1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị nội dung của Báo Quân đội nhân dân trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện

133 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị nội dung của Báo Quân đội nhân dân trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện
Tác giả Nguyễn Hoàng Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Thành Lợi
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị báo chí truyền thông
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 30,19 MB

Nội dung

Dé bắt kịp với xu thế truyền thông đaphương tiện, hội tụ truyền thông của báo chí truyền thông thế giới, báo chí cáchmạng Việt Nam cần có những chuyển biến căn bản từ sáng tạo, quản trị

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYÊN HOÀNG ANH

QUAN TRI NỘI DUNG

CUA BAO QUAN DOI NHÂN DÂN

TRONG BOI CANH TRUYEN THONG

DA PHUONG TIEN

LUAN VAN THAC SI QUAN TRI BAO CHi TRUYEN THONG

Hà Nội-2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYEN HOÀNG ANH

QUAN TRI NOI DUNG

CUA BAO QUAN ĐỘI NHÂN DAN

TRONG BOI CANH TRUYEN THONG

DA PHUONG TIEN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản tri bao chí truyền thông

Mã số: Thí điểm

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng

PGS.TS Nguyễn Thành Lợi PGS.TS Dinh Văn Hường

Hà Nội-2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự

hướng dẫn của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thành Lợi (Báo Hà Nội mới) Các

số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bat

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,

Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi đã thu nhận được nhiều kiến thức bổ ích từ sựnhiệt tình giảng dạy của các thầy, cô giáo của Viện Đào tạo Báo chí Truyềnthông và cả từ các bạn học viên của lớp cao học Quản trị báo chí truyền thôngkhóa 2020 Đặc biệt, khi thực hiện nghiên cứu đề tài “Quản trị nội dung cua BaoQuân đội nhân dân trong bối cảnh truyền thông da phương tiện ”, tôi đã nhận

được sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thành Lợi

Bên cạnh đó là sự hỗ trợ nhiệt tình các đồng chí lãnh đạo tòa soạn, quản lý cácphòng ban chuyên môn, đồng nghiệp tại Báo Quân đội nhân dân Tôi vô cùng

biết ơn và xin chân thành cảm ơn các thầy cô, các đồng chí lãnh đạo, quản lý,đồng nghiệp và các bạn học yêu quý!

Xin cảm ơn gia đình đã luôn động viên, giúp đỡ, hỗ trợ về nhiều mặt dé tôi

hoàn thành nhiệm vụ học tập nay.

Mặc dù đã nghiêm túc thực hiện luận văn nhưng do vấn đề nghiên cứu kháphức tạp, có nhiều kiến thức mới mẻ, trong điều kiện kiến thức thực tế của bản

thân còn hữu hạn, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế Tôi rất

mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các nhà khoa học trong hội đồng, cácthầy cô giáo và thủ trưởng, đồng nghiệp, các bạn học viên dé luận văn được hoàn

thiện hơn.

Học viên

Nguyễn Hoàng Anh

Trang 5

00271000 4Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN TRI NỘI DUNG CUA CƠ QUAN

BAO CHÍ TRONG BOI CANH TRUYEN THONG ĐA PHƯƠNG TIỆN l6

1.1 Hệ thống khái niệm - 2 2 5£++£+EE£SEE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrkrrrkee l61.2 Vấn dé quản trị nội dung của cơ quan báo chí -2- 5z z2 26

1.3 Yếu tố tác động đến quản trị nội dung của cơ quan báo chí 32

1.4 Yêu cầu đối với quản trị nội dung của cơ quan báo chí . - 37Tiểu kết Chương Ì 2 2 £S£+SE+EE2EE9EEEEEEEEEEXEE1E217171117111 2121 re 40Chương 2: THỰC TRẠNG QUAN TRI NỘI DUNG CUA BAO QĐND

TRONG BOI CANH TRUYEN THONG ĐA PHƯƠNG TIEN 41

2.1 Giới thiệu Báo QDND oe eeececcecceeeseeseeseeeseeseceseeseeseeaesecseeseeseecseeaeeaeenens 412.2 Khao sát thực trạng quan tri nội dung của Báo QĐND 44

2.3 Đánh giá chung về thực trạng quan trị nội dung của Báo QĐND 67

Tiểu kết Chương 2 ¿52 2 SE+EE9EE9E12E151151151157111111111111111 1111 cre 75

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHAP NANG CAO CHAT LƯỢNG QUAN TRI

NOI DUNG CUA BAO QDND oe Ô 76

3.1 Một số van đề đặt ra va xu hướng quan tri nội dung 763.2 Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nội dung -sz 783.3 Phác thảo mô hình tòa soạn hội tụ đối với Báo QĐÐND - 91Tiểu kết Chương 3 cccccssessessessessessessessesssssssssssscsscsscssessessessessessessessessesseeseeseess 97

.45800070)00005 98

TÀI LIEU THAM KHÁO 2-5-5 E‡SE£EE+EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEETkerkerkei 100

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIET TAT

STT Chữ viết tắt Từ, cum từ day đủ

1 BTV Bién tap vién2 CTV Cộng tác viên

3 NXB Nhà xuất bản

4 PGS Phó giáo sư

5 PV Phóng viên

6 QDND Quân đội nhân dân

7 TKTS Thu ky toa soan

8 TS Tién si

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức Báo QDND hiện nay .-: -: 43

Hình 2.2: Biéu đồ chất lượng nguồn nhân lực của Bao QĐÐĐND 50

Hình 2.3: Quy trình quản trị nội dung báo in Báo QDND hiện nay 53

Hình 2.4: Kế hoạch trang Chính trị - Xã hội số báo ngày 6/12/2022 54

Hình 2.5: Ban ghi trang 1 bài chính trang Chính trị - Xã hội số báo ngày6/12/2022 của PV gửi lên tòa soạn điện tỬ - 55c S-cs+*sssissereseresre 54Hình 2.6: Bản ghi trang 1 bài viết đã qua các cấp quản trị nội dung 55

Hình 2.7: Bản ghi tin đã qua các bước biên tập trên tòa soạn điện tử báo in BáoQDND Đà gRaA 56

Hình 2.8: Bản cắt trang 2 số báo QDND ngày thứ ba, 6-I2-2022 57

Hình 2.9: Quy trình quan tri nội dung báo điện tu, video-audio Báo QDND hiệnhà#hHd 58

Hình 3.1: Quy trình quản tri nội dung của tòa soạn hội tụ Bao QDND 96

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Ngày nay, sự phát triển vô cùng nhanh chóng của khoa học công nghệ màcụ thể hơn là công nghệ thông tin, internet cùng với xu thế mở cửa, toàn cầu hóa

đã tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống con người, tạo nên một xã hội mà ở đó

thông tin trở thành yếu tố trung tâm Trong bối cảnh ấy, với sứ mệnh truyền tảithông tin, báo chí và truyền thông ngày càng đóng vai trò không thể thiếu trongsự phát triển của xã hội Hiện nay, trên thế giới, sự ra đời và phát triển của truyềnthông internet đã tạo nên xu hướng hội tụ truyền thông, truyền thông đa phương

tiện, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của báo chí, truyền

thông hiện đại.

Ở Việt Nam, Đảng, Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo báo chí, truyềnthông, tạo điều kiện để báo chí, truyền thông phát triển về mọi mặt Ngày3/4/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 362/QĐ-TTg phê

duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025, trong đóxác định: “Phát triển báo chí phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ

và thông tin, truyền thông thế giới” [31] Dé bắt kịp với xu thế truyền thông đaphương tiện, hội tụ truyền thông của báo chí truyền thông thế giới, báo chí cáchmạng Việt Nam cần có những chuyển biến căn bản từ sáng tạo, quản trị nộidung, mô hình tòa soạn, phát triển nguồn nhân lực đến tầm nhìn, tính chiến lược,

tư duy và phương thức lãnh đạo, quản lý.

Trong các yếu tố trên, nâng cao chất lượng quản trị nội dung, đổi mới môhình tổ chức tòa soạn đang là vấn đề được nhiều cơ quan chủ quản báo chí, cơquan báo chí Việt Nam quan tâm, chú trọng nghiên cứu triển khai Tuy nhiên,hiện nay báo chí Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn đầu chuyền đổi từ mô hình

Trang 9

truyền thống sang hiện đại nên nhiều cơ quan báo chí còn khá lúng túng trongviệc đổi mới tô chức mô hình hoạt động Vì vậy, cần có thêm nhiều công trìnhnghiên cứu dé làm rõ thêm về nhiều khía cạnh và chiều sâu của van dé này.

Báo chí quân đội là một bộ phận quan trọng của báo chí cách mạng Việt

Nam; là diễn đàn tin cậy của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân Để xây dựng, phát

triển báo chí quân đội theo hướng “cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại” trongxu thé phát trién chung của báo chí quốc gia, những năm qua, Tổng cục Chính triQPND Việt Nam đã tham mưu cho Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốcphòng ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo để nâng cao chất lượng, hiệu

quả hoạt động của báo chí quân đội như: Chỉ thị số 03-CT/QUTW ngày

02/01/2019 “Về tăng cường lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản trongQDPND Việt Nam; Thông tư số 03/2019/TT-BQP ngày 10/01/2019 “Quy địnhcông tác quản lý báo chí trong Bộ Quốc phòng” Tổng cục cũng trực tiếp chỉđạo, hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án “Hiện đại hóa các cơ quan báo chíquân đội giai đoạn 2014-2018” và Đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo

chí toàn quốc đến năm 2025” trong QDND Việt Nam; tạo tiền đề cho các cơ

quan báo chí quân đội phát triển cả về quy mô, lực lượng, loại hình báo chí vàphương tiện làm báo, từng bước tiếp cận với công nghệ và xu hướng làm báohiện đại, đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng đa dạng, phong phú của công

chúng.

Báo QDND là 1 trong 3 cơ quan báo chí thuộc Quân ủy Trung ương-Bộ

Quốc phòng quản ly (gồm Báo QDND, Trung tâm Phát thanh — Truyền hìnhQuân đội, Tạp chí Quốc phòng toàn dân), là tờ báo lớn hàng đầu không chỉ củaQuân đội mà của cả nước với bề dày truyền thống hơn 70 năm xây dựng vàtrưởng thành cùng nhiều thành tích qua các giai đoạn lịch sử của đất nước

Trang 10

Với vị thế quan trọng của mình, từ tháng 4/2019, Báo QĐND đã được

Chính phủ xác định là 1 trong 6 cơ quan báo chí của cả nước “thực hiện theo mô

hình cơ quan truyền thông đa phương tiện” [31]

Trước đó, ngày 6/3/2019, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ký Quyết định số

807/QD-BQP phê duyệt Dé án “Đầu tư phát triển Báo QĐND theo mô hình cơ

quan truyền thông đa phương tiện đến năm 2025” Ngày 8/3/2019, Bộ Quốcphòng ra Quyết định số 831/QD-BQP về việc tổ chức lại Báo QDND Ngày20/8/2020, Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị đã có Công văn 3012 về việc"Day nhanh tiến độ thực hiện Đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí

toàn quốc đến năm 2025” trong QDND Việt Nam", trong đó xác định rõ Báo

QDND phát triển theo mô hình cơ quan truyền thông đa phương tiện

Thực hiện Đề án, Báo QDND tập trung đổi mới, nâng cao chất lượng cácxuất bản phẩm, từng bước tô chức tờ báo theo mô hình tòa soạn hội tụ Việctriển khai, thực hiện Đề án “Đầu tư phát triển Báo QDND theo mô hình cơ quan

truyền thông đa phương tiện đến năm 2025” là dấu mốc quan trọng trên conđường phát triển, khang định vị thế của Báo QĐND trong giai đoạn mới Hiện

nay, Báo QĐND cũng đã hoan thiện dự thảo Đề án “Xây dựng Báo QDND trởthành cơ quan truyền thông chủ lực, đa phương tiện đến năm 2030, tam nhìn đếnnăm 2045”, trình các cấp phê duyệt Day là cơ hội lớn dé Báo QDND day mạnhhiện đại hóa, đổi mới hoạt động, tạo ra bước phát triển vượt bậc, nhưng đồngthời cũng là thách thức trong nâng cao chất lượng quản trị nội dung, tổ chức mô

hình tòa soạn sao cho phù hợp với bối cảnh truyền thông đa phương tiện, hội tụ

truyền thông của báo chí hiện đại

Dé góp phan vào tiến trình hiện đại hóa các cơ quan báo chí quân đội nói

chung, Báo QDND nói riêng, học viên chọn dé tài “Quan tri nội dung của Báo

Trang 11

QOPND trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện” cho luận văn thạc sĩchuyên ngành Quản trị báo chí truyền thông của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Quản trị nội dung báo chí, truyền thông đa phương tiện, truyền thông hội tụ,

mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn cơ quan báo chí trong bối cảnh truyền

thông đa phương tiện là những vấn đề được nhiều người quan tâm, nghiên cứutrong những năm gần đây

2.1 Các nghiên cứu liên quan đến truyền thông đa phương tiện

- Cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí truyền thông” của Dương Xuân Sơn,Dinh Văn Hường, Trần Quang (NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2003) và cuốn

“Cơ sở lý luận báo chí” của tác giả Nguyễn Văn Dững (NXB Thông tin và

Truyền thông, 2012) cung cấp tri thức về những vấn đề có tính phương phápluận, khái niệm, phạm trù đặc trưng, chức năng, nguyên tắc, vị trí, vai trò, đặcđiểm, hiệu quả hoạt động báo chí-truyền thông, tính sáng tạo của lao động báo

chí, nhà báo; các lý thuyết truyền thông, mô hình truyền thông

- Cuốn sách “Báo chí và truyén thông đa phương tiện” của PGS.TS

Nguyễn Thị Trường Giang (chủ biên) và nhóm tác giả (NXB Đại học Quốc giaHà Nội, 2017) lý giải những vấn đề căn bản về lý thuyết và thực tiễn của báo chíđa phương tiện, như: Đặc trưng của báo chí đa phương tiện; yêu cầu đối với mộtnhà báo đa phương tiện; ảnh hưởng của xu hướng báo chí đa phương tiện đối với

các tờ báo, các tòa soạn báo ở Việt Nam.

- Cuốn sách “Tac nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện đại”

của PGS.TS Nguyễn Thành Lợi (NXB Thông tin và Truyền thông, 2019) cungcấp những tri thức mới về báo chí — truyền thông hiện dai, phân tích về truyền

thông xã hội, xu hướng báo chí hiện đại, bao chí 4.0, hội tụ truyền thông, tòa

Trang 12

soạn hội tụ, kỹ năng làm báo đa phương tiện ; đồng thời giới thiệu một số kinhnghiệm, mô hình tô chức nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nội dung của một SỐtờ báo, hãng truyền thông trên thế giới.

- Cuốn sách “Báo mạng điện tử những vấn để cơ bản” của PGS.TS

Nguyễn Thị Trường Giang (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2014) Bên cạnhnội dung đặc trưng của báo điện tử, cuốn sách đưa ra những mô hình tô chức tòa

soạn và quy trình sản xuất thông tin của một số báo điện tử ở Việt Nam hiện nay.

- Cuốn sách “Báo chí thé giới - Xu hướng phát triển” của PGS.TS DinhThị Thúy Hằng (NXB Thông tấn, 2008) Từ việc giới thiệu những khái niệm,

phạm trù và hoạt động báo chí thế giới đang được phô biến tại các trường đại

học trên thế giới và trong giới nghiên cứu báo chí, cuốn sách phân tích và chỉ ra

xu hướng báo chí ở Việt Nam là kết hợp nhiều loại hình báo chí, hội tụ truyền

thông.

- Đề tài khoa học cơ sở trọng điểm “Các loại hình báo chí hiện đại - lý luận

và thực tiễn ” của PGS.TS Hà Huy Phượng (2014) đã cho thấy cái nhìn bao quátvề báo chí hội tụ, báo chí đa phương tiện, báo chí đa loại hình và các loại hình

báo chí hiện đại.

- Đề tài luận văn thạc sĩ “Mô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo

chí trong bối cảnh truyền thông hội tụ: Nghiên cứu trường hợp Trung tâm truyénthông tỉnh Quảng Ninh” của Đỗ Ngọc Hà (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2020)

Luận văn nghiên cứu trường hợp Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh — mộtmô hình tổ chức và hoạt động của tòa soạn báo chí trong bối cảnh truyền thông

hội tụ.

- Đề tài luận văn thạc sĩ “7ổ chức sản xuất sản phẩm Báo OPND hiện nay”

của Trần Thị Nguyệt Minh (Học viện Báo chí và Tuyên truyền, 2021) Luận văn

Trang 13

đánh giá thực trạng, thành công và hạn chế của việc tổ chức sản xuất sản phẩmBáo QĐND, từ đó đề xuất giải pháp dé tổ chức sản xuất hiệu quả trong giai đoạnBáo QDND phát triển thành cơ quan truyền thông đa phương tiện đến năm 2025.

Các tài liệu trên rất có ý nghĩa đối với tác giả luận văn khi xây dựng khung

lý thuyết cho van đề nghiên cứu va đề xuất mô hình tổ chức tòa soạn hội tụ đối

với Báo QDND.

2.2 Các nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản trị nội dung báo chí

Một vài năm gần đây đã có một số đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu vấn đềliên quan đến quản trị nội dung báo chí, có giá trị tham khảo đối với tác giả khi

nghiên cứu về đề tài Đó là các nghiên cứu:

- Cuốn sách “Giáo trình Quản trị học” của Khoa Khoa học quản lý,Trường Dai học Kinh tế Quốc dân (NXB Giao thông vận tải, 2006), cuốn sách“Quản trị học — Những van dé cơ bản” của tác giả Nguyễn Tan Phước (NXBDong Nai, 1998) và cuốn sách “Quản tri hoc” của tác giả Nguyễn Hải San(NXB Thống kê, 2003) cung cấp những tri thức cơ bản về quản trị nói chung,

đặc biệt là khái niệm, các yếu tổ và quy trình quản trị

- Đề tài luận văn thạc sĩ “Quản trị nội dung chuyên dé truyền hình của ĐàiPhát thanh - Truyện hình Cà Mau” của Trần Ngoc Lưu Ly (Đại học Quốc giaHà Nội, 2020) Luận văn trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về chương trìnhtruyền hình, tiêu chí để xây dựng nội dung chuyên đề truyền hình, nhận diện vàđánh giá vấn đề quản trị nội dung chuyên đề truyền hình của Đài Phát thanh -Truyền hình Cà Mau Từ đó đề xuất hướng quản trị nội dung chuyên đề của ĐàiPhát thanh - Truyền hình Cà Mau

- Đề tài luận văn thạc sĩ “Quản tri nội dung thông tin thời sự nội chính trênbáo điện tử khu vực Đông bằng sông Cửu Long” của Ngô Minh Toàn (Đại học

Trang 14

Quốc gia Hà Nội, 2021) Luận văn khảo sát thực trạng quản trị nội dung thôngtin thời sự nội chính trên báo điện tử ở Đồng băng sông Cửu Long hiện nay quamột số cơ quan báo chí trong diện khảo sát; đề xuất hệ thống giải pháp và kiếnnghị nhằm nâng cao chất lượng quản trị nội dung thông tin thời sự nội chính trên

báo điện tử ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

Các nghiên cứu trên cơ bản đã trình bày được cơ sở lý luận về tổ chức môhình tòa soạn, quản trị nội dung báo chí, đồng thời nghiên cứu trường hop cụ thécủa một cơ quan báo chí, đề xuất giải pháp đổi mới mô hình tổ chức tòa soạn vànâng cao chất lượng quản trị nội dung cho trường hợp nghiên cứu, rất có ý nghĩa

tham khảo đối với đề tài luận văn

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ một số khái niệm công cụ, xây dựng khung lý thuyết chovấn đề nghiên cứu, luận văn khảo sát thực trạng quản trị nội dung của BáoQDND, chỉ ra thành công, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế, từ đó đề xuất giải

pháp nâng cao chất lượng quản trị nội dung, phác thảo mô hình tòa soạn hội tụ

đối với Báo QDND trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận văn giải quyết một số vấn đề

chính sau:

- Hệ thống hóa và phân tích dé làm rõ các khái niệm liên quan đến dé tài;cung cấp cái nhìn tổng quan dựa trên lý thuyết về quản trị báo chí-truyền thôngđể xác định khung lý thuyết nghiên cứu áp dụng cho đề tài; các khía cạnh cầnxem xét trong quản trị nội dung của cơ quan báo chí; những yếu tô tác động và

yêu câu đôi với công tác quản trị nội dung của cơ quan báo chí.

10

Trang 15

- Khảo sát, phân tích thực trạng quản trị nội dung của Báo QDND theo các

yếu tố đã nêu, chỉ ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế.

- Dé xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nội dung, phác thảo môhình tòa soạn hội tụ đối với Báo QDND

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối twong nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu van dé quản trị nội dung của Báo QĐND trong bốicảnh truyền thông đa phương tiện

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu của luận văn là công tác quản trị nội dung của BáoQDND.

Thời gian nghiên cứu: năm 2022.

5 Phương pháp nghiên cứu5.1 Cơ sở lý luận

Nghiên cứu dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh về báo chí; đường lối, chủtrương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về vai trò, tính chất và nhiệm vụ của

báo chí truyền thông, về hiện đại hóa, phát triển báo chí Việt Nam

Ngoài ra, nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận báo chí, quản trị báo chí truyền

thông.

5.2 Phương pháp nghiên cứu công cụ- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Phương pháp nghiên cứu tai liệu được sử dụng đề hệ thống hóa, làm rõ các

khái niệm công cụ như: quan tri, quản tri nội dung, truyền thông đa phương tiện,hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ , từ đó xây dựng khung lý thuyết cho van

đê nghiên cứu.

11

Trang 16

- Phương pháp phân tích nội dung

Phương pháp phân tích nội dung được sử dụng dé tông hợp tài liệu là cáccông trình nghiên cứu có nội dung liên quan đến quản trị nội dung, truyền thông

đa phương tiện, hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ phân tích nội dung các tài

liệu này, tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài luận văn Đây là phương

pháp được tác giả sử dụng nhiều trong quá trình thực hiện luận văn

- Phương pháp khảo sát, thống kêPhương pháp khảo sát, thống kê được sử dụng nhằm thu thập và hệ thốnghóa các đặc điểm, tình trạng thực tế của đối tượng nghiên cứu là van đề quản trị

nội dung cua Báo QDND.

- Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện với 5 đối tượng, gồm: ban biên

tập, trưởng phòng/phó trưởng phòng chuyên môn, trưởng phòng TKTS của Báo

QDND dé thu thập thông tin về ưu điểm, hạn chế của công cụ quản trị nội dung

đang được sử dụng ở cơ quan báo chí được khảo sát Đây là phương pháp được

tác giả sử dụng nhiều trong quá trình thực hiện luận văn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Cho đến nay, các khái niệm: quản trị, quản trị nội dung, truyền thông đaphương tiện, tòa soạn hội tụ đã được đưa ra bởi nhiều nhà nghiên cứu cả trongnước và quốc tế, với nhiều cách hiểu khác nhau Luận văn “Quản trị nội dung

của Báo OPND trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện” tông hop, làm rõ

các khái niệm công cụ: quản trị, quản trị nội dung, truyền thông đa phương tiện,hội tụ truyền thông, tòa soạn hội tụ , xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề

nghiên cứu.

12

Trang 17

Luận văn cũng làm rõ những vấn đề về quản trị nội dung ở các cơ quan báochi nói chung, những yếu tố tác động và yêu cầu đối với quản trị nội dung của cơquan báo chí Những vấn đề này chưa được đề cập đến hoặc chưa được phân tíchrõ trong những nghiên cứu trước đây Đây là đóng góp mới về lý luận của luận

văn.

Đề tài mà luận văn nghiên cứu dù đã được khá nhiều người quan tâm nhưngvẫn rất cần được tiếp tục nghiên cứu cả bề rộng và chiều sâu Do đó, còn nhiềukhía cạnh lý luận mà luận văn chưa đề cập hoặc chưa phân tích hết Đó sẽ là cơ

sở để cho các nghiên cứu sau này tiếp tục bổ sung, làm rõ, mở rộng thêm về dé

tài.

6.2 Ý nghĩa thực tiễnĐã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề quản trị nội dung, xây dựng

mô hình tòa soạn hội tụ cho cơ quan báo chí, tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào

đề cập đến việc nâng cao hiệu quả quản trị nội dung của cơ quan báo chí quân

đội.

Luận văn nghiên cứu, đưa ra những phân tích, đánh giá về thực trạng quảntrị nội dung hiện nay của Báo QDND, chỉ ra những thành công, hạn chế, nguyênnhân của hạn chế; đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nộidung, phác thảo mô hình tòa soạn hội tụ đối với Báo QDND

Trong xu thé hiện đại hóa hoạt động báo chí đã được Đảng, Nhà nước,Quân đội xác định trong các văn bản như đã trình bay ở trên, việc đôi mới, nângcao hiệu quả quản trị nội dung, đôi mới mô hình tô chức tòa soạn là vấn đề tatyếu cần các cơ quan báo chí nghiên cứu triển khai trong những năm tới đây Đặcbiệt, thực tế hiện nay Báo QDND đang xây dựng Dé án “Xây dựng Báo QDNDtrở thành cơ quan truyền thông đa phương tiện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm

13

Trang 18

2045” với mục tiêu hiện đại hóa, nâng cao chất lượng mọi mặt hoạt động, trong

đó có công tác quản trị nội dung, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới,phù hợp với xu hướng phát triển của báo chi-truyén thông hiện dai

Do đó, đề tài luận văn có ý nghĩa thực tiễn, thiết thực, có giá trị tham khảo

đối với Báo QDND cũng như các cơ quan báo chí quân đội đang trong quá trình

đối mới quy trình, phương thức quan trị nội dung cũng như đổi mới tổ chức mô

hình tòa soạn.

Luận văn cũng gợi mở thêm những hướng nghiên cứu mới liên quan đếnvấn đề quản trị nội dung báo chí, xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ gan VỚI CƠ

quan báo chí có nhiều loại hình báo chí, đặc biệt là cơ quan báo chí quân đội

7 Kết cau của luận vănPhần chính của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nội dung của cơ quan báo chí trongbồi cảnh truyền thông da phương tiện

Nội dung chương bao gồm: Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên

cứu; phân tích rõ những khía cạnh trong quản trị nội dung của cơ quan báo chí;

chỉ ra những yếu tố tác động đến quản trị nội dung của cơ quan báo chí; nhữngyêu cau cụ thé đối với quản trị nội dung của cơ quan báo chí

Chương 2: Thực trạng quản trị nội dung của Báo OPND trong bối cảnhtruyền thông đa phương tiện

Chương này giới thiệu khái quát về lịch sử hình thành, phát triển, nhữngthành tích nổi bật, cơ cau tổ chức của Báo QDND; trình bày kết quả khảo sát,

phân tích thực trạng quản trị nội dung của Bao QDND theo các khía cạnh: chu

thể quản trị, đối tượng quan tri, trang thiét bi, công nghệ phục vu quan tri nội

14

Trang 19

dung, quy trình quản tri, phương thức quản tri; đánh giá những thành công, han

chế, nguyên nhân của hạn chế trong quan trị nội dung của Báo QDND

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nội dung ở Báo

OPND

Trén co so hé thong lai những han ché, vuong mắc, những vấn đề đặt ra cho

việc quản trị nội dung của Báo QĐÐND, chương này đề xuất giải pháp nâng cao

chất lượng quản trị nội dung của Báo; đặc biệt phác thảo mô hình tòa soạn hội tụ

đối với Báo QDND

15

Trang 20

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ NỘI DUNG CỦA CƠ QUANBAO CHÍ TRONG BOI CANH TRUYEN THONG ĐA PHƯƠNG TIEN

1.1 Hệ thống khái niệm

1.1.1 Quản trị

Quản trị, tiếng Anh là “Governance” hoặc “Management”, là thuật ngữ

được dùng trong nhiều lĩnh vực như: quản trị nhà nước, quản trị doanh nghiệp,quan trị tổ chức, quản trị văn phòng, quan trị kinh doanh Có nhiều cách hiểuvề quản trị

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (NXB Từ điển bách khoa,

2012), quản trị được giải nghĩa là “quản lý và điều hành công việc thường ngày

(thường về sản xuất, kinh doanh hoặc về sinh hoạt)” [36, tr.1027]

Tác giả Nguyễn Tan Phước trong cuốn “Quản trị hoc — Những van dé cobản” đưa ra khái niệm: Quản tri là tiễn trình hoạch định, tô chức, bó trí nhân sự,lãnh đạo và kiểm soát những nỗ lực của con nguoi, đồng thời vận dụng một cách

có hiệu quả mọi tài nguyên (gồm con người, máy móc, thiết bị, nguyên liệu, tiền

bạc, bí quyết, công nghệ ) dé hoàn thành mục tiêu đã định [21, tr.7].

Còn tác giả Nguyễn Hải Sản trong cuốn “Quản trị học” thì cho rằng: Quantrị là quá trình làm việc và thông qua người khác đề thực hiện các mục tiêu củatô chức trong một môi trường luôn biến động [28, tr.8]

Theo “Giáo trình Quản trị học” của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân:

Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị lên đối tượng quản trị nhằm đạt được

những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường [ 15, tr.8]

Qua các định nghĩa trên, có thể thấy quan tri có một số đặc điểm sau: 7#nhất, muốn quản trị được phải có một hệ quản trị, bao gồm chủ thé quản tri (mộtngười/nhóm người quản trị, thiết bị quản trị) và đối tượng quản trị (con người,

16

Trang 21

cây trồng, vật nuôi, nhà xưởng, may móc ) 7 hai, quản trị là một quá trình,liên quan đến việc trao đổi thông tin nhiều chiều Chủ thể quản trị phải liên tục

thu thập dữ liệu, chon lọc va xử lý thông tin, truyền tin và ra quyết định nhằm tác

động đến đối tượng quản trị Đối tượng quản trị tiếp nhận các tác động quản trị

của chủ thể cùng các đảm bảo vật chất khác đề thực hiện các chức năng, nhiệm

vụ cua mình Thi ba, hoạt động quản trị luôn có mục tiêu nhất định Quản trịthành công chính là việc đạt được mục tiêu đề ra theo cách tốt nhất với nguồnlực hạn chế nhất, trong hoản cảnh môi trường biến động

Từ các định nghĩa và phân tích trên, có thể đưa ra khái niệm về quản trị, đó

là: Quản trị là một chuối hoạt động của chủ thể quản trị tác động lên đối tượng

quản trị nhằm đạt được mục tiêu nhất định frong điều kiện môi trường biến

động.

Quá trình quản trị bao gồm các bước: Lập kế hoạch, tô chức, lãnh đạo vàkiểm tra Trong đó, lap kế hoạch là quá trình thiết lập các mục tiêu và những

phương thức hành động thích hợp dé đạt được mục tiêu 76 chức là quá trình xây

dựng những hình thái cơ cấu nhất định dé đạt mục tiêu và đảm bảo nguồn nhân

lực theo cơ cấu Lãnh đạo là quá trình chỉ đạo và thúc đây các thành viên làm

việc một cách tốt nhất vì lợi ich của tô chức Kiểm tra là quá trình giám sát vàchấn chỉnh các hoạt động dé đảm bảo việc thực hiện các kế hoạch

1.1.2 Quản trị nội dung

Quản trị nội dung là thuật ngữ thường được sử dụng để chỉ việc quản lý

“vòng đời” của thông tin dưới bat kỳ dạng nào (văn bản, âm thanh, hình anh ),

từ khi được tạo ra đến khi lưu trữ hoặc xóa vĩnh viễn Quản trị nội dung giúp tạora thông tin có cau trúc và định hướng, giảm thiểu nội dung cồng kênh và tăngtính kiểm soát thông tin, từ đó tối ưu hóa trải nghiệm người dung

17

Trang 22

Như vậy, có thê đưa ra khái niệm về quản tri nội dung như sau: Quản tri nộidung là quá trình lên kế hoạch, thu thập hoặc sáng tạo, xử lý, phân phối, truyxuất, quản lý tong thé thông tin ở bat kỳ định dạng nào (văn bản, âm thanh, hình

ảnh hoặc kết hợp các hình thức) theo một mục đích nhất định

Quản trị nội dung thường bao gồm các giai đoạn: Lên kế hoạch nội dung:

thu thập/sáng tạo; chỉnh sửa/tạo ra các phiên bản khác; phân phối, lưu trữ/xóa

vĩnh viễn.

Đối với một cơ quan báo chí, một trong những chức năng quan trọng nhấtchính là chức năng thông tin Nội dung thông tin chính là yếu tố sống còn, là

xương sống của tờ báo, góp phần quan trọng làm nên tên tuổi, phong cách,

thương hiệu của tờ báo Tờ báo có được bạn đọc quan tâm, yêu thích, đón nhận

hay không, một phần rất lớn do nội dung thông tin quyết định Do đó, có thể nóiquản trị nội dung là một trong những mặt công tác quan trọng nhất của một cơ

quan báo chí.

Quản trị nội dung của cơ quan báo chí có thê hiểu là việc xây dựng và pháttriển nội dung của tờ báo, từ tiếp nhận tin, bài, ảnh, tệp âm thanh, video sau đó

xử lý cho tới khi xuất bản dưới hình thức một sản phẩm báo chí

Từ khái niệm quản trị nội dung và những phân tích trên, có thê đưa ra kháiniệm về quản trị nội dung báo chí-truyền thông như sau: Quản tri nội dung báochi-truyén thông là chuỗi hoạt động nhằm thiết lập, duy trì và phát triển nộidung thông tin mà một cơ quan báo chi-truyén thông truyền tải tới công chúng,

giúp công chúng tiếp cận, hiểu và chấp nhận một cách nhanh chóng, hiệu quả

nhất nội dung và hình thức thể hiện của thông tin báo chi-truyén thông

1.1.3 Da phương tiện và truyền thông đa phương tiện

18

Trang 23

Đa phương tiện là thuật ngữ được dịch từ tiếng Anh: “Multimedia”, với tiềntố “multi” nghĩa là số nhiều và từ gốc Latinh “media” nghĩa là các phương tiệntruyền thông đại chúng Theo nghĩa rộng, đa phương tiện bao gồm các phương

tiện: văn bản, hình vẽ tĩnh (vẽ, chụp), hoạt hình (hình ảnh động), âm thanh Hoặc

có thể nói, đa phương tiện là kỹ thuật mô phỏng và sử dụng đồng thời nhiều

dạng phương tiện chuyên hóa thông tin và các tác phâm từ các kỹ thuật đó

Theo tác giả Tay Vaughan trong cuốn sách “Multimedia: Making it work”(tạm dich: Da phương tiện: Làm cho nó hoạt động), đa phương tiện là sự kết hợpbất kỳ giữa văn bản, hình ảnh, âm thanh, hoạt hình và video được mang đến cho

bạn với sự trợ giúp của máy tính, hoặc thiết bị số hay điện tử nào khác Sự kết

hợp đó có khả năng đưa đến cho bạn những cảm nhận phong phú [40]

Theo nhóm tác giả trong cuốn sách “Báo chí và truyền thông đa phương

tiện”: Đa phương tiện là sự kết hợp của nhiều loại phương tiện (ngôn ngữ văn tự

và phi van tự): văn ban (text), hình ảnh tinh (still image), hình ảnh động

(animation), đồ họa (graphic), âm thanh tông hợp (audio), video và chương trình

tương tac (interactive program) nhằm gây sự chú ý, tăng độ hấp dẫn, dam bảo độ

tin cậy, chân thực, khách quan và nâng cao tính thuyết phục trong chuyền tải

thông điệp [9, tr.20].

Đa phương tiện trong báo chí, theo tác giả Mark Deuze trong bài viết “What

is Multimedia Journalism?” (tạm dich: Bao chi đa phương tiện là gi?) là: 1) Sự

cung cấp các gói tin tức trên trang web bang việc sử dung 2 hay nhiều hon cácnền tảng truyền thông, như là văn bản viết và nói, nhạc, hình ảnh tĩnh và động,đồ họa, các yếu tô siêu văn bản (và không chỉ hạn chế trong các nền tảng này); 2)Sự cung cấp các gói tin tức qua những nên tảng khác nhau: Internet, truyền thôngdi động, SMS, MMS, phát thanh, truyền hình, in ấn [38]

19

Trang 24

Từ các khái niệm trên, theo quan điểm cá nhân của tác giả luận văn, có thêkhái quát định nghĩa đa phương tiện trong lĩnh vực báo chí-truyền thông nhưsau: Da phương tiện là sự kế hợp giữa nhiều hình thức như văn bản, âm thanh,hình ảnh, đồ họa dé chuyển tải thông điệp đến công chúng một cách có hiệu

quả nhất

Còn truyền thông đa phương tiện, theo nhà nghiên cứu Tony Cawkell trongcuốn “Multimedia Handbook” (tạm dịch: Số tay đa phương tiện), là quá trình xửlý và trình bày thông tin dưới hai hay nhiều dạng truyền thông [37, pg.95]

Ở Việt Nam, theo nhóm tác giả cuốn sách “Báo chí và truyền thông đaphương tiện”, truyền thông đa phương tiện là hình thức truyền thông có sự kếthợp nhiều phương tiện (như: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, video, âm

thanh, đồ họa ) và sử dụng công nghệ thông tin (với công cụ không thể thiếu là

máy tính) trong sáng tạo, thiết kế, sản xuất và truyền đi những thông điệp, sảnpham có khả năng tác động vào nhiều giác quan của con người [9, tr.23]

Như vậy, theo tác giả luận văn, có thé hiểu: Truyén thông đa phương tiện làphương thức truyền tải thông tin bằng việc kết hợp các yếu to văn bản, hình ảnh,

âm thanh, hoạt hình, video qua những thiết bị số hoặc điện tử Hiểu đơn giản,truyền thông đa phương tiện chỉ việc sử dụng nhiều hơn một loại phương tiện détruyền thông

1.1.4 Boi cảnh truyền thông da phương tiện

“Bối cảnh”, tiếng Anh là “Context”, được Từ điển Oxford giải nghĩa là

hoàn cảnh mà một sự vật, sự việc ton tại, phát triển và có thé giúp giải thích về

sự vật, sự việc đó.

Còn Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (NXB Từ điển bách khoa,2012) giải nghĩa “Bối cảnh” là: “(1) Cảnh vật làm nên trong bức vẽ hoặc khung

20

Trang 25

cảnh bài trí làm nền trên sân khấu (2) Hoàn cảnh chung khi một sự việc phátsinh và phát triển (ví dụ: Bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa, bối cảnh xã hội)”

[36, tr.119].

Bồi cảnh có thể được hiểu là không gian, môi trường vật lý hoặc biểu

tượng đóng vai trò là khuôn khổ dé hiểu một sự vật, sự việc, hiện tượng trong sự

phát triển của nó

Bối cảnh có tác động đến sự phát sinh, tồn tại, phát triển của sự vật, hiệntượng Từ bối cảnh có thé hiểu va giải thích khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc,

hiện tượng Khi xem xét, tìm hiểu, giải thích một sự việc, hiện tượng, một con

người hay nhóm người, việc hiểu biết về bối cảnh của sự việc, hiện tượng, conngười hay nhóm người đó là rất quan trọng

Từ các giải nghĩa và phân tích trên, theo quan điểm của tác giả luận văn:Boi cảnh là hoàn cảnh chung dé một sự vật, sự việc tôn tai, phát triển và có thểgiúp giải thích về sự vật, sự việc đó

Bồi cảnh truyền thông là hoàn cảnh chung, môi trường dé truyền tải thôngtin Nó có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu thông điệp được truyền tải Bối

cảnh truyền thông có tác động rất lớn đến thực trạng và xu hướng phát triển củabáo chí-truyền thông Từ bối cảnh truyền thông có thé hiểu, giải thích và dự báonhiều vấn đề trong hoạt động báo chí-truyền thông cũng như sự phát triển của

các loại hình báo chí.

Ngày nay, với sự phát triển nở rộ của khoa học công nghệ, truyền thông đa

phương tiện đã lan rộng ra toàn thế giới Từ khái niệm “Bối cảnh” và “Truyềnthông đa phương tiện”, có thể hiểu: Boi cảnh truyền thông da phương tiện là môi

trường, hoàn cảnh trong đó có sự tôn tại cùng lúc của nhiêu phương thức truyén

21

Trang 26

tải thông tin (bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh, hoạt hình qua các thiết bị số

hoặc điện tử).

Bồi cảnh truyền thông đa phương tiện ngày nay đã tạo nên sự thay đồi cănbản trong hoạt động báo chí-truyền thông Sự phát triển của những phương thức

truyền thông hiện đại có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu tiếp nhận thông tin của công

chúng, đồng nghĩa với việc đặt ra yêu cầu đổi mới hoạt động báo chí-truyền

thông theo hướng hiện đại hóa Đặc biệt, dé xem xét, đánh giá thực trạng hoạtđộng của các cơ quan báo chí-truyền thông, rất cần đặt trong bối cảnh truyềnthông đa phương tiện, từ đó đưa ra giải pháp nhằm đổi mới hoạt động phù hợp

với xu hướng của báo chí hiện đại.

1.1.5 Hội tụ truyền thông

“Hội tụ”, tiếng Anh là “Convergence”, có gốc Latinh là “Convergo”, nghĩalà sự gần lại, sát lại Thuật ngữ này xuất hiện đầu tiên trong sinh học, ngôn ngữ

học, sau đó mới đến chính trị học, kinh tế học và truyền thông.

Theo Từ dién tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, “hội tụ” được giải nghĩa

là “gap nhau ở cùng một điểm” [36, tr.597].

Trong lĩnh vực khoa học công nghệ, thuật ngữ “hội tụ” chỉ sự kết hợp củahai hay nhiều công nghệ khác nhau trong một thiết bị Trong lĩnh vực báo chí-truyền thông, khái niệm “hội tụ truyền thông” cũng được nhiều nhà nghiên cứu

quan tâm, làm rõ.

Theo tác giả Janet Kolodzy trong cuốn sách “Convergence journalism —Writing and reporting across the new media” (tạm dịch: Hội tu báo chí - Viết vàđưa tin thông qua phương tiện truyền thông mới): Hội tụ truyền thông là một quátrình điễn ra liên tục, phát triển dựa trên sự kết hợp của 4 yếu tố: Nền công

22

Trang 27

nghiệp truyền thông, đối tượng truyền thông, nội dung truyền thông và côngnghệ truyền thông [39, pg.42].

Theo tác giả Nguyễn Thành Lợi trong cuốn “Tác nghiệp báo chí trong môitrường truyền thông hiện đại”: Về nghĩa hẹp, hội tụ truyền thông là sự tích hợp

các loại hình báo chí, tạo ra sự biến đổi về chất, hình thành một loạt phương tiện

truyền thông mới như sách điện tử, blog, mạng xã hội, Về nghĩa rộng, hội tụtruyền thông có phạm vi rộng hơn, bao gồm sự kết hợp tất cả các phương tiệntruyền thông, không chỉ về loại hình truyền thông, mà còn là sự hội tụ cả về chứcnăng, phương thức đưa tin, quyền sở hữu, hình thái tổ chức của các cơ quan báo

chí, truyền thông [16, tr.90-91]

Có thê thấy, hội tụ truyền thông là xu hướng phát triển tất yếu của báo

chí-truyền thông hiện đại Hội tụ chí-truyền thông tích hợp các loại hình chí-truyền thông

truyền thống và truyền thông mới dé chuyền tải thông tin qua nhiều hình thức(đa phương tiện) giúp công chúng có nhiều lựa chọn khi tiếp cận thông tin

Từ những quan điểm trên, theo tác giả luận văn: Hội tu truyền thông là quá

trình gan lại, sáp nhập của các nên tang truyền thông khác nhau, các phương

tiện truyền dữ liệu thông tin khác nhau Đó là sự xóa nhòa ranh giới giữa truyềnthông như là phương tiện giao tiếp qua lại (như điện thoại, thư tín, điện tín) vàtruyền thông như là phương tiện thông tin đại chúng (như báo in, phát thanh vàtruyền hình)

Quá trình hội tụ truyền thông thường diễn ra ở nhiều cấp độ như: Hội tụ

công nghệ, hội tụ kinh tế và hội tụ nội dung

1.1.6 Tòa soạn hội tụ

23

Trang 28

Tòa soạn báo là nơi sản xuất và phát hành các sản phẩm báo chí-truyềnthông Công việc chính của tòa soạn báo là biên tập, tổ chức trang báo (đối vớibáo in, báo điện tử) và sắp xếp chương trình (đối với phát thanh, truyền hình).

Ở Việt Nam, hầu hết các tòa soạn báo cho đến nay van được tô chức theo

mô hình truyền thống: Mỗi loại hình báo chí được tô chức sản xuất, quản tri nội

dung riêng biệt; PV chủ yếu chỉ hoạt động trên một loại hình báo chí, nếu có

hoạt động trên hai loại hình (thường là báo in và báo điện tử) thì nội dung, hình

thức thông tin vẫn cơ bản giống nhau Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ củakhoa học công nghệ, internet, nhiều tòa soạn trên thế giới đã xây dựng mô hình

tòa soạn hội tụ, lay bao điện tu làm trung tâm

Theo Stephen Quinn — nhà nghiên cứu truyền thông của Dai hoc Deakin

Australia, “một tòa soạn được coi là hội tụ khi nó có được một bàn hội tu tin tức

— nơi mà các BTV trong tòa soạn báo chí đa phương tiện có thê đánh giá và xemxét các nguồn tin, từ đó giao nhiệm vụ cho PV một cách phù hợp nhất” [9,

tr.131].

Về bản chat, tòa soạn hội tụ là nơi sản xuất va phân phối nhiều tin bài dưới

nhiều loại hình khác nhau Với mô hình tòa soạn hội tụ, PV, BTV sẽ phải làmviệc theo nhóm cụ thé dé sản xuất ra một sản pham báo chí Công việc chính cuanhóm là với một nội dung thông tin cụ thể, lựa chọn sử dụng phương tiện truyềnthông phù hợp nhất đề biên tập, trình bày và xuất bản sao cho công chúng tiếp

nhận được thông tin một cách dễ dàng, day du nhat Viéc phan phối thông tin thô

đầu vào và xuất ban sản phẩm thông tin đã hoàn thiện do “bàn siêu biên tập”đảm nhiệm Bàn siêu biên tập này bao gồm các BTV cấp cao (chịu trách nhiệmquyết định phương tiện truyền thông, loại hình, phân công tô chức sản xuất và ra

24

Trang 29

quyết định xuất bản) và các BTV hiệu đính (có trách nhiệm biên tập-hiệu đínhđầu ra, trước khi sản phẩm báo chí xuất bản).

Theo tác giả Trương Thị Kiên trong bài viết “Tòa soạn hội tụ và xu thế phát

triển ở Việt Nam hiện nay”: “Muốn có tờ báo hội tụ, các yếu tố cần bao gồm:

công nghệ kỹ thuật, không gian hội tụ, nhà báo hội tụ và yếu tố đủ: quy trình sanxuất, chiến lược phát triển nội dung Về công nghệ kỹ thuật, tòa soạn buộc phảitích hợp công nghệ, các phương thức truyền dẫn và biểu dat: ha tang viễn thông,ha tang internet, hệ thống truyền dẫn, kết cau giao diện, mô hình phần mềm, thiếtbị tích hợp đa phương tiện về không gian làm việc, tòa soạn hội tụ cau trúc theokhông gian mở tiện ích, ở đó, lãnh dao, PV, BTV, kỹ thuật viên đều làm việctrên một “mặt phăng” không bị ngăn cách bởi các vách tường cứng Về nguồnlực, đội ngũ PV va BTV tòa soạn là PV hội tụ - đa kỹ năng và BTV hội tụ vềmặt nội dung, nguyên tắc để xây dựng nội dung cho tờ báo hội tụ là “thông tinhội tụ”, nghĩa là nó không phải sản phẩm đơn lẻ và riêng rẽ Nếu trước đây mộtnội dung có một hình thức truyền tải, thì nay, một nội dung có thé truyền tai quanhiều hình thức khác nhau: văn bản, hình ảnh, âm thanh ” [16, tr.132]

Trong cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiệnđại”, tác giả Nguyễn Thành Lợi chỉ ra: “Thực chất, tòa soạn hội tụ là một “trungtâm sản xuất và phân phối tin tức” không có các bức tường ngăn cách giữa báoin, truyền hình, đài phát thanh và các trang web, từ tong biên tập đến PV đều làm

việc trên một mặt phang, có thé trực tiếp điều hành và giám sát các hoạt động

chung của tòa soạn Tuy nhiên, tòa soạn hội tụ phải phụ thuộc vào các quy định

cũng như luật báo chí của từng quốc gia, đặc biệt là nền tảng khoa học và công

nghệ, cũng như văn hóa tòa soạn” [16, tr.133].

25

Trang 30

Từ những quan điểm và phân tích trên, theo tác giả luận văn, có thé đưa rakhái niệm về tòa soạn hội tụ như sau: Tòa soạn hội tụ là mô hình tòa soạn nămtrên một “mặt phẳng”, lấy bàn siêu biên tập làm trung tâm dé điều hành, giámsát, bảo đảm cho tòa soạn hoạt động thống nhất trên cơ sở các nguồn lực, sử

dung da phương tiện để sản xuất sản phẩm báo chí dưới nhiều dạng thức khác

nhau (văn bản, hình ảnh, âm thanh ) đăng tải trên da nên tang (báo in, báođiện tử, phát thanh, truyền hình, mạng xã hội ) nhằm đáp ứng ngày càng tốthơn nhu cầu của công chúng

1.2 Van đề quản trị nội dung của cơ quan báo chiNhư đã trình bày ở trên, quản trị nội dung báo chí-truyền thông là chuỗi

hoạt động nhằm thiết lập, duy trì và phát triển nội dung thông tin mà một cơ

quan báo chi-truyén thông truyền tải tới công chúng, giúp công chúng tiếp cận,

hiểu và chấp nhận một cách nhanh chóng, hiệu quả nhất nội dung và hình thứcthê hiện của thông tin báo chí-truyền thông

Chức năng của báo chí là cung cấp thông tin Nội dung thông tin, chất

lượng thông tin có vai trò quyết định đến sự tồn tại của báo chí và cơ quan báo

chí Giá trị thông tin tạo nên thương hiệu của từng tờ báo, bảo đảm cho cơ quanbáo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích đã được xác định Vì vậy, quản tri nội

dung đối với cơ quan báo chí là vô cùng quan trọng

Quản trị nội dung của một cơ quan báo chí cũng là một dạng quản trị, vì thế

cần được xem xét, đánh giá theo các khía cạnh của quản trị, gồm: chủ thé quản

trị, đối tượng quản trị, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ phục vụ quản trị nộidung, quy trình quản trị nội dung, phương thức quản trị nội dung Cụ thể như

sau:

1.2.1 Chủ thé quản trị nội dung

26

Trang 31

Chủ thé quan trị nội dung của cơ quan báo chí có thể được chia làm 2 cấpđộ: lãnh đạo cơ quan báo chí (chủ thé quan trị cấp cao) và cán bộ quan lý cơquan báo chí (chủ thé quản trị cấp trung và cấp cơ sở).

Lãnh đạo cơ quan báo chí là những người đứng đầu cơ quan, chịu trách

nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của cơ quan báo chí Đó thường là Ban/bộ biên

tập, Ban giám đốc của cơ quan báo chí, những người ra quyết định về mọi mặthoạt động của tô chức Trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc Cách mạng côngnghiệp lần thứ tư, cũng như các lĩnh vực khác, báo chí-truyền thông có sự thayđôi căn bản về nhiều mặt Dé quản trị tốt các mặt công tác, đặc biệt là quản trịnội dung báo chí trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện ngày nay, các cơquan báo chí mà cụ thể là lãnh đạo tòa soạn cần nhạy bén, nắm bắt tình hình,

hiểu được xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, đồng thời bám sát các chỉđạo, hướng dẫn của Chính phủ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và

Truyền thông, cơ quan chủ quản

Đội ngũ lãnh đạo cơ quan báo chí, đứng đầu là Tổng biên tập/Tổng giámđốc, cần có những phẩm chất để điều hành, quản trị mọi mặt hoạt động của cơ

quan, trong đó có quản trị nội dung các sản phâm báo chí, đó là: bản lĩnh chínhtrị vững vàng, năng lực quản lý, điều hành, tư duy nhạy bén, linh hoạt trong làmbáo, tư duy kinh tế, có khả năng thiết lập, duy trì mối quan hệ tốt với các cơquan, tô chức khác

Cấp độ quản trị thứ hai, cán bộ quản lý cơ quan báo chí (chủ thé quản trịcấp trung và cấp cơ sở) gồm các trưởng (phó) phòng TKTS và trưởng (phó) các

phòng/ban chuyên môn, ban trực thuộc Với vai trò quan trọng của phòng TKTS

trong mỗi cơ quan báo chí, trưởng (phó) phòng TKTS phải là người có bản lĩnh,

tư duy nhạy bén, nhạy cảm đặc biệt với tình hình thời sự trong nước và quốc tế

27

Trang 32

dé đề xuất được với lãnh đạo cơ quan kế hoạch tuyên truyền, đồng thời có khả

năng biên tập xuất sắc, có uy tín chuyên môn hàng đầu trong tòa soạn Thêm vàođó, trưởng (phó) phòng TKTS cũng cần có sức khỏe dẻo dai, đáp ứng yêu cầulàm việc với cường độ lớn; kiên quyết nhưng cũng linh hoạt, khéo léo trong giải

quyết các mỗi quan hệ với các phòng/ban trong nội bộ tòa soạn Các trưởng

(phó) phòng/ban chuyên môn là một mắt xích quan trọng trong quản trị nội dungnên phải thành thạo trong quản lý, điều động, phân công công việc cho PV vànhân viên thuộc quyên; phải giỏi nghề, có uy tín và khả năng tập hop sự đoànkết, kích thích lòng yêu nghề và tính sáng tạo của cấp dưới

1.2.2 Đối tượng quản trị nội dung

Đối tượng của quản trị nội dung là đội ngũ PV, BTV, CTV của cơ quan báo

chí - những người sáng tạo nên nội dung của tờ báo Họ cần có bản lĩnh chính trị

vững vàng dé tạo nên tác phâm báo chí có nội dung không vi phạm đường lối,chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước, với góc nhìn không phiến

diện, một chiều Họ cũng cần có đạo đức nghề nghiệp dé phan ánh hiện thực

những người nhanh nhạy, năng động, bám sát thực tiễn dé cập nhật tình hình thờisự, không ngại dan thân, sẵn sang đến những dia bàn khó khăn như vùng sâu,vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng dịch ; đồng thời biết khai thác nguồn tinchính thống, thâm định nguồn tin dé cung cấp cho bạn đọc thông tin tin cậy, thiếtthực, bổ ích Với những BTV, họ phải là những người có uy tín về chuyên mônđể giúp nâng cao chất lượng nội dung tờ báo, bảo đảm tính tư tưởng, khoa học,tính chính xác, sự hap dẫn của các tác pham báo chí

1.2.3 Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ phục vụ quản trị

nội dung

28

Trang 33

Dé có điều kiện thuận lợi nhằm nâng cao chất lượng quan tri nội dung thìcơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ là một phần không thể thiếu.Đối với bất cứ một tòa soạn nào, dù truyền thống hay hiện đại thì cơ sở vậtchất, trang thiết bị kỹ thuật cũng đều rất quan trọng Đặc biệt, trong bối cảnh

truyền thông đa phương tiện ngày nay, với công nghệ làm báo ngày càng hiện

đại, dé xây dựng được tòa soạn đáp ứng yêu cầu theo xu hướng đa phươngtiện, hội tụ thì cơ sở vật chất, nơi làm việc phải rộng rãi, khang trang, trangthiết bị kỹ thuật phải đầy đủ, đa dạng, tiên tiến, công nghệ kỹ thuật phải đóngvai trò then chốt Được trang bị đầy đủ máy móc, công cụ hỗ trợ làm báo,

người PV sẽ có điều kiện tác nghiệp nhanh chóng, đa năng, mới tạo nên

những sản phẩm báo chí không chỉ hay, có tính thời sự mà còn đa dạng, có

sức hấp dẫn đối với công chúng Bên cạnh đó, trang thiết bị kỹ thuật, công

nghệ cũng giúp cho việc truyền dẫn, xuất bản đưa tác báo chí đến công chúngmột cách nhanh chóng, dễ dàng Trong đầu tư kỹ thuật, công nghệ, các tòasoạn phải tính đến khả năng công chúng sử dụng bất kỳ sản phẩm nào đều có

thé tương tác Song song với đó là yêu cầu về hệ thống bảo mật dé tránh sự

tấn công của tin tặc làm ảnh hưởng đến chất lượng, uy tín của cơ quan báo

chí.

1.2.4 Quy trình quản trị nội dung

Quy trình được hiểu là một chuỗi những công đoạn, thao tác có liên quanhoặc tác động lẫn nhau dé biến đổi nguyên liệu đầu vào thành sản phẩm đầu ra

Quy trình quản trị nội dung báo chí có thể hiểu là một chuỗi công đoạn từxác định nội dung đến xuất bản thành một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh và theodõi phản hồi về nội dung đã xuất ban, bao gồm: Lập kế hoạch nội dung; sáng tạo

nội dung; biên tập nội dung, tô chức sản xuât sản phâm báo chí; xuât bản, phát

29

Trang 34

hành; theo dõi, thu thập phản hồi từ công chúng đề điều chỉnh kế hoạch (nếu cầnthiết) Cụ thể như sau:

Công đoạn 1: Lập kế hoạch nội dung Đây là công đoạn quan trọng quyếtđịnh chất lượng nội dung sản phẩm báo chí Việc lập kế hoạch nội dung báo inhoặc báo điện tử, chương trình phát thanh, truyền hình có sự khác nhau do đặcđiểm, tính chất của các loại hình báo chí Kế hoạch nội dung báo thường doTổng biên tập hoặc TKTS lập và được thê hiện ở 3 cấp độ, đó là kế hoạch ngắn

hạn, trung hạn và dài hạn.

Công đoạn 2: Tổ chức thực hiện, gồm 3 bước:

- Sáng tạo nội dung Công đoạn này do PV va CTV đảm trách dưới sự phân

công, gợi ý của các cấp quản trị Các tác phẩm được thé hiện bằng thé loại tác

phẩm báo chí nào tùy thuộc mục đích sử dụng trong mỗi số báo, trang báo,

chương trình phát thanh, truyền hình và khả năng sáng tạo của PV và CTV

- Biên tập nội dung, tô chức sản xuất sản phẩm báo chí Công đoạn này có

sự tham gia của các trưởng (phó) phòng/ban chuyên môn, phòng TK TS, ban biêntập Các trưởng (phó) phòng/ban chuyên môn tập hợp, biên tập nội dung tác

phẩm của PV, CTV theo kế hoạch nội dung, hình thức sản phẩm đã đặt ra TKTSsẽ biên tập một lần nữa, sau đó tổ chức sản xuất thành sản phẩm báo chí (trangbáo, tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình) đưới sự chỉ đạo của Ban biên

tập.

- Xuất bản, phát hành Đây là bước quan trọng, đưa sản phẩm báo chí đến

với công chúng Đối với báo in, hình thức phát hành truyền thống van là hình

thức trao tay Các đài phát thanh, truyền hình phát sóng các chương trình đãđược sản xuất Các tờ báo điện tử thì đăng tải thông tin lên mạng, cập nhật thông

tin cho tác phâm báo chí nêu cân thiết.

30

Trang 35

Công đoạn 3: Lãnh đạo Công đoạn này được thực hiện song song với công

đoạn 2, qua công tác chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các cấp quảntrị Trên cơ sở kế hoạch đề ra, Ban biên tập, trưởng (phó) các phòng/ban thườngxuyên quan tâm, thúc day PV, CTV, BTV trong công tác sáng tạo và biên tập nội

dung: kịp thời đưa ra những chỉ đạo, giải pháp tháo gỡ vướng mắc, khó khăn

trong quá trình tổ chức thực hiện

Công đoạn 4: Kiểm tra Bước này được thực hiện băng việc các cấp quảntrị giám sát, chấn chỉnh quá trình thực hiện kế hoạch của cấp dưới Đồng thờicũng bao gồm việc theo dõi, thu thập phản hồi Phản hồi của công chúng về nội

dung thông tin mà các cơ quan báo chí đã đăng tải sẽ góp phần quan trọng giúp

cho báo chí thực hiện tốt chức năng phản biện xã hội Các ý kiến phản hồi từ

công chúng sẽ giúp cho cơ quan báo chí nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn về

chất lượng nội dung thông tin, đồng thời đóng góp những ý tưởng mới về tổchức thông tin, từ đó có những điều chỉnh cần thiết trong quản trị nội dung báo

chí.

Trên đây là quy trình quản trị nội dung báo chí nói chung Tuy nhiên, mỗiloại hình báo chí (báo in, báo điện tử, phát thanh, truyền hình) lại có thể có

những khác biệt về công đoạn và trình tự quản trị nội dung

1.2.5 Phương thức quản trị nội dung

Phương thức quản trị là cách thức và phương pháp mà chủ thể quản trị ápdụng dé tác động đến đối tượng quản tri nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Quan tri nội dung báo chí cũng là một dang quản trị, vì vậy có thé áp

dụng các nhóm phương thức của quan tri nói chung, đó là: Nhóm phương thức

hành chính — tổ chức, nhóm phương thức kinh tế và nhóm phương thức tâm lý

xã hội/giáo dục.

31

Trang 36

Nhóm phương thức hành chính — tổ chức gồm các cách thức tác động trựctiếp của chủ thé quản trị đến các tập thé va cá nhân dưới quyền bang các quyếtđịnh mang tính chất bắt buộc, đòi hỏi cấp dưới phải chấp hành nghiêm chỉnh,nếu vi phạm sẽ bị kỷ luật Phương thức này được cu thé hóa dưới dang các quy

chế, quy định, quyết định, nội quy của tô chức Đối với một cơ quan báo chí,

nhóm phương thức này dựa vào các quy định, bao gồm: Luật Báo chí, 10 điều

quy định đạo đức nghề nghiệp người làm báo Việt Nam, các quy định, quychế, nội quy của cơ quan báo chí, kế hoạch làm báo; qua việc thông tin, báo cáotrién khai thực hiện nhiệm vụ hằng ngày, tuần, tháng, quý; qua kiêm tra, giám sát

của chủ thé quan trị

Nhóm phương thức kinh tế tác động vào đối tượng quản trị thông qua cáclợi ích kinh tế (tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt ) Trong các cơ quan báo chí,nhóm phương thức này có thé gồm: Tăng/giảm nhuận bút, cắt nhuận bút, khenthưởng đột xuất bằng tiền

Nhóm phương thức tâm lý xã hội/giáo dục là các cách thức tac động vào

nhận thức và tình cảm của đối tượng quản trị nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt

tình của họ trong thực hiện nhiệm vụ Đối với cơ quan báo chí, nhóm phươngthức này có thé bao gồm: giáo dục truyền thống; qua công tác khen thưởng; quanăm bắt tư tưởng, hoàn cảnh của PV, BTV, kịp thời động viên, giúp đỡ trongthực hiện nhiệm vụ cũng như đời sống cá nhân

1.3 Yếu tố tác động đến quản trị nội dung của cơ quan báo chí

Công tác quản trị nội dung của cơ quan báo chí chịu tác động bởi nhiều yếutố Đó là:

1.3.1 Yếu tổ chính trị, pháp lý1.3.1.1 Bản chất chính trị của báo chí

32

Trang 37

Từ khi mới xuất hiện, báo chí đã được coi là một trong các công cụ cua giaicấp lãnh đạo xã hội Dù trực tiếp hay gián tiếp, với các cách thức khác nhau, báochí vẫn là phương tiện và phương thức can dự hiệu quả vào đời sống chính trị;tuy nhiên, trong các thê chế chính trị khác nhau, cách thể hiện không giống nhau.

Như vậy có thê thấy, ngay từ khi ra đời, báo chí đã mang bản chất chính trị

Báo chí cách mạng Việt Nam là tiếng nói của Đảng Cộng sản Việt Nam,Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa và các tổ chức chính trị, xã hội, nghề

nghiệp, là diễn đản tin cậy của nhân dân Theo Điều 4, Luật Báo chí, báo chí cónhiệm vụ, quyền hạn: “Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ

đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu

của đất nước và thé giới theo tôn chỉ, mục dich của co quan báo chí; góp phần ồnđịnh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu vănhóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dântộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn

kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; Phảnánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận

của Nhân dân” [26].

Trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí”, tác giả Nguyễn Văn Dững cho rằng,“bản chất chính trị của báo chí thé hiện việc báo chí phục vụ chính sách đối nộivà đối ngoại, đáp ứng những yêu cau cụ thé của Dang và Nhà nước” [6, tr.134]

Như vậy, báo chí luôn mang bản chất chính trị và phải thể hiện được bảnchất chính trị qua nội dung báo chí Vì vậy, có thể khăng định công tác quản trịnội dung báo chí chịu ảnh hưởng từ bản chất chính trị của báo chí

1.3.1.2 Các văn kiện chính trị, văn bản pháp lý của Đảng, Nhà nước

33

Trang 38

Ngoài bản chất chính trị của báo chí, công tác quản trị nội dung của cơ quan

báo chí còn chịu tác động từ các văn kiện chính tri của Đảng, các văn bản pháplý của Nhà nước như sau:

- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương khóa X về

công tac tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới đã khang định vai trò

quan trọng của báo chí; xác định những chủ trương, giải pháp lớn bảo đảm tính

tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt

động báo chí [1].

- Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị lần thứ 10, Ban Chấp hành Trungương khóa XI ngày 12/1/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu rõ quanđiểm định hướng cho sự phát triển của báo chí Việt Nam trong giai đoạn tới,nhấn mạnh: “Phát triển báo chí phù hợp với xu thé phát triển của khoa học -công nghệ và xu thế phát triển thông tin, tuyên truyền thế giới Kết hợp chặt chẽcác loại hình báo chí, đồng thời phát huy lợi thế của các phương tiện, dịch vụtrên mạng internet nhăm chủ động cung cấp thông tin chính thống, có định

hướng tăng lượng bao phủ trong nước và quốc tế, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực và

bảo dam an toàn thông tin mạng” [34].

- Quyết định số 2434/QĐ-TTg ngày 13/12/2016 về Quy hoạch hệ thống báochí đối ngoại đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

- Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phêduyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025

- Quyết định số 1321/QĐ-TTg ngày 31/8/2020 phê duyệt nhiệm vụ lập quy

hoạch phát trién mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh truyền hình, thông tin điệntử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

34

Trang 39

- Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 12/5/2021 về việc tăng cường công tác tuyên

truyền, định hướng hoạt động truyền thông, báo chí phục vụ nhiệm vụ bảo vệ Tổ

quốc, kịp thời chấn chỉnh và xử lý các vi phạm trong hoạt động báo chí, truyền

thông.

- Văn bản số 2639/VPCP-KGVX ngày 27 tháng 4 năm 2022 của Văn phòng

Chính phủ về việc đề nghị các cơ quan khẩn trương hoàn thiện Đề án cơ quantruyền thông chủ lực, đa phương tiện

Ngoài ra, công tác quản tri nội dung của cơ quan bao chi còn chịu sự tácđộng của các luật: Luật Báo chí, Luật Công nghệ thông tin, Luật An ninh mạng.

1.3.2 Xu thế phát triển của báo chí hiện đại

1.3.2.1 Trên thế giới

Những năm qua, báo chí thế giới có bước phát triển mạnh mẽ cả về loại hình,

số lượng cơ quan báo chí; cả về nội dung, hình thức, chất lượng thông tin và tácđộng xã hội Các cơ quan thông tấn, báo chí đều có xu hướng tích hợp nhiều loại

hình báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo điện tử), trở thành các cơ quan

truyền thông đa phương tiện với mô hình tập đoàn bao chi truyền thông.

Từ ứng dụng công nghệ số, một tác phẩm báo chí được tích hợp nhiều loạihình báo chí, vừa có hình ảnh, vừa có âm thanh, đồ họa, hình họa , trở thànhmột sản phẩm đa phương tiện hiệu quả, đặc biệt khi phát hành trên Internet,mạng xã hội, đem đến cho người đọc thông tin đa chiều, ấn tượng Ngoài báo invà báo điện tử, các cơ quan báo chí đều tận dụng công nghệ số dé xây dựng các

ứng dụng đọc báo trên máy tính bảng, điện thoại thông minh

Các tòa soạn báo không chỉ sử dụng các loại hình báo chí truyền thống mà

mở rộng sang các hình thức truyền thông khác như tọa đàm, hội thảo, tô chức sự

kiện vừa giúp chuyền tải thông tin, thông điệp đến người dân, vừa quảng bá và

35

Trang 40

tăng cường ảnh hưởng của cơ quan báo chí, các sản phẩm báo chí trong xã hội.

Đây là xu thé mới, tat yếu, đã và đang thịnh hành trên thé giới

1.3.2.2 Ở Việt NamCác cơ quan thông tan, báo chí lớn như Thông tan xã Việt Nam, Đài Truyềnhình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Báo Nhân Dân đã tích hợp đầy đủ cácloại hình báo chí (báo in, báo điện tử, truyền hình, phát thanh) trong hoạt độngnghiệp vụ, trở thành cơ quan truyền thông đa phương tiện mạnh của cả nước.Báo Nhân Dân, ngoài kênh Truyền hình Nhân Dân, trên Báo Nhân Dân Điện tửcó bộ phận sản xuất chương trình Media - Audio Báo Hà Nội Mới (Điện tử) cóKênh TV online và Chương trình bản tin hằng ngày

Phần lớn các cơ quan báo chí khác đều có báo điện tử, sản xuất các chương

trình video - audio phát trên Internet và mạng xã hội Ngoài báo điện tử, nhiều cơ

quan báo chí tận dụng ưu thế của internet và công nghệ số để tăng các kênhchuyên tải thông tin đến bạn đọc bang các ứng dụng doc báo trên thiết bị điện

thoại di động, máy tính bảng

Các báo đều đây mạnh hình thức truyền thông, như: Tổ chức tọa đàm, tọa

đàm trường quay, tọa đàm trực tuyến, hội thảo, tổ chức sự kiện; xây dựng cơquan báo chí theo hướng đa phương tiện, đa nền tảng, truyền thông hội tụ,chuyên đổi số, thành lập trung tâm phát triển nội dung số, phát thanh, truyền

hình Internet

1.3.3 Nhu cau thông tin ngày nay của công chúngTrong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa với sự phát triển như vũ bãocủa khoa học công nghệ và nhịp độ cuộc sống nhanh, khẩn trương ngày nay, nhucầu thông tin của công chúng ngày càng cao, đa dạng, phức tạp Công chúngngày nay có khả năng tiếp thu kiến thức khoa học công nghệ, chính trị-xã hội,

36

Ngày đăng: 06/09/2024, 11:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN