1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS BCH - Vai trò của Báo ảnh đối với đồng bào dân tộc Khmer (Khảo sát Báo Ảnh Đất Mũi, Báo Ảnh Việt Nam từ năm 2017 2019)

82 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của Báo ảnh đối với đồng bào dân tộc Khmer
Tác giả Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Thanh Thúy
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn A
Trường học Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Báo chí
Thể loại Luận văn ThS BCH
Năm xuất bản 2019
Thành phố Cần Thơ
Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 7,44 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài Tại nhiều diễn đàn mới đây cho thấy, phát triển toàn diện, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tại nhiều địa phương đã và đang đặt ra những yêu cầu bức thiết Nhiều chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ở nhiều vùng đồng bào DTTS chưa đi vào cuộc sống, tỷ lệ hộ nghèo cao, cải thiện chậm Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do vai trò của cấp ủy, chính quyền các cấp chưa được phát huy đầy đủ Để tạo ra những chuyển biến tích cực, mang tính đột phá trong hoạt động hỗ trợ và nâng cao mức sống của người dân tại các địa phương có đông đồng bào DTTS, trước hết cấp ủy, chính quyền cần có quyết tâm chính trị, giải pháp đồng bộ bảo đảm triển khai, thực hiện hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia, chính sách an sinh xã hội, dự án hỗ trợ, đầu tư đối với vùng và hộ đồng bào DTTS Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trên địa bàn, trước hết là cấp ủy, chính quyền; quá trình này phải gắn liền với việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, quản lý, sử dụng đội ngũ cán bộ người DTTS tại chỗ, bảo đảm đủ năng lực, tham gia các chức vụ chủ chốt ở cấp ủy, chính quyền các cấp Các địa phương cần tích cực vận động đồng bào DTTS phát huy nội lực để chuyển đổi sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, cơ cấu lại cây trồng, vật nuôi phù hợp với thực tế địa phương Đấu tranh, phê phán với những biểu hiện, tư tưởng trông chờ, ỷ lại, tư tưởng cổ hủ, lạc hậu ở từng hộ gia đình đến từng tổ chức, từng cấp, từng ngành cần được đặt đúng vị trí trong hệ giải pháp, từng bước đi của quá trình triển khai, thực hiện lĩnh vực công tác này 1 Đồng bào Khmer Nam Bộ hiện có khoảng 1,3 triệu người (chiếm gần 7% dân số trong vùng), sống tập trung ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, một bộ phận sống ở các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí Minh Người Khmer sống phần lớn dựa vào việc sản xuất nông nghiệp và một số ít đồng bào sống bằng nghề khác như: nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ Đa số đồng bào Khmer có trình độ văn hóa thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn hơn đồng bào Kinh Vì cuộc sống nghèo khó, không có công việc ổn định nên bà con ít quan tâm đến việc học hành của con em Nghèo khổ thất học còn khiến nhiều người bị kẻ xấu lợi dụng Không chỉ nghèo về vật chất, đa phần bà con đồng bào Khmer còn nghèo về kiến thức, về sự hiểu biết (do không được học hành) Nói cách khác, đói nghèo dẫn đến thất nghiệp và thất học là một trong những căn nguyên chính của mọi tiêu cực trong xã hội Vì vậy mọi sự vận động thực hiện các phong trào chung của địa phương trong đó có phong trào xóa đói giảm nghèo còn bị hạn chế Bà con không tiếp thu được các mô hình tiên tiến về phát triển kinh tế để mà học tập và làm theo.Việc tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết của chính phủ về công tác vùng đồng bào Khmer, về sức mạnh đại đoàn kết dân tộc ; các Nghị quyết của các Tỉnh ở Tây Nam bộ về hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế, xã hội trong vùng đồng bào Khmer chưa đến được với bà Trong thời gian qua các ấn phẩm báo Khmer ở các tỉnh miền Tây Nam bộ có cố gắng trong việc tuyên truyền về công tác xóa đói giảm nghèo, nhưng do chỉ tuyên truyền theo hình thức phong trào, khi phát động thì tuyên truyền, hết giai đoạn phát động thì hầu như bỏ qua Các nội dung tuyên truyền còn nghèo nàn, chưa đi sâu vào vấn đề, chưa làm hết vai trò chức năng của mình trong việc giáo dục và định hướng cho bà con Khmer tự vươn lên thoát nghèo cho bản thân và gia đình Do ở Tây Nam bộ việc xuất bản báo in chữ Khmer còn nhiều hạn chế, chỉ có một vài tỉnh có báo chữ Khmer như báo chữ Khmer Trà Vinh, Cần 2 Thơ, An Giang, Sóc Trăng và Cà Mau và phát hành một tuần chỉ ra một số hoặc 2 số/tháng Mặc dù có báo in bằng chữ khmer, hay như Báo ảnh Đất Mũi có hai ngữ; nhưng độc giả chủ yếu chỉ là các vị sư còn bà con Khmer thì chỉ có một số ít biết chữ (là người xuất tu) nên bà con không chú ý đến; còn đối với Báo ảnh Việt Nam thì việc phát hành rộng rãi cũng như số lượng bản in lớn đã có nhiều đóng góp trong việc tuyên truyền chủ trương, chính sách đến người dân ngày càng thuận tiện hơn và đây cũng là một kênh để chúng ta đẩy mạnh công tác ngoại giao rất tốt Vì vậy, xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết tác giả chọn vấn đề “Vai trò của Báo ảnh đối với đồng bào dân tộc Khmer (Khảo sát Báo Ảnh Đất Mũi, Báo Ảnh Việt Nam từ năm 2017 - 2019)” để làm đề tài nghiên cứu 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Theo tìm hiểu của tác giả, ở nước ta trong thời gian qua đã có nhiều nhà khoa học và giới tri thức viết nhiều tác phẩm nghiên cứu khoa học về cơ sở lý luận và những vấn đề thực tiễn trong lĩnh vực báo chí, về vai trò của loại hình báo ảnh Có thể kể đến các tác phẩm sau: Tạ Ngọc Tấn, Truyền thông đại chúng - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2001; Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí cách mạng - Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2004; Dương Xuân Sơn - Đinh Văn Hường - Trần Quang, Cơ sở lý luận báo chí truyền thông - Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004; Dương Xuân Sơn, Giáo trình lý luận báo chí truyền thông - Nxb Giáo dục Việt Nam; Nguyễn Thị Trường Giang, “Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản” - Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội năm 2011; Nguyễn Văn Hà, Giáo trình cơ sở lý luận báo chí - Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM năm 2012; Nguyễn Thành Lợi, Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại - Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội năm 2014; Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu trong và ngoài giới báo chí cũng có nhiều Luận văn, Luận án nghiên cứu về vai trò và sự ảnh hưởng của báo chí đối với giới trẻ ở Việt 3 Nam như: Lê Tuấn Anh, Báo chí với vấn đề phòng chống ma túy trong thanh thiếu niên, Luận văn thạc sĩ khoa học Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2003; Lại Thị Hải Bình, “Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học sinh - sinh viên”, Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2006; Trương Thị Tuyên, Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên, Luận văn Thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2008; Vũ Thị Sáng, Báo chí với cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ khoa học Báo chí, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2010; Hoàng Thị Thu Hà, Công chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền thông đại chúng, Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2011… Từ việc kế thừa, phát huy công trình nghiên cứu, đặc biệt là loại hình báo ảnh; tác giả muốn tạo nên sự khác biệt trong quá trình nghiên cứu và mang đến những hiệu quả nhất định và đặc trưng đối với đề tài được chọn nghiên cứu 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài, luận văn khảo sát, đánh giá về vai trò của các tờ báo ảnh, đặc biệt là Báo ảnh Việt Nam và Báo ảnh Đất Mũi đối với đồng bào Khmer; từ đó, chỉ ra những thành công, hạn chế của các tờ báo ảnh, và đề xuất giải pháp, khuyến nghị giúp hai tờ báo ảnh thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4 Khảo sát hai tờ Báo ảnh của Việt Nam có liên quan đến đề tài; đánh giá nguyên nhân đạt được và chưa được để nâng cao hiệu quả tuyên truyền của 2 tờ báo Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng tờ báo cả nội dung lẫn hình thức: Cụ thể: chất lượng tin, bài phóng sự cho phù hợp Kiến nghị xây dựng các chuyên mục, chuyên trang đa dạng, mang tính quần chúng như dễ hiểu dễ nhớ… để làm thay đổi nhận thức, giúp đồng bào Khmer nâng cao sự hiểu biết và ý chí thoát nghèo, tự biết cách làm giàu, cải thiện cuộc sống gia đình, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo của địa phương cũng như cách để tiếp cận các phong tục, tập quán, lễ hội của đồng bào mình Đặc biệt là nâng cao kiến thức, ý thức trong công tác giữ gìn an ninh trật tự; sống và làm việc theo hiến pháp, pháp luật trong đồng bào dân tộc 4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Vai trò của Báo ảnh Đất Mũi và Báo ảnh Việt Nam với đồng bào dân tộc Khmer (Khảo sát Báo Ảnh Đất Mũi, Báo Ảnh Việt Nam từ năm 2017 - 2019)” - Phạm vi nghiên cứu: Các chuyên trang, chuyên mục của hai ấn phẩm báo từ năm 2017 đến năm 2019 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận: - Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta Luận văn cũng kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước có liên quan đến chủ đề luận văn - Cơ sở lý luận báo chí 5.2 Phương pháp nghiên cứu 5 - Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Luận văn tập hợp, hệ thống hóa các nguồn tư liệu, sách giáo khoa, sách chuyên khảo; các luận văn, luận án, công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học có liên quan để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài - Phương pháp phân tích nội dung văn bản: Luận văn xem xét có hệ thống các tài liệu dưới dạng văn bản viết như các Quy định, Nghị định, Thông tư, kế hoạch, báo cáo có liên quan để lấy thông tin và số liệu trong quá trình viết luận văn Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích nội dung tin, bài, phóng sự, tạp chí trên các cơ quan hai tờ báo ảnh trong diện khảo sát Dựa vào kết quả thu được, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá, tổng kết những kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra những luận cứ, luận điểm giúp hoàn thiện vấn đề nghiên cứu - Phương pháp phân tích nội dung: để nghiên cứu về nội dung và hình thức của Báo ảnh Đất Mũi và Báo ảnh Việt Nam tác giả đã lựa chọn những chuyên trang, chuyên mục của hai tờ báo trong diện khảo sát; từ đó phân tích về hình thức cũng như nội dung của hai tờ báo; qua sự so sánh tác giả đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu của cả hai tờ báo, đây là cơ sở để tác giả có những kiến nghị trong phần cuối của luận văn - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo của hai tờ báo ảnh, phóng viên phụ trách các chuyên trang, chuyên mục để tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân ưu điểm, hạn chế của vấn đề nghiên cứu Từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy hơn vai trò của hai tờ báo ảnh đối với đồng bào dân tộc khmer 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn 6.1 Ý nghĩa lý luận: 6 - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những luận điểm, các vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc phát huy vai trò, ảnh hưởng của hai tờ báo ảnh đối với đồng bào dân tộc Khmer - Luận văn còn góp thêm nguồn tư liệu, tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy các chuyên đề liên quan đến vai trò của Báo ảnh đối với đồng bào dân tộc Khmer ở các trường Đại học và Cao đẳng 6.2 Ý nghĩa thực tiễn: - Luận văn đem đến cái nhìn tổng quan về thực trạng, những ưu điểm, hạn chế của hai tờ báo ảnh đối với đồng bào dân tộc Khmer Từ đó, đề ra những giải pháp, kiến nghị góp phần phát huy vai trò, ảnh hưởng hai tờ báo ảnh đối với đồng bào dân tộc Khmer - Ngoài ra, những kiến nghị, đề xuất của tác giả trong luận văn còn góp phần nhỏ vào việc làm cơ sở, căn cứ lý luận trong việc hoạch định chiến lược, chính sách cụ thể nhằm chăm lo tốt hơn đời sống của đồng bào dân tộc Khmer cũng như kế hoạch nhằm phát triển hai tờ báo ảnh trong thời gian tới 7 Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về báo ảnh và vấn đề truyền thông cho đồng bào dân tộc Chương 2: Khảo sát về nội dung và hình thức chuyển tải thông tin của các tờ báo ảnh trong diện khảo sát Chương 3: Đề xuất giải pháp, kiến nghị nâng cao chất lượng các tờ báo ảnh phục vụ đồng bào Khmer 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BÁO ẢNH VÀ VẤN ĐỀ TRUYỀN THÔNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài - Báo chí: Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử - Báo in: Báo in là một loại hình báo chí sử dụng ngôn ngữ viết, hình ảnh tĩnh (ảnh đồ hình đồ hoạ) để chuyển tải các sự kiện vấn đề xãy ra trong đời sống xã hội, mang tính thời sự, chân thực khách quan, thông qua kỹ thuật in ấn có phương thức phát hành trao tay và được xuất bản định kỳ - Báo ảnh: Theo Nhà báo, Nhà nghiên cứu lý luận và phê bình nhiếp ảnh Nguyễn Huy Hoàng thì: “Những biến động lịch sử to lớn trong thế kỷ XX trên dải đất hình chữ S của chúng ta thúc đẩy sự ra đời và phát triển của một ngành nghệ thuật mới – nghệ thuật nhiếp ảnh Nhiếp ảnh – một nghệ thuật tạo hình có khả năng phục vụ kịp thời, đã được huy động vào mật trận thông tin tuyên truyền như một vũ khí chính trị tư tưởng sắc bén vì thắng lợi của cách mạng Từ đó nước ta hình thành một ngành ảnh đặc thù là ảnh báo chí” Sự ra đời của ảnh báo chí đã mở đường cách mạng cho sự phát triển nhanh của ảnh báo chí nước ta Ảnh báo chí trở thành rường cột của lâu đài nghệ thuật Nhiếp ảnh Việt Nam Trong chiến tranh giải phóng dân tộc, máy ảnh trở thành vũ khí góp phần chiến thắng quân xâm lược, trong thời bình 8 máy ảnh lại làm nên những bông hoa nghệ thuật cắm vào lẵng hoa dâng tặng tổ quốc và nhân dân bước vào thời kỳ mới phát triển toàn diện Sự phát triển nhảy vọt của ảnh báo chí nước ta giữa thế kỷ XX trở lại đây chứng tỏa ngành báo chí đã triển khai chính xác khả năng ghi thực trực tiếp của nhiếp ảnh vào lĩnh vực hoạt động của mình, sử dụng nghệ thuật tạo hình nhiếp ảnh làm thỏa mãn cùng một lúc hai nhu cầu thưởng thức cái đẹp 1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề dân tộc và truyền thông cho đồng bào dân tộc Để làm rỏ vấn đề này, tác giả tham khảo và dựa vào quyển Truyền thông phát triển – truyền thông dân tộc – Những vấn đề Lý luận và Thực tiễn1; đây là cơ sở quan trọng để tác giả làm rỏ vấn đề trong quá trình nghiên cứu Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc, Đảng ta đã đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với nội dung cơ bản là: “Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển” Trải qua các thời kỳ cách mạng, công tác dân tộc đã đạt được những thành tựu to lớn góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng chung của đất nước Trên cơ sở đánh giá toàn diện vấn đề dân tộc và xuất phát từ yêu cầu của tình hình mới, Nghị quyết Hội nghị Trung ương VII khóa IX, nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Đảng trong thời kỳ đổi mới, đã khẳng định: Vấn đề dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài, đồng thời cũng là vấn đề cấp bách hiện nay của cách mạng Việt Nam Bởi lẽ, đối với nước ta, vấn đề dân tộc thiểu số vừa là vấn đề giai cấp, vừa là vấn đề miền núi, vừa là vấn đề biên cương, vấn đề an ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ, đồng thời cũng là vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Bài học của nhiều quốc gia trên thế giới những năm cuối thế kỷ XX cho thấy nếu coi nhẹ vấn đề dân tộc và không xác định đúng vị trí vấn đề dân tộc trong chiến lược 9 phát triển quốc gia thì tất yếu dẫn đến xung đột dân tộc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, liên quan đến sự tồn vong quốc gia Bình đẳng giữa các dân tộc: là một nguyên tắc cơ bản về chính sách dân tộc của chủ nghĩa Mác - Lênin Nguyên tắc này đã được thể hiện rõ trong tư tưởng Hồ Chí Minh và các Hiến pháp ở nước ta Hiến pháp đầu tiên ở Việt Nam năm 1946 đã khẳng định: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” Các Hiến pháp tiếp theo đều thể hiện rõ nguyên tắc quan trọng này Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển: Nguyên tắc này xuất phát từ một thực tế lịch sử là sự phát triển không đều giữa các dân tộc khi chúng ta bắt tay vào xây dựng đất nước trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta cho thấy, sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội là một đặc điểm lớn Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau là sự giúp đỡ của dân tộc này với dân tộc khác, không phải là sự giúp đỡ một chiều Tương trợ giúp đỡ lẫn nhau vừa là yêu cầu, vừa là mục tiêu của sự phát triển, vì sự phát triển bền vững của cộng đồng quốc gia dân tộc Đó cũng chính là bản chất của chính đảng vô sản Để thực hiện vấn đề này, vai trò của nhà nước và hệ thống chính trị rất quan trọng Trong các văn kiện của Đảng, nguyên tắc tương trợ được bổ sung các thành tố tôn trọng, giúp đỡ nhau cùng phát triển, cùng tiến bộ Có thể coi đây là một nguyên tắc đối với vấn đề dân tộc trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay Ngày 3/12/1998, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 39/1998/CT-TTg “Về việc đẩy mạnh công tác văn hóa - thông tin ở miền núi và vùng đồng bào các dân tộc thiểu số”, trong đó yêu cầu: “Các cơ quan thông tin đại chúng cần cải tiến nội dung, hình thức tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước sao cho phù hợp với đặc điểm và điều kiện của từng vùng; chú trọng tuyên truyền vốn văn hóa, nghệ thuật các dân tộc, các điển hình làm ăn giỏi, vận động giữ gìn, bảo vệ môi trường 10

Ngày đăng: 08/03/2024, 09:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w