1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn ThS BCH - Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau (Khảo sát báo Cà Mau, Đài PTTH Cà Mau năm 2019)

99 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Truyền Thông Chính Sách Phát Triển Du Lịch Trên Báo Chí Cà Mau
Trường học Trường Đại Học Cà Mau
Chuyên ngành Quản Trị Du Lịch
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2019
Thành phố Cà Mau
Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 491,84 KB

Nội dung

Vấn đề truyềnthông chính sách phát triển du lịch còn chưa nhiều, chưa thể giúp ngành dulịch nhìn rõ về tình hình du lịch tỉnh nhà trong thời hội nhập hiện nay.Từ thực tế đó, tác giả chọn

Trang 1

Bộ Thông tin và Truyền thông đã xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh hoạtđộng truyền thông về du lịch, qua đó, tạo sự đột phá trong nâng cao nhận thứccủa xã hội về phát triển du lịch bền vững và hiệu quả của hoạt động quảng bá,xúc tiến du lịch trong và ngoài nước.

Báo chí là một bộ phận quan trọng trong lĩnh vực truyền thông Tại Hội

thảo quốc tế “Vai trò của báo chí với sự phát triển du lịch” diễn ra ở thành

phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ngày 22/5/2019 cũng đã khẳng định du lịchkhông thể phát triển nếu thiếu truyền thông báo chí Đồng thời nhấn mạnh vaitrò, thế mạnh của tất cả các loại hình báo chí để từ đó có chiến lược truyềnthông dài hạn, tận dụng lợi thế của công nghệ 4.0; đổi mới phương thứctruyền thông, nâng cao tính chuyên nghiệp; có sự phối hợp giữa các bộ,ngành, địa phương, sự thống nhất trong truyền thông giữa các cơ quan quản lýnhà nước về du lịch, cơ quan quản lý báo chí, các địa phương có điểm đến và

cơ quan báo chí

Tại Cà Mau - vùng đất địa đầu cực Nam Tổ quốc, được thiên nhiên ưuđãi “rừng vàng, biển bạc, đất phù sa”, có tiềm năng, thế mạnh về phát triểnkinh tế biển, nuôi trồng thủy sản và phát triển du lịch sinh thái, với trên

Trang 2

100.000 ha rừng tràm, rừng đước đặc trưng đã được UNESCO công nhận làKhu Dự trữ sinh quyển thế giới.

Vườn quốc gia Mũi Cà Mau (diện tích khoảng 42.000 ha) và Vườnquốc gia U Minh Hạ (diện tích trên 8.200 ha) đang được quy hoạch, kêu gọicác dự án đầu tư phát triển du lịch, nhất là phát triển du lịch sinh thái xứngtầm trong tương lai không xa

Tài nguyên du lịch của Cà Mau còn là nét rất đặc trưng gắn liền với vănhóa bản địa đặc sắc: lễ hội dân gian, công trình kiến trúc, nghề truyền thống,văn hóa ẩm thực và giai điệu ngọt ngào của loại hình nghệ thuật đờn ca tài tửNam Bộ cùng câu chuyện hài hước, dí dỏm của nghệ danh lừng danh Bác BaPhi

Các sản phẩm du lịch nơi đây ngày càng đa dạng, phong phú Nhiềuđiểm du lịch mới đưa vào hoạt động như khu du lịch Mũi Cà Mau đã đượcđầu tư, nâng cấp, là điểm hấp dẫn đối với du khách; khu du lịch Hòn Đá Bạc,Vườn sưu tập động vật hệ sinh thái rừng tràm Lâm ngư trường Sông Trẹm,Vườn chim trong lòng Thành phố Cà Mau… cũng là những nhân tố quantrọng không kém trong chuỗi phát triển du lịch Cà Mau trong tương lai Nếunhư Hà Giang - vùng đất địa đầu cực Bắc với Lũng Cú, với ruộng bậc thang

Mù - Cang - Chải huyền thoại thì Vườn quốc gia Mũi Cà Mau - vùng đất địađầu cực Nam Tổ quốc thiêng liêng có điểm du lịch Công viên Văn hóa - Dulịch Mũi Cà Mau mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mong ước một lầnđược đến

Tuy nhiên, năm 2019 tổng lượt khách du lịch đến Cà Mau chỉ đạt gần 2triệu lượt (trong đó, khách quốc tế chỉ hơn 28 nghìn lượt), so với một số tỉnhtrong khu vực ĐBSCL như Kiên Giang, An Giang thì còn rất thấp Theo kếhoạch phát triển du lịch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Cà Mauđặt mục tiêu trở thành điểm đến du lịch an toàn, thân thiện, uy tín, hấp dẫn

Trang 3

với sức cạnh tranh cao; đưa thương hiệu du lịch Cà Mau trên bản đồ quốc gia

và quốc tế

Góp phần để du lịch Cà Mau phát triển, trong nhiều năm qua, báo chí

Cà Mau luôn đồng hành, bám sát chủ trương của địa phương và đã làm tốt vaitrò của mình trong công tác tuyên truyền về đất và người Cà Mau Cụ thể báo

Cà Mau, Đài PT-TH Cà Mau có hẳn chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về

du lịch, với những bài viết giới thiệu những địa danh du lịch, về đời sốngngười Cà Mau, về những phong tục tập quán, những giá trị văn hóa truyềnthống, những giá trị nghiên cứu lịch sử,

Song, phải nhìn nhận, mỗi năm thông tin trên báo chí Cà Mau đăng tảihàng trăm tin, bài, chùm ảnh, video clip, nhiều chuyên trang, chuyên mục,chuyên đề dài kỳ, nhưng chỉ chủ yếu xoay quanh: định hướng công tác chỉđạo điều hành; xúc tiến, quảng bá du lịch; và liên kết vùng Vấn đề truyềnthông chính sách phát triển du lịch còn chưa nhiều, chưa thể giúp ngành dulịch nhìn rõ về tình hình du lịch tỉnh nhà trong thời hội nhập hiện nay

Từ thực tế đó, tác giả chọn đề tài luận văn là “Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau” (Khảo sát báo Cà Mau, Đài

PT-TH Cà Mau năm 2019) nhằm nghiên cứu thực trạng, đánh giá những

thành công và hạn chế hoạt động truyền thông chính sách phát triển du lịchtrên báo chí Cà Mau, cụ thể là khảo sát trên báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà Maunăm 2019; từ đó đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm góp phầnnâng cao chất lượng truyền thông chính sách du lịch trên báo chí Cà Mautrong thời gian tới

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tại Việt Nam, việc nghiên cứu, tìm hiểu về truyền thông chính sách dulịch và truyền thông về du lịch thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiêncứu, các nhà hoạch định chính sách và nhà kinh tế Tuy nhiên, đến nay chưa

có luận văn thạc sĩ nào nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về vai trò, tác động của

Trang 4

truyền thông báo chí đối với chính sách phát triển ngành công nghiệp khôngkhói này, cũng như nghiên cứu sâu về truyền thông chính sách ở từng địaphương, trong đó có Cà Mau.

- Một số đề tài nghiên cứu có liên quan đến truyền thông và truyền thông chính sách, như:

Nguyễn Hương Thảo (2014), Truyền thông trong doanh nghiệp du lịch Việt Nam hiện nay (Khảo sát hai công ty lữ hành là Công ty DVLH

Saigontourist và Công ty Lữ hành Hanoitourist từ tháng 01/2013 đến tháng6/2014), luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, do Nguyễn Thị ThanhHuyền hướng dẫn Luận văn đã phân tích hoạt động truyền thông tại cácdoanh nghiệp lữ hành hiện nay, từ đó, đánh giá hiêụ quả hoạt động của bộphận truyền thông tại các công ty lữ hành, mối quan hệ giữa báo chí, truyềnthông với doanh nghiệp du lịch lữ hành, từ đó rút kinh nghiệm trong thực tiễnhoạt động của bộ phận truyền thông tại các doanh nghiệp du lịch lữ hành củanước ta hiện nay

Nguyễn Thị Như Quỳnh (2018), Truyền thông chính sách giáo dục trên

hệ thống báo chí của ngành giai đoạn 2016 - 2017, luận văn thạc sĩ chuyên

ngành Báo chí học, do Đặng Thị Thu Hương hướng dẫn Tác giả đã hệ thốnghóa lý luận về truyền thông chính sách giáo dục Phân tích đánh giá ưu, nhượcđiểm và thực trạng hoạt động của báo chí ngành giáo dục trên hệ thống báochí ngành giai đoạn 2016 - 2017 Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp nhằmđẩy mạnh hoạt động truyền thông các chính sách giáo dục trên hệ thống báochí ngành trong những năm về sau

Đồng Thị Thu, Truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, do

Nguyễn Thị Thoa hướng dẫn Luận văn nghiên cứu thực trạng, đánh giánhững thành công và hạn chế hoạt động truyền thông chính sách dân số trênsóng phát thanh ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ hiện nay (qua nghiên cứu ở 3

Trang 5

tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam), từ đó đề xuất những giải pháp nhằmgóp phần nâng cao chất lượng truyền thông chính sách dân số trên sóng phátthanh ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong thời gian tới.

Nguyễn Thị Thái Hà (2007), Báo chí với vấn đề quảng bá phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ hội nhập, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học, do

Dương Xuân Sơn hướng dẫn Luận văn đã đi sâu phân tích những thế mạnhcủa báo chí trong công tác tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch Kết quảnghiên cứu của luận văn cũng đã giúp các chuyên gia trong lĩnh vực du lịchphần nào thấy được sự cần thiết phải đẩy mạnh hơn nữa sự phối hợp liênngành giữa báo chí và du lịch Trên cơ sở phân tích những hạn chế trong côngtác tuyên truyền báo chí về phát triển du lịch

Có thể thấy, hoạt động truyền thông có vị trí rất quan trọng Từ cáccông trình nghiên cứu trên, tác giả có thể dựa trên nền tảng lý luận, thực hiệncác khảo sát, và phân tích cụ thể vấn đề cần nghiên cứu trên báo chí địaphương

- Một số đề tài liên quan đến tuyên truyền, quảng bá du lịch, như:

Đề tài cấp Bộ - Tổng cục du lịch (1997), Cơ sở lý luận, thực tiễn của hoạt động thông tin tuyên truyền quảng cáo du lịch và một số ấn phẩm thử nghiệm Đề tài này chỉ mới tập trung nghiên cứu mảng quảng cáo du lịch trên

các ấn phẩm: tờ rơi, catalogue, sách hướng dẫn du lịch Đây là một phần rấtnhỏ trong công tác quảng bá

Đề tài cấp Bộ - Tổng cục du lịch (2002), Nghiên cứu cơ sở khoa học

và giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch Việt Nam trước những thách thức khoa học công nghệ hiện nay Trên cơ sở nghiên cứu hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong

công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch mà cụ thể là trong xây dựng cácwebsite du lịch, nhóm tác giả đã đề xuất những giải pháp tiến tới triển khai

Trang 6

ứng dụng công nghệ thông tin một cách đồng bộ và toàn diện trong mọi hoạtđộng của ngành.

Bên cạnh còn có một số công trình khoa học nghiên cứu về hoạt độngtruyền thông dưới góc độ tìm hiểu mối quan hệ giữa cơ quan/bộ phận truyền

thông với báo chí như: Nguyễn Thị Thuận (2008), Mối quan hệ giữa PR và báo chí (khảo sát một số doanh nghiệp và cơ quan báo chí giai đoạn 2006 - 2008) Đỗ Thị Hoa Quỳnh (2009), Vai trò của báo chí trong việc phát triển thương hiệu Từ những phân tích cụ thể để các hoạt động quan hệ công chúng

với doanh nghiệp cụ thể, các tác giả đã đưa ra được những đánh giá về thànhcông và hạn chế của các hoạt động này, đề xuất những giải pháp để doanhnghiệp hoạt động hiệu quả hơn

Đây là những công trình nghiên cứu tham khảo có ý nghĩa đối với đềtài Tuy nhiên, những bài viết, công trình nghiên cứu hầu hết chỉ hướng tớiviệc khẳng định vị trí, vai trò của hoạt động truyền thông đối với việc pháttriển du lịch nói chung, gắn với vấn đề quảng bá thương hiệu du lịch của quốcgia hay địa phương, chứ không bàn tới vấn đề truyền thông chính sách du lịchnhư thế nào trên báo chí để có được những kết quả như mong đợi

- Một số đề tài liên quan đến chính sách phát triển du lịch như:

Ngô Phú Mười (2018), Thực hiện chính sách phát triển du lịch biển từ thực tiễn thành phố Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính sách

công, do Bùi Nhật Quang hướng dẫn Luận văn đã làm rõ những lý luận vềthực hiện chính sách phát triển, qua đó phân tích, đánh giá thực trạng pháttriển du lịch biển, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch biểntại thành phố Đà Nẵng

Hoàng Văn Thiện (2013), Chính sách phát triển ngành du lịch tỉnh Thái Nguyên, luận văn thạc sĩ Quản lý kinh tế Luận văn đã đề cập được khái

niệm về du lịch, ngành du lịch; các nhân tố môi trường ảnh hưởng tới chính

Trang 7

sách phát triển du lịch Luận văn khái quát được thực trạng chính sách pháttriển du lịch tại tỉnh Thái Nguyên và đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện.

Vũ Đức Minh (2009), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Thống kê, Hà

Nội Giáo trình này đã đề cập một số vấn đề về sự phát triển ngành du lịch một ngành kinh tế dịch vụ, thị trường du lịch và các chính sách đối với cáncân thanh toán trong du lịch

-Kế thừa nghiên cứu của những đề tài trên, tác giả khái quát được thựctrạng chính sách phát triển du lịch tại tỉnh Cà Mau, từ đó mở rộng nghiên cứu

về truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí địa phương

- Ở Cà Mau, đã có một số công trình nghiên cứu khác về du lịch Tuy

nhiên, các nghiên cứu liên quan đến truyền thông chính sách phát triển du lịchvẫn đang cần bổ khuyết Có thể kể đến một số chương trình, công trìnhnghiên cứu liên quan đến phát triển du lịch của tỉnh như:

Phạm Việt Hưng (2008), Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tỉnh

Cà Mau, luận văn thạc sĩ Địa lý học Luận văn tập trung nghiên cứu phát triển

du lịch sinh thái tỉnh Cà Mau, đặc biệt đi sâu vào nghiên cứu tiềm năng vàhiện trạng phát triển du lịch sinh thái của tỉnh Trên cơ sở đó đã xây dựngđược một số định hướng phát triển du lịch sinh thái trong tương lai

Nguyễn Thị Khánh Linh (2013), Phát triển du lịch tỉnh Cà Mau theo hướng bền vững, luận văn thạc sĩ Địa lý học Luận văn đã làm rõ những vấn

đề lý luận và thực tiễn về tình hình phát triển du lịch của tỉnh, từ đó địnhhướng cho ngành du lịch có những bước đi hiệu quả nhất

Dương Kim Chuyển (2014), Nghiên cứu phát triển du lịch biển tỉnh Cà Mau, luận văn thạc sĩ Du lịch Luận văn đã nhấn mạnh việc phát triển sản

phẩm du lịch biển có tầm quan trọng đối với ngành du lịch Cà Mau, bởi, CàMau là một tỉnh có nhiều tiềm năng du lịch biển cần được chú trọng xây dựng

và phát triển chiến lược biển

Trang 8

Trần Xuân Trường (2014), Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái tại tỉnh Cà Mau, luận văn thạc sĩ Kinh tế Luận văn đã phân tích

mức độ hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái, từ đó

đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch sinh thái trên địa bàntỉnh Cà Mau nhằm thu hút và kéo dài thời gian lưu trú của du khách góp phầnvào sự phát triển của ngành du lịch

Đặc biệt tại Hội thảo Khoa học Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tỉnh Cà Mau vào đầu tháng 10/2018 đã tiếp cận các đánh giá, những giải

pháp để phát triển du lịch Cà Mau qua tham luận của các diễn giả, để từ đólãnh đạo tỉnh Cà Mau ban hành những chính sách phù hợp, khả thi nhằm pháttriển du lịch Cà Mau trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Nhìn chung các đề tài nghiên cứu đều quan tâm đến vấn đề lý luận vàthực tiễn về thực trạng phát triển du lịch Cà Mau

Điều đó cho thấy, vấn đề phát triển du lịch Cà Mau mới chỉ được quantâm ở một khía cạnh, chủ yếu tập trung tìm giải pháp nhằm khai thác có hiệuquả các tiềm năng và thế mạnh để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tếmũi nhọn của tỉnh Trong khi, tỉnh Cà Mau đã và đang tăng cường đầu tư cho

du lịch trên nhiều mặt; bên cạnh đó, các chính sách thu hút đầu tư phát triển

du lịch của tỉnh không ngừng quan tâm triển khai thực hiện

Một trong những yếu tố quan trọng giúp ngành du lịch mang lại lợinhuận cao nhất chính là các chiến dịch quảng bá và xúc tiến đa dạng vớinhiều hình thức, nhiều phương tiện, đặc biệt, muốn du lịch phát triển không

thể thiếu truyền thông báo chí Do đó, đề tài luận văn “Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí Cà Mau” (Khảo sát báo Cà Mau, Đài

Phát thanh - Truyền hình Cà Mau năm 2019) là cấp thiết và không trùng lặp

với các công trình đã công bố trước đó

Để làm nền tảng lý luận vững chãi thông qua việc tham khảo các côngtrình nghiên cứu đã nêu trên, tác giả còn nghiên cứu các tài liệu liên quan

Trang 9

như: các văn kiện về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtNhà nước về phát triển du lịch và về vai trò của truyền thông báo chí trongphát triển du lịch; những chủ trương, nghị quyết của Cà Mau về du lịch trung

đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm góp phần nâng cao chấtlượng truyền thông chính sách du lịch trên báo chí Cà Mau trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, tác giả luận văn thực hiện những nhiệm vụsau:

- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài

- Làm rõ những quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng

và Nhà nước về phát triển du lịch; chiến lược phát triển thông tin, báo chí –truyền thông

- Khảo sát các bài báo, chuyên mục, chuyên đề có nội dung liên quanđến vấn đề truyền thông chính sách phát triển du lịch; đánh giá những thànhcông và hạn chế hoạt động truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báochí Cà Mau trong năm 2019

- Đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm giúp các cơ quanbáo chí làm tốt vai trò đồng hành cùng ngành du lịch, góp phần nâng cao chấtlượng truyền thông chính sách du lịch trên báo chí Cà Mau trong thời gian tới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Trang 10

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là truyền thông chính sách pháttriển du lịch trên báo chí

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn khảo sát truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báochí Cà Mau

- Nội dung khảo sát:

+ Các văn bản về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhànước về phát triển du lịch và vai trò của truyền thông trong việc phát triển dulịch

+ Các lý thuyết liên quan đến việc tổ chức và triển khai hoạt độngtruyền thông chính sách phát triển du lịch

+ Khảo sát và đánh giá thực trạng truyền thông chính sách phát triển dulịch trên báo chí Cà Mau

- Phạm vi không gian: 2 cơ quan báo chí: Báo Cà Mau, Đài PT-TH Cà

Mau

- Thời gian khảo sát: Năm 2019.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn làm rõ cơ sở lý luận của truyền thông chính sách phát triển dulịch và vai trò của báo chí về truyền thông chính sách phát triển du lịch Bêncạnh đó còn sử dụng các kiến thức, các văn kiện về chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về vai trò của báo chí trong hoạtđộng truyền thông chính sách phát triển du lịch

Khung lý thuyết của vấn đề nghiên cứu gồm: Lý thuyết truyền thông; lýthuyết báo chí học; lý thuyết quảng bá hình ảnh, thương hiệu

Trang 11

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng một số phươngpháp thu thập thông tin như sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: tập hợp, hệ thống những tài

liệu được xuất bản chính thức, những đề tài đã nghiên cứu có liên quan và báocáo tổng kết của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, SởVăn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng các công ty du lịch lữ hành trên địa bàntỉnh Cà Mau về các số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động du lịch Bêncạnh đó là các văn kiện về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phápluật của Nhà nước về du lịch và về vai trò của báo chí trong hoạt động truyềnthông chính sách phát triển du lịch

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả tham khảo ý kiến và tiến hành

phỏng vấn sâu lãnh đạo các cơ quan báo chí, các doanh nghiệp du lịch về chấtlượng thông tin và cụ thể vấn đề truyền thông chính sách phát triển du lịchtỉnh Cà Mau Tùy theo điều kiện khách quan, tác giả có thể phỏng vấn trựctiếp, hoặc qua các ứng dụng công nghệ thông tin

Phỏng vấn sâu các nhà báo chuyên về lĩnh vực du lịch ở các loại hìnhbáo chí khác nhau

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Tiến hành khảo sát và ghi nhận

thực trạng về nội dung và hình thức truyền thông của hai cơ quan báo chí CàMau đăng tải trong năm 2019, để đánh giá được những mặt ưu điểm và mặttồn tại trong quá trình hoạt động chuyên môn, cũng như về vấn đề đượcnghiên cứu

Ngoài ra, tác giả còn sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích đốichiếu, phân loại để từ đó rút ra các kết luận khoa học, phù hợp và cần thiếtphục vụ cho đề tài nghiên cứu

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Trang 12

6.1 Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần khắc phục những hạn chế vàthúc đẩy báo chí làm tốt công tác truyền thông chính sách phát triển du lịch,giúp cho Đảng và Nhà nước, mà cụ thể là tỉnh Cà Mau thực hiện được mụctiêu chính sách phát triển du lịch đề ra Bên cạnh đó, nâng cao chất lượngtruyền thông chính sách phát triển du lịch của báo chí Việt Nam nói chung,của báo chí tỉnh Cà Mau nói riêng trong thời gian tới

6.2 Giá trị thực tiễn

Luận văn đã đề xuất một số giải pháp mang tính khả thi nhằm góp phầnnâng cao chất lượng truyền thông chính sách du lịch trên báo chí Cà Mautrong thời gian tới

Luận văn còn là tài liệu tham khảo có ích cho các trường đào tạo báochí - truyền thông; đồng thời giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chínhsách, các ban ngành của địa phương có cái nhìn tổng quát về vai trò của báochí đối với vấn đề truyền thông chính sách phát triển du lịch, cũng như thúcđẩy du lịch phát triển bền vững

Kết quả đạt được của luận văn còn giúp ích cho việc phát triển nghềnghiệp của những người làm báo quan tâm đến lĩnh vực này

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn

gồm có 3 chương, cụ thể như sau:

Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về truyền thông chính sách

phát triển du lịch trên báo chí

Chương 2: Thực trạng truyền thông chính sách phát triển du lịch trên

báo chí Cà Mau hiện nay

Trang 13

Chương 3: Giải pháp và khuyến nghị về truyền thông chính sách phát

triển du lịch trên báo chí Cà Mau

Trang 14

Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRÊN BÁO CHÍ 1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm “chính sách” và khái niệm “chính sách phát triển

du lịch”

- Khái niệm “chính sách”

Hiện tại, tuy có nhiều quan niệm khác nhau về chính sách, song các nhàkhoa học và các nhà hoạch định chính sách tương đối nhất trí về những nộidung cơ bản của khái niệm “chính sách” như sau:

Chính sách là những quy định, quyết định đã được thể chế hoá bởi cơquan, tổ chức có thẩm quyền nhằm điều chỉnh những quan hệ kinh tế, chínhtrị, văn hoá, xã hội của con người, giải quyết những vấn đề xã hội đang đặt ra,thực hiện những mục tiêu đã được xác định

Chính sách chính là những quy định, quyết định được đưa ra bởi các cơquan có thẩm quyền như Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Chính phủ, các bộ,ngành, uỷ ban nhân dân, các cơ quan quyền lực nhà nước và các cơ quan khác

có thẩm quyền

Có thể coi chính sách của Nhà nước là công cụ của các cơ quan nhànước nhằm điều chỉnh những quan hệ xã hội của con người, của các tập đoànngười, giải quyết những vấn đề xã hội đang đặt ra nhằm thực hiện những mụctiêu xác định của Nhà nước [11, tr.136]

- Khái niệm “chính sách phát triển du lịch”

Những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách và cơ chế để thúcđẩy du lịch phát triển với vai trò kinh tế mũi nhọn Ngày 8/12/2014, Chínhphủ đã ban hành Nghị quyết số 92/NQ-CP về một số giải pháp đẩy mạnh pháttriển du lịch trong thời kỳ mới Những chủ trương đó đang được thực hiện với

Trang 15

những hành động cụ thể của các cấp, các ngành, thu được những kết quả banđầu rất khả quan.

Chính sách phát triển du lịch là tập hợp các chủ trương và hành độngcủa Nhà nước để đẩy mạnh phát triển du lịch và bằng cách tác động vào việccung cấp và giá cả của các yếu tố đầu vào (đất đai, lao động, vốn, cơ sở hạtầng); tác động tới giá sản phẩm du lịch; tác động đến số lượng khách du lịch;tác động việc thay đổi tổ chức và năng lực của nguồn nhân lực du lịch; tácđộng vào việc chuyển giao công nghề du lịch… Hai vế quan trọng của chínhsách là chủ trương và hành động, chủ trương tốt và hành động quyết liệt sẽđảm bảo chính sách thành công

Trong bối cảnh hiện nay, rất cần những chính sách phát triển du lịchchủ yếu sau: Chính sách tạo nguồn lực: Về chủ trương, cần huy động và sửdụng hiệu quả mọi nguồn lực, tăng đầu tư phát triển để bảo đảm du lịch pháthuy vai trò là ngành kinh tế mũi nhọn Về hành động, ưu tiên, hỗ trợ pháttriển các loại hình du lịch biển đảo, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, dulịch văn hoá, du lịch MICE; ưu tiên các dự án phát triển du lịch gắn liền vớibảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biêngiới, hải đảo

Chính sách về đất đai và vốn: Chủ trương là khuyến khích, ưu đãi vềđất đai, tài chính, tín dụng đối với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu

tư vào các lĩnh vực bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch;tuyên truyền, quảng bá du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; nghiên cứu,đầu tư, xây dựng sản phẩm du lịch mới; hiện đại hoá hoạt động du lịch; xâydựng kết cấu hạ tầng du lịch, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nhập khẩuphương tiện cao cấp phục vụ cho việc vận chuyển khách du lịch, trang thiết bịchuyên dùng hiện đại cho cơ sở lưu trú du lịch cao cấp và khu du lịch quốcgia; phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch nhưng điều kiện kinh tế - xãhội khó khăn, ở vùng sâu, vùng xa, nhằm sử dụng lao động, hàng hoá và dịch

Trang 16

vụ tại chỗ, góp phần nâng cao dân trí, xoá đói, giảm nghèo Hành động là:giảm tiền thuê đất, ưu tiên cho cơ sở lưu trú và khu du lịch sử dụng nhiều diệntích đất tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường; được cấp và cho vay tín dụngvới lãi suất ưu đãi, ân hạn dài; ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư pháttriển các cơ sở đào tạo du lịch đạt chuẩn.

Chính sách bố trí ngân sách: Chủ trương là ưu tiên cho công tác quyhoạch; hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị du lịch, khu du lịch,điểm du lịch; hỗ trợ công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, bảo vệ, tôn tạotài nguyên và môi trường du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học và côngnghệ, phát triển nguồn nhân lực du lịch Về hành động, cần xem xét một cáchminh bạch, đơn giản hoá thủ tục quyết định cấp ngân sách và cấp ngân sách

đủ, đúng, nhanh theo lộ trình

Chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho tiếp cận điểm đến: Chủ trương

là tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài, người Việt Nam định cư ởnước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài ởViệt Nam đi du lịch trong nước và nước ngoài; bảo đảm quyền và lợi ích hợppháp của khách du lịch Hành động là: tiếp tục xem xét mở rộng diện miễnvisa nhập cảnh đơn phương cho công dân một số thị trường du lịch trọngđiểm của Việt Nam, áp dụng cấp visa tại cửa khẩu; đơn giản hoá thủ tục visa;thực hiện cấp visa trực tuyến; đẩy mạnh phát triển hạ tầng và cơ sở vật chất

kỹ thuật du lịch; ưu đãi đầu tư xây dựng các điểm dừng chân đạt chuẩn trêncác tuyến du lịch quốc gia; xây dựng cảng biển du lịch tại các cảng biển trọngđiểm của Việt Nam; tạo điều kiện cho khách quốc tế mang phương tiện giaothông riêng vào Việt Nam du lịch

Chính sách xã hội hoá du lịch: Về chủ trương, tạo thuận lợi cho tổchức, cá nhân mọi thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư tham gia hoạt động

du lịch, mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế về du lịch Hành động là: đẩy mạnh

xã hội hoá hoạt động du lịch; huy động cộng đồng người Việt Nam ở nước

Trang 17

ngoài tham gia quảng bá cho du lịch Việt Nam, hỗ trợ thành lập và hoạt độngcủa văn phòng đại diện du lịch Việt Nam tại nước sở tại ngoài…

Chính sách về quỹ hỗ trợ phát triển du lịch: Chủ trương là khuyếnkhích, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành quỹ hỗ trợ phát triển du lịch

từ các nguồn đóng góp của các chủ thể hưởng lợi từ hoạt động du lịch, nguồnđóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước Hành động là:

Áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 0% đối với doanh thu đón khách du lịchquốc tế vào Việt Nam; hoàn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch quốc tế khimua hàng của Việt Nam mang ra; giảm và cho chậm nộp thuế trong cáctrường hợp cần thiết; sử dụng lãi suất từ tiền ký quỹ của các doanh nghiệp lữhành quốc tế gửi ngân hàng thương mại để thành lập quỹ hỗ trợ phát triển dulịch; vận động, khai thác và tiếp nhận đóng góp cho quỹ hỗ trợ phát triển dulịch của mọi tổ chức và cá nhân tình nguyện

Chính sách về sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển dulịch: Chủ trương là cộng đồng dân cư có quyền tham gia và hưởng lợi hợppháp từ hoạt động du lịch Về hành động, cần nâng cao nhận thức và tráchnhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch, bản sắc văn hoá địa phương của cộng đồng;giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường để tạo sự hấp dẫn

du lịch; tạo điều kiện cho cộng đồng dân cư được đầu tư phát triển du lịch,khôi phục và phát huy các loại hình văn hoá, nghệ thuật dân gian, nghề thủcông truyền thống; sử dụng lao động và nguyên liệu địa phương để sản xuấthàng hoá phục vụ khách du lịch, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinhthần của người dân địa phương

Chính sách về hiệp hội du lịch: Chủ trương là cho phép và tạo điều kiệncho hiệp hội du lịch được thành lập và hoạt động thuận lợi theo quy định củapháp luật Về hành động, cần xem xét đơn giản hoá thủ tục thành lập hiệp hội,hội và câu lạc bộ nghề nghiệp du lịch; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và gópphần thúc đẩy sự phát triển của các thành viên; tạo điều kiện thuận lợi cho

Trang 18

hiệp hội du lịch tham gia tổ chức các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúctiến du lịch, tham gia xây dựng, tuyên truyền, phổ biến các quy định của phápluật về du lịch.

Chính sách quy định về trách nhiệm quản lý Nhà nước về du lịch: Chủtrương là: Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về du lịch; cơ quan quản

lý Nhà nước về du lịch ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ thựchiện quản lý Nhà nước về du lịch; chủ trì, phối hợp với các cơ quan Nhà nướctrong việc thực hiện quản lý Nhà nước về du lịch Hành động là: Các Bộ,ngành trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân công củaChính phủ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch

ở Trung ương trong việc thực hiện quản lý Nhà nước về du lịch; UBND cấptỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và the phân cấp của Chínhphủ có trách nhiệm thực hiện quản lý Nhà nước về du lịch tại địa phương; cụthể hoá chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịchquốc gia phù hợp với thực tế tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh,trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến

du lịch, đô thị du lịch

Chính sách về bảo vệ môi trường du lịch: Về chủ trương, môi trường

du lịch cần được bảo vệ, tôn tạo và phát triển nhằm bảo đảm du lịch xanh,sạch, đẹp, an ninh, an toàn, lành mạnh và văn minh Theo đó, các Bộ, ngànhtrong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình ban hành các quy định nhằmbảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch; UBND các cấp có biện pháp

để bảo vệ, tôn tạo và phát triển môi trường du lịch phù hợp với thực tế của địaphương; tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm thu gom, xử lýcác loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh; khắc phụctác động tiêu cực do hoạt động của mình gây ra đối với môi trường; có biệnpháp phòng, chống tệ nạn xã hội trong cơ sở kinh doanh của mình; khách dulịch, cộng đồng dân cư địa phương và các tổ chức, cá nhân khác có trách

Trang 19

nhiệm bảo vệ và gìn giữ cảnh quan, môi trường, bản sắc văn hoá, thuần phong

mỹ tục của dân tộc; có thái độ ứng xử văn minh, lịch sự nhằm nâng cao hìnhảnh đất nước, con người và Du lịch Việt Nam; ưu tiên các dự án du lịch gắnvới sử dụng năng lực sạch, áp dụng mô hình 3R góp phần giảm nhẹ tác độngcủa biến đổi khí hậu

Như vậy, chính sách phát triển du lịch phải là một hệ thống đồng bộnhững chủ trương và hành động thúc đẩy du lịch phát triển nhanh và bềnvững, phù hợp xu thế phát triển du lịch của thời đại, đáp ứng mong muốn củaNhân dân và đúng định hướng phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước [37]

1.1.2 Khái niệm “truyền thông”, khái niệm “truyền thông chính sách”, khái niệm “truyền thông chính sách phát triển du lịch” và khái niệm “báo chí địa phương”

- Khái niệm “truyền thông”

Truyền thông là hiện tượng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với

sự phát triển của xã hội loài người, tác động và liên quan đến mọi con người

xã hội Do đó, hiện tượng này có rất nhiều quan niệm và định nghĩa khácnhau, tuỳ theo góc nhìn đối với truyền thông

Về thực chất, truyền thông là quá trình trao đổi, tương tác thông tin vớinhau về các vấn đề của đời sống cá nhân/nhóm/xã hội, từ đó, mỗi người làmgiàu thêm thông tin, kiến thức và gia tăng vốn hiểu biết của mình, làm cơ sởhình thành hoặc thay đổi nhận thức, thái độ, chuyển đổi/thay đổi hành vi cánhân/nhóm/xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển xã hội

Có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất: Truyền thông là quá trìnhliên tục trao đổi thông tin, kiến thức, tư tưởng, tình cảm…, chia sẻ kỹ năng vàkinh nghiệm giữa hai hoặc nhiều người nhằm tăng cường hiểu biết lẫn nhau,thay đổi nhận thức, tiến tới điều chỉnh hành vi và thái độ phù hợp với nhu cầu

Trang 20

phát triển của cá nhân/nhóm/cộng đồng/xã hội Truyền thông có vai trò đặcbiệt quan trọng đối với quá trình phát triển bền vững [27, tr 12-14].

Như vậy, truyền thông chính là những hoạt động truyền đạt hay lantruyền thông tin Truyền thông gồm những yếu tố cơ bản:

+ Nguồn: Chính là nơi bắt đầu hay khởi xướng cho mọi thông tin lan

truyền

+ Nội dung: Thông tin hay thông điệp xây dựng từ chính nội dung đó

để có thể sản xuất ra những tác phẩm có ý nghĩa như những câu chuyện, bàiviết, video và hình ảnh…

+ Kênh truyền tải: Thông qua hình thức truyền hình, phát thanh, báo

chí, dư luận để truyền tải thông tin đến công chúng nhờ Internet

+ Người nhận: Chính là đối tượng tìm kiếm thông tin truyền tải thông

tin đến

+ Phản hồi: Chính là những thông tin, ý kiến người tiếp nhận thông tin

phản hồi

+ Nhiễu: Những thông tin sai lệch trong quá trình lan truyền.

+ Hiệu lực truyền thông: Là khả năng tạo ra sự chú ý của công chúng –

nhóm đối tượng

+ Hiệu quả truyền thông: Thay đổi được nhận thức, thái độ và hành vi

của công chúng - nhóm đối tượng truyền thông phù hợp với mục đích truyềnthông [29, tr 34-38]

Ngày nay, truyền thông có sức mạnh vô cùng lớn, có sức lan toả trongcộng đồng rất nhanh chóng Chính nhờ truyền thông con người được gắn kếtvới nhau, tất cả mọi người trên thế giới thông qua mạng xã hội facebook,zalo, youtube, tivi, báo chí… tạo ra một vòng kết nối bền chặt và sâu rộng

- Khái niệm “truyền thông chính sách”

Trang 21

Truyền thông chính sách là quy trình chuyển tải thông điệp, cơ chế,chính sách của Chính phủ, cơ quan hành chính các cấp đến người dân đểngười dân hiểu rõ, tham gia, hợp tác, đồng thuận trong quá trình thực thichính sách vì lợi ích của Nhà nước và của chính người dân Đây là nhiệm vụquan trọng trong công tác truyền thông của các cơ quan quản lý nhà nước và

là một bước không thể thiếu trong tổ chức thực hiện chính sách [16]

Ở nước ta, truyền thông chính sách hướng tới mục tiêu giúp người dân

có thể thực hiện được vai trò “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Trênthực tế, truyền thông tham gia vào tất cả các khâu trong quy trình chính sách

từ lên kế hoạch, hoạch định, xây dựng, thực thi đến phân tích và điều chỉnhchính sách

Truyền thông chính sách là quá trình chủ thể chính sách tiếp cận, gắnkết công chúng thông qua các phương thức, phương tiện truyền thông phùhợp nhằm làm cho công chúng hiểu biết và ủng hộ chính sách, kích thích nhucầu tìm hiểu, tham gia thảo luận và góp ý chính sách của công chúng Ở mộtmức độ cao hơn, truyền thông chính sách lý giải, phân tích và thuyết phục đểgiành được sự ủng hộ rộng rãi, tự nguyện của công chúng Truyền thôngchính sách còn được hiểu đó là một hoạt động của chủ thể ban hành chínhsách sử dụng các phương tiện truyền thông để truyền đạt thông điệp chínhsách tới khách thể chính sách là dân chúng xã hội nói chung hoặc nhân viêncủa một tổ chức, đơn vị cụ thể

- Khái niệm “truyền thông chính sách phát triển du lịch”

Chính sách phát triển du lịch muốn đi vào cuộc sống và đạt được hiệuquả và hiệu lực xã hội thì khâu truyền thông chính sách cần được chú trọng

Có thể hiểu, truyền thông chính sách phát triển du lịch là truyền đạt, lantruyền, chuyển tải thông tin, để người dân và dư luận xã hội biết và hiểu vềchính sách phát triển du lịch Cụ thể là các chủ trương và hành động thúc đẩy

du lịch phát triển nhanh và bền vững, phù hợp xu thế phát triển du lịch của

Trang 22

thời đại, đáp ứng mong muốn của Nhân dân và đúng định hướng phát triển dulịch của Đảng và Nhà nước Qua đó, người dân hiểu rõ, tham gia, hợp tác,đồng thuận trong quá trình thực thi chính sách vì lợi ích của Nhà nước và củachính người dân Dựa vào truyền thông, Nhà nước có thể tuyên truyền, đưa racác thăm dò ý kiến của dư luận để cải thiện, điều chỉnh các chính sách pháttriển du lịch, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương nói riêng và củaquốc gia nói chung.

- Khái niệm “báo chí địa phương”

Cơ sở lý luận báo chí đã chỉ ra, báo chí là phương tiện thông tin tácđộng đến đông đảo công chúng một cách thường xuyên, liên tục nhất Hoạtđộng của báo chí luôn gắn với chính trị, mục đích của báo chí là mục đíchchính trị, báo chí lôi kéo, tập hợp, giáo dục và thuyết phục, tổ chức đông đảoNhân dân tham gia giải quyết các vấn đề về kinh tế - văn hoá - xã hội Báo chítuyên truyền thông qua sự kiện và vấn đề thời sự, lựa chọn thông tin sự kiện,qua đó tác động đến nhận thức của công chúng theo định hướng tư tưởng đãđược hoạch định

Đảng Cộng sản Việt Nam xác định, báo chí là công cụ đắc lực củaĐảng với thông tin nhanh chóng nhất, phổ cập nhất, phản ánh một cách chủđộng và trung thực mọi mặt của đời sống xã hội; thông tin cập nhật tình hìnhtrong nước và quốc tế Báo chí là diễn đàn của Nhân dân, thường xuyên tiếpxúc với Nhân dân và góp phần giải đáp những vấn đề mới do cuộc sống đặt

ra Báo chí gắn bó mật thiết với Nhân dân, không chỉ thực hành chức năngphản ánh xã hội, cung cấp thông tin, luận cứ hướng dẫn tư tưởng và hoạt độngcho người đọc, người xem, người nghe mà còn phục vụ nhu cầu giải trí, nângcao đời sống tinh thần của Nhân dân Báo chí thực sự là vũ khí sắc bén, hiệuquả trong mọi mặt đời sống chính trị - xã hội

Báo chí địa phương là công cụ của cấp uỷ và chính quyền địa phương;

là cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, là tiếng nói của Đảng bộ,

Trang 23

chính quyền và Nhân dân địa phương, đặt dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ, chínhquyền địa phương đó Báo chí địa phương bám sát, phản ánh kịp thời mọihoạt động kinh tế - xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu thông tin củacông chúng, thiết thực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

1.2 Đặc điểm và vai trò của truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí

1.2.1 Đặc điểm của truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí

Đặc điểm của truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí làthông điệp được truyền tải đến công chúng một cách nhanh chóng Tuy nhiênhoạt động này chịu tác động từ nhiều phía: các nhóm công chúng xã hội, cácthiết chế xã hội mà phương tiện là báo, đài; và các cơ quan quản lý nhà nước

Có thể nhận biết một số đặc điểm cơ bản sau:

- Đối tượng tác động rộng lớn, đông đảo công chúng trong xã hội.

Trong thời đại công nghệ truyền thông số và toàn cầu hoá, truyền thông chínhsách phát triển du lịch trên báo chí không chỉ tác động đến mọi tầng lớp trong

xã hội, mọi vùng miền trong cả nước mà còn cả các châu lục khác trên hànhtinh Đối với báo in, báo phát thanh, truyền hình, báo điện tử, sự tác động làđồng thời, toả khắp Đặc biệt báo điện tử mở rộng tầm mắt cho công chúngtrên phạm vi rộng lớn, lan toả, tác động ra ngoài biên giới quốc gia, lãnh thổ

- Có tính dễ nhớ, dễ hiểu, dễ tiếp cận và dễ làm theo Đối tượng tác

động của báo chí là công chúng xã hội, do đó, truyền thông chính sách pháttriển du lịch trên báo chí phải bảo đảm cho số đông người cùng hiểu và hiểunhư nhau, từ đó thống nhất nhận thức nhanh, cùng hành động nhanh Dễ nhớ,

dễ hiểu, tức là truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí phải bảođảm rằng người có trình độ cao tiếp nhận không nhàm chán, người trình độ

Trang 24

trung bình không khó hiểu, người có trình độ thấp có thể hiểu một cách dễdàng.

- Có mục đích rõ ràng nhằm mục đích nâng cao nhận thức và thay đổi

thái độ, hành vi

- Có sự tham gia rộng rãi của quần chúng nhân dân (thể hiện tính

tương tác qua lại giữa nhiều người) Cơ sở đánh giá hiệu quả tương tác thôngtin báo chí là tạo ra đồng thuận xã hội, bảo đảm sự phát triển bền vững, tránhnguy cơ bất đồng

- Tính phong phú, đa dạng:

+ Hình ảnh, âm thanh, chữ viết, hoặc nhiều người thể hiện thông điệp+ Hình thức thể loại linh hoạt, phong phú

+ Đối tượng tiếp nhận đa dạng

+ Đối tượng phản ánh ở nhiều lĩnh vực khác nhau

+ Nội dung thông điệp đáp ứng nhu cầu phát triển của con người và xãhội

+ Hệ thống tín hiệu, phương tiện, phương thức sản xuất, truyền tảithông điệp đa dạng

Đồng thời, tính phong phú, đa dạng, nhiều chiều đòi hỏi sự phù hợp vớicông chúng - nhóm đối tượng hết sức đa dạng, phù hợp với tâm lý và tâmtrạng xã hội Các kênh chuyển tải truyền thông chính sách phát triển du lịchtrên báo chí phong phú, từ báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử và sựliên kết giữa các loại hình báo chí với các mạng xã hội và các loại hình truyềnthông khác… Thông tin nhiều chiều, nhiều góc độ tiếp cận của truyền thôngchính sách phát triển du lịch trên báo chí giúp công chúng nhận thức sâu sắchơn bản chất các vấn đề thực tiễn đang đặt ra

Trang 25

1.2.2 Vai trò của truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí

- Đối với quốc gia

Hiện nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã định hướng đưa du lịch trởthành ngành kinh tế mũi nhọn, trở thành điểm đến có sự cạnh tranh cao của dulịch thế giới Du lịch không chỉ đơn thuần là ngành kinh tế đem lại lợi nhuậncho mỗi quốc gia, du lịch còn có chức năng làm cầu nối cho các nền văn hoá,tăng cường thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia

Do vậy, truyền thông chính sách phát triển du lịch là cách để Việt Namchủ động và tích cực hội nhập giao lưu quốc tế, là con đường để du lịch ViệtNam thực sự trở thành điểm đến có sự cạnh tranh cao của du lịch thế giới

Vai trò truyền thông chính sách phát triển du lịch nhằm nâng cao nhậnthức, làm rõ chủ trương, chính sách cũng như những chỉ đạo, điều hành củaĐảng và Nhà nước, để xã hội hiểu đúng, ủng hộ và chia sẻ Từ đó tạo sự đồngthuận của xã hội, các cấp, các ngành, lãnh đạo địa phương trong việc thựchiện mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững

Truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí nhằm phục vụcác mục tiêu phát triển trên mọi lĩnh vực của đất nước, nhất là đối với ngànhcông nghiệp không khói; đồng thời kích cầu du lịch, thúc đẩy mối quan hệhợp tác du lịch Việt Nam đối với các nước trên thế giới; tăng sức hút du lịchViệt Nam Với khả năng tạo dựng diễn đàn để đối thoại và phản biện chínhsách, báo chí và truyền thông tạo cầu nối giữa chủ thể và đối tượng chínhsách

- Đối với cơ quan ban hành và cơ quan báo chí

Để chính sách phát triển du lịch sát với thực tiễn cuộc sống, được xãhội đón nhận, thể hiện được sự đồng thuận giữa cơ quan ban hành và đốitượng thụ hưởng thì ngoài những yếu tố: năng lực, trình độ nhận thức… của

Trang 26

những người trực tiếp soạn thảo chính sách thì việc truyền thông về chínhsách có vai trò rất quan trọng.

Thực tế, truyền thông tham gia chặt chẽ và mọi khâu liên quan đếnchính sách, từ hoạch định, soạn thảo, hoàn thiện đến thực thi, điều chỉnhchính sách Hiệu quả của truyền thông chính sách phát triển du lịch hiện hànhkhông chỉ quyết định sự thành công của từng chính sách riêng lẻ mà còn gópphần bảo đảm năng lực điều hành của Chính phủ cũng như năng lực cầmquyền của Đảng

Nhà nước ban hành cơ chế phối hợp và quy chế phối hợp giữa các cơquan ban hành chính sách phát triển du lịch với các cơ quan báo chí, trongviệc truyền thông chính sách; từ khâu công bố dự thảo, lấy ý kiến nhân dân,thảo luận, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa và hoàn thiện chính sách, đến công bốrộng rãi cho nhân dân Đảng và Nhà nước quy định những trường hợp bắtbuộc các cơ quan làm chính sách phải mời báo chí tham gia vào quy trìnhchính sách; quy định rõ ràng, cụ thể về vận động chính sách; truyền thôngrộng rãi, nâng cao năng lực của báo chí trong phân tích, phản biện chính sách;thiết lập mối quan hệ tốt hơn giữa báo chí với các cơ quan ban hành chínhsách

Nhà nước chủ trương tăng cường sự tham gia của các cơ quan báo chívào quy trình chính sách phát triển du lịch; coi báo chí là kênh khảo sát, thăm

dò công chúng chính thức trong việc lấy ý kiến để xây dựng và hoàn thiệnchính sách, cũng như phản biện sửa đổi chính sách Tiếp đó, Đảng và Nhànước đầu tư cho các cơ quan báo chí về đào tạo nhân lực, cung cấp nguồn lựccho hoạt động truyền thông chính sách phát triển du lịch của các cơ quan báochí

Trong thực thi chính sách và đánh giá chính sách, báo chí có vai tròtuyên truyền, phổ biến chính sách của Chính phủ tới người dân, giám sát việcthực hiện chính sách, phát hiện những vấn đề bất cập của chính sách, phát

Trang 27

hiện việc lợi dụng chính sách, đánh giá hiệu quả chính sách thông qua dư luậncông chúng xã hội và thông qua chính sự thăm dò, khảo sát, đánh giá của cơquan báo chí Đồng thời báo chí cũng là kênh thông tin rộng lớn và nhanhnhất, cung cấp thông tin, kinh nghiệm về xây dựng và thực thi chính sách củacác quốc gia, đến với người dân, tổ chức, doanh nghiệp trong cả nước.

Mặt khác, các cơ quan báo chí Việt Nam cũng đã thực hiện tốt vai trò

và chức năng giám sát, phản biện chính sách, thông qua báo chí

- Đối với công chúng: Trong hoạt động truyền thông của Việt Nam, báo

chí có vai trò rất quan trọng, có chức năng giám sát, phản biện chính sách,thông qua hoạt động báo chí Bản chất hoạt động của báo chí được thể hiệnqua các vai trò xã hội của báo chí như cung cấp thông tin, kiến thức, nâng caotrình độ cho công chúng xã hội Báo chí tuyên truyền, giám sát, phản biện xãhội trong quá trình lựa chọn, ban hành và thực thi chính sách Sau khi chínhsách đã được quyết định và ban hành, báo chí thực hiện các chiến dịch truyềnthông, tham gia giám sát quá trình thực thi chính sách, phân tích đánh giánhững vấn đề đặt ra trong quá trình thực hiện, giúp Chính phủ điều chỉnhhoặc ban hành các chính sách khác phù hợp với thực tiễn

Kết quả của truyền thông chính sách mà báo chí thực hiện là dư luận từphía nhân dân, dư luận xã hội Vấn đề quan trọng của báo chí trong truyềnthông chính sách là giúp công chúng nhận thức được chính sách liên quanthiết thực đến họ và buộc họ tham gia quá trình giám sát, phản biện, tạo đồngthuận xã hội trong thực thi chính sách Đây là trách nhiệm và sứ mệnh củabáo chí Việt Nam hiện nay

Tuy nhiên, trong kỷ nguyên số và cách mạng công nghiệp 4.0, việc tiếpcận thông tin dễ dàng hơn, do vậy, báo chí cần mạnh mẽ hơn nữa trong việctruyền thông chính sách phát triển du lịch Việc đưa ra những thông điệp đúngđắn sẽ có tác động lớn trong việc thu hút khách du lịch đặt chân đến ViệtNam cũng như nâng cao nhận thức để phục hồi, tái sinh những nét đẹp của

Trang 28

Việt Nam và thấy rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân trong bảo tồn, pháthuy giá trị di sản của Việt Nam.

1.3 Cơ sở chính trị - pháp lý

1.3.1 Cơ sở chính trị

- Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch

Nhiều năm qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiềuchủ trương, chính sách mang tính đột phá nhằm phát triển ngành du lịch thếmạnh của Việt Nam, trong đó, phải kể đến Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch thành ngành kinh tếmũi nhọn Tinh thần của Nghị quyết là phấn đấu đến năm 2020, du lịch cơbản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế

- xã hội, thu hút 17-20 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lượt khách nộiđịa, đóng góp trên 10% GDP; tổng doanh thu từ khách du lịch đạt 35 tỷ USD.Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩymạnh mẽ sự phát triển của ngành, lĩnh vực khác Việt Nam thuộc nhóm cácnước có ngành du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á

Song song với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, những năm qua,Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, triển khai nhiều giảipháp để phát huy tiềm năng, lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hộicủa vùng ĐBSCL, cụ thể là:

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2743/QĐ-TTg ngày29/12/2011; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn này được Thủtướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/2013xác định vùng ĐBSCL hay còn gọi là Tây Nam Bộ là một vùng du lịch quantrọng với các sản phẩm du lịch mang tính đặc thù

Trang 29

Tiếp đến Quyết định số 2227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủngày 18/11/2016 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùngĐBSCL đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Quyết định nêu rõ, tập trung phát triển

5 khu du lịch quốc gia, gồm: Thới Sơn nằm trong cụm cù lao Long Lân QuyPhụng (Tiền Giang, Bến tre), Phú Quốc (Kiên Giang), Năm Căn – Mũi CàMau (Cà Mau), Tràm Chim – Láng Sen (Long An, Đồng Tháp), Núi Sam (AnGiang); 7 điểm du lịch quốc gia, gồm: Khu phức hợp giải trí Xứ Sở HạnhPhúc (Long An), Cù Lao Ông Hổ (An Giang), Khu lưu niệm nghệ thuật đờn

ca tài tử Nam bộ và nhạc sĩ Cao Văn Lầu (Bạc Liêu), Bến Ninh Kiều (CầnThơ), Hà Tiên (Kiên Giang), Văn Thánh Miếu (Vĩnh Long), Ao Bà Om (TràVinh)

Trước thách thức của hiện tượng biến đổi khí hậu, Chính phủ Việt Nam

đã ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bềnvững vùng ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu Nghị quyết đã đề cập cơbản các vấn đề mang tính chiến lược căn bản, lâu dài đối với phát triển vùngĐBSCL, đưa ra các giải pháp tổng thể về quy hoạch, tổ chức không gian, cơcấu kinh tế liên kết vùng và huy động nguồn lực cho phát triển, đồng thời giaonhiệm vụ cụ thể cho các Bộ, ngành địa phương Nghị quyết này là cơ sở đểtriển khai nhiều chương trình, hoạt động của Chính phủ nhằm thúc đẩy pháttriển bền vững của vùng

Để tạo điều kiện phát triển du lịch trong nền kinh tế phát triển bềnvững, Chính phủ đã có Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06/4/2016 của Thủtướng về việc ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hộicủa vùng giai đoạn 2016 – 2020

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh

mẽ đến tất cả các khía cạnh của đời sống xã hội và các ngành kinh tế, thịtrường du lịch Việt Nam cũng đang thay đổi do sự phát triển của công nghệ,đặc biệt là tốc độ tăng trưởng nhanh của du lịch trực tuyến, đặt ra nhiều vấn

Trang 30

đề cho quản lý và phát triển du lịch Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Chính phủchỉ đạo Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xây dựng “Chiến lược phát triển dulịch Việt Nam đến năm 2030” để phù hợp với tình hình và xu hướng pháttriển trong giai đoạn mới Ngày 22/1/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyếtđịnh số 147/QĐ-TTg ban hành Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đếnnăm 2030 với những quan điểm phát triển:

1 Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo độnglực thúc đẩy sự phát triển của các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quantrọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại

2 Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởngxanh, tối đa hoá sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vữngcủa Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệmôi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảođảm quốc phòng, an ninh

3 Chú trọng phát triển du lịch văn hoá, gắn phát triển du lịch với bảotồn, phát huy giá trị di sản và bản sắc văn hoá dân tộc

4 Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả;đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vàchú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

5 Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuấtkhẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tàinguyên du lịch tự nhiên và văn hoá; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mởrộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam

Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 được phê duyệt

là định hướng chính sách quan trọng cho những bước phát triển đột phá hơnnữa của du lịch Việt Nam trong thập kỷ mới [2]

Trang 31

Đối với tỉnh Cà Mau, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh cũng đã quan tâm

có nhiều chủ trương, chính sách thuộc thẩm quyền của địa phương để pháttriển du lịch tỉnh nhà như đã triển khai thực hiện các Chỉ thị, Nghị quyết củaTrung ương… Đặc biệt là ngày 20/07/2012, UBND tỉnh đã ra Quyết định phêduyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 vàđịnh hướng đến năm 2030 đã chỉ rõ: “Quan điểm chủ đạo trong phát triển dulịch Cà Mau là phát triển nhanh, bền vững và hiệu quả cả trong thời giantrước mắt cũng như lâu dài… Trong đó nhấn mạnh việc nâng cao chất lượng

và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch để đáp ứng yêu cầu phát triển trong giaiđoạn mới…”

Định hướng phát triển du lịch ở Cà Mau là tập trung theo hướng khaithác tiềm năng du lịch sinh thái thành một ngành dịch vụ quan trọng của tỉnh.Tỉnh uỷ cũng đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 10/10/2016 về pháttriển du lịch tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Kếhoạch số 50-KH/TU thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị vềphát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; UBND tỉnh ban hành Kếhoạch số 30/KH-UBND ngày 14/4/2017 thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnhuỷ… Nghị quyết 04 cũng đã xác định quan điểm là “Khai thác tốt tiềm năng,lợi thế của tỉnh để phát triển du lịch nhanh, bền vững, chuyên nghiệp, vănminh, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với Chiến lược tổng thểphát triển du lịch của Việt Nam và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội củatỉnh; đưa du lịch trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng, chiếm

tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo động lực phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương” Qua đó, cho thấy Cà Mau luôn khẳng địnhvai trò quan trọng của du lịch đối với sự phát triển của tỉnh [36, tr.139]

Theo Quyết định số 744/QĐ-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chínhphủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch Quốc gia Mũi CàMau, tỉnh Cà Mau đến năm 2030 và theo Quyết định 1062/QĐ-UBND ngày

Trang 32

24/7/2012 của UBND tỉnh về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịchtỉnh Cà Mau đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 sẽ tập trung triểnkhai thực hiện các quy hoạch bảo tồn, phát triển Khu du lịch sinh thái rừngngập mặn Mũi Cà Mau; Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc Gia U Minh hạ;phát triển du lịch Cụm đảo Hòn Khoai; Hòn Đá Bạc, Bãi Khai Long; đầu tư

cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cần thiết cho ngành du lịch vận hành và pháttriển phù hợp với xu thế chung của khu vực và cả nước; trong đó tập trungbảo vệ và tôn tạo tài nguyên môi trường và những giá trị văn hoá – sinh tháiđặc thù của tỉnh [36, tr 3]

Theo Chương trình xúc tiến thương mại, du lịch và đầu tư tỉnh Cà Maugiai đoạn 2017-2020, tỉnh phấn đấu đến năm 2020 sẽ thu hút trên 50 dự ánđầu tư trong và ngoài các khu công nghiệp, khu kinh tế Trong đó, đầu tư FDIkhoảng 10 dự án, trọng tâm là vào các dự án như: cảng biển Hòn Khoai, cảngNăm Căn, khu liên hợp công nghệ cao, dự án điện gió, điện mặt trời…[36, tr.9]

Từ các cơ sở và căn cứ nêu trên, có thể nhận thấy, Đảng và Nhà nướcrất quan tâm đến việc đề ra các chính sách để quản lý và phát triển du lịch bềnvững, giúp cho ngành du lịch Việt Nam, và du lịch của ĐBSCL nói chungcũng như du lịch Cà Mau nói riêng phát triển không ngừng, đóng góp khôngnhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

- Chiến lược phát triển thông tin, báo chí - truyền thông

Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển thông tin quốcgia đến năm 2025, tầm nhìn 2030 trên các loại hình thông tin: báo chí, xuấtbản, thông tin công cộng trên Internet, thông tin cơ sở (Quyết định số1497/QĐ-TTg ngày 8/11/2018 về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển thôngtin quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn 2030)

Đáng lưu ý của Chiến lược chính là mục tiêu đến năm 2025, 100%người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được tiếp cận báo in hoặc

Trang 33

báo điện tử phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu; giảm

tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng các sản phẩm báo chí giữ khu vực thànhphố, thị xã và các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, đạt mức60%/40% Về báo nói, báo hình, mục tiêu đến năm 2025, 70% người dân ởvùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được nghe, xem các kênh phát thanh,kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếucủa quốc gia và địa phương; 100% dân số các vùng còn lại được nghe, xemcác chương trình này…

Một trong những giải pháp mà Chiến lược đề ra là đối với các cơ quanbáo chí thích ứng với sự phát triển khoa học và công nghệ để có mô hình phùhợp nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, hiệu quả công tác thông tin và tiếtkiệm nguồn lực; chuyển đổi các đơn vị, bộ phận truyền dẫn phát sóng thànhcác đơn vị cung cấp dịch vụ truyền dẫn phát sóng theo mô hình doanh nghiệphoạt động theo Luật Viễn thông khi đảm bảo các điều kiện cần thiết, đồngthời phù hợp với Quy hoạch truyền dẫn phát sóng phát thanh, truyền hình đếnnăm 2020…

Thủ tướng Chính phủ cũng đã phê duyệt Đề án “Tăng cường hoạt độngtruyền thông về du lịch” đến năm 2025 (Quyết định số 44/QĐ-TTgngày 9/01/2019) Mục tiêu của Đề án nhằm đổi mới cách thức, nội dung vàtăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác thông tin, truyềnthông về du lịch; tăng cường các hoạt động thông tin, tuyên truyền về vị trí,vai trò động lực của ngành du lịch trong việc thúc đẩy sự phát triển của cácngành, lĩnh vực khác, về cơ chế chính sách phát triển du lịch, sản phẩm dulịch đặc thù của các vùng miền địa phương với các hình thức phong phú, đadạng đến người dân, doanh nghiệp, du khách trong và ngoài nước nhằm gópphần quảng bá và điểm đến “An toàn - Thân thiện - Chất lượng”

1.3.2 Cơ sở pháp lý

Trang 34

- Các quy định trong Hiến pháp năm 2013 về quyền thông tin và tiếp nhận thông tin và các quyền khác liên quan

Ở Việt Nam, “Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình” đã được quy định trong Hiến pháp Nước Cộng

hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013) và được cụ thể hoá trong nhiều luật,nghị định như: Luật Báo chí 2016, Luật Tiếp cận thông tin 2016, Nghị định số72/2013/NĐ-CP, ngày 15/7/2013 của Chính phủ về Quản lý, cung cấp, sửdụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng… Các quy định trên được thựcthi nghiêm túc, tạo không khí dân chủ trong xã hội

Khuôn khổ pháp lý trên đã góp phần thể chế hoá quan điểm nhất quáncủa Đảng và Nhà nước ta tôn trọng và bảo đảm thực thi quyền tự do ngônluận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền sáng tạo tác phẩm báo chí; cungcấp thông tin cho báo chí; phản hồi thông tin trên báo chí; tiếp cận thông tinbáo chí…

Cụ thể, quyền tiếp cận thông tin của công dân được quy định rộng rãihơn; đó không chỉ là một quyền thụ động do cơ quan nhà nước công khaithông tin theo nhận thức của mình, mà còn là quyền chủ động, được đòi hỏicác cơ quan, tổ chức nhà nước đáp ứng Trên không gian mạng, Nhà nướccùng đã có những quy định về quyền tự do ngôn luận, báo chí, tiếp cận thôngtin Theo đó, công dân có quyền được sử dụng các dịch vụ trên internet, trừcác dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật và có nghĩa vụ tuân thủ cácquy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin; phải chịu tráchnhiệm về nội dung thông do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xãhội…

Hiến pháp năm 2013 đã hiến định các nguyên tắc thực hiện quyền conngười, quyền công dân trong đó có quyền tiếp cận thông tin (Điều 14, 16, 21,

28 Hiến pháp năm 2013) Cụ thể hoá quy định của Hiến pháp, thực hiện chủtrương của Đảng, đồng thời nội luật hoá một số quy định trong các điều ước

Trang 35

quốc tế mà Việt Nam là thành viên, nhiều văn bản pháp luật và văn bản dướiluật đã ban hành quy định về quyền được thông tin và trách nhiệm của các cơquan nhà nước trong việc cung cấp thông tin do cơ quan nhà nước tạo ra vànắm giữ.

Nhằm thúc đẩy và triển khai hiệu quả quyền tự do ngôn luận, báo chí ởViệt Nam, trong thời gian qua, các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc thamgia tích cực việc giám sát, phản biện đối với chính sách của Nhà nước Quyềnphát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới, tham gia phản biện, giámsát của cá nhân, tổ chức được Đảng, Nhà nước ta tôn trọng, khuyến khích

- Các quy định trong các luật liên quan:

+ Luật Du lịch năm 2017

Chính sách phát triển du lịch được quy định tại Điều 5 Luật Du lịch

2017 có hiệu lực từ ngày 01/010/2018, theo đó:

1 Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển dulịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước

2 Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợđầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và

hỗ trợ đầu tư

3 Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:

a Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên dulịch;

b Lập quy hoạch về du lịch;

c Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;

d Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch

Trang 36

4 Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sauđây: a Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượngcao; b Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;

c Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;

d Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môitrường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm

du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hoá và sảnphẩm du lịch đặc thù khác;

e Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và pháttriển du lịch;

f Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực dulịch tại địa phương;

g Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệthống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch

5 Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủtục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảmquyền, lợi ích hợp pháp khách cho khách du lịch

+ Luật Báo chí 2016

Luật Báo chí năm 2016 định nghĩa: “Báo chí là sản phẩm thông tin vềcác sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âmthanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảocông chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử”

Về luật pháp, Điều 16 Luật Báo chí năm 2016 quy định, cơ quan báochí là cơ quan ngôn luận của “cơ quan của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổchức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức tôn giáo từ cấp tỉnh hoặc tương đương trởlên, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam” (khoản 1

Trang 37

Điều 14); và khoản 1 Điều 17 về điều kiện cấp giấy phép hoạt động báo chíquy định cơ quan báo chí phải: “Xác định loại hình báo chí; tôn chỉ, mục đíchphù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản; đối tượng phục vụ;chương trình, thời gian, thời lượng, phương thức truyền dẫn, phát sóng (đốivới báo nói, báo hình); tên miền, nơi đặt máy chủ và đơn vị cung cấp dịch vụkết nối (đối với báo điện tử)” Qua đó, có thể thấy hai vấn đề cơ bản đối với

cơ quan báo chí là tư cách ngôn luận của cơ quan chủ quản, sản phẩm thôngtin phải luôn phù hợp với tôn chỉ, mục đích, với chức năng, nhiệm vụ của cơquan chủ quản và đối tượng phục vụ

Trên cơ sở quy định Điều 25 Hiến pháp năm 2013, Luật Báo chí năm

2016 đã cụ thể hoá quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận trên báo chí của côngdân

Nội hàm của quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chícủa công dân đã được thể hiện trong các Điều 10 và Điều 11 Luật Báo chínăm 2016

Điều 10 giải thích cụ thể công dân có các quyền tự do báo chí sau:Sáng tạo tác phẩm báo chí; Cung cấp thông tin cho báo chí; Phản hồi thôngtin trên báo chí; Tiếp cận thông tin báo chí; Liên kết với cơ quan báo chí thựchiện sản phẩm báo chí; In, phát hành báo in

Điều 11 Luật Báo chí năm 2016 cũng quy định cụ thể quyền tự do ngônluận trên báo chí của công dân Theo đó, công dân có quyền phát biểu ý kiến

về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiệnđường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ýkiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chứccủa Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xãhội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác

1.4 Những yêu cầu cơ bản đối với truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo chí

Trang 38

1.4.1 Những yêu cầu chung

- Đối với chủ thể thông tin:

Tại Hội thảo khoa học quốc tế “Truyền thông chính sách và khả năng tiếp nhận của công chúng” do Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Báo Đại

biểu Nhân dân, Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) đồng tổ chứcngày 8/11/2018, diễn giả Vũ Thanh Vân (Học viện Báo chí và Tuyên truyền)cho biết: “Truyền thông phải xuất phát từ nhu cầu và trình độ tiếp nhận củacông chúng, chứ không phải xuất phát từ trình độ và nhu cầu của những ngườilàm truyền thông Có như vậy, người dân mới tiếp nhận và hấp thụ hết đượcnhững thông điệp truyền thông, từ đó chính sách sẽ đi vào cuộc sống” Đồngquan điểm, diễn giả Se-Hoon Jeong (Hàn Quốc) cho rằng: “Người làm truyềnthông phải lấy công chúng làm trung tâm thông qua việc phải lựa chọn chínhxác các kênh truyền tải thông điệp truyền thông phù hợp với nhu cầu tiếpnhận và trình độ nhận thức của từng nhóm công chúng Có như vậy chu trìnhtruyền thông chính sách mới phát huy hiệu quả” [43]

Trên Tạp chí Thử nghiệm Ngày nay, số 20, tháng 6/2019, tác giả HàHuy Phượng nhận định, thực tế, nhiều tổ chức, cá nhân sở hữu trong tay cácphương tiện truyền thông, nhất là báo chí, nhưng lại chưa phát huy hết tácdụng của chúng trong truyền thông chính sách Kinh nghiệm của Hàn Quốccho thấy, dù là báo chí công hay tư thì chính phủ cũng yêu cầu phải dành thờilượng nhất định để truyền thông chính sách, vì đây là lợi ích của quốc gia, báochí không thể đứng ngoài cuộc

Ngày nay, mạng xã hội bùng nổ, thu hút sự quan tâm, sử dụng của côngchúng rất lớn Chủ thể ban hành chính sách cần sử dụng các phương tiệntruyền thông mới để truyền thông chính sách phát triển du lịch hiệu quả.Đồng thời, sử dụng nhiều loại hình, phương tiện, thể loại khác nhau để hợpthành “binh chủng” mạnh truyền thông chính sách

Trang 39

Các chủ thể truyền thông đại chúng cần có trách nhiệm truyền thôngchính sách một cách thường xuyên, liên tục và có đánh giá hiệu quả, hiệu lực

rõ ràng, minh bạch [13]

- Đối với thông điệp:

Thứ nhất, thông điệp truyền thông chính sách phát triển du lịch trên báo

chí phải phù hợp với công chúng/nhóm đối tượng và thể hiện rõ mục tiêu củachiến dịch/kế hoạch truyền thông Đối với nhóm đối tượng hoạch định chínhsách, thông điệp cần tạo sự ủng hộ tích cực cho các việc hoạch định chínhsách và chủ trương thuận lợi cho các vấn đề truyền thông, thông qua các camkết chính trị hoặc chương trình hành động

Thứ hai, thông điệp phải phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng

và pháp luật của Nhà nước

Thứ ba, thông điệp phải phù hợp với các quy tắc và giá trị xã hội, với

văn hoá, lối sống cộng đồng, dân tộc và phát triển bền vững Ngoài ra, thôngđiệp còn phải phù hợp với tâm lý, tâm trạng xã hội và thể hiện lợi thế củacông chúng Thông điệp cũng phải phù hợp với tính chất, đặc thù các kênhtruyền thông

Một điểm cần lưu ý trong xây dựng thông điệp truyền thông chính sáchphát triển du lịch trên báo chí đó là thời điểm và tần suất xuất hiện thông điệp

- Đối với kênh truyền thông: Lựa chọn kênh phù hợp để truyền thông

chính sách phát triển du lịch hiệu quả; đồng thời, phải thích nghi với môitrường truyền thông hiện đại Có 3 kênh đại chúng phổ biến mà chủ thểtruyền thông sử dụng để truyền thông chính sách phát triển du lịch, đó là kênh

in ấn, kênh truyền dẫn phát sóng và kênh đăng tải trên internet Mỗi kênh đều

có những thế mạnh và hạn chế riêng mà chủ thể truyền thông có thể nắm bắt,

sử dụng để biểu đạt thông điệp truyền thông chính sách hiệu quả

Trang 40

- Đối với đối tượng tiếp nhận: lấy công chúng làm trung tâm, không chỉ

thể hiện ở việc công chúng là đối tượng chính sách, mà công chúng còn làngười tham gia quá trình thực thi chính sách, phản hồi chính sách, lựa chọnchính sách và đánh giá tác động của chính sách

Bên cạnh đó, yếu tố quan trọng để truyền thông chính sách thực sự đivào cuộc sống là thông tin phải chính thống, công khai, minh bạch, đầy đủ,chính xác, kịp thời, phải đúng đối tượng, và đúng thời điểm

Thực hiện truyền thông chính sách, cụ thể là chính sách phát triển dulịch đạt được hiệu quả cao còn phải bắt kịp xu thế phát triển của khoa học kỹthuật hiện đại trong kỷ nguyên kỹ thuật số, truyền thông số, toàn cầu hoá vềbáo chí - truyền thông Về vấn đề này, tác giả Tạ Ngọc Tấn (Hội đồng Lýluận Trung ương) đã chỉ ra 4 cơ hội và thách thức hiện nay đối với lĩnh vựcbáo chí - truyền thông của Việt Nam cần phải nắm bắt và vượt qua, đó là :

“Tình hình thế giới biến động phức tạp khó lường; xu thế toàn cầu hoá vềtruyền thông đại chúng đang ngày càng mạnh mẽ; an ninh phi truyền thốngđang đặt ra nhiều bài toán cần giải quyết cho mỗi quốc gia; sự thay đổi nhanhchóng của công nghệ truyền thông đang ngày càng tác động và chi phối đếnkết quả của hoạt động báo chí - truyền thông Nếu vượt qua được những thách

Ngày đăng: 16/02/2024, 15:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w