1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí và truyền thông: Quản trị thông tin về đại dịch Covid-19 tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

111 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NOI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO THỊ HOÀI PHƯƠNG

LUẬN VAN THẠC SĨ

QUAN TRI BAO CHÍ VA TRUYEN THONG

Hà Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

ĐÀO THỊ HOÀI PHƯƠNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Quản tri Báo chí va Truyền thông

Mã số: Thí điểm

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng

TS Đinh Thị Xuân Hòa PGS.TS Bùi Chí Trung

Hà Nội - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn

của TS Dinh Thị Xuân Hòa Các sô liệu và kêt quả của luận văn là trung thực Nhữngý kiên và kêt luận khoa học được dé cập trong luận văn chưa được tac gia nao công bô

trong bat cứ công trình khoa học khác.

Tác giả luận văn

Đào Thị Hoài Phương

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Qua một thời gian dài học tập và nghiên cứu, đến nay tôi đã hoàn thành Luận văn

tốt nghiệp ngành Quản trị Báo chí — Truyền thông, với dé tài “Quản tri thông tin vềđại dich Covid- 19 tại Dai Truyén hình Kỹ thuật số VTC”.

Tôi xin được chân thành bày tỏ lời cảm ơn tới TS Định Thị Xuân Hòa đã tận tìnhhướng dẫn, động viên và định hướng cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa đã giúp đỡ và tạo điều kiện chotôi hoàn thành trọn vẹn luận văn này.

Ngoài ra, xin được gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh/chị công tác tại Kênh VTCI— Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đã giúp đỡ tôi thực hiện khảo sát liên quan đếnvấn đề nghiên cứu nhằm hoàn thiện nội dung của luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn!

Tác giả luận văn

Đào Thị Hoài Phương

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ DAU pessssssssssssssssssssssesssssssssssssssssssssssscsssssssossssssssssssssssssssssssssssssssssesssessessessssssssssssssess 4

1 Lý do chọn đề tai ccecccccccccccessessesssessessessessssssessessessessvsssessessessessussuessessessessessseeseess 42 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài -¿- ¿2 5¿+2++2x++zx++zxezszeex 63 Mục đích và nhiệm vụ nghiÊn CỨU - 5 22 +2 **31 1+1 E<EESEEEEkEkrsrkrerkrree 154 Đối tượng và thời gian nghiên cứu -2¿ +¿22++2x+2Ex2Exerksrxrsrxerkrerxee 15

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên CỨU - 5 5xx svEseeeseeeeeserske 16

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của van đề nghiên cứu -:-2- 5¿5cx2s+ccs2 177 Kết cấu của luận văn - 1 1111112301111 111g kg ky 18CHUONG 1 MOT SO LÝ LUẬN CHUNG VE QUAN TRI NỘI DUNG THONGTIN DAI DICH COVID-19 TREN TRUYEN HÌNH .5-5° 55 ©s<¿ 19

1.2 Vai trò của quản trị nội dung thông tin về dich bệnh Covid-19 trên truyền hình 241.3 Chủ thể, nội dung và phương thức quản trị nội dung thông tin về đại dịcheo :£i44£55Ÿ£5 271.4 Yêu cầu trong quan trị nội dung thông tin về đại dich Covid-19 33

CHƯƠNG 2 THỰC TRANG QUAN TRI NỘI DUNG THONG TIN VE ĐẠI

DỊCH COVID-19 CUA DAI TRUYEN HÌNH KỸ THUAT SO VTC 402.1 Tổng quan về Dai Truyền hình Kỹ thuật số VTC va chương trình khảo sat 402.2 Khảo sát thực trạng quản trị nội dung thông tin về đại dịch Covid-19 tại DaiTruyền hình Kỹ thuật số 'V'TC -¿- 2 E+SE+EE2EE2E1EEEEEEE2E121122171711211212221 2E Lee 41

2.3 Danrnh gid CHUN ››°›ˆ.° 60

CHƯƠNG 3 GIẢI PHAP CƠ BAN NHAM NANG CAO CHAT LUQNG QUAN

TRI NOI DUNG THONG TIN VE DAI DICH COVID-19 TAI DAI TRUYEN

HÌNH KỸ THUAT SO VTC cccsssssssssessescessssssesseseessssssssssseseessssssssscssesesssssssseseeneeees 713.1 Một số van đề đặt ra đối với quản trị nội dung thông tin về đại dich Covid-19ở truyền hình - - 2 2 St+SE9EE£2EE2EE9EEEEEEEE12112717171121121121111171121111 1111.11.11.11 1y 71

3.2 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nội dung thông tin về

đại dịch Covid-19 tại Đài Truyền hình Kỹ thuật SỐ VIC 5c ctctEEvtEEeErxsrerrrx 74

3.3 Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nội dung thông tin về

đại dịch nói chung tại hệ thong cac Dai truyén WIND 0c eccecccesseeeeesseecessseceesseeeees 80

000790005757 84

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO - 2-2-2 s<ssssessessesss=ssesses 883:008009020375 93

Trang 6

DANH MỤC CÁC TU VIET TATTừ viết tắt Nội dung

NXB Nhà xuất bảnKTS Kỹ thuật số

WHO Tổ chức Y tế thế giới

DTH Dai truyén hinh

Trang 7

DANH MỤC BIEU, BANG, HÌNH, ANH

Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Kênh VICI 44

Hình 2.2: Đông bộ sản xuất và nghiệm thu tại Kênh VTCI 58Hình 2.3: Quy trình họp tổ chức sản xuất trong ngày 59

Hình 2.4: Sơ đồ cây lưu trữ tư liệu Trung tâm Tin tức — VTCI 61

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Các bệnh truyền nhiễm vẫn năm trong số những mối nguy hiểm hàng đầu đối với

sức khỏe con người và kinh tế toàn cầu Các nhà khoa học, chuyên gia y tế cảnh báo

rằng, thế giới sẽ còn tiếp tục phải đối điện với các dịch bệnh nguy hiểm trong tươnglai Trong thông báo của Cơ quan Giám sát bảo vệ và phúc lợi người tiêu dùng Liên

bang Nga (Rospotrebnadzor) xác định rang: “Sw xuất hiện của bệnh mới, bao gốm

những loại có thể gây ra đại dịch, là một phan cua qua trinh tiến hóa tự nhién” [24].

Năm 2020, 2021 cả thế giới lao đao với đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng

mới của virus corona (nCoV) gây ra, đã cướp đi sinh mạng của gan 15 triệu người

trong 2 năm Dịch bệnh được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, tỉnh HồBắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019 Covid-19 trở thành một cuộc khủng hoảng y tế

toàn cầu, “thảm họa” đối với một số quốc gia Các biện pháp phong tỏa nhằm kiềm

chế dịch bệnh đã tàn phá nền kinh tế thế giới, việc làm và những mối quan hệ xã hội

gắn kết con người với nhau Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) gọi Covid-19 là chu kỳ

"hoảng loạn - lãng quên” [16].

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, việc cung cấp thông tin mộtcách nhanh chóng, chính xác, kịp thời, đáp ứng nhu cầu của người dân là nhiệm vụquan trọng của Chính phủ, các cơ quan chuyên môn và báo chí Tuy nhiên, đây cũng làthời điểm xuất hiện hàng loạt tin giả gây hoang mang trong dư luận Theo Trung tâmXử lý tin giả Việt Nam (thuộc Bộ Thông tin và truyền thông), các tin giả liên quan

dịch bệnh đang là thông tin được cảnh báo và xử phạt hành chính nhiều nhất thời gian

gần đây [7] Trước tình hình đó, báo chí tiếp tục khăng định vai trò định hướng xã hộicủa mình, cùng nhân dân cả nước ngăn chặn và đây lùi dịch bệnh Báo chí với vai tròquản trị nội dung thông tin về dich covid-19 tức là vừa phải đảm bảo yêu cầu thông tinnhanh chóng, kịp thời, chính xác thông tin về dịch bệnh, vừa đảm bảo nhiệm vụ định

hướng dư luận xã hội trước “ma trận tin giả” và những tác động tiêu cực từ mạng xã

hội “Báo chí thực sự là một binh chung quan trong trong cuộc chiến chong dai

dịch ” [37]

Trang 9

Đài Truyền hình Kỹ thuật số (KTS) VTC với vai trò là một đài truyền hình thànhviên của Đài Tiếng nói Việt Nam — Một trong 3 hệ thống truyền hình phủ sóng quốc

gia đã thé hiện vai trò quan trong, đi đầu trong quản tri thông tin về dịch bệnh

Covid-19 VTC đã cùng với các cơ quan báo chí khác trong cả nước thông tin một cách kịp

thời, đa dạng, chính xác diễn biến, tình hình dịch bệnh Covid-19; chủ trương, đườnglối, chính sách của Đảng, Nhà nước trong phòng chống dịch bệnh đến với đông đảongười din nhằm gop phan quan trọng vào hiệu quả phòng, chống dịch Tuy nhiên, việcquản trị nội dung thông tin về đại dich Covid-19 tai VTC cũng gặp phải những hanchế, khó khăn, cụ thể:

Covid-19 là dich bệnh mới với sự thay đổi và biến thiên hàng ngày của các chủngvirus khiến cho các nguồn thông tin phải liên tục cập nhật, nếu không sẽ không còntính thời sự và trở thành thiếu hữu ích đối với người xem Vì các luồng thông tin liêntục có sự thay đổi theo tình hình diễn biến hàng ngày, hàng giờ của dịch bệnh nên việc

quản trị nội dung thông tin về đại dịch Covid-19 gặp không ít khó khăn, nhất là trong

việc cập nhật, đa dang hóa hình thức thé hiện, hoặc đa chiều các nguồn thông tin khác

nhau Việc lựa chọn và đưa thông tin nhanh, đúng, trúng và chính xác là không hé dễdàng đối với các cơ quan báo chí - truyền thông, đặc biệt là với một đài truyền hình

lớn như VTC Điều này không chỉ cần có sự sát sao về thông tin xuyên suốt của lãnh

đạo Đài, lãnh đạo các Kênh mà còn cần đến sự nhạy cảm về nghề, về thông tin của đội

ngũ phóng viên, biên tập viên.

Bên cạnh đó, do tình hình diễn biến dịch căng thắng, nhiều địa phương áp dụngliên tiếp Chỉ thị 15, 16 kèm với việc giãn cách xã hội khiến cho hoạt động khai thác,tiếp cận thông tin về dich bệnh Covid-19 của phóng viên gặp không ít khó khăn Các

chi phí sản xuất sẽ gia tăng, đòi hỏi phải tính toán và tìm phương án sản xuất phù hợp:không chi đáp ứng yêu cau về nội dung, đa dạng cách thức đưa tin mà còn phải phù

hợp với tình hình thực tế sản xuất (phải tuân thủ nguyên tắc phòng chống dịch và đảm

bảo an toàn cho cả ekip sản xuất hiện trường và bộ phận hỗ trợ ở Đài).

Không những thế, để có những hình ảnh thông tin chân thực về dịch bệnh buộcĐài phải cắt cử ekip vào trực tiếp các vùng dịch, các tuyến đầu đề khai thác thông tin,

điều này dẫn đến nguy cơ nguồn nhân lực bị ảnh hưởng, phân tán Trong trường hợp

Trang 10

không mong muốn bị lây lan bệnh dịch sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc cung cấpthông tin, thậm chí thông tin có thể bị ngưng trệ

Với thực trạng như vậy, làm thế nào dé lựa chọn và đưa thông tin nhanh, đúng,

trúng và chính xác trong bối cảnh diễn biến dịch căng thăng, nhiều địa phương ápdụng liên tiếp chỉ thị 15, 16 kèm với việc giãn cách xã hội thời gian qua? Đặc biệt hiệnnay, khi tình hình Covid -19 đã tạm lắng nhưng nguy cơ bùng phát cũng rất cao, liềulượng thông tin, cách thức thông tin cần thế nào để người dân an tâm nhưng vẫn luôncảnh giác? Và làm thế nào để việc tác nghiệp của phóng viên về chủ đề này thuận lợihơn và đúng yêu cầu, định hướng hơn? Đó là những câu hỏi đặt ra với công tác quảntrị thông tin về dịch bệnh Covid — 19 đối với cơ quan báo chí nói chung và Đài truyềnhình Kỹ thuật số VTC nói riêng

Chính vi vậy, tác giả chọn nghiên cứu van đề “Quản trị nội dung thông tin về đạidịch Covid-19 tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC” dé thực hiện Luận văn tốtnghiệp thạc sĩ Báo chí học, chuyên ngành Quản trị Báo chí Truyền thông với mongmuôn tìm những câu trả lời phù hợp cho những câu hỏi nêu trên.

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến dé tài

Trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn, tác giả nhận thấy chưa có nhiềucông trình đi sâu nghiên cứu riêng, cụ thê về vấn đề quản trị nội dung thông tin đạidịch Covid-19 Tuy nhiên, đã có một sỐ công trình nghiên cứu khoa học như sách,giáo trình, luận văn, bài viết khoa học đăng tải trên các tạp chí có nội dung liên quan

đến đề tài nghiên cứu Đây là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả trong quá

trình thực hiện luận văn, cụ thé:

2.1 Nhóm thứ nhất: Các tài liệu nghiên cứu về lý luận báo chí, truyền thông

Các tài liệu nghiên cứu về lý luận báo chí, truyền thông là nguồn tài liệu nghiên

cứu quan trọng giúp tác giả tiếp cận các vấn đề mang tính lý luận trong quá trìnhnghiên cứu, kế thừa trong quá trình hệ thong hóa các van đề lý luận của dé tài Có thé

kế đến một số nghiên cứu quan trọng như:

Dé cập đến lý luận về truyền thông đại chúng, phải ké đến công trình nghiên cứucủa tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng, trong cuốn sách có tiêu đề là:

Trang 11

“Truyền thông: Lý thuyết và kỹ năng cơ bản ”, xuất bản vào năm 2012 tại NXB Chính

trị Quốc gia Đây là một công trình nghiên cứu công phu, nhiều giá trị về lý luận liênquan đến truyền thông, truyền thông đại chúng Nội dung cuốn sách đã nhìn nhận và

đánh giá về vai trò đặc biệt của truyền thông đại chúng “trong việc khơi nguồn, phản

ảnh, truyền dẫn, định hướng, điều hòa du luận xã hội và tâm ly, tâm trạng xã hội" [5,tr.146] Ngoài ra, tác giả cũng đã đưa ra những nhận định quan trọng khi đánh giá về

thế mạnh của truyền hình với vai trò là một kênh truyền thông đại chúng khi “đem lại

cho công chúng bức tranh sống động với cảm giác như đang trực tiếp tiếp xúc và cảm

thụ Đó là bức tranh về cuộc sống thật nhưng được thu nhỏ, giúp người xem nhậnthức rõ hơn, đúng hơn, gan gũi và sinh động về những sự kiện và van dé của cuộcsong" [5, tr.197-198].

Nghiên cứu về lý luận báo chí và thông tin trên báo chi có thé dé cập đến cuén

sách “Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả Nguyễn Văn Ding, NXB Lao động (2012).

Cuốn sách đã cung cấp những kiến thức cơ bản và hệ thống về những khái niệm cơ

bản của lý luận báo chí như: khái niệm và đặc điểm báo chí, công chúng và cơ chế tácđộng của báo chí, nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí Đặc biệt, cuốn sách còn

chỉ rõ đặc điểm cơ bản của thông tin báo chí như: tính thời sự; tính công khai; tínhmục đích; tính định kỳ, đều đặn; tính đa dạng, nhiều chiều; tinh dé nhớ, dễ hiểu, délàm theo; tính tương tác; tính đa phương tiện Việc nắm vững đặc tính của thông tinbáo chí sẽ giúp người đọc có thé xác định một cách chuẩn xác bản chất của hoạt độngbáo chí [4, tr.66].

Mỗi quan hệ giữa báo chí và dư luận xã hội là một van đề quan trọng trong lý luậnbáo chí hiện đại và trên thực tế đã được đề cập ở nhiều mức độ khác nhau Nội dung

cuốn sách “Vai tro của báo chi trong định hướng du luận xã hôi” của tác giả Đỗ Chi

Nghĩa, NXB Chính trị Quốc gia (2012) đã đi sâu phân tích một cách chỉ tiết về mốiquan hệ này: “Khi nhìn nhận khả năng tác động cua báo chí vào đời sống xã hội thi

dự luận xã hội chính là thước đo, là một thử nhiệt kế thích hợp dé nhận diện khả năngvà hiệu quả tác động của loại hình truyền thông đại chúng năng động này” [21 tr.7].

Trong nghiên cứu báo chí, công chúng và nhu cầu thông tin của công chúng là một

hướng nghiên cứu quan trọng, được quan tâm Dé cập đên hướng nghiên cứu này,

Trang 12

trong cuốn sách "Công chúng báo chí” của tác giả Phạm Thị Thanh Tịnh, NXB Chínhtrị - Hành chính (2013) đã xác định một cách rõ ràng và sâu sắc điều kiện và nhu cầutiếp nhận thông tin báo chí của công chúng Tác giả nhấn mạnh: “nhu câu tiếp nhận

thông tin là những đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về tiếp nhận cácluông thông tin của mọi mặt đời sống được cung cấp từ các phương tiện truyền thông

khác nhau dé thêm hiểu biết, tri thức và thỏa mãn những thiếu thon dang can có của

moi người ” Điều kiện xuất hiện nhu cầu thông tin của công chúng gồm có điều kiện

khách quan (các tác động từ bên ngoài như môi trường sông, thể chế chính trị, xã hội,

con người xung quanh ) và điều kiện chủ quan xuất phát từ bản thân con người (trìnhđộ học vấn, thu nhập, mức sống, thời gian, các yếu tố tâm ly cá nhân va xã hội ) [36,tr 16-17].

Một trong những vai trò quan trọng của truyền thông đại chúng nói chung, báo chínói riêng là phản ánh và định hướng dư luận xã hội Điều này được đề cập cụ thê trongcuốn sách "Nghiên cứu và định hướng du luận xã hội” của tác giả Lương Khắc Hiếu,NXB Lý luận chính trị (2014) Nội dung cuốn sách đề cập rằng: Dư luận xã hội làphản ứng của dư luận, các nhóm xã hội khác nhau trước những sự kiện vấn đề thời sự.Những sự kiện, vấn đề ấy lại là đối tượng phản ánh của truyền thông đại chúng Cho

nên, trong xã hội hiện đại, phần lớn dư luận xã hội được châm ngòi từ truyền thông đạichúng Thêm vao đó, trong nội dung cuốn sách, tác giả nhấn mạnh rằng, dư luận xã

hội gan bó chặt chẽ với dòng thông tin thời sự, gan bó với những sự kiện nóng bỏng

của đời sống xã hội Đó là đối tượng trung tâm mà truyền thông đại chúng có nhiệm

vụ phan ánh Đặc biệt, “truyén thông đại chúng phản ánh dự luận xã hội nhưng sự

phản ánh ấy không thụ động mà có ¥ thức rõ ràng, hướng tới mục tiêu cụ thể Mục tiêu

cuối cùng và cao nhất chính là định hướng du luận xã hoi” [13, tr.92].

Hiện nay, với phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội đã mang lại thời cơ và thách

thức cho báo chí Nhìn nhận về hoạt động báo chí trước tác động của mạng xã hội

trong cuốn sách “Báo chí và mạng xã hội” của tác giả Đỗ Chí Nghĩa và Đinh Thị Thu

Hằng, NXB Lý luận chính trị (2014) đã nhìn nhận bản chất mối quan hệ giữa báo chí

và mạng xã hội: "Mới quan hệ giữa bao chí và mạng xã hội thể hiện sự tác động qua

lai lẫn nhau, báo chi tác động thường xuyên hàng ngày, hàng giò, hàng phút đến

Trang 13

mạng xã hội và ngược lại, mạng xã hội cũng tác động liên tục và mạnh mẽ đến báo

chi" [28, tr.59] Trên cơ sở đó, các tác giả đã đi sâu phân tích những tác động của

mạng xã hội đối với báo chí và ngược lại trong chương 3,4 của cuốn sách.

Tác giả Nhạc Phan Linh trong dé tài nghiên cứu “Vai trò của thông tin báo chi

trong công tác quản lý xã hội ở Việt Nam hiện nay”, đề tài cấp cơ sở trọng điểm năm2016 đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận về báo chí và thông tin báo chí; quản lý xã

hội Từ đó, tác giả đi sâu vào phân tích thực trạng mối quan hệ giữa thông tin báo chívà công tác quản lý xã hội ở Việt Nam với các vai trò như: tuyên truyền, phổ biếnđường lối, chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước; giám sát, phản biện xã hội;kiểm tra, giám sát công tác quản lý xã hội; xây dựng đội ngũ quản lý xã hội; tạo diễnđàn ngôn luận, phản ánh dư luận công chúng về hoạt động quản lý xã hội [22]

Ở khía cạnh đạo đức trong hoạt động thông tin phải kể đến cuốn sách “Báo chilương tam” của tác giả Đỗ Dinh Tan, NXB Trẻ (2016) Chương 1 của cuốn sách đãgiải quyết cho câu hỏi: nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm lòng tin và độ tin cậy

của công chúng đối với các phương tiện truyền thông? Theo tác giả: “Kể từ khi thông

tin trở thành một sức mạnh, một quyên lực mới trong xã hội thì cùng lúc cũng nồ racuộc tranh luận gay gắt về đạo đức thông tin, và cuộc tranh luận này đến nay vẫn

chưa kết thúc” và “Nói đến đạo đức thông tin chính là đòi hỏi thông tin phải có tinh

đạo đức Từ việc thông tin phải nói thdt dén việc thông tin phải giữ thái độ chừngmục, không thiên vi” [35, tr.15].

2.2 Nhóm thứ hai: Các tài liệu nghiên cứu về quản trị thông tin báo chí,

truyền thông

Trong quá trình nghiên cứu, tiếp cận tài liệu, tác giả nhận thấy hiện tại chỉ có một

số luận văn nghiên cứu đề cập đến quản trị thông tin ở những lĩnh vực đặc thù Các tàiliệu này đã giúp ích rất nhiều cho tác giả trong việc tiếp cận lý luận về quản trị thông

tin, tìm ra cách thức và hướng tiếp cận phù hợp khi nghiên cứu về quản trị thông tin

trên báo chí, cụ thể như:

Luận văn của tác giả Tạ Phương Liên với tên đề tài là “Tổ chức và quản trị thôngtin về nông nghiệp trên các báo nông nghiệp, nông thôn hiện nay (Khảo sát từ tháng

6/2016 đến tháng 6/2017)”, bảo vệ năm 2017 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Trang 14

Luận văn trình bày hệ thống lý thuyết cơ bản về hoạt động tô chức và quản trị thôngtin về nông nghiệp trên báo nông nghiệp, nông thôn; Khảo sát, phân tích, đánh giá toàn

diện hoạt động tô chức và quản trị thông tin về nông nghiệp trên báo nông nghiệp,

nông thôn; Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hơn nữa hiệu

quả tổ chức và quản trị thông tin về nông nghiệp trên báo nông nghiệp, nông thôn hiện

nay [21].

Tác giả Hà Thị Thùy, trong luận văn tốt nghiệp với đề tài “Chiến lược quản trị

thông tin tuyển sinh online của các trường Đại học tại Hà Nội” bảo vệ năm 2017 tại

Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đã tong hợp và hệ thống hóa những quan điểm cơbản và những góc độ tiếp cận đối với quản trị thông tin, đặc biệt là vấn đề xây dựng

chiến lược trong quản trị thông tin [40].

Trong luận văn với đề tài “Quản tri thông tin về quyên con người trên báo điện tử

hiện nay”, bảo vệ năm 2019 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, tác giả Hoàng

Phương Nam đã chỉ ra quy trình sản xuất và quản trị thông tin trên báo điện tử [26].

Luận văn với đề tài nghiên cứu về “Quản lý thông tin về Quốc hội trên sóng

truyền hình (Khảo sát chương trình Quốc hội với cử tri trên Kênh VTV1 và Quốc hộivới cử tri trên kênh truyền hình Quốc hội năm 2019)” của tác giả Âu Dương Hội, bảo

vệ năm 2020 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền Luận văn đi sâu vào nghiên cứu

quản lý thông tin về Quốc hội trên sóng truyền hình, khảo sát tại chương trình “Quốchội với cử tri” Luận văn đã cung cấp cho tác giả nhiều kiến thức bổ ích có thé thamkhảo trong quá trình thực hiện đề tài của mình [17].

Trong luận văn thạc sĩ với đề tài “Quản lý thông tin về trẻ em trên báo mạng điện

tử hiện nay (Khao sát Báo Dantri.vn, Vnexpress.net, Vietnamnet.vn, từ 1/2018 12/2019)” của tác giả Phạm Thị Bích Đào, bảo vệ năm 2020 tại Học viện Báo chí và

-Tuyên truyền, ngoài đưa ra cơ sở lý luận và pháp lý của van dé quản lý thông tin về trẻ em

còn phân tích và chỉ rõ quy trình quản lý thông tin về trẻ em trên báo mạng điện tử [6].

Tác giả Hoàng Văn Vững trong luận văn tốt nghiệp với tên đề tài là “Quản lý

thông tin điều tra theo đơn thư bạn đọc của báo mạng điện tử Việt Nam (Khảo sát báo

Dantri.com.vn, Giadinhvietnam.com, năm 2019) ”, bảo vệ năm 2020 tại Học viện Bao

chí và Tuyên truyén, đã đưa ra những đánh giá, nhận xét bước dau vê những ưu điêm

10

Trang 15

và hạn chế của quản lý thông tin điều tra đơn thư bạn đọc của báo mạng điện tử Việt

Nam Đặc biệt, nội dung luận văn đã chỉ rõ vai trò và những yếu tố ảnh hưởng tới quá

trình quản lý thông tin [30].

Luận văn với đề tài “Quản trị thông tin về hình ảnh người nông dân trên sóng

phát thanh VOVI” của tác giả Nguyễn Hà Phương, bảo vệ năm 2020 tại Học viện Báo

chí và Tuyên truyền, bên cạnh việc đưa ra một số khái niệm có liên quan như: quản tri,

quản trị thông tin, luận văn đã xây dựng được những tiêu chí cụ thé trong đánh giáhiệu quả việc quản trị thông tin, áp dụng với trường hợp hình ảnh người nông dân trên

sóng phát thanh Đây là nội dung tham khảo quan trọng, hữu ích với tác giả trong quá

trình thực hiện đề tài nghiên cứu của mình [34].

Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu tác giả đã tiếp cận một số tài liệu là

các bài viết với nội dung đề cập đến việc quản lý thông tin trên báo chí, như:

Tác giả Dương Văn Thắng có bài viết “Nâng cao chất lượng thông tin báo chítrong tình hình hiện nay” đăng trên Báo Chính phủ (2010) Nội dung bài viết đã đưa

ra các tiêu chí trong đánh giá chất lượng thông tin báo chí như: “Vẻ nội dung, phải

phong phú, mang lại cho công chúng một lượng thông tin mới, phản ánh đúng, kịpthời, đi vào những van dé thiết thực nhất mà công chúng dang quan tâm hoặc dangthiếu thông tin Về hình thức, phải thỏa mãn nhu cầu mỹ cảm, tác động sâu sắc đếntình cảm và suy nghĩ của đối tượng ” [39].

Bài viết “Những yêu cau đặt ra đối với thông tin báo chí nước ta hiện nay” củatác giả Lưu Văn An đăng trên Tạp chí Người làm báo (6/2016) Nội dung bài viết đãchỉ ra những đặc thù và yêu cầu cơ bản của thông tin báo chí trong giai đoạn cáchmạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay [1].

Bài viết của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hoa với tiêu đề “Quản jý báo chí trong bồicảnh mới: Những vấn đề đặt ra” đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo năm 2020 Nội

dung bài viết đi sâu vào phân tích các vấn đề đặt ra đối với quản lý báo chí trong giai

đoạn phát triển mới của đất nước Với bối cảnh đó, đặt ra cho quản lý báo chí gặpkhông it van đề phức tạp, yêu cầu các nhà quản lý phải hiểu thấu đáo dé có cách giải

quyết phù hợp và hiệu quả [15].

11

Trang 16

2.3 Nhóm thứ ba: Các tài liệu nghiên cứu về quản trị thông tin y tế, dịch

Đối với nhóm tài liệu nghiên cứu này, trong quá trình tìm hiểu tác giả nhận thấy

chưa có sách hoặc giáo trình tham khảo chuyên biệt Tác giả chỉ tiếp cận được một số

luận văn đề cập đến nội dung thông tin y tế - sức khỏe trên báo chí, đây là tài liệu thamkhảo bổ ích cho tác giả khi tiếp cận nghiên cứu đặc thù trong lĩnh vực nay, cụ thê:

Luận văn của tác giả Hoàng Nữ Thái Bình với đề tài “Thông fin về kiến thức chămsóc sức khỏe nhân dân trên bao chí ngành y tế hiện nay”, bảo vệ năm 2013 tại Học

viện Báo chí và Tuyên truyền đã xác định nội dung và hình thức thông tin về kiến thứcchăm sóc sức khỏe nhân dân trên báo chí ngành y tế [3].

Tác giả Nguyễn Thị Phương Thao trong luận văn thạc sĩ với dé tài “Truyền thôngvề y đức trên báo mạng điện tử Việt Nam hiện nay” (bảo vệ năm 2015 tại Học viện

Báo chí và Tuyên truyền) đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên

cứu truyền thông về vấn đề y đức trên báo mạng điện tử Việt Nam Thông qua việckhảo sát, đánh giá về hình thức và nội dung thông điệp về chủ đề y đức; nội dung luậnvăn đã chỉ ra các yếu tố tác động, ảnh hưởng tới thông tin về y đức của các cơ quan

báo chí, đặc biệt là loại hình báo mạng điện tử [38].

Trong luận văn thạc sĩ với đề tài “Hiéu quả thông tin về y tế trên sóng Đài Phát

thanh và truyền hình Hải Phỏng”, bảo vệ năm 2016 tại Học viện Báo chí và Tuyên

truyền, tác giả Phạm Thị Hồng Hạnh trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và đánh giá hiệu

quả thực tế của thông tin y tế trên sóng của Dai PT — TH Hải Phòng đã đề xuất nhữnggiải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả thông tin về lĩnh vực này trong tươnglai [10].

Luận văn của tác giả Hoàng Thị Hiền với đề tài “Quản trị nội dung thông tin y tế

trên báo mạng điện tử (Khảo sát trên bao mạng điện tw Suckhoedoisong.vn,VnExpress.net năm 2017 va năm 2018)”, bảo vệ năm 2020 tại Học viện Báo chí và

Tuyên truyền Nội dung luận văn bên cạnh việc xác định các đặc điểm của thông tin y

tế, đưa ra quy trình sản xuất và tổ chức nội dung thông tin trên báo điện tử; còn đặcbiệt chỉ rõ các yếu tố trong quản trị nội dung thông tin trên báo điện tử như: mục đích;

chủ thé, đối tượng quản trị; nội dung và phương thức quản trị [ 14].

12

Trang 17

Tác giả Nghiêm Huyền Linh trong luận văn thạc sĩ với đề tài “Hanh vi tim kiếm

thông tin về sức khỏe, bệnh tật trên internet của người trung niên hiện nay” (bảo vệ

năm 2019 tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền) đã nghiên cứu, phân tích, đánh giáthực trạng hành vi tìm kiếm thông tin về sức khỏe, bệnh tật trên internet của nhữngngười ở độ tuổi trung niên, chỉ ra hệ quả của các hành vi và nhân tố tác động từ đó đề

xuất các giải pháp, khuyến nghị, góp phần cải thiện và nâng cao hệ thống truyền thông

y tế trên mạng internet hiện nay [23].

Ngoài ra, tác giả cũng đã tìm hiểu và tiếp cận một số bài viết với nội dung đánhgiá về vai trò của báo chí đối với công tác phòng, chống dịch Covid-19 Đây là những

tài liệu tham khảo hữu ích cho tác giả khi nghiên cứu, đánh giá và đưa ra các quan

điểm về vai trò của thông tin báo chí trong công tác phòng chống dịch Covid-19 trênbáo chí nói chung và tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC nói riêng Cụ thể:

Bài viết của tác giả Đinh Thị Thúy Hằng và Nguyễn Thị Minh Hiền đăng trên Tạpchí Người làm báo (2020) với tiêu đề “Báo chí - Công cụ đắc lực trong thông tin

phòng, chống Covid-19” một lần nữa khang định vai trò quan trọng của báo chi trong

công tác phòng, chống dịch Đề giúp báo chí thực hiện tốt vai trò quan trọng đó, tácgiả bài viết chỉ ra rằng đó chính là kết quả của hoạt động truyền thông chính phủ “Can

phải nói rằng, sự hoạt động tích cực và hiệu qua của báo chỉ trên cả nước trong mua

dịch bệnh có được là do công tác cung cấp và định hướng thông tin chính xác và kịpthời của các cơ quan trách nhiệm Đây chính là hoạt động truyén thông chỉnh phủ với

mục đích nhằm truyền đạt và chia sẻ thông tin, giải thích các quyết định và hành động

của chính phủ, thúc day tính hợp pháp, bảo vệ các giá trị được công nhận của xã hội”

Tác giả Phúc Hằng có bài viết đăng trên Báo Dân tộc và Miền núi (2020) với tiêuđề “Báo chí trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 ở nước ta”, nội dung bài viết

là sự khang định vai trò của báo chí trong công tác phòng chống dịch Covid-19: “Báo

chí luôn có mặt kịp thời tại các điểm “nóng” về dịch bệnh, kịp thời phản ánh thực tétình hình dịch bệnh ở trong nước và quốc tế; góp phần khích lệ, động viên, lan tỏa các

tắm gương "người tốt việc tốt" trong xã hội cùng chung tay day lùi dịch bệnh ” [12].

13

Trang 18

Hai bài viết của tác giả Thiên Lam đăng trên báo Nhân dân với tiêu đề “Báo chí

trên tuyến đầu chống dịch Covid-19” và “Báo chi đã loại bỏ “thông tin sai sự thật” vềdich Covid-19” (xuất bản năm 2020) đã khang định vai trò của báo chí trong trận

tuyến phòng, chống dịch “Cững như những chiến sĩ ở tuyến dau chống dịch, các

phóng viên đã có một cuộc sống đặc biệt khi tác nghiệp ở những tuyến đầu nóng bỏng.Các tòa soạn báo chí, các đài phát thanh - truyền hình cũng đã trải qua những ngày

tháng làm việc xuyên đêm để có được những bản tin cập nhật về dịch bệnh nhanh

chóng, chân thực và chính xác nhất” [19] Ngoài việc cung cấp thông tin kịp thời,

đúng, trúng tới công chúng, báo chí còn phát huy vai trò của mình trong việc đính

hướng dư luận, dau tranh loại bỏ thông tin sai sự thật về địch Covid-19 [20].

Bài viết của tác giả Phan Văn Tú (2021) trên báo Sức khỏe và Đời sống với tiêu đề

“Năng lượng truyền thông trên phòng tuyến chống dịch”, nội dung bài viết đã đề cập

và đánh giá cao vai trò của báo chí trong việc chống tin giả và ôn định tâm lý xã hội.“Thông tin từ báo chí góp phan giúp người dân biết hành xử đúng đắn, góp phần vào

công tác phòng, chống dịch, kiểm soát tốt tình hình, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh”

Bài viết của tác giả Hà Anh với tiêu đề “Báo chí đóng vai trò quan trọng xây

dung, củng cô niềm tin xã hội trong cuộc chiến chống COVID-19” (xuất ban năm

2021) với nội dung là cuộc phỏng vấn của với ông Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịchThường trực Hội Nhà báo Việt Nam đã chia sẻ về đóng góp của báo chí Việt Namtrong công cuộc toàn dân, toàn quân phòng chống đại dịch COVID-19 đăng trên Báo

Sức khỏe và Đời sống [2].

Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về thông tin về dịch bệnh Covid 19,

tuy nhiên nghiên cứu về quản trị thông tin về dịch Covid trên truyền hình nói chung và

trên kênh truyền hình VTC nói riêng còn rất hạn hẹp, chính vì vậy đây là khoảng trốngtrong nghiên cứu Vậy nên, tác giả chọn đề tài “Quản trị nội dung thông tin vé dai

dịch Covid-19 tại Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC” đề nghiên cứu Trong quá trìnhthực hiện đề tài tác giả luận văn xin được kế thừa, tham khảo những kiến thức đã được

những nhà nghiên cứu di trước thực hiện.

14

Trang 19

3 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết và thực tiễn về van đề nghiên cứu, luận văn tập

trung khảo sát, chỉ ra thực trạng, thành công, hạn chế và những van đề đặt ra trongquản trị nội dung thông tin về dịch bệnh Covid-19 trên truyền hình VTC hiện nay; từđó kiến nghị những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng việc quản trị nội dungthông tin đối với dich Covid-19 và những dịch bệnh khác có thé xảy ra trong tương lai

ở Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề hoàn thành mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn cần tập trung giải quyết một sốnhiệm vụ nghiên cứu sau:

Thứ nhất, nghiên cứu, hệ thống hóa những van đề lý luận và thực tiễn về quan tri

nội dung thông tin và quản trị nội dung thông tin về đại dịch Covid-19 trên truyền hình(khái niệm, vai trò, chủ thể, nội dung, phương thức quản tri va yêu cầu đối với việcquan trị nội dung thông tin về đại dich Covid-19 trên truyền hình ).

Thứ hai, khảo sát thực tế, thống kê, phân tích, đánh giá thành công, hạn chế,nguyên nhân của những hạn chế trong quản trị nội dung thông tin về đại dịch Covid-

19 tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Thứ ba, đề xuất, kiến nghị những giải pháp hợp lý nham góp phan nâng cao chấtlượng, hiệu quả trong việc quản trị nội dung thông tin đối với đại dịch Covid-19 vanhững dịch bệnh có thé xảy ra trong tương lai tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

4 Đối tượng và thời gian nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: quản trị nội dung thông tin về đại dịch

Covid-19 tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

15

Trang 20

4.2 Pham vi nghiên cứu

- Tác gia lựa chọn khảo sát các thông tin về đại dịch Covid-19 trong hệ thốngBản tin thời sự của Kênh VTCI, trong đó tập trung vào Ban tin “Nhật ký

chống dịch Covid-19” và chương trình “Tấn công Covid-19: Ôn định sản

xuất” bởi đây là 2 chương trình chuyên biệt, nội dung thông tin tập trung vào

nghiên cứu Cùng với đó, luận văn dựa vào các lý thuyết, các nghiên cứu cơ sở về báo

chí, đặc biệt là về truyền hình.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng kết hợp một số phương pháp

sau đây:

Một là, phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Phương pháp này được sử dụng nhằm để tập hợp những tài liệu liên quan đến

khung lý thuyết về quản trị thông tin dịch bệnh trên báo chí Trong quá trình sử dụng

phương pháp, tác giả có sự kế thừa những tài liệu đã được công bố nhằm xây dựng cơsở lý luận cho đề tài này; ngoài ra, tác giả còn so sánh, đánh giá, khăng định những

đóng góp mới của luận văn.

Hai là, phương pháp thống kê:

16

Trang 21

Phương pháp này được sử dụng nhằm thống kê định lượng đữ liệu nghiên cứu có

được trong quá trình thực hiện khảo sát Tác giả đã thống kê toàn bộ tác phâm (tin,phóng sự) trên bản tin “Nhật ký chống dịch Covid-19” và chương trình “Tấn công

Covid-19” Thời gian khảo sát trong 2 năm 2020, 2021 dé làm cơ sở dữ liệu cho cácphân tích, đánh giá trong luận văn.

Ba là, phương pháp phân tích nội dung:

Tác giả sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá, phân tích các số liệu từ kết quảkhảo sát, đặc biệt là phân tích nội dung tác phẩm thông tin về van dé đề tài nghiên cứu,

qua đó chứng minh cho các luận điểm khoa học được đưa ra trong quá trình nghiêncứu.

Bồn là, phương pháp phỏng van sâu:

Tác giả thực hiện phỏng vấn sâu với 04 người gồm: phóng viên, trưởng phòng vàlãnh đạo Kênh VTCI dé lấy ý kiến đánh giá về quản trị nội dung thông tin đại dich, từ

đó làm cơ sở dé xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả

quản tri nội dung thông tin về đại dịch Covid-19 tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số

Năm là, phương pháp quan sát tham dự:

Bản thân tác giả trực tiếp tham gia vào quá trình quản trị nội dung thông tin về đạidịch Covid-19 tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC Do đó việc sử dụng phương phápnày sẽ giúp tác giả phát hiện các nội dung nghiên cứu, kiến nghị các giải pháp phù

hợp, sát với thực tế.

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của van đề nghiên cứu

6.1 Ý nghĩa lý luận

Trên cơ sở khảo sát, tổng kết thực tiễn, luận văn hệ thống hóa và phân tích cụ thê

vai tro của quản tri nội dung thông tin ở một Dai Truyền hình, cụ thể là quản tri nội

dung thông tin về đại dịch Covid-19 Hy vọng, kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bé

sung thêm một phần lý luận vào lý thuyết quản trị thông tin trên báo chí nói chungvà quan tri thông tin đại dịch, đại dich Covid 19 nói riêng.

17

Trang 22

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận văn không chỉ có giá trị lý luận mà còn có giá trị thựctiễn sâu sắc Nội dung luận văn là tài liệu tham khảo cho Đài Truyền hình Kỹ thuật số

VTC nói riêng và các đài truyền hình hiện nay về quản trị thông tin, đặc biệt là quản

trị nội dung thông tin về dai dịch Covid-19.

Luận văn sau khi được hội đồng nghiệm thu thông qua và được lưu trữ tại thư viện

trường, đây sẽ là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên theo học chuyên ngành báo

Ngoài ra, việc nghiên cứu thực hiện luận văn này cũng là cơ hội để tác giả rènluyện kỹ năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực báo chí Đây cũng sẽ là những kiếnthức quan trọng và bồ ích dé tác giả vận dụng vào thực tiễn nghề nghiệp của bản thân.

7 Kêt cau của luận van

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

luận văn được chia thành 3 chương, cụ thể:

Chương 1: Một số lý luận chung về quản trị nội dung thông tin đại dịch Covid -19trên truyền hình

Chương 2: Thực trang quản trị nội dung thông tin về đại dich Covid-19 tại Dai

Truyền hình Kỹ thuật số VTC

Chương 3: Giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng quản trị nội dung thông

tin về đại dich Covid-19 tại Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC

18

Trang 23

Từ xưa đến nay, tat cả các tổ chức nói chung, dù hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực

nào: kinh tế, chính trị, văn hóa đều tổn tại các hoạt động quan tri Quản tri có nhiều

cách hiểu khác nhau Có một số quan niệm tiêu biểu như sau:

Theo Joseph S Nye Jr và John D thi: Quản tri có nghĩa là các quy trình và các

thiết chế, chính thức và phi chính thức mà chúng hướng dẫn và kiểm soát hành vi tậpthể của các nhóm và chính quyền là một thành phần mà hoạt động của nó gắn vớiquyền hành và tạo ra nghĩa vụ chính thức [45, tr 12] Từ định nghĩa này có thé hiểuviệc quản trị chính là ban hành các quy trình, thiết chế nhằm hướng dẫn và kiểm soátcác cá nhân trong tô chức, tập thể thực hiện hành động và nó được kiểm soát băng

quyền hành của người quản lý.

Theo giáo trình “Quản trị học” của tác giả Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc

Huyền, NXB Giao thông Vận tải ấn hành năm 2006 đã chỉ ra: Quản trị là sự tác động

của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được những mục tiêu nhất định

trong điều kiện biến động cua môi trường và nó là một tiễn trình năng động [9, tr.5].Qua định nghĩa này có thể thấy rằng tồn tại một hệ quản trị bao gồm hai phân hệ: chủ

thé quản trị và đối tượng quản trị Chủ thé quan trị là tác nhân tạo ra các tác động quan

trị nhằm dẫn dắt đối tượng quan tri di dén muc tiéu nhat dinh Viéc quan tri cũng đòi

hỏi những thích nghi dé phù hợp với những biến động của môi trường va sự thay đôitrong tiễn trình thực hiện công việc.

Từ các khái niệm trên kết hợp với nghiên cứu, khảo sát thực tiễn có thể khái quát:Quan trị là một quy trình gồm các hành động lên kế hoạch, tô chức sắp xếp công việc,

nhân sự, kiểm soát các tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quan tri nham dat

được những mục tiêu chung của tô chức.

19

Trang 24

Với khái niệm trên, có thê rút ra các đặc điểm của quản trị thường gồm:

Thứ nhất, đề quản trị được phải tồn tại một hệ quản trị gồm 2 phân hệ: chủ théquản trị và đối tượng quản trị Chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra các tác động quản trị

nhằm dẫn dắt đối tượng quản tri di đến mục tiêu Chủ thé có thé là một người, một bộmáy quản trị gồm nhiều người, một thiết bị Đối tượng quản trị tiếp nhận các tác động

của chủ thé quản trị Đây có thé là những yếu tổ thuộc giới vô sinh, giới sinh vật hoặc

con người.

Thứ hai, phải có một hoặc một tập hợp mục đích thong nhất cho cả chủ thé và đốitượng quản trị Đạt mục đích theo cách tốt nhất trong hoàn cảnh môi trường luôn biếnđộng và nguồn lực hạn chế là lý do tồn tại của quản trị Đó cũng chính là căn cứ quantrọng nhất dé chủ thé tiễn hành các tác động quản trị.

Thứ ba, quản trị bao giờ cũng liên quan đến việc trao đổi thông tin nhiều chiều.

Quản trị là một quá trình thông tin Chủ thé quản trị phải liên tục thu thập dữ liệu về

môi trường va về hệ thông, tiễn hành chọn lọc thông tin, xử lý thông tin, bảo quản

thông tin, truyền tin và ra quyết định - một dạng thông tin đặc biệt nhằm tác động lên

các đối tượng quản trị Còn đối tượng quan trị phải tiếp nhận các tác động quản trị củachủ thé cùng các đảm bảo vật chất khác để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của

Thứ tư, quản trị bao giờ cũng có khả năng thích nghi Đứng trước những thay đôicủa đối tượng quản trị cũng như môi trường cả về quy mô và mức độ phức tạp, chủ thểquản trị không chịu bó tay mà vẫn có thê tiếp tục quản trị có hiệu quả thông qua việc

điêu chỉnh, đôi mới cơ câu, phương pháp, công cụ và hoạt động của mình.

1.1.2 Nội dung thông tin

Để hiểu rõ khái niệm “nội dung thông tin”, trước hết cần làm rõ 2 khái niệm

“thông tin” và “nội dung”:

Theo “Tir điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học do tác giả Hoàng Phê biên soạn

năm 2018 thì: Thông tin là truyền tin cho nhau dé biết [31, tr.1206] Khái niệm này

giải thích theo 2 hướng nghĩa: (1) là một hành động cụ thé dé tao ra một hình thái; (2)

là nói về sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay biểu tượng Hai hướng nghĩa

20

Trang 25

này cùng ton tại, một nhăm vào sự tạo lập cụ thể, một nhằm vào sự tạo lập kiến thức

và truyền đạt.

Trong lĩnh vực truyền thông đại chúng, thông tin hoạt động chủ yếu khi tiếp xúcvới công chúng Trong lĩnh vực báo chí, thông tin còn được hiểu là một danh từ dùngdé nói đến chất liệu ngôn ngữ sống, sự miêu tả câu chuyện, bằng chứng, dẫn chứng cụ

thé từ bai viết.

Theo cuốn “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” của nhóm tác giả Dương XuânSơn, Dinh Văn Hường, Trần Quang, được Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội anhành năm 2004 đưa ra khái niệm: Thông tin là phan tri thức được sử dung dé địnhhướng, tác động đến những hành động tích cực và quản ly xã hội, thực hiện mục dichgiữ gìn những đặc điểm phẩm chất, sự hoàn thiện và sự phát triển hệ thống [42, tr.59].

Khái niệm này chính là tập trung vào tác động của thông tin đối với đời sống xã hội.

Như vậy, từ các khái niệm khác nhau về thông tin nêu trên, kết hợp với thực tiễn

có thé khái quát: Thông tin là những thông báo, dir liệu chứa những tri thức, kỹ năng,kinh nghiệm được chia sẻ giữa các đối tượng giao tiếp nhằm nâng cao nhận thức,thay đổi thái độ tiến tới điều chỉnh hành vi theo hướng tích cực với các hoạt động thực

Về khái niệm “nội dung”, theo Tir dién tiéng Việt định nghĩa “Nói dung là mặt bêntrong của sự vật cải được hình thức chứa đựng hoặc biểu hiện” [31, tr.523] Nội dung,theo định nghĩa này, bao gồm thông tin, thông điệp và trải nghiệm mà đối tượng hoặcphương tiện truyền thông tạo ra và hướng đến người dùng.

Trong cuốn "Tac phẩm báo chí" của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, nội dungcủa một tac phâm báo chí bao gồm nhiều yếu tố làm nên nó, bao gồm dé tài, chủ đề và

chi tiết Những thành phan này góp phần cung cấp thông tin cho công chúng.

Do đó, nội dung thông tin có thể được hiểu là thông tin và thông điệp liên quan

đến một sự kiện hoặc sự việc được truyền đạt đến công chúng thông qua báo chí, bao

gồm chủ dé, chủ đề và chi tiết của nó Nội dung thông tin về mặt bản chat chỉ bao gồm

nội dung - nghĩa là nội dung bao gồm chủ đề, các khía cạnh của sự kiện, vấn đề hoặcchi tiết của sự việc, nhưng không bao gồm hình thức Tuy nhiên, trong thực tế, nội

dung và hình thức thống nhất với nhau vì nội dung là các mặt, yếu tố và quá trình tạo

21

Trang 26

nên sự vật, và hình thức là một hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các

yếu tô của nội dung Do đó, nghiên cứu không thé chia thành các phan riêng biệt; thayvào đó, nội dung và hình thức luôn gắn bó với nhau trong một tổng thể Không có hình

thức nào tồn tại mà không có nội dung; ngược lại, không có hình thức nào không cónội dung Nội dung nào mang tính chất đó.

Vì vậy, chúng tôi xin phép hiểu khái niệm nội dung theo một nghĩa rộng hơn, đólà nội dung tác phẩm Đối với tác phẩm hay chương trình truyền hình, nội dung thông

tin là một kết cấu hoàn chỉnh cung cấp thông tin/théng điệp được truyền tải theo một

cách nhất định thông qua các phương tiện như lời nói, văn bản hoặc một phương thứcdiễn đạt khác Có thé khang định, nội dung chỉ có giá trị khi nó được chuyền tải quamột hình thức phù hợp, thông qua một loại phương tiện và đến được với người cần nó.

1.1.3 Đại dịch Covid-19

Dịch bệnh được hiểu là sự xuất hiện va lây lan nhanh chóng trong cộng đồng hoặckhu vực mà các trường hợp mắc bệnh có thé truyền nhiễm với số lượng lớn vượt quámức bình thường [46, tr 93] Xét về phương thức lây lan, dịch bệnh được chia làmbệnh truyền nhiễm lây truyền qua các vật trung gian truyền bệnh và lây truyền quanguồn nước Xét về mức độ lây lan, quy mô bùng phát và phạm vi ảnh hưởng thì các

dịch bệnh được chia làm ba cấp độ Đó là dịch bệnh bùng phát ở địa phương; dịch

bệnh ở quy mô cộng đồng, khu vực và đại dịch ở quy mô toàn cầu Theo Tổ chức Y tếthế giới WHO thì “Đại dịch là sự lây lan trên toàn thé giới cua một căn bệnh mới ”.

Như vậy, có thể khái quát, đại dịch là một dịch bệnh có mức (diện tích, tốc độ) lây lan

ở mức lớn nhất ở quy mô toàn cầu.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì đại dich COVID-19 là một dịch bệnh về bệnh

truyền nhiễm gây ra bởi virus SARS-CoV-2 và các biến thể gây nên một cuộc khủnghoảng sức khỏe nghiêm trọng cho người dân toàn cầu.

Theo Churchill, khủng hoảng sức khỏe là một “sự kiện ngoài kế hoạch gây ra một

mối đe dọa thực sự, được nhận thức hoặc có thể xảy ra đối với phúc lợi của công

chúng (hoặc một số bộ phận), môi trường hoặc cơ quan y té bị ảnh hưởng” [43,tr.125].

22

Trang 27

Từ những khái niệm trên, tác gia rút ra khái niệm sau: “Đại dich Covid-19 là dich

bệnh do virus SARS-CoV-2 và các biến thể gây ra, lây lan nhanh chóng trong cộngđồng trên phạm vi toàn cầu với số lượng người mắc bệnh lớn đã tác động tạo nên một

cuộc khủng hoảng sức khỏe lam quá tải hệ thong y tế và dé lại những ảnh hưởngnghiêm trọng đôi với sinh mạng con người và nên kinh tê”.

1.1.4 Đài Truyền hình

Đài truyền hình là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ thống báo chí của một

quốc gia Đó là nơi thực hiện sản xuất những tin tức thời sự, chương trình truyền hình

để phát sóng lên hệ thống nhằm phục vụ đông đảo công chúng Có nhiều hệ thống phátvà thu hình như truyền hình phát sóng, truyền hình vệ tỉnh, truyền hình cáp, truyềnhình internet

Đài truyền hình có cơ cấu tô chức với nhiều phòng, ban ở đó có các bộ phận nhân

sự như cán bộ, phóng, biên, biên tập viên, kỹ thuật viên tham gia trực tiếp hoặc giántiếp trong việc làm nên những sản phẩm báo chí truyền hình.

Đài truyền hình là một đơn vi quan trong trong hệ thống chính tri thực hiện nhiệm

vụ cung cấp thông tin về các lĩnh vực của đời sống xã hội đến với đông đảo côngchúng; thực hiện chức năng tuyên truyền đường lối, chính sách, quan điểm của Dang,

Nhà nước đến với người dan, là cầu nối thông tin giữa người dân với Dang và Chính phủ.1.1.5 Quản trị nội dung thông tin về dịch bệnh Covid -19 tại Đài truyền hình

Từ các khái nệm “Quản tri”, “Nội dung thông tin”, “Đại dịch Covid-I9”, “Đài

truyền hình” như nêu trên kết hợp với khảo sat, phân tích thực tiễn có thé khái quát

khái nệm “Quản tri nội dung thông tin về dịch bệnh Covid -19 tại Đài truyền hình”dé phục vụ cho quá trình nghiên cứu tiếp sau như sau: “Quản tri nội dung thông tin về

dịch bệnh Covid — 19 là việc lập kế hoạch, tổ chức công việc và sắp xếp nguồn luc cua

chủ thé quản trị đối với đối tượng quản trị nhằm kiểm soát, pho bién và sử dung cácnội dung về dich bệnh Covid-19 một cách hiệu quả trong quá trình truyền tải và định

hướng thông tin tới công chúng”.

Dé thực hiện việc quan trị nội dung thông tin về dịch bệnh Covid 19 phải có chủthể quản trị và đối tượng quản trị Chủ thể quản trị là tác nhân tạo ra các tác động quản

23

Trang 28

trị nhằm dẫn dắt đối tượng quản trị đi đến mục tiêu Cùng với đó, để quản trị được,phải có một hoặc một tập hợp mục đích thống nhất cho cả chủ thé và đối tượng quản

tri; và điều này cần phải được trao đôi thông tin nhiều chiều để thực hiện các mục

đích, mục tiêu đề ra suôn sẻ

Dé quản trị được, chủ thé quan trị phải có khả năng thích nghỉ thông qua việc điều

chỉnh, đôi mới co câu, phương pháp, công cụ và hoạt động của minh

12 Vai trò của quản trị nội dung thông tin về dịch bệnh Covid-19 trên truyền

theo một cuộc khủng hoảng thông tin ma theo định danh cua WHO là “nan dich thông

tin” — sự kết hợp giữa hai thành phần “thông tin” và “dịch bệnh” để phản ánh trạngthái trong đó một vài đữ kiện kết hợp với nỗi sợ hãi, hoang mang và tin đồn được kích

hoạt bởi công nghệ thông tin hiện đại.

Các cuộc khủng hoảng thông tin luôn có thể bùng phát bất cứ khi nào, bất cứ ởđâu, bởi thông tin sai lệch về đại dich Covid-19 phát tán với tốc độ chóng mặt trongthời gian qua, nhất là trên không gian mạng và khi các chính sách quản lý và biện phápkiểm soát chưa đạt được hiệu quả mong muốn Khủng hoảng thông tin trở thành vấn

nạn của nhiều quốc gia trên thế giới, can trở việc thực thi các chính sách phòng, chống

dịch, đồng thời gây xói mòn niềm tin của công chúng vào các thiết chế, như y tế, báo

Khủng hoảng thông tin trong bối cảnh đại dịch Covid-19 nhân mạnh tam quan

trọng của báo chí nói chung, truyền hình nói riêng Báo chí cần và phải là lực lượng

chủ lực trong quản trị thông tin, trước hết thông qua việc cung cấp thông tin đầy đủ,chính xác, khách quan về tình hình dịch bệnh Vai trò chủ lực của báo chí trong cuộc

chiến chống Covid-19 thể hiện trên các phương diện: Cung cấp thông tin chính xác,

24

Trang 29

kịp thời về tình hình dịch bệnh và các giải pháp của Chính phủ; điều hòa dư luận vàthúc đây đồng thuận xã hội như một nguồn lực xã hội cho công tác phòng, chống dịch

và tăng cường niềm tin của người dân vào hệ thống chính trị Cụ thể, hoạt động quản

trị thông tin về dịch bệnh Covid-19 trên báo chí sẽ có các vai trò quan trọng sau đây:

Thứ nhất, quan trị nội dung thông tin về đại dich Covid — 19 góp phan thông tinkịp thời, chính xác về tình hình dịch bệnh và các giải pháp phòng, chống dịch đúngđịnh hướng của Đảng, Nhà nước:

Ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, cùng với hệ thống y tế, quân đội và công an, báochí nói chung, truyền hình nói riêng luôn có mặt ở tuyến đầu chống dịch Các đàitruyền hình trong cả nước, trong đó có Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC đều sẽ lànhững đơn vị báo chí góp phần quan trọng trong việc đảm bảo thông tin kịp thời,

chính xác về diễn biến phức tạp từng ngày, từng giờ của dịch bệnh giúp công chúng

năm bắt tình hình đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ bản thân và cộng đồng Cùng với

đó, các giải pháp của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ nhằm tạo ra sự

thống nhất nhận thức và hành động từ Trung ương đến địa phương cũng cần đượcthông tin đầy đủ đến người dân Đây là vai trò thông tin quan trọng của báo chí nói

chung và truyền hình nói riêng.

Ngoài ra, với lợi thế về hình ảnh và âm thanh, sự chân thực của cuộc song, truyén

hình sẽ là phương tiện truyền thông dai chúng thông tin phan ánh đời sống dân sinh,nguyện vọng, yêu cầu chính đáng của nhân dân đến các cấp có thâm quyên Đại dịch

Covid-19 tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực và cá nhân trong xã hội và những người

dân yếu thế sẽ là đối tượng dễ bị tôn thương nhất và cần được bảo vệ nhất dé bảo đảman sinh xã hội.

Ở mức độ cao hơn, hoạt động thông tin của các cơ quan báo chí nói chung vàtruyền hình nói riêng còn phải thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội vớicác giải pháp phòng, chống dịch Không phải là chuyên gia y tế, nhà khoa học và cóthể không có kiến thức chuyên môn sâu về dịch bệnh, nhưng nhà báo sẽ có thể trở

thành cầu nối, tạo diễn đàn cho các nhà khoa học, chuyên gia hiến kế, đề xuất các biện

pháp phòng, chống dịch Vượt lên mức độ phản ánh, các sản phẩm truyền hình cần

25

Trang 30

hướng tới việc trở thành những sản phẩm thông tin góp phần phân tích và tìm kiếm cácgiải pháp hữu hiệu để chung sức trong cuộc chiến phòng, chống dịch.

Thứ hai, quản trị nội dung thông tin về đại dịch Covid-19 góp phần thông tin hỗtrợ điều hòa dư luận và thúc đây đồng thuận xã hội, tạo động lực cho công tác phòng,

chống dịch:

Là dịch bệnh có quy mô và diễn biến phức tạp chưa từng có, đại dịch Covid-19

ảnh hưởng toàn diện, sâu sắc đến mọi lĩnh vực của đời song xã hội, moi cá nhân trongxã hội Mỗi làn sóng dịch bùng phát đều gây nên tâm trạng hoang mang, lo lắng củangười dan, tạo nên trang thái căng thang tâm lý xã hội Sức ảnh hưởng của truyền hìnhtrong đời sống xã hội lại vô cùng mạnh mẽ bởi sự chân thực trong hình ảnh và âmthanh Trong bối cảnh đó, việc quản trị nội dung thông tin đại dịch trên truyền hình

cần sự chính xác và cân đối về liều lượng, tần suất, thời điểm sao cho hợp lý.

Thực tiễn của đợt bùng phát dịch thứ tư cho thấy, khi dịch Covid-19 bùng pháttrên diện rộng ở các tỉnh, thành phố phía Nam và một loạt địa phương phải áp dụngbiện pháp giãn cách xã hội, thì dư luận xã hội diễn biến vô cùng phức tạp Hàng loạtvấn đề lớn, tình huống mới và khó xuất hiện, gia tăng sức ép đối với hệ thống chínhtrị, y tế và an sinh xã hội Chính trong bối cảnh này, truyền hình với sức ảnh hưởng

của mình cần thê hiện và khẳng định vai trò chủ đạo của mình trong việc điều hòa tâm

ly, tâm trạng xã hội và kêu gọi tinh thần, ý chí đoàn kết, sẻ chia trong phòng, chốngdịch Mặt khác, phải góp phần nuôi dưỡng, tăng cường niềm tin của người dân vào hệthống chính trị Niềm tin và sự đồng thuận của người dân có vai trò quyết định tớithành công của công tác phòng, chống đại dịch Điều này cho thấy vai trò quan trọng

của quản trị nội dung thông tin trên báo chí nói chung và truyền hình nói riêng.

Thứ ba, quản trị nội dung thông tin về đại dịch Covid-19 đảm bảo thông tin vềdịch bệnh Covid-19 tại Đài truyền hình đạt chất lượng, hiệu quả

Hoạt động quản tri nội dung thông tin, thực chất là hoạt động chỉ đạo, định hướngthông tin tuyên truyền cho cả cơ quan báo chí, cụ thé trong trường hợp nghiên cứu này

là cho cả đài truyền hình, kênh truyền hình, cho từng chương trình và từng sản phẩm

truyền hình; tổ chức nhóm phóng viên, nhà báo thực hiện khai thác thông tin và sảnxuất chương trình/sản phẩm; biên tập nội dung trước khi phát sóng Bên cạnh đó, quản

26

Trang 31

trị nội dung thông tin còn là trực tiếp giám sát, quản lý, đánh giá, thẩm định chất lượng

các sản phâm khi phát sóng.

Từ việc tham gia quyết định chất lượng nội dung, hình thức thể hiện các sản phẩm

truyền hình thông tin về Covid-19, những người làm công tác quản trị thông tin tại đàitruyền hình, kênh truyền hình sẽ gián tiếp quyết định hiệu quả truyền thông đối với nộidung này.

1.3 Chủ thé, nội dung và phương thức quản trị nội dung thông tin về dai dịch

1.3.1 Chủ thé quản tri

Chủ thé quản trị nội dung thông tin bao gồm lãnh đạo và quản lý trong cơ quan

báo chí, đứng đầu là lãnh đạo đài, giám đốc kênh, trưởng phòng Đối tượng chủ yếu

và trực tiếp của quản trị nội dung thông tin là những mối quan hệ con người bên trongvà bên ngoài đài truyền hình, các kênh truyền hình Chủ thê quản trị tác động lên con

người thông qua tác động lên các yếu tố vật chất và phi vật chất như: vốn, vật tư máy

móc - thiết bị, công nghệ thông tin, tinh thần, kế hoạch để tạo ra kết quả cuối cùng

của toàn bộ hoạt động.

Chủ thể quản trị nội dung thông tin có vai trò đặc biệt quan trọng, họ vừa là nhữngngười xây dựng chiến lược, kế hoạch phát trién cơ quan báo chí về các mặt hoạt động,trong đó có hoạt động chuyên môn nghiệp vụ, vừa là người tổ chức thực hiện, giám

sát, đánh giá chiến lược, kế hoạch, nhằm mục đích cuối cùng là đảm bảo hiệu quả hoạt

động của toàn bộ cơ quan trong đó có bảo đảm chất lượng của các chương trình, sản

phẩm báo chí Do vậy, dé quản trị nội dung thông tin tốt, họ cần có những phẩm chất,

Nhà nước trong lĩnh vực báo chí nói chung và đường lối, chủ trương, chính sách, pháp

luật của Đảng và Nhà nước trong thông tin về đại dịch Covid-19 nói riêng, tu giác

27

Trang 32

thực hiện và định hướng nội dung thông tin đi theo cương lĩnh chính trị của Đảng Bảnlĩnh chính trị không phải là sự hô hào chung chung, nó phải được thể hiện trên chính

sản phẩm báo chí với những biểu hiện tích cực: Đảm bảo thông tin về đại dich

Covid-19 đúng định hướng tuyên tuyén của Đảng, Nhà nước, cơ quan báo chí; theo đúng quyđịnh về nhiệm vụ, quyền hạn của báo chí được quy định trong Luật Báo chí

Thứ hai, có năng lực quan ly, điều hành: Năng lực đó thé hiện ở các mặt sau: (1)

Xây dựng, tổ chức và quản lý bộ máy nhân sự phụ hợp, theo đúng chức năng, nhiệm

vụ cụ thé của cơ quan báo chí; (2) Tổ chức hành chính trị sự, công tác sản xuất, đảm

bảo cân đối tài chính dé phát triển cơ quan, đảm bảo đời sống cho cán bộ, phóng viên;(3) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng báo chí cho cán bộ, phóng viên

Thứ ba, có trình độ, năng lực chuyên môn cao: Họ là người duyệt thông tin, quyết

định đến việc lên sóng của sản phẩm báo chí Chính vì vậy, dé đưa ra được quyết định

đúng dan, phù hợp, co khả năng giúp nâng cao uy tín, thương hiệu cơ quan báo chí,

được cấp dưới tâm phục khâu phục thì trí tuệ, trình độ, năng lực chuyên môn của đội

ngũ lãnh đạo phải cao hơn và giỏi hơn Họ cũng cần không ngừng học hỏi, nâng cao

trình độ và trau đồi chuyên môn, nghiệp vụ.

Thứ tư, có đạo đức nghé nghiệp mẫu mực: Người lãnh đạo phải trở thành tam

gương sáng về đạo đức dé cấp dưới tâm phục, khẩu phục Có như vậy, cơ quan báo

chí, tác phẩm báo chi mới thực sự trở hành địa chỉ uy tín, tin cậy trong lòng côngchúng và trong giới báo chí.

Thứ năm, có tư duy tiến bộ, sẵn sàng tiếp thu cái mới, cdi đúng: Những người

tham gia công tác tổ chức, quan tri thông tin phải là người tân tiến Tư tưởng cổ hủ, lạc

hậu, bảo thủ sẽ là yêu tố kìm hãm sự sáng tạo của bản thân và đội ngũ phóng viên Tưtưởng đó được thé hiện: (1) Cập nhật, ứng dung các kỹ năng, kỹ thuật lam báo mớivào cơ quan báo chí; (2) Tạo điều kiện để phóng viên, biên tập viên cấp dưới được di

học tập, giao lưu, trao đối kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp thường xuyên dé nâng

cao nghiệp vụ, kỹ năng

Thứ sáu, có quan hệ tốt với nguôn tin và các tổ chức chính trị xã hội khác: Không

có một cơ quan báo chí nào hoạt động độc lập, khép kín Cơ quan đó phải là một mắtxích trong bộ máy hành chính của Nhà nước, có môi quan hệ chặt chẽ với các tô chức,

28

Trang 33

cơ quan khác trong quá trình hoạt động, phát triển Do vậy, người đứng đầu cơ quan

báo chí, các chủ thé quản lý trong cơ quan báo chí bắt buộc phải có được mối quan hệrộng rãi và tốt đẹp với các tổ chức Đảng, tô chức chính trị xã hội khác ở Trung ương,

địa phương Mục đích là nhận được sự ủng hộ về mặt chính sách, nguồn lực, dưluận khi cần thiết để phục vụ sự phát triển của cơ quan nói chung, sự phát triển củachương trình nói riêng.

1.3.2 Nội dung quản trị

Thứ nhất, quản trị việc xây dựng kế hoạch thông tin về dai dịch Covid-19: Kế

hoạch là một chương trình hành động có mục đích của tòa soạn, trong đó xác định mục

tiêu, nội dung, phương hướng, giải pháp và thời gian để thực hiện mục tiêu đó vàothực tế.

Lập kế hoạch thông tin về đại dịch Covid-19 chính là hoạt động có mục đích củachủ thé quản tri nội dung thông tin, trong đó xác định rõ mục tiêu thông tin, nội dungthông tin, phương hướng triển khai nội dung thông tin, thời gian thực hiện mục tiêu đóđể kịp với tiến độ xuất bản/phát sóng Đây là kỹ năng quản trị chủ chốt và thiết yếu,cũng là một trong những khâu đầu tiên trong hoạt động quản trị thông tin Nếu khôngcó công tác kế hoạch thông tin cụ thé, đúng đắn, rất khó dé tô chức sản xuất sản phẩmbáo chí hiệu quả, chất lượng.

Kế hoạch thông tin về đại dịch Covid-19 phải được căn cứ vào đường lối, chínhsách của Đảng, Nhà nước về công tác phòng, chống dịch bệnh; nhu cầu thông tin,

tuyên truyền của Đảng, Nhà nước, cơ quan báo chí trong từng giai đoạn; nhu cầu và

tâm lý tiếp nhận của công chúng: thực tiễn biến động của đời sống xã hội cùng vớitình hình, năng lực, khả năng thực hiện kế hoạch của đội ngũ nhà báo, phóng viên.

Nếu căn cứ vào thời gian triển khai kế hoạch, có kế hoạch thông tin dài hạn, trung hạn,ngắn hạn và đột xuất [21 tr.24].

Trong kế hoạch thông tin về đại dịch Covid — 19, việc xác định, định hướng các

chủ đề thông tin của các chủ thé quản trị là một trong những công việc quan trọng

nhất Các nội dung cần thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh Covid-19 có nhiều, nhưngcần tập trung chỉ đạo để làm sao công chúng có được một bức tranh sinh động, chân

thực về đại dich Covid — 19 và có nhận thức, hành vi, cách ứng phó phù hợp Có một

29

Trang 34

số nội dung quan trọng, co bản cần quản trị, lập kế hoạch truyền thông dé giúp công

chúng và các cơ quan chức năng có thông tin đầy đủ, sinh động, thời sự từ đó nâng

cao nhận thức, trách nhiện, hành vi của công chúng trước đại dịch Các thông tin co

bản đó là:

(1) Cập nhật tin tức về tình hình, diễn biến của đại dich Covid-19;

(2) Thông tin về hoạt động chỉ đạo, các giải pháp áp dụng trong phòng chống dịchbệnh;

(3) Phản ánh tâm tư, nguyện vọng, đời sông của người dân trong bối cảnh địch

(4) Thông tin hỗ trợ, định hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hoạt động

sản xuất kinh doanh.

Thứ hai, quản trị việc tổ chức triển khai kế hoạch thông tin: Sau khi lập kế hoạch

thông tin xong, chủ thể quản trỊ tòa soạn cần chỉ đạo, điều hành các yếu tố: nhân lực,

nguồn vốn, các nguồn lực và cơ sở vật chất cần thiết để biến kế hoạch thông tin

thành hiện thực Việc tổ chức thành lập êkíp thực hiện kế hoạch là cần thiết Ví dụ, vớikế hoạch ngắn hạn hoặc đột xuất, nhằm có được nguồn thông tin phù hợp, Ban biên

tập giao cho các phòng ban chuyên trách: (1) Xác định, phân công phóng viên chuyên

trách, cử họ xuống cơ sở năm bắt thông tin, khai thác thông tin, sản xuất tin bài theo

đúng kế hoạch tuyên truyền; (2) Xác định thời hạn nộp sản phẩm của phóng viên,

người thực hiện; (3) Xác định thời hạn biên tập, chỉnh sửa; (4) Phân công người chịutrách nhiệm hỗ trợ, phân bồ chỉ phí, phương tiện cần thiết cho phóng viên tác nghiệp.

Thứ ba, giám sát thực hiện kế hoạch thông tin: Song song với khâu quản trị việctô chức thực hiện kế hoạch thông tin là khâu giám sát thực hiện Lãnh đạo phụ trách sẽchịu trách nhiệm cao nhất trong việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch sao cho đảm bảo có

được những tác phâm/sản phẩm báo chí đạt chất lượng và hiệu qua cao nhất.

Trong công đoạn này, các lãnh đạo phòng ban chuyên môn là những người thực

hiện công tác giám sát trực tiếp Họ thường xuyên theo dõi, năm bắt tình hình thực

hiện kế hoạch thông tin của phóng viên, nhà báo; kịp thời phát hiện những khó khăn,bất cập trong quá trình khai thác thông tin, thực hiện sản phẩm dé từ đó kịp thời xử

30

Trang 35

lý Trong những tình huống nhạy cảm, đòi hỏi phải có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cơ

quan báo chí, họ phải kịp thời báo cáo và xin hướng xử lý.

Như vậy, bản chất của khâu này là quản trị về nội dung thông tin và quản trị về

hình thức thông tin của các tác pham/san phẩm báo chí về dịch bệnh Covid-19, sao

cho tác pham/ san pham đó có chủ dé hay, hấp dẫn, thời sự; lượng thông tin tốt; có thé

loại và ngôn từ phù hợp.

Từ kết quả giám sát sẽ có những đánh giá, điều chỉnh thông tin cho phù hợp Déthực hiện điều này, đòi hỏi chủ thé quan tri - lanh dao co quan bao chi, lanh daophòng, ban chuyên môn phải: (1) Nắm sâu sát thực trạng, diễn biến của dịch bệnh;tình hình thực hiện các chủ đề cụ thê về nội dung thông tin dịch Covid-19; điều chỉnhkế hoạch thông tin phù hợp hơn với tình hình và thực tiễn; chỉ đạo xây dựng kế hoạchthông tin mới đáp ứng tốt hơn nhu cầu của công chúng; (2) Giám sát các nhân viên

(phóng viên, cộng tác viên, biên tập viên, kỹ thuật VTR, người dẫn chương trình, kỹ

thuật viên, ) thực hiện các nhiệm vụ được giao; (3) Theo dõi chất lượng sản phẩm của

các nhà báo, biên tập viên, kỹ thuật viên, người dẫn chương trình, quay phim và người

dẫn chương trình Biên tập và duyệt phát sóng thê hiện sự giám sát chất lượng: (4) Phátsóng trên kênh truyền hình và theo dõi hoạt động của hệ thống trang thiết bị hỗ trợ.

Theo đó, phóng viên phải được lãnh đạo va quản ly phòng/ban giám sát trong qua

trình tác nghiệp tại hiện trường dé đảm bảo rằng họ được hỗ trợ và chỉ đạo kịp thời khixảy ra các vấn đề.

Thứ tư, Đánh giá thực hiện kế hoạch thông tin: Quản lý cũng thực hiện đánh giá.

Đánh giá chất lượng tác phẩm và nội dung chương trình diễn ra sau khi thông tin về

đại dich COVID-19 được truyền hình Một số đài truyền hình sẽ thực hiện đánh giáhàng tuần; một số khác sẽ thực hiện đánh giá hàng tháng hoặc hàng nửa tháng Nếu đài

thực hiện giao ban hàng ngày, những chương trình "có vấn đề" sau khi phát sóng sẽđược ban biên tập ban lãnh đạo đài hoặc lãnh đạo phòng đánh giá.

Thứ năm, tiếp nhận, xử lý thông tin phản hoi: Trưởng phòng hoặc ban phụ tráchsản phâm báo chí liên quan đến đại dịch Covid-19 trên kênh truyền hình chịu trách

nhiệm nhận và xử lý thông tin phản hồi từ công chúng (nếu có).

31

Trang 36

Thứ sáu, xây dựng kế hoạch thông tin mới: Việc lập kê hoạch thông tin mới liên

quan đến đại dich COVID-19 cho các phương tiện truyền thông thường xuyên Dé

tránh trùng lặp và phát triển những chủ đề mà công chúng quan tâm, kế hoạch thôngtin mới phải dựa trên chủ đề đã được triển khai trước đó.

1.3.3 Phương thức quản trị

Phương thức quản trị nội dung thông tin chính là cách thức và phương pháp quản

trị dé chương trình truyền hình đạt chất lượng tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của kênh và

phù hợp với nhu cầu thông tin của công chúng Có nhiều cách quản trị khác nhau, song

trong luận văn này tác giả đề cập đến một số phương thức quản trị cơ bản như sau:

Một là, quản trị thông qua các cuộc họp: Tổ chức các cuộc họp là rất cần thiết dé

phục vụ cho công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý trong việc thực hiện các nhiệm vụcông tác quan trọng Trong xây dựng kế hoạch, các cuộc họp giúp việc trao đổi ý

tưởng, cách thức thực hiện được đồng nhất từ lãnh đạo đến người thực hiện dé xuyénsuốt mục tiêu chính là: (1) Thông tin đúng định hướng, đường lối, quan điểm củaĐảng, Nhà nước về dịch bệnh Covid-19, làm cho người dân hiểu rõ đường lối, chínhsách, quan điểm và các hành động của chính phủ; (2) Thông tin nhanh chóng, kip thời,chính xác diễn biến của dịch bệnh, định hướng dư luận trước những thông tin sailệch

Hai là, quản trị thông qua quy chế, quy định, thông báo: Điều này là rat cần thiết.Bên cạnh các quy định định của Luật báo chí, các Thông tư, Quy định của các cơ quan

chức năng quản lý nhà nước về báo chí, các quy định về phòng, chống dịch bệnh

chính là căn cứ để thực hiện, quy trách nhiệm và xử lý các vấn đề phát sinh nếu có.

Nếu thiếu hệ thống các quy định này thì rất dễ rơi vào tình trạng thiếu sự thống nhất,

hoặc đùn đây trách nhiệm.

Bên cạnh đó, chế độ thông tin báo có cũng được thực hiện thường xuyên, liên tục

nhăm đảm bảo thông tin được thông suốt, các chỉ đạo được sát sao với tình hình thực

tiễn Làm tốt vấn đề này đòi hỏi sự phối hợp nhịp nhàng, kịp thời hỗ trợ trên mọi

phương diện dé chương trinh đạt chất lượng tốt nhất.

Ba là, quản trị thông qua công tác báo cáo, đánh giá, phê bình, khen thưởng:

Quản trị thông qua báo cáo có vai trò rât quan trọng đôi với môi tô chức, cá nhân Báo

32

Trang 37

cáo cung cấp các thông tin toàn diện về quá trình triển khai và thực hiện công việc,thực trạng hoạt động Văn bản này đóng vai trò quan trọng đối với mỗi tổ chức, phục

vụ nhu cầu nội bộ bên trong của các đơn vi Qua báo cáo quản tri, các nhà lãnh đạo có

thể hiểu rõ toàn cảnh về tình hình và thực trạng hoạt động, từ đó đưa ra các quyết định,

chiến lược phủ hợp và chính xác hơn.

Phương thức quản trị này không chỉ được thực hiện trong quá trình sản xuất thông

tin mà còn phải được thực hiện khi phát sóng thông tin với sự phản hồi từ công chúng.Làm tốt phương thức quản trị này sẽ giúp các cơ quan báo chí, truyền thông kịp thờirút kinh nghiệm đề thực hiện tốt hơn hoạt động quản trị thông tin trong quá trình sản

Việc khen thưởng va biểu dương kịp thời sẽ góp phần động viên tinh thần, khích

lệ sức sản xuất, sự nỗ lực của mỗi cá nhân Đặc biệt trong bối cảnh tác nghiệp ở môi

trường đặc biệt — dịch Covid-19 với nhiều rủi ro và áp lực thì hoạt động biéu đương,khen thưởng là vô cùng cần thiết.

Bốn là, quản trị thông qua quản lý dit liệu: Dữ liệu được coi là một nguồn tài

nguyên giá tri trong giai đoạn hiện đại Đặc biệt, đối với hoạt động sản xuất truyền

hình, quản lý dữ liệu càng đóng vai trò quan trọng Đó là quá trình thu thập, lưu trữ,

bảo mật và sử dụng đữ liệu hiệu quả Các đài truyền hình đều đã xây dựng các quy

trình vận hành và lưu trữ nhằm bảo đảm việc sử dụng đữ liệu an toàn và hiệu quả.

Trên thực tế cho thấy, trong quá trình quản trị thông tin chúng ta không nên tuyệtđối hóa phương thức quản trị nào mà cần có sự phối hợp tổng thể nhiều phương thứckhác nhau nhằm mang lại hiệu quả quản trị cao nhất.

1.4 Yêu cầu trong quản trị nội dung thông tin về đại dịch Covid-19

1.4.1 Việc quan trị nội dung thông tin về đại dịch Covid-19 phái trên nguyêntắc tuân thủ định hướng của Đảng và sự quản lý của Nhà nước

Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý về báo chí là một nguyên tắc bất di bất dịch.Các Ban biên tập — những chủ thé tham gia quản trị thông tin tại các cơ quan báo chíđều phải quán triệt nguyên tắc này.

33

Trang 38

Với định hướng chỉ đạo quyết liệt trong phòng chống đại dịch Covid-19 “chống

dịch như chống giặc”, “lấy dân làm gốc”, “phát huy sức mạnh đoàn kết? của Dang vàNhà nước, toàn đảng, toàn quân và toàn dân đã phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn

dân tộc, nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách, triển khai quyết liệt, đồng bộ, sángtạo, linh hoạt nhiều chủ trương, biện pháp dé kiểm soát dịch Covid-19, thực hiện mục

tiêu kép, vừa bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa duy trì phát triển kinh tế-xã hội, dần đưa

nước ta trở lại trạng thái bình thường mới.

Trước định hướng đó, báo chí nói chung và truyền hình nói riêng, trong các tác

phẩm của mình cần thê hiện được tinh thần, đường lối trong chi đạo phòng chống dich.Việc quản trị nội dung thông tin về dai dịch Covid-19 cần bám sát và tuân thủ nguyên

tắc, định hướng trên Đó là: (1) Tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả hơn

nữa công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức, nhận thức của người dân và các cấp, cácngành trong phòng, chống dịch; (2) Chú trọng truyền thông những thành tựu, kết quả

đã đạt được của Đảng, Nhà nước, Nhân dân; (3) Đồng thời biểu dương, lan tỏa cácđiển hình người tốt việc tốt, những tam gương hy sinh, cống hiến vi tính mang, sức

khỏe người dân, nêu cao tinh thần đoàn kết, bản lĩnh, vượt qua khó khăn, thách thức từ

dịch bệnh.

1.4.2 Việc quản tri đảm bảo thông tin đúng tôn chỉ, mục dich của cơ quan bao chí

Mỗi cơ quan báo chí đều có tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ rang, cụ thé, được théhiện trong giấy phép hoạt động, buộc cơ quan báo chí đó phải tuân thủ Thông tin tuân

thủ đúng tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí không chỉ thể hiện việc tuân thủ các

quy định pháp lý ràng buộc mà còn thé hiện đạo đức nghề nghiệp của người lãnh đạo,

quản lý cơ quan báo chí nói chung và của các nhà báo tham gia thông tin nói riêng.

Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC được phủ sóng toàn quốc và thực hiện chức

năng nhiệm vụ tuyên truyền về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội Với tầm ảnh hưởng

rộng lớn đó, việc đảm bảo thông tin đúng tôn chỉ, mục đích là rất quan trọng Chủ thể

quản trị chính là đội ngũ lãnh đạo quản lý cần nắm bắt, định hướng dé thông tin luôn

bám sát nhiệm vụ chính tri của Dai Truyền hình Kỹ thuật số VTC — trở thành cầu nối

thông tin, tuyên truyền chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác

phòng chống dịch đến với nhân dân; đồng thời phản ánh, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng

34

Trang 39

của người dân Bên cạnh các nhiệm vụ đó, các sản phẩm truyền hình phải thể hiện màusắc riêng biệt vốn có của Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

Dé đảm bảo thông tin đúng tôn chỉ, mục đích, vai trò tổ chức và giám sát củangười làm công tác quản trị (cụ thể là lãnh đạo, quản lý) là rất quan trọng Các quyếtđịnh trong việc triển khai thông tin, thực hiện sản xuất, phát sóng sẽ quyết định đếnviệc thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đài, đáp ứng nhu câu thông tin của công chúng.

1.4.3 Việc quản trị phải đảm bảo thông tin “nhanh — đúng — trúng — hay”

“Nhanh — đúng — trúng — hay” chính là những tiêu chí về nội dung thông tin của

bài báo/sản phẩm báo chí [21, tr.29] Do vậy hoạt động quản trị nội dung thông tin vềđại dich Covid-19 trong phạm vi của dé tài luận văn cũng phải hướng tới tiêu chí này,xem đó là một trong những mục tiêu cao nhất trong quản trị thông tin.

Quản trị nội dung thông tin phải nham đảm bảo có được những thông tin nhanh

nhạy, kịp thời, phù hop Sự nhanh nhạy trong thông tin là một trong những yếu tốquyết định giá trị và hiệu quả truyền thông Cập nhật thông tin về dịch bệnh phảinhanh nhất dé đáp ứng nhu cau thông tin của công chúng.

Thông tin phải đúng, hay nói cách khác, thông tin phải chính xác, khách quan vàchân thực Tuyệt đối tránh đưa thông tin chưa được kiểm chứng, sai sự thật Trong bối

cảnh dịch bệnh phức tạp, việc thông tin đúng, từ các nguồn tin chính xác, tin cậy sẽ

góp phần quan trọng trong việc định hướng dư luận xã hội, phòng tránh các luồngthông tin sai sự thật gây hoang mang cho người dân.

Thông tin không chỉ phải “đúng” mà còn phải “trúng” Thông tin “trúng” tức làtrúng vấn đề đang được dư luận quan tâm nhất, vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra cấpthiết nhất, cần được giải quyết nhất Đề tài, cách triển khai, việc lựa chọn thông tin, hình

ảnh trong các tác phẩm cần phải lột tả được những vấn đề mà dư luận đang quan tâm.

Thông tin cần phải “hay”, thu hút sự quan tâm, yêu thích của công chúng Bằng

ngôn từ, hình ảnh, các chỉ tiết “đắt”, những dẫn chứng tiêu biêu, số liệu chính xác, năng

lực phân tích và lập luận sâu sắc, góc nhìn của nhà báo tác phâm sẽ đi vào lòng người

và làm cho công chúng bị lôi cuốn, thu hút “Hay” còn là tính hấp dẫn của chủ đề, đề tàivà của nội dung thông tin; bên cạnh đó, nó còn là tính mới mẻ của chủ đê, đê tai.

35

Trang 40

1.4.4 Việc quản trị phải đảm bảo thông tin phong phú, đáp ứng nhu cầu đa

dạng của công chúng

Với những đối tượng công chúng khác nhau, đòi hỏi các chủ thể quản trị thông tin

phải có chiến lược về nội dung thông tin phù hợp: không chỉ đảm bảo thông tin phải

theo sát định hướng của Dang, Nhà nước; phải nhanh — đúng — trúng - hay; ma cònphải phong phú đa dạng, đáp ứng yêu cầu đa dạng của công chúng tiếp nhận Đó là các

chủ dé, hình thức thé hiện, chương trình, phương thức tiếp nhận phong phú, giúp

công chúng có cơ hội lựa chọn những nội dung thông tin mà họ yêu thích, quan tâm.

Các nội dung cần thông tin, tuyên truyền về dịch bệnh Covid-19 có nhiều, nhưng tậptrung ở một số nội dung quan trong như sau:

(1) Cập nhật tin tức về tình hình, diễn biến của đại dich Covid-19;

(2) Thông tin về hoạt động chỉ đạo, các giải pháp áp dụng trong phòng chống dịch

(3) Phản ánh tâm tư, nguyện vọng, đời sống của người dân trong bối cảnh dịch

(4) Thông tin hỗ trợ, định hướng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hoạt động

sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh nội dung thông tin, các yếu tố khác như: hình thức thể hiện, chất lượnghình ảnh, âm thanh (bao gồm cả việc sử dụng âm nhạc), phương thức biểu đạt, thờilượng, thời điểm thông tin cũng cần được coi trọng Nội dung và hình thức luôn gắnbó chặt chẽ với nhau trong một thê thống nhất Thông tin truyền hình được thê hiệnbằng hình ảnh và âm thanh sống động Và đây chính là đặc điểm phân biệt tin tứctruyền hình và tin tức ở các loại hình báo chí khác.

Vì phục vụ công chúng số đông nên thông tin phải đảm bảo tính đơn giản, dé hiểu,

dé nhớ, dé làm theo Chang hạn, ngôn ngữ sử dụng trong tác phâm phải đảm bao tính

“đời thường” Trong các tác phẩm, tránh dùng thuật ngữ, danh pháp khoa học nếukhông thực sự cần thiết; tránh lạm dụng các con số rỗi ram, tránh sử dụng từ tiếngnước ngoài, tiếng long, từ ngữ mang nghĩa mới Hình ảnh trong tác phẩm phải chânthực, sinh động, gần gũi, bám sát với đời sống xã hội, những vấn đề mà dư luận đangquan tâm Cập nhật tình hình từ bên trong những nơi dịch bệnh phức tạp, khu phong

36

Ngày đăng: 15/07/2024, 11:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN