Các hình thức thể hiện

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vai trò của Báo ảnh đối với đồng bào dân tộc Khmer (Khảo sát Báo Ảnh Đất Mũi, Báo Ảnh Việt Nam từ năm 2017 2019) (Trang 44 - 69)

Theo từ điển tiếng Việt, hình thức thể hiện được hiểu là “Toàn thể nói chung những gì làm thành mặt bề ngoài của sự vật, cái chứa đựng hoặc biểu hiện nội dung”. Khi tác giả nghiên cứu đề tài này để tìm ra những đặc điểm hình thức của ấn phẩm song ngữ tiếng Khmer, phải tìm hiểu những yếu tố chứa đựng bên trong nội dung tờ báo như kết cấu nội dung, các thể loại báo, ngôn ngữ báo chí…

Hình thức thể hiện của bất cứ tác phẩm báo chí trong loại hình báo chí

giả theo từng đặc trưng của loại hình báo chí. Đối với loại hình báo chí báo in, ấn phẩm song ngữ tiếng Khmer nhằm hướng đến công chúng là đồng bào dân tộc Khmer một cách dễ hiểu, dễ tiếp nhận và thường xuyên theo dõi là điều vô cùng quan trọng.

Ấn phẩm tiếng Khmer mà đối tượng phục vụ chính là dành cho đồng bào dân tộc Khmer, cho nên hình thức thể hiện tờ báo khác biệt với các tờ báo khác, đặc điểm của nó cũng hoàn toàn khác...nên cách làm làm báo song ngữ sao cho phù hợp với đời sống phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào dân tộc Khmer.

2.2.1. Báo ảnh đơn ngữ và báo ảnh song ngữ

Một đặc điểm nổi bật của 2 tờ báo ảnh trong diện khảo sát đó là: Khác với báo ảnh Việt Nam là báo ảnh Đất Mũi có phiên bản song ngữ; đây cũng là đặc trưng khác biệt giữa các tờ báo khác trong khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long là chỉ có 1 ngữ.

Báo song ngữ Việt – Khmer được sắp xếp hoàn chỉnh thành một chỉnh thể thống nhất của sản phẩm báo chí báo in. Sắp xếp, bố cục, nội dung nhằm tạo nên một chỉnh thể cấu trúc nhất định, tương xứng với quy mô, tính chất nội dung cụ thể của từng ấn phẩm báo.

Bảng ngữ Việt - Khmer ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã thực sự trở thành một kênh thông tin, một món ăn tinh thần bổ ích với đồng bào dân tộc Khmer. Các bài báo song ngữ tiếng Khmer đã trở thành nhịp cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân. Nội dung các bài báo tiếng Khmer đã góp phần tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, của tỉnh đến với đồng bào các dân tộc; tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật về khuyến nông, khuyến lâm cho đồng bào;

phản ánh các gương người tốt của đồng bào dân tộc, các điểm hình tiên tiến ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa; tuyên truyền chống truyền đạo trái pháp luật và di dịch cư tự do v.v... Đồng thời phản ánh tâm tư,

nguyện vọng của đồng bào đối với Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền địa phương để điều chỉnh các chính sách về dân tộc cho phù hợp.

Ấn phẩm báo không chỉ để bà con Khmer cảm nhận về những truyền thống văn hoá của dân tộc mình mà còn giúp bà con gìn giữ những nét văn hoá, có tác dụng tích cực đến tâm tư, tình cảm và tạo khối đại đoàn kết các dân tộc, nhất là tiếng nói, chữ viết của đồng bào Khmer. Tuy nhiên, qua các phiếu điều tra cũng có thể thấy, tờ song ngữ Việt – Khmer chưa thực sự phát huy hết hiệu quả của mình.

2.2.2. Các thể loại chính được sử dụng - Tin ảnh, ảnh tin

Thông qua việc khảo sát 2 tờ báo, bản thân nhận thấy đa phần các chuyên trang, chuyên mục của 2 tờ báo trong diện được khảo sát chỉ dừng lại ở tin ảnh, ảnh tin. Dưới đây bài và ảnh được đăng trên ấn phẩm đặc biệt báo xuân 2012 trên chuyên trang “Văn hóa – Xã hội” (Trang10, 11) của Báo ảnh Đất Mũi.

Trong phong tục người Khmer Nam Bộ rất phong phú về lễ hội mang đậm nét văn hóa cổ truyền gắn với tín ngưỡng Phật giáo. Những lễ hội lớn nhất hiện nay: Chôl Chnăm Thmây, Sen Đôn-ta, lễ dâng y Kathina, lễ hội Ok Om Boc đua ghe ngo...

Lễ Chôl Chnăm Thmây có nghĩa là “Vào năm mới” thường tổ chức khoảng đầu tháng Chét theo lịch của Phật giáo Khmer (khoảng giữa tháng Tư dương lịch).

Được đồng bào dân tộc Khmer tổ chức tại chùa kéo dài thời gian trong vòng 3 ngày như sau: Ngày đầu tien co ten là: Chool sangkran thmây; ngày thứ hai là Wanabat phật tử tổ chức đắp núi cát, tục này có dẫn chứng theo tích lâu đời nó biểu lộ ước vọng cầu mưa, cầu phúc cho con người; ngày thứ ba là

để tắm Phật sau đó thỉnh các vị sư đến nhà để làm lễ cầu siêu cho ông bà tổ tiên, kết thúc năm mới.

Điệu múa chúc phúc

Lễ Chôl Chnăm Thmây người Khmer tin rằng mỗi một năm có một vị thần trên trời gọi là (Tevađa ) được sai xuống để chăm lo cho cuộc sống con người trong năm đó, hết năm lại về trời để vị thần khác xuống hạ giới thay phiên nhau.

Lễ Sen Đôn-ta được tổ chức vào khoảng cuối tháng 8 âm lịch ( tiếng Khmer gọi là tháng phetrobot), lễ hội Sen Đôn-ta nhằm tưởng nhớ công ơn cha mẹ, họ hàng, cầu phước cho linh hồn những người đã khuất và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc. Lễ hội Sen Đôn-ta diễn ra với 2 hình thức khác nhau đó là Sen Đôn-ta (cúng ông bà) được tổ chức tại nhà và Phchumbenh (có nghĩa là hội cơm vắt) tổ chức tại chùa. Ngày nay, giữa hai hình thức Sen Đôn-ta và Phchumbenh đã được sự kết hợp hài hòa, tế nhị, sâu sắc và rất thú vị, thường được gọi chung là lễ Sen Đôn-ta. Nó tương tự với lễ Vu lan của Phật giáo Bắc tông.

Sau khi lễ Sen Đôn-ta đi qua, đồng bào phật tử Khmer lại tổ chức lễ Dâng y Kathina vì lễ Dâng y là một lễ hội lớn của Phật giáo Nguyên thủy, nên

các nghi thức cũng được tổ chức rất long trọng, trang nghiêm. Trong đó có một số nghi lễ bắt buộc phải tuân thủ theo. Lễ Dâng y Kathina được tổ chức sau kỳ An cư của chư tăng kết thúc, thường tổ chức hậu An cư, tức là từ rằm tháng 5 đến rằm tháng 8 Âm lịch theo lịch Việt Nam. Theo quy định, mỗi chùa một năm chỉ được tổ chức đại lễ Dâng y Kathina một lần vào bất cứ ngày nào trong vòng một tháng ngay sau mùa An cư kết thúc, và những tỳ khưu nào An cư nhập hạ đùng theo luật của đức Phật thì được quyền hưởng y đó còn tỳ khưu nào phi pháp, phá an cư, đứt Hạ thì phạt bằng cách không được y này.

Lễ hội Ok Om Boc hay còn gọi là lễ (cúng trăng) là lễ hội dân gian có từ lâu đời, theo tín ngưỡng của người Khmer để cảm tạ thần mặt trăng đã bảo hộ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại ấm no cho mọi nhà.

Lễ hội Ok Om Boc đua ghe ngo của người Khmer Nam Bộ còn mang một ý nghĩa nhân văn, có tính dân gian đậm đà bản sắc dân tộc, thể hiện sự đoàn kết của cộng đồng 3 dân tộc anh em Kinh, Khmer, Hoa. Đặc biệt, đua ghe ngo là môn thể thao dưới nước với nét đặc sắc và đầy sự hấp dẫn. Vì vậy, việc tổ chức lễ hội Ok Om Boc đua ghe ngo hằng năm không chỉ là việc bảo tồn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống, giàu tính nhân văn của đồng bào Khmer Nam Bộ, mà còn là một sản phẩm du lịch hấp dẫn để thu hút du khách bốn phương. Đây là lễ hội lớn thứ ba trong năm của người Khmer Nam Bộ, lễ này được tổ chức hằng năm vào đêm 15 - 10 âm lịch nhằm tưởng nhớ và tạ ơn mặt trăng vốn được người Khmer coi như một vị thần.

Cà Mau là vùng đất cuối cùng Cực nam Tổ quốc, cộng đồng dân tộc Khmer sinh sống ít hơn so với các tỉnh trong khu vực ĐBSCL, nhưng từ bao đời nay những phong tục, tâp quán, lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa cổ truyền dân tộc Khmer luôn được gìn giữ và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác: Lễ đắp núi cát vào dịp Tết cổ truyền CholChnamThmay,

cúng sân lúa, lễ lên nhà mới, lễ đi tu, lễ cất tóc trả ơn, lễ mừng thọ, lễ cầu siêu cho người thân, lễ Dâng bông …… Bên cạnh đó, còn có tục thả đèn nước để cầu mong cha mẹ sống mạnh khỏe, gia đình đầm ấm thuận hòa. Đặc biệt còn có lễ “xin nước mưa” được dựa trên sự tích của Phật Thích Ca Mâu Ni có một kiếp đội bùn trong cơn đại hạn lên kêu với Ngọc Hoàng xin mưa về cứu thế gian. Theo tín ngưỡng Phật giáo Nam tông Khmer, lễ này gồm có các vị sư ngồi cầu kinh giữa trời nắng, bên cạnh có chiếc chậu khô đựng con cá lóc.

Các lễ hội truyền thống trong văn hoá của đồng bào Khmer được Đảng, Nhà nước quan tâm sưu tầm và được trưng bày triển lãm ở các hội diễn có liên quan đến dân tộc Khmer. Thiết nghĩ, các ngành chức năng nên sưu tầm, nghiên cứu và đánh giá một cách khoa học về các lễ hội dân gian của các dân tộc thiểu số nói chung và các lễ hội dân gian của đồng bào dân tộc Khmer nói riêng, nhằm bảo tồn và phát huy nét văn hóa truyền thống của dân tộc Khmer trong nền văn hóa Việt Nam giàu bản sắc.

Văn hóa ẩm thực của một dân tộc, là một vấn đề mang ý nghĩa rất rộng, luôn gắn với sự hình thành lịch sử phát triển xã hội con người, thể hiện độc đáo chính bản sắc văn hóa của dân tộc ấy, nó sâu đậm vào mỗi tính cách sống, ở, làm người của một cộng đồng, dân tộc và không lệ thuộc vào nhiều hay ít, lớn hay nhỏ... đều có giá trị của bản sắc nghệ thuật độc đáo riêng.

Từ các món ăn trong sinh hoạt thường ngày, đến các món ăn trong các dịp lễ Tết, giỗ chạp… đều thể hiện được sự ứng xử của con người đối với môi trường thiên nhiên. Họ lựa chọn các thức ăn có nguồn gốc từ tự nhiên, chế biến và sáng tạo ra nhiều món ăn khác nhau. Đến nay, đồng bào Khmer đã có được một danh sách dài về các món ăn đặc trưng. Trong đó, có các món tiêu biểu như: Mắm bò hóc, canh som lo, bún nước lèo, cốm dẹp, bánh gừng, bánh thốt nốt, nước thốt nốt... Nhưng đặc biệt hơn cả trong cách chế biến các món ăn không thể thiếu là Mắm bò hóc, ngoài dùng làm món ăn chính, người Khmer còn dùng làm gia vị chính trong việc nêm nếm các món ăn khác, như:

nêm vào canh som lo, bún nước lèo, nước bún cà ri, hoặc đôi khi dùng làm nước chấm cho các món cá nướng, rắn nướng...

Đặc biệt, món bún nước lèo của người Khmer được cả người Việt và người Hoa ưa thích và đã trở thành một đặc sản ẩm thực chung của cư dân Đồng bằng sông Cửu Long, được nhiều du khách phương xa ưa chuộng . Món này, người nấu dùng tôm, cá nấu nhừ lấy nước cốt, đem cá ra rút hết xương, nước cốt của cá được nêm muối ớt, sả... bên cạnh hai món không thể thiếu là ngải bún giã nhỏ và mắm bò hóc. Đây là một thứ nước lèo rất tuyệt hảo.

Bún mắm nước lèo của đồng bào Khmer Nam bộ được giới thiệu trên Báo ảnh Đất Mũi song ngữ Việt – Khmer.

Phóng sự ảnh giới thiệu món cơm gà Hội An trên Báo ảnh Việt Nam.

Rõ ràng nhận thấy, chất lượng hình ảnh trên Báo ảnh Việt Nam sắc nét, sinh định và thông điệp tuyền tải rỏ ràng và cụ thển hơn hình ảnh trên Báo ảnh Đất Mũi.

Cũng như các dân tộc khác, người Khmer có nhiều món bánh đặc trưng của mình. Trong đó, phổ biến nhất là các loại bánh ngọt, bánh gừng, bánh tét, bánh Cô Nóc, bánh củ gừng, bánh tai yến... nhưng tiêu biểu hơn cả có thể nói là bánh thốt nốt. Nguyên liệu làm bánh từ trái thốt nốt- trái thốt nốt có nhiều ở những khu vực người Khmer sinh sống. Đúng như tên gọi của nó, bánh được làm từ trái thốt nốt. Để làm món bánh này, người ta bẻ trái thốt nốt xuống, đem chà vào rổ để lấy bột, đem bột này trộn với bột gạo, thêm chút nước cốt dừa, sau đó lấy lá thốt nốt gói lại, rồi đem hấp cho bánh chín nở lên. Bánh thốt nốt hấp chín có màu vàng ươm với mùi thơm hết sức đặc trưng của trái thốt nốt không lẫn vào đâu được. Bánh có vị ngọt tinh khiết, cộng với vị béo của dừa làm cho người ăn cảm thấy ngon vô cùng.

Nhìn chung, các món ăn của đồng bào dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long tuy không cầu kỳ, nhưng nó phản ánh khá rõ nét khía cạnh

văn hóa trong ẩm thực của cộng đồng này: phong phú, đa dạng và mang bản sắc riêng.

Nội dung trên đây liên tục được truyền tải trên chuyên trang Văn hóa – Xã hội của Báo ảnh Đât Mũi song ngữ Việt - Khmer, đã được đánh giá sâu sắc những thành tựu về công tác gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc.

Đồng thời, chỉ rõ những hạn chế, yếu kém và những nguyên nhân do điều kiện kinh tế của từng địa phương, nên lượt bớt nghi thức rồm rà kéo dài thời gian, chủ yếu dựa vào sự kiện chính.

Trong chương 2, tác giả đã làm rõ những kết quả khảo sát tại Báo ảnh Đất Mũi, đặc biệt là phiên bản song ngữ Việt - Khmer về đặc trưng cơ bản, thực trạng của tờ song ngữ của Báo ảnh Đất Mũi như nội dung, vấn đề phản ánh, đề tài phản ánh, hình thức thực hiện và một số nhận xét, đánh giá thực trạng ban đầu về chất lượng các chuyên trang và hiệu quả tác động đến độc giả.

Từ thực trạng khảo sát cũng như từ nguồn kênh phản hồi của khán giả để rút ra những hạn chế, tồn tại của ctờ song ngữ, về nhân lực làm báo in song ngữ, trang thiết bị kỹ thuật, nội dung, hình thức cũng như chế chính sách, nhiệm vụ chính trị của các báo địa phương trong công tác tuyên truyền, cụ thể là Báo ảnh Đất Mũi. Từ đó, tác giả nêu lên các phương hướng và các giải pháp cơ bản, thiết thực nhằm nâng cao chất lượng tờ báo song ngữ của các tỉnh ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu long hiện nay.

- Bài phản ánh:

Một cái hạn chế chung của hai tờ báo ảnh mà tác giả ghi nhận được qua quá trình khảo sát đó là chưa xây dựng được chuyên trang, chuyên mục mang tính chất phản ánh; xây dựng; góp ý. Đa phần là tuyên truyền theo chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.

- Bài phỏng vấn:

Đối với Báo ảnh Đất Mũi thì ít khi triển khai bài dưới dạng phỏng vấn, chỉ triển khai vào những dịp lễ tết; chất lượng bài phỏng vấn chưa mang tính chuyên sâu, khoa học.

Ở nội dung này thì Báo ảnh Việt Nam triển khai “đậm “nét hơi; thêm vào đó, do lợi thế phát hành ra nhiều quốc gia khác nên ấn phẩm của Báo ảnh Việt Nam còn mang tính ngoại giao hơn; tầm vĩ mô hơn tờ Báo ảnh Đất Mũi.

- Phóng sự ảnh

Một phóng sự ảnh của Báo ảnh Việt Nam

Một phóng sự ảnh của Báo ảnh Đất Mũi

So sánh 2 phóng sự ảnh của Báo ảnh Đất Mũi và Báo ảnh Việt Nam để thấy rõ:

- Với 66 năm hình thành và phát triển Báo ảnh Việt Nam đã xây dựng cho mình một đội ngũ phóng viên cứng về tay nghề; chính vì thế cách mà phóng viên nhìn nhận và triển khai vấn đề nó cũng ở một “tầm” cao hơn. Đặc biệt là đã xây dựng riêng cho mình một lực lượng phóng viên ảnh phụ trách ngay chuyên trang phóng sự ảnh. Thêm vào đó, các loạt bài chuyên sâu, nhiều thông tin, hình ảnh đặc sắc giới thiệu về Đất nước – Con người Việt Nam mang qua nước bạn với tính chất ngoại giao.

- Báo ảnh Đất Mũi cũng trải qua 41 năm hình thành và phát triển, trong tiến trình ấy đã có khá nhiều Nghệ sĩ nhiếp ảnh đã thành danh và luôn có tâm huyết đào tạo các lứa đàn em đi sau; cũng từ cái nôi đó cũng có nhiều nhà báo trẻ thành danh. Song một thực tế cần thẳng thắn nhìn nhận là đội ngũ phóng viên, biên tập viên của tờ báo ảnh nơi mảnh đất cực Nam vẫn còn non về tay nghề, sự va chạm còn ít, lực lượng thì mỏng nên còn những hạn chế nhất định.

Công tác xóa đói giảm nghèo luôn được Báo ảnh Đất Mũi quan tâm;

đặc biệt là giảm nghèo về dân trí và giảm nghèo bền vững về kinh tế. Ví dụ bài viết về công tác xóa đói giảm nghèo trên chuyên trang Báo ảnh song ngữ Việt Khmer - Báo ảnh Đất Mũi: “Dân vận khéo” đi vào đời sống người dân Thời gian qua, những mô hình “Dân vận khéo” của Ủy ban MTTQ các cấp cùng các tổ chức chính trị - xã hội đã được triển khai sâu rộng, trên nhiều lĩnh vực. Qua đó góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh.

Hơn 10 năm trồng hàng rào từ cây bông trang, gia đình bà Lê Thị Bọt đã trở thành hạt nhân, mô hình điểm để Chi hội phụ nữ ấp Rạch Nhum, xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời làm điểm chỉ đạo xây dựng tuyến hàng rào cây xanh của địa phương. Tuyến đường vài trăm mét được người

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vai trò của Báo ảnh đối với đồng bào dân tộc Khmer (Khảo sát Báo Ảnh Đất Mũi, Báo Ảnh Việt Nam từ năm 2017 2019) (Trang 44 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w