* Tiếng động phát thanh (tiếng động tự nhiên) khi được sử dụng trong các tác phẩm, chương trình phát thanh phải là "tiếng động thật"
Tiếng động được sử dụng để truyền tải thông tin phải là những tiếng động, âm thanh tự nhiên. Đó là những tiếng động được nhà báo ghi âm lại trong quá trình sự kiện, câu chuyện đó diễn ra. Đối với phần âm thanh tiếng động tự nhiên được ghi âm tại hiện trường về biên tập qua phần mềm thì đòi
hởi tác giả cần phải chọn lọc, thêm bớt, cắt xén và sửa chữa sao cho tiếng động đó đảm bảo yêu cầu tự nhiên. Nếu không cẩn thận chú ý đến yêu cầu này mà khiến cho tiếng động tự nhiên trong tác phẩm không giống so với tiếng động thực ngoài đời thì sẽ dễ gây phản cảm, phản tác dụng làm mất đi giá trị chân thực, khách quan của tác phẩm.
Ví dụ: Trong chương trình "Chuyến đi kỳ thủ" phát trên sóng V0V2, Đài TNVN, giới thiệu về các danh lam thắng cảnh trong và ngoài nước, các PV, BTV thường bắt buộc phải đến địa danh đó để ghi âm tiếng động tự nhiên phát ra tại địa danh đó, có thể là tiếng cồng chiêng Tây Nguyên, điệu múa hoặc phong tục của người bản địa, có thể là tiếng xào nấu món ăn, tiếng nói cười của người dân địa phương... Phóng viên ghi âm lại cuộc trò chuyện với Ban quản lý danh lam thắng cảnh về những địa điểm hấp dẫn của địa phương, hỏi khách du lịch về những điều thú vị trong chuyến hành trình... Tất cả những tiếng động này tạo nên "linh hồn" của chương trình. Phóng viên thường chủ động ghi âm tất cả về biên tập để đưa vào cùng với lời giới thiệu tạo nên sự hấp dẫn, sinh động cho chương trình.
Trong phát thanh nhất là các tác phẩm chương trình thực tế, hạn chế sử dụng các tiếng động nhân tạo. Chỉ trừ các trường hợp tác giả không thể thu được tiếng động để đưa vào trong tác phẩm. Mà tác phẩm này nếu không có tiếng động thì sẽ làm giảm đi sự hấp dần của tác phẩm đó thì tác giả có thể sử dụng những tiếng động lưu trữ có sẵn được ghi âm tại những sự kiện hay bối cảnh tưong tự, sau đó lắp ghép chỉnh sửa rồi đưa vào trong tác phẩm. Điều này đòi hỏi những nhà báo, cần phải có trình độ, tay nghề cao để tạo nên những tiếng động tự nhiên và phù họp với tác phẩm.
* Tiếng động phát thanh cần phải có nhiệm vụ làm sáng tỏ bối cảnh, không gian, thời gian, tâm trạng, tỉnh cách...của sự vật, hiện tượng, con người được đề cập trong tác phẩm.
Như đã đề cập ở trên, tiếng động phát thanh có vai trò cung cấp thông tin về không gian, thời gian, hoàn cảnh, tâm trạng, tính cách nhân vật... Vì thế, một trong những yêu cầu quan trọng là tiếng động được sử dụng một cách có chủ ý trong tác phẩm, bắt buộc phải làm sáng tỏ thêm hoặc cung cấp thêm thông tin về khung cảnh không gian, thời gian, địa điểm, tâm trạng, tính cách.
Bên cạnh đó, việc bố trí nội dung tiếng động phù họp với nội dung thông tin bằng lời nói là yêu cầu cần thiết. Nói đúng hon là những tiếng động được sử dụng trong một tác phẩm phát thanh cần phải đề cập một cách chân thực bối cảnh, không gian, thời gian... đồng thời giúp khắc họa rõ nét tâm trạng, chân dung nhân vật. Cụ thể như khi nhà báo nhắc đến bối cảnh Lễ giáng sinh ở nhà thờ thì phái có tiếng chuông giáo đường, tiếng thánh ca vang lên vang vọng trong đêm lạnh, tiếng lẩm nhẩm nguyện cầu... để người nghe hình dung rõ hon bối cảnh, thời gian của buổi lễ.
Ví dụ, trong phóng sự “Người phụ nữ 2 giỏi ở Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội” thuộc chuyên mục Chuyện đêm, VOV1, tiếng động xuất hiện ở giữa tác phẩm đồng thời với lời nói của nhân vật, đó là tiếng máy sát ù ù bên cạnh có tác dụng làm sáng tỏ bối cảnh, không gian của buồi trò chuyện, tạo cho thính giả sự tin tưởng nhất định.
* Tiếng động phải có thông tin
Tiếng động có thông tin tức là tiếng động đó là tiếng động gì, phản ánh sự vật, hiện tượng gì, tiếng động đó đưa vào tác phẩm có mục đích và tác dụng gì. Bởi không nên đưa vào tác phẩm phát thanh những tiếng động vô thưởng vô phạt, hoặc tiếng động phức tạp, làm hạn chế mục đích truyền tải thông tin của tác phẩm. Những tiếng động trong một tác phẩm phát thanh (tiếng động độc lập) cần phải đủ dài, đủ rộng đủ sâu để diễn đạt trọn vẹn một thông tin nào đó, đem đến một sự hình dung, liên tưởng phù hợp cho người nghe. Còn nếu chúng ta không đáp ứng đúng yêu cầu này đối với tiếng động thì sẽ làm mất đi giá trị của tác phẩm, khi mà người nghe họ phải tiếp nhận
những âm thanh, tiếng động mà họ không hiếu đó là những âm thanh tiếng động gì.
Ví dụ, phản ánh về một vùng quê khởi sắc trong xây dựng nông thôn mới, khi nói về hiệu quả trong chăn nuôi gà, vịt thì tác giả có thể để tiếng động độc lập khoảng 4-6 giây âm thanh của đàn gà, đàn vịt. Khi nhắc tới việc cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tác giả cần để tiếng động độc lập tiếng máy gặt liên hoàn đang thu hoạch lúa, tiếng máy phay đất đang làm việc. Còn khi nhắc đến sự phát triển sự nghiệp giáo dục, trường lớp khang trang, nhà báo đưa âm thanh của một lớp học hay giờ ra chơi, tan trường với tiếng trống trường, tiếng nô đùa của các em học sinh... Những âm thanh này phải được ghi âm rõ nét và đủ dài, đủ sâu để người nghe cảm nhận được rõ ràng đó là âm thanh gì, phát ra ở đâu và tác dụng gợi liên tưởng như thế nào.
* Tiếng động mang tính đặc trưng
Tiếng động mang tính đặc trưng là những tiếng động giúp cho nhà báo phản ánh đúng ý đồ, giúp cho người nghe nhận biết đó là tiếng động phát ra từ sự vật, sự việc gì, nhờ tiếng động đó, người nghe phân biệt được sự vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác.
Có những tiêng động đặc trưng sau:
Lễ hội đón giao thừa, chào năm mới thường có tiếng ca hát, nhảy múa, tiếng người nói ồn ào, tiếng đếm ngược và tiếng pháo hoa trên bầu trời, cùng tiếng vồ tay, hô vang chúc mừng năm mới của mọi người.
Một lễ hội mùa xuân thì thường có tiếng trống vật, tiếng khấn lần rần trong những ngôi chùa, tiếng loa phát thanh phát những bài hát về mùa xuân về quê hương đất nước. Tiếng người cười nói. Buổi đêm ở một thôn quê vào hè đó là tiếng ếch kêu, tiếng dế gáy và đôi khi có tiếng gà gáy. Đường phố chính là tiếng động cơ xe lưu thông trên đường. Bữa tiệc có tiếng người nói chuyện vui vẻ, tiếng của những bản nhạc của những cái cụm ly. Vào vụ gặt
ngoài đồng là tiếng người gọi nhau í ới, tiếng của lưỡi liềm cắt lúa, tiếng của những chiếc máy phụt lúa vang khắp cánh đồng. Giờ ra chơi ở một trường học là tiếng trống trường, tiếng học sinh chơi đùa, cười nói...
* Tiêng động phải rõ ràng, trung thực, chính xác
Yêu cầu này đòi hỏi về vấn đề đảm bảo chất lượng tiếng động. Vì nhiều khi tiếng động này sau khi đưa vào tác phẩm để truyền tải đến người nghe thì người nghe lại nghe thành một tiếng động khác. Nó giống như tạp âm. Cuộc sống có rất nhiều âm thanh phát ra cùng lúc, để phục vụ cho ý đồ của tác phẩm, nhà báo phải lựa chọn ghi được âm thanh phục vụ chủ đề tác phẩm một cách rõ ràng, trung thực và chính xác. Điều này thì mồi một nhà báo cần phải lưu ý trong quá trình ghi âm, từ việc chọn thiết bị ghi âm, đặt điểm máy ghi âm sao cho âm thanh được ghi lại rõ nét không pha tạp. Tránh âm thanh tiếng động khi ghi lại bị rè, vỡ gây ảnh hưởng đến nội dung của tác phẩm. Cụ thể như đế phản ánh một buối khai giảng của học sinh tiểu học, nhà báo sẽ xác định cần ghi âm tiếng trống khai trường, tiếng ca hát chào mừng năm học mới, tiếng nói cười của học sinh, tiếng ê a đọc chữ của các em học sinh lớp 1..., từ đó, nhà báo sẽ lựa chọn vị trí và thời điểm bấm máy ghi âm sao cho thu được những tiếng động đó rõ nét, trung thực và chính xác nhất, đồng thời hạn chê thâp nhât những tiêng ôn ào làm giảm hiệu quả của tiêng động mà nhà báo cần sử dụng.
* Tiếng động phải đủ dài đủ sâu, để người nghe có thể hiếu rõ ràng và cảm nhận.
Tiêng động đủ dài và đù sâu đê cho người nghe có thê hiêu rõ và cảm nhận đòi hỏi thời lượng tiếng động không quá ngắn, nếu tiếng động độc lập thì trung bình từ 3 giây đến 10 giây. Đối với tiếng động đồng thời với lời nói của phóng viên hay nhân vật thì tiếng động dài hon có thể 15-20 giây. Tuy nhiên, không chỉ đủ dài mà tiếng động còn cần phải rõ nét, có chọn lọc đặc
trưng cho từng không gian, thời gian, bối cảnh, phù họp với chủ đề của tác phẩm.
Ví dụ, Để miêu tả cụ thể trò Xuân Phả trong tác phẩm Trỏ Xuân Phả - nghệ thuật truyền thống của xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa (phát sóng chương trình Chuyến đi kỳ thú, ngày 1/3/2018 trên VOV2), tác giả của bài phóng sự đã sử dụng những tiếng động tiếng trống, phách, lời hát của một câu lạc bộ đang tập ở dạng tiếng động độc độc lập với thời lượng 6 giây và ở dạng tiếng động đồng thời với lời dẫn của BTV và lời phát biểu của nhân vật trong 2/3 nội dung tác phẩm. Với thời lượng như vậy, BTV không cần dùng nhiều câu từ để miêu tả cũng có thể giúp cho thính giả hiểu tường tận, cụ thể trò Xuân Phả về cách đánh phách, đánh trống, cách hát như thế nào, trò Xuân Phả độc đáo, hấp dẫn ra sao.
* Thời điểm, thời lượng, âm lượng của tiếng động trong mỗi một tác phẩm phát thanh cần phải được sử dụng linh hoạt tùy thuộc vào ý đồ chủ quan của nhà báo
Cho đến nay thì vẫn chưa có một tiêu chuẩn nhất định nào về thời lượng của tiếng động trong tác phẩm phát thanh, bởi vì tiếng động cũng là một nghệ thuật, nó cần sự sáng tạo.
Trong mỗi một tác phẩm phát thanh, tùy thuộc vào thể loại, nội dung của tác phẩm mà nhà báo quyết định sử dụng tiếng động sao cho hợp lý.
Đối với các tác phẩm tường thuật, giao lưu trực tiếp thì tiếng động có thể đi suốt dọc theo chiều dài tác phẩm. Tiếng động lúc này kết hợp với các thành tố khác như lời nói phóng viên, nhân vật, nhân chứng và âm nhạc sẽ tạo nên một tác phẩm, chương trình phát thanh hoản chỉnh.
Trong những chương trình phát thanh trực tiếp như cầu phát thanh trực tiếp thì tiếng động có thể được sử dụng trong suốt chiều dài của tác phẩm.
Tiếng động lúc này cùng kết họp với âm nhạc cũng như lời dẫn của phóng
viên và nhân vật-nhân chứng sẽ làm nên những chương trình phát thanh trực tiếp. Còn đối với các tác phẩm, phóng sự, phỏng vấn, ghi nhanh... mỗi nhà báo đều tự quyết định về mặt thời lượng của các loại tiếng động được sử dụng.
Ví dụ, trong bài phản ánh Khai mạc Le hội Xuân hồng lần thứ XI năm 2018 với thông điệp "Hiến giọt máu đào -Trao đời sự sống" tại Viện huyết học truyền máu Trung ương. Tiếng động bắt đầu đồng thời lời dẫn 6 giây, lời phát biểu của 2 vợ chồng tình nguyện viên hiến máu trên nền tiếng động ồn ào tại ngày hội hiến máu 28 giây, phát biểu của Thứ trưởng thường trực Nguyễn Viết Tiến trên nền tiếng động tại ngày hội hiến máu 46 giây. Như vậy, tổng thời lượng của bài phản ánh là 2 phút 20 giây, tổng thời lượng tiếng động là 1 phút 20 giây.
Âm lượng của tiếng động trong báo phát thanh luôn phải linh hoạt, lúc to, lúc nhở phụ thuộc vào chính nội dung của tác phẩm. Cùng trong một tác phẩm, có đoạn tiếng động có âm lượng to được vang lên một cách rõ ràng, nổi bật, tạo điểm nhấn, gây ấn tượng cho người nghe. Nhưng cũng có những đoạn tiếng động được cho âm lượng giảm dần, nhỏ dần xuống để hỗ trợ cho thông tin bài viết. Trong quá trình sử dụng tiếng động thì một điều rất đáng để lưu ý đó chính là cần phải phân biệt đúng đâu là tiếng động, đâu là lời nói của nhân chứng. Thực tế thì nhiều người, trong đó có cả một số phóng viên nhầm lẫn tiếng động chính là lời nói của nhân chứng.
Lời nói trên sóng phát thanh bao gôm lời nói của phát thanh viên, biên tập viên và cả lời nói của nhân chứng. Cả nhà báo và nhân chứng đều phải dùng ngôn từ để có thể truyền đạt thông tin, thể hiện cảm xúc, thái độ. Như vậy lời nói của nhân chứng không phải là tiếng động mặc dù trong quá trình được phóng viên nhà báo phỏng vấn thì đi kèm với lời nói của nhân chứng là những tiếng động của môi trường xung quanh.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, bên cạnh việc làm rõ những khái niệm liên quan đến đề tài như phát thanh hiện đại, tiếng động phát thanh, khái niệm sử dụng, luận văn đã chỉ ra các dạng tiếng động trong phát thanh gồm: tiếng động độc lập, tiếng động đồng thời, tiếng động tự nhiên, tiếng động nhân tạo. Luận văn chỉ rõ các vai trò của tiếng trong trong tác phẩm, chương trình phát thanh. Đồng thời, đưa ra những yêu cầu đối với việc sử dụng tiếng động trong tác phẩm phát thanh hiện đại.
Trong chương 1 của luận văn, tác giả cũng đưa ra một số ví dụ điển hình về việc sử dụng tiếng động trong phát thanh trên một số chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam để làm rõ các dạng tiếng động và vai trò của tiếng động trong tác phẩm và chương trình phát thanh.
Mặc dù, tiếng động là một thành tố quan trọng của ngôn ngữ báo phát thanh, có vai trò quan trọng trong tác phẩm chương trình, tuy nhiên, trong thời gian qua, trên sóng Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng, sóng Việt Nam nói chung, tiếng động đôi khi chưa được chú trọng sử dụng và thường chỉ được sử dụng đi kèm ý kiến nhân chứng. Vì vậy, luận văn sẽ đi sâu vào thực trạng sử dụng tiếng động trong một số tác phẩm của các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, phân tích những ưu điểm và hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để việc sử dụng tiếng động trong tác phẩm phát thanh hiệu quả hơn
Chương 2
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG TIẾNG ĐỘNG TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRÊN KÊNH VOV1 VÀ VOV2