Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sự pháttriển của các công ty.Là một người làm việc trong môi trường các khu cơng nghiệp có vốnđầu tư nước ngồi 12 năm, hiện đang làm công t c tại phòng tr
Trang 1MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hãng tin AP và các đài truyền hình của Nhật Bản đã truyền đi mộtthông điệp giàu cảm xúc, chạm đến trái tim của hàng triệu người trên thế giới
về hình ảnh Chủ tịch Tập đoàn nổi tiếng Toyota vào ngày 24-2-2011: “Saubuổi điều trần trước Quốc hội Mỹ về độ an toàn của các loại xe, Chủ tịchToyota Akio toyoda đã gặp gỡ nhân viên, cảm ơn họ đã ủng hộ công ty trongkhủng khoảng
“Khi phải điều trần trước Quốc hội Mỹ, tôi không thấy cô đơn Cácbạn, những đồng nghiệp của tôi trên toàn nước Mỹ và khắp thế giới đều ở bêntôi”, giọng người đứng đầu hãng sản xuất xe Nhật Bản danh tiếng toàn cầubất ngờ nghẹn lại, rồi bật khóc Khán phòng im lặng, vị chủ tịch mãi khôngthể cất lên lời và toàn thể những người có mặt cùng vỗ tay khích lệ
Ông chủ tịch Toyota tiếp tục làm mọi người phải rơi lệ “Các bạn đã cómặt bên tôi, cổ vũ và chia sẻ Không gì có thể diễn tả hết lòng biết ơn những
gì các bạn đã dành cho tôi, cho công ty Tôi chỉ có thể nói một điều đơn giảnthế này: Cảm ơn Các bạn rất nhiều Chúng ta, những thành viên Toyota trêntoàn thế giới cần sũy nghĩ lại mọi chuyện trong hoạt động của chúng ta đểgiành lại niềm tin kh ch hàng” [33]
Một lời xin lỗi chân thành không làm hạ thấp Chủ tịch Toyota mà giữvững và nâng tầm thương hiệu hãng xe danh tiếng này
Trong trường họp trên, bộ phận truyền thông của Tập đoàn Toyota đãkhai thác rất tốt kênh báo chí để xử lý khủng khoảng và điều quan trọng làmang lại hiệu quả trong truyền thông nội bộ Lời nói cảm ơn chân thành củaChủ tịnh Akio Toyoda với nhân viên trong công ty trên báo chí đã để lại ấntượng sâu sắc, làm nhân viên của tập đoàn trên toàn thế giới hiểu rằng họđang làm việc cho một ông chủ tuyệt vời và một công ty không thể tốt hơn
Trang 2Điều này mang lại tinh thần đoàn kết, đồng lòng, tinh thần công hiến của nhânviên trong công ty vì sự phát triển của Tập đoàn Toyota.Qua sự kiện trên, ítnhiều đã chứng tỏ vai trò quan trọng hàng đầu của việc khai thác kênh báo chítrong truyền thông nội bộ.
Kể từ khi nước ta đổi mới (1986), ngày càng nhiều công ty nước ngoàiđến đầu từ làm ăn đã thổi làn gió mới vào nền kinh tế nước nhà, góp phần làm
“thay da đổi thịt” kinh tế Việt Nam Thật không khó để tìm dẫn chứng Đơn
cử Công ty điện thoại SamSung ở Bắc Ninh xuất khẩu đạt 23,9 tỷ USD vàonăm 2013, chiếm khoảng 18% tổng kim gạch xuất khẩu cả nước [40] Đâyhẳn là một con số biết nói
Một sự kiện được xem là “lịch sử” đối với tỉnh Thái Nguyên đã diễn ravào tháng 3/2014 Nhà máy SamSung đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tưgần 6 tỷ USD làm sáng bừng bức tranh kinh tế tỉnh trung du này, giải cơnkhát việc làm cho hơn 6 vạn lao động Nhiều công nhân vốn quen với cây lúa
củ kho i đã có mức thu nhập cả chục triệu đồng mỗi th ng Đó là số tiền màtrước kia trong giấc mơ họ cũng dám tin có ngày trở thành sự thật Đời sốngcủa nhiều gia đ nh nông thôn đã đổi thay
Như vậy, chúng ta thấy rằng, các công ty FDI hoạt động ở Việt Nam có
ý nghĩa rất quan trọng, góp phần giúp nước ta tránh tụt hậu so với phần cònlại phát triển của thế giới, cải thiện đ ng kể cuộc sống người dân
Vấn đề là làm sao để hàng vạn lao động ở nhiều vùng miền cùng làmviệc trong một công ty có vốn đầu từ nước ngoài như SamSung với văn hóakhác nhau có được tinh thần đoàn kết vì sự phát triển của công ty luôn làmđau đầu ban lãnh đạo công ty Rồi làm sao để ban lãnh đạo ở xứ sở bên ngoài
có thể hòa nhập với nhân viên và công nhân sở tại chưa bao giờ là vấn đề đơngiản Truyền thông nội bộ có thể là chìa khóa hữu hiệu để mở toang cách cửangăn c ch sự khác biệt, tạo lập, duy trùy sự hiểu biết và phát triển mối quan hệtốt đẹp trong nội bộ công ty Qua đó, tạo sự đồng lòng từ lãnh đạo đến chuyên
Trang 3viên, nhân viên, công nhân cùng nắm chặt tay nhau để đưa công ty đến với sựthịnh vượng Sự phát triển của công ty cũng mang lại cơ hội cải thiện đờisống cho từng cá nhân trong công ty đó.
Ông Alvie Smith, cựu gi m đốc truyền thông của công ty GeneralMotors trong một nghiên cứu đã cho biết, người lao động không trung thànhvới tổ chức của họ, hoặc không cam kết giúp tổ chức đạt được mục tiêu của
họ, có thể làm tốn mất 50 tỷ USD/năm [32, tr.124] Trong khi đó, hơn 80%nhân viên ở Mỹ và Anh nói rằng hoạt động giao tiếp nội bộ ảnh hưởng đếnmong muốn tiếp tục duy trì hay thôi việc đối với một tổ chức Gần 1/3 chorằng hoạt động này có ảnh hưởng lớn đến quyết định của họ [32, tr 124, 125].Như vậy, truyền thông nội bộ là c nh tay đắc lực giúp lãnh đạo công ty tạolập, duy trì và phát triển niềm tin trong công ty.Tuy nhiên thực tế không ítcông ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn chưa coi trọng việc truyền thông nộibộ
Báo chí luôn là một kênh có vai trò quan trọng trong hoạt động truyềnthông của Các công ty, trong đó có truyền thông nội bộ Kênh báo chí giúpcho người làm truyền nội bộ hiệu quả hơn và rút ngắn con đường để đạt đượcmục đích truyền thông Báo chí không chỉ góp phần xây dựng hình ảnh,thương hiệu cho công ty mà các kết dính các thành viên trong công ty lại vớinhau, xây dựng tình thần đoàn kết, đồng lòng cùng dồn tâm sức vì công ty.Tuy nhiên việc sử dụng kênh báo chí trong truyền thông nội bộ ở nhiều công
ty có vốn đầu tư nước ngoài vẫn còn có hạn chế, thậm chí có công ty vẫnchưa thực sự coi trọng vấn đề này Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến sự pháttriển của các công ty
Là một người làm việc trong môi trường các khu công nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài 12 năm, hiện đang làm công t c tại phòng truyền thông nội
bộ tại Công ty Điện tử Samsung, tôi chọn đề tài “KHAI THÁC KÊNH THÔNG TIN BÁO CHÍ ĐỂ LÀM TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TRONG
Trang 4DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM” với mong muốn nghiên cứu các
hoạt động truyền thông nội bộ tại 02 doanh nghiệp đã lựa chọn là Công tyĐiện tử Samsung Việt Nam và Công ty Yamaha Motor Việt Nam để từ đó, hệthống hóa khung lý thuyết truyền thông nội bộ đối với doanh nghiệp có vốnFDI- một vấn đề còn rất mới mẻ và chưa có nhiều nghiên cứu ở Việt Nam Từ
đó, t m ra Các vấn đề trong hoạt động truyền thông nội bộ trong doanh nghiệpFDI; đề xuất các giải pháp góp phần tối ưu hóa bộ phận Truyền thông trongdoanh nghiệp FDI; Đề xuất một số nguyên tắc và kỹ năng cơ bản để thực hiệnhoạt động truyền thông trong doanh nghiệp FDI nhằm mong muốn góp mộtphần nhỏ bé đưa công t c truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp phát triển,góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển Doanh nghiệp nói chung và sựnghiệp CNH- HĐH đất nước nói riêng Trong bối cảnh đất nước đẩy mạnhhội nhập thế giới, Việt Nam tiếp tục là điểm đến của nhiều công ty nướcngoài thì luận văn không chỉ giàu ý nghĩa lý luận mà còn nhiều giá trị thựctiễn
2 Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề truyền thông nội bộchưa thu hút được nhiều nghiên cứu của Các chuyên gia cũng như Các nhànghiên cứu
- Về hoạt động truyền thông và truyền thông nội bộ của doanh nghiệp
Hầu hết nghiên cứu về hoạt động truyền thông của doanh nghiệp được
đề cập tới trong những cuốn sách về quản trị kinh doanh hay quan hệ côngchúng Những công trình nghiên cứu, bài báo, cuốn s ch này đề cập tới lýthuyết gắn với hoạt động truyền thông theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiênvẫn tập trung tới việc đưa Các những vấn đề lý luận chung nhất gắn với kháiniệm công cụ liên quan tới truyền thông, quan hệ công chúng, vai trò của hoạtđộng truyền thông đối với doanh nghiệp, các cách thức để phát triển kỹ năngcho người làm truyền thông và áp dụng hoạt động quan hệ công chúng đối với
Trang 5doanh nghiệp… Có thể kể tới như Thấu hiểu tiếp thị từ A đến Z (Philip Kotler, Lê Hoàng Anh dịch, 2006), Quan hệ công chúng, biến công chúng thành “fan” của doanh nghiệp (Business Edge MPDF, 2006), PR – Kiến thức cơ bản và đạo đức chuyên nghiệp (Đinh Thị Thúy Hằng chủ biên, NXB Lao động Xã hội, 2007), Sáng tạo chiến dịch PR hiệu quả (Anne Gregory, Trung An và Việt Hà dịch, 2007), Hoạt động PR trong thời đại mới (Lê Thúy
Hà, Tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện, số 12/2007),
Lợi ích của PR đối với một doanh nghiệp (Phan Thị Bình Minh, tạp chí Thông tin Khoa học kỹ thuật và kinh tế bưu điện, số 12/2007), Quy luật mới của PR và tiếp thị (David Meerman Scott, 2008), PR: Lý luận và ứng dụng (Đinh Thị Thúy Hằng, NXB Lao động Xã hội, 2008), Ngành PR tại Việt Nam (Đinh Thị Thúy Hằng, NXB Lao động Xã hội, 2010), Quản trị Quan hệ công chúng (PGS TS Lưu Văn Nghiêm, NXB Kinh tế Quốc dân, 2011)…
Không chỉ được đề cập tới trong những cuốn sách chung về quan hệcông chúng, mối quan hệ giữa doanh nghiệp và báo chí được nghiên cứutrong nhiều công trình khoa học, dưới góc độ tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ
quan/ bộ phận truyền thông của doanh nghiệp với giới báo chí như Mối quan
hệ giữa PR và báo chí (khảo sát một số doanh nghiệp và cơ quan báo chí giai đoạn 2006 – 2008) của tác giả Nguyễn Thị Nhuận (2008), Hoạt động PR của các doanh nghiệp và báo in tại TP Hồ Chí Minh của tác giả Lê Thị Ngọc Hường (2008), Vai trò của báo chí trong việc phát triển thương hiệu của tác
giả Đỗ Thị Hoa Quỳnh (2009)… Theo những hướng tìm hiểu về hiện trạng,cách thức tổ chức và hoạt động của bộ phận truyền thông đối với một hoặcnhóm doanh nghiệp cụ thể, việc nghiên cứu hoạt động truyền thông trongdoanh nghiệp đã được khảo sát trong nhiều luận văn thạc sỹ và khóa luận tốt
nghiệp như Hiện trạng và giải pháp về hoạt động Quan hệ công chúng trong các ngân hàng tại Việt Nam của tác giả Đặng Thị Châu Giang, Hoạt động PR tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay nhìn từ một số ngân hàng thương mại của tác giả Nguyễn Thị Hương Giang… Từ những phân tích cụ thể để
Trang 6các hoạt động quan hệ công chúng với doanh nghiệp cụ thể, các tác giả đã đưa
ra được những đ nh gi về thành công và hạn chế của các hoạt động này, đềxuất những giải pháp để doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn Khóa luận tốt
nghiệp với đề tài Mô hình tổ chức và hoạt động của Bộ phận quan hệ công chúng nội bộ (Nghiên cứu trường hợp ban công tác và quan hệ doanh nghiệp thuộc tập đoàn FPT) của sinh viên Lê Nữ Hạnh Nguyên đã đưa ra được tầm
quan trọng của bộ phận truyền thông nội bộ tại tập đoàn FPT và đề xuất áp
dụng lý thuyết Excellcence theory của James E.Grunig, Larissa A.Grunig và
David M.Dozier để xây dựng mô hình truyền thông hiệu quả đối với doanhnghiệp
Các nghiên cứu về truyền thông trong doanh nghiệp khá phong phú và
đa dạng, song rất ít các công trình nghiên cứu chuyên biệt về truyền thôngtrong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Có chăng chỉ là thấp thoángđâu đó trong một số công trình nghiên cứu đề cập gần đến lĩnh vực này Cóthể kể đến:
+ Michael Schudson, Sức mạnh của tin tức truyền thông (bản dịch cuốn
The Power of News, Harvarrd, Harvard University Press, 1995, người dịch:Thế Hùng, Trà My), Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, 2003
+ Robert L.Heath (2004), Handbook of Public Relations, Sage
+Renner Wolfgang (2010), Newspaper Marketing & Communication,
Wiener Zeitung, Vienna, Austria, Europe
Trang 7Ngoài ra, ý nghĩa của truyền thông đối với việc xây dựng thương hiệucho doanh nghiệp cũng được nhắc đến trong nhiều nghiên cứu, tài liệu hộithảo, công trình khoa học, luận án tiến sĩ, thạc sĩ như:
+ Bài thuyết trình của TS Marc Divine, Phó gi o sư tại trường IAE
Paris trong hội thảo “Vai trò của mạng xã hội trong các doanh nghiệp” ngày
Những nghiên cứu này là cơ sở nền tảng bởi truyền thông nội bộ trongdoanh nghiệp không thể nằm ngoài lý thuyết truyền thông và Các đặc điểmcủa truyền thông trong doanh nghiệp Tuy nhiên, lĩnh vực FDI là một lĩnh vực
kh đặc thù bởi thông tin về các doanh nghiệp sản xuất FDI không dồi dàocộng với tính phức tạp của nó càng khiến thông tin về hoạt động động truyềnthông nội bộ không hấp dẫn như những thông tin khác trong đời sống xã hội
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
a Mục đích nghiên cứu
Trang 8 Tìm ra các vấn đề đặt ra trong hoạt động truyền thông nội bộ trongdoanh nghiệp FDI và vai trò của kênh báo chí đối với truyền thông nội bộdoanh nghiệp FDI
Phân tích tính đặc thù của của hoạt động truyền thông nội bộ trongdoanh nghiệp FDI
Đề xuất một số nguyên tắc và kỹ năng cơ bản để thực hiện hoạt độngtruyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI
b Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ một số lý thuyết được áp dụng và các khái niệm: truyềnthông, truyền thông trong doanh nghiệp, truyền thông nội bộ, truyền thôngtrong doanh nghiệp FDI và vai trò của kênh báo chí đối với truyền thông nội
bộ doanh nghiệp FDI
Tìm hiểu và phân tích thực trạng truyền thông trong doanh nghiệp FDItại Việt Nam
Nghiên cứu các hoạt động truyền thông tại 02 doanh nghiệp đã lựachọn là Công ty điện tử Samsung và Công ty Yamaha Motor để từ đó hệthống hóa khung lý thuyết truyền thông đối với doanh nghiệp FDI
Trên cơ sở nghiên cứu, đề xuất kiến nghị và giải pháp nhằm nângcao hiệu quả truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của kênh báo chí đối với truyền thông nội bộ doanh nghiệp FDI
b Phạm vi nghiên cứu
Không gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập các thông tin về hoạt động
truyền thông thông qua các bộ phận truyền thông tại 02 doanh nghiệp đã lựachọn
Trang 9Thời gian: Nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin về hoạt động truyền
thông thông qua các bộ phận truyền thông tại 02 doanh nghiệp đã lựa chọn làCông ty Điện tử Samsung và Công ty Yamaha Motor từ năm 2012 đến năm2015
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
a Cơ sở lý luận
Cơ sở hệ thống lý thuyết về báo chí, truyền thông trong mối quan hệgiữa truyền thông đại chúng, truyền thông trong doanh nghiệp và truyềnthông trong doanh nghiệp FDI
b Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu thống kê xã hội học: Thống kê, tổng
hợp, lập bảng biểu theo các số liệu thu được từ bảng hỏi khảo sát và số liệu doCác đơn vị tiến hành hoạt động khảo sát cung cấp
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phân tích thông tin từ nguồn tài
liệu sẵn có (sách, báo, internet ), vận dụng để khái quát hóa và lý thuyết hóacác vấn đề đơn lẻ khảo s t được
- Phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp Cán bộ phụ trách
hoạt động Truyền thông của hai Doanh nghiệp khảo s t, qua đó tiến hành phântích đối chiếu với Các phương pháp khác để phục vụ mục tiêu nghiên cứu của
đề tài
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như:phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp diễn dịch, phương pháp quynạp và phương pháp so sánh
6 Ý nghĩa của đề tài
- Về lý luận khoa học: Công trình là sự bổ khuyết nhất định cho các
khoảng trống lý thuyết về truyền thông, truyền thông trong doanh nghiệp nói
Trang 10chung và truyền thông trong doanh nghiệp FDI nói riêng; đồng thời làm cơ sởcho những nghiên cứu sâu hơn, góp phần định vị cho hoạt động truyền thôngtrong doanh nghiệp FDI cũng như trong hoạt động truyền thông Doanhnghiệp nói chung.
- Về thực tiễn: Công trình cung cấp cái nhìn toàn cảnh về vị trí, vai
trò của hoạt động truyền thông nội bộ tại 02 doanh nghiệp được khảo sát; Đưa
ra Các đánh giá, khuyến nghị nhằm giúp các tổ chức, cá nhân làm truyềnthông có thể tham khảo, cân nhắc và điều chỉnh các chiến lược phát triển chophù hợp, tiết kiệm và hiệu quả nhất
7 Kết cấu luận văn
Luận văn gồm 3 phần: Phần mở đầu, Phần nội dung, Kết luận Phần nộidung được chia làm 3 chương chính sau:
- Chương I: Lý luận chung về truyền thông nội bộ
- Chương II: Kênh báo chí với tư cách là kênh hoạt động truyền thôngnội bộ tại công ty điện tử Samsung và công ty Yamaha Motor
- Chương III: Tìm lối truyền thông nội bộ hiệu quả tại công ty điện tửSamsung và công ty Yamaha Motor
Trang 11CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ VÀ VIỆC KHAI THÁC KÊNH BÁO CHÍ TRONG TRUYỀN THÔNG NỘI
BỘ DOANH NGHIỆP 1.1Hệ thống khái niệm
1.1.1 Báo chí
Hiện nay, có nhiều khái niệm về báo chí, theo quan điểm cơ bản củagiai cấp tư sản th báo chí là phương tiện thông tin – thông tin sự kiện, kháchquan, độc lập và không phụ thuộc vào chính trị Theo quan điểm của giai cấp
vô sản, báo chí là công cụ tuyên truyền, là phương tiện đấu tranh giai cấp trênmặt trận tư tưởng – văn hóa
Tuy nhiên, chúng ta có thể đưa ra kh i niệm về báo chí như sau: “Báochí là loại h nh Các phương tiện truyền thông đại chúng được cơ quan thẩmquyền cấp phép hoạt động, có nhiệm vụ chuyển tải thông tin nhanh nhất, mới
mẻ nhất đến cho đông đảo công chúng nhằm tích cực hóa đời sống thực tiễn[30, tr.17]
1.1.2 Các loại hình báo chí
Trong Luật Sửa đổi, bổ xung một số điều của luật báo chí có quy địnhcác loại hình báo chí như sau: “Báo chí nói chung trong Luật này là báo chíViệt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạo chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn).báo nói (chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình –chương trình nghe – nhìn thời sự được thực hiện bằng Các phương tiện kỹthuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên mạng thông tin máy tính)bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” [17,
tr 249] Ngoài các loại hình báo chí trên chúng ta cón có một loại hình báochí khác nữa là báo ảnh
1.1.3 Doanh nghiệp và doanh nghiệp FDI
Trang 12Hiện nay trên phương diện lý thuyết có khá nhiều định nghĩa thế nào làmột doanh nghiệp, mỗi định nghĩa đều mang trong nó có một nội dung nhấtđịnh với một giá trị nhất định Điều ấy cũng là đương nhiên, vì rằng mỗi tácgiả đứng trên nhiều quan điểm khác nhau khi tiếp cận doanh nghiệp để phátbiểu Chẳng hạn:
Xét theo quan điểm luật pháp:
Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu, cótài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toánđộc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh tế trong phạm vi vốnđầu tư do doanh nghiệp quản lý và chịu sự quản lý của nhà nước bằng các loạiluật và chính sách thực thi
Xét theo quan điểm chức năng:
Doanh nghiệp được định nghĩa như sau: "Doanh nghiệp là một đơn vị
tổ chức sản xuất mà tại đó người ta kết hợp các yếu tố sản xuất (có sự quantâm giá cả của các yếu tố) khác nhau do các nhân viên của công ty thực hiệnnhằm bán ra trên thị trường những sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ để nhậnđược khoản tiền chênh lệch giữa giá bán sản phẩm với giá thành của sảnphẩm ấy (M.Francois Peroux)
Xét theo quan điểm phát triển
Doanh nghiệp là một cộng đồng người sản xuất ra những của cải Nósinh ra, phát triển, có những thất bại, có những thành công, có lúc vượt quanhững thời kỳ nguy kịch và ngược lại có lúc phải ngừng sản xuất, đôi khi tiêuvong do gặp phải những khó khăn không vượt qua được " (trích từ sách " kinh
tế doanh nghiệp của D.Larua.A Caillat - Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội 1992)
Xét theo quan điểm hệ thống
Trang 13Doanh nghiệp được các tác giả nói trên xem rằng "doanh nghiệp baogồm một tập hợp các bộ phận được tổ chức, có tác động qua lại và theo đuổicùng một mục tiêu Các bộ phận tập hợp trong doanh nghiệp bao gồm 4 phân
hệ sau: sản xuất, thương mại, tổ chức, nhân sự
Ngoài ra có thể liệt kê hàng loạt những định nghĩa khác nữa khi xemxét doanh nghiệp dưới những góc nhìn khác nhau Song giữa Các định nghĩa
về doanh nghiệp đều có những điểm chung nhất, nếu tổng hợp chúng lại vớimột tầm nhìn bao quát trên phương diện tổ chức quản lý là xuyên suốt từ khâuhình thành tổ chức, phát triển đến các mối quan hệ với môi trường, các chứcnăng và nội dung hoạt động của doanh nghiệp cho thấy đã là một doanhnghiệp nhất thiết phải được cấu thành bởi những yếu tố sau đây:
* Yếu tố tổ chức: một tập hợp các bộ phận chuyên môn hóa nhằm thựchiện các chức năng quản lý như Các bộ phận sản xuất, bộ phận thương mại,
bộ phận hành chính
* Yếu tố sản xuất: các nguồn lực lao động, vốn, vật tư, thông tin
* Yếu tố trao đổi: những dịch vụ thương mại - mua các yếu tố đầu vào,bán sản phẩm sao cho có lợi ở đầu ra
* Yếu tố phân phối: thanh toán cho các yếu tố sản xuất, làm nghĩa vụnhà nước, trích lập quỹ và tính cho hoạt động tương lai của doanh nghiệpbằng khoản lợi nhuận thu được
Từ cách nhìn nhận như trên có thể phát biểu về định nghĩa doanhnghiệp như sau: Doanh nghiệp là đơn vị kinh tế có tư c ch pháp nhân, quy tụcác phương tiện tài chính, vật chất và con người nhằm thực hiện các hoạtđộng sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hoặc dịch vụ, trên cơ sở tối đa hóalợi ích của người tiêu dùng, thông qua đó tối đa hóa lợi của chủ sở hữu, đồngthời kết hợp một cách hợp lý các mục tiêu xã hội
Trang 14- Doanh nghiệp là một đơn vị tổ chức kinh doanh có tư cách pháp nhân:
Tư cách pháp nhân của một doanh nghiệp là điều kiện cơ bản quyết định sựtồn tại của doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, nó do Nhà nước khẳngđịnh và xác định Việc khẳng định tư cách pháp nhân của doanh nghiệp với tưcách là một thực thể kinh tế, một mặt nó được nhà nước bảo hộ với các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, mặt khác nó phải có trách nhiệm đối với người tiêudùng, nghĩa vụ đóng góp với nhà nước, trách nhiệm đối với xã hội Đòi hỏidoanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ tài chính trong việc thanhtoán những khoản công nợ khi phá sản hay giải thể
- Doanh nghiệp là một tổ chức sống trong một thể sống (nền kinh tếquốc dân) gắn liền với địa phương nơi nó tồn tại
- Doanh nghiệp là một tổ chức sống vì lẽ nó có quá trình hình thành từmột ý chí và bản lĩnh của người sáng lập (tư nhân, tập thể hay Nhà nước); quátrình phát triển thậm chí có khi tiêu vong, phá sản hoặc bị một doanh nghiệpkhác thôn tính Vì vậy cuộc sống của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chấtlượng quản lý của những người tạo ra nó
- Doanh nghiệp ra đời và tồn tại luôn luôn gắn liền với một vị trí củamột địa phương nhất định, sự phát triển cũng như suy giảm của nó ảnh hưởngđến địa phương đó
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong các hình thức đầu tư quốc tếđặc trưng bởi sự di chuyển tư bàn giữa các quốc gia Bởi vậy, khái niệm đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) vốn có lịch sử khálâu đời với nhiều cách hiểu khác nhau Đặc biệt, khi nền kinh tế càng sôi động
và biến đổi không ngừng như hiện nay, ở mỗi thời điểm người ta lại xây dựngnên Cácác ch định nghĩa FDI để phù hợp thực tiễn
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO): Đầu tư trực tiếp nướcngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có đượcmột tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài
Trang 15sản đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tái chínhkhác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản
lý ở nước ngoài là Các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhàđầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công
ty con" hay "chi nhánh công ty" [27]
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF-International Monetary Fund) lại có mộtđịnh nghĩa khác về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI là một công cuộcđầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (directinvestor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sở hữu lâu dài một doanhnghiệp đầu tư trực tiếp (direct investment enterprise) trong một quốc gia khác.Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận
là FDI [Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF-International Monetary Fund), [28]
1 Tại Việt Nam việc xây đựng và ban hành Luật Đầu tư nước ngoàinăm 1987 đã đánh dấu một bước ngoặt lớn về tư duy phát triển kinh tế tronglịch sử Việt Nam thời hiện đại vì nó đã tạo ra nền tảng pháp lý cho việc hợptác kinh doanh với nước ngoài, một vấn đề còn quá mới mẻ vào thời điểm đó.Khái niệm luật đầu tư nước ngoài cũng được thể hiện cụ thể trong điều 2,Luật này như sau: "Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoàiđưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bằng bất kỳ tài sản nào để tiến hành cáchoạt động đầu tư theo quy định của Luật này" Theo đó, "Nhà đầu tư nướcngoài có thể là tổ chức kinh tế hay cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam"[1]
Ngoài ra, theo từ điển Thuật ngữ Kinh tế thị trường hiện đại, khái niệmđầu tư trực tiếp có thể hiểu là "đầu tư của các công ty hay cá nhân vào cáchoạt động kinh doanh của nước ngoài mà nhà đầu tư có mức độ kiểm soátđáng kể đối với hoạt động đó" [29, tr 67]
Tuy có nhiều khái niệm khác nhau nhung chung quy lại có thể hiểu:Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hình thức các nhà đầu tư của nước này
Trang 16rót vốn vào nước khác bằng cách thiết lập một đơn vị kinh doanh mới hoặchợp tác với cơ sở kinh doanh trong nước tạo ra lợi nhuận.
Theo quy định tại chương V Luật Đầu tư về các hình thức đầu tư, nhàđầu tư nước ngoài có thể đầu tư trực tiếp vào Việt Nam theo một trong cáchình thức sau:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặcthành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa Các nhà đầu tư trong nước và nhàđầu tư nước ngoài
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, hợp đồng BOT, hợp đồngBTO, hợp đồng BT
- Đầu tư phát triển kinh doanh
- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp
- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác
1.2 Truyền thông và truyền thông nội bộ
1.2.1 Truyền thông
Hiện nay có nhiều quan niệm về truyền thông Tác giả Tạ Ngọc Tấn
trong cuốn Truyền thông đại chúng đưa ra định nghĩa: “Truyền thông là sự
trao đổi thông điệp giữa các thành viên hay các nhóm người trong xã hội nhằm đạt được sự hiểu biết lẫn nhau” [18, tr.8]
Các tác giả cuốn Truyền thông, lý thuyết và kỹ năng cơ
bản-PGS.TS Nguyễn Văn Dững và Th.S Đỗ Thị Thu Hằng đã đưa ra nhiều quanniệm và định nghĩa khác nhau về truyền thông, trong đó định nghĩa được coi
là chung nhất như sau: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi thông tin,
tư tưởng, tình cảm… chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau, thay đổi nhận thức tiến tới điều
Trang 17chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu phát triển của cá nhân/nhóm/ cộng đồng/ xã hội.” [13, tr.14].
Định nghĩa này có bước phát triển hơn so với Các định nghĩa đã được
dẫn trong sách khi nhấn mạnh truyền thông là “quá trình liên tục” và truyền thông nhằm mục đích “thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi” Có nghĩa là: con người hiện đại không chỉ bằng lòng với thông tin hạn hẹp đủ để biết mà còn có nhu cầu hiểu “tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp” từ
những thông tin họ thu nhận được
Từ những định nghĩa trên, chúng ta có thể rút ra: “Truyền thông là quá trình liên tục trao đổi hoặc chia sẻ thông tin, tình cảm, kỹ năng nhằm tạo sự liên kết, hiểu biết lẫn nhau để dẫn tới sự thay đổi nhận thức, thái
độ và hành vi” [17, tr 13].
1.2.2 Truyền thông nội bộ
Chúng ta có thể đưa ra khái niệm truyền thông nội bộ như sau: “Truyềnthông nội bộ là chức năng quản lý nhằm tạo ra và gây dựng mối quan hệ cólợi và tốt đẹp giữa lãnh đạo của tổ chức, cơ quan và công chúng nội bộ để đitới thành công chung của cơ quan, tổ chức đó Công chúng nội bộ ở đây đượchiểu là tập thể cán bộ, công nhân viên của tổ chức, doanh nghiệp và họ gắnkết với nhau bằng mối quan hệ chuyên môn và công việc [8, tr.247]
Theo luận văn “Truyền thông nội bộ trong xây dựng và phát triển vănhóa doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần xăng dầu Petrolimex”của Lê Huyền Giang tại Học viện Báo chí Tuyên truyền năm 2012 th truyềnthông nội bộ cũng có chức năng quản lý và là một phần của tiểu hệ thốngquản lý Trong đó bao gồm các hoạt động sau:
Thứ nhất, truyền thông nội bộ (inhouse PR Communication)
Thứ hai, truyền thông bên ngoài (External Communication)
Thứ ba, tư vấn nội dung và phương thức truyền thông
Trang 18Thứ tư, đại diện phát ngôn.
1.2.3 Truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp FDI
Từ định nghĩa truyền thông nội bộ, chúng ta có thể hiểu truyền thôngtrong nội bộ doanh nghiệp FDI là chức năng quản lý nhằm tạo ra và gây dựngmối quan hệ có lợi và tốt đẹp giữa lãnh đạo của tổ chức, cơ quan và côngchúng nội bộ để đi tới thành công chung của doanh nghiệp FDI
1.3 Kênh báo chí trong truyền thông nội bộ
1.3.1 Vai trò của Báo chí truyền thông
Báo chí có chức năng, vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống xãhội Đó là Các chức năng thông tin, chức năng tư tưởng, chức năng kh i sang -giải trí, chức năng tổ chức - quản lý, giám sát và phản biện xã hội, chức năngkinh tế - dịch vụ (5 chức năng)
- Thông tin là chức năng cơ bản, chức năng khởi nguồn của báo chí.Báo chí ra đời là để đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu thông tin giao tiếp của conngười và xã hội Xã hội càng phát triển, con người càng văn minh thì nhu cầuthông tin giao tiếp càng cao, càng đa dạng phong phú
- Chức năng tư tưởng là chức năng xuyên suốt, thể hiện tính mục đíchcủa báo chí Với chức năng này, theo quan điểm của Đảng ta, báo chí là công
cụ, phương tiện quan trọng dùng để truyền bá hệ tư tưởng của Đảng, giáo dục
lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và làm cho hệ tư tưởng - lý luậnnày trở thành chủ đạo, chiếm ưu thế trong đời sống tinh thần, tư tưởng củađông đảo nhân dân Báo chí là một binh chủng xung kích, đi đầu trong côngtác tư tưởng của Đảng
- Chức năng khai sáng - giải trí được hiểu rằng, báo chí không chỉ làkênh thông tin - truyền thông quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, màcòn là diễn đàn trao đổi, chia sẻ kỹ năng và kinh nghiệm phong phú nhằmnâng cao trình độ dân trí, đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững Báo chí là
Trang 19kênh quan trọng cung cấp thông tin, kiến thức, giáo dục, giao lưu, truyền tải,tiếp biến văn hóa có hiệu quả nhất.
Trên các loại hình báo chí và các dạng thức truyền thông hiện đại ngàycàng có nhiều phương thức giải trí thú vị và hữu ích, nhất là truyền hình, phátthanh, báo mạng điện tử và mạng xã hội
- Chức năng quản lý, giám sát và phản biện xã hội của báo chí thể hiện
ở chỗ, báo chí duy trì và phát triển mối liên hệ chặt chẽ giữa chủ thể và kháchthể quản lý thông qua việc duy trì và phát triển dòng thông tin hai chiều, bảođảm cho các quyết định quản lý được thông suốt và thực thi,
Giám sát xã hội của báo chí là quá trình báo chí bằng mọi phương thứchuy động sức lực, trí tuệ và cảm xúc của đông đảo nhân dân với tinh thầntrách nhiệm chính trị cao nhất trong việc theo dõi, kiểm tra quá trình thưc hiệnđường lối, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, bảo đảmđạt được mục đích cao nhất trong điều kiện có thể Giám sát xã hội của báochí bao gồm các bình diện khác nhau, như theo dõi, kiểm tra phát hiện nhữngnơi làm đúng, làm tốt để biểu dương và nhân rộng; theo dõi và kiểm tra đểphát hiện những nơi làm trệch, làm sai để uốn nắn và đấu tranh, bảo đảm chođường lối, chính sách chủ trương của Đảng, pháp luật Nhà nước được thực thiđúng trong thực tế…
- Chức năng kinh tế - dịch vụ: Chức năng này xuất phát từ đòi hỏikhách quan của hoạt động báo chí trong nền kinh tế thị trường Các hoạt độngkinh tế báo chí bao gồm: phát hành, quảng cáo và các dịch vụ gia tăng khác:
tổ chức sự kiện, liên doanh, liên kết…
1.3.2 Vai trò của báo chí với truyền thông nội bộ doanh nghiệp
Báo chí có vai trò quan trọng hàng đầu với truyền thông nội bộ Nógiúp truyền thông nội bộ hiệu quả hơn và đạt được mục đích của mình “Vềmặt bản chất, các nhà quản trị quan hệ công chúng cần phải thiết lập mối quan
Trang 20hệ tốt đẹp với giới truyền thông để đảm báo cho Các thông điệp được truyềntải tới công chúng mục tiêu có sức lan tỏa mạnh mẽ nhất” [31, tr.
151] Chúng ta có thể thấy vai trò của báo chí với truyền thông nội bộ ởcác mặt cơ bản sau:
Một là, đối với quan hệ đối nội của doanh nghiệp Đối với hầu hết cácdoanh nghiệp lớn, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có sốlượng vốn lớn ở Việt Nam đã thành lập bộ phận truyền thông nội bộ Mộthoạt động quan trọng hàng đầu và thường xuyên của bộ phận này là xây dựngmối quan hệ với báo chí và nắm bắt thông tin từ báo chí Bộ phận truyềnthông nội bộ trong các doanh nghiệp đều có mục điểm tin báo chí hàng ngày.Hoạt động này giúp công ty nắm bặt được những thông tin viết về doanhnghiệp mình, bao gồm cả thông tin có lợi và bất lợi Nhân dân ta có câu đại ý
là biết người biết ta đ nh trăm trận thắng cả trăm Bởi vậy biết được ngườitrong công ty và công chúng bên ngoài nghĩ gì về doanh nghiệp thì báo chí làkênh nhanh chóng, chính xác và khá đầy đủ Từ đó xây dựng kế hoạch, chiếnlược hoành động để doanh nghiệp kịp thời xử lý thông tin bất lợi, xây dựnglòng tin, mối quan hệ thân mật giữa lãnh đạo với nhân viên và giữa nhân viênvới nhân viên trong công ty và đối tác bên ngoài Qua đó, giúp doanh nghiệphoạt động tốt hơn
Thêm vào đó, trong các doanh nghiệp có các bản tin và tạp chí nội bộ
và Website Các bài báo với thông tin có lợi cho doanh nghiệp có thể được sửdụng để đăng tải trên bản tin, tạp chí và Website của doanh nghiệp Việc tríchđăng lại thông tin từ nguồn báo chí với những tin tốt lành về doanh nghiệp sẽ
là minh chứng mạnh mẹ và dễ dàng tạo lập niềm tin về doanh nghiệp vớingười trong công ty, khiến họ yên tâm về sự phát triển của công ty, dành tâmsức phục vụ cho mục đích chung của doanh nghiệp
Thực tế là ban lãnh đạo, bộ phận truyền thông doanh nghiệp không thểnắm bắt được hết tâm tư của toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp mình Thế
Trang 21nhưng, báo chí có thể là nơi để công nhân nói lên sũy nghĩ, thậm chí là thắcmắc của mình về doanh nghiệp Ví dụ như báo chí có thể đưa tin công nhântrong doanh nghiệp tiến hành biểu tình và lý do họ làm vậy Báo chí trở thànhkênh để lãnh đạo, bộ phận truyền thông biết được nguyện vọng chính đ ngnhân viên, công nhân trong doanh nghiệp Từ đó có cách giải quyết phù hợp,tạo sự hiểu biết, mối quan hệ thân thiện trong doanh nghiệp.
Hai là, đối với quan hệ đối ngoại của doanh nghiệp Báo chí có vài trògiúp truyền thông nội bộ trong doanh nghiệp xây dựng hình ảnh, thương hiệucủa doanh nghiệp, đồng thời xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng
Thông tin về doanh nghiệp đăng tải trên báo chí sẽ ảnh hưởng nhanhchóng và to lớn đến doanh nghiệp đó Hinh ảnh và thương hiệu của công ty cóthể tăng lên hoặc giảm xuống với đối tác, khách hàng qua thông tin báo chí cólợi hay bất lợi về doanh nghiệp Bộ phần truyền thông nội bộ cần nắm bắt và
xử lý thông tin báo chí sao cho có lợi nhất cho doanh nghiệp Thông tin báochí tốt về tình hình sản xuất của doanh nghiệp trên mặt báo sẽ là một yếu tốquan trọng để đối tác quyết định đầu tư làm ăn với doanh nghiệp và kháchhàng có thể mua sản phẩm “Chẳng hạn, trong quan hệ với nhà đầu tư,Cowlelt (1999) đã chỉ ra một cuộc khảo sát với 275 nhà phân tích và quản lýdanh mục vốn đầu tư, được thực hiện bởi Enst và Young vào năm 1998 chothấy nhà đầu tư thường quyết định mua hay bán cổ phiếu dựa trện nhữngthành tích tài chính và phi tài chính của công ty Họ cho rằng những tiến bộtrong lĩnh vực chiến lược như chiến lược toàn tập đoàn, sự đổi mới và khảnăng thu hút cũng như giữa chân người tài của công ty (giá trị phi tài chính,
vô hình) có thể ảnh hưởng lớn đến giá trị cổ phiếu Hoạt động truyền thôngnội bộ một cách có hiệu quả trong tổ chức cũng có thể làm tăng 25% gi trị củadoanh nghiệp trên thị trường [32 tr 127, 128]
Đối với khách hàng, báo chí đã trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp vớikhách hàng Thực tế cho thấy, bộ phận truyền thông nội bộ trong doanh
Trang 22nghiệp làm tốt việc truyền thông, trong đó có sử dụng kênh báo chí để quảngcáo sản phẩm, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại tốt sẽ bán nhiềusản phẩm hơn, đạt được mục tiêu kinh doanh “Kết quả một cuộc khảo sát củaIABC, chỉ ra rằng 51% tổ chức có chiến lược truyền thông rõ ràng và 52%nhà quản lý cấp cao ủng hộ rằng một chương tr nh truyền thông tốt giữa vaitrò quan trọng giúp tổ chức đạt được mục tiêu kinh doanh Ngoài ra, 71% nhàquản lý cấp cao chủ động kết hợp truyền thông vào chiến lược kinh doanh của
họ Lý do quan trọng là hoạt động truyền thông đối ngoại giúp tổ chức có mốiquan hệ tích cực với các nhóm công chúng mục tiêu bên ngoài [32, tr 129]
Hơn thế nữa, kênh báo chí còn giúp bộ phận truyền thông nội bộ và banlãnh đạo doanh nghiệp nắm bắt được sở thích, nhu cầu của khách hàng và xuhướng phát triển để xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho hiệuquả
Ba là, đối với giải quyết khủng khoảng Đôi khi trong hoạt động doanhnghiệp gặp phải khủng khoảng nào đó như về chất lượng sản phẩm, môitrường, bất đồng trong nội bộ… Nếu khủng khoảng không được giải quyết tốt
sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh, thương hiệu của doanh nghiệp, dẫn đến sự mấtlòng tin với đối tác, khách hàng và chính trong nội bộ doanh nghiệp Rõ ràngđiều đó là cho tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lâm vào tìnhcảnh tồi tệ Báo chí luôn là lựa chọn hàng đầu để bộ phận truyền thông nội bộ
và ban lãnh đạo doanh nghiệp giải quyết khủng khoảng Khi gặp khủngkhoảng, doanh nghiệp thường tổ chức họp báo, mời Các cơ quan báo chí đến
để thông tin Qua đó, có thể hạn chế được hậu quả của khủng khoảng
Thực tế đã có nhiều bài học đắt giá trong việc bộ phận truyền thông nội
bộ và doanh nghiệp sử dụng báo chí để giải quyết khủng khoảng không tốt.Một sự việc được xem là điển hình là vụ chai nước có ruồi của Tân Hiệp Phátvào cuối năm 2014 Thông tin về vụ việc này xuất hiện nóng hổi trên các mặtbáo Đây là một cuộc khủng khoảng, nhưng bộ phận truyền thông và lãnh đạo
Trang 23doanh nghiệp này đã không có được cách xử lý khôn khéo Thay vì tổ chứcngay họp báo, mời Các báo đến tận công ty để giải quyết khủng khoảng thì bộphận truyền thông và lãnh đạo doanh nghiệp này lại tìm cách bưng bít thôngtin, vụ việc kéo dài dẫn đến thương hiệu bị ảnh hưởng, sản xuất giảm, thiệthại rất lớn.
Một sự vụ việc khác cũng liên quan đến lỗi sản phẩm, đó là khủngkhoảng về độ an toàn các loại xe Toyota vào tháng 2/2011, khiến vị chủ tịchtập đoàn này phải điều trần trước Quốc hội Mỹ Nhưng bộ phần truyền thôngcủa tập đoàn đã thể hiện đẳng cấp xử lý vấn đề bằng cách sử dụng kênh báochí để truyền đi sự kiện “Chủ tịch Toyota bật khóc” cảm ơn nhân viên khiếncông chúng và nhân viên trong công ty nể phục ông chủ tịch tập đoàn Khủngkhoảng được xử lý êm đẹp và thương hiệu cong ty Toyota vẫn được giữavững
Như vậy cùng là khủng khoảng, nhưng bộ phận truyền thông nội bộbiết cách khai thác khéo léo kênh báo chí thì sẽ đem lại hiệu quả “Khi gặpkhủng khoảng, nhất là khi trong xã hội có luồng dư luận xấu (phần lớn làthiếu khách quan và không hẳn đã chính x c) th Các bài báo với những phântích khách quan sẽ là một cứu cánh cho doanh nghiệp Ngược lại, lúc này giớitruyền thông lại liên tục đưa những thông tin bất lợi, thậm chí đưa thông tinkhông rõ ràng th càng làm tăng sự ghi ngờ trong công chúng Trong một sốtrường hợp xấu có thể đưa doanh nghiệp tới bờ vực phát sản” [31, tr 155]
Một điểm nữa cần nói đến đó là để giải quyết khủng khoảng thì nhómcông chúng quan trọng nhất là công chúng nội bộ trong doanh nghiệp, mỗimột nhân viên trong công ty chính là thông điệp về thương hiệu của doanhnghiệp “Các chuyên gia cho rằng, thông thường trong tình huống khủngkhoảng, nhóm công chúng quan trọng nhất là công chúng nội bộ, bởi vì, nóinhư Các của nhà tư vấn quản lý khủng khoảng nổi tiếng người Mỹ, JonathanBernstenin, “mỗi nhân viên trong tổ chức đều là một đại diện quan hệ công
Trang 24chúng và là người quản lý khủng khoảng cho tổ chức cho dù bạn có muốn haykhông!” [8, tr 131, 132].
Thứ tư, đó là tư vấn nội dung và phương thức truyền thông Báo chí làmột kênh quan trọng hàng đầu để bộ phận truyền thông nội bộ trong doanhnghiệp nắm bắt thông tin về doanh nghiệp, phần nào biết được nguyện vọngcủa nhân viên trong công ty, thông tin về đối tác và khách hàng, các bài phântích của chuyên gia trên báo Đó là Các thông tin cần thiết để bộ phận truyềnthông tư vấn cho ban lãnh đạo doanh nghiệp về nội dung và phương thứctruyền thông hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất
Chúng ta cũng cần nói đến người phát ngôn, đây là người của bộ phậntruyền thông doanh nghiệp làm việc trực tiếp với giới báo chí Việc lựa chọnngười phát ngôn phù hợp sẽ ít nhiều tạo ra thiện cảm với báo chí Điều đó tốtcho hoạt động truyền thông của công ty với kênh báo chí “Người phát ngônphải trung thực, thẳng thắn, đáng tin, có khả năng giữ bình tĩnh; biết ứng xửvới các nhóm công chúng và báo chí, biết cách tạo lòng tin cho báo chí” [8, tr.129]
Bàn về mối quan hệ, vai trò của kênh báo chí đối với truyền thông nội
bộ, trong cuốn “Quan hệ công chúng lý luận và ứng dụng”, PGS.TS NguyễnThị Thanh Huyền có đề cập: “Trong quan hệ với giới báo chí, Phòng quan hệcông chúng nội bộ là đầu mối thông tin đầu nguồn, chính xác, nhanh chóng và
có trách nhiệm chính thức về phát ngôn của tổ chức trong quan niệm của nhàbáo Nhiệm vụ của phòng không chỉ là đáp ứng các yêu cầu thông tin của nhàbáo, mà còn chủ động tạo ra và phát tán Các thông điệp truyền thông đến cácnhóm công chúng mục tiêu bên ngoài tổ chức thông qua việc đăng tải trên cácphương tiện truyền thông đại chúng như website doanh nghiệp, các loại hìnhbáo chí, các trang mạng xã hội… Các nghiên cứu đã chỉ ra tác động của quan
hệ báo chí đối với ấn tượng, nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng vềhình ảnh tổ chức là rất rõ rệt, từ đó ảnh hưởng đến các mục tiêu tài chính khác
Trang 25nhau của tổ chức như doanh số bán hàng, thu hút vốn, mở rộng thị trường”[32, tr 129].
1.3.3 Khái quát hoạt động báo chí trong truyền thông nội bộ tại các doanh nghiệp FDI hiện nay
Năm 1986, Đảng và Nhà nước quyết định mở cửa đất nước, đặt nhữngviên gạch nền móng để nước ta hội nhập với thế giời, mở cánh cửa cho cácnhà đầu từ nước ngoài đến làm ăn tại Việt Nam Các doanh nghiệp FDI đã cóđóng góp to lớn cho nền kinh tế nước nhà Theo Cục Đầu từ nước ngoài của
Bộ Kế hoạch và Đầu thư cho biết tính đến ngày 15/12/2014, Việt Nam có17.499 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 250,6 tỷ USD Vốn thực hiệnlũy kế của các dự án ĐTNN ước đạt 124,5 tỷ USD, bằng 50 % tổng vốn đăng
ký còn hiệu lực
Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 18/21 ngành trong hệ thống phân ngànhkinh tế quốc dân, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷtrọng cao nhất với 139,9 tỷ USD, chiếm 56% tổng vốn đầu tư, tiếp theo là cáclĩnh vực kinh doanh bất động sản với 48,1 tỷ USD (chiếm 19,2% tổng vốnđầu tư), xây dựng với 11,3 tỷ USD (chiếm 4,5% tổng vốn đầu tư)
Tính đến nay đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào ViệtNam, trong đó đứng đầu là Hàn Quốc với tổng vốn đăng ký 37,2 tỷ USD(chiếm 14,8% tổng vốn đầu tư) Nhật Bản theo sát với 36,8 tỷ USD (chiếm14,7% tổng vốn đầu tư), tiếp theo lần lượt là Singapore và Đài Loan,Britishvirgin Island, Hồng Kông
ĐTNN đã có mặt ở 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó thànhphố Hồ Chí Minh vẫn là địa phương dẫn đầu trong thu hút FDI với 37,9 tỷUSD (chiếm 15% tổng vốn đầu tư), tiếp theo là Bà Rịa-Vũng Tàu với 26,7 tỷUSD (chiếm 10,6% tổng vốn đầu tư), Hà Nội với 23,4 tỷ USD (chiếm 9,3%tổng vốn đầu tư), Đồng Nai với 21,5 tỷ USD (chiếm 8,6% tổng vốn đầu tư) và
B nh Dương với 19,9 tỷ USD (chiếm 7,9% tổng vốn đầu tư)
Trang 264 dự án có quy mô trên 1 tỷ US D năm 2014 là:
Công ty TNHH Samsung Electronics tại Thái Nguyên, sản xuất lắp rápgia công các sản phẩm điện, điện tử, vốn đăng ký: 3 tỷ USD
- Công ty TNHH điện tử Samsung CE Complex tại thành phố Hồ ChíMinh, nghiên cứu sản xuất thiết bị điện tử công nghệ cao, các phần mềm tiêntiến, vốn đăng ký: 1,4 tỷ USD
- Công ty TNHH Dewan International tại Khánh Hòa, xây dựng, pháttriển khu vực biển chính của Nha Trang, vốn đăng ký: 1,25 tỷ USD
- Công ty TNHH Samsung Display tại Bắc Ninh, sản xuất, lắp ráp, giacông các sản phẩm màn hình smartphone, máy tính bảng, vốn đang ký: 1 tỷUSD
Vốn thực hiện của khu vực FDI tại Việt Nam (tính đến ngày
15/12/2014) ước đạt 12,35 tỷ USD, tăng 7,4 % so với cùng kỳ năm 2013 vàtăng 2,9% so với kế hoạch năm 2014 Năm 2014, mặc dù nền kinh tế phải đốimặt với nhiều khó khăn nhưng vốn giải ngân của khu vực FDI vẫn tăng nhẹ
và vượt kế hoạch đặt ra Giải ngân dự n FDI đạt được những kết quả trên là
do công tác hỗ trợ, thúc đẩy giải ngân các dự n đã được chú trọng hơn Đồngthời công t c đối thoại chính sách với Các nhà đầu tư đang hoạt động tại ViệtNam nhằm tháo gỡ Các khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư được đẩy mạnh,phần nào giúp Các nhà đầu tư triển khai hoạt động có hiệu quả hơn
Xuất khẩu của khu vực FDI (kể cả dầu thô) năm 2014 đạt 101,59 tỷ
USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 68% kim ngạch xuấtkhẩu Xuất khẩu không kể dầu thô trong 12 th ng đạt 94,41 tỷ USD tăng16,7% so với cùng kỳ 2013
Nhập khẩu của khu vực FDI năm 2014 đạt 84,56 tỷ USD, tăng 13,6%
so với cùng kỳ năm 2013 và chiếm 57% kim ngạch nhập khẩu Tính chung 12tháng, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 17,03 tỷ USD
Trang 27Như vậy, có thể thấy xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài là mộtđiểm sáng trong bức tranh kinh tế chung của Việt Nam trong năm vừa qua Tỷtrọng xuất khẩu của khu vực này trong tổng kim ngạch xuất khẩu có xu hướngngày càng tăng trong Các năm gần đây (năm 2010 là 54,1%; năm 2011 là56,9%; năm 2012 là 64%, năm 2013 là 66,9%) Và trong năm 2014 đạt mứccao nhất từ trước đến nay 101,59 tỷ USD, chiếm 68% kim ngạch xuất khẩu.
Nộp ngân sách nhà nước của khu vực ĐTNN (không kể dầu thô) năm
2014 đạt 5,58 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2013, chiếm 21,25% tổng thunội địa và chiếm 14,4% tổng thu ngân s ch nhà nước Thu từ dầu thô ước đạt4,67 tỷ USD, chiếm 12% tổng thu ngân sách nhà nước Khu vực FDI gópphần đáng kể tăng thu ngân sách và do đó, làm giảm bội chi ngân sách nhànước
Hiện nước ta có khoảng 450 doanh nghiệp FDI Rõ ràng truyền thôngnội bộ có vai trò rất quan trọng đến hoạt động của doanh nghiệp FDI, nhưngkhông phải tất cả các doanh nghiệp đều coi trọng việc khai thác kênh báo chítrong truyền thông nội bộ, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn không có bộphận truyền thông nội bộ Bản thân tác giả làm việc với chức vụ cấp trưởngphòng trong Công ty điện tử SamSung có nhiều hoạt động công việc với cáccông ty FDI là đối tác của SamSung Qua tìm hiểu của tác giả đối với 150công ty FDI có mối quan hệ với SamSung thì phần lớn Các công ty chưa có
bộ phận truyền thông nội bộ Hoạt động truyền thông của nhiều công ty vẫn làtận dụng nhân lực từ Các phòng ban khác, ngân sách đầu tư vào truyền thôngnội bộ còn ít Từ đó việc sử dụng khai thác kênh báo chí trong truyền thôngnội bộ ở Các công ty FDI trên chưa được xem trọng Con số 150 công ty FDInói trên chưa thể đại diện cho toàn bộ các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam,nhưng ít nhiều đã phản nh được thực trạng việc khai thác kênh báo chí trongtruyền thông nội bộ ở các doanh nghiệp FDI còn hạn chế, chưa được đầu tưthích đáng
Trang 28Tuy nhiên, chúng ta nhận thấy, một số doanh nghiệp FDI, nhất là cácdoanh nghiệp có quy mô lớn đã chú trọng đến việc khai thức kênh báo chítrong truyền thông nội bộ và đã mang đến kết quả khả quan cho sự phát triểncủa công ty.
Một trong những điểm sáng doanh nghiệp FDI thành công trong việc sửdụng báo chí trong truyền thông nội bộ là Công ty Honda Việt Nam Cụ thể ởđây là chiến dịch “Tôi yêu Việt Nam” được truyền thông trên Các cơ quanbáo chí Hiện nay chương tr nh “Tôi yêu Việt Nam” vẫn được tiếp tục xuấthiện trên mặt báo, nhất là Đài truyền hình Việt Nam Chiến dịch này ra đờivào tháng 8/2003 với ba thông điệp là An toàn, Chất lượng và Hoạt động xãhội “Sau hơn ba năm thực hiện, chiến dịch đã nhận được sự đánh gi rất caocủa Chính phủ và cộng đồng Tính đến cuối năm 2006, số người tham gia trựctiếp chương trình là hơn sáu triệu người, ngoài ra còn hàng chục triệu khántính giả theo dõi qua Các phương tiện truyền thông đại chúng” [8, tr 212]
Bộ phận truyền thông và lãnh đạo Công ty Honda cũng có mối quan hệtốt với giới báo chí, nhận được sử tin tưởng và đồng hàng của báo chí Nhiều
cơ quan báo chí đã trao Các giải thưởng cho sản phẩm của công ty như tháng8/2006, công ty nhận được giải thưởng “Tin và Dùng” do độc giả của thời báokinh tế Việt Nam trao tặng Mười năm liền công ty được báo Sài Gòn Tiếp thịtrao tặng danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bìnhchọn Honda Việt Nam được Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế vàbáo Thương mại trao tặng danh hiệu “Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
có đóng góp tích cực vào hoạt động xuất khẩu của Việt Nam
Việc khai thác hiệu quả kênh báo chí trong việc truyền thông nội bộcủa doanh nghiệp Honda Việt Nam đã góp phần xây dựng thương hiệu, hìnhảnh của công ty này với đối tác, khách hàng; đồng thời tạo niềm tiên của nhânviên, công nhân trong nội bộ về sự lớn mạnh của công ty khiến họ yên tâmlàm việc, dồn tâm dồn sức vào công ty Điều này đã góp phần quan trọng vào
Trang 29sự phát triển của công ty “Sau mười năm hoạt động, công ty đã vươn lên dẫnđầu ngành công nghiệp ô tô, xe máy ở Việt Nam Tính đến hết tháng 8/2007,
đã có gần bốn triệu khách hàng chọn mua sản phẩm xe máy và 3.400 kháchhàng tín nhiệm chọn mua sản phẩn ô tô của Honda Việt Nam Ngoài ra, Công
ty cũng đóng góp vào việc tạo vị thế cho sản phẩm xe máy Việt Nam trên thịtrường nước ngoài với việc xuất khẩu xe máy và phụ tùng xe máy sang một
số nước trong khu vực, đạt tổng kinh g ch hơn 147 triệu đô – la” [8, tr 214]
Đối với Công ty Điện tử SamSung đã hoạt động ở Việt Nam từ năm
2009, công ty đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề truyền thông nội bộ 2 nămqua, bộ phận truyền thông nội bộ chuyên nghiệp của công ty đã coi trọng vấn
đề khai thác kênh báo chí trong truyền thông nội bộ Bộ phận truyền thôngnội bộ trong doanh nghiệp có 7 người chuyên tổ chức quan hệ, xử lý thông tinbáo chí, phát hành bản tin, tạp chí nội bộ và các hoạt động truyền thông nội
bộ khác
Nhìn chung, việc khai thác kênh báo chí trong truyền thông nội bộtrong các doanh nghiệp FDI mới chỉ tập trung ở một số công ty có quy môlớn, khi các công ty này thành lập bộ phần truyền thông nội bộ chuyênnghiệp, còn lại phần lớn các doanh nghiệp FDI vẫn chưa thực sự coi trọng vấn
đề này
Tiểu kết
Trong chương 1, tác giả tập trung xây dựng khung lý thuyết làm bộcông cụ trong luận văn, làm thang đo cho phần khảo sát thực trạng ở chương2
Rõ ràng truyền thông nội bộ có vai trò quan trọng đối với hoạt độngcủa các doanh nghiệp FDI ở Việt Nam Đó là một chức năng quản lý nhằmtạo lập, duy trì và phát triển sự hiểu biết, mối quan hệ trong nội bộ công tygiữa lãnh đạo với nhân viên, các phòng ban, và giữa nhân viên, công nhân vớinhau
Trang 30Bộ phận truyền thông nội bộ là chất kết dính trong công ty, tạo mốiquan hệ thân thiện, môi trường làm việc thân ái, từ đó gây dựng tinh thầnđoàn kết trong nội bộ công ty Điều đó làm cho toàn thể nhân viên trongdoanh nghiệp yên tâm, luôn có niềm tin và tận tâm cống hiến cho doanhnghiệp.
Báo chí luôn là một kênh hàng đầu giúp truyền thông nội bộ đạt đượcmục đích báo chí không chỉ giúp truyền thông nội bộ xây dựng mối quan hệthân thiết trong công ty mà còn quan hệ với đối tác bên ngoài, góp phầnkhẳng định thương hiệu, hình ảnh của công ty, xử lý khung khoảng cho doanhnghiệp Từ đó đem lại nhiều lợi ích to lớn cho công ty
Trang 31CHƯƠNG II:
KÊNH BÁO CHÍ VỚI TƯ CÁCH LÀ KÊNH HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG NỘI BỘ TẠI CÔNG TY ĐIỆN TỬ SAMSUNG VÀ CÔNG TY
YAMAHA MOTOR 2.1 Một số nét về các doanh nghiệp được khảo sát
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
2.1.1.1Công ty Điện tử Samsung
Được thành lập vào năm 1996, Công ty Điện tử Samsung là liên doanhgiữa Công ty cổ phần TIE và tập đoàn điện tử Samsung Sau nhiều năm phấnđấu, nỗ lực không ngừng để đem lại cho người tiêu dùng những sản phẩm caocấp và tích cực đóng góp cho cộng đồng, Samsung đã trở thành một trongnhững thương hiệu đ ng tin cậy và được yêu thích nhất của người tiêu dùngtrong nước Công ty Điện tử Samsung luôn liên tục giữ vị trí đứng đầu thịtrường về tivi LCD, TV phẳng, màn hình máy tính và giữ vị trí thứ hai trên thịtrường về sản phẩm điện thoại di động
Các sản phẩm của công ty bao gồm:
• Sản phẩm nghe nhìn: TV phẳng, TV SlimFIt, TV LCD, PDP, đầumáy DVD, rạp hát tại gia, máy nghe MP3
• Sản phẩm vi tính: Màn h nh CRT, LCD, máy in laser mono/color/đanăng, đĩa cứng, đĩa quang
• Thiết bị gia dụng: Tủ lạnh SBS, tủ lạnh thường, máy giặt, điều hòavới công nghệ Silver Nano
• Điện thoại di động: với kiểu dáng thời trang và công nghệ cao cấpnhất
Qua những năm hoạt động, Công ty Điện tử Samsung đã đạt được rấtnhiều thành quả to lớn cho dù công ty gặp không ít khó khăn, trở ngại Là một
Trang 32doanh nghiệp có thương hiệu bền vững và nhũng đóng góp xã hội tích cực,Samsung đã lưu dấu ấn của m nh trong tâm trí người tiêu dùng Việt Namcũng như trên thế giới bằng rất nhiều thành tích, giải thưởng:
1996: Xuất xưởng chiếc TV màu đầu tiên tại Việt Nam
1997: Xuất khẩu lô TV màu đầu tiên sang Singapore và bắt đầu sảnxuất đầu máy video (VCR) tại thị trường Việt Nam Tổng doanh thu lên đến
Bắt đầu sản xuất tủ lạnh tại thị trường Việt Nam
2001: Bắt đầu sản xuất màn hình vi tính tại thị trường Việt Nam và đạtchứng chỉ ISO 14001
2002: Điện thoại di động chiếm thị phần thứ 2 tại Việt Nam Đạt chứngchỉ OHSAS 18001
Bắt đầu sản xuất máy điều hòa nhiệt độ
2003: Đạt Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạpchí PC World Việt nam bình chọn) và màn hình vi tính được ưa thích nhất(tạp chí PC World Việt nam bình chọn) trong suốt 5 năm
2004: Doanh thu đạt 237 triệu đô la Mỹ
Trang 332004: Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm
TV CRT màn hình phẳng; màn hình vi tính CRT và màn hình vi tính LCD(Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia)
Danh hiệu “Công ty sản xuất phần cứng hàng đầu” (do tạp chí PCWorld Việt Nam bình chọn)
Màn hình vi tính được ưa thích nhất (do tạp chí PC World Việt Nambình chọn)
Trang 342005: Doanh thu đạt 290 triệu USD
Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho các sản phẩm TVmàu và màn hình vi tính LCD.(Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia)
Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt Nambình chọn)
2006: Doanh thu đạt 230 - 330 triệu USD
Giải vàng chất lượng Việt Nam dẫn đầu thị trường TV LCD
Chứng nhận “Thương hiệu số 1” tại Việt Nam cho TV LCD, TV phẳng
và màn hình vi tính LCD (Công ty nghiên cứu thị trường GFK Asia)
Màn hình vi tính được ưa chuộng nhất (do tạp chí PC World Việt Nambình chọn)
2.1.1.2 Công ty Yamaha Motor
Hiện diện tại Việt Nam từ 1996, Yamaha Việt Nam luôn đi đầu trongviệc nghiên cứu và chế tạo ra các mẫu xe có thiết kế thể thao, đẹp mắt, động
cơ, mạnh và ổn định
Ngày 24 tháng 1 năm 1998 Yamaha Motor Việt Nam được thành lập.Yamaha Motor Việt Nam sẽ bằng mọi nỗ lực để trở thành một thành viên tíchcực của cộng đồng Việt Nam nhanh chóng góp phần vào sự nghiệp phát triểncông nghiệp Việt nam trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy
Công ty Yamaha Motor Việt Nam đã có chặng đường phát triển vớicon người là yếu tố nền tảng Sản phẩm và các hoạt động công ty luôn hướngđến mục tiêu: chinh phục trái tim khách hàng Mục tiêu của chúng tôi là luônđem tới khách hàng những sản phẩm tốt nhất, đem lại cho khách hàng sự hàilòng, thỏa mãn và thích thú khi sử dụng sản phẩm của Yamaha
Phương châm của chúng tôi dựa trên cơ sở “hướng vào thị trường vàhướng vào kh ch hàng” Phương châm này bắt nguồn từ chính các ý kiến phản
Trang 35hồi của khách hàng và sẽ chuyển tải tới Các Đại lý và các bên có liên quancủa Yamaha Motor Việt Nam.
Với phương châm này, Yamaha Motor sẽ thỏa mãn bội phần sự mongđợi của khách hàng về cả chất lượng và các dịch vụ hậu mãi Nhờ đó, cuốicùng chúng tôi sẽ tạo được “Kando” – nghĩa là chiếm lĩnh trái tim kháchhàng, vốn nằm trong phương châm toàn cầu của Tập đoàn Yamaha
Nhà máy, trái tim của công ty TNHH Yamaha Motor Việt Nam, nơicung cấp những sản phẩm chất lượng cao nhất mang nhãn hiệu Yamaha vượtquá sự mong đợi của khách hàng
Hiện nay, những đại lý bán dịch vụ sửa chữa bảo hành của Yamaha cómặt trên nhiều nước Tại Việt Nam, Các đại lý có mặt ở tất cả các tỉnh thànhphố
Công ty Yamaha Motor Việt Nam là mô hình kinh tế liên doanh hợptácgiữa 3 nước Nhật, Việt Nam và Malaysia Với trên 10 năm xây dựng,pháttriển và trưởng thành, đến nay công ty Yamaha Motor Việt Nam đã trởthành công ty hàng đầu trong lĩnh vực lắp ráp xe máy Từ khi bắt đầu sản xuấtvới chỉ có một đời xe máy, đến nay Yamaha Motor Việt Nam có 10 đời xecác loại để đáp ứng nhu cầu sử dụng xe máy của người dân Các loại xe tay ganhư: Nouvo, Nouvo LX, Mio Classisco, Mio Untimol Các loại xe số như:Sirius, Jupiter MX, Exicter,
2.1.2 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1.2.1 Công ty Điện tử Samsung
Tại Việt Nam, Samsung Vina sản xuất và kinh doanh các mặt hàngnghe nhìn: tivi LCD, TV Plasma, TV SlimFit, TV CRT, hệ thống âm thanhHome Theatre, đầu đĩa DVD, máy giặt, tủ lạnh và máy điều hòa nhiệt độ, mànhình máy tính CRT, LCD, điện thoại di động, máy in, đĩa cứng, đĩa quang Nhà máy của Samsung Vina không chỉ sản xuất cho nhu cầu của thị trường
Trang 36trong nước, mà còn xuất khẩu sản phẩm phục vụ cho thị trường châu Phi,Trung Đông và Philippines.
Với thế mạnh đi đầu về công nghệ kỳ thuật số, và sự am hiểu sâu sắcnhu cầu của người tiêu dùng, các sản phẩm của Samsung luôn tích hợp côngnghệ hiện đại nhất và thiết kế đầy thẩm mỹ mang lại phong cách sống phongphú hơn cho người tiêu dùng
Trong những năm qua, doanh thu bán hàng trong nước của SamsungVina tăng từ 9 triệu USD năm 1996 lên 330 triệu USD năm 2013; doanh thuxuất khẩu tăng từ 2 triệu USD năm 1996 lên 69 triệu USD năm 2013 Trungbình hàng năm, Samsung Vina đă đóng góp cho ngân sách Nhà nước trên 13triệu USD
Hiện nay, Samsung Vina chiếm thị phần số 1 về TV LCD, TV phẳng,Màn hình máy tính và đứng thứ 2 trên thị trường về điện thoại di động
2.1.2.2 Công ty Yamaha Motor
Bảng 2.1: Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Yamaha Motor
Đơn vị tính : 1.000.000 USD
7.Chi phí quản lý doanh 29.5 32.5 39.0
Trang 3712.Thuế TNDN 24.1 26.5 31.8
(Nguồn: Báo cáo tài chính của công ty Yamaha Motor)
Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong ba năm, tathấy doanh thu, chi phí, lợi nhuận năm 2014 đều tăng so với cùng kỳnămtrước.Trong đó, lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất vì nó phản ánh một
c ch đầy đủ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Lợi nhuận đạt đượctrong năm 2013 so với năm 2012 là 10% tương đương với 600.000.000 USD.Lợi nhuận đạt được năm 2014 so với 2013 là 19% tương đương với13.600.000 USD.Lợi nhuận đạt được năm 2014 so với năm 2012 là 32%tương đương với 19.600.000 USD
Về chỉ tiêu chi phí, năm 2013, 2014 ta cũng thấy chi phí về khuyến mạiquảng cáo, chi phí phòng trưng bày, về quản lý doanh nghiệp đều tăng khoảng10-12% cùng kỳ năm 2012,2013 Tuy nhiên tốc độ tăng tốc độ tăng của công
ty nhở hơn tốc độ tăng của doanh thu nên có thế thấy hiệu quả kinh doanh củacông ty Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp năm 2013 tăng
so với năm 2012 là 3.400.000 USD tăng 12%, năm 2014 tăng so với năm
2013 là 7.400.000 USD tăng 20% Năm 2014 so với 2012 là 10.800.000 USDtăng 32%
Xem bảng số liệu trên ta thấy kết quả kinh doanh của công ty là rất khảquan, nó cho thấy xu hướng phát triển của công ty.Với hoạt động kinh doanhhiệu quả của công ty đã đem lại Trong tương lai công ty tiếp tục duy trì, pháthuy để đạt được mục tiêu phát triển ổn định
Công ty Yamaha sau 10 năm thành lập gặp rất nhiều khó khăn khi bắtđầu tham gia vào thị trường sản xuất và lắp ráp xe gắn máy nhưng công ty đãđạt được những thành tựu to lớn trong việc thâm nhập và phát triển thị phầntại Việt Nam Trong vòng 10 năm, từ chỗ thị phần gần như là con số 0, nhãnhiệu xe máy Yamaha đã không ngừng vươn lên trở thành nhãn hiệu xe lớn thứ
Trang 382 tại Việt Nam chỉ đứng sau Honda Năm 1999, sản lượng xe máy sản xuấtchỉ khoảng 6000 xe/ năm cho đến năm 2014, sản lượng xe sản xuất và bán rađạt hơn 620.000 xe, chiếm hơn 29% thị phần xe máy trên toàn quốc Khôngdừng ở đó, tham vọng của Ban Giám Đốc Công ty ngày càng đầu tư mở rộngsản xuất, tiếp tục phát triển thị trường với mục tiêu trở thành hãng sản xuất xemáy lớn nhất tại Việt Nam và có thể xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.
Về mặt xã hội do giải quyết tốt vấn đề lao động và tiền lương, Công ty đã gópphần tác động rất to lớn đến sự phát triển của dân cư Các vùng lân cận bằngviệc thu hút hàng nghìn nhân công viên vào làm việc tại công ty với thu nhập
ổn định
2.1.3 Trình độ công nghệ
2.1.3.1 Công ty Điện tử Samsung
Công ty Điện tử Samsung bắt đầu triển khai hoạt động tại Việt Nam từtháng 1/1995 với dự n đầu tiên là Công ty Điện tử Samsung Vina, đến nay đãtrở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam
Công ty Điện tử Samsung hiện rất thành công với hai dự án chuyên sảnxuất thiết bị di động và linh kiện ở Bắc Ninh (SEV) và Thái Nguyên (SEVT),với tổng vốn đầu tư 7,5 tỷ USD.Số liệu thống kê cho thấy, năm 2014, hai khu
tổ hợp SEV và SEVT đã xuất khẩu 26,3 tỷ USD, chiếm 17,5% tổng kimngạch xuất khẩu của cả nước.Không những đóng góp lớn cho kim ngạch xuấtkhẩu và tạo việc làm trực tiếp cho hơn 100.000 lao động, các dự án nêu trêncòn giúp Việt Nam lần đầu tiên được ghi tên trên bản đồ công nghệ thế giới
Ngoài các dự án này của Công ty Điện tử Samsung, thì hiện Tập đoànSamsung cũng đã và đang đầu tư một số dự án lớn khác tại Việt Nam.Đó là
Dự án Samsung Electro Mechanics, vốn đầu tư 1,2 tỷ USD, ở Thái Nguyên;Samsung Display, 1 tỷ USD, ở Bắc Ninh
Trang 39Hiện Samsung đã đầu tư hơn 11,2 tỷ USD ở Việt Nam và là nhà đầu tưnước ngoài lớn nhất tại Việt Nam hiện nay Chính phủ Việt Nam đã luôn đ nh
gi cao động th i đầu tư nhanh và hiệu quả của tập đoàn lớn mạnh nhất HànQuốc này tại Việt Nam
2.1.3.2 Công ty Yamaha Motor
Công ty Yamaha Việt Nam đã có những chặng đường phát triển vớicon người là yếu tố nền tảng Sản phẩm và các hoạt động của công ty luônhướng đến mục tiêu: "Chinh phục trái tim khách hàng" Mục tiêu của chúngtôi là luôn đem tới cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất, đem lại chokhách hàng sự hài lòng, sự thoả mãn và sự thích thú khi sử dụng sản phẩmcủa Yamaha
Quy trình sản xuất sản phẩm của Yamaha thông thường qua các giaiđoạn sau:
- Thiết bị gia công: Với những máy móc hiện đại, điều khiển bằngcông nghệ kỹ thuật số (CNC), các chi tiết phụ tùng được đảm bảo gia côngvới chất lượng hoàn hảo nhất
- Dây chuyền lắp ráp thân xe: Được đánh giá cao với đội ngũ côngnhân Việt Nam có kỹ năng chuyên nghiệp, giúp cho ra đời những chiếc xemáy với tiêu chuẩn chất lượng và năng suất cao nhất
- Máy đúc khuôn phụ tùng động cơ: Các chi tiết được chế tạo bằnghợp kim nhôm của động cơ được đúc bằng các thiết bị máy móc kỹ thuật cao
và chính xác Các sản phẩm được chế tạo đảm bảo chất lượng và tiêu chuẩncủa Yamaha Motor Nhật Bản
- Dây chuyền lắp ráp động cơ: Trong môi trường có tính cạnh tranhcao ở Việt Nam,chất lượng động cơ được kiểm soát trên từng công đoạn sảnxuất Động cơ được lắp ráp trên dây chuyền này đạt chất lượng hàng đầu
Trang 40- Thiết bị kiểm tra: Các chi tiết động cơ sau khi gia công trên máyCNC sẽ được giám sát chặt chẽ về chất lượng và độ chính xác bằng thiết bịmáy móc hiện đại nhất.
- Dây chuyền hàn tự động: Dây chuyền hàn được lập trình và điềukhiển đã được tự động hóa Chất lượng, sự an toàn của khung xe và bình xăngđược kiểm tra rất nghiêm ngặt
- Thiết bị kiểm tra cuối cùng: 100% các sản phẩm được kiểm tra trướckhi phân phối ra thị truờng Các yếu tố kỹ thuật được kiểm tra nghiêm ngặttheo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản Chất lượng là mục tiêu quan trọnghàng đầu của Yamaha
- Dây chuyền sơn: Xe máy Yamaha nổi tiếng bởi chất lượng và sự nổibật của nước sơn Dây chuyền sơn hiện đại được nhập ngoại giúp tạo ranhững sản phẩm hoàn hảo làm tăng gi trị của chiếc xe
2.2 Thực trạng hoạt động truyền thông trong 02 doanh nghiệp FDI được khảo sát
2.2.1 Hoạt động truyền thông tại Công ty Điện tử Samsung Việt Nam
2.2.1.1 Thống kê mô tả về đối tượng điều tra
Bảng 2.2: Cơ cấu mẫu điều tra
CƠ CẤU MẪU SAU ĐIỀU TRA PHÂN CHIA THEO TIÊU THỨC Tiêu thức Tiêu chí phân loại Số lượng Tỉ trọng(%)