1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông: Quản trị nội dung thông tin văn hóa trên báo Nhân Dân

175 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản trị nội dung thông tin văn hóa trên báo Nhân Dân
Tác giả Đặng Phương Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Cẩm Ngọc
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản trị báo chí truyền thông
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 175
Dung lượng 42,13 MB

Nội dung

Chính bởi tất cả những điều trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản trị nội dung thông tin văn hóa trên báo Nhân Dân”, cụ thể với phạm vi nghiên cứu là trên báo Nhân Dân điện tử làm luận

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DANG PHƯƠNG ANH

LUAN VAN THAC SI QUAN TRI BAO CHi TRUYEN THONG

Ha Nội - 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DANG PHƯƠNG ANH

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị báo chí truyền thông

Mã số: Thí điểm

Người hướng dẫn khoa học Chủ tịch hội đồng

Hà Nội — 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị báo chí

truyền thông với đề tài “Quản trị nội dung thông tin văn hóa trên báo Nhân

Dân” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được sự đồng thuận và hướngdẫn khoa học của TS Nguyễn Cam Ngọc

Kết quả nghiên cứu, số liệu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bồ trong bat cứ dé tài nghiên cứu trước đó Luận văn có sử dụng,

kế thừa và phát triển những số liệu, kết quả nghiên cứu từ các sách báo, giáotrình, tài liệu liên quan đến nội dung đề tài và tất cả đều được trích dẫn nguồn

chính xác.

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Tác giả luận văn

Đặng Phương Anh

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thay, Cô trong Viện Đào tạo

Báo chí & Truyền thông - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đạihọc Quốc gia Hà Nội Đặc biệt, tôi vô cùng cảm ơn TS Nguyễn Câm Ngọc làgiảng viên trực tiếp hướng dẫn đã luôn nhiệt tình, tận tâm chỉ dẫn cho tôitrong suốt quá trình thực hiện luận văn này

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban lãnh đạo, các anh/chị phóng

viên và biên tập viên của Ban Nhân Dân Điện tử, Ban Van hóa — Văn nghệ,

Ban Quản lý phóng viên thường trú Báo Nhân Dân và tất cả những người đã nhiệt tình hỗ trợ, hợp tác với tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người thân, anh, chị,

bạn bè đã quan tâm, ủng hộ và động viên dé tôi hoàn thành luận văn nay

Do điều kiện và thời gian nghiên cứu có giới hạn; đồng thời trình độ,hiểu biết của tác giả còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện luận văn khôngthể tránh khỏi những thiếu sót Chính vì thế, tác giả rất hy vọng nhận được sự

góp ý, chỉnh sửa từ các Thầy, Cô đề luận văn được hoàn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 12 năm 2023

Tác giả luận văn

Đặng Phương Anh

Trang 5

PHAN MỞ ĐÂU 2-55-2522 2 221121121121127111211211211 21111 1111 1tr 6

1 Lý do chọn đề tài -¿- 2-52 z+E‡ExeEEE 2E EE1EE1511211215211111111 11111 1x 6

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài -2 5¿ 5+ ©5+2zxczxeecxez 9

3 Mục dich và nhiệm vụ nghiÊn CỨU ¿5 32+ *+*E++vEEeeerseereresrsrvrs 16

4 Đối tượng và phạm vi nghiên CUU ccccescessesssessessessessessesssessessessessesseeseesees 16

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu -««++s«++s++ss++ 17

6 Y nghĩa lý luận và thực tiễn của dé tài 2-2 s+csecxerxerEezrezrsereee 20

7 Kết cau của luận văn -¿- - cStt+EEEt SE EEESEEEEEEEEEEEEEEESEEEEEETkekrrerkskee 21

CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE QUAN TRI NOI DUNG THONG TIN VAN HOA TREN BAO ĐIỆN TỬ 2- 2© z+cxczxzsrxcrrsrred 22

1.1 Các khái niệm liên quan đến đề tài - 2- 2 2 2+EeEx+Ex+EzEereered 22

LLL BGO Gi€n ter nen HH 22 1.1.2 Quản tri và quản tri HỘI AUN eeecccccscccesscceeseetenseeeeeeseseeeseseeesseeensneeeaes 23 1.1.3 Văn hóa và thông tin VAN NOG - «5c + + +*ekEeeeEeeeeseeeee 27 1.2 Quan tri nội dung thông tin văn hóa trên báo điện tử - 30 1.3 VỊ trí của thông tin văn hóa và vai trò của việc quan trị nội dung thông tin văn hóa trên báo điện tỬ 2E 33322311312 223 1 1 29311 1g vn ve rưy 31

1.4 Chủ thé, nội dung và phương thức quan trị nội dung thông tin văn hóa

trên báo điện tỬ - 1111111119955 11 ng vn ren 35

1.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng quản trị nội dung thông tin văn hóa trên báo

h0 102755 - a.a :.::1555 46

Tiểu kết chương 1 ¿22 2 2+SE£SE£EE£EEEEEEEEE2E12E127171 7171.212111 xe 49 CHƯƠNG 2 THUC TRANG QUAN TRI NOI DUNG THONG TIN VAN HOA TREN BAO NHÂN DAN ĐIỆN TỬ 5 sec: 50

2.1 Giới thiệu báo Nhân Dân va Nhân Dân điện tử -2- +: 50

„I0 (,/ 89 8n e1AggÂgậgậgẦẦẦẦÂẦĂÂẢĂĂ)Ă 50

Trang 6

2.1.2 Nhân Dân điỆH Hứ' - - 5c kg ngưng 50

2.2 Thực trạng công tác quan tri nội dung và hình thức thé hiện các thông tin

văn hóa trên báo Nhân Dân điện tỬ - - SĂĂ 221 1+2 k£kEssesrkesexes 51

2.2.1 Chủ thé QUain tri cececcecsessessessessssssessessessessessussusssssssssessessessesssssssesseeseesess 51

2.2.2 Nội CUNY QUAM ẨT, << 01h ng ưưn 54 2.2.3 Phương tHỨC QUAN IIE ceeeecccccesceseeseesseeseeseeeseceeeseceeceseeseceseeeeeseeeeeseeseenss 76

2.3 Hiệu qua về chat lượng nội dung thông tin văn hóa dưới góc nhìn của

2.4.2 HAN CUE TượNNớNỚớỹ:-Hga 88 Tiểu kết chương 202.0 csc cececccccsccscssessessessessessessessvcsecsscsecsuessessessessesesasesseeees 94 CHUONG 3 VAN DE DAT RA VA GIAI PHAP NANG CAO CHAT LƯỢNG QUAN TRI NOI DUNG THONG TIN VAN HOA TREN BAO NHÂN DAN ĐIỆN TU oouscecceccceccesscsssesseessesssessesssessesssessesssessesssesseessessesseens 96

3.1 Một số van dé đặt ra đối với công tác quản trị nội dung thông tin văn hóa

trên báo Nhân Dân điện tử - c1 S22 1126111182111 8111182111181 1 xe 96

3.1.1 Nhu cau của công chúng đối với thông tin ngày càng cao - 96

3.1.2 Nâng cao chất lượng về cả nội dung và hình thức của các tác phẩm báo

chí trên báo điện tử phù hợp với thị hiếu của công chúng - 98 3.1.3 Việc ung dụng công nghệ hiện đại hỗ trợ việc sản xuất các tác phẩm

bảo Chi trên bảo Gi€N te c1 key 100

3.1.4 Nâng cao chất lượng nguồn HhẬN ÏỰC ĂĂĂĂ Ăn seivesey 102

Trang 7

3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản trị nội dung

thông tin văn hóa trên báo Nhân Dân điện tử -«++ss<+++++ 103

3.2.1 Giải pháp cải thiện tốc độ xuất bản các tin, bài về văn hóa để kịp thờituyên truyền và định hướng thông tin 5-55 5ccSc2ccccccereereerreee 1033.2.2 Giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng nội dung và hình thức thể hiện

thông CIN VAN ÏiÓA 5 < E0011E10%1 E1 E910 E90 vn ng 105

3.2.3 Giải pháp về nguồn nhân lực - +: 5c se ©s£+c£+E+£+£ererxereered 108

3.2.4 Giải pháp về kỹ thuật - công NQNE c5 ksvkssesseseeeese 110 3.3 Một số khuyến nghị, dé Xuất - 2 + ©s+E22E2E2EE2EEeEEerkerkerreee 111 Tiểu kết chương 3.2.2 csccecces ess ccsccseesscssessessessessessecseessessessessessesseeseeseseesses 115 KET LUAN 00oocccccccccecccccccscssessscsvessessessessssssssscssssuesssssesstsstsssasssessessesseeseesees 116 TÀI LIEU THAM KHAO 2£ 22222 2EEESEEEEEEEEEEEeEEkrrrkerrkerred 118

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DHKHXH&NV: Dai học Khoa hoc xã hội và Nhân văn

DHQGHN: Dai học Quốc gia Hà Nội

NDĐT: Nhân Dân điện tử

TBT: Tổng Biên Tập

BBT: Ban Biên Tập

VH-— VN: Văn hóa — Văn nghệ

QL PVTT: Quản lý Phóng viên thường trú

PV: Phóng viên

VH, TT& DL: Văn hóa, Thể thao và Du lịch

DANH MỤC BẢNG,Bảng 1.1: Cơ cau mẫu

Bảng 2.1 Đề xuất cho các tin bài về nội dung văn hóa trên báo Nhân Dân

điện tử

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 2.1: Ty lệ nhóm nội dung văn hóa trên báo NDĐT từ (T1/2022 —

T1/2023)

Biểu đồ 2.2 Tần suất đọc báo Nhân Dân điện tử (Don vị: %)

Biểu đồ 2.3 Mức độ quan tâm đến thông tin văn hóa trên báo Nhân Dân điện

tử (Đơn vi: %)

Biểu đồ 2.4 Đánh giá của công chúng về nội dung thông tin văn hóa trên báo

Nhân Dân điện tử (Don vi: %)

Biểu đồ 2.5 Đánh giá hình thức các tin, bài về văn hóa (Đơn vị: %)

Trang 9

Sơ đồ 2.3 Quy trình duyệt nội dung thông tin văn hóa từ phóng viên của các

Ban chuyên môn

Trang 10

PHAN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Văn hóa là một hệ thống giá trị, chuẩn mực, quy tắc ứng xử và biểutượng cụ thể mà mỗi cá nhân, nhóm cộng đồng, xã hội và quốc gia phải tuânthủ và tôn trọng Điều đó sẽ được thể hiện tốt hơn nếu mọi người có tri thức,hiểu biết dé tránh được ảnh hưởng tiêu cực từ các thông tin xấu độc, thông tinxuyên tac không được kiểm chứng Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng củaInternet và mang xã hội đã khiến cuộc sông của con người thay đổi hoàn toàn

và có những “bước nhảy vọt” vượt xa so với các thời đại về trước Mạng xã hội ra đời đã cung cấp cho công chúng một kênh truyền thông “mỳ ăn liền”

bởi tính cập nhật thông tin trong xã hội vô cùng nhanh nhạy và có tính lan tỏa

rộng rãi Điều đáng chú ý, mạng xã hội vừa mang tính công khai, vừa mangtính ân danh, do đó những thông tin được đăng tải trên mạng xã hội rơi vào

tình trạng thật — giả lẫn lộn.

Đặc biệt, các thông tin về văn hóa cũng không nằm ngoài phạm vi bị truyền tai sai lệch khiến nhiều người hiểu nhằm, có cái nhìn chưa đầy đủ về văn hóa bản địa nói riêng và văn hóa của đất nước nói chung Ví dụ điển hình

vào giữa tháng 12 năm 2020, trên các trang mạng xã hội đã đưa ra các thông

tin sai lệch về những món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái gây ảnh

hưởng đến hình ảnh của cộng đồng dân tộc thiêu số Lúc này, các thông tin từbáo chí sẽ giúp mọi người có được một nguồn tin xác thực, chuẩn chỉ đề theo

dõi, cập nhật tin tức và có thêm kiến thức về các van dé, sự kiện liên quan tới

văn hóa.

Những nội dung về thông tin văn hóa trong thực tế cần độ chuẩn xác

cao trong từng ngôn từ để đảm báo truyền đạt một cách chân thực, chính xác nên các nguồn tin từ báo chính thống, điển hình là các cơ quan báo chí đại diện cho tiếng nói của Dang và Nhà nước luôn giữ được vi thế nhất định Tất

Trang 11

cả thông tin đều được các báo chính thống lớn quản trị và duyệt qua nhiều vòng gắt gao đề đảm bảo nội dung khi được công khai phải thật sự minh bạch,

tránh những sai sót dù là nhỏ nhất

Báo Nhân Dân - cơ quan ngôn luận chủ chốt của Đảng Cộng sản ViệtNam chính là một trong những tờ báo uy tín hàng đầu bởi độ chính xác trongtừng tin bài được đăng tải dù là trên bat cứ loại hình báo chí nào Do đó, việcquản trị nội dung thông tin văn hóa của báo Nhân Dân chính là một vấn đề

đáng dé đào sâu nghiên cứu Đặc biệt là đối với báo Nhân Dân điện tử, đặc thù của loại hình này có tính thời sự cao hơn hắn tất cả các loại hình báo chí, tốc độ cập nhật tương đương với các trang mạng xã hội.

Với mô hình tòa soạn hội tụ, Nhân Dân điện tử không chỉ đơn thuần

hoạt động riêng biệt, mà là sự phối kết hợp với rất nhiều Ban chuyên mônkhác trong báo Nhân Dân để đưa tới những nội dung chất lượng nhất PhóTổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam Phạm Mạnh Hùng từng khăng định:

“Việc xây dựng Tòa soạn Nhân Dân điện tử với "lõi công nghệ” sẽ giúp tích

hợp toàn bộ kho dit liệu không lồ của Báo Nhân Dân, giúp công chúng báo chí dé dàng tiếp cận, qua đó tăng độ lan tỏa của Báo Nhân Dân.” Điểm nồi bật

ở đây là báo điện tử có thể cập nhật liên tục ngay sau khi sự kiện xảy ra, các phóng viên báo điện tử đã có thé trực tiếp đưa thông tin trên các website, vì

vậy độ nóng của thông tin gần như là tức thời Đặc điểm này giúp cho báođiện tử dễ dàng vượt trội hơn so với các loại hình báo chí khác về tốc độthông tin, lượng thông tin, đảm bảo tính “nóng hổi” và tạo ra sự thuận tiệncho độc giả Hình thức truyền tải thông tin của báo điện tử đa dạng, phong

phú và sinh động không chỉ có chữ, hình ảnh mà còn có cả âm thanh, video —

điều mà báo in chưa thé làm được Hơn nữa, trong thời đại truyền thông số phát triển mạnh mẽ, báo điện tử là loại hình dé tiếp cận tới độc giả, đặc biệt là

đôi với các độc giả trẻ tuôi Cho nên, nghiên cứu tập trung vào loại hình báo

Trang 12

Nhân Dân điện tử dé có thé nghiên cứu sâu hơn về mức độ đón nhận của công chúng đối với nội dung thông tin trên một tờ báo chính thống.

Việc quản lý nội dung trên báo điện tử sẽ đi theo các thay đổi của dòng

chảy thông tin hơn là quản lý theo định hướng, tuy nhiên ngược lại ở báo

Nhân Dân điện tử lại mang tính định hướng nhiều hơn, khác hắn với các báo điện tử thông thường Quá trình này đòi hỏi thông tin mặc dù được tạo ra rất

nhanh chóng, kịp thời nhưng tính chính xác và sự tin cậy lại cần được kiểm

chứng một cách khắt khe hơn.

Hơn nữa, với việc tô chức sản xuất các sản phẩm báo chí về văn hóa,

công tác đào tạo những phóng viên, biên tập viên chuyên trách mảng báo chí trên lĩnh vực này cũng doi hỏi những kỹ năng, quy trình đặc trưng Người

quản trị nội dung phải biết chọn lọc hợp lý, tổng hợp, đánh giá những thông

tin quan trọng có giá trị thực sự, tổng hợp và sắp xếp một cách logic các thông tin ay Qua đó cung cấp những thông tin hữu ích cho công chúng, giúp họ

hiểu và năm bắt thông tin một cách đầy đủ, có hệ thống và chi tiết hơn những

sự kiện văn hóa trên khắp mọi miền Tổ quốc Báo chí cần phải đảm bảo tínhchính xác, khách quan trong việc đưa tin về các giá trị, chudn mực, quy tắcứng xử, biểu tượng của văn hóa, đồng thời cần phải tôn trọng và giữ gìn

những giá trị văn hóa truyền thống của đất nước Đây là yêu cầu và nhiệm vụ cần thiết đặt ra đối với công tác quản trị nội dung văn hóa trên báo chí trong

xu thế hiện nay

Chính bởi tất cả những điều trên, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Quản trị

nội dung thông tin văn hóa trên báo Nhân Dân”, cụ thể với phạm vi nghiên

cứu là trên báo Nhân Dân điện tử làm luận văn Thạc sĩ Quản trị báo chí

truyền thông Mục đích của luận văn này là trở thành một nghiên cứu mô hình

quan trị nội dung kiểu mẫu dé các cơ quan báo chí khác có cơ sở xây dựng và

củng cố quá trình quản trị và duyệt nội dung tin bài, đặc biệt là với các nội

dung thông tin trên báo điện tử.

Trang 13

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Nghiên cứu về báo chi và quản trị nội dung báo chí

Vấn đề về quản trị nội dung báo chí là một khía cạnh vô cùng quan

trọng đối với các cơ quan báo chí trong việc lên kế hoạch, sản xuất, phản ánh

và đưa tin Chính vì thế, việc nghiên cứu về các khía cạnh quản trị nội dungnăm trong sự lựa chọn của rất nhiều nhà khoa học trong lĩnh vực báo chí Có

thê kê đến một vài nghiên cứu tiêu biểu như:

Tác giả Nguyễn Thị Trường Giang cũng đã có sự nghiên cứu về sự

hình thành và phát triển của báo điện tử trong cuốn “Báo điện tử - Những vấn

dé cơ ban” (NXB Chính trị Quốc gia, năm 2010) [8] Trong đó, tác giả đãtrình bày mô hình tòa soạn và quy trình sản xuất thông tin của báo điện tử,đồng thời chỉ rõ những đặc trưng cơ bản của báo điện tử Theo đó, đặc trưng

rõ rệt nhất của báo điện tử chính là sự đa phương tiện, tức là có thể cung cấp

cho công chúng tin tức, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, âm thanh, video, đồ

họa một cách đồng thời.

Trong cuốn “Lao động nhà báo và quản trị tòa soạn báo chi” (NXB Lý

luận chính trị, năm 2016), tác giả Trương Thị Kiên cung cấp những lý thuyết

căn bản về khái niệm tòa soạn báo chí, cơ cấu tô chức, chức danh, loại hình

lao động nhà báo, quy trình thực hiện các sản phẩm báo chí và rất nhiềunhững kiến thức về kỹ năng quản lý, quản trị về hoạt động báo chí [36]

Tác giả Lê Thi Nhã trong cuốn “Lao động nhà báo - Lý thuyết và kỹ

năng cơ bản” NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội năm 2010 đã nêu ra

những định nghĩa về nhà báo, các phẩm chất và năng lực nghé nghiệp cơ bảncủa phóng viên, biên tập viên Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập tới vai trò,

nhiệm vụ của các chủ thể quản trị nội dung thông tin như: Tổng Biên tập, Phó

tổng Biên tập, Ban Thư ký tòa soạn, Biên tập viên [22]

Trang 14

Trong bài “Quản trị thông tin trong bối cảnh xã hội thông tin” được in

trong cuốn sách: Báo chí Truyền thông: Những van đề trọng yếu, tập 1, nhà

xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, tác giả Đặng Thị Thu Hương nhận địnhrằng sự phát triển của Internet đem lại rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của conngười Vì thế, việc quản trị và quản lý truyền thông trong bối cảnh truyềnthông số có ý nghĩa thực tiễn cao và day cấp thiết hiện nay [17, Tr.51]

Tác giả Nguyễn Thanh Lợi trong loạt bai “Sw vận động và phát triển

của báo chí hiện đại trong môi trường hội tụ truyền thông ” đăng trên Tạp chí Người Làm Báo, tháng 10/2013) cũng đưa ra những nhận định về tố chất của một nhà báo trong thời đại truyền thông số và xu thế truyền thông hội tụ Các nhà báo hoạt động trong các tòa soạn hội tụ cần phải thể hiện sự nhạy bén

trong việc xử lý thông tin cho các kênh truyền thông đa dạng Thực tế từ các

toa soạn hội tụ trên khắp thế giới chỉ ra rằng, dé xây dựng một tòa soạn hội tu

thành công, yếu tố quan trọng là có một đội ngũ phóng viên và biên tập viênvới kỹ năng nghề nghiệp tốt, được đào tạo một cách chuyên sâu, đồng thời có

hiểu biết đa dạng về nhiều loại hình báo chí [19]

Trong bài viết “Đào tạo báo chí ở trường đại học trong xu thé báo chí

hiện đại “đăng trên Tap chi Người làm báo, tháng 12 năm 2013, tác giả Dinh

Thị Thúy Hằng chỉ ra rằng sự phát triển của mô hình tòa soạn báo chí hội tụ,

tòa soạn đa phương tiện là xu hướng phát triển hiện đại của nền báo chí thếgiới nói chung và Việt Nam nói riêng Do đó, các cơ quan báo chí có yêu cầu

ngày càng cao với các nhà báo về kỹ năng của tất cả các loại hình báo chí như

báo giấy, báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử và các cách thức làmbáo trên máy tính bảng, điện thoại thông minh Tất cả đều hướng tới xây

dựng đội ngũ nhà báo “đa năng” trong thời dai mới [10]

Tác giả Vũ Thuy Dương trong bài “Đảo tao biên tập viên báo chí trong

môi trường truyền thông so” đăng trên tạp chí Người làm báo tháng 10/2017

10

Trang 15

[6] dề cao vai trò của người quản trị nội dung thông tin và công tác biên tập

dé mang tới cho công chúng những sản phẩm truyền thông chat lượng Từ đó,

công chúng có thé tiếp nhận được những thông tin thật sự chất lượng va dễhiểu Cụ thé hơn, tác giả còn nhắn mạnh vai trò của các phóng viên, biên tậpviên không chỉ là người thu thập thông tin và đưa tin mà cần thêm kỹ năngchọn lọc, tổng hợp, đánh giá được những thông tin thật sự chất lượng và cógiá trị cao đối với công chúng truyền thông

Ngoài ra, vấn đề về quản trị nội dung báo chí còn là đề tài nghiên cứu

của không ít luận văn Thạc sĩ:

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Quản trị nội dung thời sự nội chính

trên báo điện tử khu vực đồng bằng sông Cứu Long” (2021) [31] cua tác giả

Ngô Minh Toàn tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học

Quốc gia Hà Nội Nghiên cứu đã khái quát hệ thống những vấn đề lý luận vềbáo chí truyền thông và công tác quản trị nội dung của các cơ quan báo Đảng

địa phương hiện nay Khảo sát thực trạng quản trị nội dung thông tin thời sự

nội chính, đi sâu phân tích chủ thể quản trị, nội dung, phương thức quản trị,

cách khai thác và xử lý nội dung thông tin trong lĩnh vực này trên báo điện tử

ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay qua một số cơ quan báo chí trong diện khảo sát Đề xuất hệ thống giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng

quản trị nội dung thông tin thời sự nội chính trên báo điện tử ở khu vực Đồngbăng sông Cửu Long

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Quản trị nội dung tin tức truyền hìnhcua Đài Phat thanh Tì ruyen hình Ca Mau” (2020) [20] của tác giả Võ Thi My

cũng là một trong những đề tài nghiên cứu chuyên biệt về quản trị nội dung tin tức Luận văn đã chỉ ra thực trạng, thành công, hạn chế và những vấn đề đặt ra trong quản trị nội dung tin tức truyền hình của Đài PTTH Cà Mau trong

11

Trang 16

giai đoạn nghiên cứu, từ đó đề xuất những giải pháp hợp lý nham nâng cao chất lượng việc quản trị nội dung này ở Đài PTTH Cà Mau.

Cùng trong năm 2020, luận văn Thạc sĩ Báo chí học của tác giả ChếThị Thu Hoài với đề tài “Quản trị nội dung chuyên trang, chuyên mục có thutrên báo Ap Bắc và Báo Can Tho” [13] đã tiễn hành khảo sát ưu điểm và hạnchế chuyên trang, chuyên mục của 2 tờ báo in về kinh tế báo chí Qua đó, tácgiả đã đề xuất một số những giải pháp đôi mới quy trình tổ chức và nâng caochất lượng thông tin trên các chuyên trang, chuyên mục của 2 tờ báo này

Tiếp theo đó, tác giả Hoàng Thị Hiền với luận văn Thạc sĩ Báo chí học “Quản trị nội dung thông y tế trên báo mạng điện tứ” (Khao sát trên

báo mạng điện tử Suckhoedoisong.vn, VnExpress.net, năm 2017 và 2018)

[11] tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng là một đề tài nghiên cứuđiển hình về khía cạnh quản tri nội dung thông tin trên báo chí, cụ thể là trênloại hình báo điện tử Trong đó, tác giả đã xây dựng được nên tảng cơ sở lýluận về quản trị nội dung thông tin nói chung và thông tin y tế nói riêng; nêu

được thực trạng, ưu điểm về nội dung, phương thức quản trị của 2 báo điện

tử đồng thời làm rõ các mặt còn hạn chế trong quá trình quản trị Từ đó, các

giải pháp tăng cường quan tri mảng nội dung thông tin này trên báo điện tử

nói chung và 2 báo nói riêng.

Luận văn Thạc sĩ Quản trị báo chí truyền thông “Quản trị nội dung

tuyến bài về sự cố môi trường trên Báo Pháp luật Việt Nam” [9] của tác giả

Nguyễn Thị Bích Hạnh tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại

học Quốc gia Hà Nội sau quá trình nghiên cứu thực trạng của quá trình quảntrị đã nhận định rằng việc quản trị nội dung tuyến bài về sự cố môi trường

không được báo chú trọng nếu sự cố đó không nghiêm trọng Từ đó, tác giả

đã đề xuất các giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu của trong quá trình

12

Trang 17

quản trị nội dung các tuyến bài về sự cô môi trường dé đưa tin kip thoi, tuyén

truyền va tăng cường giáo duc dao đức môi trường cho người dân.

Ngoài ra, không thé không kể tới tác giả Đoàn Biên Thùy với luận văn

Thạc sĩ Quản trị Báo chí truyền thông về đề tài “Quản trị nội dung chuyên

trang cua Báo Điện tứ Công lý” [35] tại Trường Đại học Khoa học xã hội và

Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Báo Công lý là tờ báo điện tử duy nhất

của Tòa án nhân dân tối cao nhưng qua quá trình nghiên cứu tác giả đã kết

luận được rằng chất lượng quản trị nội dung của các chuyên trang trên báo

này còn chưa cao, thiếu những bài chuyên sâu, đánh giá, nhận định và phân

tích các sự kiện được công chúng quan tâm Chính vì thế, từ những đánh giá

các van đề còn tồn tại trong quá trình khảo sát, tác giả đưa ra một số giải pháp

nhằm đổi mới việc quản trị nội dung, thay đổi hướng đi của các chuyên trang

của Báo điện tử Công lý nói riêng và các cơ quan báo chí khác nói chung.

2.2 Nghiên cứu về văn hóa trên báo chí

Văn hóa là một trong những lĩnh vực bao trùm lên tất thảy mọi thứ, baotrùm lên cả xã hội với rất nhiều khía cạnh nhỏ ở bên trong nên được rất nhiềunhà nghiên cứu quan tâm và lựa chọn dé thực hiện đào sâu nghiên cứu Có thé

kể tới các công trình tiêu biểu như:

Tác giả VI Thị Phương với luận văn Thạc sĩ Báo chí học với đề tài

“Vấn dé văn hóa dân tộc Việt Nam trên Tạp chí Tao Dan (1939)” tại Trường

Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Đây là mộtluận văn chuyên sâu về khai thác đề tài văn hóa trên báo chí khi đã chọn khía

cạnh quay ngược lại lịch sử dé làm rõ cơ sở lý luận về báo chí văn học nước

ta ở giai đoạn trước Từ đó, chứng minh những đóng góp của Tạp chí Tao

Đàn về vấn đề văn hóa dân tộc ở nhiều phương diện khác nhau Đề tài được

xem là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những nhà nghiên cứu đi sau [25]

13

Trang 18

Luận văn Thạc sĩ Báo chí học chuyên ngành Quản lý Báo chí truyền

thông “Quản lý nội dung về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt trên báo

mạng điện tử Dân Tri’ của tác giả Phạm Thi Ngọc Trang tại Học viện Báo chí

và Tuyên truyền đã khảo sát và đánh giá thực tiễn việc quản lý nội dung nàytrên báo điện tử Dân Trí Kết qua thu lại cho thấy việc quan lý quy trình tổchức sản xuất nội dung Tín ngưỡng Thờ Mẫu chưa chặt chẽ và bao quát, còn

có các tình trạng đăng tải thông tin sai lệch, phải điều chỉnh Với những thực

trạng được nêu ra, tác giả đề xuất các phương hướng, giải pháp để tăng cường quản lý nội dung bảo ton tín ngưỡng thờ Mẫu [36]

Trong bài viết “Nhận thức pháp lý về các quyên văn hóa” tại Hội thảo Khoa Luật ĐHQG HN ngày 28/6/2019, tác giả Chu Hồng Thanh đã dé cập và

phân tích rõ ràng về khái niệm văn hóa và quyền văn hóa đang được hiểu rấtkhác nhau ngay trong các Công ước, Hiến pháp và hệ thống văn bản quyphạm pháp luật Từ đó xác định những thách thức cần đối mặt để vừa giữ

nguyên bản sắc văn hóa vừa theo kịp quá trình vận động và phát triển của thế

giới [33]

2.3 Nghiên cứu về báo Nhân Dân

Bên cạnh đó, với uy tín của một tờ báo lớn, là cơ quan ngôn luận của

Đảng, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân, Báo Nhân Dân cũng được

các tác giả chọn làm đối tượng nghiên cứu Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu

về báo Nhân Dân cũng chưa thật sự đa dạng và chỉ có một vài dé tài nổi bật

sau:

Tác giả Trần Thị Hải Yến với dé tài luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế

“Quản lý hoạt động kinh tế báo chí của Báo Nhân Dân” [40] tại Trường Đại

học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2020 tập trung nghiên cứu báoNhân Dân về khía cạnh quản lý kinh tế của lĩnh vực tòa soạn báo chí Trên cơ

sở đánh giá thực trạng lập kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế báo chí của

14

Trang 19

Báo Nhân Dân, tác giả đã đề xuất một số giải pháp và đưa ra các định hướng

cụ thể nhằm góp phần hoàn thiện công tác quản lý hoạt động kinh tế báo chí

của báo Nhân Dân trong giai đoạn 2020 — 2025 Đây là một nghiên cứu về

báo chí nhưng ở góc độ thiên về kinh tế.

Năm 2021, luận văn thạc sĩ Báo chí học “Quản trị, sản xuất nội dung

số trên báo Nhân Dan” [12] của tác giả Nguyễn Trung Hiếu tại Trường Đại

học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội cũng là một

trong số ít những đề tài nghiên cứu tập trung về báo Nhân Dân Trên cơ sở

hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn liên quan đến đề tài, luận văn

tập trung nghiên cứu thực trạng quản trị, sản xuất nội dung số trên báo Nhân

Dân từ 06/2021 — 6/2022 và đánh giá, phân tích ưu điểm, hạn chế của hoạt

động này trong quá trình tô chức hoạt động, điều chỉnh bộ máy và xuất ban

nội dung Từ đó, đề xuất một số khuyến nghị, giải pháp nâng cao chất lượng

hoạt động quản trị, sản xuất nội dung số trên báo Nhân Dân trong thời gian

tiếp theo.

Các vấn đề liên quan đến quản trị nội dung và báo Nhân Dân đã được

đề cập tới ở các đề tài trước đó nhưng chưa có một nghiên cứu nào về quản trị

nội dung thông tin văn hóa trên báo Nhân Dân, cụ thể là trên báo Nhân Dân

điện tử Tuy nhiên, với nguồn tư liệu từ các công trình nghiên cứu đi trước,

tác giả luận văn sẽ lấy đó làm dữ liệu tham khảo để xây dựng cơ sở lý luận,

khung lý thuyết và đi sâu vào việc nghiên cứu vấn đề quản trị nội dung vănhóa trên báo Nhân Dân điện tử Sau khi đã tìm hiểu được thực trạng, ưu điểm

và hạn chế của quá trình quản trị nội dung thông tin văn hóa trên báo điện tử,

tác giả luận văn sẽ đặt ra các van dé và đưa ra những giải pháp dé nâng cao

chất lượng quản trị nội dung văn hóa, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về

mặt thông tin của công chúng hiện nay.

15

Trang 20

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.I Mục dich nghiên cứu

Luận văn sé tập trung nghiên cứu làm ro một số khái niệm công cụ, vậndụng lý thuyết cho vấn đề trong thực tế; đánh giá thực trạng quản trị nội dung

thông tin văn hóa trên báo Nhân Dân điện tử, chỉ ra được những mặt tích cực,

mặt hạn chế và các vấn đề đặt ra Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao

chất lượng của hoạt động quản trị nội dung văn hóa trên báo Nhân Dân điện

tử trong những năm tiếp theo

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Trong phạm vi của Luan văn này, tác giả xác định những nhiệm vụ cụ

thé như sau:

e Khái quát hóa hệ thống các van dé lý luận trên báo chí truyền

thông và công tác quản trị nội dung của các cơ quan báo hiện

nay.

e Tiến hành khảo sát thực trạng quản trị nội dung thông tin văn

hóa, cách khai thác và xử lý thông tin trong lĩnh vực này trên báo Nhân Dân điện tử.

e Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản trị nội dung

thông tin văn hóa trên báo Nhân Dân điện tử.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản trị nội dung thông tin văn hóa trên báo Nhân Dân.

4.2 Pham vi nghiên cứu

e Phạm vi không gian: Dé tài tập trung nghiên cứu công tác quan

trị nội dung thông tin văn hóa trên báo Nhân Dân điện tử tiếng

Việt.

e Phạm vi thời gian: Từ tháng 1/2022 đến tháng 1/2023

16

Trang 21

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.I Cơ sở lý luận

Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm, chủ trương, đường lối củaĐảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí truyền thông Trong đó,tập trung làm rõ những vấn đề về xu hướng phát triển của báo chí truyềnthông trong kỷ nguyên 4.0, đặc biệt là truyền thông đa phương tiện và kỹ

năng quản tri nội dung thông tin và công tác biên tập trên báo Nhân Dân nói riêng và trong hoạt động báo chí nói chung.

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài luận văn sẽ kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu và thu thập thông tin: phương pháp nghiên cứu tài liệu, điều tra bằng bảng hỏi

Anket, nghiên cứu khảo sát thống kê và phương pháp phỏng vấn sâu

e Phuong pháp nghiên cứu và sử dụng tài liệu thứ cấp

Tác giả sử dụng những tài liệu là các công trình nghiên cứu khoa học di

trước có liên quan đến dé tài dé phục vụ cho công trình nghiên cứu của mình.Đồng thời, luận văn còn sử dụng các thông tin các giáo trình, sách báo, tưliệu, tạp chí chuyên ngành, các thông tin trên Internet, trên tinh thần tiếp thu

có chọn lọc, sáng tạo và phát triển, ưu tiên các nghiên cứu mang tính chất hàn

lâm, được xuất bản thành sách hoặc đăng trên các tạp chí có uy tín, trích dẫn nguồn phong phú và chuẩn xác Các tài liệu, nội dung tìm đọc và tham khảo

sẽ có nội dung liên quan đến quản trị nội dung báo chí và nội dung thông tin

văn hóa.

Mục đích sử dụng phương pháp này trong luận văn là để tìm hiểu các

hệ thống khái niệm, cơ sở lý luận về báo chí, quản trị nội dung báo chí, cụ thé

là trên báo điện tử và nội dung văn hóa; đồng thời kế thừa, học hỏi từ các đềtài nghiên cứu của các tác giả đi trước Từ đó, tác giả phân tích các luận điểm,

quan điêm của các nhà nghiên cứu, từ đó hệ thông hóa các van dé lý luận.

17

Trang 22

Đây là căn cứ, cơ sở để tác giả tìm ra những cơ sở lý luận chung cho đề tài

nghiên cứu và hình thành nội dung chương | của luận văn.

e Phương pháp điêu tra bằng bang hỏi Anket

Đề thực hiện đề tài, tác giả tiến hành nghiên cứu trưng cầu ý kiến với

bảng hỏi trên nhóm khách thể với số phiếu thu về là 200 phiếu, trong đó số

phiếu hợp lệ là 185 phiếu.

Với phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, tác giả hướng đến mục đíchthu thập thông tin về mức độ quan tâm và nhu cầu của công chúng về nộidung thông tin văn hóa trên báo Nhân Dân, cụ thé là trên báo Nhân Dân điện

tử Từ đó, hiểu được hơn góc nhìn của công chúng về các thông tin văn hóa

mà báo Nhân Dân điện tử đã và đang xuất bản dé làm tư liệu khách quan khi

đánh giá thực trạng quản trị nội dung thông tin văn hóa trên báo Nhân Dân điện tử.

Bang 1.1: Cơ cau mẫu

3 Dân tộc Kinh 170 91,9

Khác 15 8,1

4 | Trinh độ hoc van THPT 8 4.3

Trung cấp, Cao đăng 42 22/7

18

Trang 23

Đại học 87 47 Sau Dai hoc 48 25,9

5 Nghé nghiép Hoc sinh, sinh vién 16 8,6

Công chức, viên chức 41 22,2 Nhân viên van phòng 42 22/7

Kinh doanh 19 10,3 Phóng viên, BTV, nhà 31 16,8

báo Cán bộ hưu trí 19 10,3 Lao động tự do 17 92

6 Nơi ở hiện tại Thành thị 171 92,4

Nông thôn 14 7,6

(Nguôn: Kết quả xử lý phiêu điêu tra)

e Phương pháp nghiên cứu khảo sát, thong kê

Tác giả tiến hành khảo sát thực trạng công tác quản tri nội dung thông

tin văn hóa và kỹ năng biên tập trên báo điện tử của các nhà báo ở báo Nhân

Dân, từ đó đưa ra những kết quả cụ thể liên quan đến công tác quản trị và xử

lý nội dung thông tin văn hóa trên báo này Kết quả thu được trong quá trình

tìm kiếm, thống kê và đọc hiểu các tin bài đó sẽ là căn cứ dé tiến hành phântích và đưa ra kết luận

Đồng thời, đề xuất, kiến nghị dé nâng cao kỹ năng công tác quản trị nộidung và xử lý thông tin mảng đề tài này trên báo Nhân Dân điện tử hiện nay

Trang 24

và kỹ năng công tác biên tập trên báo điện tử và những định hướng chiến lược

phát triển nội dung thông tin văn hóa trong các cơ quan báo chí

Phương pháp này có ưu điểm là mang lại hiệu quả cao, cung cấp thôngtin chỉ tiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu sơ cấp trong quá trình phỏng vấnnhững thông tin cụ thé được chia sẻ bởi khách thé nghiên cứu

Tat cả các phương pháp trên đều đóng vai trò quan trọng trong quá

trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn Mỗi phương pháp thực hiện một

nhiệm vụ riêng, tuy nhiên, kết quả của luận văn chỉ đạt hiệu quả và có

tính khách quan khi kết hợp nhuan nhuyễn, linh hoạt giữa các phương

pháp với nhau.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận

Về mặt lý thuyết, đề tài có ý nghĩa đóng góp vào lý thuyết về mô hình

quản tri nội dung thông tin văn hóa trên báo chí hiện nay, đặc biệt là với loại

hình báo điện tử Luận văn sẽ góp phần hệ thống hoá thêm khung lý luận về

công tác quản tri nội dung thông tin trên báo chí, là tài liệu tham khảo phục vu

cho công tác nghiên cứu, đào tạo, bồi dưỡng về công tác quản trị nội dung thông tin và kỹ năng biên tập tại các cơ sở đào tạo - nghiên cứu về lĩnh vực truyền thông, báo chí.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn có giá trị tham khảo thực tiễn về công tác quản trị nội dung

cho lãnh đạo các cơ quan báo chí và các nhà báo tác nghiệp trên lĩnh vực văn

hóa Đề tài góp phần giúp cho lãnh đạo các cơ quan báo chí và các nhà báo cócái nhìn rõ ràng hơn về việc xử lý nội dung thông tin văn hóa theo xu hướng

truyền thông đa phương tiện hiện nay, đặc biệt là trên báo mạng điện tử Từ

đó hướng tới mục đích chung là nâng cao chất lượng nội dung thông tin văn

hóa trên báo Nhân Dân điện tử nói riêng và báo điện tử Việt Nam nói chung.

20

Trang 25

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, kết cấu của luận

văn gồm 3 chương Cụ thể:

e Chương 1 Cơ sở lý luận về quản trị nội dung thông tin văn hóa trên

báo điện tử

e Chương 2 Thực trang quản trị nội dung thông tin văn hóa trên báo

Nhân Dân điện tử

e Chương 3 Vấn đề đặt ra và giải pháp nâng cao chất lượng quản trị nội

dung thông tin văn hóa trên báo Nhân Dân điện tử

21

Trang 26

CHUONG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN TRI NỘI DUNG THONG

TIN VAN HOA TREN BAO DIEN TU 1.1 Các khái niệm liên quan đến dé tài

1.1.1 Báo điện tử

Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 3 Luật Báo chí 2016: Báo chí là sảnphẩm thông tin về các sự kiện, van dé trong đời sống xã hội thé hiện bằng chữviết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền

dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo

hình, báo điện tử.

Theo Khoản 6, Điều 3, Chương 1, Luật báo chí (sửa đổi năm 2016),

nêu rõ: Báo điện tử là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh,

được truyền dân trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử

[26].

Theo Điều 20, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của

Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên

mang, báo điện tử là một trong 5 loại cua trang tin điện tử bao gồm: Báo điện

tử, Trang thông tin điện tử tổng hợp, Trang thông tin điện tử nội bộ, Trang

thông tin điện tử các nhân và Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành [21].

Còn tác giả Nguyễn Thị Trường Giang cho rằng: “Báo điện tử là loại

hình báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành

trên Internet có ưu thế trong chuyền tải thông tin một cách nhanh chóng, tức

thời đa phương tiện và tính tương tác cao” [8,tr.25].

Trong giáo trình “Lý luận truyền thông”, tác giả Dương Xuân Sơn khi

nói về báo điện tử cũng đưa ra định nghĩa như sau: “Báo điện tử (Online Newspaper) là loại báo xuất hiện trên Internet (World Wide Web) Internet là

mang thông tin diện rộng, bao trùm toàn câu, hình thành trên cơ sở kêt nôi các

22

Trang 27

máy tính điện tử, cho phép liên kết con người lại bằng thông tin và kết nối

nguồn tri thức đã tích lũy được của toàn nhân loại trong một mạng lưu thông

thống nhất.” [28, tr.70]

Có thé thấy, có rất nhiều khái niệm và định nghĩa được đưa ra về báo

điện tử, tuy nhiên ở trong khuôn khổ đề tài này, tác giả sẽ sử dụng khái niệmsau về báo điện tử: Báo điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hìnhthức một trang web và phát hành trên Internet, có thé truyén tải và cung cấp

thông tin một cách nhanh chong; mang tính tương tác cao.

1.1.2 Quản trị và quan trị nội dung

e Khái niệm Quản tri

Định nghĩa về “Quản trị” được đưa ra với rất nhiều góc nhìn khác nhau

từ các học giả và vẫn chưa có thống nhất chung Và sau đây chính là một số

cách giải nghĩa quan tri:

Trước hết, các học giả Phương Tây đã nhận định quản trị với đa dạng

góc độ như sau Theo Robert Kreitner: “Quản trị là tiễn trình làm việc vớihoặc thông qua người khác để đạt các mục tiêu của tổ chức trong một môitrường thay đổi Trọng tâm của tiến trình này là sử dụng có hiệu quả cácnguồn lực có han.” [3, tr.114,116]

Hai nhà nghiên cứu James Stoner và Stephen Robbins thì cho răng:

“Quản trị là tiến trình hoạch định, tô chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt

động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tat cả các nguồn lực khác của t6 chức nhằm dat được mục tiêu đã đề ra.”

Tiếp đó, học giả Robert Albanese định nghĩa như sau: “Quản trị là mộtquá trình kỹ thuật và xã hội nhằm sử dụng các nguồn, tác động tới hoạt độngcua con người và tao diéu kién thay đôi dé đạt được mục tiêu của tổ chức.”

Trong cuốn “Quan trị học căn bản” của James H Donnelly (Jr.), James

L Gibson, John M Ivancevich (do Vũ Trọng Hùng dich) thi: “Quản tri là một

23

Trang 28

quá trình do một hay nhiều người thực hiện, nhằm phối hợp các hoạt động của

những người khác dé đạt được nhữn kết quả mà một người hoạt động riêng rẽkhông thé nao dat được.” [42]

Tai Việt Nam, trong cuốn sách Quan trị hoc — Những vấn đề cơ bản củatác giả Nguyễn Tan Phước định nghĩa: Quản tri là tiến trình hoạch định, tổ

chức, bố trí nhân sự, lãnh đạo và kiểm soát những nỗ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi tài nguyên (gồm Con người, may móc, thiết bị, nguyên liệu, tiền bạc, bí quyết, công nghệ ) dé hoàn thành

mục tiêu đã định [24, tr.7]

Còn tác giả Trương Thị Kiên đã nhận định: Quản trị được hiểu là sự tácđộng có định hướng, có chủ đích của chủ thể lên đối tượng nhằm đạt đượcnhững kết quả cao nhất với mục tiêu đã định trước Nói cách khác, quản trị là

nghệ thuật đạt mục tiêu thông qua hoạt động của người khác [18, tr.151].

Từ đó, trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu này, khái niệm Quản trị được xác định như sau: Quan tri là quá trình các chu thể quản trị hoạch định,

tô chức, lãnh đạo và kiém tra các hoạt động của đối tượng quản tri cùng

chung trong tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung đã đề ra bằng việc phối hợp nguồn lực của tập thể, tổ chức.

Trong cuốn “Lao động nhà báo và quan tri tòa soạn”, tác gia Truong

Thị Kiên cũng đưa ra khái niệm: “Quản trị tòa soạn báo chí là hoạt động

hoạch đinh, tô chức, kiểm tra, đánh giá công việc của tòa soạn, căn cứ trênnhững nội quy, quy chế nhất định mà tòa soạn đặt ra, nhằm đảm bảo mọi hoạtđộng 6n định, có hiệu quả, với mục đích cao nhất là đem lại sản phẩm báo chí

(tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình) có chất lượng, đáp ứng nhiệm

vụ thông tin tuyên truyền của cơ quan báo chí, yêu cầu của công chúng vàđem lại lợi nhuận, thúc day phát triển tòa soạn báo chí đó” [18]

24

Trang 29

Đề hoạt động quản tri có thể diễn ra cần đảm bảo đủ 3 điều kiện cơ

bản:

Thứ nhất: Có chủ thé quản trị chính là các nhân tố tạo ra tác động quản trị, là

đối tượng quản trị trực tiếp.

Thứ hai: Có đối tượng bi quản tri là đối tượng chiu tác động trực tiếp của chủthé quản trị, có thé là một tổ chức, một tập thé hoặc thiết bị, máy móc

Thứ ba: Nguồn lực giúp chủ thể quản trị khai thác, sử dụng trong quá trình

quan tri.

Bên cạnh đó, muốn quản tri cũng cần có mục tiêu chung đặt ra cho tô chức bởi đây chính là căn cứ dé chủ thé tạo ra các nhân tô tác động vào đối tượng

bi quản tri.

e Khái niệm Quan tri nội dung thông tin

Theo sách “Từ điển tiếng Việt”, “nội dung” được định nghĩa như sau:

“Nội dung là mặt bên trong của sự vật, cái được hình thức chứa đựng hoặc

biểu hiện” [39] Nội dung trong luận văn này được xác định là các tin, bài về

thông tin văn hóa được đăng tải trên báo Nhân Dân điện tử dưới hình thức là

ngôn ngữ tiếng Việt được thể hiện bằng văn bản, hình ảnh, âm thanh hoặc

video.

Từ đó, có thé hiểu một cách đơn giản rang: “Quản trị nội dung là hoạt động có mục đích, có tô chức của chủ thé tác động vào nội dung băng các phương thức, biện pháp nhất định nhằm kiểm soát nội dung, duy trì ôn định

và phát triển dé đạt được mục tiêu, phương hướng đề ra.” (Dẫn lại theo Doan

Biên Thùy, 2022) [6] Bên cạnh đó, quan tri nội dung thực chất là sự phản ánhmối quan hệ giữ chủ thé quản trị và đối tượng quản trị Tức là, chủ thé chính

là những người có vai trò lãnh đạo như Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập,Trưởng ban, Phó ban của các phòng ban nghiệp vụ Còn đối tượng quản trị là

25

Trang 30

những người có nhiệm vụ thực thi các mệnh lệnh, ý kiến chỉ đạo của cấp trên

như phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên, cộng tác viên

Trong cuốn sách “Cơ sở lý luận báo chí”, tác giả Nguyễn Văn Dững đãđưa ra khái niệm: “Thông tin là khởi nguồn là chức năng cơ bản nhất của báo

chí” và “Thông tin trên báo chí không chi trở thành sức mạnh chính tri trong

cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng, đối với sự phát triển khoa học — côngnghệ, góp phần hình thành diện mạo văn hóa quốc gia cũng như nhân cách

của con người, mà còn ngày càng đi sâu vào đời sống an sinh xã hội, thâm nhập ngày càng sâu vào đời thường, đi vào ngõ ngách của cuộc sống cá nhân

và cộng đồng.” [5] Chính vì thế, nếu nội dung thông tin được đề cập trên báo

chí mang tính chân thực, khách quan thì sẽ góp phần xây dựng một xã hội tốt,

dư luận xã hội mang tính tích cực Và ngược lại, nếu thông tin trên báo chí

phản ánh sai sự thật, chủ quan thì sẽ gây hoang mang cho dư luận, cho công chúng và toàn xã hội.

Do đó, có thể nhận định: Quản trị nội dung thông tin là cách một tổ

chức/cơ quan báo chí sử dụng phương thức dé lập kế hoạch, tập hợp, sáng tao

và phổ biến một cách có hiệu qua các thông tin Thông qua quản trị nội dung

thông tin, tổ chức/cơ quan báo chí có thể đảm bảo giá trị của các thông tin

được xác lập và sử dụng tối đa, nhằm phục vụ cho mục tiêu, tôn chỉ của các tô chức/cơ quan báo chí Quản trị nội dung thông tin thường được thê hiện ở các

khía cạnh:

- Quản trị về nội dung thông tin dé đảm bao thông tin được phản ánh

chính xác, khách quan, cần bằng và công băng.

- Quản trị về quy trình sản xuất tin, bài: Việc quản trị quy trình sản

xuất tin, bài của các cơ quan báo chí phải được dam bảo dé thông tin đáp ứng các yêu cầu về tính chính xác, khách quan, trung thực; đồng

26

Trang 31

thời, đáp ứng yêu cầu tính nhanh nhạy, hợp thời, kịp thời của thông

tin báo chí (Dẫn lại theo Hoàng Thị Hiền, 2020) [11].

1.1.3 Văn hóa và thông tin văn hóa

e Văn hóa

Văn hóa là một khái niệm rất rộng, được hiéu theo nhiều khía cạnh khác nhau Trên thế giới khái niệm văn hóa đã xuất hiện từ rất lâu và được

các học giả Phương Tây định nghĩa một cách cụ thể Trong đó, E.B.Tylor

đã đưa ra khái niệm như sau: “Văn hóa là toàn bộ phức thé bao gồm hiểubiết, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức luật pháp, phong tục, những khả

năng và tập quán khác nhau mà con người có được với tư cách là một thành viên của xã hội.”

F Boas cũng đưa ra định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng

tinh thần, thể chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cauthành nên một nhóm người vừa có tính tập thé vừa có tinh cá nhân trong mối

quan hệ với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên trong nhóm và của chính các thành viên nay với nhau” [41].

Một định nghĩa khác về văn hóa mà A.L Kroeber và Kluckhohn đưa ra

là “Văn hóa là những mô hình hành động minh thi và ám thị được truyền đạt

dựa trên những biểu trưng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người

Hệ thống văn hóa vừa là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều

kiện cho hành vi tiếp theo” [3]

Vào năm 1994, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp

Quốc (UNESCO) đưa ra định nghĩa về văn hóa Theo đó, văn hóa được hiểu

theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp Theo nghĩa rộng, “Văn hóa là một

phúc hệ - tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức vatình cảm khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng,

vùng, miên, quôc gia, xã hội Văn hóa không chỉ bao gôm nghệ thuật, văn

27

Trang 32

chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng ” Còn hiểu theo nghĩa hep:

“Văn hóa là tổng thé những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng

xử và giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng.”

Tại Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra khái niệm như sau: “Vì

lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phátminh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương

thức sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa”.

Ngoài ra, trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam”, tác giả Trần Ngọc Thêm đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các

giá trị vật chat và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình

hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự

nhiên và xã hội của mình.” [34]

Tác giả Nguyễn Đức Từ Chi xem văn hóa từ hai góc độ Góc độ thứ

nhất là góc độ hẹp, mà ông gọi là “góc nhìn báo chí” Theo góc nhìn này, văn hóa sẽ là kiến thức của con người và xã hội Nhưng, ông không mặn mà với cách hiểu này vì hiểu như thế thì người nông dân cày ruộng giỏi nhưng không biết chữ vẫn bị xem là “không có văn hóa” do tiêu chuẩn văn hóa ở đây là tiêu

chuẩn kiến thức sách vở Còn góc nhìn thứ hai là “góc nhìn dân tộc học” Vớigóc nhìn này, văn hóa được xem là toàn bộ cuộc sống bao gom cả vat chat, xãhội, tinh thần của từng cộng đồng [4, tr.565, 570]

Trong cuốn chuyên khảo “Văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Namtrong điều kiện kinh tế thị trường và toàn cầu hóa”, tác giả Đặng Thị Thu

Hương cũng đưa ra quan điểm rằng: “Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy lại trong quá trình học tập, lao động và đấu tranh Tất cả những hiểu biết này chỉ trở thành văn hóa khi nó là

28

Trang 33

nền tảng cho hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ với con người Văn hóa là trình độ phát triển các quan hệ nhân tính của một xã hội,

của mỗi con người, nó được cộng đồng khăng định thành một hệ thống giá trị

mà chuẩn mực cơ bản là chân, thiện, mỹ.” [ 1ó, tr.304]

Có thể thấy, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng và phongphú Tuy nhiên, để tiến hành nghiên cứu vấn đề mà đề tài đặt ra, luận văn lựachọn một khái niệm cụ thể về “văn hóa” làm cơ sở khoa học và nhất trí với

quan điểm của tác giả Tran Ngọc Thêm: Van hóa là một hệ thong hữu cơ các giá trị vật chất và tỉnh than do con người sáng tạo và tích lity qua quá trình

hoạt động thực tiễn, trong sự tương tac giữa con người voi môi truong tunhiên và xã hội của mình Cụ thê hơn, trong luận văn này “văn hóa” được xéttrên những khía cạnh: văn hóa cơ sở (di sản, những hoạt động của các thiếtchế văn hóa ở địa phương khác nhau); văn nghệ (văn học và các lĩnh vựcnghệ thuật như điện ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, kiến trúc ) và các sự kiện vănhóa nỗi bật trong năm bao gồm cả trong nước và quốc tế

e Thông tin văn hóa

Trong Từ điển Oxford English Dictionary có đưa ra lý giải về thông tin

là “điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến: là tri thức, tin tức” Còn các từđiển khác thì đã đồng nhất khái niệm của thông tin với kiến thức như sau:

“Thông tin là điều mà người ta biết” hoặc “thông tin là sự chuyền giao tri thức

làm tăng thêm sự hiểu biết của con người” Tuy nhiên, xã hội ngày càng phát

triển và khái niệm thông tin cũng đồng thời phát triển theo Theo nghĩa thôngthường: Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán làm tăngthêm sự hiểu biết của con người Thông tin hình thành trong quá trình giaotiếp: một người có thể nhận thông tin trực tiếp từ người khác thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các

hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh [29] Trong hoạt động

29

Trang 34

của con người thông tin được thé hiện qua nhiều hình thức khác nhau như: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh Thậm chí, thông tin cũng có thể được

ghi và truyền thông qua nghệ thuật, bằng nét mặt và động tác, cử chỉ

Với van đề nghiên cứu trong luận văn nay, thông tin được hiểu là tat cảcác sự việc, sự kiện, ý tưởng, phán đoán được thé hiện qua nhiều hình thứckhác nhau như: con số, chữ viết, âm thanh, hình ảnh thông qua phương tiệnthông tin đại chúng, cụ thê là báo điện tử Còn “thông tin văn hóa” được khái

quát hóa dựa vào định nghĩa cua “văn hóa” va “thông tin” như sau: Thông tin

văn hóa là tất cả các sự kiện về văn hóa cơ sở (di sản, những hoạt động cua các thiết chế văn hóa ở địa phương khác nhau); văn nghệ (văn học và các lĩnh vực nghệ thuật như điện ảnh, mỹ thuật, âm nhạc, kiến trúc ) và các sự

kiện văn hóa nồi bật trong năm bao gồm cả trong nước và quốc tế được thể

hiện qua nhiễu hình thức khác nhau như: con 56, chit viét, âm thanh, hình

ảnh thông qua phương tiện thông tin đại chúng, cụ thể là báo điện tử

1.2 Quản trị nội dung thông tin văn hóa trên báo điện tử

Từ các định nghĩa về “quản trị”, “quản trị nội dung thông tin”, “thông tin

văn hóa” và “báo điện tử” đã nêu ở trên, tác giả rút ra khái niệm như sau: Quản

trị nội dung thông tin văn hóa trên báo điện tử là những hoạt động chỉ đạo, tổ

chức, điều hành có mục đích của những người làm công tác lãnh đạo, quản lý

thông qua các đối tượng quản trị là lực lượng phóng viên, biên tập viên để tạo

ra nội dung liên quan đến các sự việc, sự kiện về các giá tri vật chất và tinh thần

do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự

tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội; sau đó đăng tải lênbáo điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của công chúng.

e Mục dich quan tri nội dung thông tin văn hóa trên báo điện tử

- Nhấn mạnh vai trò, tam quan trọng của báo chí nói chung và báo điện tử nói

riêng trong việc truyền thông vê các hoạt động liên quan đên van hóa.

30

Trang 35

- Đảm bao các thông tin về văn hóa được đăng trên báo điện tử là nhanh

chóng, kịp thời, chính xác, khách quan và theo đúng chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Thông qua báo điện tử, tạo cơ hội cho công chúng tiếp cận thông tin văn hóamột cách đa chiều, khách quan và toàn diện để công chúng có góc nhìn đúngđăn, chân thực về các vấn đề, hoạt động trong lĩnh vực văn hóa cả trong và

ngoai nước.

- Giúp các báo điện tử trong việc quản trị nội dung thông tin văn hóa một

cách xác thực, kịp thời, hấp dẫn và phong phú hơn cả về mặt nội dung và hình thức truyền tải.

© Chủ thể quản trị nội dung thông tin văn hóa trên bdo điện tử

Chủ thê quản trị nội dung thông tin văn hóa trên báo điện tử là Tổng biên tập,

Trưởng và Phó Trưởng Ban Điện tử, Trưởng và Phó Trưởng Ban các Ban chuyên môn.

© Đối tượng quản trị nội dung thông tin văn hóa trên bảo điện tử

Là các nhà báo, phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên làm về mảng nội

dung thông tin văn hóa trên báo điện tử.

1.3 Vi trí của thông tin văn hóa và vai trò của việc quản trị nội dung

thông tin văn hóa trên báo điện tử

s* Vị trí của thông tin văn hóa

Ngay từ Hội nghị Trung ương 4, khóa VII (1993), Đảng ta đã hình

thành những quan điểm đầu tiên về xây dựng nền văn hóa trong điều kiện

chuyển sang kinh tế thị trường Đại hội lần thứ VIII (1996) đánh dấu một

bước phát triển trong tư duy của Đảng ta về văn hóa và nhiệm vụ xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Cho tới Dai hội lần thứ VIII khẳng định: “Văn hóa là nền tang tinh than của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc day phat triển kinh tế - xã hội Moi hoạt động văn hóa, văn

3l

Trang 36

nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân

tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm,

lối sống, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh cho sự phát triển xã hội Kếthừa và phát huy giá trị tỉnh thần, đạo đức và thâm mỹ, các di sản văn hóa,

nghệ thuật của dân tộc”.[7|

Với vai trò xung kích trên mặt trận văn hóa - tư tưởng, báo chí góp

phần rất lớn trong việc định hình và lan tỏa chuân mực văn hóa ứng xử trong

xã hội, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa, con người mới theo nội

dung cơ bản trong Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) năm 1998 của Dang

về “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm da bản sắc dân tộc”; Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị (Khóa X) 2008 về “Tiếp tục xây dựng

và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới”; Nghị quyết số 33NQ/TW của Ban Chấp hành TW khóa XI năm 2014 về “Xây dựng và pháttriển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cau phát triển bền vững đất

nước”;

Bên cạnh đó, trong bài viết “Chính sách của Đảng và Nhà nước việt nam về phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới” được đăng tải trên ấn pham Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 2+3 vào tháng 2/2013 của tác giả Nguyễn Thanh Tuấn va Tran Thị Thúy Hà đã đề cập đến định hướng chính sách về

phát triển văn hóa gắn liền với quản lý tốt hệ thống thông tin đại chúng nhưsau: “Trong xã hội hiện đại, thông tin đại chúng có vai trò rất quan trọng đốivới đời sống xã hội Quá trình truyền thông đại chúng không chỉ đơn giản làquá trình truyền tin mà thông qua các hoạt động của nó, hệ thống chân lý, giátrị, chuẩn mực xã hội được xây dựng và duy trì Vì thế Đảng và Nhà nước ta

rất coi trọng phát triển hệ thống thông tin đại chúng Theo đó, chúng ta cần củng có, xây dựng, phát triển, từng bước hiện đại hóa hệ thống thông tin đại chúng Sắp xếp lại và quy hoạch hợp lý hệ thống truyền hình, phát thanh,

32

Trang 37

thông tin, báo chí, xuất bản, thông tin mạng nhằm tăng hiệu quả thông tin, tránh lãng phí; phối hợp hoạt động của các loại hình thông tin, báo chí, giữa

thông tin, báo chí với các lĩnh vực văn hóa - nghệ thuật” [32].

Có thé thấy rằng, báo chí là kênh quan trong dé cung cấp thông tin,kiến thức, giáo dục, giao lưu, truyền tải văn hóa có tính hiệu quả cao Và căn

cứ vào những chủ trương của Đảng về văn hóa và báo chí thì: Văn hoá chính

là lĩnh vực trọng yếu trong đời sống xã hội “Phát triển con người toàn diện vàxây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiễn, đậm đà bản sắc dân tộc dé văn hóa,

con người Việt Nam thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc” [38] là nhiệm vụ mà Dang đã vạch rõ trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII Dé thực hiện tốt nhiệm vụ đó,

vai trò của báo chí là vô cùng quan trọng bởi lẽ báo chí vừa là bộ phận cấuthành văn hoá, đồng thời là nhân tố sáng tạo và có tác động mạnh mẽ đến văn

hóa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

để nói lên tầm quan trọng của văn hóa trong việc định hình bản sắc, phát triển đất nước Trong bài viết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã

hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn

Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt

Nam có đề cập răng: “Văn hóa là một khía cạnh quan trọng của đời sống xãhội và mang tính bao trùm lên tất cả các lĩnh vực khác.” [43] Có thê thấy, vănhóa có vị trí đặc biệt và đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết và tácđộng đến mọi khía cạnh của xã hội Đây là động lực trực tiếp thúc đây sự pháttriển bền vững về mặt kinh tế - xã hội, cũng như kích thích sự sáng tạo và

đánh thức tiềm năng của con người Văn hóa phối hợp với các lĩnh vực như chính tri, kinh tẾ, xã hội, tạo nên một sức mạnh tổng hợp quan trọng trong

33

Trang 38

quá trình phát triển của dân tộc, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.

s* Vai trò của việc quản trị nội dung thông tin văn hóa trên báo điện tử

- Quan trị nội dung thông tin văn hóa trên báo điện tử nhằm cung cấp

thông tin nhanh chóng, có chất lượng và dang tin cậyNhu cầu về thông tin của độc giả ngày càng tăng do sự phát trién không

ngừng của xã hội và các kênh thông tin đại chúng, mạng xã hội Tuy nhiên,

các thông tin trên mạng xã hội hay các tờ báo chính thống có tính cập nhật nhưng tính chính xác của nguồn tin thi vẫn chưa được dam bảo Chính vi thé,

việc quản trị nội dung trên báo điện tử sẽ đáp ứng được cả tính thời sự, nóng

hồi của thông tin và có độ tin cậy cao

Bên cạnh đó, nội dung về văn hóa rất đa dạng và phong phú nên việcquản trị nội dung văn hóa trên báo điện tử sẽ cung cấp một nguồn thông tin,sản phẩm báo chi chất lượng và chuyên sâu về từng khía cạnh cụ thé tronglĩnh vực bao trùm nay Hơn nữa, hình thứ thé hiện trên báo điện tử phong phú

hơn rất nhiều so với báo in truyền thống nên cũng sẽ thỏa mãn được thị hiếu

ngày càng cao của độc giả.

- Quản trị nội dung thông tin văn hóa trên báo điện tử nhằm nâng

cao nhận thức cua độc giả và tăng cường công tác thông tin, tuyên

truyềnThông tin tuyên truyền là hoạt động và nhiệm vụ trọng tâm của báo chí nóichung Hoạt động thông tin, tuyên truyền về văn hóa sẽ cung cấp tri thứcphong phú, phổ biến các giá trị liên quan đến văn hóa — văn nghệ giúp đờisống nhân dân được cải thiện, trình độ dân trí ngày càng được nâng cao Với

đặc trưng cơ bản là tính đa phương tiện, báo điện tử có khả năng truyền tải thông tin, tuyên tuyén tới công chúng dưới nhiều hình thức khác nhau: hình

34

Trang 39

ảnh tĩnh/động, âm thanh, video một cách dễ dàng và nhanh chóng mọi lúc

mọi nơi.

Quản trị nội dung cũng giúp chủ thé quản tri dé dang kiểm soát, địnhhướng thông tin tuyên tuyền tới công chúng nhanh chóng hơn, đúng hơn vàhay hơn Chất lượng và sự hiệu quả của công tác quản trị nội dung sẽ thúc đây

và nâng cao chất lượng thông tin tuyên tuyén, đồng thời nâng cao nhận thức

của toàn xã hội.

1.4 Chủ thể, nội dung và phương thức quản trị nội dung thông tin văn

hóa trên báo điện tử

%* Chủ thể quản trị

Theo tác giả Trương Thị Kiên: “Chủ thể quản trị tòa soạn báo chí lànhững người được giao thực hiện chức năng lãnh đạo, quản lý và điều hành

cơ quan báo chí Đó là đội ngũ những người được hưởng phụ cấp quản lý,

thông thường từ chức phó trưởng phòng/ban cho tới người đứng đầu cơ quan

báo chí — Tổng biện tập.” [36, tr.156, 158] Và nhiệm vụ của chu thé quan tri

là đưa ra các quyết định trực tiếp nham đốc thúc, hướng dan và chi đạo các cấp dưới quyền thực hiện công việc.

Chủ thể quản trị là những nhân tố tác động đến quản trị và đối tượng quản trị Đối tượng bị quản trị sẽ phải chịu tác động từ chủ thể quản trị, có thê

diễn ra một lần hoặc nhiều lần liên tục Như vậy, chủ thé quan tri ở các cơquan báo chí chính là người đứng đầu cơ quan báo chí đó Theo khoản 1 Điều

23 Luật Báo chí năm 2016 có quy định: “Người đứng đầu cơ quan báo chí là

Tổng biên tập (đối với báo in, báo điện tử), là Tổng giám đốc hoặc giám đốc

(đối với báo nói, báo hình)” Và theo Điều 24 Luật Báo chí 2016, người đứng đầu cơ quan báo chí có các quyền hạn sau: Chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản báo chí và trước pháp luật về mọi hoạt động của cơ quan báo chí trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình; Xây dựng và tổ chức thực

35

Trang 40

hiện kế hoạch hoạt động của cơ quan báo chí; Phê duyệt kết cấu nội dung ấn phẩm; kênh chương trình phát thanh, truyền hình; báo, chuyên trang của báo

điện tử; Chỉ đạo thực hiện đúng tôn chỉ, mục đích và các quy định ghi trong

giấy phép; Quản lý nhân sự, tổ chức đảo tạo, bồi dưỡng nhà báo, phóng viên,nhân viên; quản lý tài sản, cơ sở vật chất của cơ quan báo chí; Không đượcđảm nhiệm chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quanbáo chí khác [30] Có thé nói, Tổng Biên tập là người giữ vai trò vô cùngquan trọng trong quá trình vận hành và duy trì một cơ quan báo chí, có quyền

quyết định và trách nhiệm cao nhất với cơ quan báo chí mà mình phụ trách.

Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều cơ quan báo chí phân quyền quản trị cho các chủ thê quản trị khác Tổng Biên tập và các Phó Tổng biên tập nằm

trong Ban Biên tập là cấp quản trị cao nhất Bên cạnh đó, các cấp như BanThư ký biên tập hay Trưởng/Phó Ban của các ban cũng có thê là những chủthé quản trị tùy theo quy mô của cơ quan báo chí và sự phân quyền của TổngBiên tập Họ sẽ có quyền quản lý tin bài, duyệt và biên tập tin bài; quản lý

nhân sự hay điều phối phóng viên, biên tập viên thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết cho mục đích phục vụ công viéc.

s* Nội dung quản tri

Trong cuốn “Lao động nhà báo và Quản trị tòa soạn báo chí”, tác giả

Trương Thị Kiên đã chỉ ra rằng: Quản trị tòa soạn báo chí cũng giống nhưquan trị bat kỳ co quan nào, cũng được tién hành theo 4 công đoạn chính: Xây

dựng kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch, chỉ đạo thực hiện kế hoạch và

đánh giá, điều chỉnh kế hoạch được sơ đồ hóa như sau [36]:

36

Ngày đăng: 21/06/2024, 03:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w