1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS BCH - Sản xuất chương trình tư vấn sức khỏe trên truyền hình hiện nay

97 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sản Xuất Chương Trình Tư Vấn Sức Khỏe Trên Truyền Hình Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Báo Chí
Thể loại luận văn
Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1.Lý do lựa chọn đề tài Sức khỏe là nền tảng quan trọng tạo nên sự phát triển của xã hội Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khẳng định: “Sức khỏe tốt là một trong những quyền cơ bản của con người không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, chính kiến chính trị hay điều kiện kinh tế, xã hội” Tại Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta xác định chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân là công tác đặc biệt quan trọng Ngày 14/1/1993, Ban Chấp hành Trung ương khoá VII đã ban hành “Nghị quyết chuyên đề về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân” Tại hội nghị Trung ương 6 khóa XII, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành “Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới” Ngay sau đó, Chính phủ đã có Nghị quyết 139/NQ-CP ban hành “Chương trình hành động của Chính phủ về chăm sóc sức khỏe nhân dân” để thực hiện Nghị quyết nói trên của Trung ương Đảng Nhờ đó, các chỉ số sức khoẻ, tuổi thọ bình quân đều được cải thiện và Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng về thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc Với tư cách là công cụ truyền thông đắc lực, truyền tải có hiệu quả các đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với đông đảo quần chúng nhân dân, báo chí nói chung và truyền hình nói riêng đã có những đóng góp đáng kể trong việc phản ánh thực trạng sức khỏe của người dân hiện nay, cung cấp thông tin về những phương pháp điều trị bệnh, những thành tựu y học tiên tiến, tư vấn sức khỏe cho cộng đồng nhằm góp phần thực hiện tốt các mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đề ra trong việc tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân Nói riêng về lĩnh vực truyền hình, đây có thể coi là một phương tiện truyền thông hữu hiệu để đáp ứng nhu cầu thông tin về mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt là thông tin vê sức khỏe một cách ngăn gọn, nhanh chóng và cùng lúc thoả mãn được nhiều đối tượng ở nhiều nơi Với lợi thế truyền tải thông tin trực quan, sinh động qua hình ảnh và âm thanh; truyền hình không chỉ giúp công chúng tiếp cận thông tin sức khỏe qua sự mô tả như phát thanh mà còn cho họ thấy được những hình ảnh thực tế minh họa cho thông tin cần truyền tải Nhờ vậy, công chúng nắm bắt thông tin về sức khỏe hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và dễ dàng hơn Đứng trước những đòi hỏi của cuộc sống, truyền hình phải tự đổi mới mình và tạo nên sức hút đối với tất cả các chương trình nói chung và chương trình sức khỏe nói riêng; các nhà quản lý truyền hình đã mạnh dạn liên kết, họp tác với các đối tác bên ngoài đài để sản xuất các chương trình truyền hình, trong đó có các chương trình truyền hình tư vấn sức khỏe Hình thức liên kết, hợp tác sản xuất này còn được gọi là hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình Đặc biệt, từ khi có văn bản của các bộ, ban, ngành chức năng hướng dẫn việc liên kết sản xuất chương trình truyền hình, hoạt động này ở Việt Nam đã phát triển sôi nổi và đa dạng hơn Hoạt động liên kết sản xuất đã đem đến cho các chương trình truyền hình tư vấn sức khỏe bức tranh đa màu sắc , công chúng có thêm nhiều sự lựa chọn mới và không thể phủ nhận những thành tựu mà hoạt động này mang lại Tuy nhiên, bên cạnh sự đa dạng này, hoạt động liên kết sản xuất cũng đã làm xuất hiện những hạn chế, bất cập Hiện nay, số lượng các chương trình truyền hình sức khỏe được thực hiện theo hình thức liên kết sản xuất với sự tham gia của các công ty tư nhân ngày càng nhiều Chính phương thức sản xuất truyền hình thông qua liên kết với các doanh nghiệp bên ngoài đài đã giúp các chương trình truyền hình về sức khỏe không chỉ tồn tại, phát triển mà còn mang lại lợi nhuận lớn cho nhà đài và các công ty truyền thông liên kết sản xuất Không thể phủ nhận lợi ích về mặt kinh tế mà các chương trình truyền hình tư vấn sức khỏe mang lại cho các cơ quan thông tấn, truyền thông cũng như lợi ích về thông tin mà công chúng nhận được, tuy nhiên do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, từ thời lượng phát sóng, từ áp lực tiến độ,từ cách tiếp cận, thu thập và nghiên cứu thông tin mà có không ít nội dung còn chưa thực sự phù hợp, việc sắp đặt còn tùy tiện, thiếu khoa học, hiệu quả thông tin không cao hoặc thậm chí có cả những thông tin chưa thực sự chính xác Có những chương trình lại sử dụng quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành, những từ ngữ mới về bệnh tật, cũng như các tác nhân gây bệnh, các loại thuốc điều trị khiến khán giả cảm thấy phức tạp và dễ nhầm lẫn Nguồn cung cấp tin tức, dữ liệu y khoa cho truyền hình ngày càng nhiều hơn và dưới các hình thức khác nhau, gây khó khăn cho việc kiểm soát mức độ tin cậy của thông tin Đặc biệt là việc đan xennhiều yếu tố quảng cáo, khiến tính định hướng về chăm sóc sức khỏe đối với cộng đồng đôi khi bị lấn áp bởi yếu tố thương mại.Đôi khi nội dung các chương trình được thực hiện không phải là do tình hình y tế, sức khoẻ cộng đồng hiện tại đang cần thiết, mà là do liên quan đến sản phấm của nhà tài trợ Các nhà tài trợ cũng có những can thiệp thô bạo vào nội dung chương trình để đẩy yếu tố quảng cáo sản phẩm vào, có những lúc cố tinh tạo ra cách hiểu sai lệch cho người xem Do vậy, những yêu cầu về sự minh bạch, khách quan khi thông tin tư vấn sức khoẻ đôi khi bị xem nhẹ, mà đây lại là yếu tố sống còn của các chương trình này Neu thông tin không minh bạch, khách quan và không đáp ứng đúng nhu cầu của người xem, thì sau một thời gian ất hẳn lượng khán giản quan tâm đến chương trình sẽ đi xuống Lĩnh vực thông tin sức khoẻ liên quan trực tiếp đến sinh mệnh con người, đòi hỏi đội ngũ phóng viên, cơ quan truyền thông phải có am hiếu và có kĩ năng thông tin phù hợp, phải có đạo đức và có khả năng đánh giá tác động thông tin, tránh gây hiểu lầm, tạo dư luận không tốt Từ những thực tế trên đã đặt ra nhiều câu hỏi càn giải đáp liên quan đến sản xuất các chương trình truyền hình tư vấn sức khỏe như:Nên sản xuất các chương trình truyên hình tư vân sức khỏe như thê nào? Có nên liên kêt sản xuất hay không? Hình thức sản xuất và liên kết sản xuấtra sao? Đối tượng nào có thể tham gia hoạt động sản xuất? Tính thương mại và tính báo chí trong các chương trình này cần được đặt ở vị trí như thế nào? Quan trọng hơn cả là nó đã thực sự đáp ứng được nhu cầu tiếp cận thông tin của khán giả hay chưa? Đây là những vấn đề khó, liên quan đến lý luận và thực tiễn, liên quan đến định hướng, mô hình phát triển, phương thức hoạt động cụ thể được quy định cho từng chủ thế tham gia sản xuất Ngoài ra, công tác quản lý nói chung cũng như việc ban hành các văn bản qui phạm pháp luật vẫn chưa theo kịp hoặc chậm so với sự phát triển nhanh của xu thế sản xuất Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sự lúng túng trong công tác chỉ đạo, quản lý, khả năng chệch hướng trong việc xác định nhiệm vụ chính trị và lợi ích kinh tế Thực tế cho thấy, hiệu quả kinh tế mang lại chỉ là một khía cạnh của vấn đề và còn rất nhiều câu hỏi đang đặt ra, cần được nghiên cứu, xem xét và có lẽ câu trả lời chỉ có thể xuất phát từ việc phân tích sâu sắc thực tiễn hoạt động, quy trình họp tác, sản xuất các chương trình truyền hình tư vấn sức khỏe cụ thể Do đó, tác giả luận văn thực hiện nghiên cứu đề tài: “Sản xuất chương trình tư vấn sức khỏe trên truyền hình hiện nay” nhằm góp phần tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng thông tin tư vấn sức khỏe trên các chương trình truyền hình, từ đó giám thiểu những vấn đề còn tồn tại trong mảng thông tin về y tế sức khỏe 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trong thời gian vừa qua đã xuất hiện nhiều ý kiến, bài viết và công trình nghiên cứu khoa học ở nhiều cấp độ khác nhau về hoạt động sản xuất chương trình truyền hình Tuy nhiên, đa số các ỷ kiến trên các phương tiện truyền thông hay các bài viết, công trình nghiên cứu về hoạt động sản xuất chương trình truyền hình chỉ tập trung dừng lại ở việc đánh giá, nhận xét chung về hoạt động sản xuất hơn là phân tích sâu thực trạng hoạt động sán xuất chương trình truyền hình ở một mảng chương trình cụ thể, như tác giả muốn đề cập đên ở đây là mảng tư vân sức khỏe Những tác động của các yêu tô khách quan và chủ quan, trong đó bao gồm cả sự tác động của các nhà tài trợ vào chương trình tư vấn sức khoẻ trên truyền hình từ khâu sản xuất còn chưa được nhìn nhận thấu đáo để thấy những ưu điểm và nhược điểm cùa những tác động này Các đề tài nghiên cứu còn ít, các giáo trình giảng dạy ở các trường đại học chưa đề cập nhiều đến hoạt động sản xuất trong mối quan hệ tổng thể với các thành phần kinh tế tham gia sản xuất chương trình Ngay bản thân các đài truyền hình cũng chưa có đánh giá, tổng kết hoạt động sản xuất và liên kết sản xuất một cách bài bản, khoa học và có hệ thống Dưới đây là một số công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề liên kết sản xuất chương trình tư vấn sức khỏe trên truyền hình 2.1 Vấn đề thông tin tư vẩn sức khỏe trên các phương tiện truyền thông đại chúng Đe tài: “Tuyên truyền giáo dục sức khỏe trên các phương tiện truyền thông đại chủng” của tác giả Đồ Võ Tuấn Dũng (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) Đề tài đề cập đến thông tin sức khỏe trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng chỉ dừng lại ở mức độ khái quát về tình hình thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục sức khỏe mà chưa làm rõ những vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất, thực hiện các chương trình cũng như các yếu tố tác động tới nội dung thông tin Đe tài: “Thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh Việt Nam hiện nay ” của tác giả Phạm Thị Hồng Giang (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn) Luận văn đã làm rõ khái niệm về các chương trình thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh,và vai trò của nó đối với công chúng Luận văn cũng chỉ ra những ưu điếm và hạn chế trong các chương trình thông tin tư vấn sức khỏe trên sóng phát thanh, đặc biệt là các chương trình có yếu tố xã hội hóa, liên kết sản xuất Đề tài: “Thông tin sức khỏe trên báo chí Việt Nam hiện nay – Vấn đề và thảo luận ” của tác giả Bùi Thị Thu Thủy (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, Truờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) Đề tài này đã đề cập đến hệ thống lý luận về lý thuyết kênh, chương trình truyền thông đối với vấn đề thông tin sức khỏe Tuy nhiên, tác giả Bùi Thị Thu Thủy mới dừng lại ở việc khảo sát nội dung thông tin trên 02TV và báo Sức khỏe và đời sống trong năm2009, chứ chưa nghiên cứu đánh giá từ các chuyên gia y tế về các loại thông tin về y tế, sức khỏe Chưa đề cập đến các yếu tố gây ảnh hưởng tới nội dung thông tin trong các chương trình sức khỏe nếu như được làm với hình thức liên kết sản xuất Đe tài: “Thông tin y tế, sức khỏe trên báo in hiện nay” (Khảo sát 2 tờ báo Sức khỏe và đời sống, Khoa học và đời sống từ tháng 4/2011 đến tháng 4/2012) của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hòa (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) Đề tài này đã đưa ra những ưu, nhược điếm, thành công và hạn chế của thông tin y tế, sức khỏe trênhai tờ báo in nổi bật Đồng thời, luận văn cũng đưa ra giải pháp đối với những thông tin y tế sức khỏe trên báo chí, đặc biệt trong bối cảnh xã hội hóa báo chí và liên kết sản xuất chương trình nở rộ như hiện nay Bài viết “Báo động thông tin giả sức khỏe!” của PGS.TS Nguyễn Hữu Đức trên báo Người lao động (https://nld.com.vn) Bài viết chỉ ra trên thế giới, thông tin giả liên quan đến sức khỏe đang được cảnh báo ở mức rất tệ hại và tại Việt Nam, thông tin giả loại này đang phát triến chóng mặt Nguy hại hơn nhiều người ngày nay đang xem thông tin về sức khỏe trên các phương tiện truyền thông như một bác sĩ thật, có mặt 24/24 giờ mà không hiếu rằng đã và đang có những thông tin không thực sự chính xác trên các phương tiện truyền thông.Tác giả khẳng định dược phẩm luôn gắn liền với kinh doanh, không loại trừ nhiều thông tin về dược phẩm đã bị nhiễu vì mục đích lợi nhuận 2.2 Vấn đề xã hội hóa, liên kết sản xuất chương trình truyền hình Đe tài: “Vấn đề xã hội hóa sản xuất chương trĩnh truyền hình ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Đinh Thị Xuân Hòa (Luận án Tiến sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) Đe tài nghiên cứu khái quát về thực trạng, làm rõ những thành công, hạn chế của hoạt động xã hội hóa, liên kết sản xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam, dự báo xu huớng phát triển và kiến nghị các giải pháp nhằm giải quyết hợp lý về xã hội hóa, liên kết sản xuất chương trình truyền hình phù họp với điều kiện của Việt Nam Tuy nhiên đề tài mới ở tầm khái quát, chưa có những đánh giá cụ thể vào từng mảng lĩnh vực chương trình khác nhau của xã hội hóa, liên kết sản xuất các chương trình truyền hình Đe tài “Bước đầu nghiên cứu vấn đề xã hội hóa ở Việt Nam” (Khảo sát chương trình “Làm giàu không khó” trên kênh VTV1 - Đài Truyền hình Việt Nam từ tháng 1/2007 đến tháng 5/2007) của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung (Khóa luận Tốt nghiệp Đại học , Học viện Báo chí và Tuyên truyền) Khóa luận dành chủ yếu nội dung cho việc khảo sát, phân tích đế làm rõ hoạt động xã hội hóa trong việc sản xuất chương trình “Làm giàu không khó” Khóa luận đã chỉ ra những ưu và nhược điểm của hoạt động xã hội hóa, liên kết sản xuất chương trình Tuy nhiên, việc khảo sát hẹp , thời gian khảo sát ngắn V ì vậy kết quả mới lànhững khái quát ban đầu Đề tài: “Xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình hiện nay” của tác giả Vũ Thị Thu Hà (Luận văn Thạc sĩ ngành Báo chí học , Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn) Luận văn đã tập trung vào việc phân tích đặc điểm, thực trạng, ưu, nhược điểm của hoạt động xã hội hóa, liên kết sảnxuấttruyền hình ở Đài Phát thanh Truyền hình Hà Tây (cũ) - Một đài truyền hình địa phương (hiện nay Đài đã được sát nhập với Đài PTTH Hà Nội) Luận văn khảo sát những vấn đề chung nhất trong hoạt động xã hội hóa, liên kết sản xuất ở một số chương trình cụ thể ở kênh phát sóng quảng bá của Đài Phát thanh truyền hình Hà Tây (cũ) Việc khảo sát hoạt động của các đối tác bên ngoài trong sản xuất các chương trình phát sóng chưa được đề cập và khái quát Đe tài: “Hoạt động xã hội hóa sản xuất chương trình của Đài Truyền hình thành phổ Hồ Chỉ Minh - Thực trạng và định hướng phát triển” của tác giả Dương Thanh Tùng (Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn) Đề tài nhàm hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xã hội hóa nói chung và xã hội hóa, liên kết sản xuất truyền hình nói riêng Đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất chương trình truyền hình có yếu tố xã hội hóa, liên kết sản xuất của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh Xác định giải pháp và định hướng phát triển xã hội hóa, liên kết sản xuất chương trình truyền hình của Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh Luận văn chỉ thực hiện ở một đài cụ thể, chưa khái quát được nhữ ng vấn đề rộng hơn Đề tài: “Vấn đề xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình trên hệ thống truyền hình cáp của Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội” (Khảo sát 5 kênh xã hội hóa của Truyền hình cáp Hà Nội từ năm 2010 - 2013)của tác giả Tô Thị Nhàn (Luận Văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn) Luận văn làm rõ thực trạng liên kết sản xuất các chương trình truyền hình xã hội hóa trên hệ thống truyền hình cáp của Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội, từ đó nêu ra những ưu nhược điểm của hình thức liên kết sản xuất truyền hình xã hội hóa và những giải pháp để nâng cao chất lượng, hiệu quả của các chương trình này Bài viết “Xu hướng xã hội hóa truyền hình ở Việt Nam hiện nay” của Thạc sĩ Đinh Xuân Hòa đăng trên cống thông tin đào tạo Đài Truyền hình Việt Nam (http://daotao.vtv.vn) Tác giả đãtiếp cận vấn đề dưới góc độ kinh tế xã hội hóa về sản xuất và quảng cáo các chương trình truyền hình, đây cũng là một xu thế mang tính tất yếu Bài viết khẳng định trước yêu cầu phát triển, cần phải có một quan điểm tích cực trong triển khai các hoạt động kinh doanh, tìm kiếm nguồn thu Tuy nhiên, trước kinh doanh, các sản phẩm truyên hình phải đáp ứng tôt hơn nhu câu thông tin, giải trí lành mạnh của công chúng tránh để lợi nhuận kinh tế lấn át nội dung dung thôngtin Việc liên kết sản xuất, xã hội hóa các hoạt động của truyền hình đã và sẽ là một khuynh huớng tất yếu, vì thế cần có những nhìn nhận, cách làm đúng đắn để hoạt động này mang lại hiệu quả tích cực hơn Bài viết “Về những sai sót trong các chương trình truyền hình liên kết” của tác giả Chi Anh trên báo Nhân Dân điện tử (http://www.nhandan.com.vn) Bài viết khẳng định trên các kênh truyền hình hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều chuơng trình liên kết sản xuất của nhà đài với các đơn vị ngoài đài truyền hình Việc làm này có thế góp phần đáp ứng nhu cầu giải trí cho một bộ phận khán giả, tuy nhiên, không ít chương trình truyền hình liên kết liên tục mắc, trong đó có các lồi nghiêm trọng cần sớm được điều chỉnh Bài viết đi xâu phân tích những lỗi mà các chương trình truyền hình liên kết thường mắc phải và lý giải nguyên nhân Tác giả bài viết đã khẳng định trách nhiệm của giới truyền thông luôn phải được đặt lên hàng đầu, nhất là với truyền hình, loại hình ngày càng phổ biến và có số lượng người xem rất cao Không thể vì bất cứ mục tiêu nào, kể cả mục tiêu nâng cao lợi nhuận, mà xem nhẹ trách nhiệm đối với xã hội và con người Liên hoan truyền hình toàn quốc lần thứ 25 năm 2006 tại Nha Trang (Khánh Hòa) và lần thứ 26 năm 2007 tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có các hội thảo về vấn đề liên kết sản xuất truyền hình Tại các hội thảo này, các chuyên gia đã trao đổi, tranh luận các vấn đề sản xuất chương trình truyền hình, liên kết sản xuất như thế nào, liên kết sản xuất những chương trình truyền hình gì? Bên cạnh đó có nhiều bài viết, bài nghiên cứu của các nhà lý luận về báo chí, truyền hình xung quanh vấn đề này với các nội dung xoay quanh xu hướng phát triển truyền hình, liên kết sản xuất truyền hình, những ưu điểm và hệ lụy của liên kết sản xuất truyền hình với chất lượng nội dung thông tin, đặc biệt là thông tin sức khỏe, làm sao để hài hòa lợi ích giữa yếu tố kinh tế và yếu tố báo chí Tuy vậy, các công trình nghiên cứu và những bài viết đó mới chỉ đề cập đến vấn đề chung của các chương trình truyền hình sản xuất theo hình thức liên kết của các cơ quan báo chí, các đài truyền hình, hoặc việc thông tin sức khỏe trên báo chí nói chung chứ chưa đề cập cụ thể đến vấn đề sản xuất các chương trình thông tin tư vấn sức khỏe Vì vậy, đây vừa là thuận lợi nhưng đồng thời cũng là khó khăn cho tác giả khi thu thập và nghiên cứu cứu để thực hiện đề tài này Trong phạm vi luận văn này, tác giả sẽ tìm hiểu, nghiên cứu, đánh giá nội dung và hình thức ba chương trình truyền hình tư vấn sức khỏe cụ thể đó là Chương trình “Quý hơn vàng” phát sóng trên kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam,Chương trình “Sức khỏe trong tầm tay”phát sóng trên kênh VTV9- Đài Truyền hình Việt Nam và Chương trình “Sức khỏe của bạn” phát sóng trênkênh THVL1- Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long Đây là ba chương trìnhtruyền hình về sức khỏe khá tiêu biểu được các đài trung ương và địa phương sản xuất và liên kết sản xuất, qua đó sẽ cho thấy cái nhìn toàn diện, tổng quát hơn Thực tế cho thấy trong quá trình sản xuất những chương trình truyền hình như các chương trình kể trên sẽ làm nảy sinh những khúc mắc giữa các đơn vị tham gia phối hợp với đài truyền hình do có sự chi phối về lợi ích Thông qua việc tìm hiểu, tổng họp, phân tích, đánh giá, tôi sẽ đưa ra được cách thức để tận dụng có hiệu quả các nguồn lực khác nhau trong xã hội vào sản xuất truyền hình sức khỏe song lại không bị thao túng bởi các quyền lợi cá nhân và mục đích kinh doanh thuần túy, giúp cho việc phối hợp giữa các đơn vị không còn chồng chéo, khó khăn

Ngày đăng: 08/03/2024, 09:52

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w