7. Kết cấu của luận văn
3.1. Khuynh hướng sản xuất các chương trình tư vấn sức khỏe trên truyền hình
3.1.1. Mở rộng liên kết sản xuất và xã hội hóa sản xuất chương trình truyền hình
Trong quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020, dự báo ngành Truyền hình Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ về hạ tầng truyền dẫn, đặc biệt là sự phát triến mạnh mẽ của hạ tầng internet trong cách mạng 4.0. Đây chính là yếu tố chi phối mạnh mẽ đến quá trình liên kết sản xuất và xã hội hóa các chương trình truyền hình.
Về hạ tầng truyền dẫn, sự phát triển này đã được chỉ ra từ trong “Đề án số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất” do Thủ Tướng Chính Phủ phê duyệt ngày 27/12/2011. Ở giai đoạn 4 của “Kế hoạch số hóa”đã quy định:
- Từ năm 2017 đến 2020, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất toàn quốc và khu vực có trách nhiệm triển khai và hoàn thành việc xây dựng hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm IV để chuyển tải các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trịm thông tin tuyên truyền thiết yếu của các đài truyền hình trung ương và địa phương trên địa bàn;
- Căn cứ vào tình hình triển khai hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình, các đài truyền hình trung ương và địa phương thực hiện việc phát sóng song song các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu trên hạ tàng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất và truyền hình tương tự mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm 4;
- Trước ngày 31/12/2020, các đài truyên hình trung ương và địa phương kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất tại các tỉnh thuộc nhóm 4.
Về sự phát triển hạ tầng internet trong thời đại 4.0, ngay từ năm 2017, trong khuôn khổ “Tọa đàm Internet: Nen tảng cho doanh nghiệp Việt hội nhập kinh tế số” diễn ra ngày 22/11/2017, trong báo cáo của Tọa đàm, sau 20 năm kể từ ngày chính thức mở cửa internet (22/11/1997), Việt Nam có hạ tầng viễn thông 2G, 3G, 4G phủ sóng trên cả nước với hệ thống hơn 150.000 trạm BTS. Tỷ lệ người dùng di động đạt hơn 128 triệu thuê bao, trong đó có 36.2 triệu thuê bao băng rộng di động và 11 triệu thuê bao Internet.
Hạ tầng truyền dẫn và internet rộng mở đã tạo điều kiện mạnh cho việc tăng trưởng số lượng công chúng cho báo chí truyền hình, trở thành lĩnh vực
“hấp dẫn” cho việc liên kết sản xuất chương trình, phục vụ đa dạng nhu cầu thông tin của công chúng, nhất là với lĩnh vực tư vấn sức khỏe. Các chương trình truyền hình nói chung và truyền hình tư vấn sức khoẻ nói riêng hiện đây đều có chung khuynh hướng sẽ mở rộng liên kết sản xuất bởi liên kết sản xuất sẽ giúp tận dụng được các nguồn đầu tư từ doanh nghiệp, giảm chi phí sản xuất cho các nhà Đài, đồng thời đây cũng như một kênh để mở rộng các chương trình một cách hiệu quả.
3.1.2. Thay thế các chương trình tư vấn sức khỏe theo format truyền thống bằng các chương trình tư vẩn sức khoẻ có format hiện đại dễ tiếp cận công chúng hơn
Trong bối cảnh những chương trình giải trí với đủ loại format đa dạng đến từ khắp nơi trên thế giới đang “chiếm sóng” của mọi kênh truyền hình, để tiếp tục tồn tại và phát huy sự ảnh hưởng thì những chương trình tư vấn sức
khỏe trên truyền hình buộc phải thay đổi theo những íồrmat có tính giải trí hơn so với các íbrmat mang tính truyền thống hiện tại.
Phỏng vân chị Nguyên Hải Anh (Biên tập viên của kênh VTV2, Ban Khoa giáo - Đài truyền hình Việt Nam) về vấn đề thay đổi íormat sản xuất các chương trình tư vấn về sức khỏe, chị cho biết: “Trong giai đoạn 2012 - 2015, khoảng 80% íormat sản xuất chương trình tư vấn sức khỏe đều là do người Việt tự sáng tạo. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2016 đến nay, íồrmat do người Việt sáng tạo đang bị đi theo một lối mòn sẵn có nên dần bị “nhạt” với người xem. Vì vậy, những chương trình thuộc dạng liên kết sản xuất với công ty truyền thông bên ngoài, lồrmat có tham khảo từ các chương trình nước ngoài đang rất mới lạ, có tỷ lệ công chúng đón xem rất cao. Ban Lãnh đạo Đài cũng đang chủ trương ký họp đồng liên kết sản xuất, phê duyệt phát sóng với những chương trình được đầu tư theo hướng này”.
Những format hiện đại, mới lạ có sự tham khảo từ các chương trình sức khoẻ của nước ngoài thường đi theo hướng kết hợp nhiều yếu tố giải trí trong chương trình tư vấn sức khoẻ, ví dụ như tăng thêm tương tác với khán giả, khách mời thông qua các trò chơi, câu hỏi nhanh, vui vẻ, tăng thêm các tình huống, tiểu phẩm hài hước, các vấn đề bàn luận và tư vấn được đưa ra nhẹ nhàng hơn và lối tư vấn thoải mái dạng trò chuyện, tâm sự nhiều hơn thay cho cách tư vấn theo lối truyền thống hàn lâm.
3.1.3. Chuyên môn hóa và chuyên biệt hóa
Trong vài năm trở lại đây, xu hướng này đang trở nên phổ biến hơn trong việc sản xuất các chương trình truyền hình. Các Đài Truyền hình như ĐàiTruyền hình Việt nam cũng chỉ sản xuất những chương trình quan trọng, những tin tức thời sự... Còn những chương trình chương trình giải trí, khoa giáo trong đó có các chương trình tư vấn sức khoẻ sẽ được giao cho các đối tác là công ty truyền thông liên kết sản xuất. Xu hướng này tạo thuận lợi cho cả Đài truyền hình, đối tác liên kết là các công ty truyền thông trong quá trình
sản xuất chương trình. Công chúng cũng sẽ thêm nhiều lựa chọn vì sự đa dạng về nội dung, hình thức thể hiện.