LỜI CẢM ƠNTrải qua thời gian 2 năm học tập tại Viện Đảo tạo Báo chí và Truyềnthông, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, vớisự day bảo, hướng dẫn nhiệt tình của
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
CÁP THỊ TUYẾT MAI
TO CHỨC SAN XUẤT SAN PHẨM TRUYEN HÌNHTRÊN INTERNET TẠI ĐÀI TRUYÊN HÌNH KỸ THUẬT SÓ VTC
LUẬN VĂN THẠC SĨQUAN TRI BAO CHÍ TRUYEN THONG
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn về dé tài “Tổ chức sản xuất sản phẩmtruyền hình trên Internet tại Dai truyền hình Kỹ thuật số VTC” là côngtrình nghiên cứu cá nhân của tôi trong thời gian qua Mọi số liệu sử dụngphân tích trong luận văn và kết quả nghiên cứu là do tôi tự tìm hiểu, phântích một cách khách quan, trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa đượccông bố dưới bất kỳ hình thức nào Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về
lời cam đoan này.
Học viên
Cáp Thị Tuyết Mai
Trang 4LỜI CẢM ƠNTrải qua thời gian 2 năm học tập tại Viện Đảo tạo Báo chí và Truyềnthông, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, vớisự day bảo, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy, cô đến nay tôi đã hoàn thànhluận văn Thạc sĩ Báo chí chuyên ngành Quản trị Báo chí Truyền thông với đề
tài: “Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền hình trên Internet tại Đài Truyền hìnhKỹ thuật số VTC”.
Thời gian học tập, nghiên cứu tại Viện đào tạo Báo chí truyền thôngvới tôi và các học viên ngành Quản trị Báo chí Truyền thông khoá I là mộtkhoảng thời gian đầy ý nghĩa và khó quên Đó là giai đoạn dịch Covid-19diễn biến hết sức phức tạp, với nhiều lệnh giãn cách Tuy nhiên các học viêncùng các thầy cô trong Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông đã cùng nhauvượt qua và hoàn thành tốt các chương trình dao tạo Thạc sĩ băng cả hình
thức học trực tuyến và học trực tiếp Với một nhà báo truyền hình như tôi,
những kiến thức được thay, cô truyền đạt, những dé tài tiểu luận nghiên cứuvề sự phát triển của báo chí, truyền hình đã cung cấp cho tôi những kiến thức,những kinh nghiệm có giá tri, phục vu tốt cho công việc hiện tại của mình Sựđịnh hướng nghiên cứu khoa học các dé tài của thầy, cô, sự trao đôi kiến thức,chuyên môn, nghiệp vụ với các học viên khác trong lớp đến từ các cơ quanbáo chí trong cả nước đã khiến cho chúng tôi được trải qua một khoảng thời
gian có ý nghĩa để rèn luyện chuyên môn, tiếp cận với các cách nghiên cứu
một đề tài khoa học một cách bài bản, chuyên nghiệp và đạt chất lượng cao.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô tại Viện Đào tạo Báo chí vàTruyền thông, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội cùng các thầy cô giảng dạy trong từng bộ môn đã truyền dạy chotôi những kiến thức có giá trị, các kỹ năng và chuyên môn cần thiết của một
học viên ở bậc dao tạo sau Dai học.
Trang 5Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Bùi Chí Trung - người đã
đưa ra những định hướng quan trọng và hướng dẫn tôi một cách nhiệt tình vềphương pháp nghiên cứu khoa học, hướng dẫn tìm kiếm các tài liệu cần thiết,
cách thức nghiên cứu và thực hiện các nội dung nghiên cứu của luận văn,
đồng thời theo sát tôi trong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn nay.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cam ơn Ban lãnh đạo các đơn vị thuộcĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTC, các tổ chức sản xuất, các phóng viên, biên
tập viên của Đài VTC đã giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình tôi khảo sát và
nghiên cứu dé phục vu cho luận van nay Đặc biệt tôi xin chân thành cam ơnBan Lãnh đạo Kênh Thời sự Chính tri tổng hợp VTCI đã tạo điều kiện dé tôi
học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
Mặc dù bản thân tôi đã rất nỗ lực để hoàn thành luận văn, tuy nhiên sẽcòn những thiếu sót, hạn chế về mặt nội dung và thé hiện Tôi rat mong nhậnđược sự góp ý chân thành của các nhà khoa học, các chuyên gia, các thầy, côgiáo, các bạn đồng môn và đồng nghiệp đề luận văn được hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm on!
Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2022
Tác giả luận văn
Cáp Thị Tuyết Mai
Trang 6MỤC LỤC
82/1000 P1888 - 5
1 Lý do chọn đề tài -o-e<scscse©ssxsEEsEEseEssEEsEEsEEsEsstrsersersersserserssrsee 5
2 Tình hình nghiên CỨU d œ6 << 9 94 9989 995 999.999899586.9989699ø 83 Mục đích, nhiệm vụ nghiên CỨU d G6 5 <5 S5 95 595965696 558956 16
3.1 Mục đích ngnién CÍPH ỏ Ác HH HH ngư, 163.2 NAG Vie 4.2.1 .108n6n6 ố Ầ 16
4 Đối tượng và phạm Vi nghiên cứu -.s <-<s° s° se sessessessesseseeseeses 17
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CW <s- s55 s55< se =< se17
lỸNGẽ›::iiiaả‹4.:44-œ 175.2 Phương pháp HgÌhiÊH CỨU sgk, 17
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài -sccsccsceseesessrsersersersers 18
6.1 Y nghĩa lý luẬNH oo-cằsằằsteeheehethrrrrrrrrrrrrrrree 186.2 Y nghĩa thee ẨIÊN Ác HH TH HH HH HH Hệ 19
7 Kết cấu của luận văn .e- <2 5£ 5£ s se se E2 EseEsessesseseeseeserserserseree 19Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VE TRUYEN HINH TREN INTERNET VA TO
CHỨC SAN XUẤT SAN PHAM TRUYEN HÌNH INTERNET 20
1.1 Một số khái niệm có liên quan tới đề tài -s-s-s<csscsscss 201.2 Sự hình thành và phát triển của xu hướng truyền hình trên Internet 261.3 Đặc điểm sản phẩm truyền hình trên Internet s-ssssss 32
1.4 Phương thức sản xuât và Quy trình tô chức sản xuât sản phầm truyền
inh trén Intermet 0886 35
1.5 Tiêu chí đánh giá sản phẩm truyền hình trên Internet - 44787.171.1008 0nnnn8 n6 x H,A., 49
Chương 2: THUC TRANG TÔ CHÚC SAN XUẤT SAN PHAM TRUYEN HÌNH
TREN INTERNET TAI DAI TRUYEN HÌNH KTS VTC -. - 50
2.1 Khai quat vé truyén hinh trén Internet tai Dai truyén hinh KTS VTC 502.2 Thực trang tổ chức san xuất sản phẩm tuyén hình trên Internet tại Dai
Truyền hình Kỹ thuật số VIC s- s2 csscssssessesserserssesserserssrsssse 652.3 Những thành công, hạn chế và nguyên nhân .s s- s2 sss«2 82
Trang 73.1 Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động tổ chức sản xuất sản phẩm
truyện hình trên Internet tại VÏC c-e<se<sssseseeseeseessesssssssssessessessesoe IO3.2 Một sô khuyên nghị nhắm nâng cao hiệu quả tô chức sản xuât sản phim
truyền hình trên ÍI©FTI€É o 5-5 5552555555 5SSS.sssssesssessssssssssesssessssse OL
7 1g
Tiéu két ch 3 IllLEU KEL CHWONG cọ 000000 0000900806009008990098809999886
;7:/0007/00000Ẻ8Ẻ8Ẻ88
Trang 8DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT
BTV Biên tập viênCDN Content Delivery Network
Mang phân phối nội dung gồm nhiều máy chủĐài PT — TT Đài Phát thanh truyền hình
Đài THKTS VTC Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC
OTT Over the topTV Television
Tivi
TCSX Tổ chức sản xuất
Trang 9DANH MỤC CAC BANG BIEU
Ảnh 1.1: Các nền tang OTT tại Việt Nam và trên thế giới
Ảnh 2.1: Số liệu độ tuổi và giới tính khán giả xem VTC NOWẢnh 2.2: Mức độ tiếp cận và tương tác của khán giả trên kênh Youtube VTC NOWẢnh 2.3: Số liệu phân tích khán giả trên FanPage VTC1-Tin tức
Ảnh 2.4: Ngôn ngữ thê hiện hình ảnh truyền hình trên InternetẢnh 2.5: Chia màn hình thành nhiều trường thông tin
Biểu đồ 1.1: Quy trình TCSX sản pham truyền hình truyền thống tại Dai VTCBiểu đồ 2.1: Mô hình TCSX sản xuất cũ tại Đài VTC
Biểu đồ 2.2: Mô hình TCSX truyền hình mới tại Đài VTCBiểu đồ 2.3: Quy trình TCSX sản phẩm truyền hình trên Internet tại Đài VTCBiểu đồ 2.4: Số lượng người đăng ký Kênh Youtube VTC NOW qua các năm
Biểu đồ 2.5: Số lượt xem Kênh Youtube VTC NOW qua các năm
Biểu đồ 2.6: Số lượng sản phâm đăng tải trên Internet của VTC NOW qua các năm
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu thông tin theo các lĩnh vực của sản phẩm truyền hình trên
Internet Đài VTC
Trang 10MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Những thành tựu của cách mạng khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ
thông tin, công nghệ phát thanh, truyền hình và đặc biệt là sự ra đời của Internet đãtạo ra sự bùng nô thông tin trên phạm vi toàn cầu Kỷ nguyên số cho phép sự ra đời
của truyền thông đa loại hình và đặt ra nhiều thách thức cho báo chí truyền thống.Trong đó truyền hình là loại hình báo chí chiu sự tác động mạnh mẽ nhất khi cùng
một lúc phải giải quyết hai bài toán: Cập nhật công nghệ dé tránh sự tụt hậu đồngthời buộc phải thích ứng với sự thay đổi tư duy và thói quen nghe nhìn của công
chúng hiện đại Đặc biệt sự ra đời của Internet đã trở thành một bước ngoặt quan
trọng thúc day ngành truyền hình phải thay đôi dé tồn tại và phát triển Truyền hìnhngày nay không chỉ đòi hỏi sự hấp dẫn về nội dung, cập nhật về tin tức mà còn thêmmột điều kiện quan trọng nữa đó là sự tiên lợi khi công chúng có thể xem truyềnhình ở bat cứ nơi đâu, bat cứ khi nào nhằm thoả bat cứ một nội dung gi
Sự ra đời của các thiết bị thông minh như: tivi thông minh, máy tinh bảng
(tablet), ipab trong đó đáng chú ý là điện thoại thông minh (smartphone) đã hình
thành một thói quen mới trong cách tiếp nhận thông tin của công chúng Thông quacác thiết bị thông minh, người xem có thê dễ dàng tiếp cận với những video sống
động, chân thực và thuận tiện Thực tế này đã hình thành một loại hình truyền hìnhmới được gọi với thuật ngữ “truyền hình phi truyền thống” Tức là một loại hình
truyền hình không cần phát sóng qua sóng vệ tinh, không cần phát sóng qua tần số
vô tuyến chỉ cần có mạng Internet là có thể xem được video hình ảnh Từ đó dẫn
đến sự ra đời của các nội dung truyền hình trên Internet Và đây chính là hướng đichủ đạo mà ngành truyền hình không thể đứng ngoài nếu không muốn bị khán giả
bỏ rơi và bị tụt hậu so với các nền tảng mạng xã hội
Trên thực tế, các nền tảng mạng xã hội như Youtube hay Facebook chính làđối tượng tham gia vào lĩnh vực truyền hình trên Internet sớm nhất Đặc biệt sự rađời của trang mạng xã hội Youtube vào năm 2005 đã làm thay đổi căn bản việc sảnxuất các nội dung chương trình truyền hình trên Internet Đồng thời có thé đo lường
Trang 11được một cách chính xác số lượng khán giả tiếp cận với chương trình Hơn 15 nămkế từ ngày ra mắt video đầu tiên, khoảng hon 2 tỷ người dùng trên toàn thế giới
đang xem truyền hình trên Internet qua nền tang này [48] Con số không 16 này trởthành một thách thức đối với ngành truyền hình Nó khăng định một cách chắc chắn
về một xu hướng mới trong cách xem truyền hình hiện đại Một công bố nữa củaYoutube cũng giúp ích cho ngành truyền hình nhận định chính xác hơn cách thứcxem truyền hình của công chúng hiện đại Đó là xem video qua điện thoại thông
minh Khi 1⁄2 trong tổng số người dùng Youtube xem truyền hình qua điện thoạithông minh Sự tăng trưởng vượt bậc của thiết bị thông minh và số lượng người sử
dung mang Internet hằng ngày sau đây là một dẫn chứng cụ thé:
Năm 2021, khoảng 1,43 tỷ smartphone đã được bán ra trên toàn cầu [44]
Theo khảo sát Digital Marketing tại Việt Nam của AsiaPac, tính đến năm 2022,trong tông số 98,56 triệu dân có 73,2% người Việt Nam sử dụng Internet, có 78,1%
người dùng sử dụng mạng xã hội tích cực Khảo sát cũng chỉ ra rằng: Mỗi cá nhândành trung bình 6 giờ 38 phút dé truy cập Internet trong đó khoảng 3h là xem truyềnhình (cả trực phát sóng và trực tuyến) Trong đó người Việt Nam sử dụng mạng xãhội trung bình khoảng 2 giờ 38 phút mỗi ngày Cũng theo khảo sát, cả hai hoạt độngnảy vẫn đang gia tăng lần lượt là +4,4% và 5% Điều đó cho thấy nội dung số, đặcbiệt là mạng xã hội đang trở thành một phan quan trọng trong cuộc sông hằng ngày
của người Việt Nam [37].
Theo IPTV — News, hai hãng truyền thông lớn trên thế giới là HBO va CBS đãđặt việc phát triển truyền hình theo hướng OTT là “chiến lược sống còn của mình”[34] Điều đó cho thấy truyền hình trên Internet mang lại hiệu quả cao cho sự pháttriển của truyền hình và trở thành xu hướng báo chí có tính khả thi cao
Tại Việt Nam, sự phô biến của điện thoại thông minh như đã nói ở trên hay tivi thông minh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống Internet băng thôngrộng cũng như kết nối 3G, 4G sắp tới là 5G đã làm thay đổi thói quen xem truyềnhình của người dân Từ đó đòi hỏi ngành truyền hình phải tạo ra những nội dungtruyền hình trên Internet để đáp ứng nhu cầu của khán giả Việc tổ chức sản xuất
Trang 12các nội dung cho truyền hình truyền thống đang được tích hợp để có thể đáp ứngđược chất lượng phát sóng và sự phù hợp với cả hai loại hình: truyền hình truyền
thống và truyền hình phi truyền thống Số liệu của Bộ Thông tin và truyền thôngcho thấy: Lượng thuê bao trả tiền xem truyền hình truyền thống mấy năm gần đây
tại Việt Nam dang tăng trưởng khá chậm, chỉ đạt 5-6%, doanh thu chi tăng
6-7%/năm Trong khi đó số lượng thuê bao truyền hình OTT - truyền hình trên nềntảng Internet tăng trưởng tới 100%/năm Tính đến tháng 8/2020, có khoảng 30
doanh nghiệp trong nước tham gia vào việc cung cấp dịch vụ truyền hình OTT tại
Việt Nam, đã có tông cộng 30 triệu lượt tải và đăng ký ứng dụng xem truyền hìnhcủa các doanh nghiệp trong nước Doanh thu của dịch vụ truyền hình OTT đã tănggấp 5 lần trong khoảng thời gian từ năm 2017-2019.[1] Theo quy hoạch báo chí,
tính đến năm 2023, Việt Nam có 72 cơ quan có giấy phép hoạt động trong lĩnh vực
Phát thanh — Truyền hình Và tat cả các đài Phát thanh — Truyền hình tự đảm bảo
chi phí hoạt động thường xuyên, Nhà nước sẽ có cơ chế đặt hang với các chương
trình cụ thể [19] Sự thay đổi về cơ chế tài chính cũng là một thách thức lớn khiếncho ngành truyền hình Việt Nam buộc tìm hướng đi mới để thích ứng và tồn tại Và
việc phát triển các sản phâm truyền hình trên Internet không chỉ tránh sự tụt hậu,
không chỉ làm thoả mãn khán giả mà nó còn là hướng đi mới mang lại doanh thu đểnuôi ngành truyền hình va phát triển thương hiệu Hiện nay, có thé thấy các Đàitruyền hình cũng đang tham gia một cách tích cực vào việc sản xuất nội dung truyềnhình trên Internet như một hướng đi chủ đạo Trong đó phải kế đến các đơn vị như:Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Truyền hình KTS VTC, Đài Truyền hình
TP.HCM (HTV), Đài PT-TH Đà Nẵng (DaNang TV) Đài PT-TH Vĩnh Long(THVL) Cùng với đó là các doanh nghiệp cung cấp các nền tảng cho truyền hình
Internet như: Viettel, VNPT, FPT, K+ Không chỉ doanh nghiệp trong nước, doanhnghiệp nước ngoài cũng đang tham gia vào thị trường OTT tại Việt Nam tạo ra sự
cạnh tranh khốc liệt Điều này đã cho thấy sự phát triển mạnh mẽ và tiềm năng củathị trường truyền hình OTT tại Việt Nam nhưng cũng nhiều thách thức Đài Truyền
hình KTS VTC là một đơn vi tiên phong trong việc phat triển truyền hình số tại Việt
Trang 13Nam Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay cũng đang đứng trước các thách thức quan
trọng khi tham gia vào sân chơi chung của loại hình truyền hình trên nền tảng
Internet Từ đó đặt ra nhiều bài toán nhằm tạo ra một loại dịch vụ truyền hình, cácsản phẩm truyền hình trên Internet có chất lượng tốt đề có thể cạnh tranh và thu hút
khán giả so với các đơn vị trong nước và cả các đơn vị nước ngoài.
Các sản phâm của truyền hình trên Internet đang là một hướng đi mới và trở
thành một xu hướng của truyền hình Việt Nam hiện đại Vì vậy mà những lý luậnvề tô chức sản xuất sản phẩm truyền hình trên Internet cũng cần có những nghiên
cứu phù hợp Tuy nhiên, nghiên cứu về việc tổ chức sản xuất sản phẩm truyền hìnhtrên Internet ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giảchọn nghiên cứu van dé “Tổ chức sản xuất sản phẩm truyền hình trên Internettại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC” Khảo sát tại Đài Truyền hình KTS VTCtừ năm 2019 đến 2022 Đây là giai đoạn có nhiều bước phát triển đáng chú ý củaviệc chuyên đổi từ t6 chức sản xuất sản phẩm truyền hình truyền thống sang tổ chứcsản xuất sản phẩm truyền hình trên Internet tai Dai VTC — Đài truyền hình đầu tiêntrong cả nước thành lập Trung tâm nội dung số với tham vọng xây dựng “Đài
Truyền hình mới trên môi trường số”
2 Tình hình nghiên cứu
Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả đã tiếp cận
các nghiên cứu tiêu biểu dé cập đến truyền hình OTT ở cả trong và ngoai nước
Các công trình nghiên cứu, các giáo trình riêng về truyền hình Internet ở ViệtNam thời gian qua không nhiều Một số công trình, giáo trình tập trung nghiên cứu
về các xu hướng của truyền hình, truyền thông thời hiện đại Đây là một vấn đề rất
quan trọng góp phần định hướng sự phát triển của ngành truyền hình nói riêng vàbáo chí Việt Nam nói chung, giúp cho người làm truyền hình nhận định được vi trí
và vai trò của mình trong dòng chảy của thị trường báo chí ở cả góc độ lý luận và
thực tiễn Từ đó định vị lại chính mình dé bé sung kỹ năng, nghiệp vụ nhằm đưađến cho khán giả những tác phẩm báo chí chất lượng tốt nhất Có một số công trình
nghiên cứu khoa học vê chủ đê này xin được đê cập như sau:
Trang 14Đề cập đến xu hướng của truyền hình trên nên tảng Internet có một số nghiêncứu sau: Đầu tiên là cuốn sách “Một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện
dai” của nhóm tác giả Phan Văn Kién, Phan Quốc Hải, Phạm Chiến Thắng, NguyễnĐình Hậu, được NXB Thông tin và Truyền thông phát hành năm 2016 Nội dung
của cuốn sách đề cập đến một số xu hướng mới của báo chí truyền thông hiện nay,
với mong muốn đem đến một góc nhìn mới, đa chiều về những xu hướng chủ đạocủa báo chí truyền thông hiện đại cả trên thế giới và ở Việt Nam Cuốn sách đề cập
đến 4 vấn đề lớn như: Đặc tính và xu hướng của truyền hình hiện đại; Xu hướng của
phát thanh hiện đại trên Internet; những vấn đề của quảng báo hiện đại Đây là mộtcông trình nghiên cứu công phu với những phân tích sâu về sự thay đổi trong xuhướng tiếp nhận thông tin của công chúng Báo chí và truyền thông hiện đại phải
bước vào một thời kỳ vận động liên tục Từ đó đòi hỏi các nhà báo hiện đại cũng
phải luôn thay đổi, làm mới chính mình dé không chỉ đáp ứng nhu cầu của côngchúng mà còn để không bị tụt hậu so với công nghệ của nền công nghiệp truyềnthông đang thay đổi từng ngày từng giờ hiện nay
Trong cuốn “Truyên hình hiện đại — những lát cắt 2015 - 2016” do PGS.TS.Bùi Chí Trung và TS Đinh Thi Xuân Hoà đồng chủ biên cũng đặt ra rất nhiều vanđề bức thiết cho sự tồn tại và phát triển của truyền hình hiện đại trong kỷ nguyên số.Từ nhận định: Công chúng ngày càng thông minh và họ cũng muốn được tiếp cậnvới những sản phẩm truyền hình thông minh, hiện đại hơn Vậy họ có thể tiếp cậnnhững sản phẩm đó băng cách nào? Và dé đáp ứng nhu cầu chính đáng của côngchúng thời hiện đại những người sản xuất cần phải làm ra những sản phẩm như thếnào? Công nghệ và sản phẩm truyền hình hiện đại có gì giống và khác so với hìnhthức truyền thống? Cuốn sách đã đưa ra nhiều giải đáp là các nghiên cứu, phân
tích sâu, những góc nhìn thực tế về truyền hình hiện đại và truyền hình truyền
thống Đặc biệt, những luận giải về truyền hình hiện đại, xu hướng của truyền hình
tương lai theo những lát cắt khác nhau giúp cho người tiếp nhận có được một hình
dung tông thể về xu hướng của truyền hình tương lai, những đòi hỏi của truyền hìnhtruyền thống dé dẫn đến sự hình thành của loại hình truyền hình phi truyền thống,
Trang 15sự tác động và ảnh hưởng của nó đối với đời sống hiện đại Một công trình nghiêncứu nhiều giá trị củng có thêm nền tảng lý luận và thực tiễn cho tác giả trong quá
trình thực hiện luận văn này.
TS Nguyễn Thanh Lợi trong cuốn “7úc nghiệp báo chí trong môi trườngtruyền thông hiện đại” đã đưa ra nhận định: “Sw ra đời các phương tiện truyềnthông mới đã và đang tác động sâu sắc đến “bữa tiệc thông tin” của công chúnghiện đại ” Cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ kỹ thuật số, Internet đã
và đang tác động sâu sắc, đa dạng đến “món ăn” tinh thần của công chúng hiện dai
Sự ra đời của các thiết bị di động, những màn hình tương tác trở thành phương tiệntruyền thông thông minh dé mỗi giây, cư dan mạng có thể xem, tải và chia sẻ hàngtỉ byte thông tin Nắm vững các kỹ năng làm báo hiện đại vẫn là yêu cầu quan trọng
nhất của người làm báo trong môi trường truyền thông hiện nay Cuốn sách giúp tácgiả có được những đánh giá thực tế và chính xác để phát triển những nội dung
nghiên cứu sâu hơn trong luận văn của mình.
Cuốn sách “Báo chí và mạng xã hội” do tác giả Đỗ Đình Tân biên soạn và
NXB Trẻ phát hành vào năm 2017 là một trong những công trình nghiên cứu phản
ánh dòng chảy thực tế của báo chí và mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay Qua đó
tác giả nhận định: Kê từ lúc có mạng xã hội, báo chí truyền thống phải định hình lại
hoạt động của mình ra sao và mạng xã hội đang mở rộng không gian và công việc
của nha báo như thé nào? Cuốn sách cũng trình bay rõ về những thay đổi ngày càngmạnh mẽ cũng như những cách làm báo mới mà truyền thông xã hội và mạng xã hội
đang đem lại cho báo chí truyền thống Khi mà báo chí truyền thống cũng tham giavào việc xuất bản các sản phẩm báo chí trên mạng xã hội thì việc tiếp nhận các
thông tin tích cực và tiêu cực, các thông tin chính thống và tin giả tùy thuộc vào
nhận thức, thái độ và mức độ trưởng thành của mỗi người sử dụng công cụ truyền
thông này Và cuối cùng là đấu tranh cho một hệ sinh thái truyền thông an toàn vàlành mạnh Cuốn sách trở thành một nguồn tài liệu tham khảo có giá trị đối với quátrình nghiên cứu luận văn của tác giả bởi những phân tích thấu đáo về hai nguồn
phát thông tin chủ yếu hiện nay: báo chí và mạng xã hội Từ đó có những nhận định
10
Trang 16quan trọng dé xây dựng hệ thống tin lành mạnh trên Internet Qua đó khang địnhtính chính danh về mặt thông tin của các cơ quan báo chí so với mạng xã hội.
Một giáo trình rất hữu ích cho người làm truyền hình mà tác giả tiếp cận đó làcuốn sách: Nghi đột phá cho format báo chí của PGS.TS Vũ Quang Hào Cuốn sách
trình bày một cách cụ thé va chi tiết các thé loại format chương trình truyền hình từ
Bản tin cho đến các chương trình Chuyên đề,Tạp chí, Talk show Với những phân
tích kỹ lưỡng về đối tượng, độ tuổi, tâm lý, sở thích của khán giả cho thấy mộtđiều căn bản được rút ra: Sản phẩm truyền hình sẽ không thé tồn tại nếu không có
khán giả của riêng nó Truyền hình trên Internet cũng vậy, các số liệu ở trên chothấy số lượng không lồ khán giả đang xem truyền hình trên Internet nhưng khôngcó nghĩa rằng đông người sử dụng thì sản pham làm ra sẽ được chấp nhận Chính vi
vậy, cuốn sách cung cấp những thông tin có giá trị khi xây dựng các format chương
trình phục vụ khán giả xem truyền hình với hai công thức cơ bản: Nắm bắt thị hiếu,tâm lý và đáp ứng đúng nhu cầu Đây là tài liệu hữu ich dé tác giả có thêm góc nhìn,thêm các tiêu chí trong phần nghiên cứu về việc sản xuất các sản pham truyền hìnhtrên nền tang Internet so với các sản phâm truyền hình truyền thống
Một công trình nghiên cứu nữa có giá trị khác cuốn sách “Hơn cả tin tức —Tương lai của báo chí” được viết bởi Giáo sư Stephens — một giáo sư báo chí lâunăm tại Đại học New York (được các dịch giả Dương Hiếu, Kim Phượng, HiếuTrung dịch sang tiếng Việt, xuất bản bởi Nxb Trẻ) Đây là một công trình nghiêncứu độc đáo, đôi khi có tính phê phán về báo chí đương đại, cả trên mạng lẫn ngoàimạng Internet Với việc lấy những ví dụ gây ấn tượng mạnh ở thị trường báo chí
Hoa Ky, Hơn cả tin fức đưa ra nhận định về việc đưa tin theo quy ước đã không còn
là hiệu quả Stephens còn làm rõ lý do của việc chuyển đổi công thức truyền thống
trong báo chí đã trở thành kim chỉ nam cho các nhà báo là 5W sang 5I của ngành
báo chí truyền thông trên toàn thé giới mà ông gọi là: báo chí trí tuệ, am hiéu, thôngminh, có tính diễn giải, sâu sắc và soi sáng Có thé nói đây là một trong những côngtrình nghiên cứu thú vị mang lại nhiều giá trị giúp cho tác giả hình dung được dòng
11
Trang 17chảy chung của báo chí, truyền hình, truyền thông trên thế giới và sự tác động đếntruyền hình Việt Nam trong bối cảnh ngày nay.
Cuốn sách “Cam nang báo chí trực tuyến” của tác giả Paul Bradshaw do haidịch giả Trịnh Ngọc Minh và Trịnh Huy Nam dịch sang tiếng Việt và được NXBTrẻ phát hành vào năm 2020 đã mang đến nhiều kiến thức hữu ích về sản phẩmtruyền hình trên Internet và quá trình tổ chức sản xuất một cách hiệu quả các sảnphẩm truyền hình trên Internet Bối cảnh khảo sát và nghiên cứu chủ yếu ở Anh vàmột số Dai truyền hình ở Mỹ đã mang đến những bức tranh toàn cảnh về sự dịchchuyển của ngành truyền hình từ truyền hình truyền thống sang truyền hìnhInternet Sự trình bày kỹ lưỡng đặc điểm, thực trạng, sự phát triển, kỹ thuật sản xuấtcủa các thể loại video hình ảnh đã mang đến những tầng lớp kiến thức thú vị và cóthé trở thành cam nang cho những người làm truyền hình trong giai đoạn đầu của
quá trình phát triển truyền hình số trên toàn cầu Cuốn sách cung cấp những số liệu
khoa học phản ánh rõ sự phát triển tất yếu của truyền hình trực tuyến, của video
theo yêu cầu, của những kỹ thuật sản xuất dựa trên thiết bị kỹ thuật số Những thứkhông thể bỏ qua trong quá trình phát triển của truyền hình hiện dai
Cuốn sách “Tin ứức kiến fạo ”của nhà báo kỳ cựu Ulrik Hageerup (nguyên
Giám đốc điều hành của Đài phát thanh và truyền hình Đan Mạch) cũng là mộtcông trình nghiên cứu hữu ích cho những người làm truyền hình và những người ởvị trí tổ chức sản xuất của một tác phẩm truyền hình, các nhà quản lý và nhữngngười làm công tác nghiên cứu giảng dạy về báo chí truyền thông Cuốn sách donhóm dịch giả: Trần Hà My, Nguyễn Dire Huy, Chử Hoàng Anh, Phạm Quốc Namdịch, Nguyễn Hồng Quang hiệu đính Cuốn sách đã trình bày cơ chế hoạt động củahệ thống truyền thông tin tức toàn cầu đương thời với nền dân chủ truyền thôngphương Tây như một điển hình được phân tích, mô tả bằng những quan sát nghềnghiệp thâu đáo cùng hàng loạt dẫn chứng thực tế sinh động Trên cơ sở đó tác giảđề xuất một cách làm truyền thông mới để cải thiện tình hình, thông qua việc thiết
lập lại một loại hình truyền thông trung thực, đa chiều, được xây dựng trên hạt nhân
căn bản là “tin tức kiên tạo” Cuôn sách là một nguôn tài liệu tham khảo hữu ích đê
12
Trang 18tác giả có cái nhìn đa chiều về dòng chảy của báo chí hiện đại trong đó có truyềnhình, những cách làm truyền hình hiện đại của những nhà báo truyền hình cũngđược dé cập trong cuốn sách này.
Bên cạnh đó, tác giả cũng đã tiếp cận và tìm hiểu một số bài viết được đăng tải
trên các tạp chí khoa học như:
Bài viết “Xu hướng phát triển của báo chí trong kỷ nguyên kỹ thuật số” củaPGS TS Nguyễn Thị Trường Giang đăng trên Tạp chí Người làm báo [5] Tác giảnhận định rằng: sự phát triển như vũ bão của công nghệ và nhu cầu sử dụng ngàymột tăng của con người như hiện nay, không chỉ trên thế giới, mà cả ở Việt Namviệc sở hữu một hay nhiều thiết bị di động không còn là điều hiém gặp trong cuộcsông Điều này mở ra một xu hướng phát triển mới của báo chí mà những cơ quan
báo chí nào muốn bắt nhịp với thời cuộc không thé bỏ qua: xu hướng báo chí di
động, trong đó có truyền hinh.
Một bài viết rất đáng chú ý của TS Ngô Bích Ngọc trên Tạp chí Người làmbáo 07/01/2021 với tiêu đề “Hoạt động chuyển đổi số ngành báo chí - truyềnthông ” Tác giả nhận định “Khoảng 78% lãnh đạo các công ty kỹ thuật số cho biết
ho sẽ dau tư mạnh hơn vào video trực tuyến trong năm nay do lượng người xem
video trên các thiết bị di động được dự đoán sẽ tăng trưởng Những định dạngvideo mà các công ty truyền thông sẽ tập trung phát triển từ trong năm 2016 baogom video 360 độ và video phát trực tiếp (live streaming) nhằm nâng cao hơn tinhchân thực của câu chuyện được truyén tải; video dạng thang đứng phù hợp để xemtrên điện thoại đi động; và thực tế do” [23] Bài viết cung cấp những thông tin thiết
thực và cụ thê về các định dạng video, các thông số kỹ thuật trong việc sản xuất các
sản phẩm truyền hình cho nền tảng Internet hiện nay ở một số đơn vị Điều này giúp
bố sung thêm những kiến thức cần thiết cho tác giả trong việc đưa ra những đặctrưng có của truyền hình trên nền tảng Internet trong nghiên cứu của mình
Tác giả Nguyễn Đình Hưng có bài viết với tiêu đề “Phát triển truyền hình
tương tác ở Việt Nam trong kỷ nguyên 4.0” đăng tải trên Tạp chí Người làm báo.
[14] Theo đó, mối quan hệ giữa khán giả và người làm truyền hình ngày nay không
13
Trang 19còn việc truyền thông tin một chiều, thông qua nền tang Internet người làm truyền
hình có thể tương tác với khán giả hoặc khán giả có thể phản ánh nhiều vấn đề với
người làm truyền hình một cách nhanh chóng và thuận tiện Đây chính là cách hiệuquả nhất dé người làm truyền hình hiéu rõ hơn và kỹ hơn nhu cầu và sở thích của
khán giả Từ đó có cơ sở dé xây dựng các sản pham truyền hình đánh trúng thị hiếu
của công chúng hơn Đây là một lợi thế mà truyền hình truyền thông khó có thé làm
được, và nếu làm được thì cũng tốn nhiều thời gian “Tương tác” dé tìm hiểu thịhiếu công chúng là cách làm tốt nhất dé tạo ra các sản phâm truyền hình được đón
nhận trên nền tảng Internet
Một nghiên cứu đáng chú ý của hai tác giả Lawrence Harte và Roger
McGarrahan là cuốn sách “Internet TV Systems: OTT Technologies, Services,
Operation and Content (Hé thong truyén hinh Internet: Céng nghé, dich vu, vanhành và nội dung OTT)”, được giới thiệu vào năm 2017 đã dé cập đến nhiều nội
dung cụ thể về các thiết bị và vận hành hệ thống truyền hình Internet Cách thức màkhán giả xem các chương trình truyền hình trên Internet qua máy tính, điện thoạithông minh, ti vi thông minh Từ đó đưa ra cách thức sản xuất nội dung của truyềnhình Internet Các tiêu chí để tạo ra sự hấp dẫn đối với các sản phẩm truyền hìnhtrên nền tảng Internet Đây là một tài liệu hữu ích cho tác giả trong việc tiếp cận góc
cạnh sản xuất nội dung trên truyền hình OTT trên thế giới từ đó định hình được
cách nghiên cứu việc sản xuất các sản phâm truyền hình OTT ở Việt Nam hiện nay
Ngoài ra, tác giả Lawrence Harte còn có thêm công trình nghiên cứu là cuốnsách “OTT Business Opportunities (Cơ hội kinh doanh OTT)” được xuất bản vào
tháng 11/2020 của hãng phát hành DiscoverNet đã giúp người đọc khám phá và tìm
hiểu việc triển khai các dich vụ, ứng dụng truyền hình trực tuyến mới nổi và các tùy
chon dé tạo doanh thu từ sản phẩm OTT Tác giả nghiên cứu và xác định các chỉ sốhiệu suất chính cho hệ thống OTT, cách tăng tỷ lệ quảng cáo trên TV và quảng cáokỹ thuật số Cuốn sách cũng mô tả các dịch vu OTT mới và cách hoạt động cuatruyền hình OTT Nghiên cứu cũng cung cấp cách sử dụng các thuật ngữ và từ viếttắt của truyền hình trực tuyến và truyền hình OTT Cuốn sách này được phát triển từ
14
Trang 20các cuộc phỏng vấn và đóng góp từ hơn 117 công ty thành công trong ngành OTTtrên thế giới nhằm tạo ra các sản phẩm truyền hình trên Internet hướng đến việc
tăng tỷ lệ quảng cáo và doanh thu Đây là một trong những tài liệu hữu ích cho tác
giả trong việc cập nhật các mô hình sản xuất sản phâm truyền hình OTT trên thế
giới Từ đó tạo cơ sở nghiên cứu việc sản xuất các sản phẩm truyền hình OTT tại
Việt Nam.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả đã tiếp cận vànghiên cứu nội dung của một số luận văn, luận án đề cập đến các vấn đề quản lý
dịch vụ truyền hình trên Internet tại Việt Nam ở góc độ kiểm duyệt và bản quyền
chương trình truyền hình trên Internet (OTT), cụ thể:
Luận án tiến sĩ báo chí học của tác giả Lê Vũ Điệp bảo vệ thành công năm2021 cũng là một công trình nghiên cứu mà tác giả quan tâm Với chủ đề Truyén
hình xã hội (social TY) và khả năng ứng dụng tại Việt Nam đã hệ thống hóa cơ sở lý
luận về mô hình truyền hình xã hội (social TV), từ đó hướng tới việc thiết lập khung
lý thuyết cho mô hình truyền hình phi truyền thống này — hướng nghiên cứu chưađược thực hiện bài bản tại Việt Nam Tác giả phân tích khả năng ứng dụng và đềxuất giải pháp phát triển truyền hình xã hội (social TV) ở Việt Nam hiện nay sao
cho đảm bảo thực hiện các sứ mệnh lịch sử, chức năng mà Đảng và Nhà nước giao
phó cho ngành truyền hình Luận án giúp tác giả nhận định và cập nhật được tình
hình thực tế của loại hình truyền hình trên mạng xã hội.
Năm 2021, tác giả Đặng Cao Sơn bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ Quản lý
Kinh tế tại Trường Đại học Kinh tế, Dai học Quốc gia Hà Nội với chủ đề Quản lý
dịch vụ truyền hình qua Internet xuyên biên giới tại Việt Nam Luận văn đã cung
cấp một số khái niệm quan trọng về truyền hình Internet (truyền hình OTT), chỉ ranhững hạn chế của việc quản lý dịch vụ truyền hình qua Internet xuyên biên giới tạiViệt Nam hiện nay Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm quản lý dich vụ truyền hình
trên Internet ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, năm 2020, tác giả Nguyễn Văn Phúc cũng đã bảo vệ thành công
luận văn thạc sĩ Van dé bảo vệ bản quyên truyền hình trên Internet của Đài PT-TH
15
Trang 21Vĩnh Long, luận văn đã phân tích, đánh giá về thực trạng, cách xử lý, giải quyết vẫn
đề vi phạm bản quyền chương trình truyền hình tại một số nước trên thế giới, tại
Việt Nam nói chung và Đài PT-TH Vĩnh Long nói riêng Từ đó, đề xuất giải phápnhằm bảo vệ bản quyền các chương trình truyền hình trên Internet nói chung và củaĐài PTTH Vĩnh Long nói riêng Những nghiên cứu này giúp tác giả có thể nhìnnhận một các có hệ thống những vấn đề mà truyền hình Internet đang gặp phải tạiViệt Nam Từ đó có thêm những cách tiếp mới trong luận văn của mình
3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa cơ sở lý luận về tô chức
sản xuất sản phẩm truyền hình trên Internet, dựa trên cơ sở đó đề khảo sát, phân tíchvà đánh giá thực trạng tổ chức sản xuất sản pham truyền hình trên Internet của Dai
THKTS VTC; đồng thời, kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng hoạt động tô chức sản xuất các sản phẩm truyền hình trên Internet hiện nay ở
Đài VTC nói riêng và tại Việt Nam nói chung.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, tác giả luận văn cần giải quyết
được các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, hệ thông hóa các van đề lý luận liên quan đến truyền hình Internet
(OTT: over top content) khái niệm, đặc trưng, công chúng, ưu và nhược điểm củacác sản phẩm truyền hình Internet so sánh với truyền hình truyền thống
Thứ hai, khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng tổ chức sản xuất các sảnphẩm truyền hình trên Internet tại Đài Truyền hình KTS VTC, những thành tựu đạtđược và những vướng mắc đang gặp phải Từ đó, tác giả đưa ra những nhận định về
sự phát triển chung của truyền hình Internet tại Đài VTC nói riêng và Việt Nam
hiện nay.
Thứ ba, phân tích và đưa ra quy trình tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chídành riêng cho truyền hình trên Internet nhằm mang lại hiệu quả trong sản xuất,kinh doanh và đáp ứng nhu cầu của công chúng
16
Trang 22Thứ tw, kiên nghị, đề xuất một số giải pháp dé nâng cao hiệu quả hoạt động
tổ chức sản xuất các sản pham truyền hình trên Internet tại Đài truyền hình KTS
VTC nói riêng và tại Việt Nam nói chung.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động tổ chức sản xuất sản phẩmtruyền hình Internet tại Đài truyền hình KTS VTC Khảo sát các sản phẩm truyền
hình trên kênh Youtube: VTC NOW, kênh Youtube: VTC1-Tin tức.
Dé có đủ dit liệu nghiên cứu và dam bao sự phù hợp của dit liệu, tác giả lựachọn thời gian khảo sát nội dung và quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyềnhình trên Internet tại VTC từ năm 2019 đến năm 2022 (đây là một giai đoạn chứngkiến sự phát triển vượt bậc của truyền hình OTT tại VTC nhưng cũng đi kèm với
những khó khăn, thách thức cho sự tồn tại và phát triển của loại hình truyền hìnhphi truyền thống này tại VTC VTC là Đài truyền hình thành lập Trung tâm Nội
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau đây:
Một là, phương pháp nghiên cứu tài liệu: các tài liệu mà tác giả tiếp cậntrong quá trình nghiên cứu gồm: hệ thống văn bản pháp luật, chỉ thị, nghị quyết củaĐảng; sách; tạp chí khoa học chuyên ngành; các bai viết đăng tải trên báo
17
Trang 23chí Phương pháp này được tác giả sử dụng nhằm hệ thống hóa các vấn đề lý luậnliên quan đến nội dung nghiên cứu.
Hai là, phương pháp thống kê, khảo sát: Tác giả sử dụng phương pháp nàynhằm tập hợp dữ liệu nghiên cứu là toàn bộ quy trình TCSX (tổ chức sản xuất) vàcác sản phẩm truyền hình trên Internet được đăng tải trên các kênh VTCNow,VTCI Tin tức trong thời gian khảo sát (từ năm 2019 đến 2022) nhằm phân tích và
làm rõ thực trạng sản xuất các sản phẩm truyền hình trên Internet tại Đài Truyềnhình KTS VTC Sở dĩ tác giả lựa chọn hai đơn vị này tại Đài VTC làm đối tượngkhảo sát chủ yếu là bởi VTC Now là đơn vị chủ đạo sản xuất và phân phối nội dungsố của Đài VTC VTCI là đơn vị sản xuất chủ lực và cung cấp tài nguyên chủ yếudé phân phối nội dung trên các nền tang của VTCNow trong giai đoạn khảo sát
Ba là, phương pháp phỏng vấn sâu: Quá trình thực hiện luận văn, để tham
khảo ý kiến chuyên gia trong phần đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp, tácgiả thực hiện phỏng vấn sâu với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà quản lý tronglĩnh vực báo chí truyền hình ở trong và ngoài nước Các ý kiến đề xuất của chuyêngia là cơ sở tham khảo dé tác giả đánh giá, nhận định thực trạng và đưa ra các kiến
nghị phù hợp.
Bốn là, phương pháp nghiên cứu trường hợp (case study) hoặc phương pháptiếp cận liên ngành nhằm quan sát, thu thập đữ liệu, phân tích đữ liệu, số liệu về
truyền hình trên Internet tại Đài TH KTS VTC trong một giai đoạn cụ thể Từ đó có
những lý giải chuyên sâu cho những vấn đề, những thách thức đang gặp phải củatruyền hình trên Internet tại Đài VTC nói riêng và ở Việt Nam nói chung
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài6.1 Ý nghĩa lý luận
Đây là một trong số ít các công trình nghiên cứu về truyền hình Internet(Truyền hình OTT) tại Việt Nam hiện nay Qua đó, luận văn đóng góp, bồ sung vàolý luận truyền hình một mảng lý luận rất mới trong sự phát triển của loại hình báochí truyền hình trong giai đoạn phát triển bùng nỗ của công nghệ thông tin và xu
hướng mới trong việc tiép cận với các sản phâm báo chí truyên hình của thê hệ trẻ.
18
Trang 246.2 Ý nghĩa thực tiễn
Dữ liệu nghiên cứu, những phân tích và đánh giá trong phan thực trạng là tàiliệu tham khảo cho những người đang tham gia hoạt động tô chức sản xuất và sản
xuất truyền hình trên Internet tai VTC và các đơn vị khác tại Việt Nam hiện nay
nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu của công chúng
Các kiến nghị, giải pháp được tác giả đưa ra trong luận văn là tài liệu thamkhảo cho việc hoạch định chính sách và nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức sản
xuất từ đó nâng cao chất lượng sản phẩm truyền hình trên Internet
Đây cũng sẽ là tài liệu tham khảo bồ ích cho sinh viên, học viên, nhà nghiêncứu về báo chí, truyền thông nói chung và truyền hình nói riêng
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Tài liệu tham khảo và Phụ lục; Nội
dung của luận văn được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Lý luận chung về truyền hình trên Internet và tổ chức sản xuất sảnphẩm truyền hình Internet
Chương 2: Thực trạng tô chức sản xuất sản phâm truyền hình trên Internet tạiĐài Truyền hình Kỹ thuật số VTC
Chương 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sản xuất sảnphẩm truyền hình trên Internet tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC
19
Trang 25Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VE TRUYEN HÌNH TREN INTERNETVÀ TO CHỨC SAN XUẤT SAN PHAM TRUYEN HÌNH INTERNET
1.1 Một số khái niệm có liên quan tới đề tài
Ll Truyén hinh trén Internet (OTT)OTT là từ viết tắt tiếng Anh của Over The Top Đây là giải pháp cung cấp
nội dung như hình ảnh, tin nhắn, gọi điện cho người dùng dựa trên việc tận dụng
không gian rộng lớn Internet OTT có thể sử dụng mượt mà trên nhiều thiết bị điệnthoại, tablet, laptop hay TV thông minh Bat cứ tài khoản nào có kết nối Internetđều có thê đăng nhập và trải nghiệp OTT ở bắt cứ đâu Trong bối cảnh Internet ngàycàng phát triển và phố biến thì OTT cũng ngày càng phát triển với các hình thức
truyền phát video một cách nhanh chóng, chất lượng hình ảnh, âm thanh chất lượng
cao đến người dùng Có thể kế đến một số nền tảng phổ biến trên thế giới hiện nay
như: YouTube, Netflix, TIkTok, Facebook, Instagram
Theo Bộ Thông tin và Truyền thông “Zruyén hình trên Internet” - InternetTV là từ dùng dé chỉ dịch vụ cung cấp các chương trình phát thanh, truyền hìnhnhư: thời sự, văn nghệ, thé thao, phim truyén qua mạng Internet Như vậy thay vì
phát qua vô tuyến hoặc cáp truyền hình, loại truyền hình này sẽ phát qua mạng
Internet.
Một trong những điều kiện dé có thể xem truyền hình Internet chính là ngườixem phải có thiết bị: smart TV, smart phone hoặc một thiết bị thông minh có kếtnối Internet Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của Internet hiện nay, truyền hình trênInternet đang trở thành một lựa chọn tối ưu cho nhiều gia đình hiện đại Người dùngcó thể xem truyền hình Internet theo hai phương thức là xem trực tiếp theo thời gianthực Real-time, tải file chương trình về máy tính cá nhân hoặc xem lại trên các nềntảng mạng xã hội Chính nhờ điều này mà so với truyền hình truyền thống phát sóngtheo khung giờ đã định, việc xem truyền hình Internet khiến cho khán giả được chủ
động hơn trong việc tiếp nhận các chương trình đã phát sóng
20
Trang 26So với truyền hình phát sóng vệ tỉnh, phát sóng trên hệ thống truyền hình cápthì truyền hình Internet có một số ưu điểm khá nồi bật như:
Đa dạng về các kênh chương trình: Hiện có hàng trăm kênh chương trìnhthuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trên các nền tảng Internet Các chương trình này
chủ yêu được sản xuất bởi các Đài truyền hình, các kênh truyền hình, do đó có thé
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nghe nhìn ngày càng cao của đông đảo công
chúng.
Cho phép người dùng chủ động lựa chọn chương trình yêu thích: Truyềnhình trên Internet được coi như là một kho lưu trữ tư liệu khổng lồ Nếu như trướcđây, dé đón xem một chương trình truyền hình yêu thích khán giả sẽ phải căn đúnggiờ phát sóng để đón xem Nếu có việc bận không xem được thì ở một số chương
trình có thêm 1 khung phát lại Và, nếu không xem được khung phat lại thì sẽ bị bỏ
lỡ chương trình Điều này sẽ được khắc phục hoan toàn thậm chi là rất tốt đối với
truyền hình Internet Các chương trình truyền hình khi được phát sóng trên Internetsẽ được lưu lại trên nền tảng đó Nếu không xem được buổi phát sóng trực tiếp,
công chúng có thé tìm kiếm và xem lại vào bất cứ lúc nào và bat cứ nơi đâu miễn là
có thiết bị thông minh kết nối mạng Internet
Chất lượng hình ảnh, âm thanh tốt nhất: Hầu hết các chương trình truyền
hình Internet hiện nay đều đang hỗ trợ giải mã Ultra HD, 4K hoặc Full HD cho hình
ảnh sinh động, rõ nét Nhờ đó công chúng sẽ được trải nghiệm các chương trình, bộ
phim với chất lượng tốt nhất
1.1.2 Tổ chức sản xuất sản phẩm truyén hình trên InternetTrước tiên có thé khang định truyền hình là một sản phẩm của tập thé baogồm nhiều chức danh và vị trí Trong đó tô chức sản xuất có vị trí và nhiệm vụ rấtquan trọng, giống như một trưởng ekip dé tiến hành điều phối cả về nội dung vànhân sự, chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm và tiến độ thực hiện sản phẩmtruyền hình
21
Trang 27Về mặt nội dung: Tổ chức sản xuất là người chịu trách nhiệm chính về nội
dung cho một sản phẩm truyền hình, bảo vệ đề tài của cả ekip trước Lãnh đạo Kênhvà Hội đồng biên tập Chịu trách nhiệm giải trình những vấn đề có liên quan phátsinh trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình truyền hình Tổ chức sản xuất
cũng là người lên bố cục nội dung cho một chương trình, một bản tin Đưa ra thôngđiệp chủ chốt và tư tưởng chủ đề của chương trình và yêu cầu các chất liệu cần thiết
dé thé hiện thông điệp va tư tưởng chủ dé cho chương trình đó TCSX là ngườikiểm duyệt lần đầu các đề cương đi quay, các kịch bản nội dung, chỉnh sửa theo ýđồ nội dung của mình trước khi trình cấp Lãnh đạo Kênh duyệt kịch bản Việc kiểmduyệt sản phâm lần đầu cũng là công việc của TCSX
Như vậy có thể thấy rằng, TCSX là một chức danh, một vị trí then chốt của
một quy trình sản xuất sản phẩm truyền hình Vị trí này nắm giữ vai trò điều phối,
điều tiết và quyết định sự ra đời cũng như chất lượng của một tác phâm truyền hình.TCSX có quyên chỉnh sửa nội dung, thêm hoặc cắt bớt nội dung sao cho tác phẩm
đạt chất lượng tốt nhất
Về mặt tổ chức nhân sự: Tô chức sản xuất là người phân công nhân sự triển
khai đề tài khi đề tài, bản tin đã được lãnh đạo Kênh hoặc Hội đồng biên tập thông
qua Như vậy, trên TCSX là Lãnh đạo Kênh và Hội đồng Biên tập dưới TCSX là
các phóng viên, biên tập viên Ngoài ra mỗi một tác phẩm truyền hình được sảnxuất còn phải phối hợp với các bộ phận khác trong cùng một đơn vị như:
Khối hành chính - kế toán: phối hợp với TCSX thực hiện việc lên dự toánkinh phí phục vụ cho việc sản xuất một chương trình Sau khi kinh phí được phê
duyệt các nhân sự thực hiện sẽ căn cứ vào kinh phí được phép chi của chương trình
dé tiến hành sản xuất Thông thường kinh phí sản xuất thực tế không được lớn hơnkinh phí dự toán đã được phê duyệt Nếu chi kinh phí lớn hơn phải có sự phê duyệt
bổ sung của Lãnh đạo Kênh va ekip sản xuất mà cụ thé là TCSX sẽ phải giải trình
về các khoản vượt dự toán so với kinh phí được phê duyệt ban đầu
22
Trang 28Khối thể hiện: Thực hiện các nhiệm vụ về mặt hình ảnh như: quay phim, kỹthuật tiền kỳ, đồ hoạ, đạo diễn trường quay, kỹ thuật trường quay
Khối thư ký biên tập và MC: Thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến
trường quay như: chuẩn bị kịch bản đã được duyệt, chạy máy nhắc chữ cho MC, sắp
xếp bar chữ nhân vật phỏng van, làm thủ tục nghiệm thu chương trình MC thựchiện nhiệm vụ dẫn chương trình.
Khối hậu kỳ: Thực hiện nhiệm vụ hậu kỳ tác phẩm theo kịch bản đã đượcphê duyệt Chau chuốt lại hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng, ánh sáng cho cả mộtchương trình trước khi TCSX xem lần 1 sau đó trình lên Lãnh đạo Kênh và Hộiđồng nghiệm thu xem đề phát sóng
Khối nội dung số: Xuất bản các sản phẩm truyền hình sau khi chương trìnhđược phê duyệt và nghiệm thu bởi Hội đồng nghiệm thu của Đài Tiếp nhận nhữngphản hồi từ bộ phận nội dung số nếu có những phản hồi đáng chú ý từ khán giả Từ
đó đưa ra các phương án giải quyết tiếp theo
Tổ chức sản xuất của một chương trình truyền hình sẽ là người điều phối và
phối hợp với tất cả các vị trí như trên trong một quy trình sản xuất dé cho ra đời một
tác phâm truyền hình Với các chương trình lớn, có quy mô thì sẽ có nhiều TCSX
cùng tham gia và có thêm trợ lý TCSX giúp việc trong việc điều phối quy trình sản
xuất dé các khâu tiễn hành một cách nhịp nhàng Hoạt động TCSX cho một chương
trình truyền hình được điều hành bởi một hoặc nhiều TCSX sao cho chương trình
truyền hình đạt được các yêu cầu sau: Thir nhất, đảm bảo về mặt tiến độ dé kịp thời
lên sóng hoặc xuất bản lên các nền tảng số; Thi hai, đảm bảo về mặt chất lượng nộidung chương trình, không dé xảy ra lỗi trong một tác phẩm truyền hình; Thi? ba,điều phối một cách hài hoà sự phối hợp giữa các bộ phận trong cùng một đơn vị
nhằm đạt được hiệu quả công việc cao nhất
1.1.3 Video trực tuyếnTrong một thế giới kết nối Internet, video trực tuyến đã trở thành mộtphương tiện truyền đạt quan trọng cho các báo chí xuất bản, các Đài truyền hình
23
Trang 29Đó là cách dé thu hút công chúng đón xem những chương trình trực tiếp, các tin tức
thời sự tức thì Do đó các nhà báo được yêu cầu quay video làm tin ở bất cứ đâu cóthé Điều này không chỉ xảy ra ở các toà soạn báo in, báo mạng điện tử mà truyền
hình cũng đang tham gia tích cực vào việc sản xuất các video trực tuyến Nhiều Đài
truyền hình hiện đã áp dụng phương pháp sản xuất “ưu tiên cho web” Trong đó
video được sản xuất cho thiết bị di động và trực tuyến trên Internet trước khi phát
sóng trên sóng truyền hình vệ tỉnh hoặc truyền hình cable Ví dụ, trong báo cáoStringer năm 2014 của BBC, người ta nói răng các phóng viên cần biết “ưu tiên
hàng đầu của họ là cung cấp video trực tuyến, video phải có tính tức thời, kết nỗi và
cá tính” (Stringer, 2014) Ngay cả radio cũng mang tính nghe nhìn, các cuộc phỏng
van tại phòng thu thường xuyên được phát trực tuyến, có phóng viên quay video dé
phát lên mạng xã hội [3, Tr 344]
Tháng 12/2010 là một thời điểm quan trọng đối với video tin tức trực tuyến.Vào cuối năm đó, nền tảng video Brightcove báo cáo rằng lần đầu tiên báo chí phátnhiều phút nội dung trực tuyến bằng dịch vụ hơn so với các đài truyền hình
(Brightcove và Tubemogul, 2010) Duong như video không chỉ có nghĩa là “TV
trực tuyến” Cách khán giả tiếp nhận tin tức trên truyền hình và cách tiếp cận tin tức
trực tuyến là khác nhau John Domokos của Guardian cho rằng: “Video trực tuyến
không nên bắt chước TV Dé bắt đầu, bạn phải hình dung đến một người đang ngồitrước máy tinh, tìm và xem — nó có thé nằm trong khung hình nhỏ Đó là một môi
trường riêng biệt hơn nhiều Bạn phải thu hút sự chú ý của họ rất nhanh, trong vài
giây” [3,Tr.346].
Khác với các làm truyền hình truyền thống, phóng viên, quay phim đem theo
máy quay và phụ trách ghi hình sự kiện Sau đó phóng viên sẽ chịu trách nhiệm xử
lý tin tức và hình ảnh gửi về Đài truyền hình để phát sóng tin tức, phóng sự trongcác bản tin thời sự Ngày nay việc TCSX video trực tuyến dé phuc vu cho viéc phatsóng trên nền tang Internet đã trở nên phổ biến hon, gon nhẹ hon và quy trình đượctối giản hoá Điều này có sự đóng góp rất lớn của các thiết bị thông minh Năm
24
Trang 302007, chiếc Iphone đầu tiên được ra mắt, cùng năm đó chiếc Nokia N95 cũng đượcra đời đã mở ra cơ hội sản xuất video trên điện thoại di động cho các nhà báo và dân
chúng toàn cầu Khi máy ảnh phản xạ ống kính đơn (DSLR) kỹ thuật số bắt đầu có
khả năng quay video vào năm 2008, các nhiếp ảnh gia cũng bắt đầu sản xuất video
dễ dàng hơn.
Sử dụng các nền tảng trực tuyến, mạng xã hội đôi khi giúp cho các nhà báotác nghiệp và cung cấp thông tin đến công chúng nhanh chóng hơn Ngành côngnghiệp tin tức đã coi sản xuất video trực tuyến là một phần của báo chí, truyền hìnhhiện đại Đương nhiên, đó không phải là tất cả nhưng nó là xu hướng tất yếu Hiệnnay, tất cả các cơ quan báo chí, các Đài truyền hình đều sở hữu cho mình các nền
tảng mạng xã hội như YouTube, Facebook, Instagram, Twitter cũng như các kênh
chương trình trên nền tảng OTT
1.1.4 Sự khác biệt cua truyền hình trên Internet so với truyền hình
IPTV thé hệ cũTiêu chí Truyền hình Internet Truyền hình IPTV
Định Là dịch vụ cung cấp các chương trình | Là dịch vụ cung cấp các chương
nghĩa truyền hình, truyền thanh phát qua mạng | trình truyền hình sử dụng giao thức
Internet IP.
Chi phí | Trả phi/ Miễn phí Trả phí
Cách Dùng mạng Internet dé truyén dit liệu Dùng mang riêng được bảo mật déthức truyền tải nội dung video tới đối
hoạt tượng sử dụngđộng
Giới Không bị giới hạn về địa lý Người dùng | Mạng bị giới hạn trong vùng địa lý
han địa | có thé truy cập dich vu từ bất cứ vị trí | Xác định Người dùng Internet không
: 3o trên thể giới truy cập được các mạng do các nhà
lý nao tren the gIỚi, khai thác viễn thông sở hữu va van
hành.
Thiết bị | Các thiết bị thông minh: Smartphone, | - Ding Set-top box để truy cập và
25
Trang 31sử dụngsmart TV, OC, laptop, máy tinh bang,
máy choi game, một số OTT Player
thong dung.
- TV thông thường không có kết nối
mạng thì không xem được
giải mã nội dung video qua hệ thông
IPTV.
Đơn vị
sản xuấtnội dung
Đa dạng, thuộc bên thứ ba và bât cứ nhà
cung câp nào sản xuât nội dung đêu có
thé cung cấp trên nền tảng Internet
Nhà cung cấp dịch vu IPTV truyén
trên các kênh phim và chương trình
truyền hình thông thường do các
Cung cấp các chương trình truyền hình | hãng phim và hãng truyền hình lớn
qua App, nền tảng mạng xã hội: | cung cấp
Youtube, TikTok, Facebook
Qua bang so sánh trên có thé thấy truyền hình Internet dựa trên nền tảng
Internet nên có thể tiếp cận được mọi đối tượng ở các độ tuổi khác nhau thông quanhững thiết bị thông minh So với truyền hình thông dụng như truyền hình cáp,
truyền hình IPTV, truyền hình vệ tinh, truyền hình Internet có nhiều ưu điểm nhưnội dung phong phú, tiện lợi, chất lượng cao, xem chương trình miễn phí hoặc chi
phí thấp Hơn nữa truyền hình OTT còn thu hút người dùng bởi các nội dung độcquyền như chương trình của Netflix, HBO Go Bên cạnh việc đầu tư vào hạ tầngkỹ thuật, nội dung chương trình, các nhà cung cấp nội dung trên truyền hình OTTvan không ngừng nâng cấp dé mang lại trải nghiệm mới, tiện ích và đáp ứng tốt hơnnhu cầu của công chúng
1.2 Sự hình thành và phát triển của xu hướng truyền hình trên Internet1.2.1 Trên thé giới
Quá trình bùng no phát sóng video trực tiếp trên mạng xã hộiMột trong những nền tảng đầu tiên khởi đầu cho sự ra đời và phát triển củatruyền hình OTT đó là YouTube Tháng 4-2005, video đầu tiên của YouTue có tên
“Tôi ở sở thú” chỉ dài 19 giây, ghi lại cảnh Jawed Karim đứng tại so thú San Diego
ngay trước chuồng voi Đến tháng 9-2005, YouTube cán mốc một triệu video được
đăng tải Video thứ 1 triệu là một đoạn quảng cáo của Nike, trong đó có hình anh
26
Trang 32ngôi sao bóng đá Brazil - Ronaldinho nhận “đôi giày vàng” Đến tháng 7-2007,
YouTube tham gia vào truyền thông chính trị khi hợp tác với CNN té chức vòng
tranh luận cho kỳ bau cả tổng thống năm 2008, với những video về câu hỏi của cửtri 7 trong số 16 ứng cử viên đã sử dụng YouTube đề thực hiện chiến dịch quảng bá
cho mình.
Thang 4-2011, YouTube chính thức bước chân vao lĩnh vực truyền hình với sựra mắt của YouTube Live cho phép truyền hình trực tiếp mọi sự kiện Cuộc bầu cửtong thống Mỹ 2016, 2020 tat cả các hãng truyền thông lớn ở Mỹ đều làm các
chương trình trực tiếp cập nhật kết quả bầu cử phát sóng song song cả ở sóng truyềnhình và trên Internet qua nền tảng YouTube với hàng triệu người theo dõi trực tiếp
như NBC, FoxNews, CNN Hay các chương trình nhận được sự quan tâm lớn nhưđám cưới Hoàng gia Theo khảo sát của YouTube, 70% thời gian xem YouTube
đến từ thiết bị di động, chính vi vậy cùng với ha tang phát sóng truyền thống thi hau
hết các chương trình của các hãng truyền thông, các Đài truyền hình đều được đăng
tải trên YouTube.
Các Đài truyền hình, các hãng thông tan lớn trên thé giới đều thiết lập một
hoặc nhiều kênh trên YouTube dé thu hút khán giả của mình Tính đến tháng
6/2022 CNN có 14 triệu người đăng ký với tổng số hơn 11,8 tỷ lượt xem cho cácvideo, thiết lập một tệp khán giả vô cùng đông đảo Hàng vạn video đã được đăngtải và số lượng người xem cho mỗi một video tin tức, phóng sự, chương trình củaĐài này trung bình khoảng 20 nghìn người xem sau | giờ đăng tải Theo số liệuthong kê từ SensorTower, đã có khoảng hơn 50 triệu lượt tải về ứng dung CNN,trung bình mỗi ngày có khoảng 773.000 người xem trên ứng dụng này Công chúngđược tải miễn phí ứng dụng về điện thoại và xem miễn phí hầu hết các chương trình
tin tức trên ứng dụng.
Sự ra đời của dịch vụ phát video trực tiếp thông qua các nền tảng Internet đãmang đến một bước ngoặt lớn đối với sự hình thành và phát triển của truyền hìnhInternet trên thế giới Nhưng sự ra mắt của Meerkat vào năm 2015 mới thực sự khởi
dau cho sự trôi dậy của video trực tiép trong các cơ quan bao chí và các dai truyên
27
Trang 33hình Nó cho phép kết nối video trực tiếp với mạng Twitter và cho phép người xem
có thé bình luận trên đó Trong vòng 1 tháng, Twitter đã tung ra ứng dụng video
trực tiếp của riêng mình, Periscope Và chỉ 5 tháng sau cũng vào năm 2015,
Facebook tung ra Facebook Live Cuộc đua đã lan rộng, vào năm 2016, Tumbr va
Instagram cũng đã bổ sung kha năng phát video trực tiếp Chỉ trong 12 tháng, sốlượt đăng video trực tiếp trên YouTube đã tăng 130% [3, Tr 383]
Facebook Live chính thức được sử dụng vào việc truyền phát tin tức khi vào
năm 2016, BBC Newsnight quyết định phát trực tuyến một “Ngày Facebook Lives”sau kết quả trưng cầu dân ý của Vương quốc Anh Thông thường thời lượng phátsóng giới hạn 45 phút nhưng BBC đã sử dụng Facebook Live để tạo kênh 24 giờ
của riêng mình trong một ngày Việc phát sóng song song tương tự còn có trong
giải vô địch Euro và Thế vận hội năm 2016 khi những người dẫn chương trình
truyền hình mời khán giả tiếp tục xem trên trang Facebook của họ Facebook nhận
thấy rằng người dùng xem video trong thời gian phát trực tiếp lâu hơn gấp 3 lần so
với khi không còn là phát trực tiếp [3, Tr 282]
Quá trình thay đổi khung hình (multi screen) phù hợp cau hình thiết bị dau
cuối
Một trong những ưu điểm của việc phát sóng các chương trình truyền hình,các video trên Internet đó là sự tối ưu hoá video Tải video lên nền tảng mạng xã hộichưa phải là kết thúc quá trình sản xuất video của nhà báo Điều quan trọng ở đây làphải thêm thông tin bổ sung dé giúp các công cụ tìm kiếm hiểu được nội dung của
video là gì từ đó giúp người dùng dé dang tìm kiếm hon
Trong lịch sử phát triển của truyền hình Internet trên thế giới, có lẽ sự thay đôilớn nhất trong quá trình chuyển từ phát sóng truyền hình truyền thống sang phátsóng truyền hình trên Internet là sự gia tăng của video đọc và vuông thay vì videongang như trước Theo Paul Bradshaw - người sáng lập và hướng dẫn chương trìnhthạc sĩ chuyên ngành Báo chí Dữ liệu, Báo chí DI động và Đa nền tảng tại Đại họcThành phố Birmingham, Vương quốc Anh: Một trong những yếu tổ lớn đưa đến sự
thay đổi này là Snapchat Ngay từ đầu Snapchat đã chi theo chiều dọc và vào năm
28
Trang 342015 họ công bố những công bé ủng hộ quyết định đó, khi nói với các nhà quảngcáo răng: Quảng cáo đọc trên nền tảng này thường xuyên được xem đến cuối hơn
gấp chín lần so với quảng cáo ngang Cùng năm đó, các ứng dụng video trực tiếphầu hết là dọc đã được ra mắt Trong khi đó YouTube cập nhật các ứng dụng di
động của mình dé phát video dọc Facebook theo bước một năm sau, khi phát hiện
ra rằng mọi người xem lâu hơn và bật âm thanh khi video hiển thị theo chiều đọctrên nguồn cấp dữ liệu (Peterson, 2016) [3, Tr 349]
Sự thay đối này rõ ràng là do nhu cầu của công chúng dé thích ứng với cácthiết bị đang được xem nhiều nhất, đặc biệt là điện thoại di động Tại một số Đài
truyền hình hoặc hãng thông tấn, video ngoài việc được quay ngang thì còn được
quay dọc, thậm chí một số video được quay chiều ngang nhưng sau đó lại cắt theo tỉ
lệ dọc Tỷ lệ một phần ba vẫn rất quan trọng trong việc quay video dọc cùng vớiphụ đề cho một số lượng lớn người dùng luôn tắt âm thanh khi xem video Quayphim theo chiều dọc, ngang, vuông hay thậm chí là hình tròn đều phụ thuộc vào nềntảng được phát sóng Với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của truyền hình trên
Internet, việc sản xuất video sẽ có nhiều bước ngoặt hơn trong quá trình phát triển Trong
đó video dọc và vuông đang hứa hẹn trở thành xu hướng của quá trình sáng tạo videotrong thập kỷ tới.
1.2.2 Sự phát triển truyền hình Internet tại Việt Nam
Sự xuất hiện của truyền hình trên Internet (Truyền hình OTT)
Ngày 1/6/2010 tại một buổi Toạ đàm về cung cấp dịch vụ truyền hình và
phát thanh cho kiều báo Việt Nam ở nước ngoài, diễn ra tại Hà Nội do Bộ Thông tinvà Truyền thông tổ chức, khi đó Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Đỗ QuýDoãn đã khang định rằng: Chinh phủ coi việc phát triển dịch vụ phát thanh-truyén
hình qua Internet cho người Việt Nam ở nước ngoài là một nhiệm vụ đặc biệt quan
trọng và trong thời gian tới càng can có những chiến lược cụ thé cho van dé này
Theo đại điện của Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện (VTC) khi đó,
sau khi được Chính phủ đầu tư, dịch vụ truyền hình và phát thanh dành cho kiềubào ở nước ngoài đã được đây mạnh phát triển Đài VTC được lựa chọn để triển
khai dịch vụ này Trang web www.vtc.com.vn ra đời với 10 kênh truyền hình của
29
Trang 35Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài truyền hình VTC cùng các kênh phát thanhcủa Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) đã trở thành công tiếp cận rất hữu ích cho kiềubao Việt Nam ở nước ngoài Thông qua tên miền vtc.com.vn, trong 3 năm, từ 2008đến 2010, dich vụ đã thu hút được khán giả trên 200 quốc gia và vùng lãnh thé
thuộc 3 khu vực chính là Bắc Mỹ (triển khai từ năm 2008), châu Âu và châu Á (mở
rộng từ tháng 7/2010) Theo thống kê của VTC, lượng truy cập bình quân tăng đều
đặn qua các năm, từ 14 triệu lượt/tháng năm 2008 lên 16 triệu lượt/tháng năm 2009
và đạt 20 triệu lượt/tháng năm 2010 Với 10 kênh truyền hình và 4 kênh phát thanh,người Việt Nam ở nước ngoài có thể cập nhật thông tin trong nước hàng ngày một
cách dé dang, moi lúc mọi nơi [33] Như vậy ké từ năm 2010, phát thanh, truyền
hình trên Internet đã được nhìn nhận như một hướng di trọng yếu dé cung cấp thôngtin đến công chúng đặc biệt là người Việt Nam ở nước ngoài
Cùng với sự phát triển lớn mạnh của Internet, của công nghệ số dẫn đến sự ra
đời của các nền tảng OTT, mạng xã hội Nhu cầu tiếp nhận thông tin và trải nghiệm
của công chúng đã thay đổi theo hướng nhanh nhất và tiện lợi nhất từ điện thoạithông minh chứ không phải ngồi ở phòng khách theo dõi ti vi Từ đó đặt ra một bàitoán đối với các Đài truyền hình trong nước: Làm thé nào dé đưa truyền hình lênInternet? Day là một trong bước ngoặt làm thay đổi toàn bộ mô hình truyền hình
truyền thông như trước đây Một công cuộc đưa truyền hình lên Internet tại Việt
Nam bắt đầu trở nên rầm rộ từ khoảng những năm 2018
Không chỉ Đài VTC, các Đài truyền hình và các cơ quan báo chí khác tạiViệt Nam cũng bắt đầu vào cuộc với việc đưa nội dung lên Internet và các nền tảng
OTT Theo số liệu từ tham luận của Thạc sĩ Phan Văn Tú - Trưởng bộ môn Báo chí,
Khoa Báo chí — Truyền thông, Trường Đại học KHXH-NV, Đại học Quốc gia
TP.HCM tại Hội thảo Khoa học Chuyển đối số bdo chí Việt Nam một số van dé lyluận và thực tiễn diễn ra vào ngày 11/6/2022 tại Hà Nội thi qua khảo sát ở 142 cơ
quan báo chí tại Việt Nam, có đến 100% đơn vị đã khai thác nền tảng mạng xã hội
xuyên biên giới của bên thứ ba như Facebook, YouTube, Instagram, TikTok [33].
Dẫu ở giai đoạn đầu còn nhiều khó khăn, tuy nhiên các cơ quan báo chí từTrung ương đến địa phương đang triển khai việc phát triển nội dung trên Internet là
30
Trang 36một phần của hoạt động báo chí Qua khảo sát tại một SỐ CƠ quan báo chí lớn tạiViệt Nam, số lượng kênh trên mạng xã hội để người dùng Internet có thé tiép canmang đến những con số day ấn tượng sau đây:
+ Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long (THVL) hiện có 32 kênh
YouTube, 2 Fanpage trên Facebook, 5 kênh Dailymotion, 2 kênh Zalo, 2 kênhTikTok, 1 kênh Instagram Các kênh YouTube của THVL đã thu hút trên 13,5 tỉlượt xem, trên 18 triệu lượt theo dõi 2 fanpage trên Facebook của THVL có trên 3
triệu người theo dõi tính đến tháng 6/2022
+ Báo Pháp Luật thành phố Hồ Chí Minh hiện khai thác 2 kênh mạng xã hội
YouTube khá thành công với chuyên mục “Nóng hôm nay” và “Điều tra”, 2 KênhTikTok, 1 Fanpage Facebook, 1 kênh Zalo Ngoài ra, tòa soạn còn khai thắc các nêntảng khác như My Clip, Lotus, Google News, Gapo, tính đến tháng 6/2022
+ Báo Thanh niên có 4 kênh YouTube của báo là Báo Thanh Niên, Ihay TV,
NGON TV và Thé Thao 360 cũng thu hút hơn 4 triệu người theo dõi, tính đến tháng
6/2022.
+ VTV - một Đài truyền hình Quốc gia cũng không nằm ngoài xu hướng đưanội dung lên Internet Với việc khánh thành Trung tâm sản xuất và phát triển nộidung số (VTV Digital) vào ngày 10/5/2020, việc sáng tạo và khai thác nội dung trênInternet đang được đây mạnh tại VTV
Việc đưa nội dung lên Internet thông qua đa nền tảng đang được coi là mộtxu hướng tất yếu của báo chí và truyền hình tại Việt Nam Việc khai thác nội dung
truyền hình trên Internet được khai thác ở các lĩnh vực như: Tin tức, Thẻ thao, TV
Show, Âm nhạc, Truyện hay, Thiếu nhi, Phim truyện, Hải, Âm thực, Sức khỏe và
các chương trình giáo dục tương tác Ngoài việc đưa nội dung lên các nền tảng, ở
Việt Nam hiện nay, có 4 nhóm chính đang tham gia vào việc sáng tạo nội dung trên
Internet thông qua App OTT đó là:
Nhóm1 là ứng dụng OTT của các Đài Truyền hình
Nhóm 2 là ứng dụng OTT của các doanh nghiệp truyền hình trả tiền
Nhóm3 là ứng dụng OTT của các doanh nghiệp viễn thông
Nhóm 4 là ứng dụng O TT của các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam.
31
Trang 37Cùng với công cuộc chuyên đổi số Quốc gia, các cơ quan báo chí và các Đài
truyền hình tại Việt Nam cũng đang tiến hành chuyển đổi số Trong đó việc phát
triển nội dung nghe — nhìn trên Internet thông qua nhiều nền tảng đã trở thành mộtphần tất yếu của hoạt động báo chí ngày nay Một tệp công chúng trẻ - những ngườisử dụng Internet từ 6-7 giờ mỗi ngày đang trở thành một tệp công chúng quan trọng
của các đơn vi báo chi, truyền hình Ở đó có nhiều từ vựng mới được ra đời như: bắt
trend, tạo xu hướng, viral đây là một trong những yếu tô quan trọng dé những nhàsáng tạo nội dung trên Internet không thé bỏ qua Và, đây cũng là yếu tố mang đến
sự khác biệt giữa sản xuất sản phẩm truyền hình truyền thống và sáng tạo nội dungtrên Internet của bất cứ cơ quan báo chí và Đài Truyền hình nào
1.3 Đặc điểm sản phẩm truyền hình trên Internet1.3.1 Sự khác biệt so với truyền hình truyền thống
Thông tin nhanh nhạy, đa dạng cách thê hiện, tương tác trực tiếp là những đặcđiểm quan trong của sản phẩm truyền hình trên Internet Va, chất lượng nội dungvan là yếu tố sống còn đối với truyền hình Internet Tại Hội thảo Quốc tế “Phattriển nguôn thu cho các Đài Phát thanh - Truyền hình trong xu hướng Chuyển đổi
số ” năm trong khuôn khô của Liên hoan Phát thanh toàn quôc dién ra vào dau thang
32
Trang 388/2022 tại TP.HCM Hầu hết các chuyên gia trong nước và quốc tế đều thông nhấtrằng: Trên môi trường Internet thì Content is King - Nội dung là Vua Nó là yêu tôsống còn dẫn đến sự tổn tại và phát triển của các Đài Truyền hình khi sản xuất nộidung trên các nền tảng số Ngoài ra nội dung cũng là yếu tố quyết định xem sanphẩm đó có kiếm được tiền hay không? Vì vậy nội dung chính là thước đo củanhiều giá trị.
Không giống như truyền hình truyền thống, các chương trình được phát sóng
theo giờ khung sóng đã duyệt trước và mang tính ôn định Truyền hình trên inernet
không mang yếu tố định kỳ mà mang tính tức thời theo sự kiện, theo xu hướng vàtheo nhu cầu của người dùng Những nhà báo hiện đại ngày nay tham gia sản xuấtnội dung cho Internet trên các nền tảng và mạng xã hội khác nhau, không còn giữ
vai trò là một nhà báo hay một phóng viên, một biên tập viên mà có một cụm từ
khác dùng dé định danh cho tat cả các vị trí này, đó là: Người sáng tạo nội dung.1.3.2 Về mô hình sản phẩm
Dựa vào đặc điểm của công chúng đối với sản pham truyền hình trên Internetmà mỗi Đài Truyền hình cần xây dựng các mô hình sản phẩm sao cho phù hợp với
thị hiểu và nhu cầu của công chúng Sản phẩm được đón nhận và tương tác càng
nhiều thì mức độ thành công của bản thân sản phẩm và kênh chương trình càng lớn.Về cơ bản mô hình của sản phâm truyền hình trên Internet được xây dung theo sơđồ sau:
+ Tao dựng các Kênh chương trình trên Internet: Trong môi trường Internet,
các nhà Dai có nhiều sự lựa chọn dé xuất bản sản phẩm của mình trên một số nền
tảng sau:
Thứ nhất, trở thành đỗi tác của các nền tảng mạng xã hội lớn như: YouTube,Facebook, Instagram, Twitter tuân thủ theo quy tắc cộng đồng do các nền tangnay đưa ra Phương thức này đang được hau hết cơ quan báo chí, truyền hình tạiViệt Nam và trên thế giới lựa chọn Bởi có hàng tỷ người trên thé giới dang sử dụng
các nền tảng này như một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày
33
Trang 39Thứ hai, xây dựng App OTT dé phát sóng các chương trình của mình Người
dùng điện thoại thông minh cả Android và IOS đều có thể download cài đặt ứngdụng OTT trên điện thoại và xem các chương trình họ yêu thích Để duy trì ứngdụng này, nhà Đài hoặc các Doanh nghiệp truyền hình trả tiền, các Công ty viễnthông có thé tự đặt ra luật chơi, không phụ thuộc vào bên nào nhưng chi phí dé duytrì va phát trién ứng dụng là rat lớn Chi phí duy trì tỷ lệ thuận với số lượng người
sử dụng ứng dụng Bằng cách này các đơn vi sẽ tự tạo dựng được tệp công chúng
cho riêng mình.
Thứ ba, các sản phẩm truyền hình của các Đài truyền hình được phát sóngtrên vệ tinh và các sản phẩm được sản xuất cho truyền hình Internet được phát sóngtrên hạ tầng OTT của các Doanh nghiệp truyền hình trả tiền hoặc Công ty viễn
thông Việc phát sóng trên các hạ tầng OTT của bên thứ 2, thứ 3 sẽ tận dụng đượctệp công chúng của các nền tảng này
+ Sáng tạo sản phẩm cho truyén hình trên Internet: Sản xuất sản phẩmtruyền hình trên Internet khác hoàn toàn với sản xuất sản phẩm truyền hình truyềnthống Sự thu hút công chúng được tính từ những giây đầu tiên dựa trên các thuật
toán của mỗi một nền tảng Đôi khi các sản phẩm ngăn đăng tải trên Internet lại trở
thành cách thức quảng bá cho các sản phẩm phát sóng dài hơn trên truyền hình Độdai ngắn của video khá được chú trọng đối với các sản phẩm truyền hình phát hànhtrên Internet và các nền tảng mạng xã hội Bởi đó là yếu quyết định đến mức độ tiếpcận của công chúng đến với sản phẩm
+ Phat sóng và đo lường sự tương tac của công chúng:
Nếu như truyền hình truyền thống sử dụng hệ thống đo lường rating của bênthứ 3 để đo số lượng khán giả xem một chương trình thì truyền hình trên Internet ởbất cứ thời điểm nào cũng có thể đo lường được số lượng khán giả tiếp cận với
chương trình Sự tương tác gần như là trực tiếp đối với bất cứ một chương trình nào
Đối với việc TCSX các chương trình trên Internet, phản hồi của công chúnglà rất quan trọng Bởi tất cả các phản hồi đều hàm chứa trong đó là nhu cau, sở thích
của người xem đôi với chương trình Nhà sản xuât nội dung căn cứ một phân vào
34
Trang 40các phản hồi để định hướng các đề tài tiếp theo Điều này không chỉ giúp các
chương trình nhắm đúng và trúng nhu cầu của công chúng mà còn mở rộng chương
trình đến khán giả mục tiêu và khán giả tiềm năng Khi chương trình càng giữ chânđược nhiều người xem thi sẽ tăng được nhiều doanh thu và dé dàng thu hút quảng
cáo từ các doanh nghiệp Đồng thời độ uy tín và giá trị thương hiệu cũng tăng lên
1.4 Phương thức sản xuất và Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm truyền hình
trên Internet
Đề làm rõ hơn phương thức sản xuất và quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm
truyền hình trên Internet, tác giả sẽ đi từ phương thức sản xuất và quy trình tô chứcsản xuất của truyền hình truyền thống Bởi việc sản xuất các sản phẩm truyền hìnhtrên Internet hiện nay vẫn đang phụ thuộc vào các sản phâm truyền hình phát sóngvệ tinh như một sự tối ưu hoá tài nguyên và chi phí sản xuất Đồng thời cho thấy rõ
sự khác biệt giữa quy trình TCSX truyền hình truyền thống và quy trình TCSX
truyền hình trên Internet.1.4.1 Phương thức sản xuất và Quy trình tổ chức sản xuất truyền hình truyền thong
Truyền hình ra đời từ những năm 30 của thế kỷ trước Sau nhiều thập kỷ tồntại với sự phát triển mạnh mẽ và bùng nô của công nghệ truyền hình thì có một đặcđiểm vẫn không hề thay đôi Do là tính định kỳ Các chương trình được ấn định giờ
phát sóng tạo nên một khung chương trình cho cả một ngảy, một tháng, một năm.
Phóng viên, biên tập viên truyền hình phải tuân thủ deadline và giữ kỷ luật sóng.Dựa vào quá trình công tác tại một Đài Truyền hình tác giả có thể đưa ra một quytrình tổ chức sản xuất tác phẩm truyền hình truyền thống như sau:
35