Những vấn đề đặt ra đối với người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận hỉện nay

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận (Trang 116 - 121)

CHƯƠNG 3: MỘT SÓ VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA NGƯỜI DẪN TRONG CHƯƠNG

3.1. Những vấn đề đặt ra đối với người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận hỉện nay

Với sự bùng nổ của nhiều loại hình phương tiện truyền thông mới, sự thay đổi về nhu cầu, cách thức, điều kiện tiếp nhận thông tin của công chúng, truyền hình đang phải đối mặt với sự cạnh tranh để giữ công chúng, đảm bảo nguồn thu.

Đe thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của mình, giữ được công chúng, truyền hình phải đổi mới về nội dung, nâng cao chất lượng, phát sóng trên đa nền tảng công nghệ, đặc biệt là phải phát huy những lợi thế của mình. So với các loại hình báo chí, truyền thông khác, truyền hình có thế mạnh trong việc thực hiện các chương trình chính luận. Các chương trình truyền hình chính luận không những góp phần giải quyết những vấn đề nóng của xã hội mà có thể góp phần xây dựng thương hiệu của đài. Đe có một chương trình truyền hình chính luận đạt chất lượng là sự kết tinh kết quả làm việc của cả ekip, tuy nhiên, trong đó vai trò của người dẫn rất quan trọng. Hiện nay, trên sóng truyền hình, từ trung ương đến địa phương, xuất hiện nhiều chương trinh truyền hình chính luận nhưng số lượng các chương trình chất lượng chưa nhiều, trong đó có nguyên nhân từ người dẫn chưa thực hiện tốt vai trò của mình. Nhiều chương trình đề tài hay, nhưng khâu dẫn yếu dẫn đến chất lượng chương trình không đảm bảo, không thu hút được công chúng và khồng mang lại hiệu quả thiết thực.

Qua nghiên cứu, khảo sát người dẫn của 3 chương trình chính luận, tác giả luận văn nhận thức có một số vấn đề đặt ra đối với người dẫn chương trình truyền hình chính luận sau:

Thứ nhất, trong quá trình thực hiện các chương trình truyền hình chính luận, các đài truyền hình chưa chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ người dẫn chương trình truyền hình chính luận, chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của người dẫn chương trình. Thực tế, dẫn chương trình nào cũng đài hỏi những yêu cầu cần thiết đối với người dẫn, chương trình nào người dẫn cũng đóng vai trò quan trọng, nhưng dẫn chương trình chính luận đòi hỏi rất khắt khe đối với người dẫn. Chính vì chưa quan tâm và nhận thức đúng nên dẫn đến chưa xây dựng được đội ngũ người dẫn chương trình truyền hình chính luận có thể dẫn ở các lĩnh vực khác nhau; lựa chọn người dẫn chưa dựa trên các tiêu chí, chưa có sự kiểm tra, sát hạch trước khi dẫn.

Đội ngũ người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận chuyên nghiệp còn hạn chế về số lượng và chất lượng.

Hiện nay, đa số những người dẫn chương trình truyền hình chính luận còn chưa được đào tạo chính quy. Một số người hoàn thành tốt vai trò của mình là do thông qua năng lực tự học của bản thân và có thêm năng khiếu tự nhiên của mỗi người, số lượng người dẫn chương trình truyền hình chính luận có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, với phong cách riêng độc đáo, cuốn hút còn rất ít. Chính vì vậy, đôi khi tần suất hiện diện của họ trên sóng truyền hình còn khá dày, với nhiều thế loại chương trình khác nhau.

Việc mở rộng các kênh phát sóng và tăng số lượng chương trình truyền hình đã khiến cho nhu cầu tuyển người dẫn chương trình truyền hình chính luận gia tăng. Chính vi vậy, việc kiểm soát năng lực và vai trò của người dẫn chương trình còn một số hạn chế trong khâu tuyển chọn. Trong một số phòng thu, vẫn còn tồn tại hiện tượng người dẫn chương trình phát âm sai, hoặc nhịp đọc bị vấp, giọng đọc đều đều, thiếu sức cuốn hút. Điều đó khiến cho đội ngũ dẫn chương trình truyền hình có thể rất đông, nhưng vẫn thiếu những người dẫn chuyên nghiệp có trí tuệ, có bản lĩnh nghề nghiệp, khả năng ứng xử tốt, có văn hóa giao tiếp, biết tạo hiệu ứng tâm lý và hiệu ứng tình cảm cho người xem truyền hình.

Yêu cầu từ nhu cầu và thị hiếu của công chúng đối với người dẫn chương trình truyền hình chính luận ngày một tăng.

Dân trí cao hơn đã dẫn đến nhu cầu và đòi hỏi của họ đối với chương trình truyền hình nói chung và vai trò của người dẫn chương trinh truyền hình chính luận nói riêng cũng có những đòi hỏi cao. Với các chương trình chính luận truyền hình, khán giả hiện nay không chỉ muốn thỏa mãn “mắt nhìn” mà còn muốn thỏa mãn “ tai nghe” với những thông tin thiết thực, sâu sắc. Đó là những bình luận phân tích lý giải sâu sắc, thuyết phục được trình bày một cách đơn giản nhưng hiệu quả. Chính vì thế, những người dẫn chương trình chính luận truyên hình hiện nay cân phải có kiên thức, có trình độ và các kỹ năng, kinh nghiệm để làm cho chất lượng chương trình đáp ứng được nhu cầu của công chúng.

Thứ hai, hầu như các đài chưa xây đựng bộ tiêu chí đối với người dẫn chương trình truyền hình chính luận để tuyển

chọn, đào tạo người dẫn và còn dễ dãi trong việc chọn người dẫn chương trình truyền hình chính luận. Đối với chương trình truyền hình chính luận có thế là những chương trình trực tiếp hoặc chương trinh phát sau. Tuy nhiên, yêu cầu đối với người dẫn lại có sự khác nhau. Đối với người dẫn chương trình truyền hình chính luận trực tiếp, đòi hỏi phải đáp ứng nhiều tiêu chí như kiến thức, khả năng dẫn dắt, khả năng xử lý tình huống, điềm tĩnh, làm chủ tình hình.. .Chính vì không xây dựng bộ tiêu chí cụ thể nên việc chọn người dẫn còn dễ dãi, người dẫn chưa đủ khả năng đế thực hiện vai trò của mình.

Thứ ba, việc lựa chọn người dẫn vẫn mang tính cát cứ hành chính, chưa quan tâm và sử dụng nguồn nhân lực ngay trong đài và ngoài đài. Thông thường, chương trình đó thuộc nhiệm vụ của ban nào, bộ phận nào thì sẽ chọn người dẫn ở trong ban hoặc bộ phận đó. Điều đáng tiếc là người dẫn ở trong ban, bộ phận đó lại chưa đáp ứng yêu cầu. Trong khi đó về chủ đề của chương trình có người ở ban, bộ phận khác, thậm chí là ngoài đài (đang dẫn ở các đài khác, thậm chí là không làm báo) có khả năng thực hiện tốt vai trò của người dẫn vì họ có đầy đủ các yếu tố và từng tham gia hoạt động dẫn. Ngay tại VTV, ngoài hai nhà báo Quang Minh và Ngọc Quang, vẫn có nhiều biên tập viên, phóng viên có thể dẫn chương trình “Đối thoại chính sách” như nhà báo Thu Hà, nhà báo Trần Hương Linh...Việc có nhiều người dẫn và dẫn tốt sẽ tạo cảm hứng cho công chúng trong quá trình tiếp nhận thông tin hơn là chỉ một vài gương mặt thường xuyên xuất hiện.

Thứ tư, việc thực hiện chương trình truyền hình chính luận gần như giao phó cho ekip thực hiện. Chất lượng chương

trình phụ thuộc vào trình độ của ekip. Tuy nhiên, nếu ekip gồm những người đã có kinh nghiệm và có thể kiêm nhiệm nhiều công việc như hai trường hợp ở VTV (nhà báo Quang Minh, nhà báo Ngọc Quang) thì chương trình đảm bảo chất lượng, nhưng trường hợp ở Đài PT - THHN và Kênh truyền hình QPVN thì đa số người dẫn chưa đảm bảo nên chất lượng chương trình không cao, người dẫn chưa thực hiện tốt vai trò của mình.

Thứ năm, tại các đài gân như chưa có sự đánh giá người dân sau khi thực hiện dẫn các chương trình để rút kinh nghiệm. Rút kinh nghiệm sau mỗi lần dẫn chương trình là yêu cầu đối với người dẫn. Người dẫn phải có ý thức trong việc rèn nghề ngay từ những công việc của mình, từ những bài học của chính bản thân mình. Tuy nhiên, về phía những người quản lý cũng cần phải tồ chức rút kinh nghiệm cho người dẫn để lần sau khắc phục những hạn chế đã vấp phải.

Thứ sáu, ngoài những vấn đề trên, trong quá trình tác giả luận văn khảo sát và phỏng vấn những người dẫn chương trình truyền hình, dẫn chương trình truyền hình chính luận hầu như chưa được tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng về kỹ năng dẫn chương trình.

Đối với nghề báo, năng khiếu góp phần quan trọng đến thành công nghề nghiệp. Tuy nhiên, năng khiếu mới chỉ là yếu tố cần nhưng chưa đủ mà phải được đào tạo, bồi dưỡng một cách bài bản cả về kiến thức và kỹ năng. Việc phát hiện những gương mặt có khả năng dẫn chương trình rất quan trọng, nhưng công việc tiếp theo, ngoài việc tự rèn luyện, họ

phải được đào tạo, bồi dưỡng mới hoàn thành tốt vai trò của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w