Đặc điểm và tầm quan trọng của chương trình truyền hình chính luận

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 1: Cơ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA NGƯỜI

1.2. Đặc điểm và tầm quan trọng của chương trình truyền hình chính luận

Tôn chỉ mục đích của chương trình truyền hình chính luận là phản biện xã hội, đó là tiếng nói của đài truyền hình về các vấn đề của cuộc sống với sự đa dạng của các góc nhìn, các quan điểm từ nhiều nhóm xã hội khác nhau. Từ việc nêu lên những tiếng nói phản biện xã hội nhằm hướng tới mục tiêu cụ thể đó là xây dựng thương hiệu cho Đài truyền hình, và xa hơn nữa đó là hướng đến sự rõ ràng, công minh trong thực thi pháp luật trong một xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.

Để đáp ứng tôn chỉ mục đích đó, các nhiệm vụ cụ thể mà chương trình truyền hình chính luận cần đạt được là: (1) các chương trình cần thể hiện rõ việc sử dụng các đặc trưng loại hình báo chí truyền hình nhằm phân tích, bám sát thực tiễn và hướng tới sự tạo dư luận xã hội; (2) chỉ cho nhóm công chúng cách nhìn nhận hợp lý, đúng đắn, khách quan về nội dung được đề cập trong chương trình; (3) cần tuyển chọn những nội dung phù hợp để tác động đến khả năng truyền tải thông tin đến công chúng; (4) tùy theo yêu cầu của mỗi

chương trình mà lựa chọn hình thức thể hiện phù hợp và (5) Người dẫn chương trình truyền hình chính luận có vai trò quan trọng, họ vừa là người xây dựng chương trình, vừa là người dẫn, người thể hiện lời bình.

Chương trình truyền hinh chính luận là chương trình truyền hình phản ánh các sự kiện, vấn đề thời sự bằng phương pháp phân tích, đánh giá, bình lưận thông qua hệ thống, quan điểm, lý lẽ nhằm giải quyết vấn đề xã hội. Đối với truyền hinh, do việc truyền tải thông tin chủ yếu thực hiện bằng hinh ảnh và âm thanh nên tính chất chính luận thường thể hiện qua các hình thức chương trình như: tọa đàm (trò chuyện), đối thoại (thể hiện những phân tích, trao đổi, bàn luận chuyên sâu của người dẫn chương trình và những khách mời tham gia), phỏng vấn (hỏi - đáp). Ớ các hình thức truyền hình chính luận nêu trên, vai trò của người trả lời phỏng vấn được nhấn mạnh với tính chất họ là chủ thể đưa ra những phân tích, lý giải, đánh giá từ góc độ cá nhân của những người có chuyên môn về từng lĩnh vực xã hội được đề cập.

Tầm quan trọng của chương trình truyền hình chính luận được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, chương trình truyền hình chính luận thế hiện rõ tính chất phản biện xã hội của thông tin. Thông qua các chương trình truyền hình chính luận, phản biện xã hội đưa ra những góc nhìn đa chiều để hướng đến sự đồng thuận của xã hội. Đồng thời phản biện xã hội mang tính định hướng dư luận xã hội tới sự tôn trọng luật pháp và góp phần thay đổi chính sách pháp luật phù hợp với thực tiễn cuộc sống.

Thứ hai, chương trình truyên hình chính luận tạo được kênh cho công chúng thảo luận thông qua các chương trình đàm luận. Đó là một diễn đàn rộng rãi được phát sóng công khai trên truyền hình theo sát các vấn đề xã hội. Qua đó, tổ chức cho các diễn giả, hoặc đại diện của các nhóm xã hội tham gia diễn đàn có cơ hội bày tỏ thái độ và quan điểm của mình về những vấn đề, sự kiện đang được xã hội quan tâm.

Cách thức truyền tải thông tin tại những chương trình chính luận tạo ra một môi trường thông tin đa chiều, đầy đủ, mang lại hiệu ứng xã hội cao trong các nhóm công chúng.

Thứ ba, thông qua các chương trình truyền hình chính luận, quyền lợi của người dân được bảo vệ và làm tăng tính chuyên nghiệp của các tố chức thực hiện nhiệm vụ này. Cụ thể, chương trình truyền hình có thể đưa công khai những thông tin và hình ảnh đến với đại chúng. Điều này nếu được thực hiện chuyên nghiệp, trung thực và khách quan thì mục đích của phản biện xã hội luôn được thống nhất.

Thứ tư, chương trình truyền hình chính luận cung cấp các thông tin mang tính cập nhật, thời sự. Việc đưa các thông tin kịp thời, mang tính thời sự chính là yếu tố quan trọng thu hút sự chú ý công chúng, là cơ sở để hình thành dư luận xã hội.

Thông qua chương trình, ý kiến của người dân, quan điểm của các nhà hoạch định chính sách, các nhà chuyên môn... sẽ là những bình luận, phân tích xác đáng về những vấn đề đang thu hút sự quan tâm của xã hội từ đó có thể hướng dư luận tới những chuẩn mực đúng đắn theo luật pháp .

Thứ năm, thông qua các chương trình truyền hình chính luận, những vấn đề thời sự đang gây bức xúc, tranh cãi trong

dư luận sẽ được các khách mời, bình luận viên, biên tập viên giải thích, phân tích, so sánh, đánh giá... một cách có hệ thống với các luận điểm, cách thức lập luận nhằm giúp công chúng hướng đến một cách nhìn đúng đắn nhất. Qua đó, những mâu thuẫn xã hội trong từng sự kiện, sự việc sể được nhìn nhận một cách khách quan nhất.

Thứ sáu, chương trình truyền hình chính luận góp phần quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu của cơ quan báo chí. Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế, thương hiệu đóng vai trò hết sức quan trọng đến sự tồn tại và phát triển. Đối với các cơ quan báo chí nói chung, truyền hình nói riêng, thương hiệu liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, đồng thời là khả năng tạo ra nguồn thu để hoạt động. Chính vì tầm quan trọng của chương trình truyền hình chính luận mà hầu hết các đài truyền hình đều đầu tư thích đáng để xây dựng thương hiệu của chương trình.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vai trò của người dẫn trong chương trình truyền hình chính luận (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w