3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tiếng động sử dụng trong các chương trình phát thanh
3.2.2. Các giải pháp nghiệp vụ
* Chủ động phác thảo ý tưởng về sử dụng tiếng động cho nội dung tác phẩm
Để có được những tác phẩm phát thanh đạt chất lượng, thu hút thính giả thì đòi hỏi mỗi một nhà báo, phóng viên, biên tập viên phát thanh cần phải luôn chú tâm đến việc sử dụng tiếng động, sao cho những tiếng động được sử dụng phải phù hợp với nội dung của tác phẩm. Để đạt được điều đó, mỗi nhà báo cần chủ động phác thảo ý tưởng về sử dụng tiếng động cho từng nội dung tác phẩm. Cũng như lên kịch bản cho tác phẩm, nhà báo phát thanh cũng nên xây dựng kịch bản dự kiến cho tác phẩm của mình. Trước khi đến hiện trường, nhà báo nên phác thảo kịch bản ra giấy dự định viết về nội dung gì,
kèm theo tiếng động cần sử dụng. Tuy nhiên, không phải tác phẩm hay chương trình nào cũng có thề phác thảo được ý tưởng và lên kịch bản, đối với quá trình sản xuất tin tức, công đoạn này hầu như không thực hiện được, nhà báo phải ứng phó nhanh với các tình huống diễn ra tại hiện trường, ý tưởng về ghi âm tiếng động được hình thành nhanh chóng trong đầu. Trong trường hợp này, nhà báo phải vận dụng tốt các kỹ năng và kinh nghiệm nghề nghiệp để lựa chọn nhân vật, vị trí để ghi âm lời phát biểu và tiếng động hiện trường với mục đích phục vụ tốt nhất cho tác phẩm của mình.
Đối với các thể loại bài ghi nhanh, phản ánh, phóng sự... nhà báo có thể lên ý tưởng cho việc sử dụng tiếng động. Nhà báo sẽ xác định được rằng tác phẩm này có cần sử dụng tiếng động không? Nếu có thì sẽ bao gồm những tiếng động nào. Sử dụng tiếng động độc lập, tiếng động nền hay cả hai dạng này. Và nên đưa tiếng động vào những phần nội dung nào của tác phẩm cho bố cục tác phẩm được hợp lý.
Ví dụ, viết phóng sự quang cảnh, hiện trạng về một phiên chợ vùng cao, nhà báo nên phác thảo những ý tưởng như sau:
Trước hết, nhà báo nên xác định những nội dung chính của bài phóng sự gồm những phần nào, phần 1 về quang cảnh của phiên chợ; phần 2 những điều đặc sắc của phiên chợ; phần 3 về cuộc sống của một gia đình sau phiên chợ vùng cao. Từ đó, nhà báo có thể xác định ghi âm những tiếng động sau:
Tiếng khèn, tiếng sáo của người dân tham gia phiên chợ, tiếng gọi nhau í ới bằng tiếng dân tộc của người dân; tiếng trò chuyện, trao đổi, mua bán của người đi chợ; tiếng động cơ xe máy chở hàng; tiếng kêu của những con vật được mang ra chợ bán...Tiếp đó, sau khi kết thúc phiên chợ trở về nhà: tiếng chó sủa, tiếng mời chào của chủ nhà, tiếng chuẩn bị bữa ăn, tiếng trò chuyện của người đi chợ về.
Sau khi hoàn thành công ghi âm, nhà báo nên tiếp tục phác thảo kịch bản, sắp xếp những đoạn lời nào cần sử dụng tiếng động gì với thời lượng bao lâu để sử dụng cho hiệu quả.
* Linh hoạt trong thu âm tiếng động tại hiện trường
Thu âm tiếng động tại hiện trường là một công đoạn hết sức quan trọng vì nó sẽ quyết định tới nội dung của tác phẩm, chương trình phát thanh mà một nhà báo thực hiện.
Các nhà báo cần quan sát hiện trường để đưa ra quyết định chọn lựa tiếng động cho phù hợp với nội dung tác phẩm. Trong nhiều trường hợp, khi nhà báo nhận thấy không thể thu được những tiếng động phù hợp như hình dung ban đầu trước khi tiếp cận hiện trường, nhà báo sẽ cần phải đưa ra những ý tưởng về sử dụng tiếng động nhân tạo để thay thế. Nếu có nhiều tiếng động thì nhà báo thường phải thực sự chú tâm lắng nghe để phân biệt xem săc thái của từng tiêng động, từ đó đưa ra quyêt định xem tiêng động nào thì phù hợp với sấc thái thông tin của từng phần nội dung trong tác phấm.
Các nhà báo cần dành một thời gian nhất định để tìm hiểu, lựa chọn địa điểm ghi âm, tính toán khoảng cách từ nơi ghi âm đến nơi phát ra tiếng động để thu được những âm thanh hợp lý. Thông thường các nhà báo phải tiến gần tiếng động để thu được những âm thanh rõ nét, trung thực, nhưng với những tiếng động có cường độ quá mạnh thì nhà báo sẽ đứng ở xa nơi phát ra tiếng động hơn.
Trong quá trình ghi âm tiếng động hiện trường, nhà báo cần chú ý quan sát, lắng nghe để thu được những tiếng động có giá trị cao phục vụ cho chủ đề tác phẩm, thu nhiều tiếng động khác nhau để có cơ hội lựa chọn những tiếng động phù họp cho mỗi chi tiết hoặc mồi đoạn trong tác phẩm. Nhà báo nên dùng lời để đánh dấu các tiếng động khác nhau trước mồi đoạn tiếng động quan trọng. Trong quá trình ghi âm nên đặt máy ghi âm tránh hướng gió để
Các nhà báo phát thanh nên lựa chọn và sử dụng máy ghi âm chuyên dụng để đảm bảo chất lượng âm thanh trung thực, rõ nét. Các nhà báo cần nghiên cứu và học hỏi cách sử dụng máy ghi âm một cách kỹ lưỡng đế khai thác và tận dụng mọi khả năng của chiếc máy ghi âm. Nếu có điều kiện và sự đầu tư của cơ quan, nhà báo nên trang bị cho mình từ 2 chiếc máy ghi âm kỹ thuật số trở lên với tính năng hiện đại nhất để sử dụng.
*Sáng tạo trong lựa chọn biên tập tiếng động.
Sau quá trình thu thập tiếng động tại hiện trường và có được những file âm thanh tiếng động ở dạng “thô”. Lúc này nhà báo tiến hành công đoạn lựa chọn và biên tập tiếng động. Các nhà báo cần dành một lượng thời gian nhất định để cảm thụ và nhận biết được những sắc thái của mỗi một tiếng động. Từ đó lựa chọn ra được những âm thanh tốt, chất lượng.
Nhà báo cân nghe nhanh, nghe lướt lại toàn bộ những tiêng động mà mình thu được trong suốt quá trình tiếp cận hiện trường. Và ngay trong lần nghe đầu tiên này, nhà báo phải lựa chọn luôn những đoạn tiếng động cảm thấy cần thiết nên sử dụng trong tác phẩm thì nhà báo cần phải đánh dấu marker trên các phần mềm Adobe Audition hoặc coppy các đoạn âm thanh đó để sau này có thể dễ dàng nghe lại và chọn lựa.
Nghe lại một lần nữa những tiếng động đã được ghi âm để coppy, cut những đoạn tiếng động cần cho nội dung thông tin của tác phấm.
Sau khi lựa chọn được những file tiếng động cần thiết, nhà báo tiến hành biên tập kỹ lưỡng những đoạn tiếng động đó qua những công việc cụ thế như sau:
+ Loại bỏ tạp âm, tức là những tiêng ôn, tiêng động không có thông tin;cất bỏ những tiếng động thừa hoặc lặp lại..
+ Ghép những chi tiết tiếng động cần thiết lại với nhau thành một đoạn tiếng động hoàn chỉnh, hợp lý, đáp ứng yêu cầu của tiếng động phát thanh trong tác phẩm báo chí.
+ Tăng-giảm âm lượng, pha trộn(Mix) các tiếng động lại với nhau sao cho tạo thành một dải tiếng động phù hợp với nội dung thông tin mà tác phẩm cần truyền tải.
*Sử dụng thành thạo phần mềm pha âm tiếng động cho tác phẩm Nhà báo cần tìm hiểu và học cách sử dụng thành thạo các phần mềm chỉnh sửa âm thanh hiện đại như Adobe audition, Cool Edit hay Dalet để việc pha âm trong các chưong trình phát thanh đã trở nên dễ dàng hon. Đồng thời với những phần mềm này nhà báo cũng có thể pha được những tiếng động phức tạo tạo nên sự sinh động cho mỗi một tác phẩm phát thanh.
Và pha âm là công đoạn cuối cùng để tạo ra một tác phẩm, chưong trình phát thanh hoàn chỉnh khi mà đã có được lời nói, tiếng động và âm nhạc.
Công đoạn này bao giờ cũng được tiên hành trước khi nhà báo đã hoàn tât hoặc gần hoàn chỉnh phần lời cho tác phẩm.
Khi pha âm cho tác phẩm, nhà báo đã thực hiện đã có trong đầu những hình dung cụ thể về dòng chảy tiếng động trong tác phẩm: Bắt đầu là tiếng động gì (xuất hiện dưới dạng nào), tiếp theo là tiếng động gì, những tiếng động đó xuất hiện ở những vị trí những phần nội dung thông tin nào trong bài viết, thời lượng của đoạn tiếng động đó là bao nhiêu...Cũng trong công đoạn này nhà báo cần chú ý đến tổng quan thời lượng, âm lượng của phần tiếng động mà mình sử dụng.
Tiểu kết chương 3
Trong chương 3 của luận văn này, trên cơ sở chỉ rõ những yêu cầu, đòi hỏi, thách thức đặt ra đối với các chương trình trên đài phát thanh quốc gia,
tác giả đã đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng tiếng động trong các tác phẩm/chương trình phát thanh.
Từ việc nêu lên các vấn đề đặt ra đối với việc sử dụng tiếng động trong phát thanh hiện đại, tác giả đã đưa ra nhóm giải pháp chung đối với Kênh VOV1 và V0V2, Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng và các đài phát thanh trong cả nước nói chung, trong đó đưa ra giải pháp đối với các cơ sở đào tạo nghiệp vụ báo phát thanh, đối với cơ quan báo phát thanh và đối với những người làm báo phát thanh. Bên cạnh, tác giá luận văn cũng đưa ra nhóm giải pháp nghiệp vụ xuất phát từ thực tế sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại. Đó cũng chính là cơ sở để báo phát thanh khẳng định vị thế của mình trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay.