1.5.1. Yếu tố kinh tế - xã hội
Yếu tố kinh tế - xã hội là một trong những yếu tố tác động lớn đến công tác truyền thông chính sách dân số. Trên thực tế, ở những nơi, những vùng miền kinh tế - xã hội phát triển thì hiệu quả trong hoạt động truyền thông dân số sẽ cao và ngược lại.
Nền tảng kinh tế - xã hội ở Việt Nam đã có những bước phát triển tương đối tốt gắn liền với công cuộc đổi mới đất nước. Kinh tế - xã hội phát triển tác động đến chính sách dân số của Nhà nước được triển khai có bài bản, có hiệu quả. Điều này giúp Việt Nam đã đạt và duy trì được mức sinh thay thế một cách vững chắc. Chỉ tiêu 2,1 con/phụ nữ liên tục được giữ vững từ năm 2006 đến nay và luôn bảo đảm “mức sinh thay thế”. Mô hình gia đình hai con đang trở nên phổ biến.
1.5.2. Trình độ dân trí ngày càng cao
Theo quan niệm truyền thống, “dân trí” là trình độ văn hóa chung của xã hội, hoặc đơn giản hơn là trình độ học vấn trung bình của người dân...
Xét về mặt “chất” thì “dân trí” là sự hiểu biết và là ý thức về quyền và trách nhiệm của người dân và từ đó là lợi ích có thể mong đợi được khi thực thi quyền và trách nhiệm đó.
Và giá trị của dân trí còn nằm ở mức độ quan tâm của người dân trước các vấn đề xã hội, mức độ dấn thân (muốn làm, dám làm) và khả năng hành xử trách nhiệm dân chủ của mình một cách có hiệu quả.
Đôi với truyên thông vê chính sách dân sô thì trình độ dân trí là một trong những yêú tố tác động tích cực. Bởi khi trình độ nhận thức của người dân cao, họ sẽ tiếp cận với các nội dung truyền thông một cách tích cực và có trách nhiệm khi thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Pháp luật của Nhà nước. Họ sẽ là người tự phân tích, đánh giá cái được, cái mất trong thực thi chính sách dân số đối với bản thân họ, gia đình họ một cách cụ thể và khả thi nhất.
Ở Việt Nam hiện nay nói chung và Đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, trình độ dân trí tăng lên rõ rệt, việc phổ cập các chương trình đào tạo cơ bản đã được làm rất tốt. Trình độ đào tạo chuyên nghiệp (trung cấp, cao đẳng, đại học ... ) ngày càng lớn. Đây là yếu tố tác động rất tích cực tới công tác truyền thông dân số qua sóng phát thanh, giúp cho chính sách nhanh chóng đi vào đời sống nhân dân một cách thiết thực nhất. Do vậy, muốn thực thi chính sách dân số tốt, muốn nội dung chính sách dân số được tiếp nhận một cách đầy đủ nhất thì việc nâng cao trình độ dân trí là một trong những giải pháp cần được quan tâm.
1.5.3. Công nghệ truyền thông phát triển
Truyền thông có ảnh hưởng rất lớn đến mọi vấn đề của xã hội. Truyền thông tác động đến nhận thức của công chúng, từ nhận thức sẽ tác động đến hành động và ứng xử của công chúng. Khi mà một ứng xử của công chúng được lặp đi lặp lại sẽ thành nề nếp, tập quán cuối cùng trở thành những chuẩn mực của xã hội. Nhờ đến truyền thông mà những vấn đề này được xã hội chấp nhận và lan truyền nhanh trong công chúng và có nhiều ý nghĩa trong hoạt động quản lý nhà nước. Công nghệ truyền thông càng phát triển thì ý nghĩa
của truyền thông càng lớn. Bởi trong hoạt động truyền thông có tác động lớn đến các nhóm đối tượng như sau:
- Đối với chính quyền nhà nước:
Truyền thông giúp các cơ quan nhà nước đưa thông tin đến người dân về các chính sách kinh tế, văn hóa xã hội, luật pháp đến với dân chúng, thuyết phục công chúng thay đổi về nhận thức và hành xử đúng pháp luật. Ngoài ra chính phủ cũng nhờ truyền thông để thăm dò lấy ý kiến của dư luận trước khi ban hành các văn bản pháp lý. Nhờ truyền thông mà nhà nước điều chỉnh các chính sách quản lý của mình và tạo ra sự đồng thuận cao trong dân chúng.
Truyền thông làm cho chính phủ, những người thừa hành pháp luật được trong sạch và minh bạch hơn, thông qua thông tin phản biện của các đối tượng dân chúng trong xã hội.
- Đối với công chúng:
Giúp cho người dân cập nhật thông tin kinh tế văn hóa xã hội, pháp luật trong và ngoài nước. Giúp người dân giải trí và học tập về phong cách sống những người xung quanh.Truyền thông ủng hộ cái đẹp và bài trừ cái xấu.
Truyền thông đóng vai trò trong việc tạo ra các xu hướng về lối sống, văn hóa, thời trang...
Ngoài ra truyền thông còn giúp cho người dân phản hồi, nói lên tiếng nói của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.
Mặc dù tác động của truyền thông là rất lớn đặc biệt là khi công nghệ truyền thông phát triển, nhưng chúng ta cũng phải xem xét tới tính 2 mặt của truyền thông, cụ thể là:
Neu thông tin, hình ảnh truyền đi mang tính tiêu cực, thì tác động của truyền thông cũng tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực cho các đối tượng công chúng trong xã hội. Nhất là những đối tượng thanh thiếu niên, những đối tượng có trình độ nhận thức còn thấp, không có khả năng chắt lọc thông tin,
nếu thông tin từ truyền thông tiêu cực thì dễ bị lôi kéo và có những tác động tiêu cực cho bản thân và cho cộng đồng xã hội.
1.5.4. Giao lưu văn hóa toàn câu
Cũng giống như toàn cầu hóa nói chung, toàn cầu hóa về văn hóa có từ rất lâu và là kết quả của sự tương tác giữa các cộng đồng. Nó diễn ra songsong với toàn cầu hóa về kinh tế. Nhu cầu trao đổi và buôn bán là nhu cầu tự nhiên của con người. Toàn cầu hóa về kinh tế là quá trình bắt đầu từ xu thế tự nhiên như vậy của đời sống kinh tế,thì quá trình toàn cầu hóa về văn hóa là một quá trình tất yếu. Giao lưu kinh tế là tiền đề của giao lưu văn hoá, còn giao lưu văn hóa thúc đẩy nhận thức cả về sự khác biệt lẫn sự tương đồng về văn hoá.
Trong truyền thông về chính sách dân số, tác động của giao lưu văn hóa toàn cầu là rất lớn. Neu như toàn cầu hóa trước kia chỉ là khu vực hoá, sự giao lưu có tính chất khu vực được quy định bởi sự hạn chế của các phương tiện, của giao thông lúc bấy giờ, do đó phạm vi ảnh hưởng của giao lưu văn hóa không có tính toàn cầu thực sự. Chỉ đến ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học - công nghệ, các phương tiện giao thông và thông tin hiện đại mới cho phép con người vượt qua các giới hạn không gian và thời gian, tạo điều kiện cho giao lưu văn hóa phát triển trên phạm vi toàn thế giới. Loài người hàng ngày được tiếp cận nhiều nguồn thông tin và do đó có thêm nhiều dịp trao đổi tiếp xúc với nhau, đẩy mạnh sự giao lim về mọi mặt từ kinh tế mậu dịch, đầu tư, du lịch đến văn hóa nghệ thuật, quan điểm, lối sống. Làn sóng di dân từ nước này sang nước khác cũng góp phần mở rộng hơn nữa sự giao lưu trực tiếp và mạnh mẽ về cả đời sống vật chất và tinh thần của nhiều dân tộc.
Chính điều này đã giúp cho nhận thức của con người về vấn đề con cái, giới tính và gia đình cũng có nhiều sự thay đổi, qua đó tác động lớn đến chính sách dân số của nhà nước và việc thực thi chính sách dân số của người dân.
Trong đó, những hủ tục về giới tính, về gia đình, dần dần được thay thế bằng những nhận thức tiên bộ hơn, hiện đại hơn. Ví dụ quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã từng tồn tại trong nhiều gia đình ở Việt Nam, việc phân biệt đối xử giữa nam và nữ, con trai và con gái còn khá rõ rệt. Trong quan hệ của gia đình, người nam vẫn được ưu tiên và được chiếu cố nhiều hơn nữ. Dân gian có câu: “Nữ sinh ngoại tộc ”, hoặc “Con gái ăn com nguội ở nhà ngoài”,
“Con gái là con của người ta”... Đây chính là ảnh hưởng còn sót lại của tư tưởng phong kiến tông tộc gia trưởng. Khi người con gái đã được gia đình gả đi lấy chồng thì không còn mối liên hệ gia sản gì với cha mẹ ruột nữa; con gái không được tham dự bàn bạc những chuyện quan trọng trong gia đình thân tộc, hoặc không được dự phân chia tài sản thừa kế...Quan niệm "trọng nam khinh nữ" còn biểu hiện ở tâm lý lựa chọn giới tính khi sinh con, vẫn còn có người quan niệm mong muốn sinh con trai để “nối dõi tông đường”, gây nên hệ luỵ mất cân bằng giới tính, mà đến nay mức độ ảnh hưởng đã vượt ra khỏi phạm vi địa phương, trở thành mối quan tâm lớn của đất nước. Hội nhập, toàn cầu hóa về văn hóa giúp cho tư tưởng nam nữ bình quyền được lan rộng hơn, giúp cho người dân thấu hiểu hơn, từ đó dần dần loại bỏ các hủ tục trong cuộc sống gia đình. Giúp cho nhà nước thực thi thành công chính sách dân số trên phạm vi toàn quốc.
TIỂU KÉT CHƯƠNG 1
Trong chương 1, luận văn đã hệ thống các khái niệm có liên quan đến truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh; phân loại các loại chính sách dân số, đưa ra tiêu chí đánh giá chất lượng truyền thông chính sách dân số, lấy đó làm cơ sở để nghiên cứu về thực trạng truyền thông chính sách dân số ở chương 2.
Trong chương này, luận văn cũng khẳng định rằng, trong thực thi chính sách dân số, truyền thông đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Thông qua hoạt động truyền thông, mọi nội dung trong đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước sẽ nhanh chóng đến được với người dân, giúp cho người dân tiêp cận một cách dễ dàng hon, cụ thể, chi tiết hon. Khi tiếp cận được chính sách dân số,ý thức tự giác tuân theo các quy định của Nhà nước sẽ được hình thành trong mỗi con người, nhận thức và niềm tin của mỗi người về chính sách dân số sẽ đượcnâng cao.
Phát thanh là một trong những phương tiện truyền thông chủ lực để đưa chính sách dân số đến từng người dân, vừa chính xác, vừa sinh động và gần gũinhư một người bạn tâm giao của mồi người dân, giúp nhân dân thấu hiểu chính sách dân số vàthúc đẩy sự ủng hộ, tuân thủ chính sách từ phía người dân.
Quá trình truyền thông chính sách dân số thông trên sóng phát thanhsẽ không còn là quá trình áp đặt mong muốn của chủ thể chính sách hay chủ thể truyền thông chính sách đối với người dân, mà là quá trình đối thoại chính sách, kích thích sự tham gia tích cực, chủ động của nhân dân, dựa trên nền tảng lợi ích, hiếu biết và trách nhiệm xã hội của mỗi người dân trong xã hội.
Chính vì vậy, nếu làm tốt truyền thông chính sách dân số trên sóng phát thanh, sẽ góp phần thực hiện hiệu quảchính sách dân số theo Nghị quyết 27.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TRUYỀN THÔNG CHÍNH SÁCH DÂN SỐ TRÊN SÓNG PHÁT THANH Ở ĐỒNG BẢNG BẮC BỘ (Khảo sát 3 tỉnh: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, từ 2015 đến 2017)