2.3.1. Tần suất và thể loại sử dụng tiếng động trong các tác phẩm khảo sát
Tác giả luận văn đã khảo sát các chương trình trên kênh Thời sự voVI gồm: Thời sự 18h, bạn bè với Việt Nam và chương trình nông nghiệp - nông thôn; các chương trình trên Kênh Văn hóa - xã hội vov 2 gồm: Diễn đàn các vấn đề xã hội, đời như cổ tích và chuyến đi kỳ thú trong thời gian 6 tháng đầu năm 2018. Để khảo sát về tần suất và thể loại tác phẩm sử dụng tiếng động, tác giả luận văn đã lựa chọn ngẫu nhiên 150 tin, bài thuộc các thế loại tác phấm: 30 tin, 30 bài tường thuật, 30 bài phản ánh/ghi nhanh, 30 phóng sự, 30 bài phỏng vấn, trao đổi.
Bảng 2.1: Tần suất và thể loại TP sử dụng tiếng động trong các tác phẩm được khảo sát
ST
T Thể loại tác phẩm Số lượng tác phẩm có tiếng động
Tỷ lệ (%)
1 Tin tức 21 70
2 Tường thuật 22 73
3 Ghi nhanh, phản
ánh 23 76
4 Phỏng vấn, trao đổi 4 13
5 Phóng sự 30 100
Nguồn: Thống kê của tác giả luận văn trong 6 tháng đầu năm 2018.
Nguồn: Thống kê của tác giả luận văn trong 6 tháng đầu năm 2018.
Kết quả khảo sát cho thấy, có 100/150 tác phẩm được khảo sát có sử dụng tiếng động, trong đó thể loại có sự xuất hiện tiếng động nhiều nhất là phóng sự (chiếm 100%), ghi nhanh, phản ánh (chiếm 76%), tường thuật (chiếm 73%), thể loại ít có sự xuất hiện tiếng động nhất là trao đổi, phỏng vấn (chiếm 13%) trên tổng số tác phẩm cùng thể loại được khảo sát (xem bảng 2.1). Từ số liệu trên, có thể thấy tần suất xuất hiện của tiếng động phụ thuộc
khá nhiều vào thể loại tác phẩm. Do đặc điểm thể loại mà tiếng động có xuất hiện hay không xuất hiện, xuất hiện nhiều hay ít trong tác phẩm.
Ở thể loại phóng sự phát thanh, kết quả khảo sát 30 tác phẩm phóng sự thì 100% tác phẩm đều sử dụng tiếng động, cho thấy tiếng động có vai trò đặc biệt quan trọng đối với phóng sự, thường được tác giả sử dụng với ý đồ rõ ràng hon hẳn các thể loại khác. Ví dụ, trong phóng sự Hiện tượng mê tín quả mức diễn ra tại nhiều lễ hội xuân, địa điềm di tích hay cơ sở thờ tự (chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội ngày 28/2/2018 trên VOV2), tiếng động độc lập và nền là tiếng ồn ào và tiếng nhạc lễ hội đi hết toàn bộ tác phẩm. Hay trong phóng sự Ước mơ được sổng bình thường (chương trình Đời như cổ tích phát sóng ngày 9/6/2018 trên VOV2). Tác phẩm nói về cậu bé Lê Chí Kiên ở quận Hoàng Mai, Hà Nội là một trong những “chiến binh nhỏ” không đầu hàng với bệnh tật. Trong câu chuyện là những tiếng động phóng viên đến nhà thăm cậu bé với tiếng mở cổng sắt, tiếng chó sủa, tiếng người nói vọng vào với thời lượng chiếm 1/2 tác phẩm.
Đối với thể loại tin tức phát thanh, dung lượng tác phẩm thường ngắn từ 1-3 phút và tập trung chủ yếu nội dung thông báo về sự kiện, sự việc. Vì vậy, tiếng động xuất hiện trong tác phẩm tin có thể độc lập hoặc đồng thời với lời phóng viên hoặc lời phát biểu của nhân vật. Trong số 30 tác phấm được lựa chọn ngẫu nhiên để khảo sát, có 21 tác phẩm có tiếng động (chiếm 70%
trên tổng số tác phẩm được khảo sát), 4 tác phẩm có lời phát biểu của nhân vật nhưng không có tiếng động đi kèm và 5 tác phẩm không có lời phát biểu của nhân vật (tin chay). Tiếng động trong tác phẩm tin có thể là tiếng ồn ào của xe cộ ngoài đường, tiếng vồ tay trong hội nghị, tiếng đàn hát trong một chưong trình hay tiếng trống khai hội, khai giảng...Ví dụ, trong tác phẩm tin Cùng với hai "điểm nóng" BOT ở cần Thơ và Sóc Trăng, trạm BOT Sông Phan qua tỉnh Bình Thuận tiếp tục bị các tài xế phản ứng quyết liệt. Sảng nay, trạm thu phí này đã phải hai lần xả trạm vì bị người dân phản đổi (chương trình
thời sự 18h ngày 13/1/2018 trên VOV1). Tổng thời lượng tin là 1 phút 40 giây, trong đó tiếng động xe cộ đồng thời với lời phát biểu nhân vật 15 giây.
Còn tin Rét đậm, rét hại kéo dài những ngày qua khiến đời sống người dãn nhiều tỉnh miền núi phía Bắc khó khăn. Mọi việc từ học tập, lao động, sản xuất, kinh doanh... đều bị đình trệ vì giá rét (phát sóng trong chương trình thời sự 18h ngày 13/1/2018 trên VOV1). Tổng thời lượng tin là 2 phút 22 giây, trong đó có 3 lời phát biểu của nhân vật tại hiện trường có tiếng động với thời lượng 67 giây. Tuy nhiên, trong tác phẩm tin Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng thăm và làm việc về khắc phục hậu quả thiên tai sau vụ sạt lở đất tháng 10/2017 và tình hình KT-XH tại Hòa Bình, tổng thời lượng tin là 1 phút 20 giây nhưng không có tiếng động và lời phát biểu nhân vật.
Cũng theo kết quả khảo sát, phản ánh, ghi nhanh là thế loại có tần suất sử dụng tiếng động lớn như hai với tỷ lệ chiếm 76% số tác phẩm được khảo sát. Theo cuốn Lý luận báo phát thanh của tác giả Đức Dũng thì "Ghi nhanh là một trong những thể loại thể hiện rõ và sinh động nhất những khả năng và phương thức tác động của báo phát thanh tới thính giả. Đó là năng lực thông tin nhanh, nhạy bén trong thông báo thông tin mới cho thính giả thông qua việc dựng lên một bức phác thảo đa diện, sinh động bằng âm thanh"[9, tr.222]. Chính vì vậy, các tác phẩm ghi nhanh, phản ánh đã sử dụng khá triệt để năng lực của tiếng động trong việc phản ánh quang cảnh, hiện trạng với mục đích cho thính giả thây bôi cảnh, thời gian, không gian, không khí của sự kiện. Ví dụ trong bài ghi nhanh: Hàng trăm nghìn người vẫy chào đoàn xe U23 Việt Nam về quảng trường Ba Đình, Hà Vội (phát sóng trong chương trình thời sự 18h ngày 27/01/2018 trên V0V1). Tổng thời lượng bài ghi nhanh là 2 phút 30 giây đều có tiếng động là tiếng reo hò của cổ động viên, tiếng trống, chiêng, lời nói xen vào của các cổ động viên cuồng nhiệt.... Còn trong bài ghi nhanh: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc có buổi tiếp đoàn U23 Việt Nam và trao huân chương lao động hạng nhất cho đội tuyền Việt Nam (phát sóng trong chương trình thời sự 18h ngày 27/01/2018 trên VOV1). Tổng thời
lượng bài viết là 3 phút 6 giây. Tiếng động đồng thời lời dần của phóng viên và tiếng động độc lập tiếng cồ động viên hô Việt Nam vô địch... Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy, có 24% số tác phẩm thể loại phản ánh, ghi nhanh về không gian, bối cảnh sự kiện nhưng không sử dụng tiếng động. Ví dụ như bài ghi nhanh Thắng luân lưu kịch tỉnh trước U23 Qatar, U23 Việt Nam xuất sắc vào chung kết U23 châu Ả 2018, tạo ra cơn địa chấn mang tên Việt Nam, phóng viên phản ánh từ Thường Châu, Trung Quốc với thời lượng 2 phút 30 giây nhưng không có tiếng động hiện trường và lời phát biểu của nhân chứng.
Hoặc trong bài phản ánh Không khí đón đội tuyển U23 Việt Nam về nước nhưng chỉ là thông tin đọc tại phòng thu, không có tiếng động tại hiện trường, tiếng hò reo, cổ vũ của cổ động viên. Đây là một sự kiện rất nóng có tính thu hút và tạo hiệu ứng với đông đảo người dân Việt Nam nhưng bài ghi nhanh không phản ánh đầy đủ không khí của sự kiện.
Tác giả đã khảo sát thể loại tác phẩm phỏng vấn, trao đổi trong các chương trình như Diễn đàn các vấn đề xã hội (VOV2), mục Sự kiện và Bàn luận (chương trình Thời sự 18h, VOV1) cho thấy tiếng động xuất hiện trong các tác phẩm này với tỷ lệ 13% (trên tổng số 30 chương trình được khảo sát).
Tiếng động trong phỏng vấn trao đổi xuất hiện đồng thời với lời phát biểu của nhân vật trả lời phỏng vấn, đó có thể là cuộc trao đổi với một đại biểu Quốc hội bên lề kỳ họp Quốc hội, truởng ban tổ chức lễ hội bên lề Lễ hội truyền thống địa phương... Ví dụ, phóng viên trao đổi với nghệ nhân Bình Thản - Đoàn ca kịch bài chòi Phú Yên trong Lễ đón Bằng ghi danh nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại Bình Định (chương trình Thời sự 18h ngày 15/5/2018 trên VOV1). Những tiếng động nền hát bài Chòi trong phỏng vấn cũng có tác dụng cho thính giả biết không khí của sự kiện và tính khách quan của cuộc phỏng vấn. Riêng ở dạng chương trình phát thanh trực tiếp như Cửa số tình yêu, hình thức trao đổi, tư vấn của chuyên gia với thính giả gọi điện thoại tương tác với chương
trình, tiếng động xuất hiện rất ít trong các cuộc điện thoại gọi đến của thính giả cũng góp phần cho thấy sự khách quan, chân thực của chương trình.
Ở thể loại tường thuật, tiếng động cũng xuất hiện ở 22/30 tác phẩm được khảo sát (tỷ lệ 73%). Bài tường thuật có chức năng thông tin trọn vẹn về một sự kiện trọng đại, hoặc một sự kiện mới nảy sinh, vì vậy, phóng viên sẽ thông tin trọn vẹn về diễn biến của sự kiện bao gồm cả những tiếng động phát ra trong sự kiện đó. Ví dụ, trong bài tường thuật Chủ tịch Cuba Raul Catro Ruz đón và hội đàm với Tông Bi thư Nguyễn Phủ Trọng, (chương trình Thời sự 18h ngày 30/3/2018 trên VOV1), phóng viên tường thuật rút gọn diễn biến của sự kiện, đầu tiên là tiếng nhạc chào cờ của hai quốc gia và các nghi thức khác...
Kết quả khảo sát trên, có sự phù họp giữa tiếng động và thể loại, tần suất xuất hiện của tiếng động trong các tác phẩm phát thanh phụ thuộc rất nhiều vào thể loại tác phẩm, nội dung tác phẩm, íồmat chương trình. Tiếng động thường xuất hiện nhiều ở thế loại tin tức, tường thuật, phản ánh, ghi nhanh, phóng sự,... xuất hiện ít hơn ở thể loại phỏng vấn, trao đổi, tọa đàm tại phòng thu. về nội dung, tiếng động thích họp với các tác phẩm phản ánh quang cảnh, hiện trạng, tình huống, tái hiện không gian, thời gian có chiều sâu, bởi tiếng động có sức mạnh tạo hình ảnh, khơi gợi cảm xúc.
2.3.2. Dạng tiếng động được sử dụng trong các tác phẩm phát thanh
Để thấy được các dạng tiếng động thường xuất hiện trong tác phẩm phát thanh, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát tiếng động của 50 tác phẩm ở tất cả 5 thể loại: Tin tức, ghi nhanh, phản ánh, tường thuật, phỏng vấn/trao đổi, phóng sự.
Bảng 2.2. Dạng tiếng động trong tác phẩm phát thanh ST Thể loại tác phẩm Tiếng động độc Tiếng động
T lập nền
1 Tin tức 2 10
2 Ghi nhanh, phản ánh
6 9
3 Tường thuật 3 10
4 Phỏng vấn, trao đổi 1 9
5 Phóng sự 6 10
Nguồn: Thống kê của tác giả luận văn trong 6 tháng đầu năm 2018.
Như vậy, theo khảo sát, trong số 50 tác phẩm có sử dụng tiếng động ở 5 thể loại: tin tức, ghi nhanh, phản ánh, tường thuật, phỏng vấn, trao đổi, phóng sự thì có 18 tác phẩm tiếng động xuất hiện độc lập, 48 tác phẩm sử dụng tiếng động làm nền cho lời dẫn của phóng viên, đi kèm với lời phát biểu của nhân chứng. Qua đó cho thấy, việc sử dụng tiếng động độc lập có thế xuất hiện ở đầu tác phẩm, có thể xuất hiện ở giữa tác phẩm, còn tiếng động nền xuất hiện đi kèm với lời dẫn phóng viên hoặc lời phát biểu của nhân chứng. Ket quả khảo sát cũng cho thấy, tiếng động độc lập xuất hiện nhiều ở đầu tác phẩm trong các thể loại tin, ghi nhanh, phản ánh, phóng sự, tường thuật; ít xuất hiện ở đầu thể loại trao đổi, phỏng vấn. Khi xuất hiện ở đầu tác phẩm, tác giả sử dụng tiếng động độc lập để tạo ấn tượng tiếp nhận về không khí của sự kiện cho thính giả ngay từ đâu. Tiêng động có tác dụng tạo hình ảnh và ân tượng tốt nên việc tiếp cận tiếng động ngay từ đầu tác phẩm giúp cho người nghe bước vào sự kiện đó và tiếp nhận nội dung sau dễ dàng hơn.
Cũng theo khảo sát trên thì thời gian sử dụng tiếng động độc lập thường ngắn hơn so với tiếng động nền, trung bình tiếng động độc lập được sử dụng trong một số tác phẩm ghi nhanh, phản ánh, phóng sự là từ 5-10 giây, tiếng động nền (tiếng động đồng thời) được sử dụng với thời lượng dài hơn từ 10- 30 giây.
Cụ thể như, trong tác phẩm tin Gần 1 nghìn bác sĩ, y tá và nhân viên y tế của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương tham gia hiến máu tại Ngày hội hiến máu “Chào Xuân hồng 2018’’ (phát trong chương trình Thời sự 18h ngày 22/2/2018 trên VOV1), tin có thời lượng 1 phút 40 giây, mở đầu là tiếng động độc lập 6 giây gồm tiếng người nói cười ồn ào, tiếng nhạc hát trên sân khấu, tiếp đó là lời dẫn của phóng viên và lời phát biểu của một nhân chứng trên tiếng động nên 20 giây của ngày hội hiên máu. Như vậy, sự xuât hiện của tiếng động độc lập và tiếng động nền với tổng thời lượng 26 giây trong tác phẩm tin có thời lượng 1 phút 40 giây đã cho công chúng cảm nhận không khí của ngày hội hiến máu. Tiếng động trong tác phẩm có tác dụng cổ vũ, thôi thúc động viên mọi người tích cực tham gia hiến máu tình nguyện.
Hoặc trong tác phẩm tin Sáng nay khai hội chùa Bái Đính (phát trong chương trình Thời sự 18h ngày 21/2/2018 trên VOV1), tiếng động độc lập 5 giây là tiếng trống hoa lư rộn ràng, thôi thúc, tiếp đó là lời dẫn phóng viên trên tiêng động nên, phỏng vấn nhân chứng 20 giây trên tiếng động nền. Tông thời lượng tin l phút 10 giây, thời lượng tiếng động 45 giây. Đối với dạng bài phản ánh lễ hội như trên, phóng viên thường xuyên sử dụng tiếng động độc lập ở đầu tác phẩm hoặc tiếng động nền cho lời dẫn vào để làm nổi bật không khí của sự kiện lễ hội, tiếp đó là tiếng động nền cho lời dẫn tin, bài và lời phát biểu của nhân chứng. Như vậy, việc sử dụng tiếng động trong tác phẩm này tương đối hợp lý và hiệu quả.
Trong phản ánh Không khỉ cổ động viên đón chào đoàn xe U23 Việt Nam về Ba Đình, Hà Nội (Thời sự 18h, ngày 27/1/2018, VOV1). Tổng thời lượng bài phản ánh 3 phút 25 giây. Mở đầu là tiếng động độc lập 6 giây là tiếng hò reo của cổ động viên, tiếp đó là tiếng động đồng thời với lời dẫn của phóng viên và lời phát biểu của nhân chứng trong toàn bộ tác phẩm.
Trong phóng sự Sử dụng ma túy tại Việt Nam có chiều hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa (chương trình Diễn đàn các vấn đề xã hội, ngày
4/5/2018, VOV2), tiếng động độc lập xuất hiện ở đầu tác phẩm là tiếng nói chuyện về bóng cười, cỏ Mỹ của mấy học sinh, tiếp đó là toàn bộ lời dẫn của phóng viên và lời phát biểu của nhân chứng trên tiếng động nền là tiếng xe cộ trên đường, tiếng ồn ào trong giờ ra chơi ở trường học...
Tuy nhiên, trong tác phẩm phỏng vấn, trao đổi, hầu như không có sự xuất hiện tiếng động độc lập, tiếng động nền với thời lượng cũng ngắn hơn vì phỏng vấn tập trung vào thông tin do nhân vật cung cấp và sự xuất hiện của tiếng động ít có giá trị thông tin hơn.
2.3.3. Thời lượng tiếng động trong tác phẩm phát thanh
Như đã đề cập ở trên, do phụ thuộc vào thể loại tác phẩm, thời lượng chương trình, chủ đề và đối tượng phản ánh nên thời lượng tiếng động đối với mỗi thể loại tác phẩm, chương trình cũng khác nhau. Để so sánh tương quan giữa thời lượng tiếng động với thời lượng toàn tác phẩm, tác giả luận văn đã lựa chọn 10 tác phẩm bất kỳ đối với mỗi thể loại: tin tức, tường thuật, ghi nhanh/phàn ánh, phóng sự, phỏng vấn để khảo sát.
Bảng 2.3 Thời lượng tiếng động trong các tác phẩm khảo sát ST
T
Thể loại tác phẩm
Thời lượng tác phẩm (giây)
Thời lượng tiếng động (giây)
Tỷ lệ (%)
1 Tin tức 1033 209 20
2 Ghi nhanh, phản ánh
1890 1190 61
3 Phỏng vấn, trao đổi
11.000 520 4,6
4 Phóng sự 2.350 918 39
5 Tường thuật 18.000 1.800 10
Nguồn: Khảo sát của tảc giả luận văn 6 tháng đầu năm 2018 Từ kết quả khảo sát trên, có thể thấy rằng, trong 10 tác phẩm tin tức với tổng thời lượng là 1.033 giây thì thời lượng tiếng động là 209 giây, chiếm
20% thời lượng tác phẩm; trong 10 tác phẩm phản ánh, ghi nhanh với tổng thời lượng 1.890 giây thì thời lượng tiếng động là 1.190 giây, chiếm 61% thời lượng tác phẩm; trong 10 tác phẩm trao đổi, phỏng vấn có thời lượng 11.000 giây thì thời lượng tiếng động là 520 giây, chiếm 4,6% thời lượng tác phẩm;
trong 10 tác phẩm phóng sự với tổng thời lượng 2.350 giây thì tiếng động có thời lượng 918 giây, bằng 39% thời lượng tác phẩm; trong 10 tác phẩm tường thuật có tổng thời lượng 18.000 giây thì thời lượng tiếng động là 1.800 giây, bằng 10% thời lượng toàn tác phẩm. Như vậy, trung bình thời lượng tiếng động so với tổng thời lượng tác phẩm bằng 33%. Các tác phẩm ghi nhanh, phản ánh sử dụng tiếng động với thời lượng lớn nhất là 61 %, thứ 2 là phóng sự 39%, thứ 3 tin tức 20%, thứ 4 là tường thuật 10%, thứ 5 là phỏng vấn, trao đổi 4,6%.
Ví dụ, trong tác phẩm tin Sáng nay khai hội chùa Bải Đính (phát trong chương trình Thời sự 18h ngày 21/2/2018 trên VOV1), tiếng động độc lập 5 giây là tiếng trống hoa lư rộn ràng, thôi thúc, tiếp đó là lời dẫn phóng viên trên tiếng động nền, phỏng vấn nhân chứng 20 giây trên tiếng động nền ngày khai hội. Tổng thời lượng tin 1 phút 10 giây, thời lượng tiếng động 45 giây.
Hoặc trong tác phẩm tin Tình trạng tắc nghẽn và ùn ứ giao thông diễn biến nghiêm trọng trong những ngày cận Tet tại hai thành phổ lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tổng thời lượng tin là 2 phút 30 giây, tiếng động xe cộ trên đường đi kèm với lời phát biểu của 2 nhân vật là 60 giây.
Qua khảo sát cho thấy, những tác phẩm phản ánh, ghi nhanh có thời lượng tiếng động lớn nhất, có những tác phẩm tiếng động đi gần hết thời lượng, có những tác phẩm thời lượng chiếm một nửa. Cụ thể như trong bài ghi nhanh 800 công nhân lao động khu nhà ở công nhân, khu công nghiệp Bắc Thăng Long tham dự chưong trình Tết sum vầy kịp thời chia sẻ, động viên những hoàn cảnh khó khăn (phát sóng trong chương trình thời sự 18h ngày 4/2/2018 trên V0V1). Tổng thời lượng bài ghi nhanh là 2 phút. Phóng