CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI
1.3. Vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận
Đối với mỗi chương trình truyền hình chính luận, sự thành công hay thất bại phụ thuộc nhiều vào việc người dẫn chương trình có thực hiện tốt vai trò của mình hay không.
Điều này khẳng định người dẫn chương trình có vai trò quan trọng, là nhân tố mang tính quyết định đến thành công của chương trình. Vai trò của người dẫn chương trình được thể hiện:
1.3.1. Vai trò tồ chức triển khai nội dung
Có thể nói, tổ chức và triển khai nội dung là vai trò khá cơ bản của người dẫn chương trình truyền hình chính luận.
Đây cũng là điểm khác biệt so với người dẫn ở những chương trình khác. Nếu ở một số chương trình khác, người dẫn chỉ thực hiện một cồng đoạn “đọc/dẫn” thì trong chương trình chính luận, người dẫn thực hiện xuyên suốt các công việc như: lựa chọn đề tài về những vấn đề công chúng quan tâm, làm kịch bản đề cương, lựa chọn khách mời (chuyên gia hàng đầu hoặc những người có liên quan, trách nhiệm trong lĩnh vực được đề cập), làm kịch bản chi tiết, làm việc với êkip, chuẩn bị trường quay, dẫn chương trình, xử lý tư liệu sau dẫn....
Như đã phân tích ở trên, một chương trình chính luận thành công là thể hiện sự gắn kết chặt chẽ của ba khâu cơ bản: chuẩn bị trước khi dẫn, dẫn ở trường quay và xử lý tư liệu sau dẫn. Các bước này gắn kết chặt chẽ với nhau, bước trước làm tiền đề cho bước sau, sự chỉn chu ở công đoạn trước là sự thuận lợi cho công đoạn tiếp theo. Chính vì vậy, với vai trò là người tổ chức, triển khai nội dung, người dẫn chương trình cần tham gia ở tất cả các công đoạn. Sự tham gia này sẽ là “dấu ấn” có tính chất quyết định đến hình ảnh của người dẫn cũng như sự thành công của chương trình.
Với vai trò là người triển khai, thực hiện tổ chức nội dung, người dẫn chương trinh truyền hình chính luận cần thể hiện được khả năng nghiệp vụ trong từng công việc. Cụ thể, (1) người dẫn chương trình truyền hình chính luận phải xây dựng được kịch bản đề cương của chương trình chính luận.
Các nội dung trong kịch bản phải có sự hài hòa từ chủ đề, ý
tưởng đến cách thức thực hiện. (2) Người dẫn chương trình cần phải thực hiện lựa chọn khách mời tham gia chương trình chuẩn bị lên sóng. Các khách mời tham gia chương trình phải là những chuyên gia hàng đầu hoặc những người có liên quan, có trách nhiệm trong lĩnh vực được đề cập. Đấy chính là những người tạo thêm điểm nhấn về chất lượng chuyên môn cho chương trình. Vì vậy, lựa chọn được đúng những khách mời vừa có chuyên môn sâu, có chính kiến, quan điểm rõ ràng, có sự nhiệt tình và khả năng nói lưu loát cũng là một thành công đối với vai trò của một người dẫn chương trình truyền hình chính luận. (3)Người dẫn chương trình nên và phải là người làm kịch bản chỉ tiết và làm việc với êkip. Trong hoạt động này, người dẫn chương trình cần cụ thể các công việc mà những người tham gia chương trình cần phải thực hiện.
Kịch bản càng chi tiết thì càng thể hiện được tính cụ thể trong phân công vai trò, trong điều phối vai trò và trách nhiệm của từng thành viên trong êkíp làm việc.
1.3,2. Vai trò giới thiệu và thế hiện sự hấp dẫn của chương trình với công chúng
“Người dẫn chương trình là chất liệu sống động nhất và cũng chủ động nhất đê cấu trúc một chương trình truyền hình. Dan chương trình ở đây không đơn giản là đọc kết nối để chuyển từ phần này sang phần khác, từ chủ đề này sang chủ đề kia mà bao hàm cả việc tạo ra không khỉ và kích thích hưng phấn của khán giả. Sự có mặt của người dẫn chương trình là cực kỳ quan trọng góp phần quyết đinh sự thành công của một chương trình trên sóng truyền hình" [8, tr.239]. Với những lập luận trên cho thấy, một trong những vai trò khá
quan trọng của người dẫn chương trình chính luận là giới thiệu được cái hay, cái đặc sắc của chương trình, cũng như thể hiện được sự hấp dẫn của chương trình đối với công chúng.
Sự hấp dẫn của chương trình chính luận thể hiện trước tiên ở việc giới thiệu về chủ đề, nội dung của chương trình.
Bởi vậy, người dẫn chương trình ngoài việc lựa chọn thông điệp truyền tải tới người xem còn cần biên tập, gọt rũa ngôn từ để khi giới thiệu sẽ kích thích sự quan tâm, đón đợi của công chúng. Ngoài ra, để chương trình chính luận thêm hấp dẫn người xem, người dẫn chương trình cũng cần kết hợp nhuần nhuyễn các hoạt động khác như: kỹ năng đọc, dẫn; khả năng giao tiếp; trang phục; tác phong; giọng nói; thần thái;
cách đặt câu hỏi; cách xử lý các tình huống trên sóng truyền hình... Tất cả những điều đó tạo nên sự hấp dẫn của một chương trình chính luận. Tính hấp dẫn được thể hiện ờ cả nội dung và hình thức, vừa đảm bảo tính chất thông tin, vừa phản ánh chuyên môn nghiệp vụ vững vàng của người dẫn chương trình. Vai trò này không chỉ giúp chương trình sáng tỏ, tạo được phần mở đầu, phần kết thúc hoàn chỉnh về kết cấu mà còn giúp làm nổi bật những thông tin chính yếu của chương trình. Chính điều đó tạo nên sự hấp dẫn, thu hút của chương trình đối với công chúng.
1.3.3. Vai trò xử lý các tình huống xuất hiện trên sóng truyền hình
Trong các chương trình chính luận dù phát sóng trực tiếp hay được ghi hình trước tại trường quay thì đều có thể xuất hiện các tình huống nằm ngoài dự kiến của người dẫn chương trình cũng như toàn bộ êkíp làm việc. Các tình huống có thể
xuất phát từ quan điểm, thái độ của khách; cũng có thể là những sự cố về kỹ thuật như âm thanh, ánh sáng bị mất tín hiệu, không kết nối được, nếu các chương trình có sự tương tác với công chúng có thể xẩy ra những tình huống ngoài phạm vi đề tài, thậm chí là những tình huống (thông qua câu hỏi) mang tính khiêu khích, hằn học, hoặc những tình huống chính người dẫn chương trình bị đọc vấp, nói sai, đọc lẫn, có thể bị ho, sặc, hoặc sơ xuất của trang phục... Vì vậy, đòi hỏi người dẫn phải có bản lĩnh, khả năng xử lý các tình huống một cách hợp lý, hiệu quả nhất.
Trong quá trình thực hiện chương trình, người dẫn chương trình truyền hình chính luận có vai trò xử lý các tình huống trên sóng truyền hình. Đe có thế xử lý tốt các tình huống trên sóng truyền hình, người dẫn phải là người viết kịch bản đồng thời phải là người dẫn chương trình, là người tạo bầu không khí cho toàn bộ chương trình và làm chủ các tình huống có thể phát sinh trong quá trình dẫn.
Việc viết kịch bản thể hiện sự cụ thể hóa ý tưởng của ban biên tập, phản ánh tư duy, khả năng sáng tạo, trình độ và năng lực của người dẫn chương trình. Thông qua việc viết kịch bản chi tiết, kịch bản đề cương, người dẫn chương trình sẽ chủ động trong việc giới thiệu, dẫn dắt, bàn luận cùng khách mời và làm nổi bật các thông tin của chương trình. Kịch bản dẫn cũng thể hiện sự cụ thể hóa, tuần tự các bước cũng như nội dung phát sóng của chương trình. Một kịch bản tốt cũng có những tính toán khoảng thời gian cho từng tin, bài cụ thể để đảm bảo tính chính xác của thời lượng phát sóng. Khi nắm chắc tất cả những yếu tố đó, người dẫn hoàn toàn có thể bao
quát được mọi vấn đề xảy ra với thái độ bình tĩnh và chủ động, kèm theo đó sẽ là phương án xử lý nhanh nhạy, hiệu quả, nhanh chóng bình ổn trạng thái cảm xúc của những người tham gia. Với các hoạt động và yêu cầu cụ thể như vậy, người dẫn sẽ tạo thêm chất lượng cho chương trình, đặc biệt là chương trình truyền hình chính luận.
1.3.4. Vai trò kết nối, tạo khán giả cho chương trình
Đối với vai trò kết nối, tạo khán giả cho chương trình đòi hỏi người dẫn cần chuẩn bị nội dung tốt, đồng thời người dẫn có kiến thức sâu và kỹ năng dẫn dắt tốt đế tạo ấn tượng cũng như sức hút, sự quan tâm, tính kết nối của khán giả đối với chương trình.
Việc chuẩn bị nội dung tốt không đơn giản chỉ là đề cập đến chủ đề chính luận phù hợp, mà nó còn thể hiện ở cách phối kết hợp giữa tin, bài và cách thể hiện chương trình, cũng như những câu hỏi, lời bình... Tất cả sẽ tạo nên sự gắn kết nhuần nhuyễn của một chương trình. Trong một số trường hợp, người dẫn cần đầu tư thời gian, công sức và chuyên môn để nghiên cứu cách thức xây dựng nội dung phù hợp nhất và phát huy hiệu quả cao nhất. Khi cần thiết, người dẫn có thể điều chỉnh, lựa chọn, thêm bớt thông tin cho nội dung phù hợp với điều kiện cụ thể và thời lượng của chương trình. Để đáp ứng các yêu cầu trên, người dẫn chương trình truyền hình chính luận phải là người thực sự nhanh nhạy và có bản lĩnh nghề nghiệp.
Người dẫn có kiến thức sâu và kỹ năng dẫn dắt tốt được xem là một cách biểu hiện sinh động trong vai trò kết nối, tạo khán giả cho chương trình. Với tính chất chính luận của chương trình thì kiến thức sâu của người dẫn truyền hình sẽ làm tăng hàm lượng thông tin cần truyền tải. Bởi khi đó, những định hướng, dẫn dắt, gợi mờ của người dẫn về chủ đề chính luận sẽ tăng tính kết nối với khán giả.
1.3.5. Góp phần xây dựng thương hiệu cho Đài truyền hình
Việc đảm bảo các yêu cầu chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp cũng như thực hiện tốt các vai trò khác của người dẫn chương trình, ngoài việc mang lại hình ảnh đẹp cho cá nhân người dẫn còn mang lại danh tiếng cho Đài truyền hình. Với vai trò
mang lại danh tiếng cho Đài truyền hình, người dẫn cần có phong cách dẫn cuốn hút, cá tính nhằm thu hút khán giả theo dõi chương trinh, đồng thời thể hiện đạo đức chuẩn mực và bản lĩnh nghề nghiệp.
Uy tín và giá trị của Đài truyền hình không chỉ thể hiện ở số lượng chương trình phát sóng mà quan trọng hơn là ở chất lượng các chương trình.Vì vậy, sự thành công của chương trình truyền hình chính luận góp phần mang lại danh tiếng cho Đài truyền hình. Trong đó, không thể không có sự đóng góp vai trò của người dẫn chương trình truyền hình.
Đe tạo dựng uy tín của Đài truyền hình, người dẫn cần xây dựng cho bản thân cá nhân phong cách dẫn cuốn hút. Sự cuốn hút của người dẫn không chỉ thể hiện ở ngoài hình đẹp,
giọng đọc lưu loát, trôi chảy, trang phục lịch lãm mà còn được thể hiện ở sự sắc sảo trong nghiệp vụ chuyên mồn, kỹ năng phối họp nhóm linh hoạt, phông kiến thức rộng và khả năng giao tiếp tốt... Tất cả những điều đó sẽ tạo nên một người dẫn chương trình có phong cách dẫn truyền hình chuyên nghiệp, một gương mặt điền hình của chương trình và của Đài truyền hình.
1.3.6. Vai trò thể hiện mục đích của chương trình
Thông tin đến với mỗi cá nhân hàng ngày, hàng giờ, qua nhiều kênh và bằng nhiều cách. Điều này khiến cho người tiếp nhận thông tin dường như rất khó có thể nhận thức được ngay các vấn đề đúng - sai, hay - dở, tốt - xấu... Mang trong mình sứ mệnh của chính luận, chương trình truyền hình chính luận sẽ giúp cho công chúng có sự lựa chọn và nhận thức đúng đắn về những thông tin cần thiết. Đây chính là một trong những mục đích trọng tâm của chương trình truyền hình chính luận.
Vì vậy, người dẫn chương trình truyền hình chính luận cần phải thể hiện rõ được mục đích của chương trình qua quá trình tác nghiệp của mình.
Khi thể hiện mục đích của chương trình, người dẫn chương trình truyền hình chính luận cần có các nhiệm vụ cụ thể: đề cập đến các vấn đề nóng đang được công chúng hết sức quan tâm, đặt các câu hỏi đúng, trúng vấn đề, và đưa ra các bình luận, phân tích sắc sảo, kịp thời đối với mỗi chủ đề.
Ý nghĩa của chương trình là hướng sự quan tâm của khán giả đến với những vấn đề thời sự và tạo được sự phản biện xã
hội về những chủ đề đó. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, người dẫn cần phát hiện và đề cập đến những vấn đề nóng thu hút được sự quan tâm của nhiều người. Hơn nữa, vấn đề nóng không chỉ đơn thuần ở ý nghĩa của nó với đời sống xã hội, mà còn đòi hỏi tính “nóng” ở khả năng dẫn dắt, bình luận, phân tích chủ đề đó của người dẫn. Để làm được điều này, người dẫn chương trình phải có nền kiến thức sâu rộng nhằm đưa ra các câu hỏi có trọng tâm về các vấn đề cho khách mời, đưa ra các phân tích và các bình luận sắc sảo. Việc đặt ra các câu hỏi có tính chuyên môn, những bình luận sâu sắc phản ánh đúng bản chất, tính cấp thiết của vấn đề và mục đích của chương trình truyền hình chính luận thể hiện người dẫn có sự hiểu biết tốt, có sự đầu tư về nội dung của các chủ đề đang bàn luận.
1.3.7. Vai trò giao tiếp với công chúng
Những lời dẫn dắt của người dẫn chương trình chính luận chính là cầu nối khán giả đến với nội dung của chương trình.
Sự thành công của người dẫn trong vai trò này được biểu hiện rõ nét qua cách dẫn dắt. Nhiều người dẫn, vừa như đang làm công việc của mình, vừa như đang nói chuyện rất gần gũi với người xem truyền hình. Điều này tạo nên hiệu ứng khá tích cực từ phía công chúng, họ thích thú và hào hứng đón nhận thông tin hơn.
Khi xuất hiện trên sóng, hình ảnh người dẫn chương trình không chỉ đơn thuần là hình ảnh của một cá nhân họ, mà người dẫn là đại diện cho cả một ê kíp thực hiện chương trình để nói chuyện, trao đổi và giao tiếp với công chúng. Những
thông điệp giao tiếp mà người dẫn thường truyền tải đến với người xem truyền hình gồm có: giới thiệu về chủ đề nội dung được phát sóng, giới thiệu về khách mời của chương trình, kết nối giao tiếp họ với khán giả... Chính những vai trò này khiến cho khán giả thường biết đến người dẫn mang ý nghĩa đại diện của cả chương trình.
Để thực hiện thành công vai trò giao tiếp với công chúng, người dẫn phải đảm bảo được các yếu tố: sự lịch thiệp, tôn trọng, đề cao nhân cách, sự linh hoạt, hướng đến mục đích của thông tin. Người dẫn có phong cách giao tiếp đẹp với công chúng là người ứng xử đẹp với các tình huống xảy ra, luôn đồng hành với khán giả trong việc tiếp nhận thông tin, có kỹ năng giao tiếp và biểu cảm giao tiếp sống động.
1.3.8. Vai trò định hướng, gợi mở các chương trình tiêp theo
Sự thành công của những chương trình truyền hình chính luận không chỉ đơn thuần là phát sóng thành công trọn vẹn một chương trình. Sự thành công đó còn được thể hiện ở sự tiếp nối, định hướng và gợi mở sự quan tâm của cồng chúng đến với các chương trình tiếp theo.
Với vai trò là người truyền tải các thông tin đến với công chúng, người dẫn chương trình cần thể hiện được những ý tưởng gợi mở. Sự gợi mở này có thể được biểu hiện qua ngôn ngữ dẫn dắt, qua lời giới thiệu, lời chào kết thúc chương trình hoặc trong chính những phần đàm thoại với khách mời... Bất kỳ sự gợi mở nào cũng đều được xây dựng và thiết kế trong ý tưởng của ê kíp sản xuất chương trình. Các ý tưởng này được
người dẫn hiện thực hóa - tức là thể hiện ngay trong quá trình dẫn chương trình. Sự định hướng, gợi mở các chương trình tiếp theo không phải xuất hiện một cách ngẫu hứng, tình cờ mà nó nằm trong kịch bản, với sự chuẩn bị, cân nhắc kỹ lưỡng.
Những định hướng về sự gợi mở đến các chương trình tiếp theo sẽ kích thích sự theo dõi của công chúng. Mặt khác, những gợi mở này cũng tạo nên sự quan tâm của khán giả về những vấn đề chính luận, là điều kiện và cơ hội để tiếp tục xây dựng, phát triển những chương trình tiếp theo. Để làm được điều này, vai trò của người hướng dẫn không chỉ dừng lại ở góc độ hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao mà còn cần thể hiện những ý tưởng kết nối gợi mở của toàn bộ êkíp qua kinh nghiệm làm việc. Muốn vậy, người dẫn chương trình cần phải nắm được toàn bộ nội dung chương trình, hiểu rõ từng nội dung cụ thể, góc độ phản ánh của từng luận điểm trong phần dẫn để có được sự liên hệ và nhấn mạnh vị trí của những phần/ đoạn gợi mờ tới các chương trình tiếp theo.