CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI
1.4. Yêu cầu đối vói người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận
Người dẫn chương trình truyền hình chính luận đóng vai trò quan trọng đến chất lượng, hiệu quả của chương trình. Tuy nhiên, công việc dẫn chương trình truyền hình đã khó, dẫn chươg trình truyền hình chính luận càng khó hơn, đòi hỏi nhiều phẩm chất, kỹ năng đặc thù riêng. Theo tác giả luận văn, để thực hiện tốt vai trò của mình, người dẫn cần phải hội đủ những yêu cầu sau:
1.4.1. Yêu cầu về phẩm chất
Phẩm chất của một người dẫn chương trình trình truyền hình chính luận được thể hiện qua các yếu tố sau:
+ Thứ nhất, sự bình tĩnh, tự tin: Đó là yếu tố không thể thiếu đối với mỗi người dẫn chương trình nói chung và đặc biệt quan trọng đối với người dẫn chương trình truyền hinh chính luận nói riêng. Bởi vi trong cuộc bàn luận, người dẫn chính là người chủ động dẫn dắt vấn đề, kết nối các khách mời, là người trực tiếp xử lý các tình huống phát sinh nếu có, ngắt lời khách mời khéo léo khi cần thiết. Nếu không có khả năng này, sẽ có những chương trình tranh luận không hồi kết, hoặc chẳng đi đến đâu, không rõ thông điệp. Sự tự tin sẽ giúp người dẫn chủ động điều phối cuộc phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả tốt.
+ Thứ hai, sáng tạo: Công việc của người dẫn chương trình truyền hình có thể coi là một công việc sáng tạo. Người dẫn chính luận phải có khả năng tạo ra kịch bản, hình thành một câu chuyện với lớp lang các vấn đề chặt chẽ. Nếu không có khả năng sáng tạo thì chương trình sẽ trở nên nhợt nhạt và thiếu sức cuốn hút đối với khán giả. Sự sáng tạo được thể hiện ở nội dung kịch bản, trong các câu hỏi mà họ đưa ra, trong cách hành ngôn... Để có được phẩm chất sáng tạo này, người dẫn phải trải qưa quá trình tôi luyện thực tế, có thất bại, có thành công và tự mình rút ra kinh nghiệm cho những dẫn lần dẫn chương trình sau đó. Chính những bài học tạo nên phẩm chất sáng tạo trong mỗi người dẫn.
+ Thứ ba, bản lĩnh: Đây là một đòi hỏi đối với người dẫn chương trình truyền hình chính luận. Việc làm chủ được “sân chơi” của mình, biết thể hiện bản thân trước ống kính máy quay, khồng ngại nói trước đám đông... là những điều rất được nhấn mạnh trong bản lĩnh của một người dẫn. Muốn có được tất cả những điều đó thì trước tiên ngưỡi dẫn phải là người có kiến thức, có trình độ chuyên môn tốt, có sự hiểu biết sâu về vấn đề đối thoại, hiểu rõ khách mời... thì anh ta mới có thể làm chủ mọi diễn từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc chương trình.
+ Thứ tư, sự duyên dáng: Tuy không được xếp vào hàng các yếu tố quan trọng nhất nhưng đây lại là một trong những phẩm chất không thể thiếu của người dẫn để góp phần tạo nên sự hấp dẫn cho một chương trình truyền hình chính luận.
Nó làm giảm bớt sự khô khan vốn là đặc trưng của thể loại chính luận. Sự duyên dáng được tạo ra bởi những nét tinh tế trong ngữ điệu, trong cách sử dụng ngôn ngữ lời nói cũng như ngôn ngữ cơ thể, trong cách lựa chọn trang phục, kiểu tóc, tư thế ngồi... Ó một khía cạnh khác, sự duyên dáng của người dẫn đôi khi còn quan trọng hơn các yếu tố ngoại hình khác.
1.4.2. Yêu cầu về kiến thức
Để làm một người dẫn chương trình truyền hình chính luận, không chỉ đòi hỏi phải có ngoại hình đẹp, chuẩn và giọng nói dễ nghe mà còn phải có kiến thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực... đồng thời phải biết chuyên sâu về lĩnh vực mà mình phụ trách [7, tr.235]. Như vậy, người dẫn chương trình truyền hình chính luận không chỉ đơn giản là đọc những thông tin có trong kịch bản mà thực sự phải có sự hiểu biết
sâu sắc về đề tài đang trao đổi, bàn luận, đôi khi cần cả những lý lẽ phân tích của bản thân cá nhân.
Người dẫn chương trình truyền hình chính luận cần phải là người có khả năng làm việc nhóm tốt. Là người kết nối và dẫn dắt các khâu trong chương trinh truyền hình thành một chương trình thống nhất, xuyên suốt đòi hởi người dẫn chương trình phải có khả năng phối hợp với những người cùng làm một cách nhịp nhàng, hiệu quả.
Năng lực chuyên môn của người dẫn chương trình truyền hình chính luận quyết định đến sự thành công hay thất bại của chương trình. Năng lực chuyên môn được thề hiện qua những khía cạnh cơ bản như: chọn chủ đề chương trình sâu sắc, chủ đề mới, đáp ứng đúng nhu cầu của khán giả, thiết kế kịch bản phù hợp với từng nhóm đối tượng, có được phản xạ thông tin nhanh trong quá trình dẫn dắt và có khả năng xử lý thông minh, nhạy bén trong những tình huống bất ngờ.. .Như vậy, người dẫn chương trình truyền hình chính luận có kiến thức chuyên môn, hiểu biết sâu rộng sẽ tự tin trong việc cung cấp các thông tin chính luận một cách hiệu quả và chính xác.
Người dẫn cần có vốn sống thực tế, trải nghiệm thực tiễn phong phú. Đối với người dẫn chương trình truyền hình chính luận, không chỉ cần nói lưu loát mà còn cần “nói trúng và nói đúng”. Do vậy, họ phải có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm phong phú. Đôi khi, họ phải trực tiếp có những trải nghiệm về những vấn đề liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau trong đời sống xã hội. Vì thế, sự hiểu biết về nhiều lĩnh vục giúp cho nguời dẫn thêm tự tin, có khả năng điều tiết chương trình, đồng thời ứng phó được với mọi tình huống có thể xảy ra.
Những người dẫn chương trình truyền hình chính luận chuyên nghiệp và giàu kinh nghiệm thường có khả năng phân tích, quan sát vấn đề một cách thấu đáo, sâu sắc. Đồng thời, chính họ cũng đưa ra những kiến giải, bình luận độc đáo về các vấn đề cập nhật.
Người dẫn chương trình truyền hình chính luận luôn cần chủ động chuẩn bị nghiêm túc kỹ lưỡng về tinh thần, kiến thức khi bắt tay vào làm việc. Trong quá trình thực hiện chương trình, họ phải là người có tư duy, kiến thức vững chắc về chủ đề chính luận đang trình bày nhằm tạo nên sự hứng khởi quan tâm của tất cả những người tham gia chương trình cũng như kéo khán giả theo dõi chương trình.
1.4.3. Yêu cầu về kỹ năng
Mỗi loại hình nghề nghiệp có những đòi hỏi khác nhau trong việc vận dụng các kỹ năng thực hiện. Như vậy, sự khác nhau về tính chất công việc dẫn đến những yêu cầu về thực hành các kỹ năng cũng khác nhau. Trong đặc thù lao động của hoạt động dẫn chương trình truyền hình chính luận, người dẫn chương trình cần đáp ứng một số kỹ năng cơ bản như: kỹ năng xây dựng kịch bản, kỹ năng hùng biện, kỹ năng thể hiện ngôn ngữ cơ thể, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng dẫn dắt và kỹ năng làm việc nhóm.
Kỹ năng xử lý tình huống được hiểu là sự vận dụng linh hoạt, khéo léo tri thức, trí tuệ, cảm xúc để ứng phó hợp lý với những tình huống bất ngờ ngoài dự kiến trên sóng truyền hình. Đôi khi, kỹ năng xử lý tình huống được xem như “cứu cánh” đối với các chương trình truyền hình, đặc biệt là chương
trình truyền hình trực tiếp. Lúc này, các hoạt động của ê kíp chỉ mang tính chất hỗ trợ cho người dẫn còn người dẫn sẽ hoàn toàn chủ động xử lý các tình huống. Đe có thể xử lý nhanh, đúng, phù hợp các tình huống, người dẫn chương trình truyền hình chính luận cần có sự bình tĩnh, điềm đạm, khôn ngoan, khéo léo, chủ động kiểm soát các diễn biến. Từ đó, người dẫn mới có thể đưa ra những phương án tối ưư nhất ứng phó với các tinh huống.
Đối với kỹ năng hùng biện, đòi hỏi người dẫn chương trình truyền hình chính luận cần có kỹ năng trong thể hiện giọng nói và cách nói. Họ phải có giọng nói rõ ràng, tròn vành rõ chữ, với âm săc, âm vực, cường độ cũng như độ vang vừa phải. Tốc độ nói không quá nhanh, không có tình trạng “nuốt từ”, “va âm”. Ngoài ra, yêu cầu về kỹ năng nói đối với người dẫn chương trình truyền hình chính luận là tránh sử dụng tông giọng đều đều vì dễ tạo cảm giác nhàm chán, tẻ nhạt. Nói cách khác, giọng nói cần có phong cách để tạo ra sự tin tưởng, thân mật, cuốn hút người xem truyền hình. Vì vậy, để hùng biện một cách thuyết phục, người dẫn phải có vốn tri thức phong phú, vốn ngôn ngữ (vốn từ) phong phú, có chất giọng tốt và có kỹ năng biểu cảm diễn đạt tốt, sử dụng hợp lý ngôn ngữ cơ thể...
Người dẫn chương trình truyền hình chính luận phải là người có năng lực cảm xúc, cảm nhận. Khi thực sự có cảm xúc, người dẫn mới có thề truyền tới cho công chúng những trạng thái cảm xúc tích cực. Mặt khác, năng lực cảm xúc của người dẫn còn được coi như một yếu tố nền tảng để người dẫn nhập cuộc, tạo sự đồng điệu chia sẻ cảm xúc, khai thác và
truyền tải thông tin. Trong một số chương trình truyền hình chính luận, cảm xúc của người dẫn thể hiện văn hóa giao tiếp đại chúng, thể hiện tầm ảnh hưởng của một cơ quan đài truyền hình.
Đe làm tốt công việc giới thiệu và kết nối, người dẫn chương trình truyền hình cần có năng lực sử dụng ngôn ngữ phong phú, linh hoạt, chính xác. Bên cạnh việc giúp người xem truyền hình hình dung được toàn bộ nội dung chính của chương trình thì lời dẫn của người dẫn chương trình phải truyền tải được ý nghĩa, sức hấp dẫn, sự chính xác của từng thông tin chính luận. Người dẫn cần phải thực hiện uyển chuyến, phù hợp khi chuyển thông tin từ nội dung này sang nội dung khác. Người dẫn cần tránh sự chuyển dịch đột ngột, làm sao nhãng sự chú ý của khán giả, khiến khán giả không tiếp nhận được thông tin hoặc tiếp thu không chính xác.
Đối với chương trình truyền hình chính luận, kỹ năng hỏi là một phương tiện hữu hiệu. Đây là một kỹ năng khá quan trọng đối với người dẫn chương trình truyền hình chính luận.
Nếu người dẫn làm tốt kỹ năng này họ sể điều khiển được cuộc phong vấn đi theo đúng kịch bản và đáp ứng đúng mục đích của chương trình. Vì vậy, kỹ năng này được coi là một
“vũ khí sắc bén” của người dẫn chương trình truyền hình chính luận. Đe đạt kỹ năng phỏng vấn chuyên nghiệp, người dẫn chương trình cần rèn luyện kỹ năng giao tiếp, khả năng ứng biến và không ngừng trau dồi phồng kiến thức rộng từ nhiều góc độ.
Kỹ năng xây dựng kịch bản của người dân chương trình truyên hình chính luận là kỹ năng khá quan trọng. Bởi lẽ, việc
trực tiếp biên soạn, xây dựng kịch bản sẽ định hướng thêm cho người dẫn rèn luyện phong cách viết, tìm hiểu sâu rộng thêm chủ đề chương trình và bao quát được toàn bộ chương trinh. Đặc biệt, đối với chương trình chính luận thì càng đòi hởi khả năng bao quát của người dẫn ở mức độ cao hơn.
Một chương trình được hoàn thiện là kết quả tham gia của rất nhiều cá nhân như người tổ chức sản xuất, đạo diễn, biên tập viên, quay phim, kỹ thuật âm thanh, kỹ thuật ánh sáng, nhân viên hóa trang... Vì vậy, người dẫn chương trình cần phải có kỹ năng làm việc nhóm khi tham gia dẫn chương trình. Một người dẫn chương trình có kỹ năng làm việc nhóm tốt sẽ nâng cao được hiệu quả làm việc, tạo được bầu không khí làm việc thoải mái, thân thiện và cởi mở giữa các thành viên trong êkíp chương trình - đây là cơ sở để tạo nên một chương trình truyền hình chính luận có chất lượng.
Ngoài ra, người dẫn chương trình truyền hình chính luận cần thực hiện những yêu cầu khác liên quan đến kỹ năng như:
năng lực bao quát dòng thông tin, biểu cảm và linh hoạt với từng sự kiện, nêu bật được sự hấp dẫn của các chủ đề, triền khai và kiểm soát các nội dung, kỹ năng quản lý thời gian...
1.4.4. Yêu cầu về phong cách dẫn
Đối với người dẫn chương trình truyền hình chính luận, bên cạnh sự đòi hỏi về chuyên môn nghiệp vụ thì người dẫn cần tạo nên dấu ấn về phong cách dẫn chương trình. Những yêu cầu về phong cách dẫn chủ yếu bao gồm những yêu cầu về ngoại hình, giọng nói, bản lĩnh và nghệ thuật diễn cảm.
Bên cạnh những yêu cầu về giọng nói và khả năng diễn đạt
ngôn ngữ, người dẫn chương trình truyền hình chính luận cần có yếu tố ngoại hình và ngôn ngữ hình thể. Ngôn ngữ nói đi kèm với dáng vẻ, cử chỉ nét mặt để vừa giàu tính biểu cảm, vừa chuyển tải được lượng thồng tin nhiều hơn so với những gì nằm trong ý nghĩa của ngôn từ. Dáng vẻ cùa người dẫn cần tạo nên điểm nhấn phù hợp, tránh cho khán giả phân tán tư tưởng.
Với những yêu cầu về ngoại hình đòi hỏi sự duyên dáng và ăn hình. Sự kết hợp hài hòa ngoại hình từ hình thể, gương mặt, trang phục, cách trang điểm., thể hiện nét đẹp về ngoại hình. Người dẫn chương trình truyền hình chính luận cần lựa chọn trang phục phù hợp. Tránh sử dụng các bộ trang phục rườm rà, lòe loẹt, nhiêu hoa văn... sẽ gây sự rối rắm trong thị giác của khán giả. Nên sử dụng trang phục một màu với tông trang điểm nhẹ nhàng tự nhiên để thể hiện được thần thái cũng như tính nghiêm túc của chương trình.
Với những yêu cầu về giọng nói: Đối với người dẫn chương trình chính luận, giọng nói tốt là một trong những yêu cầu đầu tiên được đề cập tới. Giọng nói tốt của người dẫn được thể hiện: dễ nghe, truyền cảm, không pha nhiều giọng địa phương. Những yêu cầu về giọng nói thường được tạo bởi hai yếu tố, đó là chất giọng và kỹ thuật đọc. Mặt khác, người dẫn phải biết kết hợp cử chỉ hợp lý khi nói, cần kiểm soát được cách thể hiện ngôn ngữ hình thể, luôn giữ thẳng lưng, vai không được chùng, thả lỏng hai tay nhưng không buông thõng.
Yêu cầu về bản lĩnh cũng là điều cần thiết đối với người dẫn chương trình truyền hình chính luận khi thực hiện vai trò
của mình. Nói đến bản lĩnh là nhắc đến sự tự tin, hiểu biết, khả năng làm chủ và tài ứng phó linh hoạt với các tình huống.
Một người dẫn thể hiện được bản lĩnh khi có sự dẫn dắt tự nhiên, duyên dáng trước sóng truyền hình. Phần lớn, một người dẫn chương trình nếu có bản lĩnh sẽ tạo được một phong cách dẫn riêng biệt với tác phong tự tin, làm chủ ngồn ngữ, làm chủ kịch bản, làm chủ cảm xúc...
Yêu cầu về nghệ thuật diễn cảm: Nghệ thưật diễn cảm được biểu lộ qua thái độ, trạng thái tình cảm, biểu hiện tâm lý, cảm xúc của người dẫn trước công chúng. Sự hài hòa của các yếu tố này thường được công chúng đánh giá là có nghệ thuật diễn cảm tốt hoặc là người có duyên trong dẫn chương trình. Sự biểu cảm này cần đạt đến “độ chín”, tức là khồng thái quá, không lộ liễu, không gượng ép mà cần thể hiện một cách chân thành, đúng mực, không quá cứng nhắc, không quá ủy mị. Nghệ thuật diễn cảm đòi hởi người dẫn chương trình phải đáp ứng các yêu cầu về giọng nói, những cử chỉ phi ngôn ngữ, phản ứng nhanh với các tình huống...
Tóm lại, người dẫn chương trình truyền hình chính luận cần tạo dựng phong cách riêng. Phong cách của người dẫn được tạo dựng bởi chính cách thức xử lý thông tin trong lời dẫn, cách thể hiện giọng nói cũng như yếu tố phi ngôn ngữ.
yếu tố này thể hiện trí tuệ, tâm hồn, vốn sống, tính cách và quan điểm cũng như tố chất cá nhân khác của từng người dẫn chương trình truyền hình. Những đặc điểm này kết hợp sẽ tạo nên phong cách riêng cho người dân chương trình truyên hình chính luận. Mồi phong cách sẽ tạo dấu ấn về người dẫn trong lòng khán giả. Mỗi khi nhắc đến tên người dẫn họ lại nhớ đến
phong cách của người đó. Phong cách này cũng góp phần tạo nên dấu ấn của chương trình chính luận mà họ dẫn.
Tiểu kết chương 1
Trong chương 1, tác giả luận văn đã trình bày những nội dung cơ bản về cơ sở lý luận về vai trò của người dẫn chương trình truyền hình chính luận. Trong đó, tác giả đã hệ thống hóa các khái niệm có liên quan đến đề tài như: khái niệm truyền hình; chương trình truyền hình; chương trình truyền hình chính luận, người dẫn chương trình truyền hình, người dẫn chương trình truyền hình chính luận. Tác giả cũng trình bày những đặc điểm của chương trình truyền hình chính luận;
một số yêu cầu đối với người dẫn chương trình truyền hình chính luận. Trên cơ sở đó, thao tác hóa khái niệm vai trò của người hướng dẫn trong chương trình truyền hình chính luận qua một số tiêu chí cơ bản: vai trò tổ chức triển khai nội dung, giới thiệu và thể hiện sự hấp dẫn cùa chương trinh với công chúng, xử lý các tình huống trên sóng truyền hình, kết nối nhằm tạo khán giả cho chương trình, mang lại danh tiếng cho Đài truyền hình, vai trò thể hiện mục đích của chương trình, vai trò giao tiếp với công chúng và định hướng/ gợi mở các chương trình tiếp theo. Nội dung quan trọng nhất trong chương 1 là khẳng định về mặt lý luận vai trò của người dẫn chương trình truyền hình chính luận thông quan những nội dung cụ thể đế làm cơ sở khảo sát, đánh giá. Đồng thời tác giả cũng đưa ra những yêu cầu đối với người dẫn chương trình truyền hình chính luận. Theo tác giả, để thực hiện tốt vai trò của mình, người dẫn phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cơ bản, ngoài những yêu cầu chung đối với người dẫn chương trình