7. Kết cấu của luận văn
3.3. Đề xuất kiến nghị
3.3.1. Đề xuất với các cơ quan quản lý
3.3.1.1 Xây dựng quy hoạch và lộ trình hoàn thiện hành lang pháp lý Tại Việt Nam hiện nay, cơ chế pháp lý vẫn còn nhiều điểm chưa bắt kịp với sự phát triển nhanh chóng của quá trình liên kết sản xuất chương trình truyền hình nói riêng và xã hội hóa truyền hình nói chung. Vì vậy, các cơ quan quản lý như Bộ Thông tin và Truyền thông cần phải xây dựng một lộ trình để nhanh chóng hoàn thiện hành lang pháp lý, các quy định cụ thể và các chế tài xử phạt để giúp hoạt động liên kết sản xuất chương trình truyền hình không đi ngược lại với những định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực truyền thông.
Trong Luật báo chí số 103/2016/QH13 ban hành ngày 05/04/2016, hoạt động liên kết sản xuất chương trình truyền hình đã được đưa vào Điều 37 của Luật này với 6 mục khác nhau. Cụ thể là:
Điều 37. Liền kết trong hoạt động báo chỉ
- Mục 1: Cơ quan báo chí được phép liên kết trong hoạt động báo chí với cơ quan báo chí khác, pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực liên kết theo quy định của pháp luật.
Người đứng đàu cơ quan báo chí chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động liên kết trong lĩnh vực báo chí theo quy định của pháp luật.
- Mục 2: Cơ quan báo chí được phép liên kết trong các lĩnh vực sau đây: Thiết kế, trình bày, in, quảng cáo, phát hành báo chí và nội dung thông tin quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản này;
Khai thác hoặc mua bản quyền về măng sét, nội dung các ấn phẩm báo chí thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, thể thao, giải trí, quảng cáo và thông tin kinh tế của báo chí nước ngoài để xuất bản tại Việt Nam;
Tố chức, cá nhân nước ngoài được phép liên kết khai thác hoặc mua toànbộ bản quyền về măng sét, nội dung các ấn phẩm báo chí hợp pháp của Việt Nam để xuất bản tại nước ngoài; Sản xuất chương trình, kênh phát thanh, kênh truyên hình thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội; Sản xuất các sản phẩm báo in, báo điện tử thuộc các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, quảng cáo, an sinh xã hội.
- Mục 3: Các chương trình liên kết trên kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin, tuyên truyền thiết yếu theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông và kênh thời sự - chính trị tổng họp không vượt quá ba mươi phần trăm tổng thời lượng chương trình phát sóng lần thứ nhất của kênh này.
- Mục 4: Việc liên kết các chương trình phát thanh, chương trình truyền hình giải trí, trò chơi truyền hình, truyền hình thực tế có bản quyền, kịch bản chương trình nước ngoài phải được Việt hóa, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.
- Mục 5: Trường họp cơ quan báo nói, báo hình có hoạt động liên kết sản xuất toàn bộ kênh phát thanh, kênh truyền hình thì số kênh liên kết không vượt quá ba mươi phần trăm tổng số kênh phát thanh, kênh truyền hình được cấp giấy phép sản xuất.
- Mục 6: Nội dung các chương trình liên kết phải phù họp với quy định của pháp luật Việt Nam.
Thông qua điều Luật này, có thể dễ dàng nhận thấy, dù đã đưa hoạt động liên kết sản xuất báo chí vào Luật nhưng mới chỉ dừng lại ở khía cạnh
bao quát phương thức trình bày (Số kênh liên kết không vượt quá 30% tổng số kênh, quy định thời lượng quảng cáo, Việt hóa chương trình nước ngoài ngoài...). Trong khi đó, yếu tố quan trọng nhất là nội dung chương trình thì mới chỉ được quy định chung chung ở mục 6 là “phù hợp với quy định của Pháp luật Việt Nam”. Quy định này chưa bao quát được toàn bộ các yếu tố của thực tiễn, dẫn tới việc nhiều chương trình tuy không vi phạm về pháp luật nhưng lại ảnh hưởng tới yếu tố thuần phong mỹ tục, quan niệm đạo đức, truyền thống dân tộc Việt Nam. Điêu này có thê thây rât rõ thông qua một sô chương trình liên kết sản xuất trong lĩnh vực giải trí từng bị Bộ Thông tin và Truyền thông xử phạt như Luận văn đã trình bày ở phía trên.
Vì vậy, các cơ quan quản lý cần phải tiếp tục nghiên cứu, bám sát thực tiễn, ban hành thêm những quy định mang tính kiểm soát và định hướng cụ thể hơn nữa về nội dung với mảng liên kết sản xuất chương trình truyền hình nói chung và chương trình tư vấn sức khỏe nói riêng
3.3.1.2 Cần có kế hoạch, phương pháp thanh kiêm tra họp lý
Xây dựng chính sách và tổ chức thực hiện chính sách là 2 lĩnh vực khác biệt nhưng lại có mối quan hệ biện chứng. Thực thi không đúng thì dù chính sách tốt nhưng cũng khó có thể đi vào thực tiễn cuộc sống. Vậy nên, để việc liên kết sản xuất chương trình truyền hình phát triển theo đúng hướng thì bên cạnh chính sách quản lý cũng cần có kế hoạch, phương pháp thanh kiểm tra và những chế tài phù họp. Việc liên tục xử lý sai phạm nếu có sẽ có tác dụng răn đe và điều chỉnh lại những sai phạm trong lĩnh vực này.
Sáng ngày 17/11/2017, trong phiên trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội về vấn đề xã hội hóa chương trình truyền hình, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong năm 2017, một số đài Phát thanh -Truyền hình lớn đang thưc hiện các hoạt động liên kết chương trình, kênh chương trình như: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài truyền hình Kỳ thuật số VTC, Đài Phát thanh Truyền hình Vĩnh Long, Đài Phát thanh Truyền hình Bình Dương,
Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh... Những đơn vị này đều đang rà soát lại hoạt động liên kết để đảm bảo tuân thủ quy định của Luật Báo chí 2016. Tuy nhiên, việc thực hiện cần có lộ trình do thực tế nhiều hợp đồng liên kết sản xuất đã được ký kết trước khi Luật Báo chí 2016 có hiệu lực. Việc quản lý hoạt động liên kết, xã hội hóa các chương trình truyền hình của Đài Phát thanh Truyền hình còn gặp nhiều khó khăn đối với các cơ quan quản lý nhà nước. Một số đài không muốn công khai hoạt động liên kết hoặc có tình trạng buông lỏng, phụ thuộc vào đôi tác liên kêt trong việc quyêt định nội dung, định hướng chương trình do bị phụ thuộc vào đối tác về tài chính, kinh phí sản xuất.
Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin điện tử vẫn đảm nhiệm vai trò quản lý, giảm sát và xử phạt những chương trình liên kết sản xuất vi phạm những quy định về Luật Báo chí, Luật Quảng cáo và Luật Sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau như: số lượng chương trình lớn, nhân lực có hạn... mà hoạt động thanh kiếm tra mới chỉ dừng lại dựa trên những bản lưu chiểu của các chương trình đã phát sóng. Do đó, phần lớn các chương trình, số phát sóng bị phạt đều là “phạt nguội”, phạt hành chính nên chưa đảm bảo tính răn đe và chưa kịp thời kiểm soát được sai phạm trước khi chương trình lên sóng. Đây cũng là vấn đề cần được quan tâm hơn nữa để nâng cao chất lượng của các chương trình liên kết sản xuất hiện nay.
3.3.1.3 Tăng cường đầu tư mọi mặt đê nâng cao vai trò chủ đạo, nòng cốt của Đài truyền hình
Nhận thức và thực hiện điều này sẽ tạo điều kiện tốt để các nhà Đài không phải phân tâm trong việc xác định nhiệm vụ kinh tế, nhiệm vụ chính trị. Lúc này, các Đài Truyền hình sẽ thực sự trở thành “đầu tàu” lôi kéo toàn bộ hoạt động liên kết sản xuất đi đúng hướng.
Trong thực tiễn, Chính phủ cũng đã đề ra những giải pháp tương đối cụ thể để quy hoạch, phát triển lĩnh vực báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, lộ trình đến 2025. Cụ thể, ngày 03/04/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 362/QĐ-TTg, phê duyệt quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến 2025. Quyết định đã đề ra một số giải pháp tương đối cụ thể trên nhiều lĩnh vực như: Thông tin, tuyên truyền; pháp luật, cơ chế, chính sách; tố chức bộ máy; nâng cao năng lực thực thi pháp luật; tài chính;
nhân lực; khoa học công nghệ; hợp tác quốc tế đối ngoại. Tuy nhiên, lộ trình này áp dụng chung cho tất cả các cơ quan báo chí mà chưa định hướng cụ thể và gấn sát với tình hình hoạt động thực tế của các Đài Truyền hình từ Trung ương tới địa phương. Vì lẽ đó, đế đưa quy hoạch vào thực tiễn cần một chặng đường dài với nhiều văn bản, nghị định hướng dẫn cụ thể hơn.
Đặc biệt các Đài truyền hình cần chú trọng đầu tư nhiều hơn nữa trong việc đổi mới trang thiết bị, máy móc và công nghệ sản xuất các chương trình truyền hình, bởi hiện tại khán giả yêu cầu rất cao về chất lượng âm thanh, hình ảnh chứ không đơn thuần chỉ tiếp nhận nội dung thông tin. Nên nếu chương trình có thông tin hấp dẫn mà chất lượng hình ảnh không tốt thì cũng không thể thu hút nhiều người xem.
3.3.1.4 Đào tạo và phát triên nhân lực
Công việc này cũng cần phải được tiến hành thường xuyên, bài bản và liên tục. Nhân lực trẻ trong thời đại mới sẽ tạo ra những chương trình chất lượng và nắm được đúng định hướng, chủ trương của Đảng và chính sách, Pháp luật của Nhà nước để tác nghiệp một cách chuyên nghiệp, đạo đức.
Đe đáp ứng yêu cầu của sự phát triển lĩnh vực báo chí nói chung và liên kết sản xuất chương trình truyên íhiníh nói riêng, các cơ quan quản lý, cơ quan báo chí và cơ sở đào tạo cần phải tiếp tục tích cực đổi mới căn bản các hoạt động của mình trên nhiều phương diện như:
- Đổi mới mô hình đào tạo nguồn nhân lực báo chí, truyền thông; thích ứng với nhu cầu xã hội trong bối cảnh báo chí, truyền thông, truyền hình đang có sự chuyển đổi nhanh chóng, mạnh mẽ. Sự thay đổi liên tục, mạnh mẽ và nhanh chóng này đang dần trở thành thách thức không chỉ với cơ sở đào tạo mà còn với cả các cơ quan báo chí. Bởi lẽ, mô hình đào tạo, làm việc hiện nay không còn khả năng đáp ứng được nhu cầu của các phương tiện truyền thông, tác phẩm, chương trình truyền thông đang thay đổi nhanh chóng. Từ đó, các cơ sở đào tạo cần phi rà soát lại toàn bộ mục tiêu, nội dung, chương trình, mô hình đào tạo để bám sát hơn nữa thực tiễn, đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu sử dụng lao động của các cơ quan báo chí, truyền thông.
- Tăng cường xây dựng thực hành, đôi mới phương pháp đào tạo, giảng dạy. Báo chí nói chung và các chương trình liên kết sản xuất nói riêng hiện nay đều cần nhiều các kỹ năng nghiêp vụ và sự nhanh nhạy với thực tiễn.
Chính vì vậy, các cơ sở đào tạo cần phải tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy, tránh tình trạng “giảng chay”, nặng về đào tạo lý thuyết, xa rời thực tế.
Sinh viên trong quá trình học cần phải được trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất chương trình truyền hình, nắm vững những nguyên tắc, quy định của Luật pháp về chương trình nói chung và chương trình liên kết nói riêng. Có như vậy, nhân lực đào tạo ra mới có thể nhanh chóng bắt kịp yêu cầu công việc nhưng vẫn đảm bảo sản xuất ra những tác phẩm báo chí đúng luật, tuân thủ những quy tắc, chuẩn mực của đạo đức và lương tâm người làm báo.
- Coi trọng giáo dục, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội, kỹ năng công nghệ thông tin, ngoại ngữ cho sinh viên. Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ truyền thông là thách thức lớn với quá trình đào tạo nhân lực. Đe đương đầu với những thách thức và cám dồ, sinh viên càn được đào tạo cẩn thận để hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, phương pháp luận khoa học, các giá trị cốt lõi, ý thức trách nhiệm xã hội, ý thức công dân và tấm lòng yêu nước. Những yếu tố này rất cần thiết để sinh viên sau
này có thể phân biệt đúng sai, có phương pháp nhận thức khoa học và tư duy độc lập, đúng đắn trong hoạt động báo chí truyền hình. Ngoài ra, trong môi trường hoạt động quốc tế, sinh viên cần phải biết ngoại ngữ và tin học vì đây là 2 yếu tố có tính ứng dụng cao. Vì lẽ đó, việc chuẩn hóa tin học, ngoại ngữ cần phải trở thành yếu tố bắt buộc trong đào tạo nhân lực báo chí truyền thông.
-Tăng cường hướng nghiệp, giúp sinh viên có nhận thức đúng về hoạt động báo chí truyền thông. Không phải ngẫu nhiên mà lĩnh vực báo chí truyền thông lại được định vị là “Quyền lực thứ 4” của xã hội, do đó, nếu không được định hướng đúng đắn về nghề nghiệp sẽ dẫn tới việc việc mơ hồ trong nhận lực quyền lực của báo chí và nhà báo đối với xã hội. Thêm vào đó, việc không được giáo dục, định hướng nghê nghiệp đúng đăn sẽ khiên sinh viên ra trường ngộ nhận lệch lạc, lạm dụng báo chí để trục lợi, vi phạm đạo đức nhà báo và luật pháp, gây ảnh hưởng tới cá nhân, đoàn thể hoặc thậm chí là cả xã hội.
-Phối hơp chặt chẽ với cơ quan báo chí truyền thông theo hướng xã hội hóa quá trình đào tạo, nâng cao chất lượng đồng thời nâng cao khả năng tìm việc làm cho sinh viên sau này. Các cơ sở đào tạo cần phải lên kế hoạch hợp tác, xây dựng quy chế phối hợp đào tạo, nghiên cứu khoa học với các cơ quan báo chí, truyền thông. Điều này vừa giúp các cơ sở đào tạo nắm được nhu cầu thực tế về nhân lực của các cơ quan này, đồng thời mở ra cơ hội cho sinh viên được tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành tác phẩm báo chí nói chung và quá trình sản xuất các chương trình truyền hình liên kết nói riêng. Từ đó, mở rộng hơn nữa cánh cửa việc làm đúng chuyên ngành cho sinh viên.
Con người cần được sử dụng đúng chức năng, đúng chuyên môn nghiệp vụ đó cũng là góp phần nâng cao chất lượng chương trình và tạo ra những sản phẩm tốt để thu hút người xem.
3.3.2. Đề xuất với các Đài Truyền hình
3.3.2.1 Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu của công chúng và của đối tác
Chỉ khi nắm được chính xác những nhu càu, mong muốn của công chúng thì các nhà đài mới có thể sản xuất được những chương trình tư vấn sức khỏe phù hợp với nhu cầu đại chúng, đi vào thực tiễn.Đồng thời, việc nghiên cứu cả nhu cầu của đối tác cũng sẽ đảm bảo cho hoạt động liên kết sản xuất chương trình diễn ra thuận lợi, hiệu quả hơn.
Cũng cần có giải pháp chiến lược tận dụng mạng xã hội trong làm áo hiện nay để quảng bá và kết nối chương trình rộng rãi hơn, tăng cường nghiên cứu hành vi của công chúng, theo dõi và báo cáo điều chỉnh ngay khi tình huống páht sinh liên quan đến tin bào, xây dựng các tiêu chí để quyết định số lượng và loại nội dung sẽ đưa vào các chương trình hoặc quản lý phản hồi như thế nào.
3.3.2.2 Lập kế hoạch sử dụng những nguồn lực cho phù hợp
Liên kết sản xuất các chương trình truyền hình đã mở ra một kỷ nguyên mới cho các đài truyền hình, đó là việc có thêm hàng loạt những nguồn tài nguyên đến từ xã hội hóa. Vì vậy, các Đài Truyền hình cần phải lập kế hoạch đường dài để sử dụng những nguồn lực này cho phù hợp.
Theo phương hướng hiện nay, các Đài Truyền hình có thể sẽ được cấp phép để hoạt động với cơ chế tài chính như một doanh nghiệp. Điều này đã trở thành hiện thực ở Đài Truyền hình Việt Nam khi Bộ Thông tin và Truyền thông tạo điều kiện cấp phép dịch vụ kinh doanh cho Đài Truyền hình Việt Nam (với cơ chế đặc thù Đài được vận dụng cơ chế tài chính như doanh nghiệp theo Nghị định 02/2018/NĐ-CP). Neu cơ chế này được mở rộng, các Đài Truyền hình sẽ có cơ sở pháp lý tương tự doanh nghiệp trong việc phát triển, cung cấp và kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ truyền hình trên Internet.