1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS BCH - Vấn đề sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại (Khảo sát các chương trình trên Kênh VOV1 và VOV2 Đài TNVN từ tháng 1.2018 đến tháng 6.2018)

97 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn Đề Sử Dụng Tiếng Động Trong Phát Thanh Hiện Đại
Trường học Đài Tiếng Nói Việt Nam
Chuyên ngành Phát Thanh
Thể loại luận văn ths
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, nghiên cứu vê các thành tô tạo nên ngôn ngữ phát thanhcũng không nhiều, đáng chú ý có Luận án Tiến sỳ, chuyên ngành Báo chí họccủa tác giả Trương Thị Kiên, Học viện Báo chí

Trang 1

MỞ ĐÀU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Phát thanh là một loại hình truyền thông đại chúng, trong đó nội dungthông tin được truyền tải qua âm thanh tổng hợp, bao gồm lời nói, tiếng động,

âm nhạc, tác động trực tiếp vào thính giác của đối tượng tiếp nhận Trong bathành tố của ngôn ngữ phát thanh, nếu như lời nói đóng vai trò then chốt,cung cấp thông tin thì tiếng động cũng rất quan trọng tạo nên cảm xúc chongười nghe và sự sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn cho tác phẩm phát thanh

Trước hết, tiếng động có vai trò tham gia cung cấp thông tin, tiếngđộng dù ngắn hay dài đều chứa đựng ít nhiều thông tin Đó có thể là nhữngthông tin về thời gian, không gian, về hoàn cảnh hay tâm trạng, tính cách củanhân vật Bên cạnh đó, tiếng động còn góp phần làm tăng tính chính xác,khách quan của thông tin mà nhà báo đề cập Trong nhiều tình huống, mộttiếng động chân thực có sức nặng hơn chục câu diễn giải tạo được sự tintưởng ở người nghe, nó là bằng chứng xác thực, sinh động giúp cho thông tin

mà nhà báo miêu tả trở nên chân thực hơn, chính xác hơn

Không chỉ hỗ trợ cho thông tin, làm tăng tính chính xác của thông tin,tiếng động còn góp phần tạo nên hình ảnh cho một bài viết trên sóng phátthanh Nghĩa là, tiếng động chuyên chở hình ảnh, tạo ra những hình ảnh củacuộc sống hiện thực sinh động trong tâm trí người nghe Các nhà nghiên cứuphát thanh khẳng định, phát thanh gợi lên cảm xúc Nếu khéo biết sử dụng từngữ cùng các tiếng động, phát thanh có thể chuyển tải bất kỳ thứ cảm xúc nàocủa con người Cũng như ngôn ngữ và âm nhạc, tiếng động có thể làm chongười ta vui, có thể làm cho người ta buồn, có thể làm dấy lên sự thương cảmhay sự phẫn nộ

Với các tác phẩm báo chí, tiếng động cũng có thể thay lời dẫn hoặc trợgiúp cho lời dẫn Tiếng động được ghi cùng lúc với lời thoại thì tạo thành một

Trang 2

chỉnh thể gắn bó khăng khít, tạo thành một phần tình huống giao tiếp Nótham gia thế hiện nội dung câu chuyện, thể hiện trạng thái nhân vật, tính cáchnhân vật, thể hiện sự chuyển động của cốt truyện, của thông tin Tác phẩmhoặc chưong trình phát thanh bao giờ cũng hướng tới việc tạo nên sự sốngđộng bằng cách đa dạng các thành tố âm thanh tạo nên sự đa dạng, phong phú

và sinh động

Về cả lý luận và thực tiễn, không thể phủ nhận vai trò quan trọng củatiếng động trong phát thanh truyền thống cũng như phát thanh hiện đại, tiếngđộng luôn tồn tại và song hành cùng với tác phẩm phát thanh Đặc biệt, đốivới phát thanh hiện đại, các phương thức sản xuất chương trình hiện đại, mới

mẻ như phát thanh có hình, phát thanh trên mạng, phát thanh tương tác, phátthanh thực tế dựa trên nền tảng của công nghệ, kỹ thuật mới, hệ thống kỹnăng mới tạo ra chất lượng nội dung và hình thức mới và qua đó hình thànhcông chúng mới càng đòi hởi sự kế thừa và phát huy mạnh mẽ hơn nữa thếmạnh của phát thanh chính là sự tác động của lời nói, tiếng động, âm nhạcvào thính giác người nghe gợi lên cảm xúc, tạo ra sự gần gũi, thân mật, tínhthuyết phục và kích thích trí tưởng tưởng cho người nghe

Vì vậy, việc sử dụng tiếng động trong tác phẩm phát thanh là một yêucầu cần thiết đối với mỗi nhà báo phát thanh Bên cạnh những đề tài hay, bàiviết tốt, nhà báo phát thanh phải biết khi nào cần sử dụng tiếng động, biếtcách lắng nghe và phân biệt các loại tiếng động, khai thác tốt những tiếngđộng của tự nhiên, biết cách sử dụng chúng một cách hiệu quả

Tuy nhiên, thực tế trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng, trênsóng phát thanh Việt Nam nói chung, tiếng động đôi khi chưa thực sự đượcchú trọng Điều này có thể do việc thu tiếng động làm tăng thêm thao tác củanhà báo khiến họ phải mất công thu âm, biên tập, xử lý, pha âm tiếng động.Nhưng lý do sâu xa hơn là do nhiều người chưa thực sự coi trọng vai trò của

Trang 3

tiếng động trong tác phẩm Điều này làm cho các tác phẩm phát thanh đonđiệu, kém hấp dẫn, không có sụ lôi cuốn đối với thính giả.

Truớc tình hình đó, việc khảo sát, phân tích, đánh giá một cách toàndiện thục trạng sử dụng tiếng động trên Đài Tiếng nói Việt Nam, từ đó, nêu ranhững vấn đề còn tồn tại, đề xuất huớng giải quyết nhằm góp phần nâng caochất luợng, hiệu quả tiếng động phát thanh là một việc làm cần thiết Vì vậy

tôi lựa chọn đề tài: “Vấn đề sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại”

(Khảo sát các chương trình trên Kênh VOV1 và VOV2 - Đài TNVN từ tháng 1/2018 đến tháng 6/2018) để làm đề tài cho luận văn Thạc sỹ chuyên ngành

Báo chí học

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đến nay, đã có nhiều tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực

tiễn của báo phát thanh như: Báo phát thanh do các tác giả Hoàng Anh của

Khoa Báo chí, Học viện Báo chí - Tuyên truyền và Đài Tiếng nói Việt Nam

biên soạn, NXB Văn hóa - thông tin, 2002; Những vẩn đề của báo chỉ hiện đại của TS Hoàng Đình Cúc- TS Đức Dũng, NXB Lý luận chính trị, 2007; Báo chí và đào tạo báo chí của PGS, TS Đức Dũng, NXB Thông tấn, 2010;

Lý luận báo phát thanh của PGS, TS Đức Dũng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2003; Báo phát thanh - Lý thuyết và kỹ năng cơ bán của TS Đinh Thị

Thu Hằng, NXB Chính trị - Hành chính, 2013; Trong các cuốn sách này,các tác giả đã đề cập đến thành tố "tiếng động" chủ yếu ở mặt lý thuyết, đồngthời chỉ ra những kỹ năng cần thiết để sử dụng tiếng động trong quá trình tác

nghiệp đối với người làm báo phát thanh Đáng chú ý, trong cuốn Ngôn ngữ Báo Phát thanh của TS Trương Thị Kiên, NXB Lý luận chính trị, 2015, ba

thành tố quan trọng của ngôn ngữ báo phát thanh gồm: lời nói, tiếng động và

âm nhạc được tác giả đề cập khá sâu sắc và toàn diện về cả về mặt lý luận vàthực tiễn

Trang 4

Bên cạnh đó, nghiên cứu vê các thành tô tạo nên ngôn ngữ phát thanhcũng không nhiều, đáng chú ý có Luận án Tiến sỳ, chuyên ngành Báo chí họccủa tác giả Trương Thị Kiên, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, năm 2010

với đề tài "Lời nói trong báo phát thanh Việt Nam hiện nay" (Khảo sát các

chương trình trên hệ VOV1, VOV2, vov Giao thông Đài Tiếng nói Việt Nam,

từ tháng 6/2008 - 6/2010) Luận án này đã khảo sát, phân tích, đánh giá mộtcách toàn diện thực trạng sử dụng lời nói tiếng Việt trên Đài Tiếng nói ViệtNam, chỉ ra những vấn đề còn tồn tại, đề xuất hướng giải quyết nhằm gópphần nâng cao chất lượng, hiệu quả lời nói phát thanh của Đài Tiếng nói Việt

Nam Trong khóa luận tốt nghiệp đại học với đề tài "Tiếng động trong phóng

sự phát thanh" của sinh viên Trịnh Thị Doan, Học viện Báo chí và Tuyên

truyền (2011) cũng khảo sát và phân tích về thành tố "tiếng động", tuy nhiênkhóa luận mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát sự xuất hiện của "tiếng động"trong thể loại phóng sự phát thanh

Ngoài ra, khảo sát các chương trình phát thanh có đề tài "Đổi mới vànâng cao chất lượng các chương trình phát thanh kinh tế của Đài Tiếng nóiViệt Nam", Luận văn thạc sỳ truyền thông đại chúng, Đại học Khoa học Xãhội và Nhân văn, năm 2009 của tác giả Phạm Nguyên Long

Đề tài "Nâng cao chất lượng chương trình âm nhạc trên hệ âm nhạc thông tin - giải trí VOV3 Đài Tiếng nói Việt Nam, Luận văn thạc sỹ truyềnthông đại chúng, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, năm 2006 của tác giảTrang Công Tiến

-Đề tài "Nâng cao chất lượng, hiệu quả phát thanh đối ngoại của ĐàiTiếng nói Việt Nam, Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng, Đại học Khoahọc xã hội và Nhân văn, năm 2006 của tác giả Tô Quốc Tuấn

Đê tài "Nâng cao chât lượng chương trình thời sự Đài Tiêng nói ViệtNam, Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng, Đại học Khoa học xã hội vàNhân văn, năm 2006 của tác giả Đồng Mạnh Hùng

Trang 5

Đề tài "Nâng cao chất lượng chuông trình giáo dục - đào tạo Đài Tiếngnói Việt Nam, Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng, Đại học Khoa học xãhội và Nhân văn, năm 2006 của tác giã Trần Thị Minh Tâm

Đề tài "Tưong đồng và dị biệt biệt giữa tin phát thanh truyền thống vàtin phát thanh hiện đại", Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng, Đại họcKhoa học xã hội và Nhân văn, năm 2006 của tác giả Lê Huy Nam

Đề tài "Chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài tiếng nói nhân dânThành phố Hồ Chí Minh (từ khi Việt Nam gia nhập WT0 đến năm 2010,Luận văn thạc sỹ truyền thông đại chúng, Đại học Khoa học xã hội và Nhânvăn, năm 2011 của tác giả Dương Thị Anh Đào

Các đề tài nghiên cứu nêu trên đã khảo sát, phân tích tương đối cụ thểnhững vấn đề lý luận và thực tiễn phát thanh liên quan đến đề tài nghiên cứu,thực trạng của vấn đề nghiên cứu, những thành công và hạn chế trong quytrình sản xuất chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, đồng thời đề xuấtnhiều giải pháp để nâng cao chất lượng các chương trình theo hướng hiện đại,hiệu quả và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu của thính giả Tuy nhiên, chưa

có đề tài khảo sát và phân tích sâu về cách thức sử dụng, ưu điểm, hạn chếcủa việc sử dụng "tiếng động" - một thành tố quan trọng của ngôn ngữ phátthanh trên nhiều thể loại tác phẩm, nhiều chương trình phát thanh khác nhaucủa Đài Tiếng nói Việt Nam Vì vậy, có thể khẳng định đến thời điểm này, đề

tài “Vấn đề sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại” là đề tài mới,

không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu nào

Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát đề tài “Vấn đề sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại” nhằm phân tích, đánh giá một cách toàn

diện thực trạng và hiệu quả việc sử dụng tiếng động trên Đài Tiếng nói ViệtNam, từ đó, nêu ra những vấn đề còn tồn tại, đề xuất hướng giải quyết nhằmgóp phàn nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếng động phát thanh

Trang 6

• Mục đích

Thông qua việc khảo sát "Thực trạng sử dụng tiếng động trong các tácphẩm phát thanh trên kênh Thời sự voVI và kênh Văn hóa - Xã hội VOV2,Đài Tiếng nói Việt Nam, tác giả đề xuất các giải pháp khuyến nghị nhằmnâng cao hiệu quả sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng sử dụng tiếng động trongphát thanh hiện đại, đồng thời chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, khó khăn và bấtcập trong quá trình sử dụng tiếng động trong các tác phẩm, chương trình phátthanh hiện đại

- Đề xuất các giải pháp nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng việc sửdụng tiếng động trong các chương trình, tác phẩm phát thanh hiện đại

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 7

chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam trên Kênh V0V1 vàVOV2 từ tháng 1 đến tháng 6/2018)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cún

• Cơ sở lý luận

Luận văn được thực hiện dựa trên các quan điểm, chủ trương, đườnglối, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về phát triển ngành phát thanh,

lý luận báo chí, lý thuyết về báo phát thanh, Luật Báo chí

• Phương pháp nghiên cứu

Thực hiện luận văn này, người viết đã sử dụng:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp này được sử dụng để

hệ thống những vấn đề lý luận, quan điểm chỉ đạo, định hướng phát triển vànhững tư liệu có liên quan đến đề tài

- Phương pháp phân tích nội dung: phương pháp này được sử dụng đểphân tích nội dung những tác phẩm phát thanh được lựa chọn để tìm hiểucách thức sử dụng, vai trò, vị trí của tiếng động trong tác phẩm nhằm làm rõthực trạng, rút ra các kết luận cần thiết, qua đó đề xuất những giải pháp nhằmnâng cao chất lượng sử dụng tiếng động trong tác phẩm/chương trình phátthanh hiện đại

- Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện đối với nhà báo về kỹnăng sử dụng tiếng động, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thu tiếngđộng hiện trường Phỏng vấn sâu đối với người lãnh đạo, quản lý về việc chỉđạo, lãnh đạo, định hướng, khuyến khích phóng viên sử dụng tiếng độngtrong các tác phẩm phát thanh

- Điều tra thính giả bằng bảng hỏi anket: phát 200 phiếu hỏi đối vớicác thính giả tại Hà Nội

Trang 8

-Thảo luận nhóm: một số thảo luận nhóm được tiến hành đối với 5-7thính giả.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

• Ý nghĩa lý luận

- Luận văn tổng kết một cách khái quát và sâu thực trạng sử dụngtiếng động trong các tác phẩm phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, vai tròcủa tiếng động trong tác phẩm phát thanh Đối tượng nghiên cứu tập trungvào một trong ba yếu tố quan trọng của phát thanh hiện đại là tiếng động, vìthế luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm lý luận về phát thanh hiện đại

- Luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo giúp cho các thầy cô giáo, cácnhà nghiên cứu lý luận báo chí lĩnh vực phát thanh và cho sinh viên, học viêncao học, nghiên cứu sinh khi thực hiện các công trình nghiên cứu liên quanđến vấn đề này

- Luận văn cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc tập huấn,bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng thể hiện tác phẩm phát thanh hiện đại

• Ý nghĩa thực tiễn

- Luận văn hệ thống hóa toàn bộ số liệu liên quan đến việc sử dụngtiếng động trong các tác phẩm phát thanh giúp cho các phóng viên, biên tậpviên, kỹ thuật viên, các nhà lãnh đạo quản lý của các cơ quan báo phát thanh

có cơ sở tài liệu tham khảo, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng các tácphẩm phát thanh hiện đại

- Luận văn đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm nâng caochất lượng sử dụng tiếng động trong tác phẩm phát thanh hiện đại tại Đài phátthanh quốc gia và đài phát thanh cấp cơ sở

- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nhà lãnh đạo,quản lý các đài phát thanh trung ương, địa phương trong việc đổi mới, cải tiếnkết cấu các chương trình phát thanh, nâng cao hiệu quả sử dụng của tiếng

Trang 9

động trong tác phẩm; các nhà báo phát thanh, học sinh, sinh viên đang làmviệc, học tập, nghiên cứu có thêm căn cứ để thực hiện các đề tài có liên quan.

7 Kết cấu luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung luậnvăn gồm 3 chưong:

Chương 1: Những vấn đề lỷ luận chung về tiếng động trong phát thanh Chương 2: Thực trạng sử dụng tiếng động trong các chương trình trên

kênh VOV1 và VOV2, Đài TNVN

Chương 3: Một số giải pháp khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử

dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại

Trang 10

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TIẾNG ĐỘNG TRONG

PHÁT THANH HIỆN ĐẠI 1.1 Những khái niệm cơ bản

1.1.1 Phát thanh

Ngay sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa - Nhà nước công nôngđầu tiên ở Đông Nam châu Á được thành lập, ngày 7 tháng 9 năm 1945, ĐàiTiếng nói Việt Nam ra đời đã đánh dấu sự có mặt của loại hình báo chí mới ởnước ta - “báo nói” 11 năm sau đó, dưới sự giúp đỡ trực tiếp của Liên Xô(cũ), nước ta bắt đầu xây dựng các Đài Phát thanh cấp tỉnh và đến những năm

60 của thế kỷ XX, hệ thống đài huyện ở nước ta từng bước được tăng cường

về số lượng 73 năm sau ngày thành lập, đến nay hệ thống phát thanh bốn cấp,

từ trung ương đến địa phương đã phát triển rộng khắp; bên cạnh Đài phátthanh quốc gia (Đài Tiếng nói Việt Nam), cả nước có 63 Đài Phát thanh, ĐàiPhát thanh - truyền hình tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, hơn 600 đàiphát thanh, truyền thanh, truyền hình quận, huyện, thị xã, thành phố trựcthuộc tỉnh và hàng ngàn Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn

Theo PGS.TS Tạ Ngọc Tấn trong giáo trình Truyền thông đại chủng đã

đưa ra khái niệm: “Phát thanh (radio) là loại hình truyền thông đại chúng,trong đó nội dung thông tin được chuyển tải qua âm thanh Âm thanh trongphát thanh bao gồm lời nói, âm nhạc, các loại tiếng động làm nền hoặc minhhoạ cho lời nói như tiếng mưa, gió, nước chảy, sóng vỗ, chim hót, tiếng vỗtay, tiếng ồn đường phố, v.v ” Thuật ngữ phát thanh (radio) thực ra bao gồm

cả hai loại hình nhở trong đó là phát thanh qua làn sóng điện và truyền thanhqua hệ thống dây dẫn” [35, tr 104]

TS Phạm Thành Hưng trong cuốn “Thuật ngữ báo chí truyền thông”cũng đã định nghĩa phát thanh như sau: “Phát thanh là một phương tiện truyền

Trang 11

thông đại chúng dựa trên nguyên tắc kỹ thuật truyền âm thanh để chuyển tảicác chương trình tin tức, tri thức, nghệ thuật tới đông đảo công chúng thínhgiả cũng như cho các nhóm thính giả đặc thù” [26, tr 132].

Còn theo giáo trình “Báo phát thanh” của Học viện Báo chí và Tuyêntruyền, khái niệm báo phát thanh được dùng từ việc mở rộng và phát triểnkhái niệm báo chí: “Báo phát thanh được hiểu như một kênh truyền thông,một loại hình báo chí điện tử hiện đại mà đặc trưng cơ bản của nó là dùng thếgiới âm thanh phong phú và sinh động (lời nói, tiếng động, âm nhạc) đếchuyển tải thông điệp nhờ sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ thống truyềnthanh, tác động vào thính giác của công chúng” [24, tr.51]

Tiếp cận Phát thanh là một loại hình báo chí, PGS.TS Nguyễn VănDừng đưa ra khái niệm: Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sừ dụng kỹthuật sóng điện từ và hệ thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trựctiếp vào thính giác người tiếp nhận Chất liệu chính của phát thanh là nghệthuật sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc tái hiện cuộc sốnghiện thực [14, tr.l 11]

Chiến lược phát triển thông tin đến năm 2010 ban hành kèm theo Quyếtđịnh số 219/2005/QĐ-TTg ngày 09/09/2005 của Thủ tướng Chính phủ đã

định nghĩa về phát thanh như sau: “Phát thanh là loại hình thông tin đại chủng mà nội dung thông tin được chuyển tải bằng âm thanh, tiếng nói qua làn sóng vô tuyến điện và truyền thanh qua hệ thong dây dẫn”.[31, tr.09].

Từ các khái niệm và định nghĩa nêu trên, tác giả luận văn có thể rút ra

khái niệm chung: Phát thanh là một trong các loại hình bảo chí mà nội dung thông điệp được truyền tải đến người nghe bằng âm thanh tông hợp, gồm lời nói, tiếng động, âm nhạc đê phản ánh hiện thực cuộc sống, phục vụ mục đích thông tin.

Theo PGS TS Đức Dũng, tác giả của cuôn Lý luận Báo phát thanh thì

Trang 12

đồng thời cũng là phương thức tác động duy nhất của báo phát thanh là sửdụng âm thanh tổng họp (bao gồm: lời nói, tiếng động, âm nhạc) tác động vàothính giác của đối tượng tiếp nhận [9, tr.47] Báo phát thanh có những đặctrưng cơ bẳn như:

Tỏa sóng rộng khắp: Sóng phát thanh là sóng điện từ, có diện phủ sóng

trên phạm vi rộng lớn với tốc độ tương đương tốc độ của ánh sáng (xấp xỉ300.000 km/s), nên phát thanh không có giới hạn về khoảng cách và mangtính xã hội hóa rất cao

Thông tin nhanh, tiếp nhận đồng thời' Thông tin được truyền qua sóng

điện từ và hệ thống truyền thanh có thể rút ngắn mọi khoảng cách ở phạm vitoàn cầu Trong một số trường hợp như tường thuật trực tiếp, cầu truyềnthanh phát thanh có thể ngay lập tức thông báo cho công chúng biết được về

sự kiện ở chính cái thời điểm mà nó đang được thông tin Vì thế mà hàngtriệu thính giả phát thanh đồng thời được lắng nghe thông tin ở cùng một thờiđiểm

Thông tin phụ thuộc vào quy luật thời gian: Thính giả phát thanh bị phụ

thuộc hoàn toàn vào quy luật của quá trình thông tin qua radio Họ phải nghechương trình tuần tự từ đầu đến cuối một cách hoàn toàn bị động

Song động, riêng tư, thân mật' Công chúng được nghe thông tin qua

giọng đọc, gắn liền với những yếu tố của kỹ năng nói như: Cao độ, cường độ,tiết tấu, ngữ điệu; do đó nó tạo nên tính chất sống động, hấp dẫn và lôi kéothính giả đến với chương trình Mặc dù mỗi chương trình phát thanh đềuhướng tới số đông công chúng, nhưng mồi thính giả lại chỉ lắng nghe radiovới tư cách cá nhân, nên đòi hỏi những người thực hiện chương trình phátthanh phải lựa chọn cách nói sao cho thật riêng tư, thân mật như đang nói trựctiếp với từng người

Sử dụng âm thanh tổng hợp, bao gồm: Lời nói, tiếng động và âm nhạc.

Công chúng của báo phát thanh rộng lớn, đa dạng và không phân biệt trình độ

Trang 13

học vấn Mọi đối tượng, chỉ trừ người bị điếc, đều có thể tiếp nhận thông tinqua radio Với kênh tác động là tai nghe nên bên cạnh việc truyền tải thôngtin bằng lời nói, những người thực hiện chương trình phát thanh nếu sử dụnghợp lý âm nhạc, tiếng động sẽ luôn tạo được sự hưng phấn, thích thú chongười nghe.

Lời nói chiếm một tỷ lệ lớn trong âm thanh tổng hợp, là dạng ký hiệuđặc trưng nhất tạo ra sự khác biệt cơ bản giữa báo phát thanh với các loại hìnhbáo chí khác Lời nói trong báo phát thanh được thể hiện bằng nhiều đốitượng khác nhau: Phát thanh viên, phóng viên, các nhân chứng Việc huyđộng các nhân chứng trực tiếp tham gia cung cấp thông tin cùng với tác giả sẽtạo ra tính khách quan, xác thực, sinh động cho tác phẩm Xu hướng chungcủa phát thanh hiện nay là tăng cường các hình thức đối thoại để hạn chế tối

đa sự nhàm chán, tẻ nhạt của lối nói độc thoại đơn điệu

Tiếng động là những âm thanh của cuộc sống được thu giữ và đượcphát ra trong các chương trình phát thanh Có hai dạng cơ bản là tiếng động tựnhiên và tiếng động nhân tạo Tiếng động góp phần tạo nên hơi thở và nhịpđiệu của cuộc sống, làm tăng tính chân thực của thông tin, giúp người nghexác định được không gian, thời gian và hình dung ra bối cảnh của vấn đề, sựkiện

Âm nhạc trong các chương trình phát thanh không chỉ có chức nănggiải trí đơn thuần mà còn có thể tạo ra nội dung và không khí thông tin Âmnhạc trên sóng phát thanh có thể chia thành hai dạng thức: Chương trình âmnhạc độc lập chỉ phát sóng một loại nhất định và âm nhạc như một yếu tố phụtrợ Trong dạng thức thứ hai chứa đựng một số dạng như: nhạc hiệu, nhạcchuyên mục, nhạc căt, nhạc nên, nhạc minh họa Việc sử dụng hài hòa, hợp

lý âm nhạc trong chương trình phát thanh sẽ tạo ấn tượng, sức hấp dẫn và lôicuốn đối với thính giả

Trang 14

Như vậy có thể khẳng định: lời nói sinh động, âm nhạc chọn lọc vàtiếng động phong phú là những phương tiện cơ bản, đồng thời cũng là thếmạnh đặc trưng để tạo nên sự khác biệt của báo phát thanh so với các loạihình báo chí khác Khai thác hiệu quả những yếu tố này sẽ thực sự tạo nênnhững chương trình phát thanh chân thực, sinh động, gần gũi và tạo bản sắc,dấu ấn riêng của từng chương trình phát thanh, của từng đài phát thanh.

1.1.2 Phát thanh hiện đại

Theo đại từ điển Tiếng Việt, “hiện đại” là thuộc về thời đại ngày nay

có áp dụng những phát minh, những thành tựu mới nhất của khoa học kỳthuật; đối lập với cổ điển “Phát thanh” là phát và truyền âm thanh bằng sóng

vô tuyến điện

Theo cuốn Nghề phát thanh do Đài Tiếng nói Việt Nam biên dịch và

giới thiệu, Tài liệu lưu hành nội bộ thì chương trình phát thanh hiện đại lànhững chương trình có nhiều đổi mới so với phát thanh truyền thống Đổi mới

từ cách thông tin, cách thể hiện, cải tiến chương trình đến nâng cao chấtlượng âm nhạc và âm thanh, vừa phát huy bản chất truyền thống Việt Nam,vừa mau chóng hội nhập vào thế giới đang có nhiều chuyển biến mạnh mẽtrong thời đại bùng nổ thông tin [18, tr.222]

* Sự xuất hiện của phát thanh hiện đại

Từ những năm 90 của thế kỷ XX, khi kỹ thuật số ra đời, phát thanhcũng đã có những bước phát triển mới, nhảy vọt Đặc biệt, từ năm 1993, nhờ

dự án SIDA của Thụy Điển và các khóa tập huấn kỳ năng làm phát thanh trựctiếp, nhiều đài phát thanh địa phương và cả Đài TNVN bắt đầu áp dụngphương thức trực tiếp vào sản xuất chương trình Phát thanh hiện đại có thểđược tính từ đây

Phát thanh hiện đại ra đời là sự kế thừa và phát triển của phát thanhtruyền thống Đó là sự thay đổi phương thức trong sản xuất các chương trình

Trang 15

phát thanh cho phù họp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của côngchúng Sự thay đổi của phương thức sản xuất không chỉ dựa trên nền tảng củacông nghệ, kỹ thuật mới mà còn đòi hởi kỹ năng mới để tạo ra được chấtlượng nội dung và hình thức mới và qua đó có thể hình thành công chúngmới Trong phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại,những ưu điếm của phát thanh truyền thống (như: có đối tượng thính giả rộngrãi; tính tức thời và tỏa khắp; ưu thế chiếm lĩnh không gian toàn bộ thời giantrong ngày; tính giao tiếp cá nhân; thông điệp len lỏi khắp nơi và có khả năngtác động nhanh; dễ tác động vào tình cảm; sinh động trong cách thể hiện; sựthuyết phục, lôi kéo của lời nói tác động vào thính giác; kích thích trí tưởngtượng, buộc thính giả phải tự hình dung, liên tưởng; thiết bị rẻ tiền, đơn giản,

dễ phổ biến ) vẫn tiếp tục được phát huy mạnh mẽ và lại được sự hỗ trợ đắclực của công nghệ mới nên càng trở nên hấp dẫn hơn, hiệu quả hơn

Phát thanh hiện đại đang được coi là một trong những loại hình truyềnthông hiện đại, có được một lượng công chúng rộng rãi và có sức ảnh hưởnglớn tới dư luận xã hội Phát thanh hiện đại có một số đặc điểm:

Phát thanh hiện đại là thông tin có chất lượng: Thông tin có chất lượng

là thông tin chính xác Tính chân thực là một điều kiện tiên quyết đối vớithông tin đại chúng Các thông tin có sự khách quan trong cách tiếp cận sựkiện, trung thực đến từng chi tiết của sự kiện, chính xác tới từng con số đưara

Phát thanh hiện đại kết hợp được chức năng thông tin và chức năng giảitrí: Âm nhạc là phương tiện giao lưu với bạn bè, các nền văn hoá trên thế giới.cho nên âm nhạc trong phát thanh không chỉ đáp ứng nhu câu giải trí mà cònnâng cao văn hoá của thính giả

Phát thanh hiện đại đổi mới phong cách diễn đạt, trình bày thông điệp:Phong cách đọc văn bản phát thanh hiện nay đã dần thay thế bằng sự giao tiếp

Trang 16

giữa phát thanh viên, phóng viên, biên tập viên với thính giả Hiện nay phongcách được ưa chuộng là “giao tiếp trên sóng”.

Phát thanh trực tiếp, phát thanh tương tác, những chương trình phátthanh "nhiều màu sắc" mang đậm bản sắc hiện đại với cách sử dụng đậm đặctiếng động, âm nhạc ở Đài TNVN và các đài phát thanh địa phương là xu thếtất yếu Xu thế làm phát thanh hiện đại này đã ảnh hưởng mạnh mẽ tớiphương thức sáng tạo ngôn ngữ, bao gồm cả lời nói tiếng động, âm nhạc.Trong phát thanh truyền thống, tiếng động ít được sử dụng Phát thanh hiệnđại hướng nhiều hơn tới việc làm cho tác phẩm thực sự sống động, chân thựcvới sự hiện diện của tiếng động đậm đặc hơn

Phát thanh hiện đại nổi bật với sự thay đổi về phương tiện kỹ thuậtcũng như trang thiết bị máy móc, đường truyền, dây dẫn, chuyển từ phátthanh sóng AM, FM sang hệ thống phát thanh DAB, và giờ đây đã là kỉnguyên của phát thanh kỹ thuật số Phát thanh hiện đại ra đời đã đánh dấu mộtbước ngoặt vô cùng quan trọng trong lĩnh vực báo chí phát thanh của ViệtNam Một cuộc cách mạng trong ngành phát thanh đã, đang và sẽ diễn ra sôinổi, nhằm một mục đích duy nhất Phát thanh Việt Nam tiến kịp với phátthanh thế giới

Như vậy, có thể hiểu phát thanh hiện đại là việc đổi mới phương thức sản xuất chương trình phát thanh dựa trên nền tảng của công nghệ, kỹ thuật mới, áp dụng các kỹ năng mới đê tạo ra các chương trình phát thanh có chất lượng nội dung và hình thức mới, qua đó hình thành công chủng mới

1.1.3 Khái niệm sử dụng

Theo Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nằng, 2007, "sử dụng" là làmphương tiện để phục vụ nhu cầu, mục đích nào đó Còn theo Đại Từ điểnTiếng Việt, NXB VH-TT năm 1998 thì sử dụng là đem dùng vào một côngviệc

Trang 17

Như vậy, sử dụng có thể hiếu là dùng làm phương tiện cho 1 công việcnào đó để phục vụ cho mục đích đã đề ra.

Tiếng động phát thanh là những âm thanh tự nhiên của cuộc sống docon người và vạn vật tạo nên, hoặc là những âm thanh mô phỏng tiếng động

tự nhiên, được nhà báo ghi âm và sử dụng một cách có chủ ý trong bài phátthanh làm tăng hiệu quả của tác phẩm, chương trình

1.1.5 Tiếng động phát thanh

Trên phát thanh, một cách chung nhất, người ta thường hiểu tiếng động

là sự biểu hiện bằng âm thanh, khác biệt với các thành tố lời nói và âm nhạc,vang lên trên làn sóng phát thanh một cách có tổ chức và theo một ý đồ nhất

định Qua đó có thể hiểu: Tiếng động phát thanh là dạng tiếng động tự nhiên của cuộc sổng, do vạn vật hoặc con người tạo nên trong quá trình vận động, phát triên; hoặc là dạng tiếng động do nhà bảo mô phỏng lại tiếng động tự nhiên; được sử dụng đê làm tăng hiệu quả của tác phâm hoặc chương trình phát thanh.

Và như vậy, nếu lời nói nhân chứng là những phát ngôn của một conngười cụ thể về một vấn đề, sự kiện nào đó (con người đó do nhà báo lựachọn, đặt câu hỏi), thì tiếng động phát thanh là một chuỗi âm thanh của cuộc

Trang 18

sống được máy ghi âm ghi lại được Trong chuỗi âm thanh đó, có thể có tiếngnói của con người, nhưng đó không phải là những phát ngôn đích danh Nóđược hoà lẫn vào những chuồi âm thanh khác của tự nhiên Người ta có thếnghe được tiếng nói của con người nhưng có thể không biết đích xác người đóđang nói gì, hoặc có thể nghe được tiếng nói của không chỉ một vài người màcủa hàng chục, hàng trăm người cùng một lúc.

1.2 Vai trò và các dạng tiếng động trong phát thanh hiện đại

1.2.1 Vai trò của tiếng động trong phát thanh hiện đại

Tiếng động có vai trò quan trọng trên sóng phát thanh,

Tiếng động tham gia cung cấp thông tin và bổ trợ cho lời nói

Tiếng động có giá trị thông tin nhất định, đặc biệt là thông tin về bốicảnh, không gian, thời gian, địa điểm, quang cảnh, hiện trạng, hoàn cảnh,hoặc có thể là thông tin về tâm trạng, tính cách của nhân vật Từ đó, tiếngđộng làm nổi rõ hơn chủ đề, nội dung tác phẩm Ví dụ, mô tả quang cảnh làngquê ban đêm có tiếng ếch nhái kêu dưới nước, tiếng chó sủa văng vẳng, lễ hộitrung thu với tiếng trống rộn ràng, âm thanh múa sư tử hay tiếng người cườinói râm ran

Khi có tiếng động, lời nói trong tác phẩm phát thanh có thêm mộtphương tiện bổ trợ quan trọng Lời nói có thể bót đi để tiếng động hiện trường

mô tả quang cảnh thay cho nó, nói thêm những sắc thái mà lời nói khó có thể

mô tả Khi mô tả tâm trạng của một người phụ nữ bị bạo hành, hay một bà mẹtrẻ có con mắc bệnh hiểm nghèo không có tiền chữa trị thì tiếng động sẽ làmnổi bật tâm trạng buồn khổ bế tắc của người phụ nữ ấy Khi mô tả một buổisớm mai ở làng quê vào vụ gặt lúa với trong không gian thiên nhiên tronglành, thơ mộng, lời nói có thể thu bớt lại để nhường cho tiếng chim hót, tiếngmáy gặt lúa, tiếng cười nói của con người Khi lời nói mô tả, tiếng động vừa

là sự chứng minh vừa đồng thời làm sáng rõ thêm, cung cấp thêm thông tin

Trang 19

Tiếng động gia tăng tỉnh chính xác, khách quan cho thông tin được chuyển tải bằng lời nói

Trong các tác phẩm phản ánh, ghi nhanh, phóng sự, ở những đoạn miêu

tả quang cảnh, hiện trạng, thính giả có thế bắt gặp trên sóng phát thanh nhữngcụm từ như: ”chúng tôi đang có mặt tại ”, ”trước mặt chúng tôi là ”, rấtđông vui náo nhiệt, rất ồn ào bụi bặm, phòng chờ khám luôn chật kín bệnhnhân, tiếng hò reo, tiếng gọi nhau í ới, tiếng mặc cả xi xao Nếu không cótiếng động đi kèm lời nói trong những tình huống này, thì không phải thôngtin nào nhà báo đưa ra cũng thực sự thuyết phục thính giả

Ví dụ, trong ghi nhanh nói về chiến thắng của đội tuyển bóng đá U23Việt Nam sau trận bán kết giữa Việt Nam và Quata (phát sóng ngày24/1/2018 trên voVI Đài TNVN), phóng viên đứng giữa tiếng reo hò của hàngnghìn cổ động viên cho thấy không khí tưng bừng ăn mừng chiến thắng củangười hâm mộ và các cầu thủ Nếu thiếu vắng tiếng động, thính giả có thể đặtcâu hỏi: nhà báo có mặt tại sân vận động tại Thường Châu, Trung Quốc haykhông? Tiếng động đi kèm đã đem lại tính trung thực khách quan của thôngtin, tạo được niềm tin cho thính giả - một yếu tố quan trọng để tăng cườnghiệu quả tiếp nhận của tác phẩm

Tiếng động tạo hình ảnh, vẽ lên trong tâm trí người nghe bức tranh cuộc sổng hiện thực sinh động

Không chỉ tham gia cung cấp thông tin, làm tăng tính chính xác, kháchquan, tiếng động còn góp phần tạo hình ảnh cho một bài phát thanh Không có

gì ngạc nhiên khi một nhà nghiên cứu báo chí nói : Tôi thích phát thanh bởi vìhình ảnh của nó tốt hon Nói như vậy không có nghĩa là phát thanh cũng cóhình ảnh giống truyền hình, mà hình ảnh trong phát thanh là hình ảnh trong trítưởng tưởng Tiếng động có khả năng đánh thức những chiều cạnh liên tưởngphong phú cpng tiềm ẩn trong trí não mỗi con người, gợi lên những hình ảnh

Trang 20

Ví dụ trong tác phẩm ghi nhanh phát thanh "Tỉnh Quảng Ninh đón bằng

di sản vãn hóa phi vật thể cấp quốc gia và khai hội Tiên Ông 2018" (V0V1,

Đài TNVN, phát sóng ngày 20/2/2018), trong phần mở đầu, tác giả đã sửdụng 3 giây tiêng động hiện trường là tiêng đàn, trông, ca hát của lê hội hòacùng tiếng nói cười ồn ã của đông đảo người dân tham dự lễ hội Sau đó tiếngđộng hiện trường được vuốt nhỏ xuống để làm nền cho lời dẫn của phóngviên Toàn bộ tác phẩm ghi nhanh đều sử dụng tiếng động hiện trường làmnền và trong phỏng vấn nhân vật, tiếng động hiện trường được thu to hơn Đốivới những tác phẩm ghi nhanh về lễ hội như vậy, tiếng động hiện trường cógiá trị lớn làm cho thính giả như được sống trong không khí của lễ hội

Tiếng động thể hiện những sắc thái biểu cảm cho một bài phát thanh

Xuất phát từ phương thức tác động bằng âm thanh nên phát thanh gợicho người nghe cảm giác gần gũi, thân mật và riêng tư Không phải ngẫunhiên, các nhà nghiên cứu phát thanh khẳng định, phát thanh gợi lên cám xúc.Nếu khéo biết sử dụng từ ngữ cùng các tiếng động, phát thanh có thể chuyểntải bất kỳ thứ cảm xúc nào của con người Cũng như ngôn ngữ và âm nhạc,tiếng động có thể làm cho người ta vui, có thể làm cho người ta buồn, có thểlàm dấy lên sự thương cảm hay sự phẫn nộ Ví dụ, bài viết về hậu quả sạt lởđất ở các tỉnh miền núi phía Bắc sau mưa lũ, những âm thanh tại hiện trườngnhư tiếng khóc, tiếng than vãn của người dân sẽ khiến người nghe thươngcảm đến rơi nước mắt Trong phóng sự Ma túy và những thảm án đau lòng(Diễn đàn các vân đê xã hội, V0V2 ngày 16/5/2018), tác giả đã khăc họa bikịch của những người làm cha, làm mẹ, những gia đình có con sa vào ma túy

và gây ra những thảm án Những âm thanh trong phóng sự gợi lên sự ghê sợđối với cái chết trắng đồng thời cũng thương cảm đối với những hoàn cảnhđáng thương Cũng từ những cảm xúc chân thực ấy, mỗi thính giả sẽ cónhững định hướng trong hành động và hành vi ứng xử trước hiểm họa ma túy

Trang 21

Tiếng động có thể đóng vai trò tương đương với nhũng lời dẫn, đặc biệt là trong các câu chuyện truyền thanh, kịch truyền thanh

Trong nhiều trường hợp, thay bằng hệ thống lời dẫn, một chuồi âmthanh tự nhiên có thể cho người nghe hiếu được hoàn cảnh giao tiếp của nhàbáo, hiểu được không gian, thời gian, nội dung tiếp theo sau của câu chuyện

Ví dụ: Trong một số vở kịch truyền thanh, thay vì dùng lời dẫn để miêu

tả cảnh say rượu của một người đàn ông, tác giả có thể dùng tiếng động bướcchân loạng choạng, tiếng đập cửa, tiếng dép lê dài, tiếng quát mắng, đập phá,chửi bới, đánh đập Với các tác phẩm báo chí, tiếng động cũng có thể thaylời dần hoặc trợ giúp cho lời dẫn Một chuồi âm thanh tự nhiên cho ngườinghe hiểu được hoàn cảnh giao tiếp của nhà báo, hiểu được không gian, thời

gian, nội dung tiếp theo của câu chuyện Ví dụ, trong tác phẩm"7kwg bừng lễ hội Bơi chái truyền thống trên Sông Lô, Việt Trì" (phát sóng trong chương trình Chuyến đi Kỳ thủ ngày 24/4/2018 trên VOV2) Tiếng bơi thuyền, tiếng

nước chảy có tác dụng trợ giúp cho lời dẫn của phóng viên, họ không cầndùng nhiều từ ngữ để miêu tả, chính tiếng động tại hiện trường đã nói lênkhông khí tưng bừng của ngày hội, cho thính giả cảm nhận không gian rộnglớn của khúc sông, sự đông đúc, náo nhiệt của các đội đua thuyền và ngườidân đứng trên bờ cổ vũ

Tiếng động được ghi cùng lúc với lời thoại thì tạo thành một chỉnh thể gắn bó khăng khít, tạo thành một phần tình huống giao tiếp

Nó tham gia thể hiện nội dung câu chuyện, thể hiện trạng thái nhân vật,tính cách nhân vật, thể hiện sự chuyển động của cốt truyện, của thông tin.Trong tin tức hoặc ghi nhanh, tiếng động cũng tham gia mạnh mẽ vào quátrình thể hiện nội dung câu chuyện, thể hiện trạng thái, tính cách nhân vật, thể

hiện sự chuyển động của thông tin Ví dụ, trong ghi nhanh Không khí sôi động tại Le khai mạc World cup 2018 trên sân vận động Luzhniki, thủ đô

Trang 22

khai mạc giữ Đội tuyên Nga và A - rập - xê - út (Thời sự 18h ngày 14/6/2018,

VOVÍ) Đối với một sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này thì tiếng độnghiện trường tại sân vận động của Nga là yếu tố không thể thiếu trong tácphẩm phóng viên đưa về, tiếng động lễ khai mạc sẽ diễn tả hết không khí sôinổi, không gian, quang cảnh hoành tráng tại sân vận động Trong trường họpnày, tiếng động còn có tác dụng lớn hơn lời dẫn của phóng viên Hoặc phản

ánh Vụ cháy lớn tại Khu Công nghiệp Thụy Vân, Phú Thọ - 3 nhà xưởng bị thiêu rụi (thời sự 14/6/2018, VOV1), tiếng động bùng bùng của đám cháy,

tiếng phun nước dập tắt đám cháy và tiếng ồn ào xung quanh cũng làm rõ hơnbối cảnh, không gian của vụ việc Có thể thấy thông tin chứa đựng trong tiếngđộng ấy có tác dụng làm rõ, làm sâu sắc thêm văn bản lời thoại, làm cho nósúc tích hơn về phương diện âm thanh

Tiếng động góp phần đa dạng hoá âm thanh, tạo sự sinh động cho tác phẩm và chương trình phát thanh

Âm thanh chính là tài nguyên của phát thanh Tác phẩm hoặc chươngtrình phát thanh bao giờ cũng hướng tới việc tạo nên sự sống động bằng cách

đa dạng các thành tố âm thanh: sử dụng nhiều dạng lời nói, sử dụng nhiều látnhạc, sử dụng tiếng động Một bài phóng sự, bài phản ánh quang cảnh, hiệntrạng , nếu có tiếng động họp lý, chắc chắn sẽ đánh thức thính giác, xúc giáccủa người nghe Khi đó, thính giả sẽ tiêp nhận hào hứng hon, bởi vì tai ngườinghe bao giờ cũng hướng tới những âm thanh đa dạng, phong phú và sinhđộng

Thậm chí, từ vai trò của tiếng động phát thanh, một số nhà báo đã có ýtưởng thực hiện những tác phẩm tiếng động Trong đó, nhà báo xây dựng bứctranh thông tin, phản ánh, miêu tả tình huống, quang cảnh, hiện trạng hoàntoàn bằng tiếng động tự nhiên Ví dụ: tác phẩm tiếng động về Tiếng rao thời

@ được bố cục bằng chuỗi âm thanh liên tiếp theo lôgic của hiện thực: tiếngloa bán báo, các loại hàng hóa đều được sử dụng công nghệ tạo thành một

Trang 23

chuỗi âm thanh vừa dân dã, vừa hiện đại Hoặc có một số phóng viên phảnánh lễ hội thực hiện trực tiếp tại hiện trường, đầu tiên là một loạt âm thanh vuitươi, phấn khởi của lễ hội, tiếp đến là lời dẫn phóng viên tại hiện trườnghướng dẫn thính giả theo chân phóng viên leo lên đỉnh núi với tư cách nhưmột hướng dẫn viên du lịch cùng tham gia trải nghiệm lễ hội đó Trong quátrình đó, phóng viên miêu tả các danh lam thắng cảnh, nét độc đáo của kiếntrúc, ẩm thực và lễ hội Thính già sẽ bị cuốn hút như được trải nghiệm sựkiện, hòa mình vào không khí lễ hội qua những âm thanh chân thực, sinhđộng tại sự kiện Để thực hiện một tác phẩm như vậy, phóng viên luôn phảichủ động về kịch bản cũng như những địa điểm cần đến.

1.2.2 Các dạng tiếng động phát thanh

Tiếng động phát thanh có các dạng sau:

Dạng tiếng động phân chia theo nguồn gốc xuất xứ

Dựa theo tiêu chí về nguồn gốc xuất xứ, có thể chia tiếng động phátthanh thành hai dạng: tiếng động tự nhiên và tiếng động nhân tạo, hay còn gọi

là tiếng động thật và tiếng động giả

Tiếng động tự nhiên là dạng tiếng động do vạn vật hoặc con người tạonên trong quá trình vận động, phát triển

Ví dụ: tiếng chim hót, tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, tiếng nước chảy,tiếng ồn ào của đám đông, tiếng mưa rơi, tiếng xe cộ trên đường

Tiếng động nhân tạo là những âm thanh được con người tạo ra bằngcách mô phỏng theo tiếng động tự nhiên

Ví dụ: gõ tay vào bàn để tạo nên tiếng giày của người đi trên sàn nhà,huýt sáo để tạo tiếng chim hót, chuyển động những mảnh vải dày để tạo tiếnggió bão; tạo tiếng đóng cửa bằng sự va chạm của hai miếng gỗ, tạo tiếng mưanhỏ bằng cách lấy chổi tre để quét lên giấy báo hoặc vò giấy gói đồ nhè nhẹ

Trang 24

Tiếng động thật và tiếng động giả Ngoài cách gọi là tiếng động tựnhiên và tiếng động nhân tạo, còn có ý kiến gọi là tiếng động thật và tiếngđộng giả Theo cách gọi này, tiếng động thật là tiếng động thu được trực tiếp

từ chính vật đó phát ra; tiếng động giả là tiếng động được tạo ra bằng phươngpháp gián tiếp giống với một tiếng động thật nào đó

Về bản chất, tiếng động và tiếng ồn có thể giống nhau, đều là những âmthanh tự nhiên của cuộc sống, do con người và vạn vật tạo ra trong quá trìnhvận động, nhưng khi được nhà báo phát thanh sử dụng vào tác phấm, chươngtrình, hai thuật ngữ này lại có sự khác biệt nhất định Trong phát thanh, tiếng

ồn là những âm thanh mà chúng ta không mong muốn, gọi cách khác, khi cónhững tạp âm không mong muốn lọt vào micro làm giảm hiệu quả của tácphẩm, âm thanh đó được gọi là tiếng ồn

Còn tiếng động, về bản chất cũng là âm thanh, là tiếng ồn của cuộcsống, nhưng được nhà báo chọn lọc mô tả, sử dụng một cách có chủ ý, hoặcnếu ngẫu nhiên lọt vào băng từ, tiếng động đó lại có tác dụng hỗ trợ ý nghĩathông tin, làm đẹp cho tác phẩm phát thanh

Tuy nhiên đối với các tác phẩm báo chí phát thanh, nhà báo thường chỉ

sử dụng tiếng động tự nhiên (tiếng động thật) được thu âm tại nơi sự kiện, sựviệc đó diễn ra, không sử dụng tiếng động nhân tạo Bởi báo chí nói chung,báo phát thanh nói riêng luôn đảm bảo tính khách quan, chân thực, tiêng độngtrong tác phẩm báo phát thanh chính là một trong những yếu tố tạo nên tínhkhách quan, chân thực cho thông tin được phản ánh Vì vậy, tiếng động giảhay tiếng động nhân tạo chỉ được sử dụng trong phát thanh ở một số tác phẩmmang tính nghệ thuật như câu chuyện truyền thanh, kịch truyền thanh

Dạng tiếng động phân chia theo cách thức sử dụng có thể phân ra hai

dạng tiếng động: tiếng động đồng thời và tiếng động độc lập

Tiếng động đồng thời được hiểu là tiếng động xuất hiện cùng lúc với

các thành tố âm thanh khác trong một tác phẩm phát thanh, như xuất hiện

Trang 25

cùng lúc với lời nói của phóng viên hoặc lời nói của nhân chứng, hoặc xuấthiện cùng lúc với âm nhạc Khi lời nói phóng viên xuất hiện (ví dụ: phóngviên tường thuật sự việc, miêu tả sự kiện, đặt câu hỏi ) hoặc khi lời nói nhânchứng xuất hiện thì tiếng động hiện trường mới xuất hiện.

Ví dụ: trong bài phản ánh về một đêm hội thơ Rằm tháng Giêng, lời nóinhân chứng được xuất hiện đồng thời trên nền tiếng động hiện trường, tiếngngâm thơ, tiếng nhạc đệm, tiếng trống phách, tiếng ồn ào của khán giả Vớidạng tiếng động này, lời nói nhân chứng và tiếng động hiện trường gắn bókhăng khít với nhau, tương hỗ nhau, chỉ có thể tách rời các thành phàn âmthanh này với nhau bằng phần mềm kỹ thuật có tính năng chuyên nghiệp,nhưng đây là công việc cầu kỳ và ít được sử dụng

Tiếng động độc lập là tiếng động xuất hiện riêng biệt trong tác phẩm

hoặc chương trình phát thanh, không đi liền với bất kỳ thành tố âm thanh nàokhác Nói cách khác, tiếng động độc lập không đi kèm lời nhân chứng, khônglàm nền cho nội dung thông tin mà đứng độc lập Khi tiếng động dứt mới đếnlời nói do nhà báo hoặc nhân chứng cung cấp

Ví dụ: Với bài phản ánh về không khí đón giao thừa tại Thủ đô Hà Nội,tác giả miêu tả khung cảnh hiện trường bằng cách sử dụng một chuỗi âmthanh: tiêng nhạc sôi động tại sân khâu ngoài trời, tiêng đêm ngược đón giaothừa của người dân, tiếng pháo hoa vang dội trên bầu trời, tiếng hô "Chúcmừng năm mới" Khi những âm thanh đó lắng xuống và kết thúc, lời nói củaphóng viên mới xuất hiện

Trong các vở kịch truyền thanh, tiếng động độc lập có cơ hội xuất hiệnnhiều Ví dụ trong một vở kịch, thính giả được nghe những tiếng động: tiếng

xe máy to dần rồi tắt hẳn, tiếng chó sủa rộ lên mừng rỡ, tiếng két của cánh

cửa gỗ cũ kỹ được mở ra, tiếng giày nện trên nền nhà gạch sau đó mới được

nghe giọng phều phào của nhân vật người cha

Trang 26

Từ khả năng xuất hiện một cách riêng biệt này, một số nhà báo đã có ýtưởng thực hiện những tác phẩm tiếng động để sử dụng xen kẽ trong cácchương trình phát thanh Trong đó nhà báo xây dựng bức tranh thông tin,phàn ánh, miêu tà tình huống, quang cảnh, hiện trạng, hoàn toàn bằng tiếngđộng tự nhiên Thậm chí, từ khả năng xuất hiện một cách riêng biệt này, một

số nhà báo đã có ý tưởng thực hiện những tác phẩm báo chí bằng tiếng động.Trong đó các chi tiết bằng lời được thay thế bằng các chi tiết tiếng động Vídụ: tác giả Trần Viết Hoàn - Ban Văn hóa - xã hội V0V2 đã sáng tạo tác phẩm

tiếng động Tiếng rao thời @ Tác phẩm toàn bộ sử dụng tiếng động nhưng đã

để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng thính giả, đặc biệt là người dân HàNội Với những người dân sinh sống ở Hà Nội hay các thành phố lớn, tiếngrao được cất lên từ những gánh hàng rong mồi sáng sớm hay đêm về đã trởnên quen thuộc: "Ai bánh nếp, bánh tẻ nào !", "Tào phớ ớ ! Ai Tào phớ ớnào Tào phớ nóng đây cháu ơi !" Những âm thanh nặng trĩu sự vất vả,nhọc nhằn của những người lao động bình dị đã đi vào tâm thức nhiều người.Vậy nhưng, trong nhịp sống hiện đại, tiếng rao cũng ít nhiều thay đổi Vì thế

tác phẩm Tiếng rao thời @ để lại khoảng trống cho nhiều người vốn nặng

lòng về một Hà Nội xưa cũ Thực tế trong cùng một tác phẩm, nhà báo có thểchỉ sử dụng tiêng động đi kèm với lời nói hoặc tiêng động độc lập Nhưngtrong nhiều tác phẩm, cả ba dạng tiếng động trên đều cùng được sử dụng

1.3 Những yêu cầu đối vói việc sử dụng tiếng động trong phát thanh

* Tiếng động phát thanh (tiếng động tự nhiên) khi được sử dụng trong các tác phẩm, chương trình phát thanh phải là " tiếng động thật"

Tiếng động được sử dụng để truyền tải thông tin phải là những tiếngđộng, âm thanh tự nhiên Đó là những tiếng động được nhà báo ghi âm lạitrong quá trình sự kiện, câu chuyện đó diễn ra Đối với phần âm thanh tiếngđộng tự nhiên được ghi âm tại hiện trường về biên tập qua phần mềm thì đòi

Trang 27

hởi tác giả cần phải chọn lọc, thêm bớt, cắt xén và sửa chữa sao cho tiếngđộng đó đảm bảo yêu cầu tự nhiên Nếu không cẩn thận chú ý đến yêu cầunày mà khiến cho tiếng động tự nhiên trong tác phẩm không giống so vớitiếng động thực ngoài đời thì sẽ dễ gây phản cảm, phản tác dụng làm mất đigiá trị chân thực, khách quan của tác phẩm.

Ví dụ: Trong chương trình "Chuyến đi kỳ thủ" phát trên sóng V0V2, Đài

TNVN, giới thiệu về các danh lam thắng cảnh trong và ngoài nước, các PV,BTV thường bắt buộc phải đến địa danh đó để ghi âm tiếng động tự nhiênphát ra tại địa danh đó, có thể là tiếng cồng chiêng Tây Nguyên, điệu múahoặc phong tục của người bản địa, có thể là tiếng xào nấu món ăn, tiếng nóicười của người dân địa phương Phóng viên ghi âm lại cuộc trò chuyện vớiBan quản lý danh lam thắng cảnh về những địa điểm hấp dẫn của địa phương,hỏi khách du lịch về những điều thú vị trong chuyến hành trình Tất cảnhững tiếng động này tạo nên "linh hồn" của chương trình Phóng viênthường chủ động ghi âm tất cả về biên tập để đưa vào cùng với lời giới thiệutạo nên sự hấp dẫn, sinh động cho chương trình

Trong phát thanh nhất là các tác phẩm chương trình thực tế, hạn chế sửdụng các tiếng động nhân tạo Chỉ trừ các trường hợp tác giả không thể thuđược tiếng động để đưa vào trong tác phẩm Mà tác phẩm này nếu không cótiếng động thì sẽ làm giảm đi sự hấp dần của tác phẩm đó thì tác giả có thể sửdụng những tiếng động lưu trữ có sẵn được ghi âm tại những sự kiện hay bốicảnh tưong tự, sau đó lắp ghép chỉnh sửa rồi đưa vào trong tác phẩm Điềunày đòi hỏi những nhà báo, cần phải có trình độ, tay nghề cao để tạo nênnhững tiếng động tự nhiên và phù họp với tác phẩm

* Tiếng động phát thanh cần phải có nhiệm vụ làm sáng tỏ bối cảnh, không gian, thời gian, tâm trạng, tỉnh cách của sự vật, hiện tượng, con người được đề cập trong tác phẩm.

Trang 28

Như đã đề cập ở trên, tiếng động phát thanh có vai trò cung cấp thôngtin về không gian, thời gian, hoàn cảnh, tâm trạng, tính cách nhân vật Vìthế, một trong những yêu cầu quan trọng là tiếng động được sử dụng một cách

có chủ ý trong tác phẩm, bắt buộc phải làm sáng tỏ thêm hoặc cung cấp thêmthông tin về khung cảnh không gian, thời gian, địa điểm, tâm trạng, tính cách.Bên cạnh đó, việc bố trí nội dung tiếng động phù họp với nội dung thông tinbằng lời nói là yêu cầu cần thiết Nói đúng hon là những tiếng động được sửdụng trong một tác phẩm phát thanh cần phải đề cập một cách chân thực bốicảnh, không gian, thời gian đồng thời giúp khắc họa rõ nét tâm trạng, chândung nhân vật Cụ thể như khi nhà báo nhắc đến bối cảnh Lễ giáng sinh ở nhàthờ thì phái có tiếng chuông giáo đường, tiếng thánh ca vang lên vang vọngtrong đêm lạnh, tiếng lẩm nhẩm nguyện cầu để người nghe hình dung rõhon bối cảnh, thời gian của buổi lễ

Ví dụ, trong phóng sự “Người phụ nữ 2 giỏi ở Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội” thuộc chuyên mục Chuyện đêm, VOV1, tiếng động xuất hiện ở giữa tác

phẩm đồng thời với lời nói của nhân vật, đó là tiếng máy sát ù ù bên cạnh cótác dụng làm sáng tỏ bối cảnh, không gian của buồi trò chuyện, tạo cho thínhgiả sự tin tưởng nhất định

* Tiếng động phải có thông tin

Tiếng động có thông tin tức là tiếng động đó là tiếng động gì, phản ánh

sự vật, hiện tượng gì, tiếng động đó đưa vào tác phẩm có mục đích và tácdụng gì Bởi không nên đưa vào tác phẩm phát thanh những tiếng động vôthưởng vô phạt, hoặc tiếng động phức tạp, làm hạn chế mục đích truyền tảithông tin của tác phẩm Những tiếng động trong một tác phẩm phát thanh(tiếng động độc lập) cần phải đủ dài, đủ rộng đủ sâu để diễn đạt trọn vẹn mộtthông tin nào đó, đem đến một sự hình dung, liên tưởng phù hợp cho ngườinghe Còn nếu chúng ta không đáp ứng đúng yêu cầu này đối với tiếng độngthì sẽ làm mất đi giá trị của tác phẩm, khi mà người nghe họ phải tiếp nhận

Trang 29

những âm thanh, tiếng động mà họ không hiếu đó là những âm thanh tiếngđộng gì.

Ví dụ, phản ánh về một vùng quê khởi sắc trong xây dựng nông thônmới, khi nói về hiệu quả trong chăn nuôi gà, vịt thì tác giả có thể để tiếngđộng độc lập khoảng 4-6 giây âm thanh của đàn gà, đàn vịt Khi nhắc tới việc

cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tác giả cần để tiếng động độc lậptiếng máy gặt liên hoàn đang thu hoạch lúa, tiếng máy phay đất đang làmviệc Còn khi nhắc đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục, trường lớp khangtrang, nhà báo đưa âm thanh của một lớp học hay giờ ra chơi, tan trường vớitiếng trống trường, tiếng nô đùa của các em học sinh Những âm thanh nàyphải được ghi âm rõ nét và đủ dài, đủ sâu để người nghe cảm nhận được rõràng đó là âm thanh gì, phát ra ở đâu và tác dụng gợi liên tưởng như thế nào

* Tiếng động mang tính đặc trưng

Tiếng động mang tính đặc trưng là những tiếng động giúp cho nhà báophản ánh đúng ý đồ, giúp cho người nghe nhận biết đó là tiếng động phát ra

từ sự vật, sự việc gì, nhờ tiếng động đó, người nghe phân biệt được sự vật,hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác

Có những tiêng động đặc trưng sau:

Lễ hội đón giao thừa, chào năm mới thường có tiếng ca hát, nhảy múa,tiếng người nói ồn ào, tiếng đếm ngược và tiếng pháo hoa trên bầu trời, cùngtiếng vồ tay, hô vang chúc mừng năm mới của mọi người

Một lễ hội mùa xuân thì thường có tiếng trống vật, tiếng khấn lần rầntrong những ngôi chùa, tiếng loa phát thanh phát những bài hát về mùa xuân

về quê hương đất nước Tiếng người cười nói Buổi đêm ở một thôn quê vào

hè đó là tiếng ếch kêu, tiếng dế gáy và đôi khi có tiếng gà gáy Đường phốchính là tiếng động cơ xe lưu thông trên đường Bữa tiệc có tiếng người nóichuyện vui vẻ, tiếng của những bản nhạc của những cái cụm ly Vào vụ gặt

Trang 30

ngoài đồng là tiếng người gọi nhau í ới, tiếng của lưỡi liềm cắt lúa, tiếng củanhững chiếc máy phụt lúa vang khắp cánh đồng Giờ ra chơi ở một trườnghọc là tiếng trống trường, tiếng học sinh chơi đùa, cười nói

* Tiêng động phải rõ ràng, trung thực, chính xác

Yêu cầu này đòi hỏi về vấn đề đảm bảo chất lượng tiếng động Vì nhiềukhi tiếng động này sau khi đưa vào tác phẩm để truyền tải đến người nghe thìngười nghe lại nghe thành một tiếng động khác Nó giống như tạp âm Cuộcsống có rất nhiều âm thanh phát ra cùng lúc, để phục vụ cho ý đồ của tácphẩm, nhà báo phải lựa chọn ghi được âm thanh phục vụ chủ đề tác phẩm mộtcách rõ ràng, trung thực và chính xác Điều này thì mồi một nhà báo cần phảilưu ý trong quá trình ghi âm, từ việc chọn thiết bị ghi âm, đặt điểm máy ghi

âm sao cho âm thanh được ghi lại rõ nét không pha tạp Tránh âm thanh tiếngđộng khi ghi lại bị rè, vỡ gây ảnh hưởng đến nội dung của tác phẩm Cụ thểnhư đế phản ánh một buối khai giảng của học sinh tiểu học, nhà báo sẽ xácđịnh cần ghi âm tiếng trống khai trường, tiếng ca hát chào mừng năm họcmới, tiếng nói cười của học sinh, tiếng ê a đọc chữ của các em học sinh lớp1 , từ đó, nhà báo sẽ lựa chọn vị trí và thời điểm bấm máy ghi âm sao chothu được những tiếng động đó rõ nét, trung thực và chính xác nhất, đồng thờihạn chê thâp nhât những tiêng ôn ào làm giảm hiệu quả của tiêng động mànhà báo cần sử dụng

* Tiếng động phải đủ dài đủ sâu, để người nghe có thể hiếu rõ ràng

và cảm nhận.

Tiêng động đủ dài và đù sâu đê cho người nghe có thê hiêu rõ và cảmnhận đòi hỏi thời lượng tiếng động không quá ngắn, nếu tiếng động độc lậpthì trung bình từ 3 giây đến 10 giây Đối với tiếng động đồng thời với lời nóicủa phóng viên hay nhân vật thì tiếng động dài hon có thể 15-20 giây Tuynhiên, không chỉ đủ dài mà tiếng động còn cần phải rõ nét, có chọn lọc đặc

Trang 31

trưng cho từng không gian, thời gian, bối cảnh, phù họp với chủ đề của tácphẩm.

Ví dụ, Để miêu tả cụ thể trò Xuân Phả trong tác phẩm Trỏ Xuân Phả nghệ thuật truyền thống của xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa (phát sóng chương trình Chuyến đi kỳ thú, ngày 1/3/2018 trên VOV2), tác giả

-của bài phóng sự đã sử dụng những tiếng động tiếng trống, phách, lời hát -củamột câu lạc bộ đang tập ở dạng tiếng động độc độc lập với thời lượng 6 giây

và ở dạng tiếng động đồng thời với lời dẫn của BTV và lời phát biểu của nhânvật trong 2/3 nội dung tác phẩm Với thời lượng như vậy, BTV không cầndùng nhiều câu từ để miêu tả cũng có thể giúp cho thính giả hiểu tường tận,

cụ thể trò Xuân Phả về cách đánh phách, đánh trống, cách hát như thế nào, tròXuân Phả độc đáo, hấp dẫn ra sao

* Thời điểm, thời lượng, âm lượng của tiếng động trong mỗi một tác phẩm phát thanh cần phải được sử dụng linh hoạt tùy thuộc vào ý đồ chủ quan của nhà báo

Cho đến nay thì vẫn chưa có một tiêu chuẩn nhất định nào về thờilượng của tiếng động trong tác phẩm phát thanh, bởi vì tiếng động cũng làmột nghệ thuật, nó cần sự sáng tạo

Trong mỗi một tác phẩm phát thanh, tùy thuộc vào thể loại, nội dungcủa tác phẩm mà nhà báo quyết định sử dụng tiếng động sao cho hợp lý

Đối với các tác phẩm tường thuật, giao lưu trực tiếp thì tiếng động cóthể đi suốt dọc theo chiều dài tác phẩm Tiếng động lúc này kết hợp với cácthành tố khác như lời nói phóng viên, nhân vật, nhân chứng và âm nhạc sẽ tạonên một tác phẩm, chương trình phát thanh hoản chỉnh

Trong những chương trình phát thanh trực tiếp như cầu phát thanh trựctiếp thì tiếng động có thể được sử dụng trong suốt chiều dài của tác phẩm.Tiếng động lúc này cùng kết họp với âm nhạc cũng như lời dẫn của phóng

Trang 32

viên và nhân vật-nhân chứng sẽ làm nên những chương trình phát thanh trựctiếp Còn đối với các tác phẩm, phóng sự, phỏng vấn, ghi nhanh mỗi nhàbáo đều tự quyết định về mặt thời lượng của các loại tiếng động được sửdụng.

Ví dụ, trong bài phản ánh Khai mạc Le hội Xuân hồng lần thứ XI năm

2018 với thông điệp "Hiến giọt máu đào -Trao đời sự sống" tại Viện huyết học truyền máu Trung ương Tiếng động bắt đầu đồng thời lời dẫn 6 giây, lời phát

biểu của 2 vợ chồng tình nguyện viên hiến máu trên nền tiếng động ồn ào tạingày hội hiến máu 28 giây, phát biểu của Thứ trưởng thường trực NguyễnViết Tiến trên nền tiếng động tại ngày hội hiến máu 46 giây Như vậy, tổngthời lượng của bài phản ánh là 2 phút 20 giây, tổng thời lượng tiếng động là 1phút 20 giây

Âm lượng của tiếng động trong báo phát thanh luôn phải linh hoạt, lúc

to, lúc nhở phụ thuộc vào chính nội dung của tác phẩm Cùng trong một tácphẩm, có đoạn tiếng động có âm lượng to được vang lên một cách rõ ràng, nổibật, tạo điểm nhấn, gây ấn tượng cho người nghe Nhưng cũng có những đoạntiếng động được cho âm lượng giảm dần, nhỏ dần xuống để hỗ trợ cho thôngtin bài viết Trong quá trình sử dụng tiếng động thì một điều rất đáng để lưu ý

đó chính là cần phải phân biệt đúng đâu là tiếng động, đâu là lời nói của nhânchứng Thực tế thì nhiều người, trong đó có cả một số phóng viên nhầm lẫntiếng động chính là lời nói của nhân chứng

Lời nói trên sóng phát thanh bao gôm lời nói của phát thanh viên, biêntập viên và cả lời nói của nhân chứng Cả nhà báo và nhân chứng đều phảidùng ngôn từ để có thể truyền đạt thông tin, thể hiện cảm xúc, thái độ Nhưvậy lời nói của nhân chứng không phải là tiếng động mặc dù trong quá trìnhđược phóng viên nhà báo phỏng vấn thì đi kèm với lời nói của nhân chứng lànhững tiếng động của môi trường xung quanh

Trang 33

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, bên cạnh việc làm rõ những khái niệm liên quan đến

đề tài như phát thanh hiện đại, tiếng động phát thanh, khái niệm sử dụng, luậnvăn đã chỉ ra các dạng tiếng động trong phát thanh gồm: tiếng động độc lập,tiếng động đồng thời, tiếng động tự nhiên, tiếng động nhân tạo Luận văn chỉ

rõ các vai trò của tiếng trong trong tác phẩm, chương trình phát thanh Đồngthời, đưa ra những yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng động trong tác phẩmphát thanh hiện đại

Trong chương 1 của luận văn, tác giả cũng đưa ra một số ví dụ điểnhình về việc sử dụng tiếng động trong phát thanh trên một số chương trìnhcủa Đài Tiếng nói Việt Nam để làm rõ các dạng tiếng động và vai trò củatiếng động trong tác phẩm và chương trình phát thanh

Mặc dù, tiếng động là một thành tố quan trọng của ngôn ngữ báo phátthanh, có vai trò quan trọng trong tác phẩm chương trình, tuy nhiên, trongthời gian qua, trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng, sóng Việt Nam nóichung, tiếng động đôi khi chưa được chú trọng sử dụng và thường chỉ được

sử dụng đi kèm ý kiến nhân chứng Vì vậy, luận văn sẽ đi sâu vào thực trạng

sử dụng tiếng động trong một số tác phẩm của các chương trình của ĐàiTiếng nói Việt Nam, phân tích những ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân củahạn chế để việc sử dụng tiếng động trong tác phẩm phát thanh hiệu quả hơn

Chương 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG ĐỘNG TRONG CÁC CHƯƠNG

TRÌNH PHÁT THANH TRÊN KÊNH VOV1 VÀ VOV2

2.1 Giới thiệu về Đài Tiếng nói Việt Nam

Đài Tiếng nói Việt Nam có tên tiếng Anh là "Radio The Voice ofVietnam", (viết tắt là VOV) Đài Tiếng nói Việt Nam là đài phát thanh quốcgia, là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền

Trang 34

đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, góp phần nângcao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân Đài Tiếng nói Việt Namchịu sự quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông về hoạt động báochí, tần số và truyền dẫn, phát sóng phát thanh Hiện tại, Đài Tiếng nói ViệtNam là tổ họp truyền thông đa phương tiện quan trọng hàng đầu cả nước, với

đủ cả bốn loại hình báo chí: phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử và báoviết

Đài TNVN chính thức ra đời vào lúc 111130 phút ngày 7/9/1945 vớinội dung buổi phát thanh đầu tiên bằng tiếng Việt bắt đầu bằng câu: "Đây làTiếng nói của Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nước Việt Nam Dânchủ Cộng hoà Đến 1 lh30 ngày 2/7/1976, Đài Tiếng nói Việt Nam đổi xưngdanh thành: “Đây là Tiếng nói Việt Nam, phát thanh từ Hà Nội, thủ đô nướcCộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Trải qua 73 năm hình thành và pháttriển, Đài Tiếng nói Việt Nam đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng nhiềuhuân chương và danh hiệu cao quý: Huân chương Lao động hạng Nhất(1980), Huân chương Sao vàng (1995), Danh hiệu Anh hùng Lao động thời

kỳ đổi mới (2001), Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (2009),Huân chương Hồ Chí Minh (2010)

Cơ cấu tổ chức của Đài TNVN gồm 1 Tổng giám đốc và 3 Phó Tổnggiám đốc Từ một hệ chương trình phát thanh đối nội phát sóng không liêntục, đến nay vov đã có 7 kênh phát thanh (VOV1, VOV2, VOV3,VOV4,VOV5, VOV6, Kênh VOV Giao thông quốc gia) và một số kênh chuyên biệtnhư: VOV Tiếng anh 24/7, VOV FM 89, với nội dung thông tin đa dạng,phong phú, trong đó có nhiều chương trình thực hiện trực tiếp Từ năm 2013,các kênh phát thanh của vov đã dần đi vào hướng chuyên biệt sâu: voVI làkênh chuyên về Thời sự, VOV2 chuyên về Văn hoá- xã hội, VOV3 chuyên về

Âm nhạc, VOV4 chuyên về các vấn đề dân tộc, VOV5 chuyên về đối ngoại,VOV6 là kênh Văn học - Nghệ thuật, vov Giao thông quốc gia chuyên biệt về

Trang 35

giao thông, kênh vov Tiếng Anh 24/7 và kênh vov FM 89 chuyên về Sứckhỏe - Môi trường - An toàn thực phẩm Ngoài ra, Đài Tiếng nói Việt Namhiện có một kênh truyền hình và một Đài truyền hình trực thuộc là KênhTruyền hình Đài TNVN (voV TV) và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC Báo

in cũng là một trong những cơ quan ngôn luận quan trọng của vov Từ ngày 2tháng 11 năm 1998, báo Tiếng nói Việt Nam phát số in đầu tiên, cho đến nay,

có hai loại báo chí chính thức là báo điện tử trực tuyến và báo in giấy gồm có:Báo điện tử vov, Báo điện tử VTC và Báo in Tiếng nói Việt Nam Khối đàotạo của Đài Tiếng nói Việt Nam có Trường Cao Đẳng phát thanh truyền hình

I, trường Cao đẳng Phát thanh truyền hình II và Trung tâm đào tạo, bồi dưỡngnghiệp vụ phát thanh (VOVTC) chuyên đào tạo nhân lực phát thanh phục vụcho ngành phát thanh trong cả nước

Đến nay tất cả các chương trình phát thanh, truyền hình của Đài đều cóthể nghe, xem được trên mạng internet qua trang web của Báo điện tử vov.vn.Ngoài ra, vov cũng đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển các trang thông tinđiện tử: vovl.vov.vn, vov2.vov.vn, vov4.vn, vovworld.vn làm cho thông tincủa Đài TNVN ngày càng phong phú, đa dạng, hiệu quả và hấp dẫn hơn.Ngoài các cơ quan thường trú trong nước tại 6 khu vực: Tây Bắc, Đông Bắc,Miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ - Đồng Bằng SôngCửu Long, vov cũng là cơ quan báo chí sớm mở các cơ quan thường trú ởnước ngoài Từ năm 1998 đên nay, Đài đã thành lập được 12 cơ quan thườngtrú ở các khu vực trọng yếu trên thế giới gồm các nước: Thái Lan, Lào,Campuchia, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Nga, Cộng hòa Séc, Ai Cập, Hoa

Kỳ, Úc Đây chính là cánh tay nối dài của vov nhằm tăng cường khả năngcung cấp thông tin của Đài, đồng thời quảng bá về hình ảnh đất nước, conngười Việt Nam tới bạn bè quốc tế

Đài TNVN đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số vào sản xuất chươngtrình phát thanh, đến nay, hệ thống thiết bị kỹ thuật và truyền dẫn của vov đã

Trang 36

phát triển rộng khắp với trên 50 đài và trạm phát sóng AM, FM khu vực, 4trạm phát sóng thuê nước ngoài Tổng thời lượng phát sóng của vov lên đến300h/ngày Việc thực hiện số hóa hệ thống sản xuất chương trình phát thanh;thực hiện phát thanh, truyền hình trực tuyến và phát thanh, truyền hình theoyêu cầu, trên internet; truyền dẫn qua vệ tinh, đã góp phần quan trọng trongviệc cung cấp tới công chúng những sản phẩm báo chí với chất lượng âmthanh và hình ảnh cao, phù hợp với đời sống hiện đại.

2.1.1 Kênh Thời sự VOV1

Kênh Thời sự bắt nguồn từ chương trình Thời sự đầu tiên của ĐàiTiếng nói Việt Nam, được phát triển qua 9 năm kháng chiến chống thực dânPháp Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, chương trình Thời sự phát triếnmạnh mẽ, có vai trò nòng cốt trong hệ phát thanh Đối nội của Đài TNVN

Ngày 1/7/1994, Hệ Thời sự được thành lập từ hệ Đối nội phát sóng18giờ/ngày

Ngày 7/9/2003, Hệ Thời sự được bổ sung sắp xếp lại thành Hệ Thời sựChính trị Tổng hợp phát sóng từ 4h45 đến 24h00

Ngày 1/6/2008, Hệ Thời sự Chính trị Tổng hợp được thành lập về cơcấu tổ chức chịu trách nhiệm toàn bộ sóng voVI với thời lượng phát sóng 19h/ngày

Ngày 1/1/2010, Hệ Thời sự Chính trị Tông hợp chính thức phát sóng24h/24h cung cấp thông tin nhanh nhất về các vấn đề thời sự và chính trị,ngoại giao, kinh tế, văn học nghệ thuật cho thính giả trong và ngoài nước

Từ tháng 3/2018 Hệ Thời sự Chính trị Tổng họp trở lại với tên trướcđây là Ban Thời sự, tiếp tục thực hiện cung cấp thông tin "nhanh - tin cậy -hấp dẫn" nhất về các vấn đề thời sự và chính trị, ngoại giao, kinh tế, văn họcnghệ thuật cho thính giả trong và ngoài nước

Trang 37

Slogan của hệ VOV1 trước đây là "Điểm định hướng trong kỷ nguyênthông tin" đổi sang slogan của Kênh Thời sự VOV1 là "Nhanh, tin cậy, hấpdẫn".

Tần số phát sóng trung và sóng ngắn từ (594, 630, 648, 655, 666, 675,690,711) kHz và (5975, 9530, 7210)kHz Và trên sóng FM 100 MHz

Cơ cấu Ban thời sự (từ 1/3/2018)

Lãnhđạo ban gồm 01 trưởng ban và 03 phó ban 11 phòng gồm: PhòngHành chính - tổng hợp, Phòng xã hội, phòng Thời sự Quốc tế, phòng Sản xuấtchương trình, Phòng Thư ký biên tập, Phòng Kinh tể, Phòng Nông nghiệp -Biểnđảo, Phòng Nội chính, Phòng Phóng viên, phòng Khai thác, Phòng Nộidung số

Theo nhà báo Đồng Mạnh Hùng - Trưởng ban Thời sự VOV1, trongbối cảnh cạnh tranh với các loại hình truyền thông, đặc biệt là truyền thông xãhội rất mạnh mẽ, Kênh Thời sự VOV1 vừa phát huy được tiềm năng, thếmạnh của các loại hình truyền thông, trong đó có truyền thông xã hội để vậndụng cho hệ thống phát thanh; đồng thời cũng khẳng định vai trò, vị trí, tầmvóc, sức mạnh của Đài phát thanh trong điều kiện hiện nay Kênh voVI cóslogan là nhanh, tin cậy, hấp dẫn và khẩu hiệu là thông tin nhanh, bình luậnsâu, tương tác đa chiều VOV1 tăng cường tương tác với công chúng qua điệnthoại, facebook, fanpage để trong mỗi chương trình đều có sự tham gia củacông chúng, để họ cùng tham gia thông tin tới chương trình nếu có Thính giảcũng sẽ trao đôi với các biên tập viên, khách mời và đặc biệt họ cũng sẽ làmột phần để làm cho chương trình sinh động, hấp dẫn hơn”

Các chương trình của Kênh VOV1 gồm: các chương trình thời sự: Thời

sự 6h, thời sự 12h, thời sự 18h, thời sự 21h30; các chương trình theo dòngthời sự: Theo dòng thời sự, Câu chuyện thời sự, các vấn đề quốc tế; Chươngtrình "Góc nhìn"; các chương trình Quốc tế: Hồ sơ sự kiện quốc tế, ngôi nhà

Trang 38

chương trình Nội chính: Chính phủ với người dân, Quốc hội với cử tri, đờisống tôn giáo, Pháp luật và đời sống; Chương trình Điểm hẹn 17h; Chươngtrình Thức cùng sự kiện: Thế giới 24h, Thức cùng sự kiện, chuyện đêm; cácchương trình kinh tế: Kinh tế, Biển đảo Việt Nam, Nông nghiệp nông thôn,Biên giới xanh, nhịp sống công nhân; các chương trình văn hóa: văn hóa giảitrí, thể thao cuối tuần, kịch truyền thanh, Tâm tình biên giới và hải đảo; cácchương trình Khoa học: Môi trường và phát triển, Khoa học - công nghệ,Không gian số; các chương trình Diễn đàn: Chuyên gia của bạn, Diễn đànkinh tế, Đối thoại cuối tuần, Việt Nam trong tuần.

2.1.2 Kênh Văn hóa - xã hội VOV2

Kênh Văn hóa - xã hội V0V2 trước ngày 1/3/2018 là Hệ Văn hóa - Đờisống - Khoa giáo VOV2 phát sóng từ 05h00 đến 24h00 hàng ngày trên sóngngắn, sóng trung và sóng FM phủ khắp cả nước từ ngày 1 tháng 1 năm 2010.VOV2 phát liên tục 19h/ngày trên các tần số (549, 558, 580, 702, 729, 738,

1089, 9875, 5925, 6020)Khz và trên sóng FM 96,5 MHz cho Đồng bằng Bắc

bộ và phụ cận Slogan của Kênh VOV2 là "Từng trang của cuộc sống muônmàu" Các chương trình được xây dựng nhằm mang đến cho thính giả ngheđài trên toàn lãnh thổ Việt Nam và trên thế giới những thông tin về Văn Hóa,Giải Trí, Giáo Dục mới nhất, đặc sắc nhất Khán giả được nghe trực tuyếnhoàn toàn miễn phí trên sóng FM tần số 96,5 MHZ, thông qua websiteV0V2.V0V.VN và các ứng dụng App của V0V2 trên Apple Store đôi với hệđiều hành IOS, trên Play Store đối với hệ điều hành Android, cung cấp cáckênh nghe trực tuyến và nghe lại các chương trình đặc sắc hoàn toàn miễn phíđối với khán giả có nhu cầu sử dụng và truy cập

Cơ cấu tổ chức của Ban Văn hóa Xã hội VOV2: Lãnhđạo ban gồm 01Trưởng ban và 03 Phó ban 9 phòng gồm: phòng Hành chính - Tổng hợp,phòng Thư ký biên tập, Phòng Văn hóa - Đời sống, Phòng các vấn đề xã hội,

Trang 39

phòng Giáo dục và đào tạo, phòng Đoàn thế, phòng Tiếp chuyện bạn ngheđài, phòng Văn học - Nghệ thuật, phòng Sân khấu - Truyền thanh.

Các chương trình của kênh VOV2 gồm: các chương trình talk: Kháchđến chơi nhà, Mỗi tuần một nhân vật, Diễn đàn các vấn đề xã hội, Diễn đàngiáo dục, Diễn đàn văn học nghệ thuật; các chương trình y tế: Sức khỏe cộngđồng, Cùng bạn sống khỏe, Chuyện thầm kín, Eva làm mẹ, Thực khách thôngthái; các chương trình thể thao: Điểm nhấn thể thao, Thể thao và cuộc sống,Kiến thức thể thao, Bình luận thể thao; các chương trình văn hóa: Góc vănhóa, Chuyến đi kỳ thú, Đất nước ngàn năm, Gia đình Việt; các chương trình

xã hội: Nhiệt kế xã hội, Phía sau vụ án, Cuộc sống xanh, Đời như cổ tích,Thông tin liệt sỹ; các chương trình giáo dục: Chuyện giáo dục, Hàng lang trẻ,Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt; các chương trình đời sống: Bạn hãy nóivới chúng tôi, Sống an toàn, sống cùng biển, Con đường tri thức, Mách nhỏchị em, Cầm tay chỉ luật, Tư vấn chế độ chính sách; các chương trình vănnghệ: Đọc truyện đêm khuya, Tiếng thơ, Điểm hẹn văn nghệ, Văn nghệ thiếunhi, Ke chuyện và hát ru

2.2 Các chương trình thuộc diện khảo sát (trên kênh VOV1 và VOV2)

* Chương trình Thời sự 18h (kênh VOV1)

Chương trình Thời sự 18h nằm trong hệ thống chương trình của phòng

Chương trình, thuộc Ban Thời sự- kênh Thời sự VOV1 của Đài tiếng nói ViệtNam Đây là chương trình quan trọng của Đài Tiêng nói Việt Nam cập nhậtthông tin thời sự về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốcphòng trong nước và quốc tế nóng hổi lúc 18h hàng ngày Chương trình thời

sự 18h phát sóng lúc 18h chiều hàng ngày với thời lượng 26 đến 30phút/chương trình Chương trình thời sự 18h bao gồm các thể loại báo chíphát thanh gồm: Tin tức, ghi nhanh, phản ánh, phóng sự, phỏng vấn, trao

Trang 40

* Chương trình Bạn bè với Việt Nam (kênh VOV1)

Chương trình Bạn bè với Việt Nam có thời lượng 10 phút vào lúc 14hchiều thứ 2 và phát lại vào 15h chiều thứ 5 hàng tuần Chương trình nói vềquan hệ của Việt Nam với các nước trong tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội, giao lưu nhân dân; sự hỗ trợ và hợp tác quốc tế đối với sựphát triển của Việt Nam

* Chương trình Nông nghiệp - nông thôn (kênh VOV1)

Nằm trong chuỗi các chương trình thuộc lĩnh vực kinh tế, kênh VOV1,chương trình có thời lượng 9-10 phút, phát vào 5h35 đến 51145, phát lại vào14h45 đến 14h55 vào tất cả các ngày trong tuần

Nội dung chương trình xoay quanh chủ đề nông nghiệp nông thôn Đây

là một lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế đất nước, đã đượcĐài tiếng nóiViệt Nam theo sát và phản ánh sâu sát, kịp thời

* Diễn đàn các vấn đề xã hội (kênh VOV2)

Là một trong những chương trình thuộc lĩnh vực talk, chương trình cóthời lượng 30 phút phát vào 14h đến 14h30 phút chủ nhật hàng tuần trên kênhVOV2 Chương trình là diễn đàn của các chuyên gia thuộc các lĩnh vực liênquan đến vấn đề được đề cập trong chương trình như chuyên gia kinh tế, giáodục, nhà quản lý cùng bàn luận, bày tỏ ý kiến về các vấn đề nóng của xãhội

* Đời như cô tích (kênh V0V2)

Chương trình Đời như cồ tích là những câu chuyện cảm động về nhữngcon người nhân hậu, những hành động mang tính nhân văn, nhằm hướng tớinhững điều tốt đẹp, hoặc mở ra những tín hiệu vui, sự lạc quan, yêu đời vàniềm tin trong sáng vào cuộc sống Chương trình như một nốt nhạc sâu sắc và

ý nghĩa, tạo sự nhẹ nhàng và cân bằng cho cảm xúc của thính giả Chương

Ngày đăng: 08/03/2024, 09:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w