3 miền, Băc, Trung, Nam Trong 3 mùa đầu, vòng thi sơ khảo miền Trung được tổ chức tại Đà Nẵng, từ mùa thứ 4, địa điểm tổ chức được chọn tại Đắc Lắk

Vòng 2 - Chung khảo

10 thí sinh được lọt vào vòng 2 sẽ được chia làm 5 đội để biểu diễn,riêng đổ rê mí 2012 thì 10 bạn sẽ hát riêng chứ không chia thành các đội như các năm trước Thể hiện mỗi chủ đề, bài hát khác nhau Ở mùa đầu tiên, phần kịch và hát song ca được tách riêng thành 2 phần Từ mùa thứ 2 trở đi, kịch và song ca được gộp lại thành một phần Tiếp theo mỗi phần thi chung của 2 đội sẽ là phần biểu diễn của từng cá nhân Các em sẽ được hát một bài

mà BTC giao cho Sau mỗi phần biểu diễn sẽ là phần giao lưu giữa các thí sinh và BGK Xen kẽ giữa các phần thi là phóng sự ghi lại những hoạt động

mà các thí sinh Đồ Rê Mí được tham gia Trong 5 năm qua, có nhiều hoạt động hấp dẫn khác nhau, như làm tranh dân gian Đông Hồ, làm giò chả Ước

Lễ, đá bóng, Hip Hop, v.v Kể từ mùa thứ 5 (2011), số thí sinh được chọn vào vòng 2 được tăng lên thành 12 thí sinh Vì vậy, các em cũng không được chia thành 5 đội như trước nữa, mà là thành 4 nhóm Cấu trúc cũng không có

gì thay đổi so với các mùa trước, chỉ có điều số bài hát tăng lên khiến cho các nhạc sĩ hòa âm phối khi phải vất vả hơn thôi Cuối vòng thi thứ 2, các em sẽ được lắng nghe nhận xét, góp ý của BGK về ưu, nhược điểm của từng em Sẽ

có 6 em được chọn để đi tiếp vào vòng 3 Mùa thi đầu tiên, show chia tay và show của đội cuối cùng được gộp làm một phần Nhưng đã tách riêng ra thành 2 kể từ mùa thi năm 2008 (mùa thứ 2)

Vòng 3 - Chung kết

6 em nhỏ được chọn vào vòng 3 sẽ phải trải qua 3 show diễn.với đồ rê

mí 2012 thì có 4 show diễn vòng 3 và chọn ra từ 2 đến 4 bé vào đêm trao giải

và chọn ra quán quân trong phút chót Tùy từng mùa mà các chủ đề và thứ tự

Trang 5

trong các show diễn cũng thay đổi Show diễn thứ nhất của vòng 3, mùa thứ 2 phát sóng đúng vào ngày trung thu, nên được lấy luôn tên là Show Trung Thu Mùa thứ 3, show diễn thứ nhất của vòng 3 là chủ đề bộ đội Mùa thứ 4 là show phong cách Còn mùa thứ 5 là show nhạc nước ngoài Đêm diễn thứ 2, trước đây là đêm diễn tự chọn Nhưng từ mùa thứ 4 trở đi, nó được thay thế bằng show Unplug (Hát trực tiếp với ban nhạc) Show diễn trao giải, năm đầu tiên trùng với show phong cách Nhưng từ năm thứ 2 đã được tách thành một show riêng Đây là show diễn mang lại nhiều cảm xúc nhất Ngoại trừ mùa thứ 2 không được phát sóng trực tiếp show này, còn lại các mùa 1, 3, 4, 5 đều truyền hình trực tiếp đêm trao giải Trong vòng 5 năm vừa qua, chương trình

Đồ Rê Mí đã tìm kiếm và phát hiện được nhiều tài năng âm nhạc nhí, như Hà Phạm Anh Thư, Trần Cao Cát Tường, Trần Thu Hoài, Đặng Vũ Hiệp, Hoàng Ngân Hà, Lê Nguyệt Ánh, Đỗ Trí Dũng, v.v Giải thưởng của Đồ Rê Mí giành cho ngôi vị quán quân có sự thay đổi bắt đầu từ năm 2010 Các em sẽ

có một suất học bổng Apolo, một tuần tham quan xứ sở Melbourne xinh đẹp của nước Úc, được ghi âm đĩa nhạc và được tham quan những danh lam thắng cảnh nổi tiếng tại đây

Đặc biệt, trong năm 2011, Đỗ Trí Dũng, thí sinh nam đầu tiên của Đồ

Rê giành ngôi vị quán quân

4 Phân tích, đánh giá tác động của chương trình Đồ Rê Mí 2012:

Vui vẻ, hồn nhiên, nhí nhảnh… với tài năng ca hát, vũ đạo… luôn được đánh giá cao, 10 gương mặt xuất sắc nhất đại diện cho ba miền Bắc, Trung, Nam hứa hẹn sẽ làm nên một mùa Đồ Rê Mí 2012 “bùng nổ”

Trang 6

Nguồn: VTV Đài truyền hình Việt Nam

"Có 1 điều thực tế, không phải do lỗi của Đồ Rê Mí đâu: các cháu

"khôn" hơn, biết suy nghĩ nhiều hơn so với các lứa Đồ Rê Mí đầu tiên mà tôi được làm việc cùng" - Đạo diễn Lại Bắc Hải Đăng lý giải sau khi có dư luận thí sinh Đồ Rê Mí gồng mình làm người lớn khiến chương trình kém hấp dẫn Sau vòng sơ loại Đồ Rê Mí 2012 thú vị tại 3 miền Bắc - Trung - Nam, 10 bạn nhỏ xuất sắc nhất được lựa chọn đã có đêm diễn ra mắt khán giả đầy ấn tượng

Mở màn cho đêm ra mắt, 4 bạn nhỏ dễ thương đến từ khu vực phía

Nam là Trúc Ly, Gia Linh, Bảo Trân, Lan Vy đã thể hiện tiết mục dân ca Lý

dĩa bánh bò Với sự thể hiện đầy tự tin và hồn nhiên, nhóm miền Nam đã

“làm cho đêm mở màn Đồ Rê Mí 2012 bùng nổ” – giám khảo Trấn Thành nhận xét

Là nhóm giàu cảm xúc khiến người xem chú ý đến mình, nhóm miền Trung với 2 anh chàng đẹp trai, tự chủ trong mọi hành động của mình là Nhật Tiến, Phúc Nguyên cùng với 2 bạn nữ xinh xắn: Ngọc Trâm và Như Ngọc đã

Trang 7

mang đến đêm ra mắt tiết mục các bạn Tây Nguyên đi học qua ca

khúc Đường bé đi đến trường Sau phần biểu diễn của đội mình, “võ sĩ’ Nhật

Tiến đã có màn đọ sức vật tay với giảm khảo Thái Thùy Linh để chứng tỏ sức khỏe của mình đem lại cho khán giả những tràng cười sảng khoái

Được đánh giá là có khả năng biểu cảm, hình thể và thông minh hơn

lứa tuổi, 2 cô bé miền Bắc: Bích Hằng và Băng Giang đã phát huy tất cả thế

mạnh của mình khi trình diễn ca khúc Ngày mùa vui Khi được giám khảo

Trấn Thành hỏi nếu muốn đặt lại tên nhóm mình thì 2 bé sẽ đặt tên là gì?, sau một hồi suy nghĩ cô bé Bích Hằng hồn nhiên đưa ra câu trả lời: “Con chọn tên nhóm tươi cười” Ngoài ra, 10 thí sinh Đồ Rê Mí còn cùng nhau hát vang ca

khúc Chào người bạn mới và Đồ Rê Mí.

Có thể thấy trong đêm ra mắt này, các bạn nhỏ đã thực sự tạo ấn tượng

cho người xem không chỉ bởi sự hồn nhiên, vui tươi và nhí nhảnh mà ở đó các bạn thí sinh đã biết làm chủ sân khấu và truyền cảm xúc cho người xem

Chia sẻ trong đêm ra mắt top 10 thí sinh Đồ Rê Mí 2012, nhà báo Lại

Văn Sâm cho biết: “Năm nay là năm thứ 6 của Đồ Rê Mí và bao giờ chúng tôi cũng có cảm giác như Đồ Rê Mí mới bắt đầu Mỗi năm Đồ Rê Mí đều đem đến những nét mới với những gương mặt tài năng đến từ khắp nơi trên mọi miền đất nước Đó là ý nghĩa quan trọng nhất đối với Đồ Rê Mí Chúng tôi quan niệm chương trình Đồ Rê Mí không phải là một trò chơi, một cuộc thi

mà chúng tôi quan niệm đây là trường học Đồ Rê Mí”

Sau đêm ra mắt, 10 bạn nhỏ tiếp tục thể hiện tài năng của mình qua các

đêm thi: hát mộc, biểu cảm khuôn mặt, tự trình diễn, kết hợp phụ họa và hát đôi Điều đặc biệt tại vòng hát đôi là 10 thí sinh sẽ được đưa tới trường học của các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, nghe các bạn tại đây hát và lựa chọn một bạn để kết hợp biểu diễn

Bích Hằng (Hà Nam), Băng Giang (Hải Phòng), Ngọc Trâm (Huế), Phúc Nguyên (Huế), Nhật Tiến (Hà Tĩnh), Như Ngọc (Quảng Ngãi), Trúc Ly

Trang 8

(Bình Phước), Gia Linh (Bình Dương), Lan Vy (TPHCM), Bảo Trân (TPHCM) đã cùng nhau bắt đầu ngày học đầu tiên đầy thú vị tại trường học mang tên Đồ Rê Mí

Đồ Rê Mí năm thứ 6 với những nét thay đổi hoàn toàn mới đã có Show

ra mắt thật hoành tráng cho 10 thí sinh nhí đáng yêu Dù chỉ có thời gian luyện tập ngắn ngủi và phải hát giọng thật trên sân khấu, các bé Đồ Rê Mí vẫn mang đến những tiết mục tuyệt vời làm ngỡ ngàng cả khán giả và ban

Show diễn được bắt đầu bằng màn tái hiện “Trường học Đồ Rê Mí”: 10 bạn nhỏ xuất sắc nhất của Đồ Rê Mí 2012 cùng 2 “bạn lớn” Trấn Thành – Thái Thùy Linh cùng học tập tại lớp học mà “cô giáo” Châu Anh chủ nhiệm Không gian đầy màu sắc, cùng giai điệu của bài hát “Chào người bạn mới đến” là lời chào không thể đáng yêu hơn mà chương trình gửi đến hàng triệu khán giả thân yêu của Đồ Rê Mí suốt 6 năm qua

Sau phần biểu diễn tập thể, các bé được chia ra trình diễn những bài hát mang đậm màu sắc vùng miền của mình 4 thí sinh nhí: Bảo Trân – Lan Vy – Trúc Ly – Gia Linh hóa thân thành những cô học trò trong bài hát “Lý Dĩa Bánh Bò” – âm hưởng Nam Bộ “Con nhà giàu” Bảo Trân và Lan Vy vì mải chơi nên chỉ được ăn “trứng ngỗng”, trong khi “con nhà nghèo” nhưng chăm chỉ, chịu khó – Trúc Ly và Gia Linh lại được thưởng những điểm 10 tròn trĩnh

và dĩa bánh bò thơm ngon Ấn tượng nhất trong phần biểu diễn này là bé

“Bánh Rán béo ngậy thơm ngon” Bảo Trân: tuy mới 5 tuổi nhưng diễn xuất cực tự nhiên trước ống kính máy quay khiến cô Thái Thùy Linh phải “ngất ngây con gà tây”, đặc biệt màn “đá vào mông” các chị lớn khiến khán giả không thể không cười vì độ dễ thương hết cỡ!

Tiếp đó, 4 bé Phúc Nguyên – Nhật Tiến – Ngọc Trâm – Như Ngọc đưa khán giả đến với không gian Tây Nguyên với nhà rông, đàn tơ rưng, cồng chiêng… trong bài hát “Đường bé đi đến trường” Ngoại hình xếp cặp “cân xứng” với Nhật Tiến và Ngọc Trâm bé nhỏ, Phúc Nguyên – Như Ngọc cao

Trang 9

lớn khiến con đường đi học xinh đẹp hơn bao giờ hết “Hai mỳ chính cánh” Phúc Nguyên và Nhật Tiến đặc biệt nhận được nhiều lời khen cho giọng hát, cũng như phong cách biểu diễn “chuẩn men” của mình

Cuối cùng, bộ đôi miền Bắc Băng Giang – Bích Hằng xuất hiện trong trang phục của dân tộc Thái trên miền Tây Bắc, có mương nước, múa xòe và nền nhạc “Ngày Mùa Vui” “Hai cô thôn nữ” ngày mùa khoe giọng hát trong trẻo đồng đều cùng biểu cảm khuôn mặt tươi tắn Đến nỗi, giám khảo Trấn Thành phải xin “chỉ giáo” về tài múa dẻo hát hay từ hai cô bé miền Bắc này Show diễn ra mắt Top 10 Đồ Rê Mí 2012 không chỉ đem đến hình ảnh tương đối rõ nét về 10 bạn nhỏ xuất sắc nhất của mùa Đồ Rê Mí năm nay mà còn giới thiệu những thay đổi thú vị trong những chương trình sắp tới như: show hát mộc, show biểu cảm khuôn mặt, show tự trình diễn, show hát với bạn nhỏ khó khăn… Trong khi show Mở Màn chỉ mang tính chất biểu diễn, ban giám khảo không chấm điểm thì bắt đầu từ show diễn thứ 6 – “Hát Mộc”, Ban Giám Khảo sẽ lựa chọn chủ nhân cho những nốt nhạc đặc cách, những bạn nhỏ biểu diễn xuất sắc nhất trong mỗi show sẽ được vào thẳng Top 6 Đồ Rê

Mí 2012 “Hát mộc” được xem là show diễn đầy thử thách với thí sinh cũng như với Ban tổ chức Đồ Rê Mí 2012 sẽ khẳng định tiêu chí “nói không với hát nhép” ra sao?

Không thể phủ nhận chất lượng của chương trình Đồ Rê Mí ngày càng

đi lên Bởi thế, số lượng công chúng tăng lên ngày càng đáng kể

III Kết luận chung về công chúng hiện nay:

Thực tế, giải trí trên các phương tiện truyền thông đại chúng được thực hiện dưới rất nhiếu hình thức Có thể thông qua các tác phẩm báo chí có giá trị giải trí, cũng có thể thông qua các sản phẩm, các chương trình mà mục tiêu cao nhất của nó chính là phục vụ cho nhu cầu giải trí

Đối tượng tác đọng của truyền thông đại chúng là đông đảo công chúng

xã hội- những quần thể dan cư không phân biệt trình đọ, dân tộc, tôn giáo,

Trang 10

đảng phái, tuổi, giới tính… Mặ dù các ấn phẩm truyền thông đều nhằm vào những nhóm đối tượng cụ thể Ở đây, nhóm đói tượng mà chương trình Đồ

Rê Mí hướng đến là công chúng nhí, nhưng chương trình được đông đảo công chúng đủ mọi lứa tuổi đón nhận,

Truyền hình là kênh truyền thông chuyển tải bằng hình ảnh động với đầy đủ sắc màu vốn có từ cuộc sống cùng với lời nói, âm nhạc, tiếng động Nhờ thế, truyền hình đem lại cho công chúng bức tranh sống động với cảm giác như đag trực tiếp tiếp xúc và cảm thụ Đó là bức tranh về cuộc sống thật nhưng được thu nhỏ, được “rút gọn”, và được “ làm giàutheem về ý nghĩa, làm sáng rõ hơn về hình thức” và làm phong phú hơn về giá trị tinh thần, giúp người xem nhận thức rõ hơn, đúng hơn, trúng hơn, gần gũi và sinh động hơn

về những sự kiện và vấn đề của cuộc sống Truyền hình không chỉ là kênh báo chí – truyền thông Truyền hình còn là sân khấu, sân chơi của mọi người,

là trường học, nhà văn hoá… truyền hình là tổng hợp của tất cả các loại hình

Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh chonhs của công nghệ, truyền hình ngày càng trở nên gần gũi nhờ việc tối ưu hoá khoảng cách tiếp cận Không chỉ thế, truyền hình còn là một phương tiện truyền thông quan trọng,

là cơ quan phát ngôn chính thức của Đảng và Nhà nước Nhưng giờ đây, thách thức gay gắt nhất của truyền hình là Internet Đứng trước một bước ngoặt mới, truyền hình phải tìm cho mình hướng đi mới, vững chắc trong xu thế hiện nay

Hiện nay, truyền hình vẫn đang được coi là loại hình truyền thông có khả năng thu hút một lượng công chúng rroongj rãi và có sức ảnh hưởng lớn đến dư luận xã hội Trong điều kiện Việt Nam, với hơn 87 triệu dân, trong đó với gần 80% dân số sống ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biển đảo còn nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần, khó khăn về trang, thiết bị truyền tải

và thu nhận…thì truyền hình vẫn được xem là loại hình không-thể-thiếu Vì vậy, chúng ta cần phải đầu tư, đào tạo đội ngũ những người làm báo truyền hình vừa giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, vừa có đạo đức trong sangd, bản

Ngày đăng: 16/04/2024, 09:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w