Nghiên cứuthông tin về Hiệp định CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ là hướng nghiên cứucần thiết, góp thêm một tiếng nói tư vấn cho hoạt động truyền thông quốc tếngày càng có hiệu quả; góp p
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam ngày càng hội nhập mạnh mẽ, sâu rộng với những bước pháttriển vượt bậc khi đã ký kết 13 Hiệp định thương mại tự do (FTA) và đangđàm phán 3 FTA khác Trong đó, Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộxuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được coi là một FTA thế hệ mới đầy thamvọng và tiêu chuẩn cao, kỳ vọng tạo mô hình mới về hội nhập và hợp tác khuvực, tạo thuận lợi hơn nữa cho dòng chảy thương mại - đầu tư và trở thành hạtnhân hình thành một khu vực thương mại tự do chung cho toàn khu vực châu
Á - Thái Bình Dương Với cam kết mở cửa thị trường mạnh và tham gia sâucủa các nước thành viên, loại bỏ hoàn toàn nhiều dòng thuế nhập khẩu, mởcửa dịch vụ và các yêu cầu cao về môi trường, lao động… CPTPP được đánhgiá là ―Hiệp định thế kỷ‖ đầy cơ hội không thể bỏ qua
Để tận dụng cơ hội thu hút đầu tư, các doanh nghiệp trong và ngoàinước cần được hiểu đúng, đủ, có thông tin cụ thể, kịp thời và chính xác về nộidung CPTPP và các cam kết của Việt Nam khi tham gia hiệp định này Do đó,công tác tuyên truyền về CPTPP trên các ấn phẩm báo chí càng đóng vai tròquan trọng trong việc đưa ra thông tin mang tính định hướng, cho thấy ViệtNam coi trọng, kỳ vọng, đánh giá cao và cam kết sâu rộng đối Hiệp định nàynhư thế nào
Thực hiện chức năng thông tin tuyên truyền của mình, báo chí nóichung đã và đang rất nỗ lực truyền tải đến công chúng các nội dung về ýnghĩa, tác động, vai trò… của Hiệp định CPTPP đối với quốc tế và Việt Nammột cách thường xuyên, đa khía cạnh Trong đó, báo điện tử - loại hình báochí ra đời muộn nhất so với các thể loại báo in, báo phát thanh và báo truyềnhình đang rất tích cực truyền tải thông tin về Hiệp định CPTPP Bởi nhiều ưuthế vượt trội về khả năng tương tác; khả năng đa phương tiện; tính thời sựcùng khả năng cập nhật thông tin nhanh nhạy và tính định hướng, kết nối
Trang 2cộng đồng, những thông tin về CPTPP trên báo điện tử đã đến với công chúngmột cách hiệu quả và dễ dàng.
Báo điện tử Anh ngữ có những lợi thế nhất định khi giúp chuyển tảithông tin, chủ trường, đường lối, quan điểm, chính sách của một nước đến vớiquốc tế, tranh thủ sự ủng hộ, đồng tình của nhân dân thế giới Nghiên cứuthông tin về Hiệp định CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ là hướng nghiên cứucần thiết, góp thêm một tiếng nói tư vấn cho hoạt động truyền thông quốc tếngày càng có hiệu quả; góp phần khẳng định vai trò, vị trí quan trọng của báođiện tử Anh ngữ của Việt Nam trong việc thông tin các sự kiện được dư luậnquan tâm
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: “Media Power in Politics” (Sức mạnh của truyền thông trong chính trị) của Doris A.Graber, năm 2000; “The Creation of The Media: Political Origins of Modern Communications” (Sáng tạo phương tiện truyền thông đại chúng: nguồn gốc
chính trị của các phương tiện liên lạc hiện đại) của Paul Starr, New York,
Basic Books, năm 2004; “Phương tiện truyền thông trong kỷ nguyên công nghệ thông tin” của Sayling Wen, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2002;
“Đưa tin thời toàn cầu hoá” của Anya Schifrin và Amer Bisat, Nxb Văn hoá
thông tin, Hà Nội, 2004 Đây là những nghiên cứu mang tính lý luận vềthông tin đại chúng trong thời đại công nghệ số, có tính chất khái quát cao
- Các công trình nghiên cứu của tác giả nước ngoài về truyền thông
quốc tế: “International media research: A Critical survey” (Nghiên cứu
truyền thông quốc tế: Một khảo sát phản biện) của John Corner, PhilipSchlesinger và Roger Silverstone năm 1998, trên cơ sở khảo sát chính sáchtruyền thông của châu Âu, Bắc Mỹ và khu vực Mỹ Latinh, các tác giả chỉ rarằng truyền thông quốc tế cần được xây dựng mềm dẻo trên cở sở đặc trưngvăn hóa, bản sắc riêng của từng quốc gia, dân tộc
Trang 3- Nghiên cứu về thông tin về các hiệp định thương mại (CPTPP,WTO…) trên một số phương tiện thông tin đại chúng không phải là mới, đã
có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu và được công bố như sau:
+ Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: “TPP Objectively: Legal, Economic, and National Security Dimensions of CPTPP” (Khách quan
về TPP: Các khía cạnh Luật pháp, Kinh tế và An ninh quốc gia) của Giáo sưRaj Bhala thuộc Đại học Kansas (Mỹ) năm 2019, cập nhật những thay đổi kể
từ quyết định gây tranh cãi của Mỹ năm 2017 là rút khỏi TPP, so sánh những
điểm tương đồng và khác biệt giữa TPP và CPTPP; “Trade Implications of the Trans-Pacific Partnership for ASEAN and Other Asian Countries” (Ý
nghĩa thương mại của quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương đối vớiASEAN và các nước châu Á khác), 2014, của Deardorff, Alan, V, xem xétcác tác động của TPP đối với thương mại, trên cơ sở thông tin từ Tổ chứcThương mại Thế giới (WTO) và các số liệu tăng trưởng của các nước thànhviên hiệp định
+ Công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước: Tài liệu giới thiệu Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương và các văn kiện có liên quan của Bộ Tư pháp… trong đó nêu ra lịch sử hình thành, nội
dung cam kết chính của hiệp định, đánh giá tác động của hiệp định đối với
Việt Nam trên các mặt chính trị, đối ngoại, an ninh, kinh tế; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và việc tham gia của Mỹ và Việt Nam, Hà
Hồng Hải, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế số 4(95), tháng 12/2012, tr43-68,đánh giá sự tham gia của hai nền kinh tế có sự khác biệt nổi bật là Mỹ và ViệtNam từ góc độ kinh tế - chính trị, nêu bật mục tiêu và lợi ích của Mỹ và cơhội và thách thức mà hiệp định này đặt ra cho Việt Nam
- Các đề tài, luận văn nghiên cứu có liên quan đã được công bố:
+ Các công trình nghiên cứu về CPTPP: “Thông tin về Hiệp định TPP trên báo điện tử ở Việt Nam” của Phạm Đức Tiến, luận văn thạc sĩ, năm
Trang 42017 Luận văn rút ra một số vấn đề cơ bản trong hoạt động thông tin về hiệpđịnh này (lý luận về quản lý, thông tin…) qua khảo sát thực trạng thông tin vềTPP trên 3 tờ báo điện tử là Thời báo Tài chính Việt Nam, Thời báo Ngânhàng và Diễn đàn doanh nghiệp, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.
+ Công trình nghiên cứu về thông tin trên báo điện tử Anh ngữ: “Sự kiện Giàn khoan Hải dương 981 dưới góc nhìn của báo điện tử đối ngoại bằng tiếng Anh của Việt Nam và Trung Quốc” của Nguyễn Tuấn Anh, luận
văn thạc sĩ, năm 2015 Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn hoạtđộng thông tin đối ngoại; khảo sát, phân tích hoạt động thông tin về sự kiệnTrung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng đặcquyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam trên một số tờ báo điện tử đốingoại bằng tiếng Anh của Việt Nam và Trung Quốc, luận văn nêu bật thựctrạng về nội dung và hình thức thông tin của báo điện tử bằng tiếng Anh củaViệt Nam và Trung Quốc đối với sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, từ đó,chỉ ra những thành tựu đã đạt được, những hạn chế còn tồn tại và đề xuất giảipháp nâng cao chất lượng, hiệu quả của báo điện tử bằng tiếng nước ngoàicủa Việt Nam nói chung, báo điện tử Anh ngữ nói riêng
- Ngoài ra, còn nhiều luận văn, luận án, công trình nghiên cứu khác vềTPP, tựu chung dưới góc độ kinh tế: vấn đề chuyển giao công nghệ, năng lựccạnh tranh của các ngân hàng thương mại, cơ hội và thách thức với xuất khẩugạo… hay dưới góc độ luật pháp Trong đó, phần lớn các công trình tập trungvào lợi ích kinh tế mà hiệp định này mang lại, đánh gía triển vọng mà chưa đềcập nhiều đến vai trò của công tác tuyên truyền, đặc biệt là trên các ấn phẩmbáo mạng điện tử Anh ngữ
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là khảo sát, phân tích, nghiên cứu, đánh giá thựctrạng thông tin về CPTPP trên 3 tờ báo điện tử Anh ngữ của Mỹ, Nhật Bản và
Trang 5Việt Nam, từ đó đề xuất giải pháp để cải thiện và nâng cao chất lượng củathông tin và nâng cao vai trò của báo điện tử Anh ngữ về vấn đề này.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, luận văn tiến hành thực hiện cácnhiệm vụ chính sau đây:
Thứ nhất, khái quát hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản về báo điện
tử, chức năng thông tin trên báo điện tử; kiến thức về Hiệp định CPTPP vànhững thông tin cơ bản về 3 tờ báo điện tử Anh ngữ được khảo sát
Thứ hai, đánh giá chất lượng nội dung, hình thức bài viết về Hiệp định
CPTPP trên báo điện tử dựa trên 3 tờ báo khảo sát Từ đó tiến hành phân tíchnhững thành công, hạn chế của việc thông tin về CPTPP trên báo điện tử Anhngữ
Thứ ba, phân tích nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp, kiến nghị
để nâng cao chất lượng, hiệu quả thông tin trên báo điện tử Anh ngữ khithông tin về Hiệp định CPTPP
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là CPTPP dưới góc nhìn của báođiện tử Anh ngữ của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ
5 Phương pháp nghiên cứu
Trang 6- Phương pháp phân tích nội dung: Phân tích thông điệp truyền thông
về Hiệp định CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam, Nhật Bản vàMỹ
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn các đối tượng gồm nhà
quản lý, phóng viên, biên tập viên, độc giả là người nước ngoài… để tìm hiểu
ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng này đối với việc thông tin về Hiệpđịnh CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Tập hợp, hệ thống hóa
các tài liệu, tư liệu, văn bản liên quan đến đề tài
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
7 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung chính của luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1 Một số vấn đề lý thuyết, lý luận chung
Trang 7Chương 2 Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin về Hiệp định
CPTPP trên các tờ báo thuộc diện khảo sát
Chương 3 Khuyến nghị, giải pháp
Trang 8Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT, LÝ LUẬN CHUNG 1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1 Khái niệm thông tin
Có rất nhiều cách hiểu về thông tin, và các từ điển cũng không thể đưa
ra một định nghĩa thống nhất Ví dụ: Từ điển Oxford EnglishDictionary cho
rằng, thông tin là “điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến”, là “tri thức, tin tức” Một vài từ điển khác đồng nhất thông tin với kiến thức, “thông tin là điều mà người ta biết” hoặc “thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người” Nguyên nhân của sự khác nhau trong việc
sử dụng thuật ngữ này chính là do thông tin chỉ được bắt gặp và tiếp cận trongquá trình hoạt động, thông qua tác động trừu tượng của nó
Từ Latin Informatio, gốc của từ hiện đại information (thông tin) có hai
nghĩa Một là chỉ hành động rất cụ thể tạo ra một hình dạng Hai là sự truyềnđạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng tuỳ vào tình huống Cùngvới sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo Vớinghĩa thông thường, thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phánđoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người Thông tin hình thành trongquá trình giao tiếp: Một nguời có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khácthông qua các phương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu hoặc
từ các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh [41]
Trên quan điểm triết học, thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội (thế giới vật chất) bằng ngôn từ, ký hiệu, hình ảnh, nói rộng hơn là bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người [41] Nhu cầu
thông tin là một nhu cầu rất cơ bản và không ngừng tăng lên cùng với sự giatăng các mối quan hệ trong xã hội Mỗi người sử dụng thông tin lại tạo rathông tin mới Các thông tin đó lại được truyền cho người khác trong quátrình thảo luận, truyền đạt mệnh lệnh, trong thư từ và tài liệu hoặc qua cácphương tiện truyền thông khác Thông tin được tổ chức tuân theo một số quan
Trang 9hệ logic nhất định, trở thành một bộ phận của tri thức, đòi hỏi phải được khaithác và nghiên cứu một cách hệ thống.
Trong hoạt động của con người, thông tin được thể hiện qua nhiều hìnhthức đa dạng và phong phú như con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh Thuậtngữ ―thông tin‖ dùng ở đây không loại trừ các thông tin được truyền bằngngôn ngữ tự nhiên Thông tin cũng có thể được ghi và truyền thông qua nghệthuật, bằng nét mặt và động tác, cử chỉ Hơn nữa con người còn được cungcấp thông tin dưới dạng mã di truyền Những hiện tượng này của thông tinthấm vào thế giới vật chất và tinh thần của con người, tạo ra sự đa dạng phongphú về thông tin, dẫn tới những mức độ chất lượng khác nhau của thông tin
Chẳng hạn như các số liệu, dữ kiện ban đầu thu thập được qua điều tra,khảo sát là các thông tin nguyên liệu, còn gọi là dữ liệu Từ các dữ liệu đó qua
xử lý, phân tích, tổng hợp sẽ thu được những thông tin có giá trị cao hơn, gọi
là thông tin có giá trị gia tăng Ở mức độ cao hơn nữa là các thông tin quyếtđịnh trong quản lý và lãnh đạo - kết quả xử lý của những nhà quản lý có nănglực và kinh nghiệm, các thông tin chứa đựng trong các quy luật khoa học - kếtquả của những công trình nghiên cứu, thử nghiệm của các nhà khoa học vàchuyên môn
Đối chiếu theo Từ điển tiếng Việt, thông tin được hiểu với nghĩa động
từ là truyền tin cho nhau để biết, và với nghĩa danh từ là điều được truyền đicho biết, tin truyền đi Như vậy, khái niệm thông tin được hiểu theo hai nghĩa
là nội dung thông tin và phương tiện thông báo, báo tin
Trong cuốn Global Information and World Communication, Hamid
Mowlana cho rằng thông tin và một hiện tượng luôn có nhiều tranh cãi về nó.Chính từ việc sử dụng hằng ngày, thông tin đã liên quan đến con người, đếnphương tiện truyền thông, với những gì có thể thêm vào, bổ sung cho nhữngđiều thực tế, giá trị, hữu dụng, vô dụng hoặc kiến thức Bởi vậy mà người tacho rằng thông tin là tốt, và càng có nhiều thông tin càng tốt; và rằng thông
Trang 10tin là quyền lực, phức tạp, khó hiểu; rằng mỗi quyển sách, từ báo, lá thư hayhội nghị đều chứa thông tin [2].
Mowlana cũng cho rằng khái niệm thông tin sử dụng trong nghiên cứu
về truyền thông nên được đặt trong bối cảnh ngữ nghĩa và thực tế của nó.Thông tin ở đây được hiểu là một sự đóng góp mẫu hoặc một mối quan hệmẫu giữa các sự vật, hiện tượng [2]
Thông điệp là bất cứ thứ gì nguồn cố gắng chia sẻ với người khác.Thông điệp bắt nguồn từ ý tưởng được mã hòa vào trong những biểu tượng sẽđược sử dụng để diễn đạt ý tưởng đó Những biểu tượng có thể là từ ngữ, hìnhảnh hoặc sự vật mà nguồn sử dụng để khơi gợi ý nghĩa trong suy nghĩ củangười nhận thông điệp Việc lựa chọn biểu tượng để diễn đạt một ý tưởng haymột sự vật là một bước rất quan trọng trong quy trình truyền thông vì chọnlựa không tốt sẽ dẫn tới sự mơ hồ hoặc hiểu sai thông điệp cần truyền tải
1.1.2 Khái niệm báo điện tử
1.1.2.1 Báo điện tử là gì
Báo điện tử hay báo mạng là loại hình báo chí được xây dựng dưới hìnhthức một trang web và phát hành dựa trên nền tảng Internet Báo điện tử đượcxuất bản bởi Tòa soạn báo điện tử Người đọc báo điện tử dựa trên máy tính,điện thoại di động, máy tính bảng có kết nối Internet để thu thập thông tin
Khái niệm báo điện tử bắt đầu xuất hiện vào năm 1992 cùng với sự rađời của tờ báo Online Journal Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại nhiềucách gọi và cách hiểu khác nhau đối với loại hình báo chí này như: báo điện
tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online Newspaper), báo mạng (CyberNewspaper), báo chí Internet (Internet Newspaper) Trong đó, báo điện tử làkhái niệm thông dụng nhất ở Việt Nam Ngoài ra, trong các công trình nghiêncứu báo chí học, nhất là trong lĩnh vực truyền thông mới cũng xuất hiện cáckhái niệm với cùng đặc tính như: xuất bản trực tuyến (Online publishing),
Trang 11phương tiện truyền thông trực tuyến (Online media), nhà báo trực tuyến(Online journalist), phát thanh trực tuyến (Online radio), truyền hình trựctuyến (Online television).
Theo Điều 3, Luật Báo chí năm 1989 được sửa đổi, bổ sung tại kỳ họp
thứ 5 Quốc hội khóa X quy định: “Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thông tin máy tính” Cách hiểu này đã dẫn đến sự xuất hiện
các ―báo điện tử đối với các tờ báo in đưa thông tin lên mạng Internet nhưNhân dân, Lao động, Tuổi trẻ…
Luật báo chí sửa đổi, bổ sung số 103/2016/QH13 được Quốc hội nướcCộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua vào ngày 5/4/2016 (gọi tắt là
Luật báo chí 2016, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2017) định nghĩa: “Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử”; Tạp chí điện tử là “sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ, đăng tin, bài có tính chất chuyên ngành, được truyền dẫn trên môi trường mạng”.
Năm 1993, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu việc sử dụng Internet Ngày5/3/1997, Chính phủ ban hành Nghị định 21/CP về Quy chế tạm thời quản lý,thiết lập và sử dụng mạng Internet ở Việt Nam Internet quốc gia Việt Namchính thức hòa mạng Internet toàn cầu ngày 19/11/1997 Từ đây, báo chí điện
tử nước ta và việc khai thác mạng Internet chính thức được đưa vào hoạtđộng Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới đang hướng tới nền kinh tếtri thức trên cơ sở sử dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghệthông tin, việc phát triển nhanh Internet để khắc phục sự tụt hậu xa hơn cácnước trên thế giới về công nghệ thông tin là yêu cầu rất bức thiết đối với sựnghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước Ngày 2/2/1997, Tạp chí Quêhương điện tử thuộc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài trựcthuộc Bộ Ngoại giao ra đời, đánh dấu bước phát triển đầu tiên của báo điện tửViệt Nam Quá trình phát triển, báo điện tử Việt Nam đã đóng một vai trò
Trang 12quan trọng trong các hoạt động tuyên truyền nói chung và hoạt động tuyêntruyền đối ngoại nói riêng.
Cùng với sự phát triển chóng mặt của các công nghệ truyền dẫn, giúpđẩy nhanh tốc độ truy tải, số lượng các tờ báo điện tử cũng nở rộ khắp nơitrên thế giới Báo điện tử có tác dụng và tiện ích hơn hẳn các loại hình báo chítruyền thống, dung lượng thông tin rất lớn, tương tác thông tin nhanh, pháthành không bị trở ngại về không gian, thời gian, biên giới quốc gia
Báo điện tử có sự tích hợp của công nghệ đa phương tiện, nghĩa làkhông chỉ văn bản, hình ảnh mà còn cả âm thanh, video và các chương trìnhtương tác khác Có thể coi báo điện tử ngày nay là sự hội tụ của cả báo giấy(text), báo tiếng (audio) và báo hình (video) Không bị giới hạn bởi khuônkhổ, số trang, không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên báo điện tử cókhả năng truyền tải thông tin đi khắp toàn cầu với số lượng người đọc khônggiới hạn Thông tin từ khi thu thập đến khi phát hành đều được diễn ra rấtnhanh chóng, với những thao tác hết sức đơn giản nên báo điện tử có thể tứcthời và phi định kỳ, luôn sống 24/24h Báo điện tử chiếm ưu thế tuyệt đốitrong việc thiết lập các diễn đàn, các cuộc giao lưu, bàn tròn, phỏng vấn trựctuyến nhằm tăng mối quan hệ giữa tòa soạn với độc giả, giữa độc giả vớinhau, tạo cơ hội cho độc giả có thể giao lưu, trao đổi với nhân vật mình quantâm, yêu thích Báo điện tử là một thư viện đúng nghĩa, người đọc không chỉxem các tin, bài hiện tại, mà còn đọc được những tin, bài trong quá khứ.Ngoài ra, nó còn cung cấp cho người đọc một công cụ tìm kiếm thông tinkhoa học và hiệu quả Với những ưu thế không thể phủ nhận, báo điện tửđang trở thành kênh truyền thông được nhiều người lựa chọn
1.1.2.2 Những đặc trưng cơ bản của báo điện tử
- Khả năng đa phương tiện: Với việc phát triển vượt bậc của công nghệ
mạng, phần cứng và phần mềm, các sản phẩm báo điện tử đang ngày càngtích hợp thêm nhiều phương tiện mới với những cách thức thể hiện khác nhau
Trang 13Một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải bao gồm các thành phần vănbản (text), hình ảnh tĩnh và đồ họa (still image & graphic), âm thanh (audio),hình ảnh động (video & animation) và các chương trình tương tác (interativeprogram) Nhờ đó, khi độc giả đọc báo điện tử vẫn có thể chủ động xemnhững tác phẩm mình quan tâm ở bất kì trang nào giống như báo in; tiếp nhậntrực quan những hình ảnh, video, lắng nghe những âm thanh mà không hề bịphụ thuộc vào các yếu tố thời gian, không gian.
- Tính tức thời và phi định kỳ: Vượt qua những rào cản mà các loại hình
báo chí khác gặp phải, nội dung thông tin trên báo điện tử không bị giới hạnbởi khuôn khổ của trang báo, thời lượng phát sóng hay thời gian tuyến tính,quy trình sản xuất thông tin lại đơn giản, dễ dàng có thể cập nhật, bổ sung bất
kỳ khi nào, số lượng bao nhiêu Với tốc độ đường truyền nhanh, báo điện tửđược gọi là báo giờ, bởi các nhà báo có thể đưa tin cùng lúc sự kiện đang diễn
ra một cách sống động, nóng hổi đến từng giờ, từng phút, thậm chí là từnggiây, ví dụ như khi tường thuật một trận bóng đá hay một cuộc họp báo, xétxử…
- Tính tương tác cao: Khi điều kiện của con người được nâng cao, nhu
cầu được đáp ứng về thông tin cũng như sự tương tác với báo chí của độc giảcàng được coi trọng Ở bất kì loại hình báo chí nào, tính chất này đều đượcnhững người làm báo lưu tâm Đối với báo điện tử, nhờ có những đặc trưngnổi trội về công nghệ mà tính tương tác thường cao hơn so với các loại hìnhcòn lại Hằng ngày, mỗi tòa soạn báo điện tử có thể nhận được hàng trăm thưcác loại từ bạn đọc
Không dừng lại ở sự tương tác giữa độc giả với toà soạn, ở báo điện tử,chúng ta còn có thể thấy sự tương tác nhiều chiều giữa độc giả với nhà báo,độc giả với độc giả hay độc giả với nhân vật trong tác phẩm báo chí Ngàynay các phương tiện tương tác trên các tờ báo điện tử đã được tăng cườngbằng việc lắng nghe, lôi cuốn sự tham gia của độc giả vào việc thu thập và
Trang 14cung cấp thông tin Các tờ báo chú ý nhiều hơn đến việc kéo độc giả vàonhững hành vi mang tính cộng tác, làm họ trở nên chủ động và tích cực hơntrong quá trình tìm kiếm, khai thác thông tin hơn là chỉ đơn thuần cung cấpnhiều thông tin Ngay sau mỗi tác phẩm báo chí đăng trên trang báo điện tửđều có mục phản hồi, ngoài ra còn có rất nhiều kênh tương tác khác nhưcomment, feedback, vote, email… tiện lợi cho độc giả dễ dàng đóng góp ýkiến của mình.
- Khả năng lưu trữ và tìm kiếm thông tin: Báo điện tử không bị giới hạn
bởi số trang, khuôn khổ hay thời lượng chương trình như các loại hình báo chíkhác Điều này tạo cho báo điện tử thực sự là một kho thông tin khổng lồ vàkho thông tin đó bảo đảm được các yếu tố: Thông tin cực kỳ phong phú, đadạng cả về số lượng và nội dung; Thông tin khách quan và được kiểm chứng;Thông tin được lưu trữ lâu dài và có hệ thống: Mỗi tờ báo điện tử đều có khảnăng lưu trữ, sắp xếp toàn bộ tin, bài đã đăng tải theo trật tự thời gian (giờ,ngày, tháng, năm) và theo từng chuyên mục, dòng sự kiện hoặc vấn đề được
dư luận quan tâm Điều này thực sự đem lại những thuận tiện, hữu ích chongười tìm kiếm
1.1.2.3 Xu hướng phát triển của báo điện tử Việt Nam
Trong nền báo chí cách mạng Việt Nam, báo điện tử tuy ra đời saunhững loại hình báo chí khác nhưng đã nhanh chóng phát triển về số lượng,chất lượng và ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống báochí, đời sống kinh tế-xã hội của đất nước Đồng thời, báo điện tử khôngngừng tăng tốc để bắt kịp và là cánh tay nối dài của báo in, phát thanh vàtruyền hình
Chính bởi tính mới, nhanh nhạy và hiện đại của mình, báo điện tử đangđáp ứng nhu cầu tìm kiếm thông tin ngày càng cao của công chúng Ngượclại, vì công chúng ngày càng có xu hướng và có điều kiện tiếp cận với nguồn
Trang 15thông tin hiện đại từ báo điện tử nhiều hơn, báo điện tử đã trở thành một trongnhững món ăn tinh thần thiết yếu của độc giả.
Khả năng cạnh tranh thông tin một cách chóng mặt sẽ là ưu thế để báođiện tử phát triển xa hơn và mạnh mẽ hơn trong tương lai Cơ sở rõ ràng nhất
để khẳng định điều này xuất phát từ thông tin về Quy hoạch báo chí đến năm
2020, được lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông chia sẻ tại Hội nghị báochí toàn quốc năm 2016: Đến năm 2020, triển vọng của báo điện tử là trởthành loại hình báo chí chủ lực của cơ quan truyền thông Riêng các Đài phátthanh, truyền hình sẽ bảo đảm chương trình tự sản xuất đạt 60%, tỷ lệ chươngtrình khai thác trên một kênh truyền hình không vượt quá 30%
Theo đó, có những xu hướng về báo điện tử Việt Nam đang và sẽ tiếptục trong tương lai:
- Nhanh hơn: Tính tức thời và phi định kỳ tiếp tục được các tờ báo điện
tử khai thác tối đa nhằm thoả mãn nhu cầu cập nhật thông tin của công chúng.Điều này không chỉ những tờ báo điện tử độc lập mà các tờ báo điện tử thuộc
cơ quan báo in, đài phát thanh, truyền hình cũng ngày càng quan tâm đến tốc
độ cập nhật thông tin
- Đa dạng hơn: Các tờ báo điện tử của Việt Nam sẽ chú ý nhiều hơn tới
khả năng đa phương tiện Đó không phải là sự xuất hiện rời rạc mà phải là sựkết hợp hài hoà giữa các yếu tố văn bản, hình ảnh (động, tĩnh), âm thanh, đồhoạ… trong một sản phẩm báo chí
- Tương tác nhiều hơn: Tờ báo lúc này không đơn thuần làm nhiệm vụ
cung cấp thông tin mà còn tạo điều kiện giúp độc giả chủ động trong việc tậnhưởng thông tin, chú ý nhiều hơn đến việc kéo độc giả vào những hành vimang tính cộng tác, tham gia phản hồi và tái phản hồi thông tin một cách tíchcực
Trang 16- Chuyên sâu hơn: Hiện nay hầu hết các tờ báo điện tử của Việt Nam
đều là những tờ báo đưa thông tin tổng hợp, đề cập đến tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội Trong tương lai, sự ra đời của các tờ báo chuyên ngành, khaithác chuyên sâu một lĩnh vực, phục vụ cho một đối tượng bạn đọc ở mộtngành nghề nhất định sẽ có thể là hướng đi mới
- Uy tín hơn: Trong thế giới thông tin của Internet, đôi khi bạn đọc bị
lạc lối, sai đường Vì vậy, sự định hướng và tính chính xác của thông tin sẽ lànhững yếu tố níu giữ bạn đọc Những tờ báo điện tử thuộc cơ quan báo in, đàiphát thanh, đài truyền hình lớn đang dần khẳng định vị thế của mình, có triểnvọng trở thành những tờ báo điện tử hàng đầu Việt Nam
- Rộng hơn: Nếu muốn vươn ra thế giới và trở thành những tờ báo
không chỉ của người Việt, những tờ báo điện tử của Việt Nam phải nhanhchóng tính đến phương án cho ra đời phiên bản bằng tiếng nước ngoài…
- Gắn kết với mạng xã hội: Mạng xã hội tiếp tục là cuộc chơi mà các tờ
báo điện tử phải gia nhập nếu muốn tồn tại và phát triển mạnh mẽ
- Cuộc đua về công cụ tìm kiếm: Sự phát triển của các công cụ tìm
kiếm đòi hỏi các trang báo mạng phải phát triển công cụ tìm kiếm trong chínhtrang báo của mình, xây dựng các từ khóa, các nội dung sao cho tương thíchnhất với yêu cầu tìm kiếm của độc giả
1.1.3 Hiệp định CPTPP
1.1.3.1 Quá trình hình thành
Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, gọi tắt
là Hiệp định CPTPP, là một hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới,gồm 11 nước thành viên là: Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản,Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam
Hiệp định đã được ký kết ngày 8/3/2018 tại thành phố Santiago (Chile),
và chính thức có hiệu lực từ ngày 30/12/2018 đối với nhóm 6 nước đầu tiên
Trang 17hoàn tất thủ tục phê chuẩn Hiệp định gồm Mexico, Nhật Bản, Singapore, NewZealand, Canada và Australia Đối với Việt Nam, Hiệp định có hiệu lực từngày 14/1/2019.
Khởi đầu, Hiệp định TPP có 4 nước tham gia là Brunei, Chile, NewZealand, Singapore và vì vậy được gọi tắt là Hiệp định P4
Ngày 22/9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia vào P4 nhưng đề nghị khôngphải trong khuôn khổ Hiệp định P4 cũ, mà các bên sẽ đàm phán một Hiệpđịnh hoàn toàn mới, gọi là Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).Ngay sau đó, các nước Australia và Peru cũng tuyên bố tham gia TPP
Năm 2009, Việt Nam tham gia TPP với tư cách là quan sát viên đặcbiệt Sau 3 phiên đàm phán, Việt Nam chính thức tham gia Hiệp định nàynhân Hội nghị Cấp cao APEC tổ chức từ ngày 13 đến ngày 14/11/2010 tạithành phố Yokohama (Nhật Bản)
Cùng với quá trình đàm phán, TPP đã tiếp nhận thêm các thành viênmới là Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản, nâng tổng số nước tham gialên thành 12
Trải qua hơn 30 phiên đàm phán ở cấp kỹ thuật và hơn 10 cuộc đàmphán ở cấp Bộ trưởng, các nước TPP đã kết thúc cơ bản toàn bộ các nội dungđàm phán tại Hội nghị Bộ trưởng tổ chức tại Atlanta (Mỹ) vào tháng 10/2015.Ngày 4/2/2016, Bộ trưởng của 12 nước tham gia Hiệp định TPP đã tham dự
Lễ ký để xác thực lời văn Hiệp định TPP tại thành phố Auckland (NewZealand)
Tuy nhiên, vào ngày 30/1/2017, Mỹ đã chính thức tuyên bố rút khỏiHiệp định TPP Trước sự kiện này, các nước TPP còn lại đã tích cực nghiêncứu, trao đổi nhằm thống nhất được hướng xử lý đối với Hiệp định TPP trongbối cảnh mới
Trang 18Với việc Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức rút nước này khỏiTPP, Hiệp định sẽ chỉ còn chiếm 16% GDP và 14% thương mại toàn cầu thay
vì 40% tổng GDP và 30% kim ngạch thương mại toàn cầu như dự tính banđầu Điều này đương nhiên sẽ làm cho TPP không còn nguyên vẹn ý nghĩa cả
về quy mô, vị thế và vai trò của bản thân như kỳ vọng Tuy nhiên, một sốnước thành viên của TPP với vai trò dẫn đầu của Nhật Bản vẫn nỗ lực theođuổi Hiệp định đến cùng và tin tưởng vào ―giấc mơ‖ TPP
Tháng 11/2017, tại thành phố Đà Nẵng (Việt Nam), 11 nước còn lại đãthống nhất đổi tên Hiệp định TPP thành Hiệp định CPTPP với những nộidung cốt lõi
Ngày 8/3/2018, các Bộ trưởng của 11 nước tham gia Hiệp định CPTPP
đã chính thức ký kết Hiệp định CPTPP tại thành phố Santiago (Chile)
Về cơ bản, Hiệp định CPTPP giữ nguyên nội dung của Hiệp định TPP(gồm 30 chương và 9 phụ lục) nhưng cho phép các nước thành viên tạm hoãn
20 nhóm nghĩa vụ để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi và nghĩa vụ của cácnước thành viên trong bối cảnh Mỹ rút khỏi Hiệp định TPP 20 nhóm nghĩa
vụ tạm hoãn này bao gồm 11 nghĩa vụ liên quan tới Chương Sở hữu trí tuệ, 2nghĩa vụ liên quan đến Chương Mua sắm của Chính phủ và 7 nghĩa vụ còn lạiliên quan tới 7 Chương là Quản lý hải quan và Tạo thuận lợi Thương mại,Đầu tư, Thương mại dịch vụ xuyên biên giới, Dịch vụ Tài chính, Viễn thông,Môi trường, Minh bạch hóa và Chống tham nhũng Tuy nhiên, toàn bộ các
Trang 19cam kết về mở cửa thị trường trong Hiệp định TPP vẫn được giữ nguyêntrong Hiệp định CPTPP.
* Sự khác nhau giữa CPTPP và TPP
- Về nội dung: Hiệp định CPTPP cơ bản giữ nguyên các cam kết chính
của Hiệp định TPP, đặc biệt là các cam kết mở cửa thị trường nhưng cho phépcác nước tạm hoãn thực thi khoảng 20 nghĩa vụ trong các lĩnh vực quan trọngnhư sở hữu trí tuệ, đầu tư, mua sắm chính phủ, dịch vụ tài chính…
- Về số lượng thành viên và dân số: Hiệp định CPTPP có 11 thành viên
còn Hiệp định TPP có 12 thành viên gồm 11 thành viên của CPTPP và Mỹ
- Về đóng góp vào thương mại và GDP toàn cầu: Giá trị đóng góp vào
GDP và thương mại toàn cầu của Hiệp định TPP tương ứng là 40% và 30%trong khi giá trị đóng góp của Hiệp định CPTPP tương ứng là 15% và 15%
1.1.3.3 Tầm quan trọng của CPTPP đối với Việt Nam
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: mua sắm của các cơquan Chính phủ, thương mại điện tử, doanh nghiệp nhà nước và mở rộng ra
cả các vấn đề được coi là phi truyền thống trong đàm phán, ký các FTA như:lao động, môi trường, chống tham nhũng trong thương mại và đầu tư
Tuy nhiên, CPTPP cho phép các nước thành viên tạm hoãn 20 nhómnghĩa vụ có mức độ cam kết cao trong các lĩnh vực như: sở hữu trí tuệ, đầu tư,mua sắm Chính phủ, dịch vụ tài chính… để bảo đảm sự cân bằng về quyền lợi
và nghĩa vụ của các nước thành viên trong bối cảnh Hoa Kỳ rút khỏi Hiệpđịnh TPP Mặc dù vậy, về tổng thể, Hiệp định CPTPP vẫn được đánh giá làmột FTA chất lượng cao và toàn diện với mức độ cam kết sâu nhất từ trướcđến nay‖ [32]
*Những cơ hội khi tham gia CPTPP
-Lợi ích về xuất khẩu:
Trang 20Việc các nước, trong đó có các thị trường lớn như Nhật Bản và Canadagiảm thuế nhập khẩu về 0% cho hàng hóa của ta sẽ tạo ra những tác động tíchcực trong việc thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu Theo đó, doanh nghiệp ViệtNam khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp địnhCPTPP sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi.
Về cơ bản, các mặt hàng xuất khẩu có thế mạnh của ta như nông thủysản, điện, điện tử đều được xóa bỏ thuế ngay khi Hiệp định có hiệu lực Vớimức độ cam kết như vậy, theo nghiên cứu chính thức của Bộ Kế hoạch vàĐầu tư, xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035
Việc có quan hệ FTA với các nước CPTPP sẽ giúp Việt Nam có cơ hội
cơ cấu lại thị trường xuất nhập khẩu theo hướng cân bằng hơn Theo mộtnghiên cứu của Ngân hàng Thế giới được công bố vào tháng 3 năm 2018, dựbáo đến năm 2030, xuất khẩu của Việt Nam sang các nước CPTPP sẽ tăng từ
54 tỷ USD lên 80 tỷ USD, chiếm 25% tổng lượng xuất khẩu
-Lợi ích về việc tham gia chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu:
Các nước CPTPP chiếm 13,5% GDP toàn cầu với tổng kim ngạchthương mại hơn 10.000 tỷ USD, lại bao gồm các thị trường lớn như Nhật Bản,Canada, Australia sẽ mở ra nhiều cơ hội khi chuỗi cung ứng mới hình thành.Tham gia CPTPP sẽ giúp xu hướng này phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, làđiều kiện quan trọng để nâng tầm trình độ phát triển của nền kinh tế, tăngnăng suất lao động, giảm dần việc gia công lắp ráp, tham gia vào các côngđoạn sản xuất có giá trị gia tăng cao hơn, từ đó bước sang giai đoạn phát triểncác ngành điện tử, công nghệ cao, sản phẩm nông nghiệp xanh Đây là cơhội rất lớn để nâng tầm nền kinh tế Việt Nam trong 5-10 năm tới
-Lợi ích đối với các ngành
Các ngành dự kiến có mức tăng trưởng lớn sẽ là thực phẩm, đồ uống,thuốc lá, dệt may, một số phân ngành sản xuất và dịch vụ Trong đó, mức tăng
Trang 21trưởng lớn nhất là ở các ngành thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, dệt may, hóachất, sản phẩm nhựa và đồ da, trang thiết bị vận tải, máy móc và các trangthiết bị khác Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với các ngànhcông nghiệp nhẹ và thâm dụng lao động khác, CPTPP có thể tạo ra mức tăngtrưởng bình quân từ 4% - 5% và mức tăng xuất khẩu có thể đạt từ 8,7% -9,6%.
- Lợi ích về cải cách thể chế
Cũng như tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tham giaCPTPP, một FTA thế hệ mới, sẽ là cơ hội để ta tiếp tục hoàn thiện thể chếpháp luật kinh tế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủnghĩa, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ chotiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồngthời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướngthông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, tiệm cận các chuẩn mực quốc tếtiên tiến, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài
- Lợi ích về việc làm, thu nhập
Tham gia CPTPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng
Vì vậy, về mặt xã hội, hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thunhập và góp phần xoá đói giảm nghèo Theo kết quả nghiên cứu của Bộ Kếhoạch và Đầu tư, CPTPP có thể giúp tổng số việc làm tăng bình quân mỗinăm khoảng 20.000 - 26.000 lao động Đối với lợi ích về xóa đói giảm nghèo,theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đến năm 2030, CPTPP dự kiến sẽgiúp giảm 0,6 triệu người nghèo ở mức chuẩn nghèo 5,5 USD/ngày Tất cảcác nhóm thu nhập dự kiến sẽ được hưởng lợi
Tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta có thêm nguồn lực để cải thiện chấtlượng nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe cộng đồng Do các nền kinh tếcủa các nước thành viên CPTPP đều phát triển ở trình độ cao hơn Việt Nam
và mang tính bổ sung đối với nền kinh tế Việt Nam, nhập khẩu từ các nước
Trang 22CPTPP chưa có FTA với ta phần lớn là không cạnh tranh trực tiếp, nên vớimột lộ trình giảm thuế hợp lý, kết hợp với hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội,
ta có thể xử lý được các vấn đề xã hội nảy sinh do tham gia CPTPP Đặc biệt,
do Hiệp định CPTPP bao gồm cả các cam kết về bảo vệ môi trường nên tiếntrình mở cửa, tự do hóa thương mại và thu hút đầu tư sẽ được thực hiện theocách thân thiện với môi trường hơn, giúp kinh tế Việt Nam tăng trưởng bềnvững hơn
*Một số thách thức khi tham gia CPTPP
-Thách thức về kinh tế
Xét theo mặt hàng, một số chủng loại nông sản mà một số nước CPTPP
có thế mạnh như thịt lợn, thịt gà là những mặt hàng Việt Nam đã sản xuấtđược nhưng sức cạnh tranh còn yếu Tuy nhiên, do Mỹ đã rút khỏi Hiệp địnhnên sức ép cạnh tranh giảm đi đáng kể Hơn nữa, với hai mặt hàng này, ViệtNam đã bảo lưu được lộ trình thực hiện tương đối dài (với một số chủng loạithịt gà là trên 10 năm) Đây là lộ trình dài hơn nhiều so với cam kết mở cửathị trường của Việt Nam trong ASEAN vốn cũng rất cạnh tranh trong việc sảnxuất một số loại thịt
Một số sản phẩm công nghiệp mà một số nước CPTPP có thế mạnhcũng có thể gây khó khăn cho sản xuất của ta, ví dụ như giấy, thép, ô tô Tuynhiên, có cơ sở để cho rằng sức ép cạnh tranh sẽ không lớn vì hiện tại vàtrong tương lai 10 - 15 năm nữa sản phẩm của ta vẫn chủ yếu hướng đến phânkhúc thị trường trung bình trong khi sản phẩm của các nước CPTPP thườnghướng đến phân khúc thị trường cao cấp
Để vượt qua thách thức này, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp - chănnuôi, Chính phủ trong thời qua đã ban hành 3 Nghị định theo hướng cơ cấu lạingành nông nghiệp, tổ chức lại sản xuất, thí điểm một số mô hình sản xuấttiên tiến, thúc đẩy ứng dụng khoa học - công nghệ, hỗ trợ doanh nghiệp vànông dân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh nông nghiệp v.v để nâng cao
Trang 23năng suất và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, từ đó đủ sức cạnh tranh trênsân nhà và vươn ra thị trường thế giới Hiện nay, nhiều tập đoàn lớn của ViệtNam đã quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp với các công nghệ sảnxuất và quản lý tiên tiến trên thế giới Với công nghệ và phương thức quản lýhiện đại, có cơ sở để tin rằng các sản phẩm do các tập đoàn này làm ra sẽ cókhả năng cạnh tranh trên sân nhà Theo kết quả đàm phán, việc mở cửa thịtrường trong một số lĩnh vực nông nghiệp cũng sẽ được thực hiện theo lộtrình phù hợp để hỗ trợ cho tiến trình cơ cấu lại.
Với các sản phẩm khác, giải pháp chủ yếu cũng là kéo dãn lộ trìnhgiảm thuế để có thời gian tái cơ cấu sản xuất trong nước, thúc đẩy đầu tư quy
mô lớn và áp dụng công nghệ cao để nâng dần sức cạnh tranh Theo hướng
đó, lộ trình cần được sử dụng một cách chủ động, hiệu quả, tránh tình trạng ỷlại vào lộ trình dẫn đến chậm đổi mới và từ đó là bị động, lúng túng khi tháchthức đến Đặc biệt, cần đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến
để mọi doanh nghiệp đều nhận thức được cơ hội và thách thức của CPTPP nóiriêng cũng như tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các FTA thế hệmới nói chung
-Thách thức về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật, thể chế
Để thực thi cam kết trong CPTPP, sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi một sốquy định pháp luật về thương mại, hải quan, sở hữu trí tuệ, lao động, côngđoàn v.v Sức ép phải thay đổi hệ thống pháp luật để tuân thủ những chuẩnmực mới của Hiệp định là có nhưng sẽ vượt qua được vì 3 lý do Một là,những cam kết khó nhất, đòi hỏi nguồn lực thực thi lớn (ví dụ như trong lĩnhvực sở hữu trí tuệ), đã được 11 nước "tạm hoãn" sau khi Mỹ rút khỏi Hiệpđịnh TPP Hai là, nhiều cam kết tuy mới nhưng lại phù hợp hoàn toàn vớiđường lối, chủ trương của Đảng cũng như pháp luật của Nhà nước (ví dụ nhưtrong lĩnh vực mua sắm của Chính phủ, bảo vệ môi trường, doanh nghiệp Nhà
Trang 24nước, doanh nghiệp nhỏ và vừa ) nên sức ép thay đổi hệ thống pháp luậtkhông lớn.
Ngoài ra, như kinh nghiệm gia nhập WTO đã chỉ ra, với sự chuẩn bịnghiêm túc và nỗ lực cao, ta có thể thực hiện thành công khối lượng công việcnày, nhất là khi ta được quyền thực hiện theo lộ trình Cụ thể, ngay sau khiHiệp định được ký kết, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành phối hợp với Bộ
Tư pháp khẩn trương rà soát các quy định hiện hành trong các văn bản quyphạm pháp luật thuộc phạm vi phụ trách để từ đó đề xuất hướng sửa đổi, bổsung hoặc hình thức áp dụng phù hợp nhằm đảm bảo phù hợp với các yêu cầucủa Hiệp định CPTPP Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Kếhoạch của Chính phủ về thực thi Hiệp định CPTPP, trong đó phân côngnhiệm vụ cho từng Bộ, ngành, cơ quan có liên quan triển khai các công việc
cụ thể để bảo đảm việc thực thi đầy đủ và có hiệu quả Hiệp định này
-Thách thức về xã hội
Cạnh tranh tăng lên khi tham gia CPTPP có thể làm cho một số doanhnghiệp, trước hết là các doanh nghiệp vẫn dựa vào sự bao cấp của Nhà nước,các doanh nghiệp có công nghệ sản xuất và kinh doanh lạc hậu lâm vào tìnhtrạng khó khăn (thậm chí phá sản), kéo theo đó là khả năng thất nghiệp trongmột bộ phận lao động sẽ xảy ra Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, do phầnlớn các nền kinh tế trong CPTPP không cạnh tranh trực tiếp với ta, nên ngoạitrừ một số ít sản phẩm nông nghiệp, dự kiến tác động này là có tính cục bộ,quy mô không đáng kể và chỉ mang tính ngắn hạn
Đồng thời, với cơ hội mới có được, ta sẽ có điều kiện để tạo ra nhiềuviệc làm mới, giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang các ngành ta thực sự cólợi thế cạnh tranh Ngoài ra, với thời gian, thu hút đầu tư trong nước và nướcngoài tăng lên, có lựa chọn hơn, cơ cấu sản xuất sẽ được điều chỉnh và nhiềuviệc làm mới sẽ được tạo ra
Trang 25Do vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa vànhỏ, có thể tận dụng được tối đa những cơ hội cũng như giản thiểu nhữngthách thức gặp phải trong quá trình thực thi Hiệp định, Chính phủ đã và đangchỉ đạo các Bộ, ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền,hướng dẫn nhằm nâng cao nhận thức và sự hiểu biết của doanh nghiệp về cácquy định, cam kết của Hiệp định Bên cạnh đó, Chính phủ cũng chỉ đạo các
Bộ, ngành chủ động nghiên cứu, vận dụng các biện pháp phi thuế như cáchàng rào kỹ thuật, các biện pháp phòng vệ thương mại được phép áp dụngtheo các cam kết quốc tế của Việt Nam nói chung và Hiệp định CPTPP nóiriêng để hỗ trợ cũng như bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành trong nướctrước sự cạnh tranh của hàng nước ngoài Ngoài ra, Chính phủ cũng sẽ có cácbiện pháp trợ giúp doanh nghiệp để chủ động xử lý kịp thời các tác động tiêucực có thể xảy ra trong đó có việc tổ chức đào tạo lại đội ngũ lao động
-Thách thức về thu ngân sách
Việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ làm giảm thu ngân sách,tuy nhiên sẽ không tác động đột ngột do trong CPTPP có đến 7/10 nước đã cóFTA với Việt Nam, chỉ còn 3 nước là Canada, Mexico và Peru là chưa cóFTA với Việt Nam nhưng thương mại hiện còn khiêm tốn Trước tác độngcủa hội nhập đến thu ngân sách, theo chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Nghị quyết
số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sáchnhà nước, quản lý nợ công, Bộ Tài chính đã và đang thực hiện tái cơ cấu ngânsách nhà nước, trong đó có việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về ngân sách,chính sách thuế, quản lý thuế, hải quan nhằm cải thiện môi trường đầu tư,kinh doanh, mở rộng cơ sở thuế, tăng thu nội địa, trên cơ sở đó đảm bảo bềnvững ngân sách nhà nước, an ninh tài chính quốc gia
Với thuế xuất khẩu, do ta giữ lại thuế xuất khẩu đối với một số mặthàng có nguồn thu lớn như dầu thô và một số loại khoáng sản nên tác độnggiảm thu không lớn
Trang 26Ngoài ra, với những lợi ích mà Hiệp định CPTPP mang lại, các doanhnghiệp trong và ngoài nước sẽ có nhiều cơ hội để phát triển hoạt động sảnxuất kinh doanh, từ đó có thể đóng góp nhiều hơn vào ngân sách Nhà nướcthông qua các khoản thu thuế nội địa như thuế thu nhập danh nghiệp… Điềunày sẽ phần nào giúp cân bằng nguồn thu - chi cho ngân sách quốc gia.
1.2 Một số lý thuyết liên quan đến đề tài
1.2.1 Lý thuyết về thiết lập chương trình nghị sự
Lý thuyết về thiết lập chương trình nghị sự nhận định rằng, các cơ quanbáo chí và truyền thông căn cứ vào môi trường thông tin thực tế và mục đích
để lựa chọn ra các vấn đề và nội dung mà họ coi là quan trọng để cung cấpcho công chúng chứ không phải là cung cấp các thông tin mà công chúng cần
Lý thuyết Thiết lập chương trình nghị sự (Agenda Settings) lần đầu
xuất hiện trong chương đầu tiên có tên “'The World outside and the Pictures
in our heads” (Thế giới bên ngoài và những hình ảnh trong đầu chúng ta)
trong cuốn sách Public Opinion (1922) của tác giả Walter Lippma Tại đâyông lập luận rằng các phương tiện truyền thông đại chúng là mối liên hệ chínhgiữa các sự kiện trên thế giới và hình ảnh trong tâm trí công chúng
Năm 1963, Bernard Cohenquan quan sát thấy rằng báo chí có thểkhông phải lúc nào cũng thành công trong việc nói cho mọi người biết phảinghĩ gì, nhưng báo chí lại cực kỳ thành công trong việc nói cho mọi ngườibiết cần phải nghĩ về điều gì Thế giới sẽ trông khác với những người khácnhau, tùy thuộc vào bản đồ được vẽ cho họ bởi các nhà văn, biên tập viên vànhà xuất bản của bài báo họ đọc
Năm 1972, Maxwell Mccombs và Donald Shaw (Mỹ) đã mô tả khảnăng tác động, ảnh hưởng của giới truyền thông đối với công chúng thông quacác phương tiện truyền thông Theo đó, trong quá trình truyền thông, nếunhững tin tức nào đó được nhắc tới thường xuyên, liên tục và nổi bật, công
Trang 27chúng sẽ nhớ tới và coi nó quan trọng hơn những thông tin khác Và rút ra kết
luận: “Thuyết thiết lập chương trình nghị sự cho rằng các cơ quan báo chí và truyền thông căn cứ vào môi trường thông tin thực tế và mục đích để lựa chọn ra các vấn đề và nội dung mà họ coi là quan trọng để cung cấp cho công chúng chứ không phải là cung cấp các thông tin mà công chúng cần”.
Lý thuyết định hình chương trình nghị sự được vận dụng phổ biến và
có hiệu quả trong các chiến dịch truyền thông thay đổi nhận thức, thái độ,hành vi đối với những mục tiêu và đối tượng xác định Theo lý thuyết này,vấn đề nào được truyền thông định hình, được làm nổi bật thì vấn đề đó đượcquan tâm, chú ý, bàn luận trong dư luận xã hội Tuy nhiên, vẫn chưa rõ dưluận xã hội biết, bàn và đề xuất giải pháp như thế nào đối với vấn đề trongchương trình nghị sự
Lý thuyết này cũng chỉ ra rằng truyền thông có ảnh hưởng lớn tới khángiả của họ bằng cách truyền đến những gì họ nên nghĩ về chứ không phảinhững gì họ nghĩ Điều này có thể hiểu rằng với những tin tức xuất hiệnthường xuyên và nổi bật thì người đọc sẽ nghĩ đó là vấn đề quan trọng hơn cả
Vì công chúng không thể nhận thức hết được toàn bộ thế giới bên ngoàinên những gì họ có thể biết được là nhờ vào truyền thông Những mớ thông
tin hỗn độn sẽ được lọc qua “Người gác cổng” (The Gatekeepers) để đến với
công chúng, những người tiếp nhận thông tin
Trang 28Sơ đồ 1.1 Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự.
“Người gác cổng” có thể là tổng biên tập, biên tập viên, phóng viên…
những người lựa chọn, lọc các thông tin dựa trên tôn chỉ mục đích, mục đíchchính trị của tờ báo để đưa tới công chúng là những đối tượng độc giả khácnhau
Bên cạnh yếu tố lợi ích quốc gia và tôn chỉ mục đích của tòa soạn, các
tờ báo có thể cân nhắc lựa chọn cung cấp tin tức tới độc giả dựa trên 8 giá trịtin (News Values) để đánh giá xem tin đó có đáng để đưa lên mặt báo không
đó là tính nổi bật, tác động, dòng thời gian, tính gây sốc, tính gần gũi, tínhphổ biến, tính mâu thuẫn
Ở chiều ngược lại, chương trình nghị sự cũng được tạo ra từ nhận thức
và mối quan tâm của công chúng về những vấn đề nổi bật mà truyền thôngnhắc đến Đồng thời, thiết lập chương trình nghị sự còn được mô tả là cáchtruyền thông cố gắng gây ảnh hưởng tới người xem và thiết lập một hệ thốngphân cấp tin tức gồm hai giả định sau:
- Phương tiện truyền thông bóp méo hiện thực bằng cách lọc và định hình lại thông tin.
Trang 29- Phương tiện truyền thông tập trung vào một vài vấn đề và đối tượng dẫn đến việc công chúng nhận thức rằng những vấn đề đó quan trọng hơn những vấn đề khác.
Có giá trị tâm lý và khoa học cho lý thuyết thiết lập chương trình nghị
sự Càng nhiều câu chuyện được công khai trên các phương tiện thông tin đạichúng, nó càng trở nên nổi bật trong ký ức của mỗi cá nhân khi họ được yêucầu nhớ lại, ngay cả khi nó không ảnh hưởng cụ thể đến họ hoặc đăng ký nhưmột vấn đề nổi bật trong tâm trí họ
Sơ đồ 1.2 Tam giác nghị sự
Có ba loại thiết lập chương trình nghị sự:
- Thiết lập chương trình truyền thông: khi phương tiện xác định chương trình nghị sự mà câu chuyện được coi là quan trọng.
- Thiết lập chương trình nghị sự công cộng: khi công chúng xác định chương trình nghị sự mà câu chuyện được coi là quan trọng.
- Thiết lập chương trình nghị sự chính sách: khi cả chương trình nghị
sự công cộng và truyền thông ảnh hưởng đến quyết định của các nhà hoạch định chính sách công.
Tuy nhiên, do Internet ngày càng phát triển cộng với sự bùng nổ củamạng xã hội nên truyền thông, công chúng và người làm chính sách có sự tác
Trang 30động qua lại với nhau mạnh mẽ Thông qua truyền thông, các chính sách cóthể được thông tin gần hơn tới công chúng (Ví dụ như các nghị quyết, chínhsách lương, chính sách hỗ trợ xóa đói giảm nghèo…) Công chúng cũng đãthông qua mạng xã hội để thể hiện ý kiến của mình nhiều hơn, sau đó các báonhận thấy sự quan tâm của công chúng đến một vấn đề nổi cộm trong xã hội,đời sống dân sinh… và bắt đầu đưa tin, chắt lọc thông tin Sau khi các nhàlàm chính sách nhận thấy sự bất hợp lý khiến người dân bức xúc, buộc phảivào cuộc để giải quyết vấn đề Truyền thông, báo chí, có xu hướng lựa chọn
và cung cấp các thông tin mà độc giả của họ quan tâm nhiều hơn
Như vậy, nhờ Internet và mạng xã hội, những nhóm công chúng trong
xã hội có thể chủ động hơn khi tìm đến môi trường truyền thông xã hội nhưmột không gian công cộng (Public sphere) để tham gia thảo luận, giao tiếp, tự
do biểu đạt Từ những phong trào trên mạng, họ tụ tập với nhau ngoài thực tế,
tự xây dựng nên những tổ chức, hội nhóm kín để giải quyết những vấn đềtrong cuộc sống thường ngày, dựa trên những gợi ý mà mạng xã hội đưa ra
Liên quan đến thông tin về CPTPP trên báo điện tử Anh ngữ, tuỳ vàotôn chỉ, mục đích hoạt động của tờ báo, chủ trương, đường lối chính sách củatừng quốc gia, các cơ quan báo chí và truyền thông căn cứ vào môi trườngthông tin thực tế và mục đích để lựa chọn ra các vấn đề và nội dung mà họ coi
là quan trọng để cung cấp cho công chúng, trong số nhiều khía cạnh khácnhau của Hiệp định này như chính trị, kinh tế, cơ hội, thách thức…
1.2.2 Lý thuyết truyền thông quốc tế
Theo quan điểm của hai chuyên gia về truyền thông đại chúng và vănhoá của Mỹ là James R Wilson và Stan Le Roy Wilson (1998), ―truyềnthông là một quá trình liên quan tới việc phân loại, lựa chọn và chia sẻ nhữngdiễn đạt, biểu tượng để giúp người nhận thông tin suy luận, khơi nguồn ra từchính suy nghĩ của mình một ý nghĩa tương tự như trong suy nghĩ của ngườitruyền tải thông tin‖
Trang 31Trong xã hội hiện đại, truyền thông được coi là một hiện tượng phổbiến, xuất hiện nhiều trong xã hội khi mà kinh tế tri thức ngày càng phát triển,khoa học công nghệ, tin học được áp dụng phổ biến trong đời sống đương đại,nhất là khi guồng quay của cả thế giới không thể hoạt động bình thường nếuthiếu Internet và các hệ thống truyền dẫn thông tin quốc tế Chính vì vậy,không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới, đây cũng là một lĩnh vựcđược đi sâu nghiên cứu, cùng với hiện tượng toàn cầu hoá, dòng chảy củathông tin, sự phát triển của các phương tiện thông tin đại chúng.
Quy trình truyền thông đại chúng là một hệ thống đa chức năng; chúngsản xuất và phân phối thông tin đa dạng (chính trị, kinh tế, văn hóa, môitrường…), vì nhiều mục đích khác nhau: chính trị, thương mại, giải trí, đốinội và đối ngoại, văn hóa (cả tinh hoa và đại chúng)… cho cả công chúngtrong, ngoài nước Truyền thông đại chúng vừa có thể góp phần kiến tạo, tạolập giá trị nào đó, lại vừa có thể chuyển hóa, quảng bá, lan truyền các giá trị.Nghĩa là truyền thông đại chúng cũng phải tuân thủ những chuẩn mực nhấtđịnh
Từ đó, có thể hiểu quy trình truyền thông quốc tế là quá trình thông tinđược đưa thành hệ thống và chia sẻ với một số lượng lớn người tiếp nhận vàocùng một thời điểm hoặc các thời điểm khác nhau và việc chia sẻ, truyền tảithông tin này hoàn toàn vượt ra khỏi ranh giới một quốc gia để có thể trởthành quy mô ở nhiều nước hoặc trên toàn cầu
Nếu đi vào hướng truyền thông chuyên biệt, đặc thù thì truyền thôngquốc tế là công cụ, hay cầu nối để công chúng quốc gia chủ thể giao tiếp vớicông chúng và dư luận quốc tế Đó đồng thời cũng là sợi dây liên kết mộtquốc gia với các quốc gia khác, là chất xúc tác để một quốc gia có thể hòamình vào cộng đồng quốc tế trong ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa đanglan tỏa khắp nơi
Trang 32Trên phương diện tích cực, truyền thông quốc tế giúp các quốc gia trênthế giới xích lại gần nhau, tăng cường giao lưu và hiểu biết văn hoá, cùng vậnđộng giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Trong cuốn Giáo trình đại cương Truyền thông quốc tế do PGS TS Lê
Thanh Bình chủ biên có đề cập tới việc nếu dùng ở nghĩa phổ quát, nhấnmạnh cả tính tương tác và quan điểm xem xét truyền thông với toàn cầu hoá,hội nhập thì tại Việt Nam, dù dùng thuật ngữ ―thông tin đối ngoại‖ cũng là
để chỉ ―truyền thông quốc tế‖.[2]
Các hoạt động trong lĩnh vực truyền thông quốc tế, thông tin đối ngoạingày nay rất đa dạng bởi các phương tiện và chủ thể tham gia Do đó, đốitượng công chúng của hoạt động truyền thông quốc tế cũng đa dạng hơntruyền thông cổ điển Khác với đối tượng truyền thông đại chúng, đối tượngtruyền thông quốc tế hoặc thông tin tuyên truyền đối ngoại của một quốc giathường tập trung tới chủ thể là các quốc gia, các tổ chức quốc tế, tổ chức đaquốc gia, người nước ngoài sinh sống ở quốc gia đó, người của quốc gia đósinh sống và làm việc ở nước ngoài…
Trên thực tế, ở Việt Nam, lĩnh vực truyền thông quốc tế, thông tin đốingoại được Đảng và Nhà nước quan tâm, đã đóng góp cho sự nghiệp xâydựng và bảo vệ Tổ quốc, thúc đẩy quá trình nước ta vươn lên, hội nhập vữngchắc và chủ động
1.3 Vai trò của báo điện tử Anh ngữ trong việc thông tin về Hiệp định CPTPP
Tiếng Anh là một trong sáu ngôn ngữ chính thức của Liên hiệp quốc(tiếng Ả Rập, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha và tiếngTrung Quốc); là ngôn ngữ được sử dụng nhiều thứ ba trên thế giới, sau TiếngHoa và Tiếng Tây Ban Nha; là ngôn ngữ thứ hai được sử dụng rộng rãi, chínhthức của Liên minh châu Âu, Khối Thịnh vượng chung Anh… Tiếng Anhngày càng được sử dụng phổ biến nhờ ảnh hưởng của Mỹ và Anh trên các
Trang 33lĩnh vực quân sự, kinh tế, khoa học, tin học, chính trị và văn hóa trên thế giới.Ước tính trên thế giới có khoảng 1,8 tỷ người sử dụng tiếng Anh Cùng vớiInternet, tiếng Anh giúp công chúng trên khắp thế giới có thể tiếp cận lượngthông tin lớn hơn và nhanh hơn.
Đối với Việt Nam nói riêng, việc khai thác các lợi thế của truyền thôngquốc tế phục vụ cho chiến lược, sách lược thông tin đối ngoại và chiến lượcđối ngoại là hướng tiếp cận phù hợp, tạo ra sức mạnh của quyền lực mềm,quyền lực thông minh trong bối cảnh cộng đồng thế giới ngày càng quan tâm
sử dụng lĩnh vực truyên thông, truyền thông quốc tế trong các quan hệ quốc tếhiện đại Đặc biệt, báo điện tử Anh ngữ cũng là một trong những kênh thôngtin quan trọng tham gia và công tác tuyên truyền, thúc đẩy và khẳng định chủtrương, đường lối và những thành tựu hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước,trong đó có việc thông tin về Hiệp định CPTPP
1.4 Vài nét về các tờ báo trong diện khảo sát
1.4.1 Việt Nam News (vietnamnews.vn)
Việt Nam News là tờ báo tiếng Anh quốc gia do Thông tấn xã ViệtNam (TTXVN) xuất bản, thực hiện chức năng thông tin đối ngoại về đườnglối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, về tình hình Việt Nam và thế giớitrên các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế xã hội phục vụ bạn đọc nướcngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoàicũng như bạn đọc nước ngoài nói chung và tạo cầu nối văn hoá giữa ViệtNam và thế giới
TTXVN là cơ quan thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng thông tấnnhà nước trong việc đăng, phát thông tin, văn kiện chính thức của Đảng vàNhà nước; cung cấp thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của Đảng và quản lýcủa Nhà nước; thu thập, phổ biến thông tin bằng các loại hình báo chí vàtruyền thông đa phương tiện, phục vụ các cơ quan thông tin đại chúng, côngchúng và các đối tượng khác trong và ngoài nước
Trang 34TTXVN hoạt động theo mô hình tổ hợp với 15 đơn vị thông tin đối nội
và đối ngoại (gồm năm ban biên tập, hai trung tâm thông tin nguồn và tám tòasoạn) cùng với năm trung tâm phục vụ thông tin, một nhà xuất bản, hai doanhnghiệp in, Cơ quan TTXVN khu vực phía Nam, Cơ quan TTXVN khu vựcmiền Trung-Tây Nguyên; và khối các đơn vị chức năng giúp việc Tổng giámđốc TTXVN
Với hệ thống cơ quan thường trú rộng khắp tại 63 tỉnh, thành trong cảnước và 30 cơ quan thường trú ở nước ngoài đặt tại tất cả 5 châu lục, TTXVN
có lực lượng phóng viên tác nghiệp trên khắp mọi miền đất nước và tại hầuhết các địa bàn trọng điểm của thế giới Đây là một ưu thế mà không một cơquan báo chí nào ở nước ta có được
Với hơn 60 sản phẩm thông tin được thực hiện bởi đội ngũ trên 1.000phóng viên, biên tập viên (trong tổng số trên 2.300 cán bộ, công nhân viêntoàn ngành), TTXVN hiện là cơ quan báo chí có nhiều sản phẩm và loại hìnhthông tin nhất cả nước, từ thông tin nguồn bằng văn bản, ảnh, truyền hình, đồhọa, âm thanh, cho đến các xuất bản phẩm gồm báo ngày, tuần báo, tạp chí,báo ảnh, ấn phẩm sách, báo điện tử, trang điện tử, báo giấy trực tuyến, thôngtin trên các thiết bị di động, trên các mạng xã hội
Là cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực quốc gia, TTXVN cung cấp tincho hệ thống truyền thông trong và ngoài nước bằng năm thứ tiếng: ViệtNam, Trung Quốc, Anh, Pháp và Tây Ban Nha Bên cạnh đó, các tờ báo in,báo điện tử xuất bản bằng 10 ngữ: Việt Nam, Lào, Khmer, Trung Quốc, NhậtBản, Triều Tiên, Nga, Anh, Pháp, Tây Ban Nha
TTXVN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ―Đề án phát triểnmột số báo in và báo điện tử đối ngoại Quốc gia của Thông tấn xã Việt Nam‖đối với 03 đơn vị thông tin đối ngoại, bao gồm: Báo Việt Nam News, Báo ảnhViệt Nam và báo điện tử VietnamPlus
Trang 35TTXVN còn được giao nhiệm vụ xuất bản ấn phẩm báo ảnh bằng chữviết của đồng bào các dân tộc thiểu số Báo ảnh Dân tộc và Miền núi củaTTXVN hiện có 11 ấn phẩm song ngữ: Việt - Khmer, Việt - Bahnar, Việt-Jrai, Việt - Ê đê, Việt - Chăm, Việt - Mông, Việt - K'ho, Việt - M'nông, Việt -Tày, Việt - Xê đăng và Việt - Cơ tu.
TTXVN hiện có quan hệ hợp tác song phương và đa phương với hơn
40 hãng thông tấn và tổ chức báo chí quốc tế lớn trên thế giới và là Ủy viênBan chấp hành Tổ chức các hãng thông tấn châu Á-Thái Bình Dương(OANA) Nguồn tin chính thống của TTXVN được đăng tải rộng rãi trên cáckênh truyền thông của các hãng đối tác đã góp phần nâng cao hiệu quả thôngtin tuyên truyền đối ngoại của Việt Nam đến với bạn bè thế giới
Báo Việt Nam News là tờ báo tiếng Anh hàng ngày duy nhất của ViệtNam, đồng thời là ấn phẩm thông tin đối ngoại có lượng công chúng lớn nhấtViệt Nam hiện nay, bao gồm
- Nhật báo Việt Nam News (xuất bản hàng ngày, trừ Chủ nhật)
- Việt Nam News Sunday (xuất bản vào Chủ nhật hàng tuần)
- Báo điện tử Việt Nam News (phát tại địa chỉ: vietnamnews.vn)
- Ovietnam.vn
- Bizhub.vn
Trong đó, báo điện tử Việt Nam News đăng tải các tin, bài từ nhật báoViệt Nam News, đồng thời tự sản xuất các tin bài riêng cho các chuyên mục:Politics & Law, Society, Economy, Life and Style, Sports, Environment
1.4.2 Kyodo News (english.kyodonews.net)
Kyodo News là một hãng thông tấn của Nhật Bản, có trụ sở chính tạithành phố Tokyo, được thành lập vào tháng 11/1945 Hãng này hoạt động trên
Trang 36nguyên tắc phi lợi nhuận, ngân sách hàng năm do các thành viên đóng góp và
từ doanh thu của các khách hàng không phải là thành viên
Phần tin tiếng Nhật của hãng được phân phối và sử dụng rộng rãi tạicác cơ quan truyền tin (truyền thanh, truyền hình và báo chí) của Nhật Bản.Tin tiếng Anh của Kyodo được truyền đi khắp thế giới
Kyodo News có một chi nhánh thành lập năm 1982 tại Mỹ là KyodoNews International, Inc (KNI), đặt trụ sở tại thành phố New York Đây là bộphận marketing và nghiên cứu của Kyodo
Toàn hãng có hơn 1.000 phóng viên, hơn nửa trong số họ làm việc ở trụ
sở chính tại Tokyo Hãng có khoảng 70 phóng viên và 40 cộng tác viênthường trú ở 50 địa điểm ở nước ngoài
Các chuyên mục chính: News , Lifestyle, Arts, Sports, World, Japan,Rugby019, Tokyo2020
1.4.3 The Washington Post (washingtonpost.com)
The Washington Post hay Bưu báo Washington là nhật báo lớn nhất và
có thể là một trong những tờ báo lâu đời nhất ở Washington, D.C., thủ đô của
Mỹ Tờ báo này nổi tiếng toàn thế giới vào đầu thập niên 1970 về cuộc điềutra vụ Watergate do hai nhà báo Bob Woodward và Carl Bernstein thực hiện
Vụ này dẫn đến việc Tổng thống Mỹ khi đó là Richard Nixon phải từ chức
Nó được coi là một trong những nhật báo Mỹ lớn nhất, cùng với The NewYork Times nổi tiếng về phóng sự tổng quát và tin tức quốc tế, The WallStreet Journal nổi tiếng về tin tức tài chính, và Los Angeles Times Dĩ nhiên,
tờ Post nổi bật do các phóng sự về Nhà Trắng, Quốc hội, và các khía cạnhkhác của chính phủ Mỹ
Khác với hai tờ báo Times và Journal, The Washington Post nghĩ đếnmình là một tờ báo một miền và hiện không xuất bản một số khắp nước hàngngày để phân phối ngoài vùng bờ biển đông Tuy nhiên, nó gửi qua bưu điện
Trang 37một "Số Hằng tuần Quốc gia", sưu tập các bài báo trong các số của tuần đó.Phần nhiều độc giả của số in ở Đặc khu Columbia và các ngoại ô ở Maryland
và miền bắc Virginia
Vào tháng 10/2005, số phát hành trung bình trong ngày thường là715.181 và tổng số phát hành vào chủ nhật là 983.243, theo Cục Kiểm tra Tạpchí (Audit Bureau of Circulations), là tờ báo phổ biến thứ năm trong nướctính theo tổng số phát hành, sau The New York Times, The Los AngelesTimes, The Wall Street Journal, và USA Today Tuy số phát hành (giống nhưhầu hết các tờ báo giấy khác) đang giảm, The Washington Post là một trongnhững tờ báo có tỷ lệ thâm nhập thị trường cao nhất trong các nhật báo thànhphố
Tháng 8/2013, rất nhiều người trong giới báo chí cũng như công nghệ
đã hết sức ngạc nhiên khi nhà sáng lập kiêm CEO hãng thương mại điện tửAmazon đứng ra mua lại tờ nhật báo nổi tiếng này Nhà tỷ phú đã làm thayđổi hoàn toàn ―dung mạo‖ lẫn nội dung của tờ báo 140 năm tuổi này Lượngđộc giả không ngừng gia tăng, và những nội dung nó đem lại cũng trở nênphù hợp hơn trong thế giới số hiện nay Bezos đã cải tiến lại trang webWashington Post và các ứng dụng trên di động để tương tác tốt hơn với ngườidùng Ông cũng đưa ra thêm một phần mềm khác có tên gọi là ―Arc‖ chuyêncung cấp các phân tích và đưa ra khả năng tiếp thị tốt hơn cho các ấn phẩmcủa ―The Post‖ Hiện trang báo này cho đăng tới 1.200 bài viết mới mỗingày Nội dung của họ rất phong phú, từ các tin tức ―nóng hổi‖ mới nhất,đến các bài phân tích dài kỳ hoặc chùm ảnh vui giúp bạn đọc thư giãn
Ngoài ra, chiến lược phân phối nội dung của Washington Post cũngtích cực sử dụng những trang mạng xã hội đình đám nhất hiện nay nhưFacebook và Twitter Tất nhiên, tờ báo này cũng giảm giá bán cho những aiđăng ký gói ―khách hàng thân thiết‖ Amazon Prime Ứng dụng đọc báo The
Trang 38Post còn được cài sẵn trên tất cả các thiết bị máy tính bảng Kindle Fire củaAmazon.
Những chiến lược nói trên giúp cho số lượt đọc báo phiên bản điện tửngày một tăng cao mạnh mẽ Washington Post đã vượt qua tờ Thời báo NewYork Times về lượt truy cập website hồi tháng 10 năm 2015
Các chuyên mục chính: Politics (Chính trị), World (Thế giới),Education (Giáo dục), Sports (Thể thao), Opinions (Bình luận)…
Tiểu kết Chương 1
Trong Chương 1 của luận văn, tác giả đã hệ thống hóa những khái niệmphổ biến liên quan đến thông tin đối ngoại trên báo điện tử Anh ngữ, cũngnhư những vấn đề cơ bản về Hiệp định CPTPP và vấn đề thông tin về CPTPP.Đây là hiệp định có ý nghĩa thiết thực, gắn liền với Việt Nam và có tác độnglâu dài Để tận dụng những lợi thế mà hiệp định này mang lại, báo điện tửAnh ngữ đóng một vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu mà Đảng vàNhà nước đề ra
Trong chương tiếp theo, luận văn sẽ khảo sát nội dung thông tin vàtuyên truyền về Hiệp định CPTPP của 3 tờ báo điện tử Anh ngữ của ViệtNam, Nhật Bản và Mỹ, đó là Việt Nam News (vietnamnews.vn) của ViệtNam; Kyodo News (english.kyodonews.net) của Nhật Bản và TheWashington Post (washingtonpost.com) Việc phân tích những bài viết trên 3
tờ báo điện tử Anh ngữ của Việt Nam, Nhật Bản và Mỹ, từ ngày 11/11/2017đến ngày 31/8/2019, đưa đến cái nhìn tổng quát hơn về nội dung và hình thứcthông tin về Hiệp định CPTPP của các tờ báo này
Trang 39Chương 2 NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CHUYỂN TẢI THÔNG TIN
VỀ HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC TOÀN DIỆN VÀ TIẾN BỘ XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG (CPTPP) TRÊN CÁC TỜ BÁO THUỘC DIỆN KHẢO
SÁT 2.1 Báo điện tử Anh ngữ Việt Nam News của Việt Nam
2.1.1 Khảo sát số lượng các tin, bài
Trong thời gian từ ngày 11/11/2017 (ngày hiệp định đổi tên) đến ngày10/9/2019, báo điện tử Việt Nam News đăng tải tổng cộng 336 bài viết có liênquan đến nội dung về CPTPP Như vậy, trung bình cứ 2 ngày có 1 bài viết cónội dung liên quan đến CPTPP được đăng tải trên vietnamnews.vn Đặc biệt,trước, trong và sau những dấu mốc quan trọng của Hiệp định như việc 11nước thống nhất đổi tên Hiệp định thành CPTPP, Việt Nam trở thành nướcthứ 7 phê chuẩn Hiệp định, Hiệp định chính thức có hiệu lực tại Việt Nam…,
số lượng tin, bài được đăng tải tăng lên, có ngày lên tới 5-6 tin, bài Điều đócho thấy mong muốn truyền tải lượng thông tin lớn, kịp thời, đáp ứng nhu cầutin tức của bạn đọc
Ngày 12/11/2018, báo điện tử Việt Nam News đăng tải tin tức về việc
Quốc hội Việt Nam phê chuẩn CPTPP: VN becomes 7th member of CPTPP trade deal Những ngày tiếp theo, báo điện tử Việt Nam News tiếp tục đăng
những bài viết phân tích, bình luận và đánh giá sâu hơn về sự kiện này, nhưbài phỏng vấn với chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành về vai trò của việc phê
chuẩn Hiệp định trong tiến trình hội nhập của Việt Nam: CPTPP offers a brighter future; phân tích tác động của CPTPP đối với quá trình cải thiện và nâng cao chất lượng của lực lượng lao động: CPTPP expects to help VN advance in labour reforms; CPTPP tạo động lực cho ngành dệt may, giày dép: CPTPP to create impetus for textile, footwear industries…
2.1.2 Nội dung chuyển tải thông tin về CPTPP
Trang 40Ông Ng.N.K – công chức, công tác tại Sở Thông tin và Truyền thông
Hà Nội: “Hiệp định CPTPP là một FTA thế hệ mới có quy mô lớn nhất toàn
cầu Tham gia vào Hiệp định này, Việt Nam sẽ có cơ hội khẳng định vị thế của mình trên thế giới Chính vì vậy, việc thông tin về Hiệp định CPTPP phải bảo đảm đúng quan điểm của Đảng về hội nhập, như việc tham gia CPTPP là một trong các bước triển khai chủ trương chủ động và tích cực hội nhập kinh
tế quốc tế sâu rộng và toàn diện của Việt Nam Trong khuôn khổ đó, thông tin
về CPTPP trên báo điện tử phải khách quan, nhanh nhạy, chính xác, toàn diện và mang tính hai chiều, phục vụ tốt nhất quá trình hội nhập trong khuôn khổ CPTPP nói riêng, hội nhập nói chung”.
Tùy theo ý nghĩa vấn đề được đề cập mà thông tin về Hiệp định CPTPPtrên các tờ báo sẽ được sắp xếp theo các chuyên mục khác nhau Chẳng hạnnhư báo điện tử Việt Nam News có các chuyên mục Politics & Laws (Chínhtrị & Pháp luật), World (Thế giới), Economy (Kinh tế), Society (Xã hội)
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ các tin, bài về CPTPP theo các chuyên mục trên báo điện
tử Anh ngữ Việt Nam News
Khi cập nhật về CPTPP, các tin tức, bài viết trong chuyên mục Politics
& Laws sẽ là những thông tin hội nhập, chính sách liên quan; mục World gồmcác phát ngôn, tuyên bố, quan điểm của lãnh đạo Việt Nam và các nước về