CHƯƠNG 3: MỘT SÓ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DẪN TRONG CHƯƠNG
3.2. Giải pháp nâng cao vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận
Nâng cao vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận đang là một vấn đề nghiên cứu nghiêm túc đối với các Đài Truyền hình, Đài Phát thanh - Truyền hình, các Kênh Truyền hình ở Việt Nam hiện nay. Việc nâng cao vai trò người dẫn chính là khâu quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chương trình chính luận và xây dựng thương hiệu.
Qua nghiên cứu, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp sau:
3.2.1. Xây dựng bộ tiêu chí đối với người dẫn chương trình truyền hình chỉnh luận.
Sở dĩ tác giả có đề xuất này là do xuất phát từ đòi hỏi thực tế của các chương trinh truyền hình chính luận. Để thực hiện một chương trình truyền hình chính luận đạt chất lượng, thu hút khán giả là công sức của cả êkíp, nhưng người dẫn chương trình là người thể hiện công sức đó. Dù các khâu khác chuấn bị tốt nhưng nếu người dân không thực hiện tôt vai trò của mình thì tât cả công sức của các thành viên khác cũng mất giá trị. Qua sự khảo sát, đánh giá vai trò của 8 người dẫn trong 3 chương trình khảo sát, phần nào đã thể hiện được các tiêu chí đối với người dẫn. Việc xây dựng bộ tiêu chí giúp việc tuyền chọn đội ngũ người dẫn, định hướng trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ người dẫn; định hướng cho người dẫn tự đào tạo... Để phát triển một cách bền vững, không xảy ra tình
trạng hụt hẫng đội ngũ, việc tuyển chọn và đào tạo phải trở thành một công việc thường xuyên, có kế hoạch và lộ trình cụ thể. Đối với đội ngũ người dẫn nhiệm vụ này lại càng quan trọng. Bộ tiêu chí sẽ giúp đánh giá một cách chính xác trong các cuộc thi chọn người dẫn chương trình. Theo tác giả, bộ tiêu chí cần chú ý những yêu cầu sau:
Đối với những người tuyển dụng để đào tạo người dẫn chương trình chính luận:
* Phải tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học chuyên ngành sẽ đảm đương việc dẫn. Bởi vì, đây là nền tảng cơ bản để thực hiện vai trò của người dẫn, có thể đưa ra những ý kiến, định hướng, thậm chí là trao đối, tranh luận với khách mời...;
* Phải có năng khiếu báo chí;
* Phải có tư duy logic, có khả năng hùng biện trong quá trinh dẫn;
* Phải có kỹ năng làm việc nhóm, điều hành thực hiện kế hoạch;
* Có kiến thức về ngôn ngữ, khả năng sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong quá trình dẫn;
* Có giọng nói chuẩn và truyền cảm;
* Có ngoại hình dễ nhìn;
- Tiêu chuẩn đối với người đang làm báo (có thể dẫn được ngay, không mất thời gian đào tạo):
* Đã có thời gian làm báo, đã tham gia vào hoạt động sản xuất chương trình, đã tham gia dẫn các chương trình khác
và hội đủ các yếu tố về khả năng hùng biện, chất giọng, ngôn ngữ v.v...
3.2.2. Tuyển chọn người dẫn từ những người làm báo có kinh nghiêm,
Do đặc điểm và tính chất của chương trình truyền hình chính luận mang tính tranh luận, phân tích, bàn bạc, đánh giá để thu hút sự phản biện của xã hội về những vấn đề thời sự cấp thiết nên yêu cầu nguời dẫn chương trình truyền hình chính luận phải có những yêu cầu về phẩm chất đạo đức, yêu cầu về tiêu chuẩn nghề nghiệp đáp ứng với mục đích trên. Vì vậy, việc tuyển chọn người dẫn từ những người làm báo có kinh nghiệm không chỉ là định hướng phát triển đội ngũ người dẫn chương trình mà còn là giải pháp khá hữu hiệu đối với việc nâng cao vai trò của người dẫn chương trình truyền hình chính luận.
Nếu được tuyển chọn từ những người đã làm báo, đã có kinh nghiệm thi những yêu cầu về trình độ, kiến thức, sự hiểu biết sâu sắc có thể sẽ kiểm chứng được. Hơn nữa, những yêu cầu này chỉ có thế có được qua quá trình làm nghề vất vả với những thành công và trải nghiệm của sự thất bại, đó là những điều mà chỉ có những người làm báo có thâm niên công tác, có tâm huyết với nghề mới thực sự có.
Hơn nữa, việc tuyển chọn người đảm đương vị trí dẫn chương trình truyền hình chính luận thường được tiến hành thông qua việc lựa chọn trong số những ứng viên có tiềm năng nhất (đó là những phóng viên, biên tập viên đã có nhiều kinh nghiệm thực tế). Những người đó không chỉ dày dặn về
kiến thức, mà còn có những trải nghiệm quan hệ nghề nghiệp sâu rộng. Đây là những cơ sở điều kiện rất hữu ích có giá trị đối với các chương trình chính luận cần đa dạng hóa khách mời bên ngoài. Mặt khác, những ứng viên này cũng là những người có bản lĩnh và phong cách tác nghiệp vững vàng, tự tin, có kinh nghiệm và cách ứng phó xử lý tình huống khéo léo.
Những yếu tố này giúp ích rất nhiều trong việc thể hiện vai trò của người dẫn chương trình truyền hình chính luận.
Khi triển khai thực hiện nhiệm vụ của người dẫn chương trình truyền hình chính luận, những người làm báo có kinh nghiệm thực sự là những người dẫn dắt, tham gia trao đổi bàn luận một cách chững chạc, tự tin, chủ động. Họ cũng là những nhân tố có thể đề xuất những ý tưởng sáng tạo mới cũng như có khả năng kết nối được những khách mời sắc sảo, đúng chuyên môn có chất lượng, đáp ứng tốt yêu cầu khi tham gia chương trình truyền hinh chính luận.
Tuy nhiên, để có thể đáp ứng các yêu cầu cơ bản của người dẫn chương trình truyền hình chính luận từ phẩm chất đạo đức đến kỹ năng dẫn chương trình và cách ứng phó với các tình huống... thì không phải bất cứ người làm báo lâu năm nào cũng có được. Cũng không phải bất cứ người làm báo giỏi nào cũng có thể trở thành người dẫn chưong trình truyền hình tốt, đặc biệt là với chưong trình truyền hình chính luận. Do vậy, khi tuyển chọn những ứng viên từ những người làm báo có kinh nghiệm để làm người dẫn chương trình truyền hình chính luận, bên cạnh những thế mạnh về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thì cần lưu ý đến khả năng giao tiếp, tài hùng biện cũng như sự thích ứng linh hoạt và bản lĩnh trước sóng
truyền hình của họ. Trong 8 người dẫn chương trình mà tác giả khảo sát, có 4 người dẫn thực hiện tốt vai trò của mình.
Đó là các nhà báo Quang Minh, Ngọc Quang, Phan Chí Thanh và biên tập viên Kiều Trinh. Và đây chính là cơ sở để tác giả đưa ra đề xuất nên chọn người dẫn chương trình truyền hình chính luận từ những nhà báo có kinh nghiệm trong sự so sánh với 4 người dẫn còn lại. Sở dĩ 4 nhà báo trên hoàn thành tốt vai trò của người dẫn chương trình truyền hình chính luận vì họ có đầy đủ các phẩm chất (yêu cầu) cần thiết. Theo nhà báo Nguyễn Phương Hà; “Người dẫn chương trình truyền hình chỉnh luận cần có bản lĩnh chỉnh trị, trình độ chuyên môn cao, có nền tảng kiến thức rộng; có khả năng tham gia sản xuất, đảm nhiệm được vai trò viết kịch bản và tổ chức sản xuất, làm chủ về nội dung, có khả năng bình luận, phân tích vấn đề; có phong cách chính luận (tự tin, chững chạc, vững vàng và các kỹ năng cơ bản khác của người dẫn chuyên nghiệp; có khả năng đáp ứng với khách mời với mọi đối tượng, có sự lỉnh hoạt trong phong cách đê tạo độ hấp dẫn cho chương trình
3.2.3. Phân công ngưòỉ dẫn là người chịu trách nhiệm chính của chương trình
Khác với một số chương trình truyền hình khác, chương trình truyền hình chính luận mang đậm dấu ấn của người dẫn chương trình, từ tác phong đến kỹ năng và chuyên môn nghiệp vụ. Do vậy, người dẫn chương trình truyền hình có vai trò khá quan trọng ở cả ba khâu: chuẩn bị trước khi dẫn, dẫn chương trình thực tế và xử lý tư liệu hậu kỳ. Điều đó có nghĩa là người dẫn chương trình vừa là người viết kịch bản, vừa dẫn chương trình và chịu trách nhiệm chính trong toàn bộ thời
lượng phát sóng của chương trình. Chính do việc tham gia vào tất cả các khâu, các công đoạn sản xuất chương trình nên người dẫn luôn chủ động và thực sự hóa thân vào chương trình để mang lại cho khán giả những thông tin có chất lượng nhất. Như vậy, có thể nói hình ảnh của người dẫn chương trình không chỉ mang lại uy tín cho chương trình mà còn thể hiên danh tiếng của đài truyền hình.
Để tạo thêm sự thành công trong các chương trình truyền hình chính luận, cần xây dựng hình ảnh người dẫn chương trình đẹp về hình thức, chuẩn về phong cách và giỏi về chuyên môn. “Nên chủ động giao cho người dẫn chịu trách nhiệm chỉnh về chương trình. Có như vây, người dẫn sẽ hoàn toàn chủ động, gắn bó và kiểm soát được các công đoạn chương trình. Việc giao trách nhiệm này cần được thực hiện ngay từ những bước đầu tiên trong quá trình sản xuất. Đê người dẫn phụ trách chương trình hoặc chịu trách nhiệm chỉnh trong việc tô chức sản xuất cũng là việc khẳng định vị trí, tầm quan trọng và trách nhiệm của họ trong chương trình.
Điều này sẽ giúp cho người dẫn chương trình truyền hình chỉnh luận phát huy cao nhất khả năng tô chức, sáng tạo, dẫn dắt của mình, tạo cơ hội đóng góp nhiều nhất đối với chương trình ”(Nhà báo Ngọc Quang)
3.2.4. Xây dựng quy trình tắ chức sản xuất khoa học, bài bản
về cơ bản, quy trình tổ chức sản xuất chương trình chính luận thường thông qua ba khâu cơ bản: tiền kỳ, triển khai thực hiện và hậu kỳ. Tuy nhiên, ở mỗi đài truyền hình hay mỗi kênh lại có những cách thực hiện không hoàn toàn giống
nhau. Tuy nhiên, để phát huy tốt hơn nữa vai trò của người dẫn chương trình truyền hình và đảm bảo uy tín của đài truyền hình thì cần xây dựng quy trình tố chức sản xuất khoa học và bải bản có hệ thống có sự giám sát chặt chẽ ở tùng khâu, từng công đoạn.
Trong luận văn này, dựa trên cơ sơ khảo sát thực trạng và nghiên cứu nguồn tài liệu thứ cấp, tác giả đề xuất quy trình tổ chức sản xuất như sau:
• Thú' nhất là khâu chuẩn bị trước khỉ dẫn: Đối với công đoạn này cần thực hiện các tiếu hoạt động theo tiến trình như sau: tìm đề tài, xây dựng kich bản đại cương, tìm và lựa chọn khách mời tham gia chương trình, làm việc với toàn bộ ekip của chương trình rồi tiến hành viết kịch bản chi tiết. Với việc tiến hành các công đoạn theo một lộ trình như trên sẽ giúp cho người dẫn chương trình cũng như toàn bộ ekip chuẩn bị và thực hiện chương trình một cách hiệu quả nhất. Toàn bộ quy trình sẽ được người dẫn chương trình hình dung một cách bao quát và tiên lượng được những thuận lợi cũng như khó khăn khi triển khai thực hiện chương trình trong thực tiễn. Với tất cả các khâu chuẩn bị như trên sẽ giúp cho người dẫn chương trình là nhân tố then chốt của chương trình hiểu được tất cả những đầu mối công việc và tự chủ động lên kế hoạch cho những công đoạn tiếp theo.
• Thứ hai là khâu dẫn chương trình chỉnh luận ở trường quay\ Quá trình thực hiện ghi hình dẫn chương trình ở trường quay chính là thời điểm người dẫn chương trình phát huy tối đa khả năng và vai trò của mình. Đây là khâu người dẫn chương trình thực hiện theo kịch bản chi tiết và cần có sự phối
hợp tốt nhất với đạo diễn hình, với các thành viên khác trong ekip, đòi hỏi mọi người cần có sự tập trung cao độ.
Trong khâu dẫn chương trình ở trường quay, thành công phụ thuộc phần nhiều vào kỹ năng, kiến thức của người dẫn.
Một chương trình có thành công hay không đã thế hiện rõ ngay sau khi việc dẫn chương trình ở trường quay hoàn thành.
Do đó, hơn ai hết, người dẫn chương trình truyền hình chính luận cần phát huy vai trò và khả năng, cũng như bản lĩnh nghề nghiệp của mình nhiều nhất trong khâu thực hiện này.
Kết quả khảo sát đã phản ánh một số khuyến nghị đề xuất nhằm giúp người dẫn thực hiện tốt vai trò của mình tại trường quay. Nói cách khác, người dẫn chương trình nên thực hiện những hoạt động sau để phối hợp phát huy vai trò cũng như thế mạnh của bản thân:
- Nghiên cứu kỹ nội dung của kịch bản đề cương cũng như kịch bản chi tiết, tuy nhiên không vì thế mà tuân thủ một cách cứng nhắc, gượng ép theo kịch bản. Trong một số trường hợp, vẫn có thể khéo léo điều chỉnh nội dung của kịch bản theo hướng có lợi cho điều kiện dẫn thực tế. (Neu trong truong hop nguoi dan khong phai la nguoi truc tiep sang tao ra kich can thi có thể trao đối với biên tập viên về những nội dung chưa rõ trong kịch bản; dự tính những tình huống có thể xảy ra (chủ yếu từ phía khách mời) và phương pháp xử lý.
- Chuẩn bị tâm thế và tinh thần trước bất cứ tình huống nào phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình. Để làm được điều này, người dẫn cần tham gia trực tiếp vào các công đoạn của chương trình chính luận, nắm được ý tường chủ đạo
của chương trình, cũng như hiêu được căn tính của từng nhiệm vụ. Có như vậy, mới tạo được tâm thế tự tin, chủ động, thoải mái để ứng phó với những tình huống phát sinh.
- Thấu hiểu được khách mời, dẫn dắt được khách mời để định hướng họ đi thẳng vào vấn đề, trả lời đúng trọng tâm.
cần có kỹ năng giao tiếp, trò chuyện với khách mời. Nếu khách lảng tránh câu hỏi, thì nên hỏi thêm các câu hỏi phụ nhằm khơi gợi sự hưng phấn từ câu hỏi mà họ thích thú. Đây là một công việc rất quan trọng để chuẩn bị kịch bản chi tiết và dự tính các tình huống có thể xảy ra, đặc biệt là với những khách mời lần đầu. “Tốt nhất là trực tiếp gặp khách mời để trao đôi. Tuy nhiên, không phải chương trình nào cũng có thê gặp khách mời trực tiếp, trong trường hợp như vậy có thê trao đôi với khách mời qua điện thoại hoặc thư điện tử”. (Nhà báo Lê Ngọc Quang)
- Kiểm soát, làm chủ thời gian để tập trung trọng yếu vào những luận điểm chính đồng thời hạn chế được những lãng phí về công sức, thời gian trong việc xử lý tư liệu.
Để thực hiện tốt vai trò của mình, người dẫn chương trình truyền hình chính luận cần thực hiện cụ thể các công việc như sau:
Một là nói chuyện, trao đổi với khách mời một cách thân thiện và thoải mái khi bắt đầu ngồi ở trường quay đợi ghi hình. Điều này tạo nên sự tương tác gần gũi làm cơ sở cho quá trình ghi hình thực tế mang tính tự nhiên, gần gũi không khiên cưỡng.
Hai là, chuẩn bị các thiết bị kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình tác nghiệp. Ví dụ như giấy, bút viết, bút xóa, bút đánh dấu dòng, giấy note... để hỗ trợ khi cần thiết. Các phương tiện này cũng hỗ trợ một cách hữu ích cho người dẫn khi cần ghi chép lại ý tưởng, quan điểm của khách mời, hoặc ghi tốc ký nếu cá nhân có ý tưởng mới phát sinh.
Ba là, tăng cường phát huy giao tiếp phi ngôn ngữ, những giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ cơ thể là một lợi thế trong tương tác với khách mời khi họ trả lời.
• Thứ ba, xử lỷ tư tỉệu sau dẫn: Đây là công đoạn cuối cùng của toàn bộ quy trình tổ chức sản xuất mà người dẫn chương trình nhất thiết phải tham gia. Ở khâu này, để đáp ứng yêu cầu của chương trình chính luận hoàn thiện về nội dung và hình ảnh, đòi hỏi người dẫn chương trình cần chủ động thực hiện sự giám sát, kiểm tra. Mặc dù công việc này có thể được áp dụng một cách linh hoạt theo từng điều kiện đặc trưng của các đài truyền hình, nhưng việc người dẫn chương trình trực tiếp xử lý hậu kỳ, trực tiếp biên tập chương trình mà mình đã dẫn sẽ càng làm tăng thêm tính chuyên nghiệp cho người dẫn trong quá trình thực hiện chương trình.
Hơn nữa là chỉ có người dẫn chương trình mới nắm bắt được toàn bộ nội dung, diễn biến của cuộc trò chuyện và hiểu được đặc điểm, tính chất, tình huống trong từng tình tiết của chương trình để quyết định xử lý biên tập sao cho phù hợp nhất. Trong một số trường họp, người dẫn không thể xử lý hậu kỳ được do nhiều lý do khách quan thì có thể chuyển các phần nội dung cần xử lý cho biên tập viên và kỹ thuật làm.
Tuy nhiên, khi người khác làm thì người dẫn nên đưa cho họ