1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí: Truyền hình miền Tây Nam Bộ với vấn đề xóa đói giảm nghèo ở địa phương (Khảo sát chương trình truyền hình của Đài PT-TH Cà Mau và Kiên Giang từ tháng 01 đến tháng 06/2019)

149 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM NHẬT MINH

TRUYEN HÌNH MIEN TÂY NAM BO VỚI VAN DE

XOA DOI GIAM NGHEO O DIA PHUONG

(Khao sat chuong trinh truyén hinh cia Dai PT-TH Ca Mau va KiénGiang tir thang 01 dén thang 06/2019)

Chuyên ngành: Báo chí hoc (định hướng ứng dung)

Mã số: 8320101.01 (UD)

Người hướng dẫn khoa họcTS Nguyễn Trí Nhiệm

Cà Mau- 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ Báo chí học với đề tài Truyền hình

Miền Tây Nam Bộ với van đề xóa đói giảm nghèo ở địa phương (Khảo sátchương trình truyền hình của Đài PT-TH Cà Mau và Kiên Giang từ tháng 01

đến tháng 06/2019) đây là Luận văn do tôi tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫntrực tiếp của TS Nguyễn Trí Nhiệm Các số liệu, thông tin và kết quả nêutrong Luận văn là trung thực và chưa được công bố ở bat cứ công trình khoa

học nào khác Tôi xin chịu trách nhiệm đối với Luận văn của mình.

Các kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và không trùng lắpvới các đề tài khác Luận văn có sử dụng, kế thừa và phát triển những số liệu,kết quả nghiên cứu từ các sách, giáo trình, tài liệu liên quan đến nội dung đềtài Thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn.

Cà Mau, ngày 28 tháng 09 năm 2021

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Phạm Nhật Minh

Trang 4

LOI CAM ON

Dé hoan thanh chuong trinh hoc cao hoc Bao chi va viết luận vannay,

tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình cua các thầy, cô giáo của Việnđào tạo

Báo chí và Truyền thông và giáo viên hướng dẫn.

Trước tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo của Viện dao

tạo Báo chí và Truyền thông đã tận tình chỉ dạy chúng tôi trong suốt quá

Do điều kiện và thời gian nghiên cứu không dài nên gặp không ít khó

khăn trong quá trình thực hiện, do vậy luận văn không thể tránh khỏi những

thiếu sót nhất định Tác giả mong muốn nhận được sự góp ý, chỉ dẫn, giúp đỡ

của các thây cô đê chỉnh sửa, bô sung đê luận văn được hoàn thiện hơn.

Trân trọng cảm ơn!

Ca Mau, ngày 28 tháng 09 năm 2021

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Phạm Nhật Minh

Trang 5

MỤC LỤC

90700015 61 Lý do chọn đề tài - 2-2 sSs+SE‡EE£EEEEEE2E121121127171711211111111 1111 ce 62 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: 2 2 2 22 s2£s+zxzrszzsz 8

3 Mục dich va nhiệm vụ nghiên cứu dé tai eseseseeseeseeseeeeeees 12

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - 2 2 ++£E+EE+ExerEerEzxezrxrrxee 12

4 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên CỨU: ¿55555 s++<<++sx+s+2 13

5 Đóng góp mới của luận VAN - + + ++ + E + EEvvEEseeereerrrersrerersre 14

6 Y nghĩa lý luận, thực tiễn của van đề nghiên cứu -z-szs¿ 147 Cấu trúc luận vănn 5: SE 2ESEEESE1EEE1112151111111511115112111 11512 E2 16

CHƯƠNG 1 TRUYEN HÌNH VỚI VAN ĐÈ XÓA DOI GIAM NGHEO:

MOT SO LÝ LUẬN CHUNG 2-2252 SE22EE‡2E22EEEEE2EECEEErrkerrerred 17

1.1 Những khái niệm liền quan 5 5 S5 + *vEseerseeeereerseeree 17

1.1.1 Khái niệm về truyễn hÌHhh -. -+ 2+e+ce+EE+EE+EEeEEEEEEEEEEEkerkerkerkeres 17

1.1.2.Khái niệm về đói NNO ceccecsessessesssessessessessessessesssssessessessessessuessessesseeseess 18

1.1.3.Khái niệm về xóa đói giảm NGHEO veeceececsesseessesvessessessesseesssssssessessessessen 201.2 Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nướcvề xóa đói giảm nghèo - 2-52 ©S2+SE+EEEEEEEEEEEEEEEEE211211211 111111 24

1.2.1 Chủ trương, đường lối của Đảng về xóa đói giảm nghèo - 241.2.2 Chính sách, pháp luật của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo 26

1.3 Vai trò của truyền hình với van đề xóa đói giảm nghéo 271.3.1 Truyén hình là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn du luận về cácchủ trương, đường lỗi, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc xóa đói

34/2/8/14/122800n0n0n08588 30

1.3.3 Báo chí truyền hình dé xuất các giải pháp, tập trung huy động các nguồn

lực trong XĐGN, phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống nhân dân 33

1.4 Nội dung, phương thức, hình thức, nguyên tắc của truyền hình với

van đề xóa đói giảm nghèo - - c1 1v ng ng riệt 34

Trang 6

1.4.L Về nội dung Ae CậpD -+- +5 ©E+SE+EE+ESEEEEEEE 2121111111121 1tr 34

1.4.2 Hình thức cua truyền hình với van dé xóa đói giảm nghèo 39

1.4.3 Phương thức của truyền hình với van dé xóa đói giảm nghèo 43

1.4.4 Nguyên tắc của truyền hình với vấn đề xóa đói giảm nghèo 44Tiểu kết Chương 1 - ¿2 2 2+SE+SE£EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEE7E 7E ecrke 48

CHƯƠNG 2 THUC TRẠNG TRUYEN HÌNH MIEN TAY NAM BỘ

VỚI VAN DE XÓA DOT GIAM NGHÈO cover 502.1.Tổng quan về tình hình kinh tế xã hội và hoạt động truyền thông vềXDGN trên truyền hình của 2 tỉnh Cà Mau và Kiên Giang 50

2.1.1.Đài PT - TH Kiên TÍAHg TQ he rưy 50

2.1.3 Tình hình đói nghèo ở các tỉnh miễn Tây Nam Bộ - 592.2 Thực trang truyền hình với vấn đề XĐGN ở địa phương 64

2.2.1 Về nội dung de CAP cecceccecessessesssessessessessessessssssessessessessessessssssseeseeseesess 642.2.2 Hình thức thể hiện -cccccccccctcEEtttrrEktrtttrtirtrtttirrrrrirrerrrrrree 922.3.Đánh giá chung về thành công, hạn chế và nguyên nhân thành công,hạn chế của đài PT — TH Kiên Giang va đài PT — TH Cà Mau trong thực

hiện xóa đói giảm nghèo - - 5G 1S HH ng ngư 1042.3.1 Thành công và nguyên nhân thành CON -« <++<s+ 104

2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân han chế -+©2+cs+cs+tserterxzrzrsee 105Tiểu kết chương 2 - 2-2 s+SE+tE£EEE2EE2E12E1E7171711211211211 2111111 xe 107

CHƯƠNG 3 MOT SO VAN DE ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NANG

CAO CHAT LƯỢNG TRUYEN HÌNH VỚI VAN DE XÓA DOIGIẢM NGHÈO 5-2552 222 2222 22 reo 109

3.1 Những vẫn đề đặt ra - 25s 2t ket TH 2121121121111 E1 cre, 1093.2 Những giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng của truyền hìnhmiền Tây Nam Bộ với van đề xóa đói giảm nghèo - 1103.1.1 Cơ sở vật chất, trang thiết bị - s-5sSscctectcctcEkccErrrrkerkerkrrei 110

3.1.2 Nâng cao chất lượng nguồn nhân Ïực -. -z©-s+ce+cs+cs+rssrsees 113

Trang 7

3.1.3 Đổi mới nội dung, hình thức thé hiện thông tin -. -s-cs-<5- 115

3.1.4 Nâng cao vi thé và tinh tương tác với công chúng của Đài PT - TH

Kiên Giang và Đài PT - TH Cà Mau s5 <5 + ++£+*E++seE+seeeses 116

3.2 Những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng của truyền hìnhmiền Tây Nam Bộ với van đề xóa đói giảm nghèo ở địa phương 117

3.2.1 Nâng cao trình độ, năng lực và tính chuyên nghiệp của phóng viên,

biên tập viên phụ trách truyền thông về XĐƠN -¿©-s+cs+ce+cesccee 117

3.2.2 Đổi mới nội dung, hình thức thể hiện thông tin về XĐGN 118

3.3.3 Hướng đến những yêu câu, đòi hỏi mới của công chúng 120

3.3.4 Vai trò cua tinh Kiên Giang và tinh Cà Mau trong việc dua chu trương,

chính sách XĐGN đến người GN 2 +5++S++cEc£EcEE+EcEerkerkerrees 120

KẾT LUẬN 2-52-5221 SE E2 2121121121171 1111111111211 11 1xx erre 123

TÀI LIEU THAM KHẢO 2-52 2+EE‡EE£EE£EEEEEE2EEEEEEEEerkerkerkees 126

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

Ký hiệu viết tắt Tên đây đủ

PT—TH Phát thanh - Truyên hìnhTH Truyén hình

PGS.TS Phó giáo sư, Tiến sĩ

XDGN Xóa đói giảm nghèo

Trang 9

DANH MỤC CÁC SO DO, BANG

HÌNH MINH HỌA TRONG LUẬN VĂN

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ Tổ chức bộ máy nội dung, chuyên đề truyền hình của Đài

0006.80.1011 4 56

Bảng 2.1 Kết quả giảm nghèo tai tỉnh Kiên Giang 2015 — 2019 60

Bảng 2.2 Bang dự báo giảm nghéo trong năm 2020 của tỉnh Cà Mau 61

Bảng 2.3 Số lượng tin, phóng sự và chuyên đề của Đài Phát PT - TH KiênGiang va Dai PT - TH Ca Mau về van đề XDGN trên sóng truyền hình (từtháng 1/2019 đến tháng 6/2019) cceccccscessesssessesssessesssessesssessessesssssecseesessseess 65Bảng 2.4 Thống kê số lượng tin, phóng sự cụ thể về tần suất, mật độ thông

tin vềXÐGN trên Dai TP — TH Kiên Giang va Đài PT — TH Cà Mau (từ tháng01/2019 đến tháng 06/20019) - -2¿©5¿+S2+EE+EE£EEEEEEEEEEE21121121121 712121 xe 66

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Kiên Giang - 2-2 s2 s5: 50Hình 2.2 Bản đồ hành chính tinh Ca Mau .2- 5: 525525+2£x>seccxd 54Hình 2.2 Tỷ lệ tin, phóng sự và chuyên đề của Đài PT - TH Kiên Giang vềXDGN trên sóng truyền hình (từ tháng 01/2019 đến tháng 06/2019) 67

Hình 2.3 Ty lệ tin, phóng sự và chuyên đề của Đài PT - TH Ca Mautruyénthông về mô hình sinh kế trên sóng truyền hình (từ tháng 1/2019 đến tháng

0205) 67

Trang 10

MỞ ĐÀU

1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam có 63 tỉnh, thành phố và được chia thành 8 vùng địa lý kinh tế.

Điều kiện địa lý và đặc điểm tự nhiên mỗi vùng, mỗi địa phương khác nhauđòi hỏi có chính sách phát triển khác nhau, phù hợp với đặc thù của vùng, địa

phương thì mới có thê đảm bảo phát triển bền vững Trước yêu cầu thực tiễn

này, trong phần V của “Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam” cũng đã quyđịnh về đổi mới hệ thống quản lý với 5 hướng cụ thể, nhằm bảo đảm cho quátrình quy hoạch, kế hoạch hóa và chỉ đạo thực hiện phát triển vùng mang tínhbền vững Trong đó phát triển bền vững các vùng, địa phương là cơ sở quantrọng để phát triển bền vững mỗi quốc gia: “Chiến lược phát triển vùng một

mặt phải ưu tiên phát triển trước các vùng kinh tế trọng điểm, có khả năng

bit phá lên trước, nhưng mặt khác phải chú y tới việc hỗ trợ các vùng kém

phát triển và có điều kiện khó khăn hơn, nhằm tạo ra một sự cân đối nhấtđịnh trong phát triển không gian, từng bước thu hẹp khoảng cách về xã hội và

tiễn tới giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế trong những năm sau này Các vùngphát triển kinh tế trọng điểm sẽ đóng vai tro là dau tàu, là động cơ lôi kéo cácvùng miễn núi, vùng sâu, vùng xa có diéu kiện khó khăn hơn ”.(Định hướngchiến lược phát triển bên vững ở Việt Nam, Chương trình Nghị sự 21 của Việt

Nam, Quyết định 153/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chỉnh phủ ngày

Đồng bằng sông Cửu Long là một khu vực quan trọng và chịu nhiều tácđộng có thể ảnh hưởng đến phát triển bền vững, vì vậy, ngày 17/11/2017

Chính phủ đã ra Nghị quyết 120/NQ- CP về phát triển bền vững đồng bằngsông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Dé đạt được những thành công, cũng như khắc phục những hạn chế vềđói nghèo, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn xuyên suốt theo

Trang 11

quan điểm tập trung phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội, xóa đói giảm

nghèo bằng nhiều chương trình, mục tiêu quốc gia Trong đó, báo chí là lực

lượng hết sức quan trọng, đã thông tin kịp thời chủ trương, đường lối của

Đảng, chính sách của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội Ngoài

ra, báo chí còn có nhiều phản biện, phát hiện vấn đề và giúp các cơ quan quản

lý Nhà nước xây dựng, soạn thảo chính sách cho phù hợp với thực tiễn; phát

hiện nhiều vụ việc tiêu cực, những dia chỉ người nghèo, có hoàn cảnh khókhăn trên cả nước; xây dựng nhiều chương trình truyền hình, chuyên trang,

chuyên mục về xóa đói giảm nghèo dé bà con học hỏi cách làm hay va cả xã

hội cùng chung tay góp sức giúp đỡ

Xoá đói giảm nghèo là chủ trương lớn và nhất quán của Đảng và Nhànước ta nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu

hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa ban và giữa các dân

tộc Thành tựu xóa đói, giảm nghéo vừa qua ở Việt Nam nói chung và các địa

phương vùng Tây Nam Bộ nói riêng đã góp phần tăng trưởng kinh tế đấtnước, của địa phương bền vững và công bang xã hội, được cộng đồng quốc tế

đánh giá cao Tham gia làm nên thành tự này có sự góp sức của lĩnh vực báo

chí, truyền thông, trong đó có truyền hình Tuy nhiên để chất lượng, hiệu quảhơn, cần có những nghiên cứu, tổng kết mang tính khoa học, toàn diện.

Theo kết quả khảo sát của PAPI (Chi số Hiệu quả Quản trị và Hành chínhcông cap tỉnh) thực hiện hàng năm với việc phỏng vấn trực tiếp người dân ở

63 tỉnh, thành từ năm 2009 đến nay, đói nghèo luôn là vấn đề quan ngại nhất

của người dân Đói nghẻo là một trong những rào cản lớn làm giảm khả năng

phát triển con người, cộng đồng cũng như mỗi quốc gia Tây Nam Bộ là mộttrong những vùng có tình trạng nghèo đa chiều cao ở Việt Nam, cùng với

vùng Tây Nguyên và miền núi phía Bắc Vấn đề XĐGN là một trong nhữngnội dung thường xuyên được đề cập trên các phương tiện truyền thông đại

chúng nói chung và truyên hình nói riêng Vi vậy tôi lựa chon dé tài Truyén

Trang 12

hình miễn Tây Nam Bộ với van dé xóa đói giảm nghèo ở địa phương (Khảo

sát chương trình truyền hình của Đài PT-TH Cà Mau và Kiên Giang từ tháng

01 đến tháng 06/2019) thực sự là một hướng nghiên cứu quan trọng, cấp thiết.

Đề tài có thời sự, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.

2.Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài:

Dưới góc độ và một vấn đề xã hội, đã có rất nhiều công trình nghiêncứu về xóa đói giảm nghèo như: Đề tài “Van dé đói nghèo trong quan hệquốc tế hiện nay” Luận văn thạc sỹ ngành Quốc tế học năm 2011 của tác giả

Khúc Diệu Huyền, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học

Quốc gia Hà Nội), hay đề tài “Vấn đề đói nghèo ở Việt Nam trong bối cảnhhội nhập quốc tế” Luận văn thạc sỹ ngành Quốc tế học năm 2011 của tác giả

Vũ Thanh Thủy, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học

Quốc gia Hà Nội) Tuy nhiên, các công trình này chỉ dừng lại ở việc nghiêncứu về các vấn đề đói nghẻo, XDGN như một vấn nạn của thế giới, cua ViétNam Van dé thông tin, truyén thong về xóa đói giảm nghèo trên các phươngtiện thông tin đại chúng và báo chí chỉ là một đề cập rất nhỏ trong các nhóm

giải pháp mà các đề tài này đưa ra.

Báo cáo về “Nghéo da chiêu ở Việt Nam ”là sản phâm nghiên cứu hợp

tác giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LDTBXH), Trung tâm

Phân tích và Dự báo - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

(CAF/VASS), Tổng Cục Thống kê (GSO), Viện Nghiên cứu phát triển Mê

Kông (MDRI) và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tại ViệtNam Sử dụng các nguồn dữ liệu chính thức của Chính phủ như Khảo sát mức

sống dân cư, Tổng điều tra Dân số và Nhà ở, Điều tra về thực trạng kinh tẾ xãhội của 53 dân tộc thiểu số, Điều tra quốc gia về Người khuyết tật ở Việt

Nam , báo cáo đưa ra bức tranh tổng quan về giảm nghèo đa chiều ở ViệtNam, đồng thời tập trung phân tích kỹ hơn về xu hướng giảm nghèo ở nhóm

đông bào dân tộc thiêu sô và người khuyết tật Báo cáo đưa ra một sô khuyên

Trang 13

nghị trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo

bền vững và các chính sách giảm nghèo nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sông

tốt cho mọi người, không để ai bị bỏ lại phía sau và đạt được mục tiêu “giảm

nghèo ở mọi chiều cạnh và mọi nơi”.

Bài báo về xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam: Thành tựu hạn chế và kiến

nghị chính sách của tác giả Nguyễn Hữu Minh Tiến (năm 2007) Bài báo nên

bật được giảm nghèo nhanh và bền vững là một trong những nhiệm vụ quan

trọng nhằm bảo đảm công bằng xã hội và tăng trưởng kinh tế bền vững Đây

là vấn đề vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài, với nhiềukhó khăn, thách thức Bai báo đã chỉ ra yếu tố tâm lý xã hội có tác động

không nhỏ tới quá trình và hiệu quả thực hiện các chương trình xóa đói, giảm

nghèo Thực tiễn triển khai công tác xóa đói, giảm nghèo ở nước ta cũng chothấy rõ điều này.

Luận văn Vấn đề công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo ở Việt

Nam hiện nay của tác giả Pham Văn Mén vào tháng 3/2020 Luận văn làm rõ

nội dung công bang xã hội trong XDGN và mối quan hệ giữa công bằng xãhội và xoá đói, giảm nghèo Khảo sát, đánh giá việc thực hiện công bằng xã

hội ở Việt Nam trong xóa đói giảm nghèo thời gian qua Kiến nghị về giảipháp thực hiện công băng xã hội trong xoá đói, giảm nghèo ở Việt Nam thời

gian tỚI.

Trong kỹ yếu khoa hoc và diễn đàn đầu tư “Vi Hà Giang phát triển”

của tác giả Trịnh Công Khanh (Vụ trưởng Vụ chính sách dân tộc - Ủy bandân tộc) nêu bật những Chính sách phát triển sinh kế cộng đồng gắn với xóađói, giảm nghẻo cho vùng dân tộc, miền núi tỉnh Hà Giang Theo đó, dựa trêntình hình thực tế và những kết quả đạt được trong công tác dân tộc trong thời

gian qua, định hướng phát triển sinh kế gắn với xóa đói giảm nghèo cho Hà

Giang trong thời gian tới phải nhấn mạnh việc ưu tiên nguồn lực cho dau tư,

nhăm tạo điêu kiện cho các xã nghẻo phát triên nhanh hơn, cải thiện và nâng

Trang 14

cao nhanh đời sông vật chất, tinh than cho người dân Ngoài ra, dé nỗ lực

giảm nghẻo và phát triển sinh kế đạt được hiệu quả, các chính sách ban hành

và tô chức thực hiện phải lay người nghèo làm chủ thé trong việc tiếp cận và

hưởng thụ, chương trình sẽ huy động tối đa nguồn lực với sự tham gia của

toàn xã hội, giúp các xã nghèo có điều kiện vươn lên Bên cạnh đó tập trungnhững chính sách phát triển kinh tế xã hội đặc thù của tỉnh Hà Giang.

Diễn đàn “Chuyển đổi số và các mô hình kinh tế mới cho báo chí" do

Bộ Thông tin và Truyền thông tô chức tại Quảng Ninh ngày 22/7/2020 với sự

tham dự của hàng trăm cơ quan báo chí, các doanh nghiệp hoạt động trong

lĩnh vực công nghệ, báo chí, truyền thông Tại diễn đàn, nhiều diễn giả cócác tham luận chuyên sâu bàn về những thách thức, cơ hội, xu hướng và ứngdụng công nghệ trong lĩnh vực báo chí, truyền thông cũng như các giải pháp,

mô hình mới góp phan tăng nguồn thu cho các cơ quan báo chí Dang chú ýtại diễn đàn, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo đã

phát biểu: hiện nay các cơ quan báo chí đang đối mặt với rất nhiều khó khăn

như sự sụt giảm nguồn thu từ quảng cáo, thói quen đọc, xem, nghe của bạnđọc thay đổi, phương thức làm báo truyền thống không còn thu hút độc giả

như trước đây cùng với sự áp đảo của truyền thông xã hội, các giải pháp, hạtầng phân phối nội dung và quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới đangngày càng ưu việt và lấn át báo chí truyền thống Vì vậy, báo chí phải có

công nghệ, có giải pháp, có sự hỗ trợ từ cơ quan quản lý, các nhà mạng viễnthông và quan trọng nhất là có sự đồng thuận, liên kết của các cơ quan báo chínhằm tao ra sức mạnh, giúp cho các co quan báo chí tồn tại và phát trién phùhợp với xu thé phát triển chung của báo chí khu vực và thế giới.

Một số bài nghiên cứu: “Báo chí truyền thông Việt Nam trong tiến trìnhphát triển và hội nhập” (PGS.TS Dinh Văn Hường Dai học Khoa học Xã hội

và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội), “Phát huy hơn nữa vai trò của báo chí với vấnđề phát triển bền vững ở địa phương” (TS Dinh Xuân Hòa - Khoa Phát thanh

10

Trang 15

& truyền hình, Học viên Báo chí Tuyên truyền), “Vai trò của báo chí với phát

triển bền vững địa phương” (PGS TS Dương Xuân Sơn - Khoa Báo chí &

Truyền thông, DH Khoa học Xã Hội & Nhân văn Hà Nội), “Phát triển bền

vững và vai trò của báo chí” (TS Phạm Việt Dũng — Trưởng Ban Kinh tế,Tạp chí Cộng sản), cho thấy vai trò của báo chí đối trong thực hiện nhiệm

vụ tuyên truyền phục vụ phát triển bền vững địa phương, phát triển bền vững

quốc gia Tuy nhiên có thé nhận thấy, van đề sinh kế được phan ánh trên báo

chí nói chung và trên truyền hình nói riêng như thế nào thì rất ít công trìnhnghiên cứu đề cập.

Tổ chức chương trình trong điều kiện tự chủ về tài chính ở Đài Phátthanh — Truyền hình Kiên Giang (2007 — 2010) - Luận văn Thạc sĩ báo chícủa Trần Thị Thu Thủy, Học viện Báo chí và Tuyên truyền năm 2011 Trên

cơ sở làm rõ những vấn đề chủ yếu liên quan đến kinh tế báo chí, đến côngtác truyền thông trong điều kiện tự chủ tài chính của Đài PT - TH Kiên Giang,luận văn đã dẫn ra những kinh nghiệm và giải pháp cơ bản nhằm tổ chứcchương trình, nâng cao hiệu quả truyền thông và tăng nguồn thu.

Các công trình nghiên cứu này đã gợi mở cho tác giả cách tiếp cận và

giải quyết những vấn đề về lý luận cũng như thực tiễn trong quá trình thực

hiện luận văn Tuy nhiên, luận văn chỉ kế thừa một số khía cạnh của các côngtrình nghiên cứu chứ không lặp lai, bởi khi nói về XDGN thì có rất nhiều chủchương, đường lối; mỗi chủ chương, đường lối lại có những dạng thức khácnhau, tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng, khả năng tài chính, chất lượng nguồn nhân

lực và chiến lược phát triển của mỗi cơ quan, đơn vị Hơn nữa, điều kiện sảnxuất chương trình cũng như đối tượng khán giả của các Đài truyền hình địa

phương ở mỗi khu vực cũng có sự khác nhau, trong khi đó, 5 năm trở lại đâykhông có nhiều công trình nghiên cứu về truyền hình miền Tây Nam Bộ vớivan đề XDGN nói riêng dé có thể đánh giá về năng lực sản xuất, trình độ tiếpcận với xu hướng truyền hình hiện đại của các Đài truyền hình địa phương.

11

Trang 16

Chính vì vậy, đề tài nghiên cứu về truyền hình miền Tây Nam Bộ với vấn đềXDGN ở đại phương là dé tài mang tinh cấp thiết.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở khái quát lý thuyết của van đề nghiên cứu, luận văn tập

trung phân tích thực trạng thực trạng truyền hình miền Tây NamBộ với vấn

đề XDGN ở địa phương, đề xuất các giải pháp giúp các Đài Truyền hình miền

Tây Nam Bộ nâng cao chất lượng thông tin về van đề xóa đói giảm nghèo ở

địa phương.

3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu dé tài

Đề thực hiện mục tiêu xác định, tác giả luận văn phải thực hiện 3 nhiệm

vụ chủ yếu sau:

- Nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết của van đề nghiên cứu với các

nội dung chủ yếu như: Vai trò của truyền hình đối với vẫn đề xóa đói giảmnghèo; nội dung, phương pháp, nguyên tắc của truyền hình liên quan đến phát

trién bền vững

- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng truyền hình miền Tây nam bộ

với vấn đề xóa đói giảm nghèo; phân tích nguyên nhân thành công, hạn chế.

- Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng của truyền hình miền

Tay Nam Bộ với việc thực hiện mục tiêu XDGN ở địa phương.

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Truyền hình miền Tây Nam Bộ với

van đề xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

4.2 Pham vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ luận văn này, tôi thực hiện khảo sát các tác phẩm,

chương trình truyền hình phát trên sóng truyền hình của Đài PT — TH Kiên

Giang, đài PT —- TH Cà Mautừ tháng 01 đến tháng 06/2019.Sở di, tôi chọn 2địa phương này bởi vì đây là 2 tỉnh, thành phố năm trong vùng kinh tế trọng

12

Trang 17

điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long Bên cạnh đó, 2 tỉnh cũng là vùngcó vị trí địa kinh tế quan trọng, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội và

giao thương với khu vực Qua đây mong muốn có được cái nhìn tổng quan vềviệc sử dụng, phát huy vai trò của các chương trình truyền hình trên 2 kênh

TH Cà Mau và TH Kiên Giang trong thực hiện tuyên truyền các chủ trươngxóa đói giảm nghèo, thúc day phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống

người dân Việc khảo sát và nghiên cứu 2 Dai TH trong khoảng thời gian nữanăm cơ bản đánh giá được tình hình XDGN ở hai 2 tỉnh Cà Mau và Kiên

Giang, qua đó đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế.

4 Cơ sở lý luận và Phương pháp nghiên cứu:

4.2 Phuong pháp nghiên cứu

Đề thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ của luận văn, tác giả thực hiện các

phương pháp nghiên cứu cơ bản sau:

- Phương pháp nghiên cứu tai liệu:Phương pháp này được thực hiệntrong quá trình khảo sát các công trình nghiên cứu, sách lý luận, các văn

bảncó liên quan đến vấn truyền hình miền Tây Nam Bộ với các van xóa đóigiảm nghèo ở địa phương Đồng thời phương pháp này cũng được sử dụng dé

hệ thong hoa những van dé của ly luan bao chi, truyén thông, tạo co sở cho đềtài nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích tác phẩm Đây là phương pháp quan trọngnhất Dựa trên các tiêu chí của tác phẩm truyền hình (chủ yếu nội dung và

hình thức) để phân tích, đánh giá việc thực hiện mục tiêu phát triển bền vững

ở địa phương.

13

Trang 18

- Phuong pháp điều tra bằng bảng hói (phương pháp an két): dự kiếnphát 200 phiếu ngẫu nhiên trên địa bàn 3 tỉnh khảo sát Mục đích nhằm thuthập các ý kiến nhận xét, đánh giá của công chúng về chất lượng, hiệu quả

của truyền hình với việc thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo

- Phương pháp phỏng vấn sâu: thực hiện 10 cuộc phỏng van sâu Đốitượng phỏng vấn bao gồm: Đại diện các cơ quan chức năng, những chuyên

gia nghiên cứu về phát triển bền vững, lãnh đạo cơ quan báo chí, biên tập

viên, phóng viên truyền hình.

- Phương pháp tọa đàm: đôi tượng tham gia tọa đàm gồm lãnh đạo cơ

quan báo chí, nhà báo và đại diện các cơ quan chức năng Mục đích ngoài

việc thu nhận thông tin đánh giá về báo chí truyền hình với việc thực hiệnmục tiêu xóa đói giảm nghèo, tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng tác

phẩm, chương trình truyền hình.

- Phuong pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng dé

đánh giá các cứ liệu, kết quả điều tra và rút ra các luận điểm khoa học, qua

đó, có những đề xuất, kiến nghị nhằm từng bước nâng cao truyền hình miềnTây Nam Bộ, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cau tiếp nhận thông tin của công

chúng trên các Đài truyền hình khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long hiện nay.

5 Đóng góp mới của luận văn

Đề tài đưa ra một số khuyến nghị, những đề xuất, những giải pháp nhằm

phát triển các sản phẩm truyền hình hướng tới công chúng ở đồng bằng Sông

Cửu Long Có thể là công trình nghiên cứu đầu tiên đề cập đến vai trò của báochí, báo chí truyền hình với van đề xóa đói giảm nghéo Qua đó đề xuất giải

pháp nâng cao chất lượng các tác phâm truyền hình với van đề XDGN.

6 Y nghĩa lý luận, thực tiễn của van đề nghiên cứu7.1 Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu các thông tin về công tác XĐGN trên báo chí của các Đài TH

ở miền Tây Nam Bộ hiện nay, luận văn làm rõ vấn đề lý luận về tầm quan

trọng, chức năng, nội dung và cách thức hoạt động cũng như thông tin xóa đói

14

Trang 19

giảm nghèo trên sóng của các Đài TH ở miền Tây Nam Bộ Thông qua đó,

luận văn góp phan đưa ra những tổng kết mang tính đặc trưng nhất về mang

thông tin XDGN trên báo chí cũng như các hoạt động xã hội bên lề của các

Đài TH địa phương.

Đề tài đã khang định, truyền hình có vai trò quan trọng đối với việc tham

gia thực hiện mục tiêu XDGN ở địa phương Thực hiện được vai trò của mình,

tác phâm, chương trình truyền hình phải đảm bảo chất lượng.7.2¥ nghĩa thực tiễn

Trên cơ sở những nghiên cứu lý luận khoa học, luận văn đã phát họa

những nét cơ bản nhất về hoạt động XDGN và thông tin về công tác XDGNtrên các Đài TH miền Tây Nam Bộ Đề tài đánh giá những thành công, hạnchế của truyền hình địa phương trong việc thông tin, tuyên truyền, thúc đây

XDGN Từ đó đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng,

hiệu quả tuyên truyền về XDGN của các chương trình truyền hình trên hai

Đài TH địa phương là Đài PT - TH Cà Mau và Đài PT - TH Kiên Giang về

lĩnh vực này.

Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho

các địa phương trong việc khai thác, sử dụng thông tin trên sóng truyền hìnhđịa phương dé hỗ trợ, thúc đây XĐGN ở địa phương mình.Ngoài ra luận văn

còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, hoạt

động quản lý, biên tập, tổ chức sản xuất chương trình thời sự truyền hình,

thúc day XDGN ở địa phương.

Với riêng cá nhân tác giả, đề tài nghiên cứu của luận văn có ý nghĩahết sức quan trọng trong việc trang bị cách nhìn, cách làm bản tin thời sự về

XDGN trong bối cảnh truyền thông hiện đại, phục vụ thiết thực cho côngviệc của người làm thời sự ở một Đài TH địa phương.

15

Trang 20

7 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục Luận văn có 3

Chương 1: Truyền hình với vấn đề xóa đói giảm nghèo: Một số lý luận

Chương 2: Thực trạng truyền hình miền Tay Nam Bộ với van đề xóa

đói giảm nghèo

Chương 3: Một số vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng

truyền hìnhvới xóa đói giảm nghèo

16

Trang 21

CHƯƠNG 1

TRUYEN HÌNH VỚI VAN DE XÓA DOI GIAM NGHÈO: MỘT SO LÝ

LUẬN CHUNG1.1 Những khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm về truyền hình

Quan niệm về TH Theo Ta Ngọc Tan trong cuốn Truyén thông đạichúng: TH là một loại hình phương tiện thông tin đại chúng chuyền tải thôngtin bằng hình ảnh động và âm thanh Nguyên nghĩa của thuật ngữ vô tuyến

TH ( television) bắt nguồn từ, từ tele có nghĩa là ở xa và vision là thấy được.Television là thay được ở xa [35,tr 123]

Theo giáo trình báo chí TH [2, tr 8] của Duong Xuân Sơn, thuật ngữ

TH (Television) có nguồn gốc từ tiếng tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp Theotiếng Hy Lạp “tele” có nghĩa là ở xa, còn “videre” là thấy được Tiếng La

Tinh là xem được từ xa Ghép hai từ đó được Tele videre có nghĩa là xem

được ở xa Tiếng Anh là “television”, tiếng pháp là “televison”.

So với các phương tiện truyền thông đại chúng, TH ra đời sau, nhưngcó bước phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng do kế thừa tất cả những điểm

mạnh của các phương tiện truyền thông đại chúng trước nó như: Sách; Báo

in, Phát thanh; Điện ảnh

Tác động đến hai giác quan quan trọng nhất của con người là thị giác

và thính giác, TH có khả năng biểu cảm và tính hấp dẫn cao Nhờ khả năng

thông tin dưới hình thức âm thanh hién thị, thiết kế thông điệp đơn giản,truyền hình tiếp cận được số công chúng rộng rãi nhất.

Chính những đặc thù của truyền hình cho thấy sự đóng góp quan trọng

của các yếu tố bên ngoài việc thiết kế, bố trí sắp xếp thông điệp, đó là công

nghệ sản xuất TH.

Ngày nay, TH là phương tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia,

dân tộc TH trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng

như các lĩnh vực kinh tê - xã hội, an ninh, quôc phòng.

17

Trang 22

Sự ra đời của TH đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng

càng thêm hùng mạnh, không chỉ tăng về số lượng ma còn tăng về chất lượng,

công chúng của truyền hình ngày càng đông đảo trên khắp hành tinh Với

những ưu thế về công nghệ kỹ thuật, truyền hình đã làm cho cuộc sống nhưđược cô đọng lại, làm giàu thêm ý nghĩa, sáng tỏ hơn về hình thức và phongphú hơn về nội dung.

Cùng với sự phát triển về công nghệ, công chúng xem TH không cần

phải ngồi trên tivi nữa mà sử dụng một số thiết bị công nghệ như điện thoại di

động, máy tính bảng Chương trình TH không chỉ là có âm thanh, hình

ảnh truyền thống như trước nữa mà thay vào đó là những kỹ sảo, công nghệvề hình ảnh cũng cải thiện hơn, phù hợp với su thế hiện đại mà khán giả đangngày ngày tiếp cận.

1.1.2 Khái niệm về đói nghèo

Đói nghèo Quan niệm về đói nghèo chỉ mang tính chất tương đối bởinó phụ thộc vào điều kiện không gian, địa lý, điều kiện phát triển kinh tế - xãhội của từng vùng, từng địa phương, từng quốc gia Đã có rất nhiều quanniệm khác nhau về van dé đói nghèo.

Quan điểm đói nghèo trên thé giới

Theo Ngân hàng Thế giới (WB), Đói nghèo được định nghĩa là tìnhtrạng vô cùng thiếu thốn do không có đủ nguồn lực đáp ứng các nhu cầu cánhân cơ bản Tình trạng đói nghèo cũng đồng nghĩa với không có chỗ ở, nướcsạch Doi nghèo cũng làm cho người ốm không thé đi khám bác sỹ, người mùchữ không được đến trường, người lao động không có kỹ năng và trình độ,

thất nghiệp phô biến Đói nghèo cũng đồng nghĩa với việc lo lắng về tươnglai, song ngày nao biết ngày đấy Đói nghèo là điều không ai muốn [12,tr.11].

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đói nghèo được hiểu là sự thiếu cơhội dé có thé sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất

định Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa các

18

Trang 23

thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm của quốc gia Cũng theo WHO

thì thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo

thay đồi theo từng địa phương va theo thời gian [19, tr.96].

Theo Ủy ban Kinh tế xã hội khu vực Châu Á Thái Bình Dương

(ESCAP), đói nghèo được định nghĩa là: Tình trạng một bộ phận dân cư

không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người đã đượcxã hội thừa nhận, tùy theo trình độ phát triển kinh tế, xã hội và phong tục tập

12 quán của từng địa phương Đây là một khái niệm khá đầy đủ về đói nghèođược nhiều nước trên thé giới sử dụng trong đó có Việt Nam [18].

Quan điểm đói nghèo của Việt Nam

Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chốngđói nghèo khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do Ủy ban Kinh tế xã hội khuvực Châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan

tháng 9/1993 đó la: “Doi nghẻo là tình trạng một bộ phan dân cư không được

hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này

đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong

tục tập quan của địa phương [Š, tr I6].

Tóm lại, dù tiếp cận theo phương pháp nào thì những quan điểm đóinghèo ở trên đều phản ánh ba khía cạnh chủ yếu của người nghèo đó là: Cómức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư; không đượcthụ hưởng những nhu cầu cơ bản ở mức tối thiều dành cho con người; thiếu

cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển cộng đồng.

Đói nghèo là một van đề kinh tế - xã hội có tính toàn cau, là sự thé hiệntính công bằng trong phân phối và chuyên tải các thành quả về phát triển kinhtế đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người dân Vì vậy, dé đảm

bảo công bằng xã hội, để nâng cao tiếng nói trên trường quốc tế thì khôngriêng Việt Nam mà tất cả các nước đều phải chú ý thực hiện công cuộc xoá

đói giảm nghẻo.

19

Trang 24

1.1.3 Khái niệm về xóa đói giảm nghèo

Theo từ điển Bách khoa toàn thư mở, XDGN là một chiến lược của chính phủ

Việt Nam nhăm giải quyết van dé đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Năm 1989, Việt Nam chuyên sang kinh tế thị trường trong sản xuất nông

nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lươngthực vươn lên thành nước xuất khâu gạo, và giữa vị trí trong ba nước xuấtkhẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay, an ninh lương thực đã vững vàng.Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực) mà

đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo).

Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyên sang nên kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết làsố liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%) Ngay đầu năm

1991, van đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu,và triển khai thành phong trào XĐGN Tổng bí thư Đỗ Mười khi đó rất quantâm đến chương trình này, ông lo lắng thế hệ con cháu mai sau bị ảnh hưởng

do đói nghèo hôm nay.

Nghị quyết Quốc hội Việt Nam về nhiệm vụ năm 1993 đã đánh giá cao

tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái "trong nhân dân đã phát triển nhiềuhoạt động từ thiện giúp đỡ nhau và phong trào XĐGN, đền ơn đáp nghĩa "

Sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy

ngày 17 tháng 10 là "Ngày vì người nghèo", đó cũng là ngày Liên hợp

quốc chọn là ngày "Thế giới chống đói nghèo".

Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt "Chiếnlược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo" Đây là chiến lược đầyđủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên

Hợp Quốc công bố Trong quá trình xây dựng chiến lược có sự tham gia củachuyên gia các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như IMF, UNDP, WB tổnghợp thành các mục tiêu phát triển Việt Nam Vấn đề là cụ thể hoá chiến lược

20

Trang 25

bang các chương trình, dự án được triển khai, được giám sát và đánh giá

thường xuyên Các nghiên cứu đã lập được bản đồ phân bố đói nghèo đến

từng xã, từng hộ Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu:

1 Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói

Đạt phổ cập giáo dục tiểu học

Tăng cường bình dang giới và nâng cao vị thế phụ nữ

Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh2

5 Tăng cường sức khỏe bà mẹ

6 Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét và các bệnh khác

7 Đảm bảo bền vững môi trường

8 Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển

Những mục tiêu này mang kết quả trực tiếp và gián tiếp XĐGN một cách

bền vững bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra trong những

biến cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và phát triển Mộtquốc gia khi không giải quyết dứt điểm XDGN thì luôn ấn chứa nguy cơ phát

triển không bền vững dẫn đến những hậu qua bất 6n định kinh tế - xã hội.

Những mục tiêu đó cũng gợi mở những phương thức tác động trực tiếp hay

gián tiếp đến việc XDGN.

Ở Việt Nam, từ năm 2015 trở về trước, hộ nghẻo trên xác định là hộ giađình có mức thu nhập (bình quân đầu người) thấp hơn hoặc bằng chuẩn

nghẻo Từ 2016- 2020, người nghẻo, hộ nghèo được xác định dựa trên cả tiêuchí về thu nhập và mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội theo Quyết định số

59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghẻo tiếp cận đachiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 Theo đó ngoài tiêu chí thu nhập, còn

có nhóm tiêu chí về các dịch vụ xã hội cơ bản, bao gồm 5 dịch vụ: y té, giáodục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin Các chỉ số đo lường mức độ thiếuhụt các dịch vụ xã hội cơ bản gồm 10 chỉ số: tiếp cận các dịch vụ y tế; bảo

hiểm y tế; trình độ giáo dục của người lớn; tình trạng đi học của trẻ em; chất

21

Trang 26

lượng nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người; nguồn nước sinh hoạt; hố

xí/nhà tiêu hợp vệ sinh; sử dụng dịch vụ viễn thông; tài sản phục vụ tiếp cận

thông tin.

Việc áp dụng chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2015-2020 theoQuyết định số 59/2015/QĐ-TTg đã nhận diện hộ nghèo, hộ cận nghèo theo

thu nhập và từng chiều, chỉ số thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

Đây là cơ sở để địa phương xác định đối tượng thụ hưởng các chính sách

giảm nghẻo và an sinh xã hội nhăm trên cơ sở đó thực hiện các chương trình,

cơ chế đặc thù nhằm thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều cả nướcTuy nhiên, trước yêu cầu xây dựng và triển khai các chương trình, chính sáchgiảm nghèo và an sinh xã hội; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp vớibối cảnh, điều kiện mới của giai đoạn 2021 - 2025, chuẩn nghèo tiếp cận đa

chiều ap dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 đã bộc lộ nhiều nội dung lạc hậu, batcập, han chế như:

- Chuan nghèo về thu nhập bang 70% chuẩn mức sống tối thiểu tại thời điểm

năm 2015 (900.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị và 700.000đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn) đã lạc hậu, không thé áp dung cho

giai đoạn tới;

- Hộ nghẻo được tách thành 02 nhóm: hộ nghèo về thu nhập và hộ nghèo vềthiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản, chưa phù hợp với phương pháp luận, bản chấtnghèo đa chiều cũng như phương pháp đo lường xác định hộ nghèo, hộ cận

- Chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm chưa được quy định; một

số chỉ số đo lường tiếp cận nghèo đa chiều chưa cụ thể, chưa định lượng nên

khó xác định khi thực hiện hoặc không còn phù hợp với điều kiện kinh tế - xãhội giai đoạn tới như chỉ số về tiếp cận các dịch vụ y tế, trình độ giáo dục của

người lớn, nguôn nước sinh hoạt và vệ sinh, sử dụng dịch vụ viên thông;

22

Trang 27

- Chưa xác định rõ giải pháp tác động đối với nhóm hộ nghéo thuộc đối tượng

bảo trợ xã hội làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện mục tiêu giảm nghéo

bền vững của các địa phương.

Từ thực tiễn việc thực hiện chuẩn nghéo tiép cận đa chiều áp dụng cho

giai đoạn 2016 - 2020 cho thấy dé thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều,

bao trùm, bền vững trong bối cảnh, điều kiện kinh tế - xã hội của giai đoạn

2021 - 2025, cần thiết phải xây dựng, ban hành chuẩn nghèo đa chiều quốcgia mới theo hướng kế thừa và phát triển chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn

trước ở một cấp độ, mức độ cao hơn, hướng tới mục tiêu hỗ trợ toàn diện, baotrùm, bền vững người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghẻo, giúp họnâng cao chất lượng cuộc sống vật chất và tinh thần, được đáp ứng nhu cầu vềđiều kiện sống an toàn; tiếp cận, sử dụng hiệu quả các dịch vụ xã hội cơ bản;

nâng cao năng lực và thích ứng với biến đổi khí hậu.1.1.4.Khdi niệm về nghèo đa chiều

Van đề nghèo đa chiều có thé đo bằng tiêu chí thu nhập và các tiêu chí

phi thu nhập Sự thiếu hụt cơ hội, đi kèm với tình trạng suy dinh dưỡng, thấthọc, bệnh tật, bất hạnh và tuyệt vọng là những nội dung được quan tâm trongkhái niệm nghèo đa chiều Thiếu đi sự tham gia và tiếng nói về kinh tế, xã hội

hay chính tri sẽ đây các cá nhân đến tình trạng bị loại trừ, không được thụhưởng các lợi ích phát triển kinh tế - xã hội và do vậy bị tước đi các quyền

con người cơ ban (UN, 2012: 5).

Tuy nhiên, chuan nghèo đa chiều có thé là một chỉ số không liên quanđến mức thu nhập mà bao gồm các khía cạnh khác liên quan đến sự thiếu hụtcác dịch vụ xã hội cơ bản (Oxfam và ActionAid, 2010: 11) Chỉ số nghẻo đachiều (Multidimensional Poverty Index) của quốc tế, với ba chiều cạnh chính

là: y-té, giáo dục va điều kiện song, hiện là một thước do quan trong nhằm bé

sung cho phương pháp đo lường nghèo truyền thống dựa trên thu nhập.

23

Trang 28

Các khái niệm trên cho thấy sự thống nhất cao của các quốc gia, các nhà

chính trị và các học giả với quan điểm nghèo là một hiện tượng đa chiều, cần

được chú ý nhìn nhận là sự thiếu hụt hoặc không được thỏa mãn các nhu cầu

cơ bản của con người Nghèo đa chiều là tình trạng con người không đượcđáp ứng ở mức tối thiêu các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống.

Khái niệm nghèo đa chiều được đề cập ở Việt Nam từ năm 2013 Do

lường nghèo đa chiều cần được áp dụng dé dựng nên một bức tranh day đủ vàtoàn diện hơn về thực trạng nghèo ở nước ta Hiện nay Bộ LD-TB&XH đangđề xuất xây dựng bộ tiêu chí nghèo đa chiều, đồng thời rà soát cơ chế, chínhsách nhằm thực hiện giảm nghèo theo hướng đa chiều ở Việt Nam.

1.2 Chi trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhànước về xóa đói giảm nghèo

1.2.1 Chủ trương, đường lỗi của Đảng về xóa đói giảm nghèo

XDGN là chủ trương lớn và nhất quán của Dang và Nhà nước ta nhằmcải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cáchvề trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc Thành tựuXDGN vừa qua đã góp phan tăng trưởng kinh tế bền vững và công bằng xã

hội, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã khăng định: Công tác XĐGN

được đây mạnh bằng nhiều hình thức, biện pháp; đến cuối năm 2020, tỷ lệ

hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%, tỷ lệ hộ nghèo bình quân ca

nước giảm khoảng 1,43%/năm, (Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đặt ragồm tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân khoảng 1,0-1,5%/năm) đáp ứng mục tiêu

mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đặt ra Từ đó đã kết hợp tốt các

nguồn lực của nhà nước và nhân dân, xây dựng nhiều công trình kết cấu hạtầng kinh tế, văn hoá xã hội cho các vùng nông thôn, miền núi, vùng dân tộc.

Tuy nhiên, kết quả XĐGN chưa thật vững chắc, nguy cơ tái nghèo còn lớn.

24

Trang 29

Khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các tang lớp nhân dân,

giữa các vùng có xu hướng doãng ra Nhu cầu về việc làm ở thành thị và nông

thôn chưa được đáp ứng Trong thực tế thì số hộ nghèo và tái nghèo ở một số

vùng còn lớn, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới còn cao Đời sống nhân dân

vùng sâu, vùng xa, vùng thường bị thiên tai còn gặp nhiều khó khăn; nhiềuvùng dân tộc thiểu số có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn so với bình quân cả nước.Một số chính sách trợ giúp người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo chưa được tô

chức thực hiện tốt.

Đề phát huy những thành quả dat được, đồng thời khắc phục những hanchế, ton tại trong công tác XDGN giai đoạn trước, đem xoá đói giảm nghèothực sự trở thành chương trình lớn, đem lại lợi ích thiết thực nhất cho ngườinghèo trên cả nước, thì Việt Nam phải đây nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế,

dat được bước chuyên biến quan trọng về nâng cao hiệu quả va tính bền vững

của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển Cải thiện

rõ rệt đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của nhân dân.

Nhiệm vụ chủ yếu phải thực hiện là: “7c hiện tiến bộ và công bằngxã hội, giải quyết việc làm, khuyến khích làm giàu hợp pháp, xoá đói, giảm

nghèo, phat triển hệ thống an sinh xã hội, day lui các tệ nan xã hội ” Dai hội

X đã nêu ra những chủ trương và giải pháp lớn thực hiện chính sách xoá đói

giảm nghèo là vừa khuyến khích mọi người dân làm giàu theo pháp luật vừa

thực hiện có hiệu quả các chính sách XĐGN.

Trong thời gian tới cần tạo điều kiện và cơ hội tiếp cận bình đăng cácnguồn lực phát triển, hưởng thụ các dich vụ xã hội cơ bản, vươn lên XDGNbền vững ở các vùng, khắc phục tình trang bao cấp dàn đều, tư tưởng y lai,phan đấu không còn hộ đói, giảm mạnh hộ nghéo, tăng nhanh hộ giàu, từng

bước xây dựng gia đình, cộng đồng va xã hội phén vinh Mặt khác taođược động lực làm giàu trong đông đảo các tầng lớp dân cư, ké cả vùng

núi, hải đảo, ven biên, vùng sâu, vùng dân tộc ít người Khuyên khích

25

Trang 30

những người nghèo mạnh dạn vươn lên làm giàu và giúp những người khácsớm ra khỏi hộ nghẻo.

1.2.2 Chính sách, pháp luật của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo

Trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam đã thực hiện Chương trình Mục

tiêu quốc gia giảm nghèo, chương trình 135 và Nghị quyết 30a của Chính

phủ, công cuộc XDGN của nước ta đã thực sự đi vào cuộc sống và huy động

được sức mạnh của cả hệ thống chính tri, tạo sự đồng thuận của các cấp, các

ngành, các tô chức đoàn thé, t6 chức xã hội, các doanh nghiệp, sự tham giacủa các tầng lớp nhân dân và của chính người nghèo cùng sự hưởng ứng chiasẻ và ủng hộ tích cực của cộng đồng quốc tế.

Với hàng loạt chủ trương, chính sách XDGN được triển khai đồng bộ ởtat cả các địa phương như tạo môi trường giúp người nghèo cải thiện điều

kiện sống và sản xuất, phát triển ngành nghề, tạo mới việc làm; tạo điều kiện

dé người nghéo tiép cận các dịch vụ xã hội cơ ban, nâng cao nang lực đội ngũ

cán bộ xoá đói giảm nghèo, xây dựng các mô hình XDGN ở các vùng đặcthù, đã cải thiện đáng kê diện mạo đời sống kinh tế -xã hội ở các vùng, miềntrong cả nước, đặc biệt là khu vực miền núi,vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào

DTTS, vùng ĐBKK.

Trong 5 năm, đã có 6,2 triệu lượt hộ nghèo vay vốn; 3,7 triệu lượtngười nghèo được tham gia khoảng 30.000 lớp tập huấn chuyền giao kỹ thuậtvà 8.500 mô hình trình diễn và hội nghị đầu bờ; 150.000 lao động nghẻo được

dạy nghề miễn phí, trong đó trên 60% đã tìm được việc làm, tự tạo được việclàm; 52 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế; 8 triệu lượt hoc

sinh nghèo được miễn giảm hoc phi; 2,8 triệu lượt học sinh nghèo được hỗ trợ

vở viết, sách giáo khoa; 500 ngàn hộ nghèo được hỗ trợ nhà ở; hàng trăm

công trình cơ sở hạ tầng được xây dựng đã thúc đây kinh tế - xã hội ở nhưngvùng miễn núi, vùng đồng bào dân tộc phát triển Tỷ lệ đói nghèo của cả nước

giảm nhanh, từ 22%(2005) xuống còn khoảng 9,45% (năm 2010), hoàn thành

26

Trang 31

kế hoạch trước một năm so với mục tiêu chương trình và Nghị quyết Đại hội

Đảng toàn quốc lần thứ X đề ra Đã có 36 tỉnh, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo

dưới 10%, trong đó có 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ hộ nghèo dưới 1% và không

còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia.

Thành tựu XĐGN trong những năm qua đã góp phan tăng trưởng kinh

tế bền vững và thực hiện công băng xã hội, được cộng đồng quốc tế ghi nhậnvà đánh giá cao Tuy nhiên công cuộc XDGN ở nước ta vẫn còn bộc lộ nhiều

hạn chế Kết quả giảm nghèo đạt được vẫn chưa thực sự vững chắc, tỷ lệ hộ

tái nghẻo, hộ cận nghèo còn cao; khả năng ứng phó của người nghẻo trước

hậu quả của thiên tai, dịch bệnh và các biến động kinh tế còn nhiều hạn ché;

chênh lệch giàu — nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặcbiệt là ở những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao.

1.3 Vai trò của truyền hình với vấn đề xóa đói giảm nghèo

Có thê nói hoạt động truyền thông về van đề XĐGN qua các Dai TH có

vai trò hết sức quan trọng, đó là công cụ để Đảng và Nhà nước ta tác động vào

nhận thức, tri thức của nhân dân, đặc biệt là nhân dân các vùng sâu, vùng xa,

biên giới, hải đảo, góp phần XĐGN, thúc đây kinh tế tăng trưởng bền vững.

Các kênh TH đã thông tin kip thời các chủ trương, chính sách mới,

những vấn đề đặt ra từ cuộc sống như là những đóng góp ý kiến vào quátrình xây dựng và hoàn thiện các chính sách về giảm nghèo Đồng thời, báochí nói chung và truyền hình nói riêng cũng là cầu nối, đưa các chế độ, chính

sách về giảm nghèo đi vào cuộc sống.

Bên cạnh đó giúp phản biện, lên án, phê phán những tư duy trì trệ trongthực hiện giảm nghéo, những cách làm chưa đúng, những hành động sai trái

để giúp chính quyền cơ sở điều chỉnh, uốn nắn, tiếp tục thực hiện hiệu quả

chính sách và nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước.

Xuất phát từ lợi thế là có sự lan tỏa và tác động mạnh mẽ đến công chúng,

trong hoạt động truyền thông phát triển, vai trò của truyền hình, đặc biệt là

27

Trang 32

các kênh truyền hình địa phương giữ một vai trò quan trọng Tại Việt Nam,

truyền hình là kênh thông tin tuyền truyền đường lối và chính sách của Đảng

và Nhà nước; truyền tải nhanh chóng, chính xác, kip thời những quyết sách

quan trọng, mang tính chiến lược tới mọi vùng miền của Tổ quốc Những

thông tin về tình hình kinh tế, chính trị, ngoại giao, các hoạt động kinh tế

quốc tế trong và ngoài nước được cập nhật liên tục và truyền tải kịp thời Các

kênh truyền hình góp phan thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miễn, thúc daysự phát triển kinh tế, quảng bá hình ảnh, những lợi thế của từng địa phương,

mỗi vùng miền và cả quốc gia ra bên ngoài thế giới Đồng thời, truyền hìnhcũng tạo ra những cơ hội cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao lưuvăn hoá và là kênh cung cấp các hoạt động giải trí,

Hiện nay, cả nước có gần 70 đài PT, TH 63 tỉnh, thành phố trên cả nước

đều có kênh truyền hình riêng, do UBND các tỉnh, thành phó trực thuộcTrung ương quản lý Đài PT - TH địa phương cũng là cơ quan ngôn luận của

Đảng bộ tỉnh, thành phố; là diễn đàn của nhân dân địa phương Chính vì vậy,Đài PT - TH địa phương có vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền nhằm

giữ vững sự 6n định về chính trị, thúc đây phát triển kinh tế, nâng cao dân tri

và đời sống xã hội của địa phương đó Đồng thời, các Đài PT - TH địaphương còn thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, phô biến đường lối, chủ trương

chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các Nghị quyết, chính sáchvào cuộc sống: góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị bản sắc dân tộc, thực

hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng, Nhà nước và các đoàn thể xã hội vớinhân dân; củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của

Đảng và Nhà nước.

Thời gian qua, hoạt động thông tin, truyền thông không chỉ giúp các địa

phương triển khai chính sách kịp thời, đầy đủ, mà còn giúp người nghèo nắm

được các thông tin, chính sách và học hỏi các gương sáng vươn lên thoát

nghèo Với mục tiêu triển khai chương trình giảm nghèo bền vững đạt hiệu

28

Trang 33

quả cao, cùng với thực hiện đồng bộ các giải pháp và sự đồng thuận cả hệ

thống chính trị, tỉnh tiếp tục tăng cường hỗ trợ truyền thông, nâng cao nhận

thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhăm khơi day tinh

thần tự lực vươn lên thoát nghèo.

Truyền hình còn là một hoạt động truyền thông quan trọng phục vụcông tác quan lý, điều hành xã hội của tô chức cam quyén Báo chí là tiếngnói của Đảng, Nhà nước, của tô chức chính trị - xã hội và là diễn đàn củanhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lí của Nhà nước

và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải bao đảm tinh tư tưởng, tinhchân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo

chí Báo chí của ta là cơ quan của Đảng, Nhà nước, các tô chức chính trị - xã

hội - nghề nghiệp đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, triệt dé của Đảng và quản lý

của Nhà nước.

Công tac XDGN là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nha

nước Việt Nam trong nỗ lực đảm bảo an sinh xã hội Thực hiện nhiệm vụ,chức năng của mình, các thông tin về công tác XĐGN được báo chí đăng tai,cập nhật thường xuyên thông qua các kênh truyền hình, kênh youtube

Thông tin về công tác XDGN trên TH được thé hiện trên nhiều lĩnh vựcvới những chuyên trang, chuyên mục phong phú của các đài truyền hình vềcác lĩnh vực kinh tế, giáo dục, y tế, nông nghiệp, nông thôn, nông dân Những thông tin này đã được các đài truyền hình, cơ quan báo chí tuyên

truyền, nhanh nhạy, kịp thời đến các tầng lớp nhân dân, cũng như các cơ quanchính quyên.

Theo đó, hiệu quả của thông tin công tác XDGN trên truyền hình cũngđược đánh giá và xem xét ở nhiều mặt khác nhau Tuy nhiên, trên thực tế,việc đánh giá hiệu quả thông tin về công tác XDGN rất khó khăn, phức tap,

liên quan đến nhiều lĩnh vực, hoạt động; vừa phải đánh giá định tính khi xem

xét sự cải thiện của tình hình đói nghèo, sự tham gia vào các hoạt động an

29

Trang 34

sinh xã hội của người dân, vừa phải đánh giá định lượng khi xét giá trị bằngtiền chi phí đầu tư cho công tác tuyên truyền, mức độ hài lòng của công chúng

đối với một phóng sự, chuyên dé, hay bản tin

1.3.1 Truyền hình là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dưluận về các chủ trương, đường lỗi, chính sách của Đảng, Nhà nước về việc

xóa doi giảm nghèo

Với khả năng tác động một cách rộng lớn, nhanh chóng và mạnh mẽ

vào xã hội, hoạt động báo chí truyền hình có vai trò và ý nghĩa hết sức to lớn

trong công tác tư tưởng nói chung, công tác truyền thông về XDGN nói

riêng Nó không chỉ góp phần quan trọng tạo dư luận xã hội mà còn gópphần định hướng, hướng dẫn dư luận xã hội, phản ứng tích cực hoặc tiêu cực

trong xã hội.

Các kênh truyền hình định hướng xã hội bằng việc tác động vào ý thức

quần chúng, tạo ra khả năng xác định hành động và hành động đúng của

quan chúng vì lợi ích của giai cấp, của xã hội Vi vậy, thé loại báo chí truyền

hình luôn được xác định là một trong những phương tiện quan trọng của

Đảng, thực hiện chức năng giáo dục chính trị tư tưởng cho quần chúng, định

hướng dư luận xã hội, hình thành ý thức xã hội.

Đề làm tốt vai trò, chức năng giáo dục, các Đài TH hướng dẫn và hình

thành dư luận xã hội tích cực đúng đắn trên cơ sở thông tin nhanh chóng, đầy

đủ và phong phú về các sự kiện thời sự, những vấn đề nảy sinh trong đời

sống 22 xã hội, trong đó có van đề về công tác XĐGN Dư luận xã hội phản

ánh nhận thức của nhân dân trước những sự kiện thời sự Dư luận xã hội có ý

nghĩa đặc biệt quan trọng với sự 6n định chính trị - xã hội - một điều kiệnsống còn cho sự phát triển xã hội.

Thông tin là bản chất và là thế mạnh của báo chí Bằng thông tin, báo

chí tác động đến đông đảo công chúng trong xã hội, góp phần tạo dư luận vàđịnh hướng dư luận Việc thu thập đầy đặn thông tin, phản ánh chính xác, kịp

30

Trang 35

thời thông tin đã trở thành điều kiện cần thiết trong việc tham gia đầy đủ vào

Cuộc sống hiện đại của báo chí Với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học kỹ thuật,

chức năng thông tin ngày càng được đề cao đối với báo chí.

Các phóng sự TH của các Đài TH trong và ngoài tỉnh mang đến chocông chúng về tình hình đói nghèo, chủ trương của Đảng, chính sách phápluật của Nhà nước về XĐGN Giúp công chúng nhìn nhận, đánh giá tình hình

và chủ trương đó Định hướng sự chú ý của công chúng vào việc nhận thứccái gì là cần thiết; từ đó công chúng tự định hướng hành vi và ý thức củamình Tiếng nói của báo chí truyền hình vừa là tiếng nói của Đảng vừa là

tiếng nói của nhân dân Sức mạnh của báo chí thể hiện ở việc đưa những

thông tin giúp đông đảo người dân va các nhà quản lý thảo luận va đưa ra

những hướng giải quyết những vấn đề liên quan đến đói nghèo đang đặt ra;

phê bình và chống lại những hiện tượng tiêu cực, lạc hậu, trì trệ, kém hiệu

quả, không khả thi trong công cuộc XDGN.

Truyền hình còn có vai trò định hướng va điều hòa dư luận xã hội, điều

hoa tâm lý va tâm trạng xã hội Dù khơi nguồn như thế nao, cuối cùng báo

chí truyền hình cũng thực hiện chức năng định hướng nhận thức, thái đội và

hành vi của quần chúng nhân dân trong đời sống xã hội Vì bản chất của báo

chí là một hoạt đông thông tin chính trị - xã hội Báo chí là tiếng nói của giaicấp, là công cụ 23 quản lý xã hội của giai cấp Không có giai cấp nào không

dùng báo chí như một công cụ quản lý xã hội.

1.3.2 Các kênh truyền hình cung cấp kiến thức, thông tin hữu hiệuvề thực trạng các giải pháp xóa đói giảm nghèo

Thông tin là nhu cầu sống còn của con người và xã hội Xã hội càngphát triển, càng văn minh thì nhu cầu thông tin cảng cao Trong quá trình đáp

ứng nhu cầu thông tin, các kênh truyền hình phổ biến trên mạng xã hội càngphát triển không ngừng và đa dạng về các loại hình Mỗi loại hình với những

thế mạnh khác nhau, mang đến thông tin phong phú, hấp dẫn, đáp ứng nhu

31

Trang 36

cầu thông tin về mọi lĩnh vực của công chúng, trong đó có thông tin về các

hoạt động XDGN - lĩnh vực có liên quan trực tiếp tới sự phát triển của một

quốc gia.

Hàng ngày, hàng giờ, và các khung giờ phát sóng, các Đài Truyền hình

thông tin nhanh nhất về tình hình đói nghèo, những chủ trương của Đảng,chính sách của Nhà nước về XĐGN; phản ánh những thực trạng đói nghèo ở

các vùng khó khăn; đề xuất những biện pháp nhăm cải thiện tình hình; phản

ánh những mong muốn của nhân dân trong công cuộc cùng Đảng và Nhà

nước tham gia XDGN; những mô hình, cá nhân, tập thé điển hình trong côngcuộc XĐGN Dự báo nhu cầu, tâm lý, sở thích, quyền lợi và nguyện vọngcủa nhân dân về các hoạt động chống đói nghèo.

Những thông tin bằng lời bình, hình ảnh, âm thanh do báo chí mang lại

vừa kịp thời, vừa chính xác, có sức thuyết phục, giúp người dân nâng cao

kiến thức, nhận thức về các van dé đói nghẻo trên thế giới và ở Việt Nam;đồng thời cũng là nguồn cung cấp kiến thức và phản ánh tình hình thực tiễnsôi động cho các cơ quan quản lý, giúp họ nâng cao năng lực quản lý điều

hành về việc đưa ra các chủ trương, chính sách nham XDGN và công tac

thông tin tuyên truyền về đói nghèo.

Tóm lại, có thể khẳng định, trong thời đại bùng nô thông tin như hiệnnay, các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng đóng vai trò to lớn đốivới đời sống xã hội Đó là khả năng thông tin nhiều chiều, tác động trực tiếp

và đồng thời đến đại bộ phận dân chúng trong xã hội, tạo thành dư luận xã hộidẫn đến sự thay đôi trong hành vi Các bai viết trên các báo còn là tư liệu quýgiúp người dân tìm hiểu, học tập nâng cao kiến thức, trình độ mọi mặt Thôngqua các phương tiện truyền thông, cùng một lúc nhiều người cùng theo dõimột chương trình thông tin, mạng xã hội đều có khả năng hòa nhập những

cá nhân riêng rẽ thành một cộng đồng rộng lớn, cùng quan tâm đến một vấn

đê của xã hội và cùng hành động vì lợi ích chung Đây chính là cơ sở đê các

32

Trang 37

Đài TH thực hiện chức năng tuyên truyền, giáo dục, thúc đầy đưa nghị quyết

Dang, chính sách pháp luật của Nhà nước nói chung, về XDGN nói riêng vào

cuộc sống, phát huy vai trò của mình trong việc thúc đây mọi mặt đời sống xãhội cùng phát triển.

1.3.3 Báo chí truyền hình đề xuất các giải pháp, tập trung huy độngcác nguồn lực trong XĐGN, phát trién kinh tế xã hội, cải thiện đời sống

nhân dân

Truyền hình giữ vai trò là trung gian, là cầu nối giữa chủ thể và khách

thé quan lý Thông qua việc đăng tải, phô biến, giải thích đường lối của Dang,chính sách pháp luật của Nhà nước và các cấp, các ngành cho các tô chức vacác thành viên xã hội biết, hiểu, nhận thức và hành động trong thực tiễn.

Tham gia tích cực vào việc xây dựng và hoàn thiện đường lối của

Đảng, chính sách pháp luật của Nha nước về XĐGN Điều này cho thấy, báochí không chỉ tuyên truyền, động viên và tổ chức quan chúng nhân dân thựchiện vào thực tế mà còn tham gia trực tiếp vào việc xây dựng mới, sửa đôi, bésung và hoàn thiện đường lối, chính sách đó Những ý kiến chân thành, thăngthăn, trí tuệ, có tính xây dựng va thể hiện tinh thần, 25 trách nhiệm của các

nha tri thức, khoa học, các nhà nhiên cứu của tầng lớp nhân dân sẽ là nguồn

tri thức phong phú, xác thực, có giá trị lý luận và thực tiễn giúp Đảng, Nhà

nước hoàn thiện đường lối, chính sách phù hợp với yêu cầu, nguyện vọng của

nhân dân và thực sự có tính khả thi.

Phóng sự TH phản ánh, phân tích kip thời tình hình thực tế, diễn biếnphát triển kinh tế xã hội, đói nghẻo Các số liệu, sự kiện, con người, khó khăn,thuận lợi được báo chí phản ánh khách quan, cụ thể và kip thời là cơ sở đểgiúp các cơ quan lãnh đạo, quan lý nam bắt nhanh thực tiễn, kịp thời điều

chỉnh, bồ sung hoặc hủy bỏ chính sách không phù hợp Hoạt động này đòi hỏi

báo chí phải có tính năng động, nhạy bén với thời cuộc, bám sát thực tiễn

cuộc sông, luôn có mặt ở những nơi bức xúc của đời sông xã hội, gân gũi với

33

Trang 38

nhân dân dé nắm được tình hình, phát hiện những van đề mới mẻ, có ích dé

phân tích và phản ánh kip thời.

Các Đài TH cùng với nhân dân đề xuất sáng kiến, đưa ra kiến nghị, giải

pháp cho hoạt động quản lý hiệu quả hơn trên cơ sở phân tích sâu sắc, toàn

diện và khoa học các số liệu, đữ liệu cần thiết Báo chí không chỉ nêu thuậnlợi, khó khăn, những kết quả đạt được, phản ánh những tồn tại, hạn chế và đềxuất những giải pháp, sáng kiến khắc phục tình trạng đó.

Là diễn đàn của nhân dân, báo chí tập hợp, phản ánh kịp thời tâm tư,

nguyện vọng, nhu cầu của nhân dân và việc tổ chức thực hiện các chủ trươngcủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về XĐGN Một điều quan trọngnữa là báo chí phản ánh kịp thời ý kiến đóng góp của nhân dân đối với các

chủ trương, chính sách của Dang và Nha nước dé giúp Dang, Nhà nước rútkinh nghiệm khi ban hành, triển khai những chủ trương, chính sách nói

chung, công tác XDGN nói riêng.

Các kênh TH còn có vai trò là kênh kiểm tra, giám sát công tác xóa đóigiảm nghèo Báo chí kiểm tra, giám sát việc thực hiện chủ trương của Đảng,chính sách pháp luật của Nha nước về công tác XDGN trong thực tiễn Kết

qua hoạt động, kiểm tra, giám sát của báo chí là nguồn thông tin quan tronggiúp các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành có thẩm quyền kịp thờiđiều chỉnh, b6 sung những chủ trương, chính sách về công tác XDGN theo

chức năng, nhiệm vụ.

1.4 Nội dung, phương thức, hình thức, nguyên tắc của truyền hình vớivấn đề xóa đói giảm nghèo

1.4.1 Về nội dung đề cập

Thông qua các hoạt động thông tin của báo chí, đặc biệt là các kênh TH

nhằm tích cực vận động các tang lớp nhân dân tích cực tham gia vào XDGN

(như khuyến khích các công ty, tập đoàn lớn cùng đầu tư vào các vùng khó

khăn, người dân cùng tham gia ủng hội, khuyên góp giúp người nghéo ); tao

34

Trang 39

ra động lực thi đua làm giàu, xóa nghèo ở các địa phương góp phần xóa

nghẻo đói.

Các hoạt động thông tin về công tác XDGN còn nhằm nâng cao trách

nhiệm, hiệu qua công tác lãnh đạo, chi dao của cấp ủy, công tác quan lý Nhanước của chính quyền các cấp trong việc thực hiện các chương trình, biện

pháp nhằm xóa đói giảm nghèo, có biện pháp hữu hiệu, chi đạo quyết liệt,

thường xuyên, theo lĩnh vực nhiệm vụ được phân công nhằm giúp nhân dân

thoát nghèo bền vững.

Dù qua con đường nào thì tóm lại, mục đích của thông tin về công tácXDGN trước tiên là nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về công tác này,

hình thành lòng tình vào các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

về XĐGN; Thứ hai là là nâng cao trách nhiệm của các cấp, ngành cũng như

tác động vào ý thức cộng đồng trong việc cùng chung tay XDGN; Qua đógóp phần thực hiện mục tiêu quan trọng là: giúp người nghèo thoát nghèo

bên vững.

Trong giai đoạn 2016-2020, trọng tâm của Chương trình giảm nghéo là

chuyền từ đơn chiều sang đa chiều, dé truyền thông báo chí tiếp tục phát huyvai trò của mình, các cơ quan truyền thông cần bám sát quan điểm, địnhhướng, chính sách giảm nghèo dé tuyên truyền nham thay đổi nhận thức trong

cán bộ, nhân dân; truyền tải các chính sách một cách khéo léo, linh hoạt để

người dân thấy được mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của chính sách giảm

nghèo; phô biến kinh nghiệm hay, cách làm hợp lý, những lời giải giảm nghèothành công trong cả nước Tìm giải pháp tăng cường số lượng, chất lượng tin,bài, hình ảnh phản ánh về chủ đề XĐGN bền vững trên các phương tiện thông

tin đại chúng một cách đa dạng, hiệu quả.

Trong Hội thảo: “Nang cao chất lượng công tác truyền thông về giảmnghèo” do Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo phối hợp với Tạp chí Lao

động và Xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) tô chức tại TP Việt

35

Trang 40

Trì (Phú Thọ) trong 2 ngày 17 và 18/5/2017, Thứ trưởng Bộ Lao động

-Thương binh và Xã hội Nguyễn Trọng Đàm: Việc tuyên truyền về lĩnh vực

giảm nghèo không bao giờ là cũ và đặc biệt cần phải bám sát với những thayđổi của chương trình, của chính sách Trong giai đoạn 2016-2020, các phóngviên báo, đài, truyền hình cần đồng hành với Bộ dé định hướng, tuyên truyền

các chủ trương, đường lối, chính sách về giảm nghèo bền vững, từ đó giúpcác địa phương trên cả nước tích cực thực hiện giảm nghèo bền vững theo

hướng đa chiêu.

Với sức hút và thế mạnh lan tỏa nhanh của mình, phóng viên phải cónhững bài viết tác động và huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính tri,huy động được nguồn lực va sự tham gia của cộng đồng vào công tác giảmnghèo; phổ biến nhưng mô hình giảm nghèo thành công, nêu những gương

những hộ nghèo, người nghéo tự lực thoát nghèo dé khích lệ tinh thần tham

gia của những người chưa thoát nghèo, tạo nên phong trào thi đua đăng ký

thoát khỏi nghèo đói sôi nổi Đồng thời, lên án, phê phán những tư duy trì trệtrong thực hiện giảm nghèo, những hành động sai trái dé giúp chính quyền 38

cơ sở điều chỉnh, uốn nắn, tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách và nguồn lực

hỗ trợ của Nhà nước.

1.4.1.1 Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về xóa đói giảm nghèo

Thông qua các kênh TH, công chúng nam bắt được tính chính xác, kipthời thông tin về tình hình đói nghèo, các chủ trương chính sách của Đảng,

Nhà nước trong công tác XDGN qua đó cùng sẻ chia và góp sức vào côngcuộc xóa đói giảm nghẻo.

Thứ hai, mức độ hài lòng của công chúng đối với báo chí trong hoạtđộng thông tin về công tác XĐGN.

Thứ ba, hiệu qua của hoạt động tuyên truyền về XĐGN phải thé hiện ở

việc báo chí góp phân tác động tích cực tới các cơ quan quản lý trong việc

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 04:42

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w