Các nội dung chính được đề cập

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vai trò của Báo ảnh đối với đồng bào dân tộc Khmer (Khảo sát Báo Ảnh Đất Mũi, Báo Ảnh Việt Nam từ năm 2017 2019) (Trang 26 - 44)

2.1.1. Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cho đồng bào

- Thời gian qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách xóa đói giảm nghèo nhằm giúp đồng bào dân tộc khmer ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long thoát khỏi sự nghèo đói và được các địa phương tích cực triển khai thực hiện, bao gồm các chủ trương chính sách dưới đây:

- Chính sách trợ giá, trợ cước các mặt hàng thiết yếu, trong đó có hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, góp phần cải thiện đời sống trước mắt cho hộ nghèo, đồng thời giúp hộ nghèo phát triển sản xuất.

- Chính sách hỗ trợ hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn… góp phần cải thiện đời sống của hộ nghèo.

Minh chứng như số báo song ngữ 260 phát hành ngày 25/10/2020 của Báo ảnh Đất Mũi ở trang 3 có bài viết “Gửi nguyện vọng của đồng bào đến Đại hội”. Theo đó, Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã diễn ra từ 26 – 28/10/2020. Cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số, gửi trọn niềm tin và kỳ vọng vào sự thành công của Đại hội mở ra một giai đoạn mới phát triển nhanh và bền vững cho tỉnh nhà. Trước thềm đại hội, báo ảnh Đất Mũi song ngữ Việt – Khmer ghi nhận tâm tư, nguyện vọng của Đại biểu tham dự Đại hội là người Dân tộc thiểu số. Bài báo đã phỏng vấn Đại biểu Lê Thị Nhung ( dân tộc Tày), Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Trần Văn Thời với nội dung chính là

“Cần quan tâm hơn nữa các chính sách và chương trình mục tiêu Quốc gia đối

Quang Lợi ( dân tộc Khmer), Tỉnh ủy viên – Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cà Mau với nội dung “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tốt hơn”…Đây là kênh để đồng bào dân tộc gửi gấm tâm tư tình cảm của đại biểu, người dân gửi đến đại hội.

Còn ở trang 24, Báo ảnh Việt Nam số 0866 phát hành tháng 12/2020 có bài viết: “ASEAN – JAPAN COOPPERRATION FOR PROSPERITY” tạm dịch là Hợp đồng ASEAN – NHẬT BẢN vì sự thịnh vượng. Bài viết ghi nhận những tiềm năng, lợi thế của Nhật Bản – đây là tiềm năng cho sự phát triển cho các nước trong khối ASEAN trong đó có Việt Nam; bài viết cũng có những hình ảnh ghi nhận, đặc biệt là hình ảnh Thủ tướng Chính Phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc tiếp Người đồng cấp Nhật Bản Suga YOshihide trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau hội đàm.

Từ hai ví dụ này, dễ dàng để thấy, quy mô và sức lan tỏa của hai tờ báo ảnh trong diện khảo sát có sự chênh lệch nhất định. Đối với tờ Báo ảnh Đất Mũi do có 2 ngữ nên người đọc dễ dàng tiếp nhận hơn, đối tượng độc giả phổ biến hơn còn đối với Báo ảnh Việt Nam thì “kén” độc giả hơn do có 1 ngữ mà lại là tiếng anh, đồng bào dân tộc thiểu số khó tiếp cận hơn.

Trong các bài viết mà tác giả của hai tờ báo đã thể hiện đi sâu vào phân tích các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cụ thể như: chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất; phát triển cơ sở hạ tầng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở và cộng đồng; hỗ trợ học sinh là con của hộ nghèo; hỗ trợ hộ nghèo cải thiện vệ sinh môi trường; hỗ trợ hoạt động văn hóa thông tin và trợ giúp pháp lý. Chương trình 135 là chương trình hợp lòng dân, phát huy hiệu quả tích cực, từng bước rút ngắn khoảng cách chênh lệch, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội tại các địa bàn đặc biệt khó khăn; Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt; chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở, đất sản xuất và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời

sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long; Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo (theo Quyết định số 167/2008/ QĐTTg, ngày 12-12-2008 của Thủ tướng Chính phủ; chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc diện hộ nghèo ở vùng khó khăn…

Ở khía cảnh này, do là tờ báo địa phương nên Báo ảnh Đất Mũi truyền tải mạnh hơn, số lượng bài nhiều hơn và dày đặt hơn trong các chuyên trang, chuyên mục trên các chuyên trang của mình.

Xác định đối tượng tiếp cận của tờ Báo ảnh Đất Mũi song ngữ Việt Khmer là đồng bào dân tộc thiểu số nên tiêu chí đặt ra là ngắn, gọn, dễ hiểu;

lấy tiêu chí hình ảnh làm chủ đạo nên đa phần các bài viết rất ngắn và hình ảnh phải đặc trưng nhất, ngay cả tít, tựa cũng phải đơn giản, dễ hiểu. Thông qua đó, người đồng bào dân tộc Khmer dễ tiếp cần, dễ học hỏi và dễ làm theo đối với những mô hình, những cách làm mà mình cho là phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gian đình mình.

2.1.2 Hướng dẫn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo

Đối với tờ Báo ảnh Việt Nam hầu hết các phóng sự ảnh về kinh tế và công tác xóa đói giảm nghèo nó mang tầm vĩ mô hơn. Thực tế đã qua, các chuyên trang kinh tế của Báo ảnh Việt Nam đã khởi đăng những phóng sự, những loạt bài với mục đích giải cứu nông sản Việt và thực tế nhiểu nông sản như mãng cầu, thanh long, vải đã được giải cứu và vươn xa các thị trường ngoài nước.

Đặc biệt, động lực kinh tế của chúng ta là con tôm cũng đã được mở ra nhiều hướng đi mới, đi sâu vào các thị trường tiềm năng ngoài nước như Trung Quốc, UE…các bài viết đăng tài trên Báo ảnh Việt Nam mang tầm lớn lớn hơn.

Đối với tỉnh Cà Mau đã, đang và sẽ vận dụng các chủ trương này vào đời sống, nhằm mang đến cho đồng bào dân tộc Khmer một cuộc sống ổn định nhất, với phương châm “không để đồng bào dân tộc Khmer nghèo bị bỏ lại phía sau”. Hiện Cà Mau có 14 dân tộc anh em sinh sống trong đó đồng bào dân tộc Khmer chiếm đa số với hơn 40 ngàn khẩu. tập trung nhiều ở các

huyện Trần Văn Thời, U Minh, Thới Bình, Đầm Dơi và thành phố Cà Mau.

Trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Cà Mau luôn quan tâm, ưu tiên chăm lo cho đồng bào dân tộc Khmer. Dưới sự lãnh đạo sâu sát của Đảng bộ tỉnh, đồng bào Khmer ở các phum sóc luôn nêu cao tinh thần đại đoàn kết dân tộc, bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống, chung tay xây dựng quê hương. Nhiều chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đồng bào dân tộc thiểu số đã được triển khai. Đặc biệt, mặt trận giảm nghèo được các cấp, các ngành thực hiện quyết liệt và hiệu quả.

Nhiều giải pháp thoát nghèo mang tính bền vững như: phân công đảng viên Khmer nhận đỡ đầu hộ nghèo, tặng phương tiện sản xuất, cất nhà tình thương, đào tạo nghề, tập huấn khoa học - kỹ thuật, giới thiệu những mô hình làm ăn có hiệu quả, gương người tốt việc tốt trên Báo ảnh Đất Mũi song ngữ tiếng Việt - Khmer để bà con dễ dàng tiếp thu.

Từ khi phát số đầu tiên và tháng 11 năm 2008 , phát hành 1 số/tháng, 12 trang/số báo. Từ tháng 7/2010, Báo ảnh Đất Mũi đã tăng kỳ phát hành báo song ngữ Việt - Khmer lên 2 số/tháng, góp phần đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đến với đồng bào dân tộc trong tỉnh, nâng cao nhận thức và kiến thức khoa học - kỹ thuật, giúp bà con áp dụng vào sản xuất, tuyên truyền và nhân rộng điển hình tiên tiến trên các lĩnh vực.... Làm tốt vai trò cung cấp cấp thông tin cho bà con, là cầu nối để truyền tải những chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của nhà nước đến với đồng bào.

Trong bối cảnh môi trường truyền thông thay đổi, yêu cầu nâng cao chất lượng báo song ngữ để thu hút công chúng bà con Khmer là hết sức cần thiết. Qua đó, góp phần phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng trong tình hình mới hiện nay là điều rất cần thiết và cấp bách, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn sâu sắc.

Ngôn ngữ bất đồng cũng là một nguyên nhân, do khó khăn trong việc

nhiều lớp đào tạo tập huấn nhưng khả năng tiếp thu và vận dụng vào thực tiễn sản xuất còn rất hạn chế. Bên cạnh đó một bộ phận hộ dân tộc nghèo thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo, đổ cho tại số phận, định mệnh; còn trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước …

Đồng bào Khmer trước đây cũng như hiện nay sống chủ yếu bằng nghề nông, trong đó trồng lúa nước là chủ yếu, chăn nuôi và trồng trọt hoa màu lúc nông nhàn là công việc làm thêm, chưa phải là sản xuất hàng hóa, trong khi sản xuất nông, ngư nghiệp là ngành chịu nhiều rủi ro cả về thời tiết lẫn thị trường.

Trình độ dân trí của đồng bào Khmer còn thấp. Đa số đồng bào sản xuất nông nghiệp theo tập quán từ bao đời nay, nên việc học tập chưa được đồng bào chú trọng đúng mức. Hơn nữa, nghèo cũng là nguyên nhân khiến đồng bào ít có điều kiện đầu tư cho con em mình ăn học.

Một bài viết tuyên truyền về xây dựng Nông thôn mới trên Báo ảnh Đất Mũi song ngữ Việt Khmer.

Một phóng sự ảnh về mô hình kinh tế hiệu quả trên Báo ảnh Việt Nam Nhìn chung, các mô hình kinh tế, các dự án kinh doanh hiệu quả, các cách làm hay được giới thiệu đều có tính ứng dụng cao. Người nông dân dễ đọc, dễ nhìn, dễ tiếp cận và dễ áp dụng vào thực tiễn cuộc sống của mình;

phát triển kinh tế gia đình mình bằng chính những mô hình kinh tế học tập được. Từ việc áp dụng được sẽ tuyên truyền, phố biến rộng rãi trong cộng đồng dân cư; nhân rộng các cách làm hay có hiệu quả.

2.1.3. Tuyên truyền về các vấn đề giáo dục – chăm sóc sức khỏe, y tế

Qua khảo sát, các số phát hành của báo ảnh Đất Mũi hầu như đến từng ấp, khóm có đồng bào dân tộc sinh sống còn tờ Báo ảnh Việt Nam thi ít được đưa về cơ sở do việc hạn chế trong đối tượng độc giả tiếp cận.

Theo đó ở các chuyên trang, chuyên mục của Báo ảnh Đất Mũi song ngữ đã đi sâu vào tuyên truyền về giáo dục – chăm sóc sức khỏe, y tế; nhưng đa phần là lĩnh vực văn hóa xã hội, mà cụ thể là các phong tục, lễ hội của đồng bào dân tộc. Các bài viết về lĩnh vực sức khỏe, y tế còn nhiều hạn chế;

chính vì thế trong những phần tiếp sau tác giả sẽ có phần kiến nghị để tác động nhằm hoàn thiện các chuyên trang, chuyên mục của hai tờ báo trong thời gian tới.

Tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến đời sống trong đồng bào dân tộc Khmer: Bám sát đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, phối hợp các hoạt động tuyên truyền của các ngành hữu quan, nhằm nâng cao nhận thức cho bà con đồng bào Khmer về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đặc biệt là các chủ trương chính sách về công tác dân tộc và phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc thiểu số như: Nghị quyết Trung ương 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII về “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, Nghi quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) “về công tác dân tộc”, Chương trình 135, Quyết định 134 của Thủ tướng Chính phủ gắn với các Nghị quyết, chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng dân tộc của các địa phương.

Nhà báo Lê Chí Bắc, Thư kí Tòa soạn Báo ảnh Đất Mũi cho biết: Các ấn phẩm song ngữ Việt – Khmer của Báo ảnh Đất Mũi đã đáp ứng được nhu cầu của độc giả trong và ngoài tỉnh trong 11 năm qua, đặc biệt là đối tượng người dân tộc Khmer, giới sư sãi, cán bộ Khmer trong và các tỉnh lân cận.

Hiện nay, tờ song ngữ ngày càng có chất lượng, phản ánh sâu, chân thực cuộc sống lao động, sinh hoạt của người dân. Các bài viết về cơ bản được sản xuất

độc lập, phóng viên đã trực tiếp xuống cơ sở lấy thông tin, chụp ảnh; bảng tiếng Việt sẽ được dịch thuật lại bảng tiếng Khmer và trình bày hai ngữ trên cùng một trang báo; đây là điểm khác biệt với các tờ báo có bảng song ngữ khác trong khu vực đồng bằng Sông Cửu Long cũng như cả nước. Ngoài truyền tải chủ trương, đường lối, chính sách, các tờ báo của Báo ảnh Đất Mũi song ngữ còn góp phần quan trọng phổ biến kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi, giúp người dân ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đặc biệt, tờ báo song ngữ đã đưa những tin rất quan trọng như phòng chống lụt bão giảm nhẹ thiên tai, diễn biến của các đợt dịch bệnh gia súc, gia cầm, hướng dẫn bà con dân tộc Khmer trong tỉnh biết cách phòng và tránh. Đặc biết là tuyên truyền hướng tới chào mứng Đại hội Đảng các cấp, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, gương người tốt việc tốt...

“Có thể nói những thành tựu kinh tế, văn hoá xã hội mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở tỉnh Cà Mau đạt được trong những năm qua, tờ báo ảnh Đất Mũi bảng tiếng Khmer đã góp phần không nhỏ cho thành tựu ấy, nhất là công tác xoá đói giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer. Tờ song ngữ đã được các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đồng bào, sư sãi và cán bộ Khmer đồng tình hưởng ứng và khen ngợi”. Nhà báo Lê Chí Bắc nhấn mạnh thêm.

Các tờ báo của các địa phương phát hành các ấn phẩm báo để phổ biến, tuyên truyền thông qua các bài báo được đầu tư xây dựng, những mô hình sản xuất kinh doanh giỏi, những gương “người tốt, việc tốt” của nông dân Khmer và các dân tộc anh em khác trên địa bàn. Tuyên truyền các buổi sinh hoạt chi hội, câu lạc bộ nông dân, các phum, sróc, các cụm dân cư, các hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật, sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Giáo dục truyền thống đoàn kết giữa các dân tộc anh em chung sống trên địa bàn, cùng nhau thực hiện tốt qui ước trong phum sóc, phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư. Phân tích cho đồng bào hiểu rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các dân tộc, nhất là các xã đặc biệt khó

khăn, vùng sâu, vùng xa từ đó làm rõ âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực chống phá Đảng, Nhà nước ta và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc.

Đặc biệt là các nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới, truyền thông sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ em đã được quan tâm, chú trọng.

Một phóng sự ảnh, phác họa ký chân dung trên Báo ảnh Việt Nam Từ những tấm gương, những điểm hình tiên tiến được nêu gương trong cộng đồng sẽ là những bài học, những động lực để nhiều người phấn đấu; đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái đồng bào dân tộc Khmer; bởi vì không có cách tuyên truyền nào nhanh, thiết phục và hiệu quả hơn bằng những gương người tốt việc tốt; những câu chuyện kể của nhân vật sẽ là một bài học quý cho người cảm nhận.

Một phóng sự ảnh tuyên truyền về an toàn giao thông tại một trường Dân tộc Nội trú trên Báo ảnh Đất Mũi song ngữ Việt Khmer.

Qua các hoạt động tuyên truyền như thế này, từ những cái gần gũi nhất, người nghe dễ tiếp nhận hơn, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái; các đoàn trường còn linh động, lồng ghép vào đó tuyên truyến kiến thức về sức khỏe sinh sản, bạo lực học đường… góp phần vào công tác đảm bảo an sinh xã hội.

2.1.4. Tuyên truyền về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào

Một số phong tục, tập quán của đồng bào Khmer cũng gây cản trở cho hoạt động sản xuất. Đồng bào Khmer có hệ thống lễ hội rất phong phú, đặc sắc, nhưng những lễ hội này số lượng ngày tổ chức lớn cũng làm cho hoạt động sản xuất gián đoạn. Hơn nữa, do ảnh hưởng của Phật giao Nam tông, đồng bào Khmer thường có tâm lý thiên về đời sống tinh thần hơn đời sống

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Vai trò của Báo ảnh đối với đồng bào dân tộc Khmer (Khảo sát Báo Ảnh Đất Mũi, Báo Ảnh Việt Nam từ năm 2017 2019) (Trang 26 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w