1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS BCH - Vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận

142 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai Trò Của Người Dẫn Trong Chương Trình Truyền Hình Chính Luận
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 418,83 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí khác, truyền hình mang tính tổng hợp tác động tác động sâu sắc thông qua thính giác và thị giác Nó có khả năng tác động nhanh, mạnh vào quá trình cảm nhận thông tin của khán giả Trong số các chương trình truyền hình, các chương trình chính luận tuy chỉ có tỷ lệ khiêm tốn nhưng luôn có một vị trí quan trọng trong lòng công chúng - nhất là với những công chúng có tri thức Những chương trinh mang hình thức tọa đàm thường hấp dẫn người xem ở không khí trò chuyện, cá tính và phong cách của người dẫn cũng như khách mời Điều đó cho thấy việc tổ chức các chương trình thuộc thể loại này thường có những tiêu chí không hoàn toàn giống các chương trình khác, đặc biệt là vai trò của người dẫn dắt chương trình Những người dẫn chương trình truyền hình chính luận có đặc điểm và yêu cầu riêng, khác hẳn với những người dẫn chương trình giải trí Cụ thể, người dẫn chương trình truyền hình chính luận thường là người chịu trách nhiệm lựa chọn chủ đề đề cập trong chương trình, lên đề cương, kịch bản và làm chủ hoàn toàn cuộc phỏng vấn với các khách mời Họ là người được đặt vào vị trí trung tâm của chương trình minh sẽ dẫn và có liên quan chặt chẽ đến mọi khâu trong hoạt động dẫn chương trình Trong khi đó, người dẫn chương trinh truyền hình giải trí chỉ đơn thuần là người diễn đạt những nội dung đã được chuẩn bị trước, không liên quan đến việc viết và xây dựng nội dung kịch bản Một chương trình truyền hình chính luận thành công, thu hút được người xem đòi hỏi người dân phải có kiến 1 thức tốt, có kỹ năng tìm hiểu và đào sâu các vấn đề mà chương trình đề cập, có kỹ năng phỏng vấn linh hoạt, làm chủ được các tình huống trong chương trình Ngoài ra cũng đòi hởi người dẫn phải có khả năng trình bày lưu loát, rõ ràng, dễ hiểu, phong cách tự tin, linh hoạt mới thu hút được đối tượng khán giả đặc thù Bởi vì, đối tượng khán giả của chương trình chính luận phần lớn là giới tri thức, có hiểu biết nhất định về những vấn đề cụ thể được bàn luận trong chương trình Do đó, người dẫn nếu không có kiến thức nền tảng tốt, kiến thức chuyên môn sâu thì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của tác phẩm truyền hình Vì vậy, người dẫn chương trình truyền hình chính luận phải đầu tư nhiều thời gian, công sức để tìm hiểu cặn kẽ những vấn đề liên quan đến chủ đề của chương trình Hiện nay, các chương trình truyền hình chính luận xuất hiện ngày càng nhiều trên sóng truyền hình bởi tầm quan trọng và khả năng tham gia giải quyết các vấn đề của xã hội từ vĩ mô đến vi mô, khả năng thu thút công chúng và xây dựng thương hiệu cho nhà đài Qua khảo sát thực tế, tác giả thấy rằng số lượng các chương trình chính luận đạt chất lượng, hấp dẫn người xem lại chưa thực sự nhiều Một sản phẩm truyền hình là sự kết tinh trí tuệ, công sức của nhiều người, mỗi người trong ê - kíp sản xuất đều có một vị trí, vai trò nhất định Và với đòi hỏi của cách làm truyền hình hiện đại, người dẫn càng phải thể hiện được ví trí, vai trò của mình trong một chương trình Vì ấn tượng của một chương trình luôn bắt đầu từ người dẫn Người dẫn thể hiện khả năng của mình tốt thì càng giữ được khán giả cho chương trình Khi người dẫn là “bộ mặt” của chương trình, thì chính họ 2 sẽ quyết định đến sự thành công của chương trình đó Người dẫn được coi như “đầu ra” cuối cùng, chuyển tải sản phẩm hoàn thiện tới khán giả Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy nhưng trên thực tế số lượng người dẫn chương trình truyền hình chính luận hiện nay có khả năng thực hiện tốt vai trò của mình vẫn còn khá khiêm tốn Nhiều chương trình truyền hình chính luận có đề tài tốt, nội dung hay nhưng do người dẫn chưa “điều khiển” tốt cuộc đối thoại dẫn đến chất lượng chưa trình chưa được đảm bảo, chưa hấp dẫn được công chúng Tình trạng thiếu người dẫn, người dẫn còn non kém với phông kiến thức hạn chế, không được trang bị kỹ năng tốt vẫn còn xuất hiện đâu đó trên sóng truyền hình Việt Nam Đa phần những người dẫn không được đào tạo cơ bản, chủ yếu là tự phát, thiếu tính chuyên nghiệp là vấn đề bức xúc đặt ra cho các Đài truyền hình Điều này lý giải vì sao cần có những nghiên cứu chuyên sâu về khả năng, tố chất, yêu cầu đối với người dẫn chương trinh truyền hình chính luận Chính vì vậy, việc làm rõ những cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận là một yêu cầu bức xúc đang đặt ra trong bối cảnh hiện nay Nếu được thực hiện thành công, nghiên cứu này sẽ trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu dụng, góp phần nâng cao vai trò của người dân trong chương trình truyên hình nói chung và chương trình truyên hình chính luận nói riêng, qua đó góp phần cải thiện chất lượng chương trình, mang đến cho khán giả những chương trình truyền hình chất lượng cao hơn, hiệu quả hơn 3 Với tất cả những lý do trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chỉnh luận” làm luận văn tốt nghiệp của mình nhằm mục đích cuối cùng là tìm ra các giải pháp để xây dựng đội ngũ người dẫn chương trình truyền hình chính luận đáp ứng được yêu cầu, có khả năng thực hiện tốt nhất vai trò của mình 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Dan chương trình không còn là đề tài mới lạ, tuy nhiên nghiên cứu về vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận có thế nói là một trong những phát hiện mới của luận văn Nhìn chung, những nghiên cứu về đề tài này chưa thực sự nhiều nhưng cũng có không ít đề tài liên quan đến dẫn chương trình, trong đó một số nghiên cún được công bố dưới dạng bái báo khoa học, sách chuyên khảo, khóa luận, luận văn Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu sau đây: “Nâng cao hiệu qủa người dẫn chương trình giải trí truyền hình" (Nguyễn Thị Phương Hoa - Khóa luận tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền - H,2005) Khóa luận tập trung vào phân tích đặc điểm, thực trạng, ưu, nhược điểm của hoạt động dẫn chương trình của đội ngũ phóng viên trong hai dạng chương trình hiện đang thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng xem truyền hình là trò chơi và giao lưu, gặp gỡ trên truyền hình Tác giả cũng có một phần nhỏ đề cập đến kỹ năng của người dẫn chương trình tại hiện trường khi có một số chương trình tổ chức ở ngoài trường quay Nhưng đó chỉ là những kỹ năng cho một dạng chương trình cụ thể đó là chương trình giải trí trên truyền hình 4 Năm 2009, học viên Nguyễn Cao Cường đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sỹ truyền thông đại chúng, chuyên ngành Báo chí học với đề tài: “Phâm chất và kỹ năng cơ bản của người dẫn chương trình truyền hình" tại Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Luận văn đã chỉ ra vai trò quan trọng của công việc dẫn chương trình truyền hình, đồng thời nêu lên những kỹ năng cơ bản mà người dẫn chương trình truyền hình cần phải có Tuy nhiên, nội dung của luận văn chủ yếu chỉ đề cập đến phương diện kỹ năng của người dẫn chương trình nói chung chứ chưa đi sâu vào từng thể loại chương trình Luận văn Thạc sĩ truyền thông đại chúng "‘Hoạt động dẫn chương trình truyền hình của Đài Phát thanh truyền hình địa phương” (Khảo sát các Đài PT-TH Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh từ 12/2010 đến 2/2011) của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung - Nghiên cứu về hoạt động dẫn chương trình và chỉ ra thực trạng dẫn chương trình truyền hình của các đài trong diện khảo sát, nhưng chưa đề cập cụ thể tới vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận Năm 2011, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội đã cho xuất bản công trình nghiên cứu của TS Nguyễn Thế Kỷ có tựa đề: “Nói năng giao tiếp trên đài truyền hình” dưới dạng sách chuyên khảo Đây là kết quả của luận án Tiến sĩ chuyên ngành Ngôn ngữ học mà tác giả đã bảo vệ thành công năm 2005, khảo sát cách nói năng, giao tiếp - là hoạt động chính của người dẫn chương trình truyền hình Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình” của tác giả Lê Thị Phong Lan - Thực 5 hiện năm 2006, bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn của Khoa Báo chí và Truyền thông - Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Trong luận văn này đề cập sâu tới những lý thuyết chung về cách sử dụng ngôn ngữ có lời và phi lời, đồng thời cũng làm sáng tỏ thêm về nghiệp vụ báo chí ở khía cạnh ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Ngôn ngữ của người dẫn chương trình trò chơi truyền hình” của tác giả Vương Thị Huyền - Thực hiện năm 2012, bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn của Khoa Báo chí và Truyền thông - Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội Với đề tài này, tác giả đã đi sâu nghiên cứu kỹ năng sử dụng ngôn ngữ của người dẫn chương trình truyền hình với đối tượng cụ thể là các chương trình trò chơi Năm 2012, luận văn của học viên Nguyễn Nga Huyền bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn Thạc sĩ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền với đề tài: “Hoạt động dẫn chương trình chính luận truyền hình” Tác giả đã hệ thống một cách tổng quát về hoạt động dẫn chương trình chính luận truyền hình và nêu ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng hoạt động dẫn chương trình chính luận truyền hình Tuy nhiên, luận văn vẫn chưa đề cập nhiều về vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình hình chính luận Nguyễn Ngọc Hòa (2015), “Hoạt động dẫn chương trình trực tiếp các chương trình giải trí của Đài Truyền hình Việt Nam”, luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng đã phân tích khá kỹ về hoạt động dẫn chương trình ở lĩnh vực giải trí 6 Luận văn Thạc sĩ Báo chí “Kỹ năng của người dẫn các chương trình thiếu nhi trên sóng truyền hình ở Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội” - thực hiện năm 2016 bởi tác giả Phùng Thị Lan Hương, bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn Thạc sỹ của Học viện Báo chí và Tuyên truyền Đúng như tên gọi của đề tài, tác giả luận văn chỉ mới nghiên cứu kỹ năng của người dẫn đối với chương trình chuyên biệt là chương trình thiếu nhi Ngoài ra, còn một số công trình ít nhiều có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và tác giả có thể tham khảo như: giáo trình “Báo chí truyền hình” của PGS.TS Dương Xuân Sơn (Nxb Đại học quốc gia Hà Nội); “Sản xuất chương trình truyền hình” của TS.Trần Bảo Khánh (Nxb Văn hóa- Thông tin, 2003); “Công chủng truyền hình Việt Nam” của TS Trần Bảo Khánh (Nxb Thông tấn, 2011); Giáo trình “Cơ sở lý luận báo chí” của PGS.TS Nguyễn Văn Dững (Nxb Lao động, 2012); Giáo trình “Ngôn ngữ báo chỉ” của PGS.TS Vũ Quang Hào (Nxb Thông tấn, 2012); “Công chủng báo chỉ” của Phạm Thị Thanh Tịnh (Nxb Chính trị - Hành chính, 2013); Giáo trình “Dan chương trình phát thanh, truyền hình” của PGS.TS Đinh Thị Thu Hằng (Nxb Lý luận chính trị, 2015); “Nghiên cứu xã hội học thực nghiệm” của Helmut Kromrey (Nxb Thế giới, 1999); “Giao tiếp trên truyền hình trước ống kỉnh và sau ổng kỉnh camera ” của X.A Muratốp) Nxb Thông tấn, 2004) v.v Qua các công trình nghiên cứu đã được đề cập ở trên, cho đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào phân tích một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về Vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chỉnh luận 7 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về vai trò của người dẫn chương trình truyền hình, Luận văn đã phân tích, đánh giá việc thực hiện vai trò, nhiệm vụ của người dẫn chương trình truyền hình chính luận; phân tích nguyên nhân thành công, hạn chế và đề xuất các giải pháp đế người dẫn thực hiện tốt vai trò của mình * Nhiệm vụ nghiên cứu Đe thực hiện mục đích đã xác định, tác giả luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ cơ bản sau: - Thứ nhất, nghiên cứu, tham khảo các tài liệu có liên quan đề xây dựng khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu, đặc biệt là những tiêu chí đánh giá vai trò , yêu cầu đối với người dẫn chương trình truyền hình chính luận để làm cơ sở khảo sát, phân tích, đánh giá - Thứ hai, dựa trên khung lý thuyết đã xác định, tiễn hành khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng việc thực hiện vai trò của người dẫn chương trinh trong các chương trình truyền hình chính luận lựa chọn khảo sát - Thứ ba, từ việc đánh giá thực trạng việc thực hiện vai trò, phân tích nguyên nhân thành công, hạn chế, đề xuất các giải pháp để người dẫn chương trình truyền hình chính luận thực hiện tốt vai trò của mình 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu 8 Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò của người dẫn chương trình trong chương trình truyền hình chính luận * Phạm vi nghiên cứu: - Phạm vi không gian: luận văn nghiên cứu các chương trình truyền hình chính luận đang phát sóng trên các đài truyền hình Cụ thể, chương trình “Lổn đề hôm nay” phát sóng trên kênh HI của Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội; Chương trình “Đối thoại chính sách” phát sóng trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam; Chương trình “Nhận diện sự thật” phát sóng trên Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam Đây là những chương trình truyền hình chính luận được các đài đâu tư công phu, công chúng quan tâm, và quan trọng nhât là vai trò của người dẫn được thể hiện rõ ràng nhất - Phạm vi thời gian: từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2017 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển đất nước; dựa trên tôn chỉ, nhiệm vụ của các đài phát thanh, truyền hình, phát thanh- truyền hình Luận văn còn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết truyền thông, cơ sở lý luận báo chí, lý luận báo chí truyền hình, phương pháp nghiên cứu xã hội học v.v * Phương pháp nghiên cứu: 9 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng thu thập, phân tích và khác thác thông tin từ các nguồn tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài, cụ thể là các văn bản, chỉ thị, nghị quyết, các tài liệu nghiên cứu nhằm hệ thống hóa một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn cùa báo chí truyền hình, qua đó xây dựng lên khung lý thuyết cho đề tài - Phương pháp khảo sát thống kê: được sử dụng để khảo sát số lượng chương trình và phân loại chương trình - Phương pháp phân tích tác phấm: Đây là phương pháp quan trọng nhất qua đó đánh giá được vai trò của người dẫn trong các chương trình truyền hình chính luận - Phương pháp điều tra xã hội học: phương pháp này được sử dụng để thu thập ý kiến của công chúng, người dẫn chương trình và người tổ chức chương trình đánh giá về người dẫn chương trình truyền hình chính luận Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng trong phương pháp nghiên cứu này Cụ thể: + Phương pháp nghiên cứu định tính: Trong nghiên cứu này, tác giả dự kiến tiến hành 20 cuộc phỏng vấn sâu chất lượng, vai trò của của người dẫn chương trình truyền hình chính luận ở cả ba đài là Truyền hình Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội và Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam Đối tượng của phong vấn sâu bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, phóng viên, biên tập viên và đặc biệt là những người dẫn chương trình đang làm việc trực tiếp tại các chương trình truyền hình trong diện khảo sát, từ đó thu thập những cứ liệu thực tế cho quá trình nghiên cứu 10

Ngày đăng: 08/03/2024, 09:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w