Những thuận lợi và khó khăn của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận (Trang 96 - 106)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DẪN TRONG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

2.4. Những thuận lợi và khó khăn của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận

2.4.1. Thuận lợi

Kết quả khảo sát cho thấy, khả năng đọc, nói lưu loát của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận được 75% những người tham gia khảo sát đánh giá là thuận lợi.

Người dẫn chương trình được quyền chủ động mọi công việc liên quan đến chương trình là yếu tố thuận lợi tiếp theo với tỷ lệ đồng ý là 52%. Nội dung đề tài phù hợp với nhận thức, hiểu biết của người dẫn chương trình cũng được cho là một yếu tố thuận lợi với tỷ lệ đồng ý là 51.5%. Các yếu tố tiếp theo được coi là thưận lợi với người dẫn chương trình lần lượt là êkíp làm việc chuyên nghiệp (44,7%); lợi thế về ngoài hình (36,2%) và được khán giả ủng hộ (18,5%).

Biêu đô 2.1: Những thuận lọi của ngưòí dân chương trình truyên hình chính luận theo đánh giá của người

được khảo sát

Đa phần người được khảo sát đều đánh giá sự thuận lợi của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận hiện nay liên quan nhiều đến kỹ năng làm việc và trình độ chuyên môn (lợi thế về khả năng đọc tin, bài, tính chủ động trong vai trò thực hiện triển khai chương trình, sự lựa chọn phù hợp chủ đề của chương trình và tính chuyên nghiệp của ê kíp làm việc). Những yếu tố mang tính chất ít liên quan đến chuyên môn như lợi thế về ngoại hình, hay việc được khán giả ủng hộ chỉ được đánh giá có thuận lợi ở tỷ lệ thấp hơn.

Như đã phân tích, một trong các biểu hiện cụ thể của vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận là khả năng đọc, bình luận tin, bài trên sóng truyền hình. Vì vậy, những người khảo sát cho rằng thuận lợi về khả năng đọc nói

lưu loát là một lợi thế rõ nhất đối với người dẫn chương trình.

Hơn nữa, chương trình truyền hình chính luận thường là các hình thức trao đổi, tọa đàm, vì vậy nếu có giọng nói lưu loát, rõ ràng mạch lạc thì sẽ tạo thêm được sự rõ ràng, nghiêm túc hơn của chương trình.

Người dân trong chương trình truyên hình chính luận được chủ động mọi công việc liên quan đến chương trình cũng được người khảo sát đánh giá khá thuận lợi. Vì việc chủ động ở mọi công đoạn sể tạo điều kiện cho họ nắm chắc kịch bản đề cương, kịch bản chi tiết, chọn lựa khách mời, xử lý tình huống... giúp họ làm chủ toàn bộ nội dung chương trình, làm chủ quá trình trao đối, dẫn dắt và cung cấp định hướng thông tin đến khán giả. Và khi họ chủ động họ cũng sẽ có được phong thái tự tin đầy cuốn hút. Sự tự tin có ý nghĩa rất lớn tạo nên phong cách riêng cho mỗi người dẫn chương trình.

Ngoài ra, những ý kiến của người khảo sát cũng cho rằng, sự thuận lợi đối với người dẫn còn được thể hiện ở việc xây dựng nội dung đề tài phù hợp với nhận thức và hiểu biết của họ. Sự am hiểu về bất kỳ một chủ đề nào đó, cũng là một lợi thế cho người dẫn khi cần trao đổi, bình luận, đánh giá về chủ đề đó công khai trên sóng truyền hình với sự theo dõi của hàng triệu khán giả. Chính sự am hiểu giúp cho người dẫn có những câu hỏi, lời dẫn, bình luận sâu sắc, giàu tính thuyết phục và kích thích thêm tư duy, mở rộng hiếu biết cho khán giả quan tâm đến chương trình truyền hình chính luận. Nội dung đề tài phù hợp với nhận thức và hiểu biết cũng tạo thêm những cơ hội thuận lợi cho người dẫn có những tương tác tốt

với khách mời. Điều này tạo nên những hiệu ứng tốt của chương trình.

Một yếu tố nữa cũng được những người khảo sát đánh giá thuận lợi đối với người dẫn là ekip làm việc chuyên nghiệp. Tính chuyên nghiệp của ekip thực hiện chương trình sẽ giúp người dẫn chương trình thực hiện các công đoạn của công việc được nhanh hơn, chính xác hơn và thuận lợi hơn.

Đồng thời, nếu ê kíp chuyên nghiệp cũng hỗ trợ cho người dẫn có cơ hội thực hiện tốt các vai trò cơ bản của họ.

Hai yếu tố về ngoại hình và sự ủng hộ của khán giả được những người khảo sát cho rằng ít thuận lợi đối với công việc của người dẫn chương trình. Thực chất đây là hai yếu tố ít có sự tác động trực tiếp đến hoạt động dẫn chương trình. Lợi thế về ngoại hình có thể sẽ tạo thêm sự cảm tình của khán giả, nhưng thế mạnh của chương trình chính luận là cung cấp các giá trị về thông tin và tri thức. Vì vậy, những thuận lợi về trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, cách thức tổ chức triển khai được lưu ý hàng đầu.

2.4.2. Khó khăn

Khi đánh giá về khó khăn của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận, tác giả luận văn thiết kế câu hỏi dành cho người được khảo sát theo 3 khía cạnh: một là đánh giá những khó khăn trước khi dẫn, hai là khó khăn trong khi dẫn và ba là khó khăn sau khi dẫn.

Theo đánh giá của những người được khảo sát, các khó khăn mà người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận thường gặp ở giai đoạn chuẩn bị dẫn là: (1) chọn đề tài, tìm

hiểu về đề tài; (2) viết kịch bản; (3) kết nối khách mời và (4) xây dựng kế hoạch ghi hình.

Biểu đồ 2.2: Khó khăn của người dẫn chương trình truyền hình chính luận

Nguồn: Dữ liệu khảo sát của tác giả Kết quả khảo sát cho thấy, kết nối khách mời là khó khăn lớn nhất với người dẫn chương trình truyền hình chính luận (tỷ lệ đồng ý là 87.5%). Trong chương trình truyền hình chính luận, khách mời tham gia chương trình là một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn và thành công của chương trình. Khách mời am hiểu rõ vấn đề trao đổi, có khả năng nói lưu loát, nổi tiếng, có vị thế quan trọng trong xã hội càng thu hút được nhiều khán giả xem chương trình. Tuy nhiên, để mời được những vị khách này người dẫn cũng như êkíp thường gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do bản thân khách mời có rât nhiêu việc hoặc ngại xuât hiện trên truyên hình, hoặc sợ nguy hiểm. Có những trường hợp khách mời đã nhận lời tham gia nhưng vì một lý do nào đó họ lại gửi thông báo hủy không

tham dự được. Do đó, người dẫn chương trình và những người tổ chức bắt buộc phải tìm người khác thay thế. Điều này sẽ khiến cho sức hấp dẫn của chương trình bị giảm đi, đôi khi làm người dẫn rơi vào tình trạng bối rối. Mặt khác, một chương trình truyền hình chính luận thường có nhiều khách mời tham gia, mỗi khách mời có vị trí công tác khác nhau, chuyên môn khác nhau, thời gian làm việc cũng khác nhau. Vì vậy, việc khớp lịch để các khách mời cùng tham gia vào một buổi ghi hình cũng phải là điều dễ dàng.

Khó khăn tiếp theo mà người dẫn chương trình thường gặp phải là việc chọn lựa đề tài và tìm hiểu về đề tài liên quan đến nội dung chương trình (tỷ lệ 61%). Đe thu hút được khán giả xem chương trình, người dẫn phải lựa chọn những đề tài có tính thời sự, phản ánh được những vấn đề mà xã hội đang quan tâm. Để làm được điều này, người dẫn chương trình phải mất rất nhiều thời gian để thu thập, đọc và hiểu tài liệu. Trong một số trường họp, người dẫn đôi khi cũng là người tổ chức sản xuất chương trình do vậy mức độ khó khăn còn cao hơn rất nhiều. Ví dụ, chương trình “£>ớf thoại chính sách”, người dẫn phải thực hiện hai vai trò vừa là người dẫn chương trình, vừa là người tổ chức sản xuất. Chính vì vậy, áp lực công việc, áp lực thời gian và áp lực chuyên môn là những khó khăn trực tiếp mà người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận thường gặp phải.

Viết kịch bản cũng là khó khăn tiếp theo mà người dẫn chương trình gặp phải. Kết quả khảo sát cho thấy, 51 % những người tham gia khảo sát cho rằng viết kịch là một công việc khó khăn đối với người dẫn chương trình. Bởi vì, để viết

được kịch bản hay, chặt chẽ, làm nổi rõ tính chất của vấn đề người dẫn phải đầu tư nhiều thời gian để tìm hiểu những nội dung liên quan đến chủ đề dẫn. Nếu người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận không có kiến thức và sự hiểu biết sâu về nội dung liên quan đến chủ đề của chương trình thì sẽ làm cho chương trình không có sự hấp dẫn, mờ nhạt đối với khán giả. Hơn nữa, nếu kịch bản xây dựng không tốt, sẽ khiến cho sự phối họp của toàn bộ ekip gặp khó khăn và người dẫn chương trình khó thực hiện được các vai trò của mình.

Những khó khăn trong quá trình dẫn chương trình chủ yếu là (1) khó khăn về trò chuyện, trao đồi với khách mời; (2) khó khăn trong phối hợp với ekip thực hiện chương trình chưa ăn khớp; (3) xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình dẫn lúng túng, thiếu kinh nghiệm và (4) khó khăn đối với người dẫn lúng túng và thiếu kinh nghiệm.

Biểu đồ 2.3: Những khó khăn của người dẫn chương trình truyền hình chính luận theo đánh giá của người

được khảo sát

Trong quá trình dẫn chương trình, trò chuyện, trao đối với khách mời là công việc khó khăn nhất đối với người dẫn chương trình. Tỷ lệ những người khảo sát đồng ý với ý kiến này là 68%. Người dẫn thiếu kinh nghiệm thực tế là khó khăn thứ 2 đối với người dẫn chương trình với tỷ lệ đồng ý là 60.4%

Các khó khăn tiếp theo đối với người dẫn chương trinh trong qưá trình dẫn lần lượt là “xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình dẫn” (51.8%) và phối hợp với êkíp thực hện chương trình chưa ăn khớp (47.7%)

Việc trò chuyện, trao đối với khách mời không đơn thuần chỉ là sự trao đổi thông tin, mà đó còn là sự mạn đàm về tri thức, sự tương tác về chuyên môn, và đôi khi còn phản ánh thương hiệu của các cơ quan / tổ chức của khách mời. Vì vậy, nếu công việc này thực hiện không khéo léo và nhuần nhuyễn thì dễ làm cho cuộc trao đồi với khách mời trở nên khiên

cưỡng, thiếu sức thuyết phục, không truyền tải được ý tường của chương trình.

Một khó khăn tiếp theo mà người khảo sát đánh giá là rào cản tương đối lớn trong quá trình dẫn chương trinh là khó khăn do người dẫn thiếu kiến thức và kinh nghiệm. Có thể nói, khó khăn này tác động trực tiếp đến quá trình dẫn và ảnh hưởng đến vai trò của người dẫn chương trình. Sự hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm không những làm người dẫn thiếu tự tin trong giọng nói, trong phong cách mà còn khiến chương trình bị mờ nhạt, thiếu sức hút. Kiến thức chuyên môn và trải nghiệm thực tiễn không chỉ giúp cho người dẫn thực hiện tốt vai trò trong khi dẫn mà còn tạo thêm cho chương trinh những dấu ấn tốt.

Theo kết quả khảo sát, việc xử lý các tình huống lúng túng, thiếu kinh nghiệm trong khi dẫn cũng là một khó khăn khá lớn đối với người dẫn chương trình. Trong bất kỳ chương trình truyền hình chính luận nào cũng khó tránh được những tình huống phát sinh ngoài dự kiến. Có thể là những tình huống liên quan đến kỹ thuật âm thanh, ánh sáng, có thể liên quan đến khách mời, hoặc đôi khi là chính sự phối họp chưa đồng bộ của ê kíp thực hiện chương trình... Trong những tình huống như vậy, đòi hỏi người dẫn phải thực sự là người nhạy cảm, phản ứng nhanh mới có thể xử lý kịp và xử lý được các tình huống. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một người dẫn chương trình truyền hình nào cũng đều có ngay được kinh nghiệm làm việc và kỹ năng xử lý tình huống. Do đó, đây là một khó khăn mà người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận thường gặp trong quá trình dẫn.

Như đã phân tích, trong từng giai đoạn của các bước thực hiện chương trình đều có những khó khăn nhất định đối với người dẫn chương trình. Mỗi giai đoạn, có tính chất công việc riêng nên những khó khăn cũng có tính chất đặc thù.

Riêng đối với giai đoan xử lý tư liệu, hoàn thiện chương trình thì người khảo sát đánh giá ít có khó khăn (chỉ có 22,5%).

Bảng 2.7: Đánh giá của người được khảo sát về khó khăn trong xử lý tư liệu, hoàn thiện chương trình của ngưòi dẫn trong chương trình truyền hình chính luận

Nội dung Số người

trả lời

Tỷ lệ (%)

Không khó khăn 36 77.5

Xử lý tư liệu, hoàn thiện chương trình sau khi dẫn chương trình

11 22.5

Tổng cộng 47 100.0

Nguồn: Khảo sát của tác giả Xử lý tư liệu, hoàn thiện chương trình chính là khâu cuối cùng của chương trình, đồng thời đây cũng là công đoạn cuối trong chu trình công việc của người dẫn chương trình. Đây là công việc tuy không có nhiều khó khăn nhưng đòi hỏi việc xử lý và hoàn thiện chương trình phải là người có kinh nghiệm nhằm tạo ra một chương trình có nội dung phù họp với mục đích của chương trình đề ra. Ngoài ra việc xử lý tư liệu, hoàn thiện chương trình còn góp phần bỏ bớt những nội dung mà khách mời nói không tập trung vào chủ đề trao đổi, những lỗi do người dẫn chương trình tạo ra hoặc những nội dung quá nhạy cảm.

So với các công việc trong giai đoạn tiền kỳ, giai đoạn dẫn chương trình thì các công việc của giai đoạn hậu kỳ được xem là ít có khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w