7. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng hoạt động sản xuất các chương trình tư vấn sức khoẻ qua các kênh khảo sát
2.2.1. Nội dung
Chương trình“Quý hơn vàng”có nội dung chủ yếu là tư vấn, bổ trợ thông tin, hướng dẫn cách chăm sóc sức khoẻ hàng ngày cho mọi người, mọi nhà. Chương trình không quá chú trọng và đi sâu vào các căn bệnh cụ thế mà hướng tới những vấn đề sức khoẻ mang tính tống quát hơn: Như những cách
chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, phụ nữ có thai, phụ nữ tiền mãn kinh, hay cách tăng chiều cao, cách làm đẹp...Tuy nhiên ngoài hàm lượng thông tin sức khoẻ thường thức, nội dung chương trình cũng lồng ghép một phần khá lớn yếu tố quảng cáo. Vì nhà tài trợ chính của chuông trình là Công ty cổ phần Duợc phẩm Vinh Gia, nên các sản phẩm dược do công ty này phân phối sẽ đuợc nhắc đến trong nội dung chuơng trình và khéo léo lồng ghép và các câu hỏi, câu trả lời trong phần tu vấn. Ví dụ chủ đề tăng chiều cao cho trẻ, khi có câu hởi muốn con tăng chiều cao thì làm thế nào? Phần câu trả lời sẽ được lồng ghép tư vấn cách tập luyện, dinh dưỡng... và trong đó tốt nhất nên sử dụng thêm sản phẩm của Vinh Gia để bổ sung dưỡng chất. Theo khảo sát của tác giả, 100% các số phát sóng của chương trình “Quý hơn vàng” đều có nội dung liên quan đến sản phẩm của nhà tài trợ, và các nội dun chỉ bó hẹp xoay quanh sản phẩm cuả nhà tài trợ, còn các vấn đề sức khoẻ không liên quan đến sản phẩm của nhà tài trợ thì sẽ không được đưa vào chương trình.
Chương trình “Sức khỏe trong tầm tay”về nội dung truyền tải có phần giống với chương trình “Quý hơn vàng”. Trong giai đoạn đầu, khi VTV9 còn trực tiếp sản xuất chương trình thì nội dung của chương trình phong phú hơn, các mảng đề tài cũng rộng hơn, không chỉ là phổ biến kiến thức chăm sóc sức khoẻ chung chung mà còn đi sâu vào cách phòng tránh, điều trị các căn bệnh thường gặp. Nhưng sau khi có sự hợp tác của Công ty Sự Kiện Việt trong việc sản xuất chương trình và tìm kiếm tài trợ thì chương trình có xu hướng thu hẹp nội dung hơn và cũng bắt đầu bị ảnh hưởng bởi yếu tố thương mại. Tuy các nội dung phát sóng trong chương trình “Sức khoẻ trong tầm tay” có bao quát hơn và đa dạng hơn so với chương trình “Quý hơn vàng”, nhưng ở một góc độ nào đó nó vẫn chịu sự tác động không nhỏ của yếu tố thương mại, từ đó làm nội dung phải có những điều chỉnh phù họp với mục đích của nhà tài trợ.
Chương trình“Sức khỏe của bạn” nội dung thế hiện khá đơn giản.Thường chỉ đặt vấn đề và giải quyết luôn vấn đề bằng những phóng sự ngắn và phỏng vấn, tư vấn của các chuyên gia.Chương trình có nội dung khángắn gọn, dễ hiểu, dễ tiếp nhận với quần chúng. Đặc biệt, chương trình
“Sức khoẻ của bạn” đưa ra các thông tin tư vấn mang tính thời sự rất cao, rất phù hợp với nhu câu của nguời xem. Ví dụ như khi có bệnh sởi xuât hiện thì ngay lập tức chương trình có tư vấn về cách phòng tránh, điều trị bệnh sởi và bàn luận về lợi ích của việc tiêm vacxin sởi và hướng dẫn quy trình tiêm vacxin đúng để vacxin phát huy tối đa tác dụng bảo vệ cơ thể. Như vậy, nhờ tính cập nhật, chính xác, dễ hiểu, dễ nhớ, và đặc biệt không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố thương mại, nên chương trình “Sức khoẻ của bạn” đã xây dựng được những nội dung thông tin thiết thực, bổ ích và được nhiều khán giản quan tâm theo dõi. Những thông tin sức khoẻ mà chương trình đưa ra, chính là nguồn kiến thức sức khoẻ bổ ích mà người dân sẽ tham khảo được để ứng dụng ngay trong cuộc sống hàng ngày.
2.2.2. Hình thức
Hình thức thể hiện của chương trình “Quý hơn vàng” khá phong phú và đa dạng, về cơ bản chương trình chia thành ba phần. Phần một là tiểu phẩm hoặc phóng sự ngắn gợi mở về nội dung chương trình. Phần hai là quá trình tương tác, trao đổi giữa người dẫn chương trình, khách mời là người có vấn đề sức khoẻ cần được tư vấn và chuyên gia. Trong quá trình tương tác trao đổi và tư vấn có lồng ghép thêm các tiểu phẩm tình huống khá hài hước, sinh động để làm tăng tính hấp dẫn của chương trình và giúp nội dung dễ truyền tải hơn. Phần cuối chương trình là một số lời khuyên nên thực hiện trong cuộc sống để có thể giải quyết triệt để các vấn đề sức khoẻ đặt ra ở nội dung chính.
Cùng với đó là câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến nội dung để cho khán giả truyền hình trổ tài thế hiện kiến thức sức khoẻ của mình. Đồng thời ai trả lời đúng và nhanh nhất sẽ có những phần quà hấp dẫn từ nhà tài trợ. Như vậy đây
không chỉ là cách để đánh giá nhanh hiệu quả chương trình và sự tiếp cận của người dân mà còn là cơ hội để quảng bá sản phấm. Trong cách chương trình phát sóng của “Quý hơn vàng” có thể dễ dàng nhận thấy, mặc dù được gói gọn trong ba phần và hầu như chương trình nào cũng có ba phần chính như vậy, nhưng tuỳ từng chủ đề đã có sự thay đổi, biến tấu hợp lý để làm chương trình hấp dẫn hơn, chẳng hạn như đan xen tiểu phẩm hài, sử dụng khách mời là người nổi tiếng, sử dụng câu hỏi trắc nghiệm ngay tại trường quay, hướng dẫn nấu ăn, tập thể dục, thể thao nâng cao sức khoẻ.Sự đa dạng về hình thức thể hiện và truyền tải thông điệp đã giúp chương trình “Quý hơn vàng” trở nên hấp dẫn hơn và dễ thu hút người xem hơn.
Đối với chương trình “Sức khoẻ trong tầm tay” hình thức thể hiện cũng khá đa dạng, đặc biệt là khi có sự họp tác sản xuất của Công ty Sự Kiện Việt.
Chương trình cũng có lồng ghép tiểu phẩm, phóng sự, câu hỏi trắc nghiệm để truyền tải các thông điệp muốn gửi tới khán giả. về cơ bản, cách thức thể hiện này có vẻ càng ngày càng giống với chương trình “Quý hơn vàng”. Điểm khác biệt lớn nhất trong hình thức thể hiện của chương trình “Sức khỏe trong tầm tay”so với chương trình “Quý hơn vàng” chính là cách thức đối thoại.
“Quý hơn vàng” mời đến các chuyên gia, các bác sĩ đầu ngành tới trường quay để những chuyên gia, bác sỹ đầu ngành cùng đối thoại, chia sẻ kiến thức thông qua câu hỏi của người dẫn chương trình. Còn “Sức khỏe trong tầm tay”
xây dựng nội dung theo hướng mời 1 bệnh nhân điển hình của nội dung chương trình đến và trao đổi trực tiếp cùng chuyên gia. Người dẫn chương trình chỉ đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện và chuyển các phần nội dung.
Bởi thời lượng ngắn nên nên nội dung của chương trình “Sức khỏe của bạn” khá đơn giản, đi thẳng vào vấn đề và giải quyết luôn vấn đề, không có sự giải thích dài dòng và dẫn dắt qua các tiểu phẩm như hai chương trình kể trên.
Tuy vậy, chương trình cũng có đa dạng cách thế hiện nội dung như Bệnh nhân đi khám và bác sỹ giải đáp trực tiếp; Hoặc đưa ra vấn đề rồi bác sỹ sẽ
giải đáp ở trường quay. Một số chương trình: Vì sao không sử dụng kháng sinh cho bệnh viêm hô hấp cấp ở trẻ, Khói thuốc lá và những bệnh lý nguy hiếm, Biến chứng phẫu thuật thẩm mỹ mũi....chương trình sử dụng hình thức chuyên gia trực tiếp trả lời cho bệnh nhân. Họ sẽ vừa khám và vừa tư vấn cho bệnh nhân. Các chương trình có chủ đề như: cấu tạo của động mạch chủ bụng và diễn tiến xơ vữa, Tìm hiểu bệnh vảy nến, Phòng bệnh cho trẻ lúc chuyển mùa... biên tâp viên dẫn hiện trường, đặt vấn đề và người dẫn chương trinh sẽ tiếp tục dẫn dắt câu chuyện để bác sỹ trả lời tại một không gian khác (nhà riêng, cơ quan, hoặc trường quay).
2.2.3. Quy trình sản xuất
“Quý hơn vàng” là chương trình liên kết sản xuất giữa Ban khoa giáo VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam và I.Q Entertainment nên tuân thủ theo quy trình sản xuất của một sản phẩm liên kết. Cụ thể, giai đoạn đầu của việc hình thành chương trình diễn ra như sau:
Sơ đồ 2.2.3(1): Quy trình sản xuất chương trình Quý hơn vàng
Chương trình “Quý hơn vàng” hoàn toàn do I.Q lên format và dự toán kinh phí sản xuất, kế hoạch sản xuất, sau đó bảo vệ kế hoạch sản xuất với
VTV2. Khi I.Q và VTV2 đã thoả thuận xong íồrmat chương trình, dự toán kinh phí và kế hoạch sản xuất, chương trình được trình Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép phát sóng. Mọi quá trình mời tài trợ, huy động kinh phí, tồ chức sản xuất, ghi hình, hậu kỳđược I.Q thực hiện hoàn toàn, VTV2 chỉ kiểm duyệt lại nội dung băng thành phẩm trước khi phát sóng. Do đây là chương trình LQ chịu trách nhiệm sản xuât 100%, nên ở đây vai trò của nhà đài chỉ như là “người gác cổng thông tin”. Tuy nhiên, vì yếu tố thương mại và sự tác động quá lớn của nhà tài trợ nên trong chương trình này có nhiều khi yếu tố thương mại đã lấn át yếu tố thông tin sức khoẻ, những thông tin chương trình đưa ra là thông tin có lợi cho nhà tài trợ để lôi kéo người xem mua sản phẩm, nên tính khách quan chân thực có phần bị xem nhẹ và vai trò
“gác cống thông tin” của nhà đài cũng có phần lơi lỏng.
Quá trình sản xuất chương trình “Quý hơn vàng” để tiết kiệm chi phí và thời gian sản xuất, nhiều khi một số vị trí và các khâu sản xuất bị cắt bớt, không còn thực hiện đầy đủ theo đúng quy trình sản xuất một tác phẩm truyền hình thông thường. Đe tài thực hiện trong chương trình lặp đi lặp lại khá nhiều, và na ná như nhau, đây có thể một phần là do liên quan đến sản phẩm tài trợ, nhưng cũng một phần là do đơn vị sản xuất thiếu đầu tư cho việc tìm tòi ra các hướng phát triển nội dung mới, thiếu đầu tư cho yếu tố con người.
Phỏng vấn chị Vũ Loan - Biên tập viên phụ trách chương trình “Quý hơn vàng” của Công ty cổ phần Giải trí I.Q, chị Loan cho biết: “Hiện tại nhóm biên tập chương trình chỉ có 2 người, trong đó một người phụ trách chính toàn bộ nội dung, một người phụ trách phần tiểu phẩm và khách mời. Thực tế sản xuất chương trình một người phải kiêm nhiệm rất nhiều vị trí công việc, nên thiếu sự đàu tư chuyên môn hoá và không thể đảm bảo được hết mọi vị trí đều hoạt động tốt”. Vì thực hiện ghi hình ở trường quay tư nhân nên các thiết bị cũng hết sức tối giản, chứ không đầy đủ như trường quay của đài. Nhưng bù lại, việc làm sân khấu và trang hoàng trường quay lại rất được chú trọng, và
có vẻ được đầu tư hoành tránh hơn so với các chương trình sức khoẻ do nhà Đài tự ghi hình, đó có thế cũng là do yêu cầu của nhà tài trợ.
Neu xét theo lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự thì chương trình
“Quý hơn vàng” còn chưa đưa ra được một hướng đi đúng đắn, và mục tiêu cụ thể để thực hiện, chương trình sản xuất xong đợt này thì lại làm đợt tiếp, chứ chưa có kế hoạch, chưa có một chiến lược dài hạn. Mỗi nhà tài trợ tham gia vào chương trình thì lại có những sự thay đổi cách thức thực hiện chứ không đảm bảo giữ íormat, cả về nội dung và quá trình sản xuất cũng thay đổi theo. Cũng theo chị Vũ Loan: “Ngay cả chuyện người dẫn chương trình nào lên sóng cũng là do nhà tài trợ yêu cầu, chuyện mời khách mời nào, bác sỹ nào tư vấn cũng là do nhà tài trợ”. Kháo sát các chương trình có thể thấy ngay giai đoạn đầu khi có nhiều nhà tài trợ thì chương trình có hình thức thay đối liên tục, sau đó khi Công ty cổ phần Dược phẩm Vinh Gia chính thức tài trợ toàn bộ thì chương trình giữ nguyên một hình thức, và có sự lặp đi lặp lại liên tục nội dung chỉ nhằm quảng bá cho sản phẩm. Chính sự việc thiếu một chiến lược dài hơi để tiếp cận công chúng, mà sản xuất theo kiểu nhỏ giọt đã khiến chất lượng chương trình không đảm bảo, ngày càng xa đà vào yếu tố thương mại và vô hình chung mục tiêu tiếp cận công chúng đã bị không thực hiện được, mà đây lại là mục tiêu lớn nhất của nhà tài trợ.
Đối với chương trình “Sức khỏe trong tầm tay” giai đoạn đầu được ekip sản xuất của kênh VTV9 chịu trách nhiệm toàn bộ nên cách thức sản xuất đúng quy chuẩn hơn và đảm bảo hơn về chất lượng chương trình. Sau đó, chương trình được Công ty Sự Kiện Việt phối họp sản xuất, tuy nhiên về nội dung VTV9 vẫn là đơn vị chịu trách nhiệm nên có vẻ chương trình này có độ tin cậy cao hơn, yếu tố thương mại và yếu tố thông tin tư vấn sức khoẻ hài hòa hơn và không gây phản cảm. Quy trình sản xuất chương trình là quy trình mà phóng viên/biên tập viên khai thác đề tài hoặc ban biên tập giao đề tài, sau khi đã có đề tài biên tập viên của đài sẽ triển khai kịch bản cụ thể và chuyển
những phần việc cụ thể cho Sự Kiện Việt đảm trách, đồng thời Sự Kiện Việt là đơn vị mời tài trợ.
Sơ đồ 2.2.3 (2): Quy trình thực hiện chương trình liên kết sản xuất một phần giữa đài truyền hình và đơn vị truyền thông
Chương trình “Sức khoẻ trong tâm tay” được thực hiện theo hướng chỉ liên kết một phần, tức là Đài truyền hìnhvẫn chịu trách nhiệm chính, còn đơn vị truyền thông chỉ là đơn vị được thuê sản xuất theo kịch bản của nhà Đài.
Hoạt động liên kết, xã hội hóa sản xuất chương trình “Sức khoẻ trong tầm tay” trong trường hơp này thực chất là các VTV9 không trực tiếp thực hiện việc sản xuất tất cả các công đoạn của chương trình mà huy động các nguồn lực khác ngoài hệ thống của đài như mua bán, trao đổi, khai thác tư liệu, thuê làm một số công đoạn trong quá trình sản xuất chương trình (làm tiền kỳ, tiếu phẩm, làm hậu kỳ ...). Hình thức hoạt động liên kết trong trường hợp này chủ yếu là đối tác liên kết đầu tư kinh phí sản xuất chương trình, hoặc sản xuất thuê một số khâu cho chương trình và quyền lợi của đối tác liên kết được trả từ hoạt động quảng cáo.
Ghi hình Dựng hình
Khảo sát quá trình sản xuất chương trình có thể thấy,các mảng công việc được giao ra bên ngoài sẽ khá thuận lợi và được đầu tư thích đáng nếu có nhà tài trợ, còn khi không có tài trợ thì đơn vị liên kết sản xuất cho đủ yêu cầu trả sản phẩm cho nhà đài, và tiết kiệm chi phí bằng cách cắt giảm nhân sự, máy móc, thiết bị. Cụ thể, với chương trình “Sức khoẻ trong tầm tay” sau khi VTV9 liên kết sàn xuất với Công ty cổ phần Truyền thông Sự Kiện Việ, công ty này đã tìm được nhà tài trợ và đã đầu tư khá nhiều cho việc ghi hình tiền kỳ chương trình. Trang thiết bị trường quay, sân khấu, người dẫn chương trình, chuyên gia... đều được chuẩn bị rất kỹ càng và công phu.
Nhìn một cách tổng thể, “Sức khoẻ trong tầm tay” là chương trình có hoạch định chiến lược dài hơi và bài bản hơn “Quý hơn vàng”, quá trình sản xuất chương trình và kiểm soát nội dung phát sóng cũng bài bản, chặt chẽ hơn. Có lẽ vì vậy mà nội dung chương trình phát sóng đảm bảo hơn, không bị yếu tố quảng cáo thương mại đan xen quá nhiều gây phản cảm.
Cả hai hương trình “Quý hơn vàng” và “Sức khoẻ trong tầm tay” mặc dù íồrmat đều có phần tương tác với khán giản qua việc nhắn tin trả lời câu hỏi để nhận quà và gọi điện về tổng đài để tư vấn, góp ý. Tuy nhiên, cả hai chương trình đều thực hiện theo cách thức ghi hình nhiều số một lúc, thường là 4 đến 6 số một ngày rồi phát sóng trong cả tháng theo lịch đã định sẵn. Do vậy, yếu tố phản hồi thông tin từ khán giả gàn như không thực hiện được, có chăng chỉ là trả lời trắc nghiệm và nhận quà, còn việc tiếp nhận ý kiến từ số trước để tư vấn trong số sau là không có, bởi chương trình ghi hình sẵn nên không thể thay đổi nội dung. Không chỉ có hai chương trình này, rất nhiều chương trình tư vấn sức khoẻ khác vẫn chủ yếu dựa trên quan niệm truyền thông một chiều. Nghĩa là Đài Truyền hình tiến hành lên nội dung và ghi hình trước nhiều số phát sóng, sau đó chiếu trên tivi theo đúng khung giờ đã quy định. Với hướng xây dựng chương trình này, các phản hồi của người dùng (Trừ với những trường hợp thông tin sai lệch, thông tin phản cảm...) thì đều