CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DẪN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH
2.3. Thực trạng thực hiện vai trò của người dẫn trong chưong trình truyền hình chính luận
Khi tìm hiểu về mức độ thực hiện các vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận, tác giả luận văn thiết kế các nội dung đánh giá theo thang đo Likert với 5 mức độ: 1- Thể hiện rất kém; 2 - Thể hiện kém; 3 - Bình thường; 4 - Thể hiện tốt và 5- Thể hiện rất rốt. Như vậy, điểm bình quân càng nhiều thì phản ánh người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận càng thực hiện tốt được vai trò của mình.
2,3.1. Vai trò tổ chức, triển khai nội dung
Vai trò tổ chức và triển khai nội dung của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận được biểu hiện cụ thể qua các hoạt động như sau: lựa chọn đề tài, làm kịch bản đề cương, lựa chọn khách mời là chuyên gia hàng đầu hoặc lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực được đề cập, làm kịch bản chi tiết, làm việc với ê kíp, chuẩn bị trường quay và xử lý tư liệu sau dẫn.
Theo đánh giá của người được khảo sát, mức độ thực hiện các vai trò tổ chức, triển khai nội dung của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận được đánh giá như sau:
Bảng 2.2: Đánh giá về mức độ thực hiện của các hoạt động trong vai trò tổ chức, triển khai nội dung của người dân trong chương trình truyền hình chính luận
Các tiêu chí
Số ngư
ời khả
o sát
Giá trị nh ỏ nh
ất
Giá trị lớn
nh ất
Trun g bình
Độ lệch tiêu chuẩ
n 1. Lựa chọn đề tài là những
vấn đề công chúng quan tâm
192 3 5 4.31 .581
2. Làm kịch bản đề cương 192 3 5 4.04 .664 3. Lựa chọn khách mời là
chuyên gia hàng đầu hoặc lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực được đề cập
192 3 5 4.35 .565
4. Làm kịch bản chi tiết 192 3 5 4.34 .536 5. Làm việc với êkíp 192 3 5 4.18 .723 6. Chuẩn bị trường quay 192 3 5 4.15 .693
7. Dẫn chương trình 192 3 5 4.12 .666
8. Xử lý tư liệu sau dẫn 192 1 5 4.04 .882 Vai trò tổ chức triển khai nội
dung 192 3.3
3
4.8 9
4.17 22
.3296 4 Nguồn: Dữ liệu khảo sát từ tác giả
Kêt quả khảo sát cho thấy: hầu hết những người tham gia trả lời phỏng vân đều cho rằng “vai trò tổ chức, triển khai nội dung” được người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận thực hiện khá tốt với mức độ đánh giá bình quân đều trên 4. Cụ thể, vai trò tồ chức, triền khai nội dung được những người khảo sát đánh giá ở mức bình quân là 4.17. Điều này cho thấy, những người dẫn chương trình đều coi vai trò này là một trong những vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng của chương trình. Vì vậy, họ đều có gắng hoàn thiện tốt vai trò này khi triển khai chương trình.
Trong tất cả các hoạt động biểu hiện vai trò tổ chức triển khai nội dung của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận, hoạt động “Lựa chọn khách mời là chuyên gia hàng đầu hoặc lãnh đạo cấp cao trong lĩnh vực được đề cập”
được những người khảo sát đánh gia cao nhất với mức điểm bình quân là 4.35. Sự đánh giá này cho thấy người dẫn đã xác định rõ tầm quan trọng trong việc lựa chọn khách mời cho chương trình. Bởi vì quan điểm và ý kiến của khách mời góp phần trực tiếp vào sự thành công của chương trình truyền hình chính luận, khách mời còn được xem là nhân tố thu hút sự chú ý quan tâm của khán giả đối với chương trình. Các nội dung trong chương trình truyền hình chính luận thường đề cập đến những vấn đề mang tính thời sự, vấn đề cấp bách liên quan trực tiếp đến đời sống xã hội hàng ngày như: vấn đề tham nhũng, công tác quy hoạch cán bộ, vấn đề giao thông, minh bạch tài chính, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp...Vì vậy muốn có một chương trình truyền hình chính luận có sức hút, có trọng tâm, phản ánh sâu sắc các góc cạnh của vấn đề xã
hội thì cần phải mời được đúng khách, ở đúng vai trả lời. Do vậy, việc mời đúng và trúng khách mời tham gia là một nghệ thuật của người đi mời. Thông thường, tiêu chí để chọn khách mời cho chương trình bao gồm: vai trò phù hợp để trả lời; khả năng diễn đạt và lập luận tốt; khách mời thường là những chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực mà chương trình đề cập.
Trong các chương trình khảo sát, người dẫn chương trình “Đối thoại chính sách” thể hiện rất tốt vai trò này.
Ví dụ, trong chương trình “Đối thoại chỉnh sách” của Đài THVN phát sóng vào ngày 5 tháng 1 năm 2016 với chủ đề
“Khởi nghiệp”, các khách mời tham gia chương trình là ông Nguyễn Quân - Bộ trướng Bộ Khoa học và Công nghệ, ông Đặng Huy Đông - Thứ trưởng Bộ Ke hoạch và Đầu tư, ông Đỗ Hoài Nam là một Staruper khá nổi tiếng và là Tổng giám đốc công ty công nghệ Space cỏ trụ sở tại Hoa Kỳ. Cũng trong chương trình “Đối thoại chỉnh sách”, phát sóng vào ngày 5 tháng 10 năm 2016 do biên tập viên Quang Minh là người dẫn chương trình với chủ đề “Chất lượng bệnh viện”, các khách mời của chương trình gồm có: Ông Nguyễn Việt Tiến - Thứ trưởng bộ Y tế; ông Nguyễn Văn Kính - Giám đốc bệnh viện Nhiệt đới Trung Ương; ông Lê Văn Thanh - Quản đốc chương trình ỵ tế của Liên minh châu Âu tại Việt Nam.
Tuy nhiên trong các số đã khảo sát của chương trình
“Nhận diện sự thật”, với người dẫn kiêm tổ chức sản xuất là Kiều Trinh, cô chưa thực sự thể hiện tốt vai trò của mình trong việc mời khách tham dự cuộc bàn luận. Ớ số “Chủ trương ba không trong khai thác và sử dụng cảng quốc tế Cam Ranh (phát sóng 10/9/2016) chương trình chỉ có một vị khách mời
duy nhất là Đại tá, thạc sĩ Vũ Vãn Khanh - Trưởng Ban Quốc tế Viện Chiến lược Quốc phòng - Bộ Quốc phòng. Chỉ với một vị khách mời quy nhất thi không thể tạo nên một không khí trao đổi sôi nổi và cuộc trò chuyện sẽ thiếu đi các ý kiến, quan điểm bổ sung cho nhau để chương trình đạt được hiệu quả cao.
Như vậy, có thể thấy, các khách mời trong chương trình truyền hình chính luận thường là những người có tri thức, có vị trí trong xã hội, có sự hiểu biết sâu và nhiều kinh nghiệm liên quan đến nội dung chủ đề được bàn luận. Trong một chương trình, khi người dẫn mời được khách là người nối tiếng, là những người đứng đầu trong các lĩnh vực chuyên môn thì điều đó góp phần thể hiện đẳng cấp của người dẫn. Khách mời cũng chính là nhân tố quan trọng làm nên chất lượng của cuộc đối thoại và thu hút được nhiều khán giả xem chương trình.
Vai trò tiếp theo đối với người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận là hoạt động “làm kỉch bản chỉ tiếc được đánh giá với mức điếm bình quân là 4.34. “Làm kịch bản chi tiếc là công việc hoàn toàn dựa vào sự chủ động tỉm tòi, tồng hợp tư liệu, kiến thức của người dẫn chương trình truyền hình chính luận. Dựa vào vai trò, chức danh của khách mời tham gia chương trình mà người dẫn lên kịch bản, soạn thảo những câu hỏi sao cho đúng với vị trí của khách và trúng vấn đề chuyên môn của khách mời. Trong quá trình làm kịch bản chi tiết, ngoài những vấn đề đã có trong kịch bản đề cương gửi khách mời, người dẫn có thể phát triển thêm hệ thống các câu hởi khác để tạo thêm không khí phản biện và thu hút sự
quan tâm của người xem. Người dẫn cũng có thể có một số ký hiệu riêng của bản thân để đánh dấu những đoạn cần lưu ý, cần nhấn mạnh, cần khai thác thêm... Những ký hiệu này chỉ có ở riêng kịch bản của người dẫn.
Kết quả khảo sát cho thấy, vai trò “xử lý tư liệu sau dẫn”
được đánh giá là thấp nhất so với các công đoạn khác liên quan đến vai trò tổ chức triển khai nội dung. Vì trên thực tế, khi chương trình ghi hình xong cũng là lúc phần việc nặng nhất, quan trọng nhất đã hoàn thành.
Phần xử lý hậu kỳ gồm các công việc sau: đánh dấu những đoạn/chỗ cần xử lý và cần biên tập, đánh dấu những đoạn dẫn lại, quay lại những đoạn nói vấp hoặc bị tiếng động bên ngoài chen ngang...Sau tất cả, người dẫn xem lại toàn bộ chương trình để đảm bảo không có những lỗi về kỹ thuật cũng như nội dung. Khi thực hiện vai trò này, người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận của ba đơn vị được khảo sát có sự thực hiện khác nhau. Cụ thể, chương trình “Đối thoại chính sách” của Đài THVN, người dẫn chương trình Ngọc Quang và Quang Minh thay nhau viết kịch bản và làm người dẫn nhưng họ ít khi trực tiếp xử lý hậu kỳ do còn nhiều công việc khác. Họ thường giao lại cho biên tập có kinh nghiệp dựng hoàn thiện tác phẩm. Trong một vài chương trình đặc biệt quan trọng họ mới cần trực tiếp tham gia vào khâu xử lý hậu kỳ.
Đối với chương trình “VỔH đề hôm nay” của Đài PT - THHN và chương trình “Nhận diện sự thật” của Kênh Truyền hình QPVN người dẫn có thể là người viết kịch bản nhưng cũng có thể chỉ làm nhiệm vụ dẫn. Cụ thể, chương trình “Vấn
đề hôm nay ” trong khoảng thời gian khảo sát có hai người dẫn chương trình, trong đó nhà báo Phan Chí Thanh vừa là người viết kịch bản, vừa trực tiếp dẫn. MC Anh Đức chỉ viết kịch bản ở một số chương trình có nội dung không quá khó và phần lớn anh chỉ làm thực hiện nhiệm vụ dẫn chương trình.
Trong chương trình “Nhận diện sự thật”, có khoảng từ 4 đến 5 người tham gia dẫn chương trình. Tuy nhiên, chỉ có biên tập viên Kiều Trinh là người làm cả hai công việc là viết kịch bản và dẫn chương trình. Như vậy, có thể thấy sự khác nhau về tổ chức sản xuất trong chương trình truyền hình chính luận giữa các nhà đài; sự chênh lệch về trình độ chuyên môn nghiệp vụ rất rõ giữa những người dẫn chương trình. Nếu người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận trực tiếp viết kịch bản, người xem có thể thấy rất rõ người dẫn hoàn toàn tự tin, đàm luận thoải mái với khách mời và thường đặt những câu hỏi có trọng tâm với khách mời. Trong quá trinh dẫn, người dẫn không phải thường xuyên nhìn vào nội dung kịch bản được chuẩn bị sẵn vì vậy làm cho cuộc nói chuyện giữa khách mời và người dẫn chương trình được trở nên tự nhiên. Vai trò này được người dẫn chương trinh Ngọc Quang và Quang Minh trong chương trình “Đổi thoại chính sách” thực hiện rất tốt.
Trong khi đó, người dẫn chương trình ở hai chương trình còn lại khi dẫn thường phải nhìn vào kịch bản, ít có sự trao đối qua lại giữa các khách mời. Mọi câu hỏi người dẫn chương trình đặt ra cho khách mời thường được chuẩn bị trước, không có câu hởi có tính ngẫu hứng vì vậy người xem có cảm giác chương trình hơi buồn tẻ.
Ví dụ, trong chương trinh “Vấn đề hôm nay” của Đài PT - THHN phát sóng 13/2/2017 với chủ đề là “Tháng giêng ... và noi lo sau Tết”, người dẫn chương trình Anh Đức trong quá trình dẫn thường xuyên nhìn vào kịch bản, chỉ chú ý lắng nghe những bình luận của khách mời, ít có những câu hỏi ngẫu hứng. Khi khách mời trả lời xong một vấn đề, người dẫn lại nhìn vào kịch bản để đặt câu hỏi tiếp theo. Vì vậy, người dẫn dễ tạo ra một không khí nhàm chán cho người xem do không tạo ra được mối quan hệ trao đổi qua lại giữa mình với các khách mời và giữa các khách mời với nhau. Người xem cũng cảm thấy chương trình diễn ra với tiết tấu chậm, không có sự kích thích tạo hứng thú trong quá trình xem.
Chương trình “Nhận diện sự thật” phát sóng 21/8/2016 trên Kênh Truyền hình QPVN với chủ đề “Chiến thắng 30-4- 1975 - Giá trị lịch sử không thê xuyên tạc”. Người dẫn chương trình là Bích Ngọc đã thường xuyên phải nhìn vào kịch bản trong quá trình dẫn, không có sự trao đổi tương tác giữa người dẫn với khách mời. Vai trò của người dẫn ở đây trở nên mờ nhạt.
Có thể thấy, để tạo được sự thu hút người xem các chương trình chính luận, người dẫn chương trình cần phải thể hiện rõ vai trò của mình trong suốt quá trình dẫn - đó chính là vai trò tổ chức, triển khai nội dung. Người dẫn chương trình chính luận phải được đặt vào vị trí trung tâm của chương trình. Vai trò này đã được chương trình “Đối thoại chính sách”
làm rất tốt thông qua hình ảnh: người dẫn chương trình được sắp đặt vị trí ở giữa, các khách mời ngồi ở hai bên của người
dẫn. Cách sắp đặt này khẳng định người dẫn là cầu nối để kết nối các khách mời trong suốt quá trình trao đổi, bình luận.
Tóm lại, không giống với một số chương trình truyền hình khác, khi người dẫn chương trình truyền hình chỉ là người diễn đạt những nội dung đã được chuẩn bị trước thì trong chương trình truyền hình chính luận, người dẫn phải chịu trách nhiệm trực tiếp trong toàn bộ nội dung chương trình. Họ có vai trò trung tâm trong toàn bộ quá trình triển khai cũng như thực hiện chương trình. Chính vi vậy, chất lượng hiệu quả của chương trình truyền hình chính luận phụ thuộc chính yếu vào tay nghề chuyên môn của người dẫn. Trong biểu hiện vai trò tổ chức triển khai nội dung, các hoạt động được người dẫn làm khá tốt là lựa chọn khách mời, xây dựng kịch bản chi tiết, lựa chọn đề tài là những vấn đề công chúng quan tâm.
2.3.2. Vai trò giới thiệu và thế hiện sự hấp dẫn của chương trình với công chủng
Như đã phân tích, người dẫn chương trình là chất liệu sống động nhất và cũng chủ động nhất để cấu trúc một chương trình truyền hình. Dần chương trình ở đây không đơn giản là đọc giới thiệu nội dung chương trình mà quan trọng hơn là truyền tải được sự hấp dẫn của chương trình đến với công chúng.
Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn những người tham gia khảo sát đều cho rằng để thu hút được khán giả xem chương trình, người dẫn chương trình phải làm tốt vai trò giới thiệu và thế hiện sự hấp dẫn của chương trình với công chúng. Mức điểm đánh giá bình quân của những người khảo
sát về vai trò này của người dẫn trong chương trình trưyền hình chính luận là 4.41 (Phụ lục 3). Điều này cho thấy, đây là một vai trò quan trọng đối với người dẫn chương trình.
Giới thiệu và thể hiện sự hấp dẫn của chương trình được thể hiện ngay từ lời dẫn khởi đầu của chương trình. Chẳng hạn, lời dẫn càng hay, càng ấn tượng thì càng thể hiện được sự hấp dẫn của chương trình, từ đây để lại trong lòng công chúng sự quan tâm thích thú. Những lời dẫn ngắn gọn, đưa ra những thông tin đắt giá bao giờ cũng thể hiện sự hấp dẫn ngay từ đầu đối với chương trình truyền hình chính luận
Ví dụ, trong chương trình “Đối thoại chính sách” phát sóng 20/7/2016 của Đài THVN với chủ đề “ Nâng cao chất lượng xây dựng luật” với người dẫn chương trình là nhà báo Lê Ngọc Quang: Ớ phần giới thiệu nội dung của chương trình, nhà báo Lê Ngọc Quang đã trinh bày ngắn gọn, khúc triết, dẫn dắt vấn đề có lớp lang khi đề cấp đến lý do cần phải nâng cao chất lượng xây dựng luật. Điều này thể hiện người dẫn đã có sự chuẩn bị chu đáo, hiểu rõ được vấn đề đang trình bày, thể hiện được sự tự tin do vậy đã tạo được sự cuốn hút với người xem ngay từ đầu chương trình. Cụ thê, phần mở đầu, người dẫn đã đưa ra dẫn chứng: “một trong những sự cố rất hy hữu và đáng tiếc trong hoạt động lập pháp của nước ta thu hút được sự quan tâm của dư luận đó là việc ban hành lệnh của Chủ tịch nước công bổ Nghị quyết của Quốc hội về việc lùi hiệu lực thỉ hành bộ luật hình sự và 3 đạo luật có liên quan....” Tuy nhiên khi khảo sát đến chương trình “Nhận diện sự thật” phát sóng 22/8/2016 của kênh truyền hình QPVN:
“Sự thật của những lời kích động sau phán quyết của Tòa
trọng tài”'. Ngay từ đầu chương trình, người dẫn chương trình Ngọc Trinh đã phải thường xuyên nhìn vào kịch bản để đọc phần giới thiệu chương trình. Nét mặt và phong thái của người dẫn có phần bị “cứng”, “dơ”, thiếu linh hoạt do đang mải chăm chú đọc phần giới thiệu. Điều này đã làm giảm đi sự hấp dẫn, lôi cuốn đối với người xem.
Như vậy, để làm tốt vai trò giới thiệu và thể hiện sự hấp dẫn của chương trình, người dẫn chương trinh cũng là người viết kịch bản cần phải luôn tự đặt ra những câu hỏi liên quan đến từng nội dung trong chương trình, cũng như toàn thể chương trình đó. Ví dụ, chương trình phải bắt đầu như thế nào để thu hút được người xem? Người dẫn cần phải lựa chọn những thông tin quan trọng nhất, thông tin hay nhất và kết nối xuyên suốt chương trình. Đồng thời, ở một số nội dung cần biết cách tạo sự “ thắt nút” để khơi gợi được trọng tâm
“điểm nhấn”, nhằm duy trì sự quan tâm của công chúng từ đầu tới cuối chương trình.
2.3.3. Vai trò xử lý các tình huống xuất hiện trên sóng
Có thể nói đây là vai trò quan trọng nhất đối với người dẫn chương trình truyền hình chính luận vì phần lớn các chương trình phát sóng chính luận đòi hỏi sự chặt chẽ và chính xác cao. Do vậy sự ứng biến nhanh nhạy, khả năng ứng phó thông minh của người dẫn chương trình rất có ý nghĩa trong việc xử lý các tình huống xuất hiện trên sóng truyền hình. Mặt khác, mỗi người trong ê kíp làm việc đều là một mắt xích quan trọng trong chuỗi hoạt động. Mỗi khâu trong quá trình ghi hình đều cần phải tuân thủ chặt chẽ những nguyên