Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượngtruyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh ở các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (Khảo sát tại 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, từ năm 2015 đến 2017) (Trang 83 - 96)

3.2.1. Những giải pháp chung

3.2.1.1. Các tỉnh nên tăng cường đầu tư tài chính và vật chất kỹ thuật cho hệ thống phát thanh từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là hệ thống truyền thanh cẩp huyện và cấp xã, phường, chú trọng đầu tư cho con người

Để hệ thống truyền thanh từ tỉnh đến cơ sở đảm bảo hoạt động có chất lượng, hiệu quả, thực hiện tốt công tác truyền thông chính sách dân số, bài toán về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nguồn nhân lực là vấn đề càn được chủ trọng giải quyết một cách đồng bộ,kịp thời hơn nữa trong giai đoạn hiện nay, góp phần phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống truyền thanh cơ sở, phục vụ đắc lực công tác tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị ở địa phương, trong đó có truyền thông chính sách dân số và nhu cầu hưởng thụ thông tin tại chỗ của người dân.

Thực tiễn trong thời gian qua ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ cho thấy, hệ thống phát thanh mặc dù đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu.

Đặc biệt là hệ thống Đài phát thanh ở cấp xã còn rất thô sơ do không được đầu tư tài chính và phương tiện một cách phù hợp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của nội dung truyền tin trong đó có nội dung truyền thông về chính sách dân số.Xuất phát từ thực tiễn này, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 308/QĐ-TTg, ngày 13 tháng 03 năm 2018 phê duyệt đề án “Đề án Quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện đến năm 2020” nhằm mục đích hiện đại hóa hệ thống truyền thanh, truyền hình cấp huyện. Đề án xác định rõ quan điểm sau:

- Hoạt động truyên thanh - truyên hình câp huyện giữ vai trò quan trọng trong việc thông tin, tuyên truyền về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương; phục vụ công tác chỉ đạo Điều hành của cấp ủy, chính quyền cấp huyện; cung cấp

thông tin, kiến thức thiết yếu, liên quan trực tiếp đến đời sống hằng ngày của người dân, phù hợp với Điều kiện kinh tế - xã hội của từng vùng, miền.

- Việc tổ chức quản lý hoạt động truyền thanh - truyền hình cấp huyện theo hướng tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, ứng dụng công nghệ hiện đại trong sản xuất, lưu trữ, truyền dẫn Chương trình, đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của người dân, đặc biệt là người dân vùng nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

- Ket hợp với các chương trình, đề án, dự án khác có liên quan và các nguồn tài chính họp pháp để đạt được các mục tiêu đề ra.

Đề án cũng xác định rõ mục tiêu khi thực hiện đến năm 2020:

- 100% cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện được trang bị các thiết bị phục vụ việc số hóa sản xuất Chương trình phát thanh.

- 100% người làm việc tại cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ phù họp với vị trí việc làm.

- 95% cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện được trang bị hệ thống truyền thanh không dây.

- 100% cơ sở truyền thanh cấp xã thuộc địa bàn huyện vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn tiếp được sóng của cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện.

- Nâng câp trên 300 cơ sở truyên thanh - truyên hình câp huyện và trạm phát lại truyền thanh - truyền hình theo Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.

Để thực hiện việc hiện đại hóa hệ thống phát thanh cơ sở như đề án nêu trên trong phạm vi cả nước cũng như ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Kiện toàn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:

+ Tổ chức tập huấn cung cấp các thông tin chuyên đề để nâng cao nhận thức cho đội ngũ viên chức cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện và cán bộ truyền thanh cấp xã.

+ Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, kỳ thuật, công nghệ thông tin cho đội ngũ viên chức cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, cán bộ truyền thanh cấp xã.

- Đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, truyền dẫn phát sóng:

+ Cơ sở vật chất

Đầu tư nâng cao chất lượng hệ thống thiết bị sản xuất Chương trình phát thanh số của cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, bản tin của đài phát thanh xã để đồng bộ với các thiết bị sản xuất Chương trình phát thanh của Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh để cung cấp các Chương trình phát thanh cho Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh.

Đầu tư thiết bị lưu trữ số để phục vụ công tác thống kê, khai thác lại tin, bài, Chương trình đã phát; đặc biệt chú trọng đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện, đài phát thanh cấp xã ở vùng nông thôn.

+ Hạ tầng kỳ thuật, truyền dẫn phát sóng

Khuyến khích cơ sở truyền thanh - truyền hình cấp huyện sử dụng phương thức truyền thanh không dây và ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa vào truyền dẫn phát thanh.

Đối với các trạm phát lại truyền hình, thực hiện duy trì hoạt động tiếp sóng phát lại Chương trình truyền hình của các đài truyền hình của trung ương và Đài Phát thanh - Truyền hình cấp tỉnh cho đến khi địa phương hoàn thành lộ trình số hóa truyền dẫn phát sóng truyền hình mặt đất theo quy định.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất, truyền dẫn các chương trình phát thanh, xây dựng cơ chế thu nhận và xử lý thông tin phản hồi từ người dân một cách nhanh chóng, chính xác.

- Nâng cao chất lượng nội dung chương trình

+ Bảo đảm cung cấp thông tin thời sự phản ánh kịp thời tình hình chính sách dân số ở địa phương, cơ sở với nội dung phong phú, hình thức the hiện hấp dẫn.

+ Bảo đảm cung cấp các thông tin thiết yếu, nội dung ngắn gọn, xúc tích, thực tiễn sinh động, dễ hiểu, để giúp người dân có kiến thức áp dụng vào tình hình thực tế tại địa phương.

3.2.1.2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phát thanh, đảm bảo được các yếu tổ của phát thanh hiện đại

Phát thanh hiện đại đang được coi là một trong những loại hình truyền thông hiện đại, vì kết hợp được chức năng thông tin và chức năng giải trí.Để đạt được chất lượng là phát thanh hiện đại để truyền thông chính sách dân số hiệu quả nhất, cần phải thực hiện một số khâu sau:

- Đổi mới phong cách diễn đạt, trình bày thông điệp

Phong cách đọc văn bán phát thanh cần được thay thế bằng sự giao tiếp giữa phát thanh viên, phóng viên, biên tập viên với thính giả. Hiện nay phong cách được ưa chuộng là “giao tiếp trên sóng”

- Sử dụng công nghệ để cỏ âm thanh có chất lượng cao

Đây chính là sự kết hợp giữa nội dung thông tin và công nghệ phát thanh hiện đại. Trong thế kỷ XXI, thế kỷ đầy biến động và nhiều thách thức, thế kỷ của khoa học và công nghệ, của trí tuệ và những bước nhảy vọt, phát thanh cần phải được đầu tư hơn nữa để có thể theo kịp khu vực và thế giới, từng bước tạo đà cho sóng phát thanh Việt Nam hội nhập vào xu thế giao lưu thông tin toàn cầu trong thời đại bùng nổ truyền thông.

- Dựng chương trình phát thanh mở

Chương trình mở sẽ tạo điều kiện cho thính giả tham gia trực tiếp vào chương trình bằng nhiều cách. Cách hấp dẫn nhất là có một đường dây điện thoại trực tiếp để thính giả theo dõi một chương trình có thể trực tiếp gọi điện thoại đến phòng thu, bày tở quan điểm của mình. Những ý kiến này được đưa trực tiếp lên sóng, góp phàn tạo nên sự đa dạng, khách quan trong cách cách tiếp cận và phân tích vấn đề, làm tăng tính đời thường của chương trình, tính gần gũi của phát thanh, làm cho phát thanh giống như người bạn, một diễn đàn, nơi mà mọi người có thể chia sẻ quan niệm, ý kiến. Kinh nghiệm của các đài phát thanh lớn là khi thực hiện được công việc này thì sẽ tạo ra sức hút rất lớn với công chúng.Tuy nhiên, đểthực hiện được chương trình mở,đòi hỏi phải có một êkíp thực hiện chuyên nghiệp, có trình độ, có khả năng ứng biến cao và các phương tiện, trang thiết bị hiện đại.

- Thay đổi phương thức sản xuất các chương trình phát thanh cho phù hợp với tình hình mới và đáp ứng nhu cầu của công chủng

Sự thay đổi của phương thức sản xuất không chỉ dựa trên nền tảng của công nghệ, kỳ thuật mới, mà còn đòi hỏi con người có kỹ năng tiên tiến để tạo ra được chất lượng nội dung, hình thức mới, qua đó có thể hình thành công chủng mới... Phương thức sản xuất các chương trình phát thanh hiện đại cũng hạn chế được những nhược điểm của phát thanh truyền thống (như: công chúng chỉ tiêp nhận thông tin qua duy nhât một giác quan là tai nghe; mang nặng tính độc thoại; khó diễn tả được những hình ảnh phức tạp; độ xác thực của thông tin không cao; thính giả khó nhớ được toàn bộ thông tin do tính chất hình tuyến; nghe càng nhiều, độ ghi nhớ càng giảm...).

- Sự xuất hiện của các phóng viên, biên tập viên, PTVtĩOĩíg mồi chương trình phát thanh cần phải sáng tạo, có nhiều màu sắc, sinh động, gần gũi, hấp dẫn công chúng hơn. Việc sử dụng nhiều giọng nói và âm thanh phong phú, trong đó có nhiều tiếng nói của người dân, với ngôn ngữ đời sống

bình dị, có thể tạo ra cảm giác gần gũi, thân mật cho thính giả. Các phương thức sản xuất chương trình hiện đại, như: phát thanh có hình, phát thanh trên mạng, phát thanh tương tác, phát thanh thực tế..., giúp công chúng không chỉ nghe, mà còn có thể nhìn (phát thanh có hình), không chỉ nghe một lần một cách bị động, mà có thể nghe nhiều lần một cách chủ động (phát thanh trên mạng); không chỉ tiếp nhận thông tin một chiều, mà có thề trực tiếp tham gia vào các chương trình đang phát sóng (phát thanh tương tác, phát thanh thực tế) v.v. Đâymới thực sự là một cuộc cách mạng, giúp cho phát thanh đổi mới toàn diện trong sự nỗ lực thích ứng để tồn tại và phát triển.

Như vậy, nhằm đạt được mục tiêu truyền thông chính sách dân số hiệu quả, hệ thống phát thanh cần phải hiện đại hóa, hội đủ các yếu tố cơ bản: Có cơ sở hạ tầng sản xuất chương trình phát thanh, truyền dẫn phát sóng, tin học viễn thông đủ mạnh, hệ thống dây chuyền đã được số hóa; điều kiện làm việc của cán bộ công chức viên chức, phóng viên, kỹ thuật viên, ca sỹ, nhạc sỳ...đầy đủ, tiên tiến; trụ sở làm việc đáp ứng được mọi nhu cầu công việc, công năng mạnh, hiệu quả, thông minh. Trình độ cán bộ, công chức, viên chức, phóng viên, kỹ thuật viên chuyên nghiệp; êkíp làm chương trình có sự phối hợp chặt chẽ giữa tổng đạo diễn, dẫn chương trình, biên tập viên, phóng viên, kỹ thuật viên, phát thanh viên... cùng tạo ra sản phẩm tương thích.

3.2.2. Những giải pháp cụ thể đối với việc truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ

3.2.2.1. Khi truyền thông chính sách dân sổ, người làm phát thanh cần nhận thức đúng và đầy đủ đường loi, chủ trương của Đảng và chinh sách, pháp luật của Nhà nước về dân số

Muốn truyền thông đạt hiệu quả để hướng tới thay đổi nhận thức, hành vi của người nghe, thi bản thân chủ thể truyền thông phải nắm rõ chính sách dân số là gì, nội dung của nó ra sao và mục đích ban hành thực thi chính sách dân số của nhà nước là gì, thực hiện nó có lợi gì cho dân chúng và cho nhà

nước. Khi truyền thông về chính sách dân số, đặc biệt là truyền thông qua sóng phát thanh, người làm phát thanh cần nhận thức đúng và đầy đủ đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân số.Quá trình truyền thông chính sách không phải và không thế là quá trình áp đặt mong muốn của chủ thể chính sách hay chủ thể truyền thông chính sách đối với công chúng. Truyền thông chính sách cần là quá trình đối thoại chính sách, kích thích sự tham gia tích cực, chủ động của công chúng. Sự tham gia của công chúng không chỉ dựa trên nền tảng lợi ích mà cả hiểu biết và trách nhiệm xã hội. Năng lực truyền thông và trách nhiệm truyền thông khi đó trở thành hai mặt của một vấn đề với mối quan hệ biện chứng thúc đẩy lẫn nhau.

Trong bối cảnh hiện nay, công chúng tiếp nhận thông tin từ nhiều phương tiện truyền thông xã hội khác nhau, do vậy, họ dễ dàng so sánh các thông tin mà họ được tiếp cận đế biết đâu là đúng, đâu là sai. Đặc biệt, đối với những chính sách ảnh hưởng trực tiếp tới quyền, lợi ích của người dân như chính sách dân số, việc truyền thông trung thực lại càng quan trọng, bởi chỉ nghe qua sóng phát thanh, nếu không tập trung chú ý nghe, rất dễ “tam sao thất bản”. Chính vì vậy, đài PT-TH tỉnh cần phân công công phóng viên chuyên sâu về DS-KHHGD, tạo điều kiện cho họ được đào tạo về luật học, thường xuyên được bồi dưỡng kiến thức về DS-KHHGĐ; được tiếp xúc nhanh nhất với văn kiện về đường lối, chính sách dân số mới nhất. Thậm chí, PTV về chương trình dân số cũng phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về luật, về dân số, để khi dẫn chương trình có thể sáng tạo, dẫn dắt lôi cuốn người nghe. Hệ thống đài huyện, thành phố, đài xã phường cũng yêu cầu đối với phóng viên phụ trách trong việc nắm bắt kiến thức chuyên môn về dân số, những biến động, những điểm mới của chính sách dân số và mục tiêu cụ thể mà chính sách dân số trong giai đoạn đang thực hiện truyền thông. Ví dụ:chính sách dân số giai đoạn 2005 - 2015 tập trung vào vấn đề kế hoạch hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh; giai đoạn 2016 - 2030 chính sách dân số không lấy trọng tâm về kế hoạch hóa gia đình, mà tập trung duy trì tỷ lệ sinh thay thế,

gắn liền với dân số là sức khỏe sinh sản, và phát triển bền vững; giảm tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh...

3.2.2.2. Cần xây dựng kế hoạch truyền thông chỉnh sách dân sổ

Qua khảo sát thực trạng truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh của ba tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ, cho thấy nội dung truyền thông không đồng đều trong năm, khi lên sóng quá đậm, khi lại quá nhạt. Một nguyên nhân cơ bản là chương trình làm theo kiểu “ăn đong”, không có kế hoạch xuyên suốt năm. Truyền thông dân số mang tính liên tục nhưng không cập nhật như chương trình Thời sự, do đó, người phụ trách truyền thông cần chủ động xây dựng kế hoạch theo năm, theo quý, hoặc theo tháng, thậm chí, kế hoạch tuần.

Có kế hoạch cụ thể, việc bố trí nội dung sẽ theo trình tự, có điểm nhấn, có chương trình đặc biệt,..., như vậy sẽ không bị lặp, hoặc bỏ sót, hoặc bị quá dồn dập hoặc quá dàn trải. Xây dựng kế hoạch truyền thông rõ ràng cũng một phần khẳng định tính chuyên nghiệp của người làm phát thanh.

3.2.2.3. Nẳm rõ đặc thù của địa phương để thiết kế thông điệp phù hợp với từng nội dung tuyên truyền và từng đối tượng cần được tuyên truyền

Cùng là Đồng bằng Bắc Bộ nhưng mỗi địa phương, mồi tỉnh lại có phong tục tập quán, truyền thống văn hóa khác nhau, thậm chí, ngay trong một tỉnh, ở mỗi huyện, xãcũng có những đặc thù khác nhau. Do vậy, khi truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh, chủ thể thực hiện chương trình cần nắm rõ đặc thù của địa phương để thiết kế nội dung thông điệp, chương trình và bản tin truyền thông cho phù hợp.

Trong quá trình xây dựng bản tin, chương trình phát sóng, chủ thể thực hiện có thể phân chia, khoanh vùng ở từng địa phương như đối với khu vực thành thị thì sẽ thiết kế chương trình phát sóng có nội dung khác với vùng nông thôn, vùng ven biển; hoặc cùng một nội dung tuyên truyền nhưng mồi vùng, mỗi địa phương cần phải có cách thức tuyên truyền khau.

Một phần của tài liệu Luận văn ThS BCH - Truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ (Khảo sát tại 3 tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, từ năm 2015 đến 2017) (Trang 83 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w