Nội dung, tần suất của các chương trình khảo sát và đặc điểm mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận (Trang 56 - 66)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DẪN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

2.2. Nội dung, tần suất của các chương trình khảo sát và đặc điểm mẫu nghiên cứu

2.2.1. Nội dung, tần suất của các chương trình khảo sát

Trong tương quan so sánh với các loại hình báo chí khác, truyền hình mang tính tổng hợp tác động sâu sắc thông qua thính giác và thị giác. Nó có khả năng tác động nhanh, mạnh vào quá trình cảm nhận thông tin của khán giả. Trong số các chương trình truyền hình, các chương trình chính luận tuy chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng luôn có một vị trí quan trọng trong lòng công chúng, nhất là với những ai quan tâm đến những vấn đề “nóng” đã và đang xảy ra. Những chương trình chính luận thường hấp dẫn người nghe, xem ở không khí trò chuyện, cá tính và phong cách của người dẫn cũng như khách mời.

Điều đó cho thấy việc tổ chức các chương trình thuộc thể loại

này thường có những tiêu chí hoàn toàn không giống với các chương trình khác.

Qua khảo sát có thể thấy kênh VTV1 - Đài THVN là kênh thông tin tổng hợp với nội dung thông tin về mọi mặt của đời sống như chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Do đó, đây cũng là kênh có nhiều chương trình mang đậm màu sắc chính luận, thu hút sự chú ý của khán giả cả nước. Có thể kể ra một số chương trình chính luận truyền hình tiêu biểu như: Sự kiện và bình luận, Tạp chí kinh tế cuối tuần, Đối thoại chỉnh sách, Toàn cảnh thế giới, Chỉnh sách kỉnh tế và cuộc sống, vấn đề hôm nay, Thế giới góc nhìn... Trong đó, chương trình Đối thoại chính sách ngay từ khi ra đời đã được đông đảo công chúng quan tâm. Đe tài của chương trình khá phong phú, đa dạng, đề cập đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội. Tuy nhiên nội dung chính của chương trình là xoay quanh những ảnh hưởng của các chính sách nhà nước đối với đời sống người dân. Sự xuất hiện của các nhà quản lý từ trung ương đến địa phương, các chuyên gia, các nhà khoa học ở nhiều lĩnh vực khi tham gia phân tích, bình luận dưới sự dẫn dắt của người dẫn chương trình khiến cho những thông tin được truyền tải đến công chúng khá sinh động và thuyết phục.

Cũng không khó để lý giải vì sao Đài THVN (VTV) ngày càng có nhiều hơn các chương trình chính luận tiêu biếu. Bởi đây là cơ quan báo chí truyền hình lớn nhất cả nước. Thực hiện các chương trình chính luận là nhiệm vụ hàng đầu của đơn vị này. Thêm vào đó, VTV là nơi quy tụ những nhà báo, phóng viên, những người làm nghề tương đối lâu năm trong làng báo Việt Nam nên cơ hội để thực hiện chương trình chính

luận truyền hình cũng thuận lợi hơn nhiều so với những nơi khác.

Ngoài Đài THVN, Đài PT - THHN với lợi thế là cơ quan trực thuộc ủy ban Nhân dân Thành Phố Hà Nội cũng có nhiều điều kiện thuận lợi để thực hiện các chương trình chính luận truyền hình. Việc mời các chuyên gia tham dự với tư cách khách mời không phải là vấn đề quá khó khăn với họ.

Bên cạnh các bản tin Thời sự mang màu sắc chính luận thì phải kể đến các chương trình chuyên đề như: Cảu chuyên văn nghệ, vấn đề hôm nay, Tọa đàm Doanh nghiệp - Doanh nhân, Văn hóa - Sự kiện, Hà Nội - Những góc nhìn... Hầu hết các chương trình này đều được bố trí phát vào các khung giờ vàng và được phát lại nhiều lần trong tuần để khán giả có thể tiện theo dõi. Trong số các chương trình chính luận nổi bật của Đài PT - THHN, đáng chú ý nhất là “Vấn đề hôm nay”. Nội dung chủ đạo của chương trình đề cập đến mọi lĩnh vực, khía cạnh đời sống của thủ đô. Ớ đó có những phân tích chuyên sâu của các nhà chuyên môn, sự nhìn nhận thẳng thắn của các cấp lãnh đạo khiến chương trình có độ tin cậy và tính thuyết phục cao. “Vấn đề hôm nay” đã góp phần tạo nên bản sắc riêng cho Đài PT - THHN.

Với đặc thù riêng, Kênh Truyền hình QPVN thực hiện tôn chỉ mục đích phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin, tuyên truyền, giáo dục, quảng bá về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, về xây dựng Quân đội và xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, góp phần tích cực vào hoạt động thông tin, tuyên truyền của Đảng và Nhà nước, phục vụ thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tố quốc. Các

chương trình chính luận tiêu biểu gồm có: Người quan sát, Đổi ngoại Quốc phòng, Nhận diện sự thật, Hồ sơ mật, Sư kiện nhân chứng, Hồ sơ chiến tranh nhân dân... Và đối với Kênh Truyền hình QPVN, chúng tôi lựa chọn chương trình “Nhận diện sự thật” làm đối tượng khảo sát.

Đe làm rõ hơn vai trò của người dẫn, tác giả luận văn đã tiến hành khảo sát ba chương trình chính luận nổi bật nhất của các Đài được kể đến ở trên, số lượng các chương trình khảo sát cụ thế như sau:

- Đối thoại chính sách: 30 số - Vấn đề hôm nay: 29 số - Nhận diện sự thật: 30 số

Thời gian khảo sát: Từ tháng 1/2016 đến tháng 3/2017.

(Các chương trình khảo sát cụ thể được đính trong phần phụ lục.)

“Đối thoại chính sách ” có hai người dẫn chính là nhà báo Ngọc Quang và Quang Minh. Nhà báo Ngọc Quang và Quang Minh vừa viết kịch bản và trực tiếp tồ chức sản xuất chương trình. Cả hai đều là những nhà báo giàu kinh nghiệm, có kiến thức nền tảng tốt, kiến thức chuyên môn sâu, hiểu biết phong phú về nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên mỗi người lại có thế mạnh và phong cách dẫn riêng làm cho chương trình trở nên cuốn hút hơn. Họ là gương mặt dẫn cố định của “Đối thoại chỉnh sách.”

“Vấn đề hôm nay” cũng có hai người dẫn là nhà báo Phan Chí Thanh và Biên tập viên Anh Đức. Nhà báo Phan Chí Thanh tuy không phải là người dẫn chuyên nghiệp nhưng lại là nhà báo, kiêm tổ chức sản xuất chương trinh kỳ cựu. Với

những hiểu biết sâu sắc về nhiều lĩnh vực, anh tham gia từ khâu viết kịch bản và trực tiếp thể hiện nội dung (dẫn chương trình) kịch bản đó. Đối với Anh Đức, một biên tập viên mới vào nghề được khoảng 3 năm (tính đến thời điểm khảo sát), là một người dẫn còn non trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề. Thời gian đầu khi tham gia dẫn, Anh Đức chủ yếu chỉ làm nhiệm vụ dẫn theo kịch bản chương trình đã được chuẩn bị sẵn. về sau khi đã quen với phong cách của chương trình, có thêm kinh nghiệm và tích lũy được vốn kiến thức, Anh Đức đã thể hiện vai trò của mình trong cả việc xây dựng kịch bản, tuy nhiên số lượng các chương trình do anh trực tiếp viết kịch bản còn rất ít.

Khác với hai đôi tượng khảo sát trên, chương trình “Nhận diện sự thật” có tới 4 người dẫn chính và đều là những gương mặt còn rất trẻ. Đó là các biên tập viên: Kiều Trinh, Bích Ngọc, Huyền Trang, Hà Phương. Trong 4 người dẫn này chỉ có Kiều Trinh là người có khả năng vừa viết kịch bản, vừa tồ chức sản xuất và dẫn chương trình. Ba người dẫn còn lại chỉ tham gia vào khâu dẫn trong chương trình truyền hình chính luận.

Tóm lại, chương trình chính luận phải luôn đảm bảo yếu tố phân tích và bình luận. Nội dung để phân tích, bình luận phải là những vấn đề thời sự, tạo được sự chú ý của cộng đồng xã hội. Khi đã chọn được nội dung hay, có được cách lập luận tốt, dẫn dắt, thể hiện thuyết phục, chương trình sẽ tạo được dấu ấn trong lòng khán giả. Phần lớn các chương trình chính luận trong diện khảo sát của luận văn này đã chọn được những đề tài thu hút sự quan tâm của công chúng. Trong 30 số “Đối thoại chính sách” và 29 số “Vấn đề hôm nay” đã khảo

sát, tác giả nhận thấy các đề tài được lựa chọn để trao đổi, bàn luận rất phong phú, bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội. Có nhiều đề tài cả hai bên đều chú ý khai thác như các lĩnh vực về chính sách, kinh tế, doanh nghiệp (Đối thoại chỉnh sách:Thủ tướng và doanh nghiệp phát sóng 4/5/2016, Khi nhà nước là cô đông phát sóng 15/6/2016, Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phát sóng 22/6/2016, Mở cửa hay bảo hộ phát sóng 28/12/2016; Chỉnh phủ với các mục tiêu kỉnh tế phát sóng 26/10/2016; vấn đề hôm nay: Khởi động kinh tế đầu năm, thách thức và hội nhập phát sóng 19/2/2016, Đẻ khởi nghiệp thành công phát sóng 18/6/2016, Đầu tư thiếu hiệu quả và sức chịu đựng của ngân sách phát sóng 13/8/2016; Thu ngân sách tại Hà nội, phát sóng 10/12/2016 ), vấn đề về TPP (Đối thoai chỉnh sách:

TPP, cơ hội, thách thức và hành động, phát sóng 24/2/2016;

Lao động và công đoàn trong TPP. phát sóng 2/3/2016; vấn đề hôm nay với chương trình: Ngành dệt may Hà Nội và những tác động TPP. phát sóng 8/4/2016 ) ; vấn đề môi trường (Đối thoại chính sách: Biến đôi khí hậu - Cần hành động khôn ngoan, phát sóng 20/4/2016, Đồng bằng Sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khỉ hậu, phát sóng 7/12/2016; vấn đề hôm nay: Bảo vệ môi trường trong phát triển, phát sóng 9/7/2016, Không vì lợi ích kinh tế mà đánh đối môi trường, phát sóng 18/9/2016, )... và các mảng đề tài khác như giáo dục, y tê, nông nghiệp, luật... Tuy nhiên môi đài lại tiêp cận đê tài ở một góc độ khác nhau. “Đối thoại chỉnh sách ” thường tiếp cận đề tài ở những góc độ sâu và khó hơn so với cách tiếp cận của chương trình “Vấn đề hôm nay.” Thời lượng phát

sóng của “Đối thoại chỉnh sách” là 45’, “Vấn đề hôm nay” 30’.

Khi thời lượng chương trình chính luận dài hơn cũng cho thấy sức nặng của mỗi chương trình là khác nhau.

Kênh Truyền hình QPVN với đặc thù là cơ quan báo hình trong quân đội nên các chương trình đối thoại - tọa đàm đều mang tính chính luận cao. “Nhận diện sự thật” là chương trình chính luận nối bật nhất ra đời với mục đích giúp công chúng có những cơ sở, bằng chứng khách quan để hiểu rõ, hiểu đúng bản chất vấn đề chứ không bị lung lạc hoặc tin theo những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch. Vì thế các đề tài được lựa chọn ở đây nghiêng hẳn về các vấn đề chính trị, quân sự, lịch sử, an ninh quốc phòng, vấn đề quốc gia, dân tộc, vấn đề về tự do tôn giáo, vấn đề nhân quyền, vấn đề an ninh mạng...

Ví dụ: Cảnh giác với âm mưu lợi dụng tôn giáo ở Việt Nam (phát sóng 1/7/2016), Đòn hiểm của Hacker - tin tặc (phát sóng 3/9/2016), Chỉnh kiến khác biệt và sự lợi dụng (phát sóng 4/8/2016), Đằng sau luận điệu đòi công khai bí mật quân sự (phát sóng 30/12/2016), Đừng lợi dụng những khuyết điểm, tiêu cực để chống phá Đảng (phát sóng 3/2/2017), Cảnh giác với chiêu trò xuyên tạc bản chất truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam (phát sóng 4/3/2017)....

Các đề tài của 3 chương trình khảo sát đều mang tính vĩ mô, có ảnh hưởng đến nhiều đối tượng trong xã hội và đều mang tính thời sự tại thời điểm phát sóng. Khách mời của chương trình là các nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao của các Bộ, Ban, Ngành, các chuyên gia hàng đầu trong nhiều lĩnh vực...

dưới sự dẫn dắt, kết nối của người dẫn, đa phần các chương trình chính luận của các Đài đã thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo tầng lóp nhân dân.

2.2.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu Để tiến hành thu thập dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu của luận văn, tác giả dự kiến tiến hành phỏng vấn 200 người.

Trong đó, số lượng người làm công việc dẫn chương trình, tổ chức sản xuất trong chương trình truyền hình chính luận là 50 người; số lượng người xem chương trình truyền hình chính luận là 150 người. Tác giả sử dụng phương pháp khảo sát phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn Online để thu thập dữ liệu của những người khảo sát. Kết quả thu thập dữ liệu cho thấy, số lượng người trả lời phỏng vấn là 192 người, đạt tỷ lệ trả lời là 192/200 = 0,96 (tương ứng với 96%). Trong đó, số người dẫn chương trình, tổ chức sản xuất trong chương trình truyền hình chính luận là 47 người; số khán giả xem truyền hình là 145 người.

Bảng 2.1: Cơ cấu mẫu khảo sát

Đối tượng Số người

khảo sát

Tỷ lệ (%) Người dẫn chương trình, tổ chức chương

trình 47 24.5

Công chúng 145 75.5

Tổng cộng 192 100.

0 Nguồn: Dữ liệu khảo sát của tác giả

Căn cứ vào số lượng người trả lời, số lượng mẫu khảo sát được phân bổ theo một số tiêu chí như saư:

* Đối với người dẫn chương trình, tổ chức sản xuất trong chương trình truyền hình chính luận:

Kết quả khảo sát cho thấy, trong số những người tham gia khảo sát là người dẫn chương trình và người tổ chức sản xuất trong chương trình truyền hình chính luận ở Đài PT - THHN là 15 người; Đài Truyền hinh Việt Nam là 10 người và Kênh Truyền hình Quốc phòng Việt Nam là 22 người. Cụ thể như sau:

- Giới tính: số người tham gia khảo sát ở cả ba đài truyền hình là nam giới có 30 người chiếm 63.8%; nữ giới là 17 người chiếm 36.2% (phụ lục 2.1).

- Độ tuổi: những người tham gia khảo sát ở cả ba đài truyền hình có độ tuổi dưới 30 tuổi là 19 người chiếm 40.4%;

từ 30 tuổi đến 40 tuổi là 17 người chiếm 36.2%; trên 40 tuổi là 11 người chiếm 36.2%. Trong đó, phần lớn những người tham gia khảo sát của chương trình “Đối thoại chính sách”

của Đài THVN có độ tuổi từ trên 40 tuồi (60%). Những người tham gia khảo sát ở hai chương trình “Nhận diện sự thật”

“Vấn đề hôm nay” có độ tuổi chủ yếu dưới 40 tuổi (Phụ lục 2.1).

- Trình độ học vân: những người tham gia khảo sát có trình độ đại học ở cả ba đài truyền hình là 33 người chiếm 70.2%; trình độ thạc sĩ là 14 người chiếm 29.8% (phụ lục 2.1).

- Số năm kinh nghiệm làm công việc của người dẫn chương trình, người tổ chức sản xuất trong chương trình

truyền hình chính luận: kinh nghiệm dưới 5 năm có 20 người chiếm 42.6%; từ 5 đến 10 năm có 18 người chiếm 38.3%; trên 10 có 9 người chiếm 19.1%. Kết quả khảo sát cũng cho thấy, những người dẫn chương trình, người tồ chức sản xuất trong chương trình “Đối thoại chỉnh sách" của đài THVN phần lớn có số năm kinh nghiệm trên 5 năm (chiếm 80%, trong đó 40% có số năm kinh nghiệm là trên 10 năm) nhiều hơn so với những người làm cùng công việc này ở hai đài còn lại. (phụ lục 2.1).

- Số chương trình chính luận được tham gia: những người tham gia 1 chương trình có 23 người chiếm 49%; 2 chương trình có 12 người chiếm 25.5% và từ 3 chương trình trở lên có 12 người chiếm 25.5%. Trong đó, những người tham gia chương trình “Đối thoại chính sách" của đài THVN phần lớn tham gia từ 3 chương trình trở lên (có 7/10 người khảo sát chiếm 70%); tham gia 1 chương trình phần lớn là những người dẫn chương trình, tổ chức chương trinh “Nhận diện sự thật"

của kênh truyền hình QPVN (có 15/ 22 người chiếm 68.2%) (phụ lục 2.1).

* Đối với công chúng xem chương trình truyền hình chính luận

- Giới tính: kết quả khảo sát cho thấy, công chúng xem chương trình truyền hình chính luận là nam giới có 94 người chiếm 64.8%; nữ giới có 51 người chiếm 35.2% (phụ lục 2.2);

- Độ tuổi: ở độ tuổi dưới 30 tuổi có 22 người chiếm 15.2%; từ 30 tuổi đến 40 tuổi có 34 người chiếm 23.4% và trên 40 tuổi có 89 người chiếm 61.4 %. Như vậy, phần lớn

những người xem truyền hình chính luận là những người có độ tuổi trên 40 tuổi (phụ lục 2.2);

- Trình độ học vấn: công chúng có trinh độ cao đẳng có 5 người chiếm 3.4%, đại học có 91 người chiếm 62.8% và trên đại học có 49 người chiếm 33.8%. Như vậy, phần lớn công chúng xem truyền hình chính luận là những người có trình độ học vấn từ đại học trở lên (phụ lục 2.2).

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận (Trang 56 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w