Luận văn ThS BCH - Truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (Khảo sát tại 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, từ năm 2015 đến 2017)

97 0 0
Luận văn ThS BCH - Truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (Khảo sát tại 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, từ năm 2015 đến 2017)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1 Lý do lựa chọn đề tài Dân số là một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của đất nước Bên cạnh những tiềm lực kinh tế, yếu tố con người giữ vai trò quan trọng, quyết định con đường đi lên của mỗi quốc gia Quốc gia nào muốn phát triển kinh tế xã hội thì cần phải phát triển nhân tố con người về mọi mặt Trong thế kỷ 21, bùng nổ dân số trở thành vấn đề toàn cầu và được xếp ngang hàng với các vấn đề toàn cầu khác như: chiến tranh hạt nhân, ngăn chặn bệnh dịch AIDS, bảo vệ môi trường buộc các nước trên thế giới phải xích lại gần nhau hơn để giải quyết Việt Nam là một trong những nước có nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, đông dân nhất thế giới và trong khu vực Từ những năm 60 thế kỷ 20, Đảng và Nhà nước đã đề ra chủ trương về kế hoạch hóa gia đình và luôn coi đó là nhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Sau 25 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, số 04- NQ/HNTW, ngày 14 tháng 01 năm 1993, về chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình và các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần to lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt Tuổi thọ trung bình tăng nhanh, đạt 73,4 tuối năm 2016, cao hơn nhiều nước có cùng mức thu nhập bình quân đầu người Dân số đã có sự phân bố hợp lý hơn, gắn với quá trình đô thị hoá, công nghiệp hóa và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.Mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa, thấm sâu trong toàn xã hội Dịch vụ dân số và kế hoạch hóa gia đình được mở rộng, chất lượng ngày càng cao Cơ cấu dân số theo tuổi biến đổi nhanh, đang trong giai đoạn “cơ cấu dân số vàng” (tỷ lệ dân so trong độ tuổi 15-64 đạt khoảng từ 66% trở lên), đã bước vào giai đoạn “già hóa dân số” Từ năm 2011, tỷ lệ những người từ 60 tuổi trở lên đạt 10% tổng dân số và sẽ trở thành nước có “dân số già” vào khoảng năm 2032, khi tỷ lệ này chạm ngưỡng 20% Hiện nay, dân số nước ta tăng chậm lại nhưng sự bùng nổ dân số là 2%, trong vòng 30 năm tới dân số của nước ta sẽ tăng gấp đôi Đây là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây khó khăn lớn cho việc cải thiện đời sống, hạn chế sự phát triển về trí tuệ, văn hóa của giống nòi Nếu xu hướng này còn gia tăng, trong tương lai không xa, đất nước ta sẽ đứng trước những khó khăn rất lớn, thậm chí, nguy hiểm về mọi mặt Ngày 25 tháng 10 năm 2017, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 6 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới.Mục tiêu của Nghị quyết số 21 Hội nghị Trung ương 6 khóa XII là giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bổ, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội; duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hóa dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững Đồng bằng Bắc Bộ là một vùng có địa hình phức tạp vừa có miền núi, vừa có đồng bằng và miền biển, có truyền thống văn hóa lâu đời, có nhiều tập tục, nhiều tôn giáo việc làm thay đối nhận thức “giàu con, giàu của” của người dân không dễ dàng, khó có thể thực hiện được trong một sớm, một chiều Để có thể thực hiện hiệu quả chính sách dân số đã được vạch ra đến năm 2020, thì công tác truyền thông chính sách dân số có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tác động vào nhận thức và làm thay đổi hành vi sinh đẻ của người dân ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ này Trước yêu câu của Đảng, Nhà nước vàyêu câu của thực tiên hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúngở Trung ương và các địa phương, trong đó có hệ thống đài phát thanh, truyền hình của các tỉnh,đãcó nhiều cố gắng trong việc thực hiện nhiệm tuyên truyền, phố biến những chính sách mới về công tác dân số, tuy nhiên, hiệu quả thực tế chưa thực sự được như mong muốn Là một cán bộ quản lý của Đài truyền thanh - Truyền hình Thành phố Thái Bình, tác giả Luận văn nhận thấy: truyền thông chính sách dân số ở các tỉnh còn nhiều bất cập Bản thân những cán bộ phóng viên theo dõi mảng này cũng chưa thực sự nhận thức đúng, đày đủ về vai trò và hiệu quả thực tế của sóng phát thanh trong truyền thông chính sách dân số Chính vì vậy, nghiên cứu và đánh giá những thành công và hạn chế của thực trạng truyền thông chính sách dân số trên sóng các đài phát thanh truyền hình, từ đó tìm ra những giải pháp khắc phục, nâng cao chất lượngtruyền thôngchínhsách dân sốtrong thời gian tớilà việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực trong thời điểm triển khai và thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới.Chính vì vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: Truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (Khảo sát tại 3 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, từ năm 2015 đến 2017) làm đề tài Luận văn tốt nghiệp 2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Dân số là một vấn đề quan trọng của đất nước nên đã có khá nhiều đề tài, bài viết về lĩnh vực này Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giảluận vănđã tìm hiếu được những công trình nghiên cứu về lĩnh vực dân sốnhư: - Đoàn Kim Thắng, (1995), Hoạt động truyền thông với chương trình dân sổ kế hoạch hóa gia đình, Viện Xã hội học, Hà Nội, đề cập đến vai trò của hệ thống thông tin truyền thông trong công tác DS & KHHGĐ Tác giả khảo sát một vài vùng nông thôn khu vực đồng bằng sông Hồng và xem xét thực trạng hoạt động của hệ thông thông tin truyên thông qua hai khía cạnh: Một là, nhận diện các kênh truyền thông và việc tiếp nhận thông tin KHHGĐ Hai là, nhận thức và việc thực hiện KHHGĐ của cư dân nông thôn, từ đó gợi ý một số giải pháp để giải quyết vấn đề còn hạn chế - Viện Chiến lược và chính sách y tế, (2009), Khảo sát, đánh giá công tác truyền thông - giảo dục về dãn sổ, SKSS và KHHGĐ đặc thù vùng biển, đảo và ven biên.Cuộc khảo sát, đánh giá được tiến hành theo quyết định số 238/QĐ-TCDS ngày 27/10/2009 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục DS- KHHGĐ nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện Đe án 52 theo quyết định số 52/2009/QĐ-TTg ngày 09/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển giai đoạn 2009-2020 Mục tiêu khảo sát: Đánh giá thực trạng công tác truyền thông- giáo dục (TT-GD) Dân số/Sức khỏe sinh sản/Kế hoạch hóa gia đình (DS/SKSS/KHHGĐ) tại các vùng biển, đảo và ven biển; Đánh giá mức độ hiểu biết, thái độ hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ của các nhóm đối tượng tại các vùng biển, đảo và ven biển; Xác định các yếu tố đặc thù ảnh hưởng đến công tác TT-GD về DS/SKSS/KHHGĐ tại các vùng biển, đảo và ven biển; Xác định nhu cầu trong công tác TT-GD về DS/SKSS/KHHGĐ tại các vùng biển, đảo và ven biển; Đề xuất các kiến nghị về các giải pháp TT-GD về DS/SKSS/KHHGĐ phù hợp và hiệu quả cho các đối tượng tại các vùng biển, đảo và ven biển - Đỗ Anh Đức, (2017), Truyền thông phục vụ phát triên bền vững, Tạp chí Người làm báo, Hà Nội Tác giả đề cập về truyền thông pháttriển là việc áp dụng những mô hình truyền thông vào thực tiễn, phục vụ chiến lược phát triển bền vững quốc gia, địa phương và cộng đồng.Trong lĩnh vực truyền thông phát triển, thế giới đã áp dụng nhiều mô hình truyền thông, bao gồm cả tiếp cận quá trình truyền thông từ trên xuống và từ dưới lên; Mô hình truyền thông thay đôi hành vi; Mô hình giáo dục - giải trí; Mô hình tham gia; Mô hình tiếp thị xã hội - Dương Thị Bạch Kim, (1997/ Tác động của truyền thông dân số đến nhóm những người chồng trong việc thực hiện chỉnh sách dân sổ kế hoạch hoả gia đình (vùng đồng bằng sông Hồng), Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học XH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Dưới góc độ xã hội học, tác giả đã trình bày về tác động của các kênh truyền thông về chính sách DS & KHHHGĐ đối với nhóm những người chồng; nhận thức của nhóm người chồng về KHHGĐ và chuẩn mực về số con; mức độ ưa thích con trai, con gái - Trần Thị Xuân Lan, (1997), Tác động của truyền thông dân số kế hoạch hoả gia đình đến nhóm công nhân mỏ Quảng Ninh, Khoa Xã hội học, Trường Đại học Khoa học XH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.Tác giả nghiên cứu tác động của truyền thông dân Số-KHHGĐ với nhóm công nhân mỏ Quảng Ninh, nhằm mục đích thấy được ảnh hưởng của hoạt động truyền thông về chủ đề nàv với nhóm công chúng, những người chiếm một tỷ lệ cao trong cơ cấu xã hội ờ địa bàn này.Tính chất lao động công nghiệp, ưu thế của quá trình đô thị hoá diễn ra tương đối nhanh chóng làm gia tăng các phương tiện nghe nhìn, tạo nên những chất lượng mới trong công chúng, từng bước dẫn đến sự thay đổi lối sống truyền thống Các nhân tố này đã tạo điều kiện thuận tiện để xuất hiện các gia đình hạt nhân với một trong những dấu hiệu cơ bản của loại hình gia đình này là có ít con - Nguyễn Thị Nhung, (2013), Đảng lãnh đạo công tác dân sổ - kể hoạch hoá gia đình từ năm 2001 đến năm 2010, Khoa lịch sử, Trường Đại học Khoa học XH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Dưới góc nhìn lịch sử về vai trò lãnh đạo của Đảng trong một lĩnh vực cụ thể, tác giả trình bày có hệ thống rõ ràng những quan điểm chủ trương của Đảng, chính sách của nhà nước về DS-KHHGĐ và quá trình tổ chức thực hiện công tác DS-KHHGĐ từ năm 2001 đến năm 2010 trên phạm vi cả nước - Hoàng Thị Vân Uyên, (2011), Bình đắng giới trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình ở tỉnh Cao Bằng hiện nay, Khoa Triết học, Trường Đại học Khoa họcXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Dưới góc nhìn biện chứng của khoa học triết học, tác giả trình bày trọng tâm về nhận thức của xã hội về bình đẳng giới trong công tác dân số tại tỉnh Cao Bằng, từ đó rút ra kết luận về sự bất bình đẳng giới trong công tác dân số vẫn còn tồn tại, đặc biệt ở một số vùng núi cao biên giới - Nguyễn Thị Thu Hiền, (2007), Một số kỹ năng giao tiếp trong công tác vận động kế hoạch hóa gia đình của cộng tác viên dân sổ, Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Khoa học XH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Tác giả đã luận giải một số kỹ năng giao tiếp cơ bản của CTVDS trong công tác vận động KHHGĐ, chỉ ra thực trạng thực hiện các kỹ năng này trong vận động KHHGĐ của CTVDS, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác KHHGĐ theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước Đây là những công trình nghiên cứu về công tác truyền thông dân số của các ngành, các cấp Tuy nhiên, dưới góc độ truyền thông chỉnh sách dân sốtrên sóng phát thanh ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộnhư thế nào thì hàu như chưa có công trình nghiên cứu nào, vì vậy, đề tài nghiên cứu của Luận văn này không trùng lặp với các công trình nghiên cứu từ trước đó 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích nghiên cứu Luận văn nghiên cứu thực trạng, đánh giá những thành công và hạn chế hoạt âộngtruyền thông chính sách dân sốtrên sóng phát thanh ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ {qua nghiên cứu trường hợp 3 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam) hiện nay, từ đó đê xuât những giải pháp nhăm góp phân nâng cao chât lượng truyền thôngchính sách dân 5’ótrên sóng phát thanhở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ trong thời gian tới 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, luận văn có những nhiệm vụ sau: - Làm rõ cơ sở lý luận của truyền thông chỉnh sách dân số và vai trò của báoPhát thanh về truyền thông chỉnh sách dân sổ - Nghiên cứu thực trạng truyền thông chính sách dân sốtrên sóng phát thanhcủa các tỉnh Nam Định, Thái Bình, Hà Nam dưới ánh sángNghị quyết số 21 ngày 25 tháng 10 năm 2017, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 khóa XII, đánh giá những thành công và hạn chế, chỉ ra những nguyên nhân của hạn chế - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn sẽ dựa vào các luận cứ khoa học có được, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao chất lượngtruyền thông chính sách dân sốtrên sóng phát thanhcủa các tỉnh đồng bằng Bắc Bộtrong thời gian tới 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cúu 4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Truyền thông chỉnh sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ 4.2 Phạm vi nghiên cứu - Luận văn giới hạn việc nghiên cứu thực trạng truyền thông chỉnh sách dân số trên sóng phát thanhở đồng bằng Bắc Bộ (bao gồm: Đài Phát thanh - Truyền hình Tỉnh vàĐài Truyền thanh - Truyền hình các huyện, Thành phổ; đài truyền thanh các xã, phường, thị trẩncủa 3 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam) Lý do chọn khảo sát ở ba tỉnh này: * Cả ba tỉnh đêu thuộc đông băng Băc Bộ * Hệ thống Đài Phát thanh - Truyền hình Tỉnh, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, Thành phố được cấp trên và các đồng nghiệp đánh giá là phát triển mạnh, chất lượng hoạt động khá đồng đều * Về địa lý: Nam Định và Hà Nam gần nhất với Thái Bình (nơi tác giả luận văn đang sổng và làm việc) - Thời gian nghiên cứu: trong phạm vi 3 năm (từ năm 2015 đến 2017) Lý do chọn thời gian này: Đây là thời gian trước và trong thời điểm triển khai thực hiện Nghị quyết 21 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 6 khóa XII 5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1 Cơ sở lý luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và Nhà nước về vai trò của báo chí trong đời sống xã hội; lý luận về báo chí truyền thông và lý luận của các khoa học liên ngành 5.2 Phương pháp nghiên cứu 5.2.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài; các văn kiện về chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về vai trò của báo chí nói chung, phát thanh nói riêng trong hoạt động truyền thông chính sách dân số 5.2.2 Phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp Thống kê số lượng tin bài về truyền thông chính sách dân số; phân tích nội dung các tác phẩm báo chí về truyền thông chính sách dân số để có được cứ liệu đánh giá truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh, từ đó rút ra các kết luận khoa học, phù hợp và cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu 5.2.3 Phương pháp điều tra xã hội học Phát đi 300phiếu trưng cầu ý kiến công chúng nghe đài của 3 tỉnh, mồi tỉnh 100 phiếu, phát đi 200 phiếu trưng cầu ý kiến của đảng viên và cán bộ VHTT, cán bộ làm công tác dân số, cán bộ đài truyền thanh xã, phường, thị trấn nhằm thu được ý kiến đánh giá của công chúng về mức độ phát thanh đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng về truyền thông chính sách dân số và những gợi ý giải pháp để phát thanh truyền thông về chính sách dân số được tốt hơn 5.2.4 Phương pháp phỏng vẩn sâu Phỏng vấn sâu 2 cán bộ đài xã, một người dân, nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểmvăn hóa và hành vi của con người của nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu, từ đó, cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội nơi nghiên cứu được tiến hành Đời sống xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện liên kết chặt chẽ với nhau mà cần được mô tả một cách đầy đủ để phản ánh được cuộc sống thực tế hàng ngày 6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1 Ý nghĩa lý luận Luận văn là một công trình nghiên cứu về thực trạngtruyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh, trong bối cảnh nước ta đang giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phânbổ, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội.Báo chí là công cụ tư tưởng của Đảng và Nhà nước, do đó báo chí phải đi trước một bước, truyền bá chủ trương, chính sách dân số của Đảng và Nhà nướcđến từng người dân, sao cho mọi người dân thấu hiểu chính sách, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hộivà thực hiện tốt chính sách.Chính vì vậy, nghiên cứu thành công đề tài này, luận văn đã góp phần vào việc thúc đẩy báo chí làm tốt công việc truyền thông chính sách dân số, giúp cho Đảng và Nhà nước thực hiện được mục tiêu chính sách dân sô đã đê ra Đây là việc làm không chỉ có ý nghĩa đối với báo chí truyền thông, mà còn đối với chính sách dân số của đất nước 6.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quảnghiên cứu của luận văn sẽ góp phần giúp các cơ quan báo chí khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng truyền thông chính sách dân số của cơ quan mình trong thời gian tới Luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các trường đào tạo báo chí - truyền thông và những ai quan tâm đến vấn đề này 7 Bố cục của luận văn Gồm:Phần mở đầu; 3 chương nội dung chính; Ket luận; Danh mục tài liệu tham khảo; Phụ lục

Ngày đăng: 08/03/2024, 09:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan